Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm

Một phần của tài liệu kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 65)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):

4.2.1.2Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm

Dược Hậu Giang có trên 300 sản phẩm lưu hành trên toàn quốc được chia theo chức năng điều trị như: Hô hấp, Giảm đau – hạ sốt, Kháng sinh, Tim mạch,….

a) Phân tích tình tiêu thụ của nhóm sản phẩm theo số lượng

Bảng 4.5: Số lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 3 năm 2010 - 2012 Đvt: triệu sản phẩm Chênh lệch Năm 2011/2010 2012/2011 Tên nhóm SP 2010 2011 2012 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Hô hấp 831,08 972,03 1.132,59 140,95 16,96 160,56 16,52 Giảm đau – hạ sốt 476,04 484,02 556,27 7,98 1,68 72,25 14,93 Vitamin – khoáng chất 371,04 383,01 447,20 11,97 3,23 64,19 16,76 Kháng sinh 335,03 376,01 440,52 40,98 12,23 64,51 17,16 Tiêu hóa và gan mật 175,02 185,01 211,32 9,99 5,71 26,31 14,22 Cơ – xương – khớp 87,01 98 115 10,99 12,63 17 17,35

Tim mạch 38 41 48,64 3 7,89 7,64 18,63

Khác 68,01 77 86,53 8,99 13,22 9,53 12,38

Tổng 2.381,23 2.616,08 3.038,06 234,85 9,86 421,89 16,13

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 – 2012 của Dược Hậu Giang

Từ bảng số liệu 4.5 ta thấy sản lượng tiêu thụ nhóm sản phẩm qua 3 năm đều tăng. Trong đó 4 nhóm Hô hấp, Giảm đau – hạ sốt, Vitamin – khoáng chất và Kháng sinh có sản lượng nhiều hơn các nhóm còn lại. Tổng sản lượng năm 2011 là 2.616,08 trệu sản phẩm tăng 9,86% tương ứng 234,85 triệu sản phẩm so với năm 2010. Cụ thể nhóm Hô hấp tăng 16,96% tương ứng 140,95 triệu sản phẩm, Giảm đau – hạ sốt tăng 1,68% tương ứng 7,98 triệu sản phẩm, Vitamin – khoáng chất tăng 3,23% tương đương 11,97 triệu sản phẩm, Kháng sinh tăng 12,23% ứng với 40,98 triệu sản phẩm, Tiêu hóa và gan mật tăng 5,71% tương đương 9,99 triệu sản phẩm, Cơ – xương – khớp tăng 12,63% ứng với 10,99 triệu sản phẩm, Tim mạch tăng 7,89% tương ứng 3 triệu sản phẩm, nhóm Khác tăng 13,22% tương ứng 8,99 triệu sản phẩm. Sản lượng tiêu thụ năm 2011 tăng do công ty đầu tư hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới. Hoạt động Marketing triển khai thông suốt đến từng nhân viên, hệ thống phân phối cùng với lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của Dược Hậu Giang.

Tổng sản lượng năm 2012 là 3.038,06 triệu sản phẩm tăng 16,13% tương ứng 421,89 triệu sản phẩm so với năm 2011. Cụ thể nhóm Hô hấp tăng 16,52% tương ứng 160,56 triệu sản phẩm, Giảm đau – hạ sốt tăng 14,93% tương ứng 72,25 triệu sản phẩm, Vitamin – khoáng chất tăng 16,76% tương đương 64,19 triệu sản phẩm, Kháng sinh tăng 17,16% ứng với 64,51 triệu sản phẩm, Tiêu hóa và gan mật tăng 14,22% tương đương 26,31 triệu sản phẩm, Cơ – xương – khớp tăng 17,35% ứng với 17 triệu sản phẩm, Tim mạch tăng

18,63% tương ứng 7,64 triệu sản phẩm, nhóm Khác tăng 12,38% tương ứng 9,53 triệu sản phẩm. Nhờ công ty khai thác được lợi thế hệ thống phân phối sâu rộng, uy tín thương hiệu và hoạt động Marketing hiệu quả nên lượng tiêu thụ tăng.

Bảng 4.6: Số lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 6 tháng đầu năm 2011 - 2013 Đvt: triệu sản phẩm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012 Tên nhóm SP 2011 2012 2013 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Hô hấp 454 524 585 70 15,42 61 11,64 Giảm đau – hạ sốt 282 328 379 46 16,31 51 15,55 Kháng sinh 179 201 237 22 12,29 36 17,91 Dinh dưỡng 164 180 218 16 9,76 38 21,11 Cơ – xương – khớp 66 79 94 13 19,70 15 18,99 Gan mật 63 74 92 11 17,46 18 24,32 Tiêu hóa 49 61 67 12 24,49 6 9,84 Khác 80 107 119 27 33,75 12 11,21 Tổng 1.337 1.554 1.791 217 16,23 237 15,25

Nguồn: Bản tin IR 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 của Dược Hậu Giang

Qua bảng 4.6 ta có thể thấy 4 nhóm sản phẩm Hô hấp, Giảm đau – hạ sốt, Kháng sinh, Dinh dưỡng chiếm số lượng nhiều trong tổng số lượng. Tổng sản lượng 6 tháng đầu năm 2012 là 1.554 triệu sản phẩm tăng 16,23% tương ứng 217 triệu sản phẩm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2011. Trong đó nhóm Hô hấp tăng 15,42% tương ứng 70 triệu sản phẩm, Giảm đau – hạ sốt tăng 16,31% tương đương 46 triệu sản phẩm, Kháng sinh tăng 12,29% ứng với 22 triệu sản phẩm, Dinh dưỡng tăng 9,76% tương ứng 16 triệu sản phẩm, Cơ – xương – khớp tăng 19,70% tương đương 13 triệu sản phẩm, Gan mật tăng 17,46% tương ứng 11 triệu sản phẩm, Tiêu hóa tăng 24,49% ứng với 12 triệu sản phẩm, nhóm Khác tăng 33,75% tương ứng 27 triệu sản phẩm. Do nhu cầu tiêu dùng thuốc tăng, thông qua các chương trình truyền thông nhiều nhãn hàng của công ty ngày càng được người tiêu dùng nhận diện và tin dùng giúp cho lượng tiêu thụ tăng.

Tổng sản lượng 6 tháng đầu năm 2013 là 1.791 triệu sản phẩm tăng 15,25% tương ứng 237 triệu sản phẩm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Trong đó nhóm Hô hấp tăng 11,64% tương ứng 61 triệu sản phẩm, Giảm đau – hạ sốt tăng 15,55% tương đương 51 triệu sản phẩm, Kháng sinh tăng 17,91% ứng với 36 triệu sản phẩm, Dinh dưỡng tăng 21,11% tương ứng 38 triệu sản

phẩm, Cơ – xương – khớp tăng 18,99% tương đương 15 triệu sản phẩm, Gan mật tăng 24,32% tương ứng 18 triệu sản phẩm, Tiêu hóa tăng 9,84% ứng với 6 triệu sản phẩm, nhóm Khác tăng 11,21% tương ứng 12 triệu sản phẩm. Nguyên nhân tăng sản lượng do triển khai chiến lược bán hàng: “chi tiết – đều đặn – không bỏ sót” đến từng nhân viên bán hàng, các chương trình Marketing hỗ trợ bán hàng được triển khai đồng loạt, khuyến mãi truyền thông đến người tiêu dùng.

b) Phân tích tình hình tiêu thụ của nhóm sản phẩm theo giá trị

Bảng 4.7: Doanh thu tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 3 năm 2010 -2012 Đvt: tỷ đồng Chênh lệch Năm 2011/2010 2012/2011 Tên nhóm SP 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Hô hấp 260,04 341 350,09 80,96 31,13 9,09 2,67 Giảm đau – hạ sốt 253,03 282 294,38 28,97 11,45 12,38 4,39 Vitamin – khoáng chất 171,02 207 214,35 35,98 21,04 7,35 3,55 Kháng sinh 738,10 880,01 914,54 141,91 19,23 34,53 3,92 Tiêu hóa và gan mật 118,02 134 237,99 15,98 13,54 103,99 77,60

Mắt 38,01 42 74,65 3,99 10,50 32,65 77,74

Cơ – xương – khớp 36 44 75,07 8 22,22 31,07 70,61

Tim mạch 34 35,01 66,19 1,01 2,97 31,18 89,06

Khác 70,01 78 133,45 7,99 11,41 55,45 71,09

Tổng 1.718,23 2.043,02 2.360,71 324,79 18,90 317,69 15,55

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 – 2012 của Dược Hậu Giang

Từ bảng số liệu 4.7 cho thấy sự tăng trưởng doanh thu qua 3 năm chủ yếu từ các nhóm sản phẩm như: Hô hấp, Giảm đau – hạ sốt, Vitamin – khoáng chất, Kháng sinh, Tiêu hóa và gan mật. Năm 2011 tổng doanh thu tiêu thụ là 2.043,02 tỷ đồng tăng 324,79 tỷ đồng tương ứng 18,90% so với năm 2010. Cụ thể doanh thu nhóm Hô hấp tăng 80,96 tỷ đồng tương ứng 31,13%, Giảm đau – hạ sốt tăng 28,97 tỷ đồng tương đương 11,45%, Vitamin – khoáng chất tăng 35,98 tỷ đồng ứng với 21,04%, Kháng sinh tăng 141,91 tỷ đồng với tỷ lệ 19,23%, Tiêu hóa và gan mật tăng 15,98 tỷ đồng tương ứng 13,54%, Mắt tăng 3,99 tỷ đồng tương ứng 10,50%, Cơ – xương – khớp tăng 8 tỷ đồng ứng với 22,22%, Tim mạch tăng 1,01 tỷ đồng tương ứng 2,97%, nhóm Khác tăng 7,99 tỷ đồng ứng với 11,41%. Doanh thu tiêu thụ các nhóm sản phẩm tăng do lượng tiêu thụ tăng, ảnh hưởng biến động giá xăng, dầu tăng đẩy chi phí đầu vào sản xuất tăng và đẩy giá bán đầu ra tăng.

Năm 2012 tổng doanh thu tiêu thụ là 2.360,71 tỷ đồng tăng 317,69 tỷ đồng tương ứng 15,55% so với năm 2011. Cụ thể doanh thu nhóm Hô hấp tăng 9,09 tỷ đồng tương ứng 2,67%, Giảm đau – hạ sốt tăng 12,38 tỷ đồng tương đương 4,39%, Vitamin – khoáng chất tăng 7,35 tỷ đồng ứng với 3,55%, Kháng sinh tăng 34,53 tỷ đồng với tỷ lệ 3,92%, Tiêu hóa và gan mật tăng 103,99 tỷ đồng tương ứng 77,60%, Mắt tăng 32,65 tỷ đồng tương ứng 77,74%, Cơ – xương – khớp tăng 31,07 tỷ đồng ứng với 70,61%, Tim mạch tăng 31,18 tỷ đồng tương ứng 89,06%, nhóm Khác tăng 55,45 tỷ đồng ứng với 71,09%. Tuy còn chịu chính sách quản lý của Nhà nước về giá bán nhưng giá cả đầu vào vẫn tiếp tục tăng cộng thêm chi phí hoạt động truyền thông quảng bá sản phẩm dẫn đến giá bán tăng. Bên cạnh đó sản lượng năm 2012 tiếp tục tăng giúp cho doanh thu tăng trưởng.

Bảng 4.8: Doanh thu tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 6 tháng đầu năm 2011 - 2013 Đvt: tỷ đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012 Tên nhóm SP 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Hô hấp 138,18 161,67 179,05 23,49 16,99 17,38 10,75 Giảm đau – hạ sốt 168,24 198,95 212,52 30,71 18,25 13,57 6,82 Kháng sinh 428,64 459,86 534,91 31,22 7,28 75,05 16,32 Dinh dưỡng 87,59 101,99 113,28 14,40 16,44 11,29 11,07 Tiêu hóa 47,79 61,12 67,60 13,33 27,89 6,48 10,60 Cơ – xương – khớp 47,89 60,28 63,93 12,39 25,87 3,65 6,06 Mắt 35,04 50,34 48,83 15,30 43,66 (1,51) (2,99) Khác 83,25 104,27 92,54 21,02 25,25 (11,73) (11,25) Tổng 1.036,62 1.198,48 1.312,66 161,86 15,61 114,18 9,53

Nguồn: Bản tin IR 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 của Dược Hậu Giang

Như số liệu được thể hiện ở bảng 4.8 ta thấy doanh thu tiêu thụ qua 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 đều tăng phần lớn từ doanh thu của 4 nhóm sản phẩm Hô hấp, Giảm đau – hạ sốt, Kháng sinh, Dinh dưỡng. Ở 6 tháng đầu năm 2012 tổng doanh thu đạt 1.198,48 tỷ đồng tăng 161,86 tỷ đồng tương ứng 15,61% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2011. Trong đó doanh thu nhóm Hô hấp tăng 23,49 tỷ đồng tương ứng 16,99%, Giảm đau – hạ sốt tăng 30,71 tỷ đồng ứng với 18,25%, Kháng sinh tăng 31,22 tỷ đồng tương ứng 7,28%, Dinh dưỡng tăng 14,40 tỷ đồng ứng với 16,44%, Tiêu hóa tăng 13,33 tỷ đồng tương ứng 27,89%, Cơ – xương – khớp tăng 12,39 tỷ đồng ứng với 25,87%, Mắt tăng 15,30 tỷ đồng tương ứng 43,66%, nhóm Khác tăng 21,02 tỷ đồng ứng với

25,25%. Do 6 tháng đầu năm 2012 giá vốn hàng bán và chi phí quản lý tăng nên giá tăng cộng thêm sản lượng bán ra tăng dẫn đến doanh thu tiêu thụ tăng.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu đạt 1.312,66 tỷ đồng tăng 114,18 tỷ đồng tương ứng 9,53% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó doanh thu nhóm Hô hấp tăng 17,38 tỷ đồng tương ứng 10,75%, Giảm đau – hạ sốt tăng 13,57 tỷ đồng ứng với 6,82%, Kháng sinh tăng 75,05 tỷ đồng tương ứng 16,32%, Dinh dưỡng tăng 11,29 tỷ đồng ứng với 11,07%, Tiêu hóa tăng 6,48 tỷ đồng tương ứng 10,60%, Cơ – xương – khớp tăng 3,65 tỷ đồng ứng với 6,06%, Mắt giảm 1,51 tỷ đồng tương ứng 2,99%, nhóm Khác giảm 11,73 tỷ đồng ứng với 11,25%. Nguyên nhân tăng doanh thu do sản lượng tiêu thụ tăng, đồng thời giá bán 6 tháng đầu năm 2013 tăng vì chi phí bán hàng tăng mặt khác để bù tốc độ lạm phát. Tuy nhóm sản phẩm dùng cho Mắt và nhóm Khác doanh thu giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 65)