0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG (Trang 26 -26 )

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):

2.1.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

(1) Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng

Khi xuất kho sản phẩm giao cho khách hàng, dựa vào phiếu xuất kho kế toán phản ánh trị giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155 – Thành phẩm

Đồng thời dựa vào hóa đơn bán hàng, kế toán ghi nhận doanh thu hàng bán, ghi:

Nợ TK 111,112,131 – Giá bán + thuế VAT

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (giá bán chưa có thuế VAT) Có TK 3331 – Thuế VAT phải nộp

Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã

trả lại tiền cho khách hàng hoặc tính trừ vào số tiền khách hàng còn nợ.

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”

Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán

Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho khách hàng được hưởng.

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”

(2) Trường hợp bán hàng theo hệ thống đại lý, bán đúng giá cho hưởng huê hồng

Khi xuất kho sản phẩm để gửi cho đại lý bán, dựa vào phiếu xuất kho hàng gửi đi bán, kế toán

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán (giá xuất kho) Có TK 155 – Thành phẩm (giá xuất kho)

Khi hàng đã bán được, dựa vào bảng thanh toán hàng gửi đại lý kế toán lập chứng từ hạch toán:

- Nghiêp vụ đối với giá vốn hàng bán Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 157 – Hàng gửi đi bán - Phản ánh nghiệp vụ doanh thu bán hàng

Nợ TK 111,112,131 – Giá bán + thuế VAT

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (giá bán chưa có thuế) Có TK 3331 – Thuế VAT phải nộp

- Phản ánh nghiệp vụ thanh toán tiền huê hồng cho đại lý Nợ TK 641 – Giá bán (x) % huê hồng

Có TK 111,112,131 – Tổng số tiền thanh toán

(3) Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương mại cho khách hàng, ghi Nợ TK 521 – Số tiền chiết khấu

Nợ TK 3331 – Thuế VAT của số tiền chiết khấu Có TK 111,112,131 – Tổng số tiền thanh toán

(4) Thực hiện nghiệp vụ giảm giá hàng bán cho khách hàng, ghi Nợ TK 532 – Số tiền giảm giá

Có TK 131 – Phải thu khách hàng (trừ bớt nợ nếu bán chịu) Có TK 111,112 – Tiền mặt, TGNH (trả lại bằng tiền)

(5) Thực hiện nghiệp vụ hàng bán bị khách hàng trả lại, kế toán ghi - Nhập lại số hàng bán bị trả lại theo giá vốn

Nợ TK 155 – Thành phẩm (trị giá vốn đã xuất kho)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (trị giá vốn đã xuất kho) - Nghiệp vụ thanh toán tiền cho số hàng bán bị trả lại theo giá bán

Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 131,111,112 – Giá bán + thuế VAT

(6) Kết chuyển các khoản giảm doanh thu bán hàng vào TK 511 để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi

Nợ TK 511 – Tổng số giảm doanh thu kết chuyển Có TK 521 – Số chiết khấu thương mại kết chuyển Có TK 531 – Số giá trị hàng bán bị trả lại kết chuyển Có TK 532 – Số giảm giá hàng bán kết chuyển

(7) Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ, ghi

Nợ TK 511 – Số doanh thu thuần kết chuyển Có TK 911 – Số doanh thu thuần kết chuyển 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ công ty những chứng từ, sổ sách liên quan đến tình hình tiêu thụ trong 3 năm từ 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Sau đó được tổng hợp lại trên cơ sở chọn lọc sao cho dữ liệu phù hợp với nội dung nghiên cứu. Ngoài ra các thông tin, số liệu còn được thu thập từ sách báo và internet.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo hình thức chứng từ ghi sổ.

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích biến động về tình hình tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hơp. Các gốc so sánh có thể là:

- Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng… Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.

Các chỉ tiêu được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích, và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được, hoặc có thể chỉ tiêu kế hoạch hướng đến tương lai.

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian.

Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu người ta thường sử dụng những kỹ thuật so sánh sau:

So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

Mục tiêu 3: Áp dụng phương pháp liên hoàn để phân tích mức độ ảnh hưởng của sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ.

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích). Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm ba bước sau:

Bước 1: xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Đối tượng phân tích được xác định là: Q1 – Q0 = ΔQ

Bước 2: thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất để xác định nhân tố lượng trước, nhân tố chất sau. Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q, (có thể các nhân tố có quan hệ tổng, thương, hiệu với chỉ tiêu) và nhân tố a phản ánh chất lượng, tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố như sau:

Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1

Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0

Bước 3: lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.

Thế lần 1: a1 x b0 x c0 x d0

Thế lần 2: a1 x b1 x c0 x d0

Thế lần 3: a1 x b1 x c1 x d0

Thế lần 4: a1 x b1 x c1 x d1

Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc.

Bước 4: xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước (lần trước của nhân tố đầu tiên là so với gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định, bằng đối tượng phân tích là ΔQ.

Xác định mức ảnh hưởng:

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: a1b0c0d0 – a0b0c0d0 = Δa Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: a1b1c0d0 – a1b0c0d0 = Δb Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: a1b1c1d0 – a1b1c0d0 = Δc Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d: a1b1c1d1 – a1b1c1d0 = Δd Tổng cộng các vế của phân tích: Q1 – Q0 = ΔQ

Nguồn: Phạm Văn Dược (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Tp.HCM, trang 17 – 23

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Thành lập ngày 2/9/1974: Doanh nghiệp Nhà nước.

Năm 2002 nhận chứng chỉ ISO 9001:2000, nhà máy được công nhận tiêu chuẩn ASEAN-GMP/GLP/GSP, phòng kiểm nghiệm được công nhận tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2001.

Năm 2006 niêm yết cổ phiếu lần đầu tại SGDCK Tp. HCM. Nhà máy được công nhận tiêu chuẩn WHO-GMP/GLP/GSP.

Năm 2008 thực hiện các công cụ quản trị hiện đại hiệu quả; 10.5S, Balance Score Card. Thành lập 6 công ty con: CM Pharma, DT Pharma, HT Pharma, ST Pharma, DHG PP, DHG Nature.

Năm 2009 thực hiện thành công chiến lược 20/80: sản phẩm, khách hàng, nhân sự. Thành lập công ty con A&G Pharma.

Năm 2010 thực hiện thành công chiến lược “Kiềng 3 chân”: cổ đông, khách hàng và người lao động.

Thông tin tổng quan về công ty:

Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Tên tiếng Anh: DHG Pharmaceutical Joint-Stock Company Tên viết tắt: DHG Pharma

Địa chỉ trụ sở: 288Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Điện thoại: (07103) 891433. Fax: (07103) 895209 Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn

Website: www.dhgpharma.com.vn

Vốn điều lệ hiện nay là 653.764.290.000 đồng. 3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

- Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. - Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ y tế.

- Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ y tế.

- Sản xuất, kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến. - In bao bì.

- Gia công, lắp đặt, sửa chữa điện, điện lạnh. - Nhập khẩu trực tiếp trang thiết bị y tế.

- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo tại công ty.

- Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa. - Kinh doanh bất động sản.

- Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu thuốc thú y, thức ăn gia súc, gia cầm và thủy hải sản.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC (phụ trách thị trường) TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ Ban môi trường và ATLĐ Phòng cung ứng Phòng hành chánh Phòng nhân sự PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC (phụ trách sản xuất và chất lượng) PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC (phụ trách tài chính) GIÁM ĐỐC BÁN HÀNG Phòng bán hàng Tổng kho Phòng market- ing Ban quan hệ nhà đầu tư Hệ thống chi nhánh VPĐD TPHCM Hệ thống CTY con phân phối GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH Phòng quản trị tài chính Phòng xây dựng Ban kiểm soát nội bộ Phòng công nghệ thông tin Phòng nghiên cứu và phát triển GIÁM ĐỐC CHẤT LƯỢNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT Phòng kiểm nghiệm Phòng quản lý chất lượng GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT Phòng quản lý sản xuất Xưởng 1 Xưởng 2 Phòng cơ điện Xưởng 4 CT.TNHH MTV Dược phẩm DHG Xưởng 3 CT.TNHH MTV DHG Nature Xưởng 5 CT.TNHH MTV In-Bao

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền.

Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, được tha gia đầy đủ các cuộc họp của hội đồng quản trị nhằm nắm bắt tình hình kinh doanh thực tế của công ty và đóng góp ý kiến với hội đồng quản trị trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược trung và dài hạn cũng như thực hiện các mục tiêu đã được đại hội đồng cổ đông phê duyệt.

Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty.

Ban giám đốc: Gồm 1 tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc, ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc là nguời chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật và cổ đông về hoạt động của công ty. Các phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về nhiệm vụ được tổng giám đốc phân công.

Các giám đốc chức năng: Công ty có 6 giám đốc chức năng chịu trách nhiệm điều hành và triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho ban tổng giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước ban tổng giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực vì lợi ích của công ty và cổ đông.

Các phòng chức năng và xưởng sản xuất: Công ty hiện có 13 phòng chức năng và 5 xưởng sản xuất. Thực hiện các quyền và trách nhiệm được giao theo yêu cầu chức năng quản lý của công ty, chịu sự điều hành trực tiếp của các giám đốc chức năng. Các phân xưởng sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất và chịu trách nhiệm sản xuất từ sự điều hành của phó tổng giám đốc qua phòng bán hàng và phòng quản lý sản xuất và chịu trách nhiệm sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn GMP, ISO 9001:2000 và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh.

Các đơn vị thuộc hệ thống bán hàng trực thuộc công ty: Hệ thống bán hàng của Dược Hậu Giang đảm trách từ khâu tổ chức, quản lý, bán hàng, ngoại giao, hạch toán, báo cáo theo chiều dọc về hệ thống mạng máy tính của trụ sở công ty, đảm bảo nhanh chóng và chính xác.

3.2.3 Tổ chức kế toán

3.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty

Trưởng phòng quản trị tài chính: Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trong việc nắm bắt kịp thời, chính xác các văn bản pháp luật, các văn bản cơ quan, ban, ngành, soạn thảo trình ban tổng giám đốc ký ban hành các văn bản thực hiện. Tính toán, phân tích kịp thời về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phân bổ và theo dõi tiến trình sử dụng ngân sách của các bộ phận chức năng trực thuộc công ty. Quản lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán. Tham gia công tác đào tạo, giảng dạy khi có yêu cầu của tổng giám đốc, phòng nhân sự, đồng thời điều hành, hướng dẫn chỉ đạo công việc của phòng quản trị tài chính.

Phó phòng quản trị tài chính: Điều hành tổ theo dõi khối bán hàng. Thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền khi trưởng phòng vắng mặt. Tham gia công tác đào tạo, giảng dạy khi có yêu cầu của ban tổng giám đốc, phòng nhân sự.

Tổ theo dõi thanh toán, công nợ: Gồm kế toán ngân hàng, kế toán thu chi tiền mặt tại công ty, theo dõi công nợ phải thu, kế toán theo dõi công nợ phải trả, theo dõi công nợ công ty con, thủ quỹ.

Tổ theo dõi hàng hóa, tài sản: Gồm kế toán tài sản cố định, công cụ dụng

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG (Trang 26 -26 )

×