Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường qua 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 72)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):

4.2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường qua 6 tháng đầu năm

Bảng 4.11: Doanh thu tiêu thụ trong và ngoài nước qua 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 Đvt: tỷ đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012 Thị trường 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nội địa 1.019 1.175 1.281 156 15,31 106 9,02 Xuất khẩu 17,62 23,48 31,66 5,86 33,26 8,18 34,84 Tổng 1.036,62 1.198,48 1.312,66 161,86 15,61 114,18 9,53

 Đối với thị trường xuất khẩu

Bên cạnh chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối trong nước, chiến lược lâu dài của Dược Hậu Giang là mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Đông Âu và các nước trong khối ASEAN. Dù chưa đạt như kỳ vọng nhưng doanh thu xuất khẩu của công ty qua 6 tháng đầu năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng. Bảng 4.11 cho ta thấy giai đoạn 6 tháng 2011 doanh thu xuất khẩu là 17,62 tỷ đồng xuất khẩu ở các nước như: Moldova, Mông Cổ, Campuchia…Sang 6 tháng đầu năm 2012 có thêm 15 số đăng ký sản phẩm mới, nhận đơn đặt hàng xuất khẩu sang Nga, Campuchia, Singapore, Mông Cổ, Lào. Ngoài ra còn giao dịch với các khách hàng mới ở Jordan, Ghana, Iran nên doanh thu đạt 23,48 tỷ đồng tăng 5,86 tỷ đồng ứng với 33,26% so với 6 tháng cùng kỳ 2011. Giai đoạn 6 tháng 2013 doanh thu xuất khẩu là 31,66 tỷ đồng tăng 8,18 tỷ đồng ứng với tỷ lệ 34,84% thu được từ những thị trường đã xuất khẩu cộng thêm các thị trường mới như Afaganistan, Indonesia, Philippin,…bên cạnh đó công ty còn phát triển thêm 50 sản phẩm mới.

 Đối với thị trường nội địa

Từ bảng 4.11 ta có thể nhận thấy thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường trong nước. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu đạt 1.175 tỷ đồng tăng 156 tỷ đồng tương ứng 15,31% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu nội địa đạt 1.281 tỷ đồng tăng 106 tỷ đồng ứng với 9,02% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sự tăng trưởng doanh thu nhờ lợi thế về mạng lưới tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý.

Bảng 4.12: Doanh thu từng vùng trong nước qua 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 Đvt: tỷ đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012 Thị trường 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Miền Bắc 393 474 506 81 1,21 32 6,75 Miền Trung 205 271 280 66 32,20 9 3,32 Miền Đông 143 181 225 38 26,57 44 24,31 TP.HCM 133 119 146 (14) (0,89) 27 22,68 MeKong 145 130 124 (15) (10,34) (6) (4,62) Tổng 1.019 1.175 1.281 156 15,31 106 9,02

Như được thể hiện ở bảng 4.12 thị trường có doanh số cao nhất là miền Bắc, 6 tháng đầu năm 2012 đạt 474 tỷ đồng tăng 81 tỷ đồng (1,21%) so với 6 tháng cùng kỳ 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 506 tỷ đồng tăng 32 tỷ đồng (6,75%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Khu vực này có mật độ dân cư dày đặc nhưng việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đến mỗi người dân cũng như các nhu cầu phúc lợi xã hội còn hạn chế. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh và thiên tai gia tăng gây thiệt hại lớn nên nhu cầu sử dụng thuốc của người lao động tăng. Xếp ngay sau miền Bắc là miền Trung doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 tăng 66 tỷ đồng tương ứng 32,20% so với 6 tháng đầu năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng 9 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 3,32% so với 6 tháng cùng kỳ 2012. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, các dịch bệnh thường xảy ra được phát hiện và xử lý kịp thời không để lây lan thành dịch, không có trường hợp tử vong. Riêng các bệnh tay – chân – miệng, sốt xuất huyết, sốt rét có gia tăng nên việc dùng thuốc chữa bệnh làm cho doanh thu tiêu thụ của thị trường này tăng.

Miền Đông doanh thu tiêu thụ biến động không nhiều 6 tháng đầu năm 2012 tăng 38 tỷ đồng ứng với 26,57% so với 6 tháng 2011, giai đoạn này dịch bệnh sốt xuất huyết, tay – chân – miệng diễn biến phức tạp do đó nhu cầu khám – chữa bệnh của người dân tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình dịch bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2012 nên doanh số tăng 44 tỷ đồng tương ứng 24,31%. Thị trường thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2012 số ca mắc sốt xuất huyết giảm, dịch tay – chân – miệng vẫn xuất hiện nhưng không bùng phát thành ổ dịch cùng với kế hoạch bình ổn thị trường các mặt hàng thuốc thiết yếu để tiết kiệm chi phí cho người bệnh nên doanh thu tiêu thụ giảm 14 tỷ đồng với tỷ lệ 0,89% so với 6 tháng đầu năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 tình trạng dịch bệnh có xu hướng giảm tuy nhiên người dân ở khu vực này thu nhập tương đối cao hơn các khu vực khác nên họ không không những quan tâm chăm lo cuộc sống mà còn quan tâm chăm sóc sức khỏe cộng thêm giá thuốc giai đoạn này tăng vì vậy làm cho doanh thu tăng 27 tỷ đồng tương ứng 22,68% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2012.

Khu vực MeKong giá cả tiêu dùng còn đứng ở mức cao, sức mua của người dân giảm mạnh. Trong khi dịch bệnh tay – chân – miệng đang diễn biến phức tạp thì việc phòng chống dịch bệnh vẫn còn lúng túng, người dân vẫn còn chủ quan với dich bệnh do đó doanh thu thị trường 6 tháng đầu năm 2012 giảm 15 tỷ đồng ứng với 10,34% so với 6 tháng cùng kỳ 2011. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì ở 6 tháng đầu năm 2013 hầu hết các bệnh có số ca mắc bệnh giảm, ngoại trừ bệnh tay – chân – miệng tăng cao và có vài trường hợp nhiễm

cúm nhưng cách thức phòng chống bệnh của mọi người chưa cao nên doanh số vẫn còn giảm, cụ thể giảm 6 tỷ đồng tương ứng 4,62%.

Một phần của tài liệu kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)