5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
4.2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo ngành hàng
Trong cơ cấu doanh thu thuần, doanh thu hàng do Dược Hậu Giang tự sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng trên 92%. Trong đó, doanh thu sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đóng vai trò chủ đạo.
a) Phân tích tình hình tiêu thụ của ngành hàng theo số lượng
Bảng 4.1: Số lượng tiêu thụ của ngành hàng qua 3 năm 2010 – 2012 Đvt: triệu sản phẩm Chênh lệch Năm 2011/2010 2012/2011 Tên ngành hàng 2010 2011 2012 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dược phẩm 2.089 2.294 2.660 205 9,81 366 15,95 TPCN 292 322 378 30 10,27 56 17,39 Mỹ phẩm 0,23 0,08 0,06 (0,15) (65,22) (0,02) (25) Tổng 2.381,23 2.616,08 3.038,06 234,85 9,86 421,98 16,13
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 – 2012 của Dược Hậu Giang
Qua bảng 4.1 ta thấy sản lượng dược phẩm, thực phẩm chức năng tăng qua các năm. Năm 2011 số lượng dược phẩm là 2.294 triệu sản phẩm tăng 205 triệu sản phẩm tương ứng 9,81%, thực phẩm chức năng 322 triệu sản phẩm tăng 30 triệu sản phẩm với tỷ lệ 10,27% so với năm 2010. Năm 2012 sản lượng dược phẩm tiếp tục tăng 366 triệu sản phẩm ứng với 15,95%, thực phẩm chức năng tăng 56 triệu sản phẩm ứng với 17,39% so với năm 2011. Đối với mỹ phẩm thì sản lượng qua các năm đều giảm, năm 2011 giảm 0,15 triệu sản phẩm tương ứng 65,22% so với năm 2010. Đến năm 2012 giảm 0,02 triệu sản phẩm với tỷ lệ 25% so với năm 2011. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe người dân còn quan tâm đến vấn đề chăm sóc sắc đẹp. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng nên Dược Hậu Giang đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Tuy nhiên dược phẩm vẫn chiếm sản lượng cao nhất vì đây là nhóm sản phẩm kinh doanh chủ yếu và lâu đời của công ty với các nhãn hàng gắn liền với thương hiệu Dược Hậu Giang như: Hapacol, Eyelight, Eugica,.... Thực phẩm chức năng sản xuất từ các chất tự nhiên, không có độc tính, sử dụng tiện lợi. Mặt khác nó được coi là một phương pháp bổ sung trong việc giữ gìn và nâng cao sức khỏe nhờ những đặc tính trên phù hợp với lối sống hiện đại nên thực phẩm chức năng của công ty dần được mọi
người sử dụng. Nhóm mỹ phẩm của doanh nghiệp lượng tiêu thụ vẫn còn ít do sản phẩm chưa đa dạng cộng thêm có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành với các thương hiệu nổi tiếng như DeBon, Nivea, Pond,... sản phẩm thu hút người tiêu dùng nhờ màu sắc, mẫu mã.
Bảng 4.2: Số lượng tiêu thụ của ngành hàng qua 6 tháng đầu năm 2011– 2013 Đvt: triệu sản phẩm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012 Tên ngành hàng 2011 2012 2013 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dược phẩm 1.187 1.373 1.575 186 15,67 202 14,71 TPCN 150 181 216 31 20,67 35 19,34 Mỹ phẩm 0 0 0 0 0,00 0 0,00 Tổng 1.337 1.554 1.791 217 16,23 237 15,25
Nguồn: Bản tin IR 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 của Dược Hậu Giang
Từ bảng 4.2 cho thấy số lượng tiêu thụ của ngành hàng qua 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 đều tăng, nhưng trong đó ngành mỹ phẩm do sản lượng rất nhỏ nên ta xem như bằng 0. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng 2011 sản lượng dược phẩm tăng 186 triệu sản phẩm tương ứng 15,67%, thực phẩm chức năng tăng 31 triệu sản phẩm tương ứng 20,67%. Sang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 số lượng dược phẩm tăng 202 triệu sản phẩm với tỷ lệ 14,71%, thực phẩm chức năng tăng 35 triệu sản phẩm tương đương 19,34% so với 6 tháng cùng kỳ 2012. Dược phẩm là sản phẩm công ty sản xuất và kinh doanh chủ yếu cùng với chất lượng thuốc cao vì vậy luôn chiếm lượng tiêu thụ cao hơn so với hai nhóm sản phẩm còn lại. Sự hiểu biết về thực phẩm chức năng trong cộng đồng còn hạn chế, trong khi trên thị trường có quá nhiều nhãn hiệu sản phẩm khiến người tiêu dùng bối rối nên lượng tiêu thụ sản phẩm chức năng của công ty chưa cao. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc bản thân ngày càng gia tăng, tuy nhiên phần lớn người tiêu dùng chỉ biết đến những thương hiệu nước ngoài với các sản phẩm có chủng loại đa dạng, đẹp mắt. Do đó lượng tiêu thụ mỹ phẩm luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng sản lượng.
b) Phân tích tình hình tiêu thụ theo giá trị
Bảng 4.3: Doanh thu tiêu thụ của ngành hàng qua 3 năm 2010 – 2012 Đvt: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 – 2012 của Dược Hậu Giang
Bảng 4.3 cho ta thấy doanh thu tiêu thụ của dược phẩm là cao nhất so với thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Doanh thu dược phẩm năm 2011 tăng 316 tỷ đồng ứng với 19,97% so với 2010, sang năm 2012 tăng 300 tỷ đồng tương 15,82% so với năm 2011. Doanh thu tăng qua các năm do dược phẩm chiếm thị phần nhất định trên thị trường với mạng lưới phân phối rộng lớn trong cả nước, chủng loại đa dạng. Thực phẩm chức năng mặc dù đáp ứng được mối lo về an toàn thực phẩm, tiện dụng nhưng doanh thu vẫn ở mức tương đối thấp do lượng người tiêu dùng, khâu tiếp thị marketing còn hạn chế. Cụ thể năm 2011 tăng 10 tỷ đồng tương ứng 7,46% so với năm 2010, năm 2012 tăng 18 tỷ đồng với tỷ lệ 12,50% so với năm 2011. Nhóm mỹ phẩm doanh thu năm 2011 giảm mạnh 54,26% tương ứng 1,21 tỷ đồng so với năm 2010, đến năm 2012 tiếp tục giảm 30,39% tương ứng số tiền 0,31 tỷ đồng so với 2011. Nguyên nhân doanh thu tiêu thụ giảm do lượng tiêu thụ giảm cùng với sự cạnh tranh về giá bán và mẫu mã của các đối thủ trong ngành.
Bảng 4.4: Doanh thu tiêu thụ của ngành hàng qua 6 tháng đầu năm 2011–2013 Đvt: tỷ đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012 Tên ngành hàng 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dược phẩm 968 1.119 1.226 151 15,60 107 9,56 TPCN 68 79 86 11 16,18 7 8,86 Mỹ phẩm 0,62 0,48 0,66 (0,14) (22,58) 0,18 37,50 Tổng 1.036,62 1.198,48 1.312,66 161,86 15,61 114,18 9,53
Nguồn: Bản tin IR 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 của Dược Hậu Giang
Chênh lệch Năm 2011/2010 2012/2011 Tên ngành hàng 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dược phẩm 1.582 1.898 2.198 316 19,97 300 15,82 TPCN 134 144 162 10 7,46 18 12,50 Mỹ phẩm 2,23 1,02 0,71 (1,21) (54,26) (0,31) (30,39) Tổng 1.718,23 2.043,02 2.360,71 324,79 18,90 317,69 15,55
Như số liệu được thể hiện ở bảng 4.4 cho thấy trong cơ cấu doanh thu hàng công ty tự sản xuất thì doanh thu dược phẩm luôn đạt ở mức cao và đều tăng qua các giai đoạn. Doanh thu dược phẩm 6 tháng đầu năm 2012 tăng 151 tỷ đồng tương ứng 15,60% so với 6 tháng cùng kỳ 2011, 6 tháng đầu năm 2013 tăng 107 tỷ đồng ứng với 9,56% so với 6 tháng đầu năm 2012. Dược phẩm của công ty nhờ chất lượng cao được tiếp thị và quảng bá một cách hiệu quả, cộng với giá cả phù hợp với túi tiền của người dân chính vì vậy làm cho doanh thu tiêu thụ tăng. Thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khó kiểm soát về chất lượng và giá cả. Bên cạnh đó người tiêu dùng chưa hiểu rõ công dụng của thực phẩm chức năng cộng thêm tâm lý “tiền nào của nấy”, nên họ tin rằng giá cả đi kèm với chất lượng. Thực phẩm chức năng Dược Hậu Giang sản xuất chỉ đáp ứng cho một số bộ phận người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình hoặc thấp do vậy doanh thu tiêu thụ chỉ ở mức tương đối. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 tăng 11 tỷ đồng tương đương 16,18% so với 6 tháng cùng kỳ 2011, sang 6 tháng đầu năm 2013 tăng 7 tỷ đồng tương ứng 8,86% so với 6 tháng đầu năm 2012. Thu nhập được cải thiện kéo theo nhu cầu cuộc sống của người dân càng cao. Các doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy sản xuất tại Việt Nam luôn đưa ra thị trường các mặt hàng mỹ phẩm mới cùng với chương trình khuyến mãi, giảm giá thu hút người tiêu dùng. Trong khi sản phẩm của công ty chưa đa dạng về các chủng loại, mẫu mã, giá thấp và chưa đầu tư nhiều vào quảng cáo nên doanh thu nhóm mỹ phẩm đạt rất thấp. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 giảm 0,14 tỷ đồng với tỷ lệ 22,58% so với 6 tháng cùng kỳ 2011, đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tăng 0,18 tương ứng 37,50%.