Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Một phần của tài liệu kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 80)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):

4.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Bảng 4.23 : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2010 2011 2012

Lợi nhuận ròng Tỷ đồng 383 420 491

Doanh thu thuần Tỷ đồng 2.034 2.491 2.931

Lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS) % 18,83 16,86 16,75

Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang

Qua bảng 4.23 ta nhận thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần qua 3 năm 2010 – 2012 đều giảm. Năm 2010 trong 100 đồng doanh thu thì tạo được 18,83 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011 ROS giảm còn 16,86% tức là trong 100 đồng doanh thu đem lại 16,86 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2012 ROS tiếp tục giảm cụ thể trong 100 đồng doanh thu mang lại 16,75 đồng lợi nhuận ròng. ROS giảm do chi phí có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu, công ty cần có biện pháp đẩy mạnh việc tăng doanh thu để đưa tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu tăng.

Bảng 4.24 : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 Lợi nhuận ròng Tỷ đồng 209 263 245

Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.160 1.312 1.549

Lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS) % 18,02 20,05 15,82

Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang

Bảng 4.24 cho thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của doanh nghiệp tăng, giảm qua 6 tháng đầu năm. Ở 6 tháng đầu năm 2011 trong 100 đồng doanh thu thì tạo được 18,02 đồng lợi nhuận ròng. Sang 6 tháng đầu năm 2012 ROS tăng 20,05% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu đem lại 20,05 đồng lợi nhuận ròng. Qua đó cho thấy tốc độ tăng của doanh thu vẫn còn cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Nhưng 6 tháng đầu năm 2013 ROS giảm còn 15,82% tức là trong 100 đồng doanh thu mang lại 15,82 đồng lợi nhuận ròng. Sự giảm xuống này do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí.Công ty quan tâm đến việc kiểm soát chi phí, xem xét giảm những chi phí không cần thiết để tăng tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG 5.1 ĐÁNH GIÁ

Qua hơn 37 năm hình thành phát triển, tầm nhìn – nỗ lực đã dẫn Dược Hậu Giang đến vị trí số 1 và đứng vững ở vị trí đó từ năm 1996 đến nay. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khá gay gắt hiện nay, việc sản phẩm của công ty phải cạnh tranh với các công ty khác trong và ngoài nước là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù vậy, Dược Hậu Giang vẫn tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ sinh học trong bào chế,…Cùng với việc thực hiện chiến lược về marketing, chiến lược về sản phẩm công ty đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới. Tuy nhiên công ty vẫn còn một số hạn chế như:

- Trong cơ cấu hàng Dược Hậu Giang tự sản xuất thì sản lượng và doanh thu tiêu thụ nhóm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm còn thấp. Do vài năm gần đây thị trường thực phẩm chức năng phát triển nhưng đi kèm với sự phát triển đó là khá nhiều bất cập về chất lượng, giá cả, người tiêu dùng chưa có cái nhìn đúng đắn về sản phẩm này nên gây ra hoang mang. Công ty lại chưa đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền rộng rãi cho người dân về giá trị thực tiễn và cách sử dụng thực phẩm chức năng. Mặt hàng mỹ phẩm của Dược Hậu Giang còn hạn chế về chủng loại cũng như mẫu mã nên chưa thu hút nhiều người.

- Thị trường xuất khẩu doanh thu còn thấp, đơn đặt hàng xuất khẩu sang các nước phát triển chưa nhiều. Rào cản lớn nhất cho hoạt động xuất khẩu là thời gian đăng ký sản phẩm ở các nước khá lâu, bên cạnh đó phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe khác nhau của từng quốc gia.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

- Công ty nên chú trọng tăng cường quảng cáo, tổ chức các buổi hội thảo phổ biến những thông tin thực tiễn về tác dụng, cách sử dụng thực phẩm chức năng. Đối với hàng mỹ phẩm công ty cần đầu tư nghiên cứu cho ra thị trường những sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại cũng như mẫu mã để thu hút người tiêu dùng.

- Để mở rộng thị trường xuất khẩu Dược Hậu Giang cần sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước trong việc tìm kiếm thông tin về ngành hàng và thị trường, những hoạt động xúc tiến thương mại,…. Phối hợp với các cơ quan ban ngành để công ty hiểu biết sâu sắc về pháp luật và thông lệ quốc tế.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Ngành Dược là ngành có vai trò quan trọng do sản phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu, vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế. Tổng giá trị tiền thuốc tăng trưởng mạnh hàng năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này chứng tỏ tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam chủ yếu dựa trên yếu tố về sản lượng do dân số trẻ, đông và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Song, nó cũng cho thấy những rủi ro ngành phải gánh chịu: giá bán chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong khi đa phần các doanh nghiệp dược trong nước đều sản xuất thuốc generic, phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu. Từ đó, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam nhiều năm liền, tốc độ tăng trưởng cao hơn hoặc xấp xỉ tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Mặc dù vậy Dược Hậu Giang vẫn luôn xác định con đường phía trước còn nhiều thách thức, trang bị cho mình những điều kiện cần và đủ để sẵn sàng hội nhập, cạnh tranh.

Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang em có một số nhận xét sau:

- Về cách sử dụng tài khoản: hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty tuân thủ đúng theo quy định trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, các báo cáo định kỳ đều hợp pháp và đúng luật định.

- Về chứng từ, sổ kế toán: chứng từ, sổ sách để theo dõi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được sử dụng đúng quy định, thuận lợi cho việc theo dõi và tổng hợp số liệu.

- Ghi sổ kế toán theo đúng trình tự của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán có hệ thống, sắp xếp theo trình tự thời gian và niên độ kế toán.

- Khai thác hiệu quả lợi thế trong hoạt động thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm. Quan hệ tốt với người lao động, bảo đảm lợi ích và an toàn cho khách hàng tạo được uy tín lâu dài. Điều đó góp phần tăng trưởng doanh thu tiêu thụ hàng năm.

- Quan hệ tốt với các đối tác từ nhà đầu tư đến các cơ quan ban ngành giúp cho hoạt động sản xuất của công ty tăng cao, thương hiệu và các nhãn hàng của Dược Hậu Giang ngày càng được nhiều người biết đến và tin dùng.

6.2 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC

Các quy định về ngành dược chính, quy chế đăng ký thuốc, quản lý môi trường,…. ngày càng gắt gao. Vì vậy các cơ quan ban ngành cần hỗ trợ để công ty hiểu biết sâu sắc về pháp luật và thông lệ quốc tế. Mặt khác giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoạt động tốt trong môi trường pháp lý, hạn chế rủi ro về luật pháp.

Nhà nước cần quan tâm đến việc đầu tư quy hoạch những vùng có thể nuôi trồng và chế biến dược liệu vừa giảm bớt gánh nặng về chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, vừa tạo được việc làm cho người lao động.

Quản lý Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ việc hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu xuất hiện trên thị trường. Bên cạnh đó Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá thích hợp, những tiêu chuẩn gia nhập ngành để gia tăng thị phần thuốc trong nước và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mở rộng quan hệ hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho ngành Dược Việt Nam phát triển, sánh vai với các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới mà cụ thể là các nước châu Á.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Tấn Bình, 2000. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Thành phố

Hồ Chí Minh: NXB Đại học quốc gia

2.Phạm Văn Dược, 2008. Phân tích hoạt động kinh doanh. Thành phố Hồ

Chí Minh: NXB Thống kê

3.Phan Đức Dũng, 2008. Kế toán tài chính. Thành phố Hồ Chí Minh:

NXB Thống kê

PHỤ LỤC 1

Bảng 4.14: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực năm 2010 – 2011

 Sản phẩm Hapacol sủi

Đối tượng phân tích: ∆L2011/2010 = L2011 – L2010

= 35.498.932.238 – 29.439.411.745 = 6.059.520.493 Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố sản lượng: ∆Q2011/2010 = Q2011 x P2010 - Q2010 x P2010 = 27.798.694 x 1.195 – 24.635.491 x 1.195 = 3.780.027.585 - Nhân tố giá bán: ∆P2011/2010 = Q2011 x P2011 - Q2011 x P2010 = 27.798.694 x 1.277 – 27.798.694 x 1.195 = 2.279.492.908 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ năm 2010 – 2011:

∆L2011/2010 = ∆Q2011/2010 + ∆P2011/2010 = 3.780.027.585 + 2.279.492.908 = 6.059.520.493 (đúng bằng đối tượng phân tích)

 Sản phẩm Klamentin 1g

Đối tượng phân tích: ∆L2011/2010 = L2011 – L2010

= 85.660.920.163 – 62.902.755.371 = 22.758.164.792 Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố sản lượng: ∆Q2011/2010 = Q2011 x P2010 - Q2010 x P2010 = 10.306.933 x 7.967 – 7.895.413 x 7.967 = 19.212.579.840 - Nhân tố giá bán: ∆P2011/2010 = Q2011 x P2011 - Q2011 x P2010 = 10.306.933 x 8.311 – 10.306.933 x 7.967 = 3.545.584.952 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ năm 2010 – 2011:

∆L2011/2010 = ∆Q2011/2010 + ∆P2011/2010 = 19.212.579.840 + 3.545.584.952 = 22.758.164.792 (đúng bằng đối tượng phân tích)

Bảng 4.15: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực năm 2011 – 2012

 Sản phẩm Hapacol sủi

Đối tượng phân tích: ∆L2012/2011 = L2012 – L2011

= 39.078.941.155 – 35.498.932.238 = 3.580.008.917 Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố sản lượng: ∆Q2012/2011 = Q2012 x P2011 - Q2011 x P2011 = 29.316.535 x 1.277 – 27.798.694 x 1.277 = 1.938.282.957 - Nhân tố giá bán: ∆P2012/2011 = Q2012 x P2012 - Q2012 x P2011 = 29.316.535 x 1.333 – 29.316.535 x 1.277 = 1.641.725.960

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ năm 2011 – 2012:

∆L2012/2011 = ∆Q2012/2011 + ∆P2012/2011 = 1.938.282.957 + 1.641.725.960 = 3.580.008.917 (đúng bằng đối tượng phân tích)

 Sản phẩm Klamentin 1g

Đối tượng phân tích: ∆L2012/2011 = L2012 – L2011

= 66.150.897.154 – 85.660.920.163 = -19.510.023.009 Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố sản lượng: ∆Q2012/2011 = Q2012 x P2011 - Q2011 x P2011 = 8.735.098 x 8.311 – 10.306.933 x 8.311 = -13.063.520.685 - Nhân tố giá bán: ∆P2012/2011 = Q2012 x P2012 - Q2012 x P2011 = 8.735.098 x 7.573 – 8.735.098 x 8.311 = - 6.446.502.324 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ năm 2010 – 2011:

∆L2012/2011 = ∆Q2012/2011 + ∆P2012/2011 = - (13.063.520.685 + 6.446.502.324) = -19.510.023.009 (đúng bằng đối tượng phân tích)

Bảng 4.17: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực 6 tháng đầu năm 2011 – 2012

 Sản phẩm Hapacol sủi

Đối tượng phân tích: ∆L6T.2012/6T.2011 = L6T.2012 – L6T.2011

= 17.684.180.784 – 18.322.626.550 = - 638.445.766 Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố sản lượng: ∆Q6T.2012/6T.2011 = Q6T.2012 x P6T.2011 – Q6T.2011x P6T.2011 = 13.276.412 x 1.270 – 14.427.265 x 1.270 = - 1.461.583.310 - Nhân tố giá bán: ∆P6T.2012/6T.2011 = Q6T.2012 x P6T.2012 - Q6T.2012 x P6T.2011 = 13.276.412 x 1.332 – 13.276.412 x 1.270 = 823.137.544 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2011 – 2012:

∆L6T.2012/6T.2011 = ∆Q6T.2012/6T.2011 + ∆P6T.2012/6T.2011

= - 1.461.583.310 + 823.137.544

= - 638.445.766 (đúng bằng đối tượng phân tích)

 Sản phẩm Klamentin 1g

Đối tượng phân tích: ∆L6T.2012/6T.2011 = L6T.2012 – L6T.2011

= 30.280.375.587 – 38.825.966.880 = - 8.545.591.293 Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố sản lượng: ∆Q6T.2012/6T.2011 = Q6T.2012 x P6T.2011 – Q6T.2011x P6T.2011 = 3.817.977 x 8.530 – 4.551.696 x 8.530 = - 6.258.623.070

- Nhân tố giá bán:

∆P6T.2012/6T.2011 = Q6T.2012 x P6T.2012 – Q6T.2012 x P6T.2011

= 3.817.977 x 7.931 – 3.817.977 x 8.530 = - 2.286.968.223 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2011 – 2012:

∆L6T.2012/6T.2011 = ∆Q6T.2012/6T.2011 + ∆P6T.2012/6T.2011 = - (6.258.623.070 + 2.286.968.223)

= - 8.545.591.293 (đúng bằng đối tượng phân tích)

Bảng 4.18: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực 6 tháng đầu năm 2012 – 2013

 Sản phẩm Hapacol sủi

Đối tượng phân tích: ∆L6T.2013/6T.2012 = L6T.2013 – L6T.2012

= 21.981.840.820 – 17.684.180.784 = 4.297.660.036 Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố sản lượng: ∆Q6T.2013/6T.2012 = Q6T.2013 x P6T.2012 – Q6T.2012x P6T.2012 = 14.499.895 x 1.332 – 13.276.412 x 1.332 = 1.629.679.356 - Nhân tố giá bán: ∆P6T.2013/6T.2012 = Q6T.2013 x P6T.2013 - Q6T.2013 x P6T.2012 = 14.499.895 x 1.516 – 14.499.895 x 1.332 = 2.667.980.680

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2012 – 2013:

∆L6T.2013/6T.2012 = ∆Q6T.2013/6T.2012 + ∆P6T.2013/6T.2012

= 1.629.679.356 + 2.667.980.680 = 4.297.660.036 (đúng bằng đối tượng phân tích)

 Sản phẩm Klamentin 1g

Đối tượng phân tích: ∆L6T.2013/6T.2012 = L6T.2013 – L6T.2012

= 56.300.842.915 – 30.280.375.587 = 26.020.467.328 Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố sản lượng: ∆Q6T.2013/6T.2012 = Q6T.2013 x P6T.2012 – Q6T.2012 x P6T.2012 = 6.766.115 x 7.931 – 3.817.977 x 7.931 = 23.381.682.478 - Nhân tố giá bán: ∆P6T.2013/6T.2012 = Q6T.2013 x P6T.2013 – Q6T.2013 x P6T.2012 = 6.766.115 x 8.321 - 6.766.115 x 7.931 = 2.638.784.850 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2012 – 2013:

∆L6T.2013/6T.2011 = ∆Q6T.2013/6T.2012 + ∆P6T.2013/6T.2012 = 23.381.682.478 + 2.638.784.850

= 26.020.467.328 (đúng bằng đối tượng phân tích)

Đơn vị: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Địa chỉ: 288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ

Mẫu số: B 02 - DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 2011

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm 2011 Năm 2010

1 2 3 4 5

1.Tổng doanh thu 01 22 2.510.825.145.928 2.052.247.764.060

2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 22 19.945.210.196 17.722.522.132

3.Doanh thu thuần 10 22 2.490.879.935.732 2.034.525.241.928

4.Giá vốn hàng bán 11 23 1.282.117.010.705 1.015.992.884.307

5.Lợi nhuận gộp 20 1.208.762.925.027 1.018.532.357.621

6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 24 48.895.136.206 40.566.222.890

7.Chi phí tài chính 22 25 7.182.687.737 3.408.205.843

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2.038.850.925 2.010.709.744

8.Chi phí bán hàng 24 558.862.870.510 483.629.769.106

9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 185.188.217.125 134.944.063.183

10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30 506.424.285.861 437.116.542.379

11.Thu nhập khác 31 26 9.934.185.563 9.233.695.237

12.Chi phí khác 32 27 15.391.090.405 8.223.688.183

13.Lợi nhuận khác 40 (5.456.904.842) 1.010.007.054

14.Lãi(lỗ) từ công ty liên kết 10 (10.025.671.093) (3.981.996.715)

15.Lợi nhuận trước thuế 50 490.941.709.926 434.144.552.718

16.Thuế TNDN hiện hành 51 28 72.903.779.886 51.233.929.515

74

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm 2011 Năm 2010

1 2 3 4 5

17.Lợi ích (chi phí) thuế TNDN hoãn lại 52 28 1.724.228.543 424.611.128

18.Lợi nhuận thuần 60 419.762.158.583 383.335.234.331

19.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 29 6.382 5.883

Lập, ngày 20 tháng 03 năm 2012 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Đơn vị: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Địa chỉ: 288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ

Mẫu số: B 02 - DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC

Một phần của tài liệu kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)