1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình Tiêu thụ của Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex-slide+word

44 1,6K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 261 KB

Nội dung

Luận Văn: Phân tích tình hình Tiêu thụ của Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex-slide+word

Trang 1

kiện tự nhiên xã hội đất nước với đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng

khoảng 1 triệu km2, khí hậu ôn hòa và nguồn tài nguyên biển phong phú đã tạo điềukiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển Việt Nam rất có tiềmnăng phát triển ngành thủy sản và thực tế Việt Nam là một trong 20 quốc gia xuấtkhẩu thủy sản hàng đầu thế giới Trong tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay, khi thịtrường rộng mở, có nhiều cơ hội đến với ngành thủy sản, do đó việc phân tích thịtrường, tìm ra những cơ hội tốt để hoạch định chiến lược phát triển xuất khẩu là rấtcần thiết.

Việc mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực và thị trường thế giớiđược ngành thủy sản đi đầu từ những năm 1980 Đến nay, hàng thủy sản Việt Namđã có mặt tại 105 quốc gia và vùng lãnh thổ, qua đó tạo được uy tín đối với các nướcvà các bạn hàng lớn Từ đó, có thể thấy việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tếnày đã góp phần mở ra con đường mới cho nền kinh tế Việt Nam.

Vì thế, hơn ai hết doanh nghiệp phải là đơn vị đi đầu, phải tìm kiếm cả thịtrường trong và ngoài nước Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải biếtthích ứng với môi trường kinh doanh luôn vận động Mặt khác trong khuôn khổ cho

Trang 2

phép, cần phải tích cực cải thiện môi trường kinh doanh để tạo những điều kiệnthuận lợi nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex là một trong những công ty chế biến sảnphẩm thủy sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam thì việc nghiên cứu chính xác vềthị trường là điều rất quan trọng Qua đó cần phân tích đánh giá đúng năng lực cạnhtranh của công ty để có thể đứng vững và mở rộng thị trường xuất khẩu Đồng thời,có biện pháp để khắc phục khó khăn và phát huy thế mạnh, nhằm đưa Cafatex trởthành một trong những công ty phát triển mạnh trong khu vực và trên thế giới Từ

những lý do trên nhóm em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình Tiêu thụcủa Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex” làm đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra giải

pháp nhằm thúc đẩy sản lượng tiêu thụ của Công ty cổ phần Cafatex.

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Chế biến và xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản là hoạt động kinh doanh chủ yếucủa công ty cổ phần thủy sản Cafatex Thông qua việc phân tích các yếu tố liên quanđến tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản của công ty, đồng thời, dựa trên quátrình phân tích để tìm ra và đánh giá các nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởngđến quá trình tiêu thụ sản phẩm ở hiện tại cũng như trong tương lai Từ đó, đề ranhững biện pháp cụ thể nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ yếutừ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá vềtình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp.

2 Phương pháp phân tích

- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về công việc kinh doanh thương mại vớinhững yếu tố về mặt hàng kinh doanh, giá cả thị trường, đối thủ cạnh tranh, từ đó, đề

Trang 3

- Phân tích tỷ trọng của các mặt hàng kinh doanh và một số chỉ tiêu hiệu quả đểnắm được thế mạnh của từng mặt hàng, từ đó, có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ đạthiệu quả hơn.

IV PHẠM VI GIỚI HẠN

Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của bài luận văn này, em chỉ tập trung vàphân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm một số mặt hàng chủ lực và hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Cafatex trên cơ sở số liệu của giaiđoạn từ năm 2006 đến 2008.

Từ đó, đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quảkinh doanh của công ty trong tương lai

V MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀHIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong hoạt động phân tích kinh tế,đây là phương pháp dùng để xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa vào việcso sánh với một chỉ tiêu cơ sở hay còn gọi là chỉ tiêu gốc.

Nguyên tắc so sánh

 Chỉ tiêu so sánh:

- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.- Chỉ tiêu của doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.- Các thông số thị trường.

- Các chỉ tiêu có thể so sánh được với nhau  Điều kiện so sánh:

Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùngnội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinhdoanh của doanh nghiệp.

Trong việc thực hiện phương pháp so sánh gồm có hai phương pháp đó làphương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối

Trang 4

1.1 Phương pháp so sánh tương đối

Phương pháp so sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích sovới chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp,hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăngtrưởng.

Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện tượngnhư cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu Ngoài ra, số tương đối còn giữ bí mật cho sốtuyệt đối.

1.2 Phương pháp so sánh tuyệt đối

Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phântích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạchhoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp thay thế mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phântích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phântích để xác định trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa cóbiến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.

3 Phương pháp số chênh lệch

Đây là phương pháp biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn nhưng cáchtính đơn giản hơn và cho phép tính ngay được kết quả cuối cùng bằng cách xácđịnh mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giátrị kỳ phân tích so với kỳ kế hoạch của kỳ phân tích đó.

Trang 5

- Tháng 7/1992 sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được chia cắt thành 2 tỉnh mới làCần Thơ và Sóc Trăng, theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của Ủy ban nhân dântỉnh Cần Thơ ký ngày 01/07/1992 đã quyết định thành lập xí nghiệp chế biến thủysúc sản Cần Thơ trên cơ sở xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (cũ) nguyên là đơn vịchuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản đông lạnh cho hệ thống seaprodexViệt Nam xuất khẩu.

- Tháng 3/2004 với chủ trương của chính phủ công ty chuyển từ doanh nghiệpnhà nước sang công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp với tên gọi là côngty cổ phần thủy sản CAFATEX

 Thông tin về Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX.

- Tên giao dịch: CAFATEX FISHERY JOINT STOCK Co (viết tắt là: Cafatexcorporation)

- Loại hình pháp lý: công ty cổ phần

- Trụ sở: km 2081 quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.- Điện thoại: 0711.3847 775

Trang 6

II TỔNG QUÁT VỀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNGHOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CAFATEX

1 Thuận lợi và khó khăn1.1 Thuận lợi

- Công ty cổ phần thủy sản Cafatex được đặt ngay tại vị trí trung tâm của 13tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, có nguồn lao động dồi dào, có cơ sở hạ tầngkhá tốt.

- Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập thông tin và xử lý thôngtin chính xác và kịp thời, từ đó, làm cho hoạt động trong toàn Công ty luôn được hàihoà với nhau, từ khâu thu mua, quyết định công nghệ chế biến đến chất lượng sảnphẩm, mẫu mã bao bì của sản phẩm,… đều đạt được tiêu chuẩn cao, đủ chất lượngđể Công ty có thể xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác.

- Công ty luôn tìm hiểu kỹ các khách hàng trước khi giao dịch, buôn bán với họnhằm tránh những phi vụ, hợp đồng làm ăn lừa bịp từ phía khách hàng.

- Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Công ty đều được khách hàng ưachuộng.

- Hiện nay, công ty Cafatex đã tạo được uy tín cao trên thương trường Chấtlượng sản phẩm Công ty ngày càng được ổn định và đa dạng hoá, mặt hàng có giá trịgia tăng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, giá trị xuất khẩu ngày càng lớn và lợi nhuậnbình ổn qua các năm, thể hiện rõ sự vững chắc trong việc phát triển Công ty và đó làniềm cổ vũ rất lớn cho Công ty

- Công ty có công nghệ chế biến hàng xuất khẩu tiên tiến, chất lượng sản phẩmcao đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Công ty Cafatex có nguồn lao động dồi dào có thể đáp ứng được nhu cầu sảnxuất lớn khi Công ty cần.

- Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toànCông ty và công nhân viên đều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên

Trang 7

Bên cạnh những thuận lợi giúp công ty Cafatex có điều kiện phát triển thì vẫncòn tồn tại những khó khăn phải kể đến:

- Vấn đề nguyên liệu đầu vào là một vấn đề nhức nhối không chỉ riêng củacông ty Cafatex mà của tất cả các công ty hoạt động trong nghề Muốn có thànhphẩm phải có nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên, hiện nay ở nước ta việc nuôi trồngthủy sản vẫn còn mang tính thời vụ Mặt khác, nhà nước chưa có chính sách quyhoạch, khoanh vùng và đầu tư mang tính khoa học cao, nên còn có những vụ mùathất thu lớn đẩy các doanh nghiệp chế biến các loại mặt hàng thủy sản rơi vào tìnhtrạng khan hiếm nguyên liệu Hơn nữa, công ty Cafatex lại nằm ở vị trí trung tâmcủa 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, không gần biển nên nguồn cung cấpnguyên liệu bị hạn chế Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng xuất khẩu củaCông ty đa số được mua từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vũng Tàu… nêngặp rất nhiều khó khăn Ngoài ra, ở khu vực ĐBSCL hiện nay có rất nhiều công tychế biến hàng thủy sản phải kể đến như Cataco, Nam Hải, Agifish,… đa số nhữngcông ty này đều xuất khẩu những mặt hàng đông lạnh giống như nhau đã dẫn đếntình trạng cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu đầu vào làm số lượng và giá cảnguyên liệu thường xuyên bị biến động, không được ổn định.

- Hiện nay, trên thị trường sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanhnghiệp, thể hiện ở các chính sách như giảm giá bán, khuyến mãi… mà Công ty từtrước tới nay lại không chú trọng nhiều đến khâu khuyến mãi, vì vậy, những chínhsách này đã làm cho khâu tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp không ít những khókhăn so với các công ty khác cùng trong ngành

- Mặc dù, đội ngũ Marketing của Công ty tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng cònthiếu về số lượng nên việc thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng là chưa đủ.

- Việt Nam chưa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên công tyCafatex phải chịu mức thuế khá cao nếu muốn xuất khẩu sang các nước khác trongWTO, điều nay dẫn đến giá bán sản phẩm cao làm cho Công ty gặp rất nhiều khókhăn trong việc thâm nhập và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trườngquốc tế.

- Công ty Cafatex hiện tại vẫn chưa có thị trường tiêu thụ nội địa ổn định.

Trang 8

2 Phương hướng hoạt động của Công ty Cafatex

Công ty cổ phần thủy sản Cafatex trước đây là doanh nghiệp nhà nước, chuyênsản xuất và chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu theo yêu cầu của chính phủ Côngty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và sản phẩm của công ty Cafatex đãcó mặt tại các thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ… Gần đây, Công ty đã xâmnhập được thị trường Hoa Kỳ sau khi Mỹ xoá lệnh cấm vận kinh tế đối với ViệtNam có hiệu lực Cùng với xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp, Cafatex đã cổphần hoá năm 2004 với tên là công ty cổ phần thủy sản Cafatex Sau khi cổ phầnhoá thì Cafatex phải tự vận động để giữ vững thị trường, nâng cao uy tín Cafatextrên trường quốc tế Do vậy, Cafatex đã xác định phương hướng phát triển:

- Công ty cổ phần Thủy Sản CAFATEX là đơn vị xuất khẩu thủy sản nên chấtlượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của Công ty Vì vậy, trong thời gian tới, Côngty vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêuchuẩn của ngành và tiêu chuẩn quốc tế.

- Để thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các thị trường nước ngoài đòi hỏi sảnphẩm Công ty phải đạt được các chuẩn quốc tế về tất cả các mặt như nhất lượng sảnphẩm, dư lượng kháng sinh… Đồng thời, Công ty phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạtđộng marketing, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và thực hiện chuyên môn hoá cácmặt hàng chính của công ty Công ty cũng phấn đấu tăng doanh thu, hoàn thành cáckhoản phải trả, tạo thêm nhiều việc làm nhằm giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp,cố gắng tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

- Tiếp tục thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường,đặc biệt là thị trường EU, Châu Phi vì đây là những thị trường tiềm năng và tiếp tụcmở rộng sản xuất kinh doanh ở chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Hoàn thiện khâu sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc với trang thiết bịhiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai Tập trung sảnxuất các mặt hàng có chất lượng và giá trị cao, có tỷ lệ sinh lời ổn định, gia tăng hơn

Trang 9

các thị trường mới và áp dụng chương trình quản lý chất lượng dựa trên cơ sở tiêuchuẩn quốc tế như: HACCP, ISO 9002,… điều này đòi hỏi Công ty phải có sự quyếttâm đầu tư, duy trì và bảo dưỡng thường xuyên không những về cơ sở hạ tầng, màcòn phải đào tạo đội ngũ lao động nhằm nâng cao tay nghề và kiến thức cho cả nhàquản lý và công nhân.

Trang 10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔPHẦN THỦY SẢN CAFATEX

I TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THỦY SẢN Ở CÔNG TYCAFATEX

1 Thị trường trong nước

Cafatex là công ty đi đầu trong việc xuất khẩu thủy sản ở nước ta Công tykhông chú trọng nhiều đến thị trường trong nước, mà hiện nay thị trường tiêu thụthủy sản ở nước ta lại rất có tiềm năng.

Qua nghiên cứu thì thấy rằng mức tiêu dùng của người Việt Nam hiện tại thìnhu cầu đối với các loại thủy sản ngày càng tăng đặc biệt ở các thành phố lớn như làHà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,… chủ yếu tại các hệthống nhà hàng, siêu thị Mặt khác là do đời sống kinh tế, xu hướng của xã hội bắtđầu quan tâm nhiều tới ăn mặt và sức khỏe Người dân ngày càng thích dùng thức ănthủy sản vi tính chất ngon và sang trong trong bữa ăn của mỗi gia đình, sử dụng thựcphẩm ít béo nên sản phẩm cá, tôm, mực và sản phẩm gốc là thủy sản trở thành loạithực phẩm chiếm phần quan trọng

Chính vì vậy, thời gian qua Công ty đã bỏ phí mất phần nào doanh thu và lợinhuận của mình khi không chú trọng và đẩy mạnh việc mở rộng thị trường nội địa.Nhưng hiện nay, Công ty đã và đang có nhiều kế hoạch nhằm khai thác thi trườngtiềm năng trong nước đồng thời để bù đắp lại các thị trường xuất khẩu đã bị thu hẹpdo suy thoái kinh tế toàn cầu Công ty đã và đang đưa ra các hình thức quảng bá,giới thiệu để đưa sản phẩm thủy sản của Công ty đến tay người tiêu dùng trong nướcmột cách nhanh nhất, mặt khác tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị chất lượng cao, baobì mẫu mã đẹp, cung cấp nguyên liệu tươi đóng gói nhỏ hoặc hộp cho các bếp ănnhà hàng, siêu thị nhằm cung cấp cho hộ gia đình ở các nước ta với giá cả hợp lí.

Trang 11

Từ khi hình thành và phát triển, công ty đã hoạt động thành công ở các lĩnhvực: chế biến, xuất khẩu (xuất khẩu trực tiếp và xuất uỷ thác) và nhập khẩu Nhưnghoạt động chính của công ty là chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Nhữngnăm gần đây, công ty đã đầu tư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực và hiện nay, công tycũng đang cố gắng để tiếp tục thực hiện và phát triển hơn nữa các lĩnh vực này ởnhững năm tiếp theo Đây là một số lĩnh vực chủ yếu:

- Chế biến cá tra, cá ba sa xuất khẩu là mặt hàng hiện nay rất được ưa chuộngtại thị trường Mỹ (thị trường nhập khẩu thủy hải sản lớn nhất thế giới).

- Chế biến đóng gói nhỏ các loại thủy hải sản cao cấp đông lạnh tiêu thụ trựctiếp ở hệ thống các nhà hàng, siêu thị trong và ngoài nước.

- Hợp tác chế biến các loại rau, cũ, đậu đông lạnh xuất khẩu.- Hợp tác chế biến các loại nấm, củ, quả đóng hộp xuất khẩu.

- Hợp tác chế biến các mặt hàng hải sản tươi sống ăn liền xuất khẩu.

Trong đó, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty: tôm đông, cá đông blocktruyền thống và sản phẩm cao cấp (tôm đông, cá đông và các loại thủy sản đông lạnhkhác).

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, BắcMỹ, Hồng Kông, Singgapore, Thái Lan, Hàn Quốc… đây là những thị trường tươngđối khó tính yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn Riêng mặt hàng cá tra, cá ba safillet đông lạnh thị trường Mỹ có nhu cầu hàng năm rất lớn và ngày càng gia tăng,chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ Sản phẩm chủ yếu của thịtrường này là cá đông, tôm đông, cá tôm cao cấp các loại Bên cạnh đó, thị trườngEU cũng là thị trường tiềm năng và nếu như sản phẩm của Công ty được thâm nhậpthị trường này nhiều hơn sẽ tạo nhiều khả năng xuất khẩu thủy sản của công ty ngàycàng cao và mang lại giá trị rất lớn Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tếtoàn cầu hiện nay thì thị trường xuất khẩu thủy hải sản ở nước ta nói chung và củacông ty Cafatex nói riêng đang bị thu hẹp do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh

toán tại các thị trường chủ lực đều sút giảm., giá hàng hóa thủy sản giảm trên phạm

vi toàn cầu khiến cho thuận lợi về giá xuất khẩu thủy sản của Công ty qua các nămcó xu hướng giảm dần Hơn nữa, khi nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới càng

Trang 12

giảm thì sức ép cạnh tranh từ các nước châu Á khác càng gia tăng, đặc biệt là đốivới các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may giày dép, điện tử, khiến doanhnghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, hợp đồng

Trang 13

II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TYCAFATEX

Trong hoạt động kinh doanh việc đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm củaCông ty là yếu tố đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định được mức độtăng trưởng và phát triển của đơn vị mình thông qua việc gia tăng sản lượng tiêu thụthị trường, đồng thời cũng xác định được sự phát triển của Công ty.

Trang 14

BẢNG 1: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX

Trang 15

1 Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng tại thị trường nội địa

Tình hình tiêu thụ thủy sản của Công ty Cafatex tại thị trường nội địa tương đốithấp, vì thị trường xuất khẩu thủy sản đem đến cho Công ty nhiều doanh thu lẫn lợinhuận hơn thị trường nội địa nên những năm trước đây Công ty vẫn chưa tập trungnhiều đến thị trường trong nước Sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty là sản phẩmđông block truyền thống và sản phẩm cao cấp, trong đó thì tôm và cá là hai loại sảnphẩm chính của Công ty, ngoài tôm và cá còn có các loại thủy sản khác như nghêu,cồi điệp, mực… Qua bảng tiêu thụ sản phẩm trên thì ta thấy rằng sản phẩm cao cấptiêu thụ mạnh hơn sản phẩm đông block truyền thống, cụ thể như sau:

- Sản phẩm đông block truyền thống: Trong đó, tôm và cá đông block chiếm

sản lượng cao nhất và qua ba năm 2006 đến 2008 thì sản phẩm tôm và cá đôngblock luôn luôn tăng Đối với sản phẩm tôm thì sản lượng tôm năm 2007 tăng hơnnăm 2006 một lượng là 14,15 tấn đạt tỷ trọng là 68,03% và đến năm 2008 thì sảnlượng tôm lại tăng cao hơn năm 2007 Còn đối với mặt hàng cá đông block thì sảnlượng cá tiêu thụ ngày một tăng rất cao, tiêu biểu như năm 2006 thì sản lượng cáđông block tiêu thụ chỉ 0,81 tấn thì đến năm 2007 sản lượng tiêu thụ đã tăng lên156,36 tấn một sản lượng rất cao, tuy nhiên, vào năm 2008 thì sản lượng cá tiêu thụđã đem lại sự bất ngờ cho Công ty khi sản lượng cá tăng lên đến 498,04 tấn Ngoàira, năm 2008 thì Công ty đã bắt đầu tiêu thụ được 0,11 tấn mực đông block đầu tiên,điều đó đã làm cho Công ty phấn khởi hơn và bắt đầu tập trung cao vào tình hìnhtiêu thụ ở thị trường nội địa để đẩy mạnh sự phát triển và đi lên của Công ty.

- Sản phẩm cao cấp: Ngoài tôm đông và cá đông thì còn có sản phẩm nghêu

và cồi điệp cũng chiếm một sản lượng tiêu thụ khá cao Từ năm 2006 đến 2008 thìsản lượng tiêu thụ của tôm và cồi điệp tăng cao, còn sản lượng của sản phẩm nghêuvà cá tiêu thụ tương đối thấp, và đến năm 2008 thì Công ty lại không tiêu thụ đượcsản phẩm nghêu Vì vậy, Công ty nên có những giải pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ cávà nghêu nhiều hơn nữa để doanh thu của Công ty ngày một tăng cao.

Trang 16

2 Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng tại thị trường xuất khẩu

Qua số liệu sản lượng tiêu thụ xuất khẩu của bảng 2, ta thấy tổng sản lượng năm 2007 đến năm 2008 có giảm những rất ít là 5,54% tương đương một lượng là 459,38 tấn, nhưng một số mặt hàng vẫn tăng như tôm đông block và cá đông cao cấp Tuy là công ty Cafatex đã nổ lực rất lớn trong việc cải tạo điều kiện sản xuất, môi trường và đổi mới công nghệ, chủng loại, mẫu mã, bao bì… nhưng một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu vẫn chưa được phong phú còn chiếm tỷ lệ thấp như cồi điệp, nghêu, seafood mix tiêu thụ không được cao, thậm chí năm 2008 lại không có khả năng tiêu thụ.

Trang 17

BẢNG 2: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX

(Nguồn: Báo cáo Thu mua – Sản xuất – Tiêu thụ của Công ty Cafatex)

Chênh lệch2007/2006

Chênh lệch2008/2007

Trang 18

- Mặt hàng tôm đông block và cá đông block của sản phẩm đông blocktruyền thống của Công ty chủ yếu xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản và thị trườngMỹ, tại hai thị trường này sản lượng tôm và cá đông block tiêu thụ rất mạnh chiếmkhoảng hơn 1/2 số sản lượng đông block xuất khẩu Mặt hàng tôm đông block cósản lượng tiêu thụ luôn cao hơn mặt hàng cá đông block, vì giá xuất khẩu tômđông truyền thống tương đối thấp Điều này cũng đã góp phần làm giảm đi phầnnào lợi nhuận của Công ty, do đó, trong những năm sắp tới Công ty sẽ ký nhữnghợp đồng với các loại sản phẩm cá đông truyền thống nhiều hơn để gia tăng doanhthu lẫn lợi nhuận cho Công ty

- Đối với sản phẩm cao cấp thì trong đó mặt hàng cá đông giữ vai trò trungphong trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty Sản phẩm cá tra, cá ba sa đônglạnh là mặt hàng mới của Công ty, Công ty bắt đầu đi vào hoạt động chế biến vàxuất khẩu sản phẩm này vào năm 2002 và tới năm 2006 sản phẩm cá đông blockđã có mặt tại 11 nước trên thế giới, thị trường chủ lực của công ty Cafatex ở thịtrường quen thuộc như Mỹ và EU,… trong đó Mỹ là thị trường quan trọng nhất.Trong 3 năm qua 2006 đến 2008 thì thị trường Mỹ đã tiêu thụ sản lượng tôm đôngcủa Công ty nhiều nhất so với các mặt hàng thủy sản đông lạnh khác

Nhìn chung, về sản lượng tiêu thụ xuất khẩu của sản phẩm đông block truyềnthống và sản phẩm cao cấp thì các mặt hàng thủy sản cao cấp luôn tăng cao hơncác mặt hàng đông block Mặt hàng tôm đông, cá đông cao cấp,… có giá tươngđối cao vì chất lượng hoàn hảo, mặt hàng này có thể đáp ứng được những thịtrường khó tính như thị trường EU, nhưng do công nhân của Công ty chưa cótrình độ tay nghề cao để chế biến khâu này nên vẫn còn nhiều hạn chế, do đó,Công ty cũng đang cố gắng đào tạo những nhân viên tay nghề tốt hơn nhằm tạo ranhững sản phẩm thủy sản đông lạnh đạt giá trị tốt nhất để những mặt hàng thủysản này đến được các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của Công ty.

Trang 19

III PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNHTIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CAFATEX

1 Vấn đề về nguồn nguyên liệu

Công ty cổ phần thủy sản Cafatex nằm dọc theo quốc lộ 1A, HuyệnChâu Thành A, tỉnh Hậu Giang và vấn đề cần đề cập ở đây là Hậu Giang là tỉnhkhông có biển nên nguyên liệu thủy sản có thể khó khăn hơn các tỉnh có biển nhưBạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh Vì vậy, nguồnnguyên liệu chính của Công ty là thu mua từ các tỉnh lân cận nói trên Tuy nhiên,vấn đề nguồn nguyên liệu thời gain gần đây gặp không ít khó khăn do (1) Tômnuôi bị chết hàng loạt vì bệnh, nhiều nhất là ở một số huyện thuộc Cà Mau, (2) Sựgiảm sút về thủy sản nuôi trồng do các nguyên nhân sau:

Một là, bị nguồn vốn từ các ngân hàng bị "đóng băng", không đến được

doanh nghiệp, sau đó có tháo gỡ dần nhưng chỉ cho vay nhỏ giọt và người vayphải chịu lãi suất cao từ 1,6 - 2%/tháng.

Hai là, các doanh nghiệp chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản , cũng

đang trong tình trạng thiếu vốn, nên không đủ sức hỗ trợ người nuôi cá bằng hìnhthức "gối đầu" tiền thức ăn.

Ba là, các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ đang thiếu vốn mua cá

nguyên liệu, cộng với lãi suất ngân hàng tăng cao, tỷ giá ngoại tệ giảm nên hiệuquả thấp, nên chỉ hoạt động cầm chừng để giữ công nhân Riêng các doanh nghiệplớn có tiềm lực về tài chính thì không đủ sức mua hết cá nguyên liệu trong thờiđiểm cá tới lứa thu hoạch Cá biệt, có doanh nghiệp nhân cơ hội này đã mua cá vớigiá thấp hơn giá thị trường và đặt ra nhiều điều kiện nhằm bắt chẹt người nuôi vàkéo dài thời gian thanh toán tiền lãi Hộ nào có nhu cầu về vốn sẽ được vay vớimức 3%/tháng.

Trang 20

Chính vì vậy, vấn đề ổn định nguồn nguyên liệu hiện nay đang là vấn đềcấp bách có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ riêng Cafatex mà cho tất cả cácdoanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung Giải quyết tốt vấn đềnguyên liệu thì mới tạo được sự an tâm cho nhà sản xuất và không làm ảnh hưởngđến quá trình hoạt dộng của doanh nghiệp.

2 Chất lượng của sản phẩm

Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thì nhân tố về chấtlượng sản phẩm giữ vai trò quan trọng nhất và một sản phẩm được xem là có chấtlượng và có khả năng xuất khẩu sang các nước khác khi sản phẩm đó không nhữngphải ngon, mẫu mã đẹp, hợp vệ sinh mà còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩnquốc tế Đặc biệt, đối với mặt hàng thủy sản của công ty Cafatex thì chất lượngsản phẩm còn quan trọng hơn nữa, vì đa số các mặt hàng này đều được xuất khẩusang các thị trường nước ngoài, do đó, những sản phẩm này phải đáp ứng các yêucầu, đòi hỏi gắt gao hơn nhiều so với việc tiêu thụ tại thị trường trong nước

Hiện nay, tình hình xuất khẩu thủy sản dạng nguyên liệu cấp đông chiếmtỷ lệ cao nhưng chất lượng thủy sản của Công ty được đánh giá cao ở các thị trường xuất khẩu như Mỹ, Nhật Bản, EU,… do nguồn thủy sản của Công tychủ yếu được khai thác từ các nguồn tự nhiên và từ những nơi nuôi trồng không bịô nhiễm nên sản phẩm thủy sản của Công ty có tính bổ dưỡng cao Chất lượng sảnphẩm thủy sản của Công ty được người tiêu dùng ở các thị trường này đánh giángang bằng với các sản phẩm thủy sản của Thái Lan và cao hơn các nước Ấn Độ,Bangladesh Vì vậy, Công ty đang chú ý nhiều hơn vào việc đầu tư công nghệ -khoa học kỹ thuật trong khâu chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng nên tính cạnhtranh thủy sản xuất khẩu Công ty ngày càng được nâng cao Cụ thể yêu cầu vềchất lượng ở một vài thị trường đặc trưng sau:

Trang 21

Thị trường Nhật Bản: Trước đây, các nhà doanh nghiệp của Nhật Bản chỉ đặt

hàng chế biến đơn giản ở công ty Cafatex và sau này khi đã tin tưởng thì Nhật bắtđầu đặt các mặt hàng chế biến phức tạp Và các sản phẩm đều được Nhật thừanhận, hầu như không có trường hợp nào bị trả về, Nhật cũng không đòi hỏi cácnhà sản xuất chế biến thủy sản phải có CODE hoặc áp dụng hệ thống tiêu chuẩnHACCP như thị trường EU và Mỹ.

Ngoài ra, Nhật cũng chấp nhận các giải pháp xử lý thủy sản với hóa chấtnhư Chlorine, Sodium Tripoly Phosphste và một số hợp chất khử trùng khác Nếukhông sử dụng các chất khử trùng thì khó có thể đảm bảo điều kiện vô trùng chocác loại thủy sản được nuôi trồng và khai thác tại các nước nhiệt đới hoặc các loạithủy sản chế biến thủ công, đòi hỏi nhiều lao động chân tay.

Để đảm bảo uy tín của nhà nhập khẩu Nhật Bản và bảo hộ hàng hóa trongnước, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra rất nhiều biện pháp quản lý chất lượng thựcphẩm thủy sản như:

+ Kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn Nhật + Kiểm tra nguyênliệu sản xuất ra sản phẩm nhập khẩu + Kiểm tra kiểu dáng và công nghệ chế tạo sản phẩm + Kiểm tra phong bì và đóng gói hàng hóa.

Hiện nay, thì sản phẩm thủy sản của Công ty (bao gồm tôm đông block truyềnthống và sản phảm cao cấp) được tiêu thụ mạnh ở thị trường này Vì Công ty đãđạt được các tiêu chuẩn mà Nhật Bản đã đặt ra và đáp ứng được phần chất lượngmà người Nhật đã yêu cầu.

Thị trường EU: Đây là thị trường khó tính nhất so với tất cả các thị trường

khác, tại thị trường này có rất nhiều quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm

Trang 22

mà thị trường EU đặt ra để nhập khẩu hàng thủy sản Các sản phẩm phải đáp ứngcác tiêu chuẩn cụ thể vệ sinh gồm độ tươi và độ sạch, mức nhiễm vi tối đa, baogồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị: dư lượng hóa chất, độc tốsinh học biển và ký sinh trùng.

Ngoài ra, tiêu chuẩn HACCP là điều quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩuthủy sản vào thị trường EU Đây là một hệ thống tiêu chuẩn có tính bắt buộc đốivới ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm vàchất lượng sản phẩm theo quan điểm phân tích và kiểm soát các mối nguy cơ trướckhi xảy ra Nó được áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến, xử lý đóng gói, vậnchuyển, phân phối và kinh doanh thực phẩm, các doanh nghiệp này buộc phải hiểurõ những nguy cơ về măt vệ sinh an toàn thực phẩm có thể xảy ra ở tất cả các giaiđoạn của quy trình sản xuất từ việc nuôi lớn, chế biến, sản xuất thành phẩm vàphân phối cho đến tận nơi người tiêu dùng Những nguy cơ có thể do những sinhvật như chuột, sâu, bọ gây ra; do vi sinh vật như virut, vi khuẩn, mốc meo; do chấtđộc như nhiễm hóa chất diệt các loại có hại; hoặc do vật chất tự nhiên như gỗ, kimloại, thủy tinh, vải sợi gây ra.

Hệ thống HACCP rất quan trọng đối với Công ty, vì Công ty phải có tráchnhiệm thực hiện đầy đủ quy định của hệ thống đối với tất cả các dây chuyền sảnxuất Nếu Công ty vì một sơ sót nhỏ không thể hiện đã đáp ứng đầy đủ quy địnhcủa cơ quan có thẩm quyền ở những nước nhập khẩu của thị trường này thì nhànhập khẩu sẽ không chấp nhận mua sản phẩm của Công ty nữa.

Để một sản phẩm thủy sản đông lạnh có chất lượng thì khâu đóng gói baobì đóng vai trò không kém phầm quan trọng Bao bì được xem như là yếu tố cầnthiết để khẳng định chất lượng sản phẩm vì nó đại diện cho sản phẩm, vừa bảo vệcho sản phẩm chống lại các tổn hại về cơ học Nó là yếu tố quan trọng đối với các

Ngày đăng: 06/12/2012, 08:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG THUỶ SẢN  CỦA CÔNG TY CAFATEX - Phân tích tình hình Tiêu thụ của Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex-slide+word
BẢNG 1 SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX (Trang 14)
BẢNG 2: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG                                                       THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX - Phân tích tình hình Tiêu thụ của Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex-slide+word
BẢNG 2 SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX (Trang 18)
Kênh phân phối gián tiếp: Loại hình kênh phân phối gián tiếp là loại kênh phân phối có sự tham gia của các loại trung gian trong quá trình hàng hóa được vận  động từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng - Phân tích tình hình Tiêu thụ của Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex-slide+word
nh phân phối gián tiếp: Loại hình kênh phân phối gián tiếp là loại kênh phân phối có sự tham gia của các loại trung gian trong quá trình hàng hóa được vận động từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w