kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hồ sơ thiết kế tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng docico

66 294 0
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hồ sơ thiết kế tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng docico

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  PHẠM THỊ THÙY LINH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH HỒ SƠ THIẾT KẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG DOCICO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 11 - Năm 2013 MỤC LỤC  Trang Mục lục ............................................................................................................ v Danh mục bảng ................................................................................................ viii Danh mục hình ................................................................................................. ix Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... x Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3.1. Không gian ............................................................................................. 2 1.3.2. Thời gian ................................................................................................ 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 1.4. Lược khảo tài liệu ..................................................................................... 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 4 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 4 2.1.1 Khái quát về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...................... 4 2.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành ................................................................................................... 7 2.1.3. Kế toán và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh ................................... 8 2.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ............... 12 2.1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang ................................................................... 13 2.1.6. Tính giá thành sản phẩm ........................................................................ 14 2.1.7. Hình thức kế toán áp dụng ..................................................................... 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 17 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 17 CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỒ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG DOCICO ........................................................................... 19 3.1. Lịch sử hình thành .................................................................................... 19 3.2. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 20 3.2.1. Sơ đồ tổ chức ......................................................................................... 20 3.2.2. Năng lực về tổ chức quản lý .................................................................. 21 3.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty ........................ 22 3.3. Ngành nghề kinh doanh ............................................................................ 23 3.4. Tổ chức công tác kế toán .......................................................................... 24 3.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ................................................................ 24 3.4.2. Nhiệm vụ, chức năng các bộ phận kế toán ............................................ 24 3.5. Chính sách kế toán áp dụng ...................................................................... 25 3.5.1. Trình tự ghi sổ kế toán ........................................................................... 25 3.5.2. Tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ......................................... 25 3.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng phát triển ... 25 3.6.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua ..................... 25 3.6.2. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ................................. 28 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG DOCICO .................................................................................. 31 4.1. Tổng quát về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico ..................................................... 31 4.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ........................................................ 31 4.1.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành hồ sơ thiết kế công trình tại công ty......................................................................................................... 31 4.1.3. Sổ sách sử dụng trong quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty ............................................................................. 32 4.1.4. Quá trình thiết kế công trình tại công ty ................................................ 32 4.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hồ sơ tư vấn thiết kế tại công ty.............................................................................................................. 33 4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................... 33 4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ....................................................... 34 4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung .............................................................. 35 4.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hồ sơ tư vấn thiết kế tại công ty.............................................................................................................. 43 4.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm ..................... 48 CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ ............................................ 51 5.1. Nhận xét .................................................................................................... 51 5.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ..................................... 51 5.1.2. Về bộ máy kế toán ................................................................................. 51 5.1.3. Các yếu tố chi phí làm ảnh hưởng đến giá thành................................... 52 5.2. Một số biện pháp làm giảm chi phí .......................................................... 53 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 55 6.1. Kết luận ..................................................................................................... 55 6.2. Kiến nghị................................................................................................... 56 6.2.1. Về công tác quản lý ............................................................................... 56 6.2.2. Về công tác kế toán ................................................................................ 56 6.2.3. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ......... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 58 PHỤ LỤC........................................................................................................ 59 DANH MỤC BẢNG  Trang Bảng 3.1: Bảng thống kê trình độ Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico .............................................................................................................. 21 Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động công ty 3 năm 2010-2011-2012 .. 26 Bảng 4.1. Bảng khấu hao tài sản cố định tại công ty ....................................... 38 Bảng 4.2: Trích Sổ chi tiết TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp .................. 41 Bảng 4.3: Trích Sổ chi tiết TK 627 – Chi phí sản xuất chung......................... 42 Bảng 4.4: Trích Nhật ký – Sổ cái năm 2013.................................................... 46 Bảng 4.5: Bảng giá thành thực tế - dự toán thiết kế công trình kênh Lâm Vồ 48 Bảng 4.6: Bảng giá thành thực tế - dự toán thiết kế công trình trường THPT Tân Thành ........................................................................................................ 49 DANH MỤC HÌNH  Trang Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ........................... 9 Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ................................... 10 Hình 2.3: Sơ đồ chi phí sản xuất chung ........................................................... 12 Hình 2.4: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường uyên .................................................................................................................. 13 Hình 2.5: Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái ........................................ 16 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý công ty Công ty CP TV Đầu Tư Xây Dựng Docico .............................................................................................................. 20 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ......................................................... 24 Hình 4.1: Sơ đồ qui trình thiết kế công trình tại công ty ................................. 33 Hình 4.2: Sơ đồ tổng hợp chi phí thiết kế cho công trình kênh Lâm Vồ......... 44 Hình 4.3: Sơ đồ tổng hợp chi phí thiết kế cho công trình trường THPT Tân Thành ............................................................................................................... 44 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT  BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội KPCĐ : Kinh phí công đoàn BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp CPSXC : Chi phí sản xuất chung CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSXDD : Chi phí sản xuất dở dang CPSXKD : Chi phí sản xuất kinh doanh HĐTC : Hoạt động tài chính LN : Lợi nhuận NVL : Nguyên vật liệu P.DA : Phòng dự án P.GS : Phòng giám sát P.KTTV : Phòng kế toán tài vụ P. TCHC : Phòng tổ chức hành chính P.TKDDCN : Phòng thiết kế dân dụng công nghiệp P.TKTL : Phòng thiết kế thủy lợi PX : Phân xưởng QLDN : Quản lý doanh nghiệp SP : Sản phẩm SPDD : Sản phẩm dở dang TK : Tài khoản Thuế TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải đương đầu với sức mạnh cạnh tranh rất gay gắt. Với mục tiêu muôn đời là lợi nhuận, các doanh nghiệp phải hoạt động như thế nào để có được lợi nhuận tối ưu là một nghệ thuật kinh doanh mà không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình các nhà quản trị cần hoạch định và kiểm soát chi phí vì chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính tại doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nội dung phức tạp trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp bởi tất cả các nội dung và phương pháp hạch toán về nguyên liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương, khấu hao TSCĐ,… đều tác động đến giá thành. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác nguồn lực tiềm tàng, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động về tư vấn thiết kế xây dựng. Do đó, người làm kế toán là người am hiểu sâu rộng và nắm vững về nghiệp vụ chuyên môn, phải nhận diện chi phí để giá thành phản ánh đúng bản chất của nó. Vì thế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm càng giữ vai trò quan trọng hơn. Đối với người quản lý thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra. Nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, bên cạnh việc phát triển sản xuất kinh doanh thì nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhu cầu xây dựng rất lớn. Vì vậy, các loại hình công ty chuyên về lĩnh vực tư vấn xây dựng như Docico cũng tương đối nhiều nên tính cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Do đó, quản lý chi phí, đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là công việc cần thiết để đảm bảo lợi nhuận và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vấn đề này mà tôi đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hồ sơ tư vấn thiết kế tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Với mong muốn được tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm thực tế những vấn đề trên đồng thời vận dụng hết vốn kiến thức mà mình đã được học ở trường để hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học cuối khóa. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài này nhằm thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico trong tháng 6 năm 2013. Từ đó có thể đánh giá tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để đề ra các biện pháp giảm giá thành sản phẩm nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành các hồ sơ tư vấn thiết kế thực tế tại công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu chung ta có thể đề ra một số mục tiêu cụ thể sau: - Thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hồ sơ tư vấn thiết kế của công ty trong tháng 06 năm 2013. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để đánh giá chênh lệch giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán. - Qua quá trình tìm hiểu và phân tích đề ra một số giải pháp giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian tới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian - Đề tài này được thực hiện tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico. - Các số liệu dùng để thực hiện đề tài được cung cấp từ phòng kế toán Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico. 1.3.2. Thời gian - Đề tài này được thực hiện từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013. - Thời gian của số liệu phân tích là năm 2010, năm 2011 và năm 2012. 1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu giá thành các hồ sơ tư vấn thiết kế trong tháng 6 của năm 2013 của công ty. 1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Phạm Xuân Sơn (2009). Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Phú Thịnh. “Công ty tham gia thiết kế đầu tư và xây dựng các công trình nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để tiến hành các hoạt động thiết kế đầu tư xây dựng công ty phải bỏ ra các khoản chi phí về dịch vụ, đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động của con người và các chi phí khác bằng tiền. Để biết được số tiền mà công ty bỏ ra phải dựa vào các chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu toàn công ty bỏ ra thể hiện thước đo tiền tệ chi phí sản xuất kinh doanh”. Nguyễn Minh Trí (2011). Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Tân Tiến. “Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh”. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2.1.1.1. Chi phí sản xuất * Khái niệm: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Trong đó hao phí về lao động sống là các khoản tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên. Còn hao phí về lao động vật hoá là những khoản hao phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ,... Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất. * Phân loại: a). Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí (theo tính chất và nội dung kinh tế của chi phí ) Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế (nội dung kinh tế) để phân loại, không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Đặc điểm phát sinh của chi phí, CPSX được phân thành các yếu tố sau: - Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ,...sử dụng SXKD (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực). - Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân, viên chức. - Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên. - Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho SXKD. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ. b). Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại. Toàn bộ chi phí được chia thành 2 loại: - Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc một dịch vụ trong một thời kỳ nhất định, gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp, gồm: chi phí bàn hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. c). Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh - Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay hàng hóa được mua vào. Chi phí sản phẩm được ghi nhận là chi phí (gọi là giá vốn hàng bán) tại thời điểm sản phẩm hoặc dịch vụ được tiêu thụ. Khi sản phẩm, hàng hóa chưa tiêu thụ được thì những chi phí này nằm trong sản phẩm, hàng hóa tồn kho (gọi là chi phí tồn kho). - Chi phí thời kỳ là tất cả các chi phí không phải là chi phí sản phẩm được xếp loại là chi phí thời kỳ. Những chi phí này được ghi nhận là chi phí trong kỳ chúng phát sinh và làm giảm lợi tức trong kỳ đó. Nói một cách khác, những chi phí thời kỳ được xem là phí tổn và được khấu trừ ra khỏi sản xuất lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh. Chính vì thế, chúng được gọi là chi phí thời kỳ. d). Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí - Chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và được hạch toán vào đối tượng có liên quan. - Chi phí gián tiếp là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do đó nó được phân bổ vào các đối tượng liên quan theo tiêu thức nhất định. e). Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí - Biến phí (chi phí khả biến): là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. - Định phí (chi phí bất biến): là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. - Chi phí hỗn hợp là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí. Thông thường ở mức độ hoạt động quá mức căn bản, nó thể hiện đặc điểm của biến phí. 2.1.1.2. Giá thành sản phẩm * Khái niệm: Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định. Hay giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao động, dịch vụ hoàn thành nhất định. * Phân loại: Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại: a). Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp được thực hiện và tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. b). Giá thành định mức Giá thành định mức là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. c). Giá thành thực tế Giá thành thực tế là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành của sản phẩm, công cụ, lao vụ hoàn thành, sự tiết kiệm hoặc lãng phí về chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm thấp hoặc cao. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau về chất, nhưng khác về lượng. Trong cùng một kỳ kế toán thì tổng chi phí có thể lớn, nhỏ hơn hay bằng với tổng giá thành. Khái niệm chi phí gắn với kỳ hạch toán, còn khái niệm về giá thành thì gắn liền với khối lượng dịch vụ, lao vụ hoàn thành. 2.1.2. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành và kỳ tính giá thành 2.1.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí cẩn được tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí và phục vụ cho công việc tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí trong hạch toán có thể là chi tiết sản phẩm, cụm chi tiết, bộ phận sản phẩm, loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, giai đoạn công nghệ, quy trình công nghệ, phân xưởng sản xuất,… 2.1.2.2. Đối tượng tính giá thành Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Tùy theo địa điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là: chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, đơn đặt hàng, hạng mục công trình,… 2.1.2.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời gian bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp, sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp. Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều (khối lượng lớn) chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẻ liêm tục, thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng, trong trường hợp này kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. 2.1.3. Kế toán và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 2.1.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. * Tài khoản sử dụng: - Số hiệu tài khoản: TK 621 - “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”. Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định được trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức có thể như: định mức tiêu hao, hệ số phân bổ, tỷ lệ với trọng lượng, tỷ lệ với giờ máy hoạt động. Tổng trị giá Mức phân bổ NVLTT cho từng = đối tượng NVLTT thực tế Khối lượng của từng xuất dùng đối tượng được xác Tổng số khối lượng của các đối tượng được xác định theo một tiêu thức nhất định x định theo một tiêu thức nhất định * Sơ đồ hạch toán: TK 111, 112, 331 TK 621 TK 154 (631) Trị giá NVL mua về giao ngay cho bộ phận sản xuất TK 152 (611) Kết chuyển CPNVLTT vào tài khoản tính giá thành Trị giá NVL xuất kho cho sản xuất sản phẩm Trị giá NVL không dùng để lại PX (bút toán đỏ) Trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí theo quy định. * Tài khoản sử dụng: - Số hiệu tài khoản: TK 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp” Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định được trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức có thể như: định mức tiền lương, hệ số phân bổ, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn,... Tổng tiền lương Mức phân bổ CP NCTT cho từng = đối tượng Khối lượng của từng NCTT sản xuất cho từng đối tượng Tổng số khối lượng của các đối tượng được xác định theo một tiêu thức nhất định đối tượng được xác x định theo một tiêu thức nhất định * Sơ đồ hạch toán: TK 334 TK 622 TK 154 (631) Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ Kết chuyển CPNCTT vào tài khoản tính giá thành phép cho công nhân TK 338 Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất Hình 2.2 : Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.3.2. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp bao gồm các khoản chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng. Phần chi phí sản xuất chung cố định được tính vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì vẫn phải tính cho đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Phần chi phí sản xuất chung cố định phân bổ còn thừa được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tượng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Các tiêu thức phân bổ có thể là tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp, tỷ lệ với nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với giờ máy chạy. Tổng chi phí Mức phân bổ CP SXC cho từng = đối tượng Khối lượng của từng sản xuất chung thực tế đối tượng được xác phát sinh trong kỳ Tổng số đơn vị của các đối x tượng được phân bổ theo một tiêu thức nhất định * Tài khoản sử dụng: - Số hiệu tài khoản: TK 627 - “Chi phí sản xuất chung”. - Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí vật liệu + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274: Khấu hao tài sản cố định + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí khác bằng tiền định theo một tiêu thức nhất định * Sơ đồ hạch toán: TK 334, 338 TK 627 TK 111, 152, 338 Lương và các khoản trích theo lương nhân viên PX Khoản làm giảm CPSXC TK 335 Các khoản trích trước thuộc PX sản xuất TK 632 CPSXC phân bổ thừa tính vào CPSXKD TK 214 Khoản trích khấu hao TSCĐ thuộc PX sản xuất TK 142, 242 TK 154 (631) Phân bổ chi phí phát sinh Kết chuyển CPSXC vào một lần có giá trị lớn tài khoản tính giá thành TK 152, 153 (611) Vật tư xuất từ kho sử dụng cho PX sản xuất TK 111, 112, 331 Chi phí, dịch vụ mua ngoài khác Hình 2.3 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 2.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Có 2 phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ nhưng Công ty chỉ áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty. * Tài khoản sử dụng: - Tài khoản sử dụng: TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Tài khoản 154 dùng để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ việc tính giá thành sản phẩm công nghiệp, xây lắp,… ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. * Sơ đồ hạch toán: - Kết cấu TK 154 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau: TK 154 TK 621 Kết chuyển CPNVLTT TK 111, 152, 155 (phụ) Khoản làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm TK 622 TK 155 (chính) Kết chuyển CPNCTT Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho TK 627 TK 157, 632 Kết chuyển CPSXC Xuất bán ngay hoặc gửi đi bán không qua kho Hình 2.4: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 2.1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành hết các giai đoạn chế biến hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm nghiệm nhập kho. Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc cần phải thực hiện trước khi xác định giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở dang. Việc đánh giá một cách hợp lý chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá thành sản phẩm. Có nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như: - Đánh giá theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (hoặc đánh giá theo chi phí nguyên liệu chính). - Đánh giá theo ước lượng sản lượng hoàn thành tương đương. - Theo 50% chi phí chế biến. - Theo chi phí định mức hay chi phí kế hoạch. - …. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực hoạt động của công ty là chuyên tư vấn và thiết kế các công trình, sản phẩm là các hồ sơ tư vấn thiết kế nên không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, do vậy công ty không sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang để đánh giá sản phẩm dở dang. 2.1.6. Tính giá thành sản phẩm Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm như: - Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp). - Tính giá thành theo phương pháp hệ số. - Tính giá thành theo phương pháp tỉ lệ. - Tính giá thành theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ. - Tính giá thành theo phương pháp phân bước (Phương pháp công đoạn hay phương pháp tổng cộng chi phí) có 2 phương pháp là: phương pháp không tính giá bán thành phẩm (Kết chuyển chi phí song song) và phương pháp tính giá bán thành phẩm (Kết chuyển tuần tự). - Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng. - Tính giá thành theo phương pháp định mức. Đối với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico là công ty có quy mô nhỏ, các sản phẩm là các hồ sơ tư vấn thiết kế nên phương pháp tính giá thành mà công ty áp dụng là một phương pháp đơn giản, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty do vậy công ty đã sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp đơn giản để tính giá thành sản phẩm để áp dụng cho công ty mình. Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng ít, sản xuất khối lượng nhiều với chu kỳ ngắn. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành. Tổng giá thành thực tế của SP = CPSXDD Đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ - Các khoản giảm giá thành Các khoản làm giảm chi phí sản xuất có thể là giá trị phế liệu thu hồi hay giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được ngoài định mức cho phép,… Giá thành thực tế đơn vị SP Tổng giá thành thực tế của sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành Nếu trong trường hợp cuối tháng không có sản phẩm dở dang, hoặc có nhưng ít và ổn định nên không cần tính toán, thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất trong kỳ 2.1.7. Hình thức kế toán áp dụng Các doanh nghiệp được chọn một trong năm hình thức kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung; - Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; - Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ; - Hình thức kế toán trên máy vi tính. Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, hình thức ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức kế toán đó, gồm: các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico đang áp dụng hình thức kế toán là Nhật ký - Sổ cái. - Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký – Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. - Hình thức kế toán là Nhật ký - Sổ cái gồm các loại sổ kế toán sau: + Nhật ký - Sổ cái; + Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ quỹ Nhật ký – Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Hình 2.5: Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái * Ghi chú: : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Kiểm tra đối chiếu * Trình tự ghi sổ như sau: (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. (3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của cột “Phát sinh” ở phần Tổng số phát sinh = Nợ của tất cả các Nhật ký Tổng số dư Nợ các Tài khoản Tổng số phát sinh = Tài khoản = Có của tất cả các Tài khoản Tổng số dư Có các tài khoản (4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Sử dụng số liệu thứ cấp: - Thu thập số liệu từ phòng kế toán. - Tham khảo sách báo và những tài liệu có liên quan. 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp so sánh để: + So sánh báo cáo tài chính giữa các năm để phân tích hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian qua. + So sánh các khoản mục cần thiết để phân tích tình thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán. - Dựa vào phương pháp hạch toán kế toán theo quyết định của Bộ Tài Chính: + Phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. + Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng để tính khấu hao tài sản cố định tại phòng thiết kế ở công ty. + Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu bán hàng trong kỳ. CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG DOCICO 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Việt Nam là một nước đang phát triển, nhà nước đã mở cửa cho kinh tế tự do sản xuất kinh doanh và thị trường xuất khẩu hàng hóa đang diễn ra ngày càng sôi động. Bên cạnh việc phát triển sản xuất kinh doanh thì nhà nước cũng rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hàng năm phải đối mặt với thiên tai lũ lụt nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng rất cấp bách như đê bao chống lũ, nâng cấp đường bộ, xây dựng trường học, trụ sở làm việc,…Vì thế Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico ra đời để góp phần đáp ứng những yêu cầu trên. Tên nước ngoài: Docico Construction Investment Consultative Jointstock Company. Hình thức sở hữu vốn: Công ty Cổ phần. Thành lập năm 2010, dời trụ sở và nhận lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1401473781, ngày 21 tháng 03 năm 2013 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp. Mã số thuế: 1401473781. Đại diện theo pháp luật: Kỹ sư Lê Thành Trị. Đóng trụ sở mới tại đường Điện Biên Phủ, Phường Mỹ Phú, Thành Phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: 067.3886 899 – Fax: 067.3886 900. Email: Congtydocico@gmail.com. Khi mới thành lập Công ty gặp nhiều trở ngại do quy mô hoạt động còn hạn chế, chưa được khách hàng biết đến nhiều. Đến nay, sau một thời gian hoạt động, Docico được nhiều khách hành nhắc đến khi nói về xây dựng. Công ty cũng đã nhận được nhiều hợp đồng lớn có giá trị cao từ các khách hàng khó tính, điều này cho thấy được thực lực của công ty được nâng cao. Đa số khách hàng đến Công ty vì đã nhận thấy được khả năng và tính chuyên nghiệp cao của đội ngũ công nhân viên. Đến với Công ty quý khách sẽ hài lòng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ sư lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm, luôn năng động, nhiệt tình trong công việc, uy tín và chất lượng luôn đặt lên hàng đầu. Phương châm của Công ty là luôn không ngừng hoàn thiện về mọi mặt, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để tạo thêm sức mạnh trên thương trường và mang đến cho đối tác sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt nhất. 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1. Sơ đồ tổ chức Giám Đốc Phó Giám Đốc  Phó Giám Đốc      P. TCHC P. KTTV P. TKDDCN P.TKTL P.DA P.GS  Bộ Phận Triển Khai Thực Địa Công Trình (Nguồn: Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico, năm 2013) Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty CP TV Đầu Tư Xây Dựng Docico * Ghi chú:  Phòng tổ chức hành chính.  Phòng kế toán tài vụ.  Phòng thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp.  Phòng thiết kế công trình thủy lợi.  Phòng lập dự án công trình.  Phòng giám sát kỹ thuật thi công xây dựng công trình.  Đi thực tế khảo sát địa hình. 3.2.2. Năng lực về tổ chức quản lý Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico có lực lượng cán bộ thuộc nhiều chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, dân dụng, công nghiệp,... Đội ngũ cán bộ của Công ty được tích lũy nhiều kinh nghiệm, trưởng thành trong thị trường tư vấn có khả năng đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đang đặt ra. Với những phương tiện, thiết bị hiện đại được trang bị cho công tác khảo sát, thiết kế, lập dư toán, tư vấn xây dựng như máy tính, máy in, máy đo đạc, khoan khảo sát,… Với tình hình lao động tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico được bố trí nhân lực quản lý ở các bộ phận như sau: - Hội đồng quản trị có 5 người. Ban giám đốc có 3 người. - Trưởng phòng có 4 người. - Đội trưởng đội thi công 3 người. Bảng 3.1: Bảng thống kê trình độ của Công ty CP TV đầu tư xây dựng Docico Đơn vị tính: Người Nội dung Nữ Nam Cộng Tỷ lệ Trên đại học 3 0 3 8,57% Đại học 7 1 8 22,86% Cao đẳng 4 2 6 17,14% Trung cấp 3 3 6 17,14% Lao động phổ thông 11 1 12 34,29% Tổng 28 7 35 100% (Nguồn: Phòng Kế toán, năm 2013) Qua bảng thống kê cho thấy, với số lượng nhân viên là 35 người trong đó trình độ trên đại học có 3 người chiếm 8,57%, số nhân viên có trình độ đại học 8 người chiếm tỷ lệ khá cao 22,86% cho thấy nguồn nhân lực của Công ty khá vững chắc, là tiền đề để Công ty mở rộng hoạt động trong tương lai. Tuy nhiên lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành và chất lượng sản phẩm của Công ty. Vì vậy, Công ty luôn quan tâm, chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực vì đào tạo là nhân tố quan trọng để cán bộ công nhân viên tích lũy, cập nhật kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết để không những có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn có thể đương đầu với những cạnh tranh gay gắt của thị trường hiên nay. 3.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tại Công ty 3.2.3.1. Giám đốc Công ty Giám đốc là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm hoàn toàn mọi hoạt động và hoạch định chiến lược và định hướng kinh doanh của công ty. Giám đốc là người quản lý sử dụng số nhân viên tuyển dụng trên cơ sở bố trí phù hợp để nhằm phát huy tốt đội ngũ nhân viên. 3.2.3.2. Phó Giám đốc Phó Giám đốc phụ trách tài chính là người chịu trách nhiệm về điều hành và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty. Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật có chức năng giám sát, đo đạc, vẽ thiết kế các công trình, kiểm tra kỹ thuật các công trình đang thi công, lập kế hoạch chiến lược tìm thị trường, ngoại giao đàm phán với khách hàng. 3.2.3.3. Phòng tổ chức hành chính Tham mưu tổ chức sắp xếp bộ máy Công ty, xây dựng các chế độ quy định công tác, nghiên cứu đề xuất sử dụng tốt nhân sự, phát huy hết năng suất lao động, có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên theo chế độ đã quy định. Tổ chức quản lý lao động tiền lương, công tác bảo vệ tài sản đơn vị, tổ chức thực hiện các tổ chức về hành chính quản trị. 3.2.3.4. Phòng kế toán tài vụ Tham mưu cho ban giám đốc về mặt tài chính thực hiện hạch toán kinh tế theo chế độ kế toán hiện hành. Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng chi phí Công ty. Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích hoạt động tài chính. 3.2.3.5. Phòng thiết kế xây dựng dân dụng Thực hiện công việc thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp như nhà ở, bệnh viện, trường học, nhà xưởng,… để phục vụ nơi ở cho người dân, tạo công ăn việc làm, giải quyết lao động, các công trình công cộng và các ngành dưới sự quản lý và điều hành của Phó Giám đốc kỹ thuật. 3.2.3.6. Phòng thiết kế xây dựng thủy lợi Chuyên thiết kế các công trình thủy lợi như đê, đập, kè, đường nông thôn, cống, kênh nội đồng,… để phục vụ sản xuất nông nghiệp, dưới sự quản lý và điều hành của Phó Giám đốc kỹ thuật. 3.2.3.7. Phòng dự án Lập dự án các công trình lớn mà Công ty đảm nhận theo quy định của Bộ Xây Dựng. 3.2.3.8. Phòng giám sát Thực hiện công tác ngoại nghiệp (thực địa) trong khoảng thời gian nhất định cung cấp số liệu, thực hiện nội nghiệp và cung cấp số liệu cho phòng kế toán. 3.2.3.9. Tổ đội công nhân Thực hiện công việc thực địa ngoài công trình chịu sự quản lý của các trưởng phòng và sự giám sát của Công ty. 3.3. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - Thiết kế công trình thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật và cầu (5 tấn, dài 36m), đường cấp VI đồng bằng. - Thiết kế kết cấu các công trình giao thông như: cầu, đường bộ nông thôn. - Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công trình công nghiệp (trại chăn nuôi, trạm nông nghiệp, kho công nghiệp, trạm chế biến nông sản),… - Thiết kế xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Quản lý đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu, lập dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế lập dự án đánh giá tác động môi trường. - Thiết kế quy hoạch xây dựng, tổng thể mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất công trình dân dụng và công nghiệp. - Khảo sát địa hình công trình xây dựng, khảo sát địa chất công trình. - Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình như thủy lợi, hồ chứa, đập, đê, kè, thủy nông, cầu đường bộ nông thôn, dân dụng và công nghiệp. - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi, giao thông nông thôn, san lắp mặt bằng,… 3.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 3.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ (Nguồn: Phòng Kế toán, năm 2013) Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 3.4.2. Nhiệm vụ, chức năng các bộ phận kế toán 3.4.2.1. Kế toán trưởng Là người đứng đầu bộ máy của công ty, tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với tổ chức sản xuất của Công ty. Kiểm tra xét duyệt toàn bộ công tác hạch toán, các báo cáo quyết toán quý năm. Nắm sát tình hình biến động về vốn của Công ty tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý và sử dụng vốn. 3.4.2.2. Kế toán tổng hợp - Phụ trách kế toán của Công ty, đồng thời kiêm luôn kế toán tổng hợp. - Tổng hợp các chi phí sản xuất kinh doanh, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo theo biểu mẫu quy định thống nhất. - Tổng hợp báo cáo quyết toán quý, năm. - Theo dõi nguồn vốn về xây dựng cơn bản, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và đưa vào sử dụng khi công trình hoàn thành. - Lập báo cáo thống kê theo chế độ quy định. - Lập phiếu thanh toán và theo dõi tình hình thu chi tiền mặt và các khoản công nợ tăng giảm và trích khấu hao tài sản cố định. Theo dõi các khoản phải thu, phải trả thanh toán cho người bán. - Theo dõi và lập kế hoạch trích khấu hao. - Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định. - Theo dõi và lập kế hoạch biến động vật tư. - Theo dõi tập hợp các chi phí phát sinh. - Hàng tháng lên bảng thống kê chuyển kế toán tổng hợp. 3.4.2.3. Thủ quỹ - Theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng, kiểm tra lượng tiền tồn tại tài khoản. - Thu - chi bảo quản tiền mặt và các chứng từ có giá trị. - Cập nhật hàng ngày và báo cáo tiền mặt. 3.5. CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG 3.5.1. Trình tự ghi sổ kế toán Theo chế độ kế toán Việt Nam quy định, có nhiều hình thức kế toán đang được áp dụng rộng rãi. Việc lựa chọn hình thức kế toán nào để áp dụng tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chính vì thế công ty đã cân nhắc trên cơ sở xem xét các điều kiện thực tế và quy mô hoạt động của Công ty, đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ của cán bộ kế toán và phương tiện tính hỗ trợ,… để từ đó lựa chọn hình thức kế toán phù hợp nhất và đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Hình thức kế toán mà công ty đang sử dụng là hình thức Nhật ký – Sổ cái để ghi chép và phản ánh một cách toàn diện, liên tục, chính xác có hệ thống tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn của đơn vị dưới hình thức bằng tiền, hiện vật và thời gian lao động, phải đảm bảo cung cấp đúng đắn và kịp thời những tài liệu cần thiết cho việc lập biểu kế toán. 3.5.2. Tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất ban hành quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 3.6. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.6.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua Công ty thành lập từ năm 2010 từ khi thành lập đến nay tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty dần dần đi vào ổn định. Tuy nhiên tăng trưởng còn chậm, thị trường chủ yếu của Công ty là tại tỉnh nhà Đồng Tháp và một số tỉnh lân cận như Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang. Là công ty cổ phần, có quy mô nhỏ nên cuối kỳ kế toán năm công ty mới tiến hành lập báo cáo tài chính sau đây là khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010, năm 2011 và năm 2012. Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 - 2011 - 2012 Đơn vị tính: đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 Số tiền Doanh thu Các khoản giảm trừ 917.066.364 2.691.953.177 6.751.508.194 - - - 2012/2011 Số tiền % 1.774.886.813 - % 193,54 4.059.555.017 - 150,8 - 150,8 Doanh thu thuần 917.066.364 2.691.953.177 6.751.508.194 1.774.886.813 193,54 4.059.555.017 Giá vốn hàng bán 801.444.778 1.967.745.000 5.535.050.000 1.166.300.222 145,52 3.567.305.000 181,29 Lợi nhuận gộp 115.621.586 724.208.177 1.216.458.194 608.586.591 526,36 492.250.017 Doanh thu HĐTC Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí QLDN LN thuần từ hoạt động kinh doanh 67,97 3.676.472 14.866.232 2.014.071 121,54 11.189.760 304,36 - - - - - - - - - - - - - - 333.393.629 401.766.989 794.286.673 68.373.360 20,51 347.501.684 86,49 (216.109.642) 326.117.660 482.055.753 542.227.302 -250,90 155.938.093 47,82 1.662.401 Thu nhập khác - - - - - - - Chi phí khác - 22.500 - 22.500 100 (22.500) -100 Lợi nhuận khác - (22.500) - (22.500) -100 22.500 -100 326.095.160 482.055.753 542.204.802 -250,90 155.960.593 47,83 19.254.746 120.617.053 19.254.764 100 101.362.307 526,28 306.840.414 361.438.701 522.950.056 Tổng LN trước thuế (216.109.642) Thuế TNDN - LN sau thuế TNDN (216.109.642) -241,98 ( Nguồn: Phòng kế toán, năm 2010 - 2012 - 2012) 54.598.287 17,79 Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy qua 3 năm doanh thu, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên khá cao cho thấy công ty hoạt động rất có hiệu quả. Năm 2011 so với năm 2010, cụ thể năm 2010 là năm công ty mới thành lập nên hoạt động của công ty chưa ổn định, chi phí bỏ ra để thành lập công ty rất lớn, chưa có kinh nghiệm quản lý chi phí dẫn đến chi phí giá vốn cao, chưa có nhiều khách hàng biết về công ty nên các hồ sơ tư vấn thiết kế không nhiều dẫn tới doanh thu chỉ đạt khoảng 917.066.364 đồng, chưa đạt được lợi nhuận cụ thể là lỗ 216.109.642 đồng. Đến năm 2011 doanh thu tăng 193,54% so với năm 2010, cụ thể đạt 2.691.953.177 đồng, lợi nhuận sau thuế là 306.846.414 đồng tăng 241,98% so với năm 2010 do công ty đã đi dần vào ổn định, dần tạo được lòng tin, thu hút nhiều khách hàng. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng thấp hơn, chỉ tăng 145,52% điều này cho thấy rằng công ty đã kiểm soát tốt chi phí phát sinh trong quá trình thiết kế, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 đạt 306.840.414 đồng. Năm 2012 so với năm 2011 thì doanh thu đạt 6.751.508.194 đồng, tăng 150,8% so với năm 2011 dù doanh thu có mức tăng khá cao nhưng tăng không bằng mức tăng giữa năm 2011/2010 là 193,54% thấp hơn 42,74%. Tuy đã hoạt động được 2 năm nhưng trong năm 2012 dù doanh thu có cao nhưng các khoản chi phí của công ty đều có mức tăng đáng kể chi phí nhân công, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung tăng lên nên giá vốn hàng bán tăng 182,29%, chi phí quản lý tăng 86,49% do vậy kéo theo lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 361.438.701 đồng chỉ tăng 17,79% so với năm 2011 cụ thể là 54.598.287 đồng Tỷ suất lợi nhận sau thuế trên = doanh thu năm 2011 (ROS) Lợi nhuận sau thuế Tổng doanh thu 306.840.414 = 2.691.953.177 = 11,4% Tỷ suất lợi nhận sau thuế trên = doanh thu năm 2012 (ROS) Lợi nhuận sau thuế Tổng doanh thu 361.438.701 = 6.751.508.194 = 5% Qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, có thể thấy khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu như trong năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao là 11,4% cứ 100 đồng doanh thu đã tạo ra 11,4% đồng lợi nhuận nhưng qua năm 2012 thì tỷ suất lợi nhuận đã giảm một cách đáng kể từ 11,4% giảm còn 5%, giảm 6,4%. Đó là dấu hiệu không khả quan công ty cần có những biên pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới. Nhận xét: Qua 3 năm hoạt động, mặc dù công ty gặp nhiều trở ngại khó khăn trong những ngày đầu thành lập nhưng công ty đã đạt được những thành quả nhất định. Cụ thể là năm 2010 doanh thu không cao và lỗ nhưng năm 2011 doanh thu và lợi nhuận tăng cao, nhưng tới 2012 mặc dù doanh thu cũng tăng nhưng do chi phí tăng mạnh làm lợi nhuận sau thuế của doanh thu giảm một cách đáng kể so với năm trước. Do đó Công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong việc tăng doanh số bán, phấn đấu hạ giá thành sản xuất hiệu quả, giảm chi phí hàng hóa mua vào, tiết kiệm chi phí quản lý hơn nữa, đồng thời tăng cường các hoạt động tài chính và hoạt động khác để gia tăng tích luỹ tạo thế đứng vững chắc để không ngừng nâng cao lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới. 3.6.2. Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển 3.6.2.1. Thuận lợi - Kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển, nhu cầu xây dựng rất lớn đó là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phát triển. - Công ty được sự hổ trợ nhiệt tình của các ngành hữu quan trong tỉnh và cấp chính quyền địa phương đã tạo thuận lợi cho công ty hoạt động mang lại hiệu quả. Trong năm 2012, thị trường hoạt động tư vấn xây dựng trong tỉnh có nhiều sôi động, nguồn vốn các dự án đầu tư trên địa bàn dồi dào, phong phú đa dạng, tạo việc làm trên lĩnh vực tư vấn nhiều hơn nên doanh thu của công ty không ngừng tăng lên. - Đã thành lập được 3 năm đã dần tạo được uy tín trên thị trưởng tỉnh nhà, ngày càng có nhiều chủ đầu tư tìm đến công ty mang đến nhiều hợp đồng thiết kế cho công ty. Năm 2011 là năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công ty doanh thu tăng từ 917.066.364 đồng năm 2010 lên 2.691.953.177 năm 2011 lợi nhuận đạt 306.840.414 đồng trong năm 2011. Đến năm 2012 doanh thu đạt 6.751.508.194 đồng tăng so với năm 2010 là 4.774.886.813 đồng. Điều này chứng là hoạt động của công ty đã từng bước đi vào ổn định và có những bước tiến, bước phát triển rất lớn trong những năm qua, bằng chứng là tổng doanh thu năm nay luôn tăng hơn so với năm trước tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên. - Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn có tinh thần làm việc cao đáp ứng được nhu cầu công tác tư vấn chất lượng đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư đặt ra. 3.6.1.2. Khó khăn - Sau hơn ba năm hoạt động, công ty cũng gặp khá nhiền trở ngại cũng đạt được nhiều thành quả nhất định. Trong năm đầu hoạt động thì không thể tránh khỏi tình trạng hoạt động lỗ cụ thể là lỗ 216.109.642 đồng điều này không thể tránh khỏi. Vì trong năm 2010 là năm đầu hoạt động của công ty khi mới hoạt động công ty phải chi ra một khoản lớn chi phí cho việc thành lập công ty mà các hợp đồng tư vấn ít không thể bù đắp một khoản chi phí lớn như vậy dẩn đến lỗ trong năm đầu tiên tuy nhiên công ty đã dần dần khắc phục trong 2 năm hoạt động tiếp theo. - Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp các loại hình công ty chuyên về lĩnh vực tư vấn xây dựng như công ty cũng tương đối nhiều nên tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, một phần là do mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nên cũng khá lạ, chưa tạo sự tin cậy đối với khách hàng. - Do mới thành lập công ty không có kinh nghiệm trong việc quản lý chi phí thiết kế nên dẫn tới chi phí thiết kế cao làm ảnh hưởng tới giá thành thiết kế khiến giá thành cao làm lợi nhuận không cao như mong muốn. - Đối với chi phí quản lý công ty chưa có kế hoạch quản lý loại chi phí này một cách hiệu quả. Cụ thể là chi phí quản lý năm 2011 tăng 20,51% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 chi phí này đã tăng 347.501.684 đồng so với năm 2011 cụ thể tăng 86,49%. Công ty cần có những kế hoạch cụ thể và hiệu quả để giảm chi phí quản lý nhằm làm công ty đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới. 3.6.2.3. Phương hướng phát triển Cải tiến các hoạt động dịch vụ để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tạo thêm lợi nhuận để có nguồn vốn dồi dào đầu tư tiếp vào Công ty trong tương lai và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, trong đó đầu tư nhân lực được xem là then chốt bằng cách đầu tư đào tạo con người có kỹ năng chuyên nghiệp năng động sáng tạo. Có chính sách hợp lý để thu hút và giữ chân người tài kế thừa cho Công ty. “Tìm kiếm khách hàng mới, giữ gìn khách hàng cũ và trân trọng lòng trung thành của đối tác” đó là phương châm nhất quán là mục tiêu chiến lược mà Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico đặt ra để mời gọi khách hàng. Công ty sẽ hoàn thành tất cả các dự án công trình của khách hàng với chất lượng tốt nhất để khi đến tay người sử dụng sẽ là những công trình hoàn hảo nhất chứ không chỉ hoàn thành thông thường. Bên cạnh đó, Công ty sẽ không ngừng phấn đấu, tiếp thu kinh nghiệm, hợp tác phát triển với hy vọng chinh phục những mục tiêu mới đưa Công ty trở thành một thương hiệu có uy tín trong ngành. Đoàn kết sáng tạo, dám nghĩ dám làm và tinh thần vươn lên mạnh mẽ của toàn bộ phận nhân viên Công ty, với chiến lược mở rộng dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư xây dựng hình ảnh Công ty trong lòng đối tác. CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG DOCICO 4.1. TỔNG QUÁT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 4.1.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu là thiết kế, lập dự toán, tư vấn thiết kế các công trình công nghiệp, dân dụng, chuyên dụng, công trình giao thông, thủy lợi,… Do đó, tại công ty, kế toán tập hợp chi phí cho từng hoạt động của công ty gồm hoạt động thiết kế lập dự toán công trình, hoạt động tư vấn và hoạt động giám sát. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu giá thành cho hoạt động thiết kế và lập dự toán công trình, nên công ty không phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà chỉ phát sinh chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí nhân công trực tiếp (hay chi phí nhân viên thiết kế) là chi phí tiền lương của nhân viên trực tiếp thiết kế các công trình phát sinh tại công ty (gồm lương của nhân viên kỹ thuật như nhân viên thiết kế, nhân viên khảo sát, nhân viên vẽ kiến trúc, nhân viên tính kết cấu, nhân viên dự toán,…) và các khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp thiết kế. - Chi phí sản xuất chung là những chi phí gồm chi phí lương nhân viên giám sát thiết kế (tổ trưởng phòng thiết kế), chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh tại phòng thiết kế (như giấy, mực in, photo, điện, điện thoại, dịch vụ internet,…). 4.1.2. Đối tƣợng tính giá thành và kỳ tính giá thành hồ sơ thiết kế công trình tại công ty Đối tượng tính giá thành tại công ty là các đơn đặt hàng cụ thể ở đây là hồ sơ thiết kế và dự toán xây dựng công trình, thông qua các hợp đồng nên thời gian thực hiện thường kéo dài. Hàng tháng kế toán tập hợp chi phí thiết kế công trình phát sinh trong tháng, sau đó căn cứ vào tỷ lệ doanh thu để tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình và sau đó tập hợp các chi phí vào tài khoản 622 và tài khoản 627. Đối với công trình chưa hoàn thành, chi phí được kết chuyển vào tài khoản 154, đối với công trình đã hoàn thành mới tính giá thành, do đó, kỳ tính giá thành của đơn vị là tháng. 4.1.3. Sổ sách sử dụng trong quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty - Sổ chi tiết TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. - Sổ chi tiết TK 627 - Chi phí sản xuất chung. - Sổ Nhật ký – Sổ Cái. 4.1.4. Quá trình thiết kế công trình tại công ty Khi nhận được thông báo của chủ đầu tư về việc nhận thầu tư vấn thiết kế công trình thì công ty tiến hành làm đơn xin nhận thầu gởi đến chủ đầu tư để xin nhận thầu thiết kế công trình. Sau khi nhận quyết định cho nhận thầu thiết kế của chủ đầu tư công ty sẽ đề ra kế hoạch và những định hướng cụ thể để thiết kế theo qui trình sau: - Căn cứ vào nhu cầu xây dựng của khách hàng (diện tích xây dựng, qui mô công trình, công năng sử dụng, lợi ích cộng đồng và xã hội,…), công ty cử cán bộ kỹ thuật có chuyên môn đến khảo sát hiện trạng công trình. Sau đó, lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình. - Căn cứ vào kết quả khảo sát hiện trạng, các kiến trúc sư sẽ vẽ kiến trúc tổng thể và chi tiết của công trình. - Sau khi triển khai chi tiết kiến trúc, các kỹ sư xây dựng sẽ tính kết cấu của công trình, sau đó tiến hành thống kê vật liệu sử dụng cho công trình (chủ yếu là sắt, thép, xi măng,…). - Sau cùng là các kỹ thuật viên sẽ tính dự toán kinh phí xây dựng công trình. Sau khi hồ sơ thiết kế bản vẽ công trình hoàn tất, bộ phận kế toán sẽ lập hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu bàn giao hồ sơ cho khách hàng và tiến hành các thủ tục thanh toán giá trị hợp đồng khi dự án đầu tư được các cấp thẩm quyền phê duyệt. Sau đây là sơ đồ tóm tắt quá trình thiết kế và lập dự toán xây dựng công trình tại công ty. Khảo sát hiện trường Vẽ kiến trúc tổng thể và chi tiết công trình Tính kết cấu công trình Tính dự toán kinh phí xây dựng Lập hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu bàn giao hồ sơ (Nguồn: Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico, năm 2013) Hình 4.1. Sơ đồ qui trình thiết kế công trình tại Công ty * Nhận xét: Quy trình thiết kế công trình tại công ty được thực hiện chặt chẽ từ khâu nhận thầu thiết kế công trình tới khâu cuối cùng là nghiệm thu bàn giao hồ sơ, công ty đã thực hiện các quy trình theo đúng quy định, thiết kế xây dựng tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, đảm bảo tiến độ hoàn thành hồ sơ thiết kế cũng như chất lượng của hồ sơ đáp ứng tốt yêu cầu chủ đầu tư đặt ra. 4.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH HỒ SƠ TƢ VẤN THIẾT KẾ TẠI CÔNG TY 4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí bỏ ra sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, là một trong các chi phí để tập hợp tính giá thành sản phẩm nhưng ở đây Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu là thiết kế, lập dự toán, tư vấn thiết kế các công trình công nghiệp, dân dụng, chuyên dụng, công trình giao thông, thủy lợi,… là hình thức kinh doanh dịch vụ phục vụ theo yêu cầu của chủ đầu tư vì vậy không có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà chỉ có chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 4.2.2.1. Đặc điểm Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại phòng thiết kế gồm lương của nhân viên kỹ thuật như nhân viên thiết kế, nhân viên khảo sát, nhân viên vẽ kiến trúc, nhân viên tính kết cấu, nhân viên dự toán,… ở phòng thiết kế. Sau khi nhận được đơn đặt hàng của chủ đầu tư công ty sẽ đề ra kế hoạch, định hướng cụ thể và phân công cho từng tổ phụ trách thiết kế cho từng hồ sơ thiết kế riêng biệt. Điều đó để dể dàng cho việc tính giá thành, đảm bảo tiến độ hoàn thành hồ sơ thiết kế cũng như chất lượng của hồ sơ đáp ứng tốt yêu cầu chủ đầu tư đặt ra. - Phương pháp tính lương của nhân viên trực tiếp thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán xây dựng công trình được tính theo lương thời gian dựa vào hệ số bậc lương và mức lương cơ bản do công ty theo quy định. - Các khoản trích theo lương và khấu trừ lương: + Nếu như các khoản trích theo lương được trích theo tỷ lệ nhà nước quy định là BHXH là 17%, BHYT là 3%, BHTN 1%, KPCĐ là 2%. Tuy nhiên đối với công ty là công ty cổ phần, người lao động công ty chỉ ký hợp đồng lao động có thời hạn nên công ty không trích BHTN và KPCĐ cho người lao động. Như vậy, thay vì 23% lương tính vào chi phí thì công ty chỉ cần trích 20% tính vào chi phí của công ty mà thôi. + Do vậy nên việc khấu trừ lương của người lao động cũng sẽ không cần khấu trừ phần BHTN, vậy người lao động trong công ty chỉ cần khấu trừ 8.5% chứ không phải là 9,5% như quy định của nhà nước. - Chứng từ sử dụng là bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng tính các khoản trích theo lương. 4.2.2.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trong tháng 06 năm 2013 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: - Tiền lương phải trả cho nhân viên thực hiện khảo sát thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán xây dựng công trình kênh Lâm Vồ là 16.024.725 đồng. Các khoản phải trích theo lương BHXH, BHYT là 3.204.945 đồng và khấu trừ lương là 1.362.102 đồng. - Theo chứng từ số 455/PC ngày 28/06/2013, kế toán chi lương cho nhân viên trực tiếp thiết kế công trình kênh Lâm Vồ là 14.229.670 đồng. - Tiền lương phải trả cho nhân viên trực tiếp thực hiện thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán xây dựng trường THPT Tân Thành là 22.681.435 đồng. Các khoản phải trích theo lương BHXH, BHYT là 4.536.287 đồng và khấu trừ lương là 1.927.922 đồng. - Theo chứng từ số 456/PC ngày 28/06/2013, kế toán chi lương nhân viên trực tiếp thiết kế cho công trình trường THPT Tân Thành là 20.753.513 đồng. Như vậy, tổng chi phí nhân viên trực tiếp thiết kế công trình kênh Lâm Vồ là 19.229.670 đồng và công trình trường THPT Tân Thành là 27.217.722 đồng. Bút toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp cho hồ sơ thiết kế công trình kênh Lâm Vồ: Nợ TK 622 (Lâm Vồ) 19.229.670 đồng Có TK 334 16.024.725 đồng Có TK 338 3.204.945 đồng Bút toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp cho hồ sơ thiết kế công trình trường THPT Tân Thành: Nợ TK 622 (Tân Thành) 27.217.722 đồng Có TK 334 22.681.435 đồng Có TK 338 4.536.287 đồng 4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là một khoản mục để tính giá thành, do đó việc tính toán khoản chi phí này đòi hỏi phải hợp lý và chính xác. Chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phòng thiết kế. - Chi phí vật liệu: các chi phí về văn phòng phẩm, giấy in, mực in và photo,… - Chi phí mua công cụ dụng cụ: phụ tùng máy photo, máy in, các loại thước chuyên dụng phục vụ cho khảo sát, đo đạc,… - Chi phí khấu hao tài sản cố định: công ty áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng với thời gian sử dụng là 5 năm bao gồm chi phí khấu hao tháng của các máy photocopy, máy in, máy vi tính, máy kinh vĩ, máy thủy chuẩn,… - Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm tiền điện, điện thoại, cước internet,… - Chi phí bằng tiền khác ngoài như tiền bảo trì máy tính, photo tài liệu,… Chi phí sản xuất chung phát sinh tại phòng thiết được tập hợp vào cuối tháng, sau đó căn cứ vào tỷ lệ doanh thu mà tiến hành phân bổ cho từng hồ sơ thiết kế công trình. 4.2.3.1. Chi phí nhân viên quản lý phòng thiết kế a). Nội dung - Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương BHYT, BHXH của các tổ trưởng phòng thiết kế phụ trách quản lý và giám sát việc thiết kế và lập dự toán công trình. - Do nhân viên công ty làm theo hợp đồng lao động có thời hạn nên công ty chỉ trích BHYT, BHXH cho nhân viên. Các khoản phải trích theo lương BHXH, BHYT là 20% tính vào chi phí và khấu trừ lương là 8,5%. - Tài khoản sử dụng: 6271 – “Chi phí nhân viên phân xưởng”. - Chứng từ sử dụng là bảng thanh toán lương và bảng chấm công. b). Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trong tháng 06 năm 2013 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: - Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phòng thiết kế là 7.655.067 đồng. Các khoản phải trích theo lương BHXH, BHYT của nhân viên quản lý phòng thiết kế là 1.531.013 đồng và khấu trừ lương là 650.680 đồng - Theo chứng từ số 452/PC ngày 28/06/2013, kế toán chi lương nhân viên quản lý phòng thiết kế là 7.495.774 đồng. Như vậy, tổng cộng chi phí nhân viên quản lý phòng thiết kế tháng 06 năm 2013 bằng: 7.655.067 + 1.531.013 = 9.186.080 đồng. Bút toán tổng hợp chi phí nhân viên quản lý phòng thiết kế: Nợ TK 6271 9.186.080 đồng Có TK 334 7.655.067 đồng Có TK 338 1.531.013 đồng 4.2.3.2. Chi phí vật liệu sử dụng ở phòng thiết kế a). Nội dung - Tài khoản sử dụng: 6272 – “ Chi phí vật liệu”. - Các chi phí văn phòng phẩm như giấy in, mực in và photo,… sử dụng ở phòng thiết kế. - Chứng từ sử dụng là hóa đơn bán hàng, phiếu chi. b). Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Ngày 03/06/2013, Nguyễn Minh Trí mua văn phòng phẩm tại cửa hàng Thanh Vân sử dụng cho phòng thiết kế, số tiền là 5.495.400 đồng, chưa trả tiền cho cửa hàng. - Theo chứng từ số 440/PC, ngày 28/06/2013, kế toán thanh toán tiền mua giấy A4, giấy A0, giấy Plus,… tại vi tính HPT cho phòng thiết kế số tiền là 18.520.000 đồng. Như vậy, tổng cộng chi phí vật liệu sử dụng ở phòng thiết kế tháng 06 năm 2013 bằng: 5.495.400 + 18.520.000 = 24.015.400 đồng. Bút toán tổng hợp chi phí vật liệu sử dụng ở phòng thiết kế: Nợ TK 6272 24.015.400 đồng Có TK 331 5.495.400 đồng Có TK 111 18.520.000 đồng 4.2.3.3. Chi phí mua dụng cụ phục vụ phát sinh ở phòng thiết kế a). Nội dung - Tài sản sử dụng: 6273 – “Chi phí dụng cụ sản xuất”. - Chứng từ sử dụng là hóa đơn bán hàng, phiếu chi. b). Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trong tháng 06 năm 2013 phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế sau: - Theo chứng từ số 343/PC ngày 03/06/2013, kế toán chi tiền mặt mua máy cắt giấy trị giá 1.200.000 đồng. - Ngày 06/06/2013 mua một bộ bàn máy vi tính sử dụng ở phòng thiết kế trị giá 2.000.000, chưa trả tiền cho người bán. Như vậy, tổng cộng chi phí mua công cụ dụng cụ phòng thiết kế tháng 06 năm 2013 bằng: 1.200.000 + 2.000.000 = 3.200.000 đồng. Bút toán tổng hợp chi phí mua công cụ, dụng cụ cho phòng thiết kế: Nợ TK 6273 3.200.000 đồng Có TK 111 1.200.000 đồng Có TK 331 2.000.000 đồng 4.2.3.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định ở phòng thiết kế a). Phương pháp khấu hao - Tài khoản sử dụng: 6274 – “Chi phí khấu hao tài sản cố định”. - Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Mức khấu hao trong 1 năm Mức khấu hao 1 tháng trong năm Nguyên giá TSCĐ = Thời gian sử dụng Nguyên giá TSCĐ = Thời gian sử dụng x 12 b) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Vào cuối mỗi tháng kế toán ghi nhận mức khấu hao tài cố định của phòng thiết kế tại công ty. Bảng 4.1: Bảng khấu hao tài sản cố định tại công ty Đơn vị tính: Đồng TT Tên TSCĐ Nguyên giá Thời gian sử dụng Ngày đƣa Mức trích vào sử dụng KH tháng 1 Máy in hiệu Canon LBP 3500 18.000.000 5 năm 01/02/2010 300.000 2 Máy Photocopy Sharp ACR 650 25.500.000 5 năm 01/02/2010 425.000 3 Máy xách tay VAIO 18.000.000 5 năm 01/02/2010 300.000 4 Máy vi tính Dell 6.000.000 5 năm 01/02/2010 100.000 5 Máy vi tính Dell 6.000.000 5 năm 01/02/2010 100.000 16.000.000 5 năm 01/02/2010 266.667 5.000.000 5 năm 01/02/2010 83.333 6 Máy kinh vĩ SOKKIA – DT 610 7 Máy thủy chuẩn KIKON AC – 2S Tổng cộng 1.575.000 (Nguồn: Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico, năm 2013) Tổng hợp mức trích khấu hao hàng tháng tài sản cố định của công ty ta có bút toán tổng hợp: Nợ TK 6274 1.575.000 đồng Có TK 214 1.575.000 đồng 4.2.3.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài a) Nội dung - Tài khoản sử dụng: 6277 – “Chi phí dịch vụ mua ngoài”. - Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, điện thoại, cước sử dụng dịch vụ internet,…của phòng thiết kế. - Chứng từ sử dụng là hóa đơn bán hàng, phiếu chi. b) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trong tháng 06 năm 2013 phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế sau: - Theo chứng từ số 448/PC ngày 28/06/2013, Nguyễn Minh Trí chi tiền mặt thanh toán tiền điện 1.688.500 đồng, trong đó VAT 10%. - Theo chứng từ số 450/PC ngày 28/06/2013, kế toán chi tiền mặt thanh toán tiền cước sử dụng dịch vụ internet 385.000 đồng, gồm VAT 10%. - Theo chứng từ số 451/PC ngày 28/06/2013, kế toán chi tiền mặt thanh toán tiền điện thoại tháng 06/2013 tại phòng thiết kế là 986.700 đồng, trong đó VAT 10%. Như vậy, tổng cộng chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh ở phòng thiết kế tháng 06 năm 2013 bằng: 1.535.000 + 897.000 + 350.000 = 3.060.200 đồng. Bút toán tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh trong tháng: Nợ TK 6277 Nợ TK 133 2.782.000 đồng 278.200 đồng Có TK 111 3.060.200 đồng 4.2.3.6. Chi phí bằng tiền khác a). Nội dung - Tài khoản sử dụng: 6278 – “Chi phí bằng tiền khác”. - Chứng từ sử dụng là hóa đơn bán hàng, phiếu chi. b). Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Theo chứng từ số 353/PC ngày 20/06/2013 chi tiền mặt trả chi phí bảo trì máy tính ở phòng thiết kế số tiền 500.000 đồng. - Theo chứng từ số 443/PC, ngày 28/06/2013, kế toán chi tiền mặt thanh toán tiền photo tại tiệm Photocopy Hoàng Dung, số tiền 31.125.120 đồng. Như vậy, tổng cộng chi phí nhân viên quản lý phòng thiết kế tháng 06 năm 2013 bằng: 500.000 + 31.125.120 = 31.625.120 đồng. Bút toán tổng hợp chi phí bằng tiền khác phát sinh ở phòng thiết kế: Nợ TK 6278 Có TK 111 31.625.120 đồng 31.625.120 đồng 4.2.3.5. Phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được tập hợp vào cuối tháng cho nhiều hồ sơ thiết kế công trình phát sinh ở phòng thiết kế, sau đó căn cứ vào tỷ lệ doanh thu mà kế toán tiến hành phân bổ cho từng công trình. Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh ở phòng thiết kế trong tháng 06/2013 là: 9.186.080 + 24.015.400 + 3.200.000 + 1.575.000 + 2.782.000 + 31.625.120 = 72.383.600 đồng Tổng giá trị hợp đồng thiết kế các công trình phát sinh trong tháng 6/2013 là 305.292.000 đồng. - Giá trị hợp đồng khảo sát thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán cho công trình kênh Lâm vồ là 65.800.000 đồng. Tỷ lệ doanh thu thiết kế công trình kênh Lâm vồ là: 65.800.000 / 305.292.000 = 0,215531 Phân bổ chi phí sản xuất chung cho công trình kênh Lâm vồ: 0,215531 x 72.383.520 = 15.600.936 đồng. - Giá trị hợp đồng khảo sát thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán xây dựng công trình trường THPT Tân Thành là 95.700.000 đồng. Tỷ lệ doanh thu thiết kế công trình trường THPT Tân Thành là: 95.700.000 / 305.292.000 = 0,31437 Phân bổ chi phí sản xuất chung cho công trình trường THPT Tân Thành: 0, 31437 x 72.383.600 = 22.690.115 đồng. Bảng 4.2: Trích Sổ chi tiết tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 06 năm 2013 Đơn vị tính: Đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số hiệu Diễn giải Ngày, tháng Số hiệu TK đối ứng - Số dư đầu kỳ: Số phát sinh Nợ Có - - Số PS trong kỳ: 28/06 - 28/06 Tiền lương phải trả cho nhân viên trực tiếp thiết kế công trình Kênh Lâm Vồ 334 16.024.725 28/06 - 28/06 Tiền lương phải trả cho nhân viên trực tiếp thiết kế cho công trình trường THPT Tân Thành 334 22.681.435 28/06 - 28/06 Các khoản phải trích theo lương BHXH, BHYT công trình Kênh Lâm Vồ 338 3.204.945 28/06 - 28/06 Các khoản phải trích theo lương BHXH, BHYT công trình trường THPT Tân Thành 338 4.536.287 28/06 - 28/06 Kết chuyển CP CNTT cho công trình Kênh Lâm Vồ 154 19.229.670 28/06 - 28/06 Kết chuyển CP CNTT cho công trình trường THPT Tân Thành 154 27.217.722 ….. ….. …… ………………………… …. ………… ……….... Tổng cộng: …. ………… ………… (Nguồn: Phòng kế toán, năm 2013) Bảng 4.3: Trích Sổ chi tiết tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 627 - Chi phí sản xuất chung Tháng 06 năm 2013 Đơn vị tính: Đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số hiệu Diễn giải Ngày, tháng Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có - Số dư đầu kỳ: - - Số PS trong kỳ: - 28/06 - 03/06 Mua mực in, thước vẽ, băng keo,… tại cửa hàng Thanh Vân, chưa trả tiền 331 5.495.400 28/06 343/ PC 03/06 Chi tiền mặt mua máy cắt giấy 111 1.200.000 28/06 - 06/06 Mua một bộ bàn máy vi tính sử dụng ở phòng thiết kế 331 2.000.000 28/06 349/ PC 20/06 Chi tiền mặt trả chi phí bảo trì máy tính 111 500.000 28/06 440/ 28/06 Thanh toán tiền mua giấy A4, giấy A0, giấy Plus,…bằng tiền mặt 111 18.520.000 28/06 Chi tiền mặt thanh toán tiền photo tại tiệm Photocopy Hoàng Dung 111 31.125.120 PC 28/06 443/ PC 28/06 448/ PC 28/06 Chi tiền mặt thanh toán tiền điện tháng 06/2013 111 1.535.000 28/06 450/ PC 28/06 Chi tiền mặt thanh toán tiền điện thoại tháng 06/2013 111 897.000 28/06 451/ PC 28/06 Chi tiền mặt thanh toán tiền cước sử dụng dịch vụ internet tháng 06/2013 111 350.000 28/06 - 28/06 Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phòng thiết kế 334 7.999.900 28/06 - 28/06 Các khoản phải trích theo lương BHXH, BHYT 338 1.186.180 28/06 - 28/06 Tổng khấu hao TSCĐ ở phòng thiết kế 214 1.575.000 28/06 - 28/06 Phân bổ TK 627 sang TK 154 cho công trình: Kênh Lâm Vồ 154 15.600.936 28/06 - 28/06 Phân bổ TK 627 sang TK 154 cho công trình: Trường THPT Tân Thành 154 22.690.115 ….. … …… …………………………. …… ……… Tổng cộng: ………… 72.883.600 72.883.600 (Nguồn: Phòng kế toán, năm 2013) 4.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hồ sơ tƣ vấn thiết kế tại công ty 4.2.4.1. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hồ sơ tư vấn thiết kế công trình Cuối tháng trên cơ sở các khoản chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kế toán tổng hợp lại và kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành hồ sơ tư vấn thiết kế công trình. Tài khoản sử dụng: TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Cụ thể, căn cứ vào số liệu tháng 06 năm 2013 công ty tập hợp như sau: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành hồ sơ tư vấn thiết kế công trình kênh Lâm Vồ, kế toán ghi: Nợ TK 154 34.830.606 đồng Có TK 622 19.229.670 đồng Có TK 627 15.600.936 đồng - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành hồ sơ tư vấn thiết kế trường THPT Tân Thành, kế toán ghi: Nợ TK 154 49.907.837 đồng Có TK 622 27.217.722 đồng Có TK 627 22.690.115 đồng 4.2.4.2. Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hồ sơ tư vấn thiết kế TK 622 TK 154 TK 632 19.229.670 34.830.606 TK 627 15.600.936 34.830.606 34.830.606 X Hình 4.2: Sơ đồ tập hợp chi phí thiết kế cho công trình Kênh Lâm Vồ TK 622 TK 154 27.217.722 49.907.837 TK 627 22.690.115 49.907.837 49.907.837 X Hình 4.3: Sơ đồ tập hợp chi phí thiết kế cho công trình trường THPT Tân Thành TK 632 4.2.4.2. Tính giá thành hồ sơ tư vấn thiết kế công trình Do đặc điểm sản xuất của công ty có quy trình công nghệ giản đơn khép kín, đối tượng tính giá thành là hồ sơ tư vấn thiết kế nên việc lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm là công việc đòi hỏi tính chính xác phải phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành xác định. Như đã nêu ở phần trước, hồ sơ tư vấn thiết kế có chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành liên tục trong kỳ, không có sản phẩm dở dang. Hồ sơ thiết kế công trình kênh Lâm Vồ và công trình trường THPT Tân Thành phát sinh trong tháng 06/2013, hoàn thành và bàn giao vào tháng cuối tháng 06/2013, với mức độ hoàn thành là 100%, do đó không có chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Công ty sử dụng cách tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. - Tổng giá thành thực tế hồ sơ thiết kế công trình kênh Lâm Vồ là: 0 + 34.830.606 – 0 = 34.830.606 đồng. - Tổng giá thành thực tế hồ sơ thiết kế công trình trường THPT Tân Thành là: 0 + 49.907.837 – 0 = 49.907.837 đồng. 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Để cung cấp những thông tin khái quát về tình hình tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm cho nhà quản lý, công việc tiếp theo là đi phân tích chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán mà công ty đề ra. Do đặc thù sản phẩm của công ty là hồ sơ tư vấn thiết kế công trình nên ta không thể tiến hành phân tích giá thành qua các năm được vì các hồ sơ thiết kế không giống nhau, do vậy ta chỉ phân tích việc thực hiện kế hoạch giá thành của công ty như thế nào để, so sánh giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế chênh lệch ra sao, từ đó có cái nhìn khái quát về tình hình giá thành của công ty. Hình thức hợp đồng giữa công ty và chủ đầu tư là chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thiết kế và lập dự toán cho công trình. Sau khi bên công ty thiết kế và lập dự toán cho công trình xong gởi bản thiết kế và dự toán đó cho bên chủ đầu tư để thẩm định lại dự toán công ty lập và hợp đồng được thanh toán theo giá dự toán được phê duyệt. Sau đây là bảng giá thành thực tế và giá thành dự toán công trình mà công ty đã thiết kế ra. Bảng 4.4: Bảng giá thành thực tế - dự toán thiết kế công trình Kênh Lâm Vồ Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch Tăng/Giảm % 1. CPNCTT 21.152.430 19.229.760 - 1.922.760 - 9,09% 2. CPSXC 14.692.600 15.600.946 638.336 4,27% Tổng giá thành 36.115.030 34.830.606 - 1.284.424 - 4,82% (Nguồn: Phòng kế toán, năm 2013) Theo bảng số liệu cho thấy rằng, tổng chi phí thực tế giảm so với trong dự toán về số tuyệt đối là 1.284.424 đồng, tức là giảm 4,82%. Trong đó: - Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí của nhân viên trực tiếp thiết kế và lập dự toán công trình cho chủ đầu tư. Thực tế chi phí nhân viên thiết kế công trình kênh Lâm Vồ là 19.229.760 đồng (chiếm tỷ trọng lớn 55,21% chi phí công trình), trong khi dự toán là 21.152.430 đồng (chiếm 58,57% tổng chi phí), giảm 1.922.760 đồng tức giảm 9,09% so với dự toán. Công ty đã tiết kiệm được 1.284.424 đồng chi phí, do có sự quản lý chặt chẽ trong việc tính lương cho nhân viên theo từng công trình thiết kế, phải làm sao phù hợp với năng lực và công việc của nhân viên bỏ ra cho từng công trình. Mặc dù tính toán làm giảm chi phí nhân viên thiết kế nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ hoàn thành công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư cả về thời gian lẫn chất lượng bản vẽ công trình thiết kế. - Chi phí sản xuất chung: Theo dự toán khoản chi phí này ước tính là 14.692.600 đồng. Tuy nhiên trong thực tế mức chi phí này là 15.600.946 đồng tăng so với dự toán 638.336 đồng ( tức là tăng 4,27% so với dự toán). Chi phí này tăng cụ thể là do: + Chi phí văn phòng phẩm, vật liệu phục vụ cho công tác thiết kế có giá tăng hơn so với dự toán ban đầu. Trong quá trình thiết kế các nhân viên phòng thiết kế chưa quản lý tốt việc sử dẫn tình trạng hao hụt góp phần làm tăng tiêu hao chi phí sản xuất chung ở phòng thiết kế. + Tăng chi phí các dịch vụ mua ngoài sử dụng ở phòng thiết kế như điện, điện thoại,… Bên cạnh đó phòng thiết kế còn phát sinh các khoản chi phí công cụ dụng cụ mua để phục vụ cho việc thiết kế như mua máy thủy chuẩn, bàn vi tính,… cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất chung. Đối với chi phí khấu hao và chi phí nhân viên quản lý là chi phí phát sinh cố định hàng tháng của phòng thiết kế dù có công trình hay không thì vẫn phát sinh. Bảng 4.6: Bảng giá thành thực tế - dự toán công trình Trường THPT Tân Thành Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch Tăng/Giảm % 1. CPNCTT 29.420.800 27.217.722 - 2.203.078 - 7,49% 2. CPSXC 21.950.080 22.690.115 740.035 - 9,46% Tổng giá thành 51.370.880 49.907.837 - 1.463.043 - 2,85% (Nguồn: Phòng kế toán, năm 2013) Theo bảng số liệu cho thấy rằng, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành là giá thành thực tế thấp hơn dự toán 2,85% làm chi phí thực tế thấp hơn dự toán là 1.463.043 đồng. Chứng tỏ rằng công ty đã tiết kiệm được chi phí để đạt được kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể là: - Chi phí nhân công trực tiếp (chi phí nhân viên thiết kế): Chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng chi phí, mà chi phí nhân công trực tiếp giảm 7,49% so với dự toán ban đầu, công ty thực hiện tốt định mức chi phí nhân viên trực tiếp làm cho chi phí thiết kế giảm 2.203.078 đồng. Chính điều này làm cho giá thành thực tế giảm hơn so với dự toán. - Chi phí sản xuất chung Theo dự toán khoản chi phí này ước tính là 21.950.080 đồng. Tuy nhiên trong thực tế mức chi phí này tăng lên 22.690.115 đồng tăng so với dự toán 740.035 đồng. Nguyên nhân cũng giống như trên là do tăng chi phí văn phòng phẩm, các dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác phát sinh ở phòng thiết kế. * Tóm lại: Nhìn chung, chi phí lương của nhân viên thiết kế chiếm tỷ lệ cao không nhiều so với chi phí sản xuất chung. Qua phân tích trên cho thấy mức độ hạ giá thành chưa tốt lắm mặc dù giá thành thực tế thấp hơn giá dự toán nhưng chưa tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất để hạ giá thành sản phẩm. Chi phí tiền lương của nhân viên thiết kế vẫn còn khá cao công ty cần có cách tính toán hợp lý hơn trong việc phân công nhân viên thiết kế cho từng công trình để có thể làm giảm chi phí hạ giá thành nhưng vẫn thực đúng tiến độ và vẫn đảm bảo được chất lượng của từng hồ sơ thiết kế đúng với yêu cầu của chủ đầu tư. Đối với chi phí sản xuất chung thường xuyên phát sinh các khoản chi phí đột xuất như chi phí mua dụng cụ sử dụng trong phòng thiết kế góp phần làm tăng chi phí sản xuất chung. Khi tìm hiểu về cách hạch toán chi phí vật liệu thì thấy công ty hạch toán không chính xác khi các khoản vật liệu thừa không tính vào các khoản giảm trừ chi phí sản xuất chung để giảm giá thành. Công ty nên tính toán một cách khoa học và hợp lý để có thể vạch ra kế hoạch giá thành hợp lý và chính xác hơn trong thời gian tới. CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP LÀM GIẢM GIÁ THÀNH 5.1. NHẬN XÉT 5.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đầy thách thức, lãnh đạo Công ty đã đưa ra nhiều biện pháp kinh tế hiệu quả nhằm khắc phục khó khăn, bắt kịp độ tăng trưởng của toàn ngành trong giai đoạn mới bằng cách không ngừng phấn đấu về mọi mặt để cung cấp những sản phẩm ngày càng chất lượng để cung cấp cho khách hàng. Để có được vị thế trên thị trường doanh nghiệp luôn lấy uy tín làm hàng đầu, nâng cao chất lượng hơn là số lượng, nâng cao kỹ thuật và mỹ thuật các hồ sơ mà công ty thiết kế, lập dự toán chính xác cho công trình thiết kế. Đồng thời quản lý chặt chẽ công tác tổ chức của công ty, điều hành nội bộ, đào tạo trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên nhằm tạo sự gắn bó lâu dài, hoạt động ăn khớp với nhau, nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời thúc đẩy cho việc kinh doanh có hiệu quả cao. 5.1.2. Về bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán và chế độ kế toán của công ty vận dụng phù hợp với tình hình hoạt động của công ty đúng quy định của Bộ tài chính. Hệ thống sổ sách kế toán mà công ty áp dụng là hình thức là nhật ký sổ cái, hình thức này phù hợp với tình hình quản lý của công ty. Mẫu sổ đơn giản, khoa học, được lập đều đặn, đảm bảo cho việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu đảm bảo tính thống nhất và chính xác. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty được phản ánh vào bảng biểu, sổ sách phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Phương pháp kế toán tổng hợp công ty chọn phương pháp kê khai thường xuyên để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất là rất thích hợp. Bởi lẽ trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc thu nhập và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thường xuyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó phục vụ một cách kịp thời cho công tác phân tích tình hình chi phí sản xuất giúp cho lãnh đạo công ty được những thông tin đầy đủ, toàn diện, kip thời để từ đó đề ra các biện pháp cũng như chiến lược về sản xuất kinh doanh một cách nhạy bén. Công ty tính giá thành vào mỗi tháng cho các hồ sơ thiết kế hoàn thành, sử dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp, phù hợp với đặc điểm ngành nghề của công ty. Hạch toán chi phí công nhân trực tiếp, hình thức trả lương mà công ty áp dụng là hình thức trả lương theo thời gian, hình thức này đảm bảo công bằng, hợp lý và phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với chi phí sản xuất chung được công ty tập hợp tương đối đầy đủ và tiến hành phân bổ hàng tháng theo doanh thu cho từng hồ sơ thiết kế cụ thể để dễ dàng tính toán giá thành cho từng hồ sơ thiết kế hoàn thành. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao trích khấu hao tuân theo quy định hiện hành giúp cho công ty dể dàng tính toán khấu hao tài sản cố định vả giúp cho việc hạch toán dễ dàng hơn. Phòng kế toán luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao, do công ty có một đội ngũ nhân viên trẻ có nghiệp vụ vững, có trình độ, được đào tạo cơ bản, lại rất năng động và nhiệt tình. Phòng kế toán được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý và hiệu quả, phối hợp rất khoa học và ăn ý giữa từng người. Khối lượng công việc mà công ty giao cho bộ phận kế toán là phù hợp với đội ngũ nhân viên phòng kế toán thực tại. Luôn được lãnh đạo đơn vị quan tâm, động viên, thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên phòng kế toán hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa áp dụng phần mềm kế toán phục vụ cho việc hạch toán. Mọi công việc đều được ghi chép và theo dõi trên sổ sách kế toán đơn vị đều được thực hiện trên Excel 2003, không có phần mềm kiểm tra độ chính xác số liệu hạch toán kế toán nên đôi khi không thể tránh khỏi những sai sót và điều chỉnh. 5.1.3. Các yếu tố chi phí làm ảnh hƣởng đến giá thành 5.1.3.1. Chi phí nhân công trực tiếp Công ty áp dụng hình thức trả lương dựa trên lương theo thời gian đảm bảo quyền lợi người lao động. Ngoài việc trả lương, các khoản trích theo lương, đơn vị nên có chính sách khen thưởng động viên nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc của họ hơn. Đồng thời phải gắn trách nhiệm của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này góp phần khuyến khích tinh thần cho người lao động, ý thức nghiêm túc, tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm trong lao động sản xuất sản phẩm của công ty. Hoàn thành sản phẩm trong thời gian ngắn với sản phẩm chất lượng cao bởi đội ngũ nhân viên tay nghề cao là điều kiện thuận lợi cho công ty tạo uy tín cho khách hàng. Đây là một lợi thế cạnh tranh của công ty. 5.1.3.2. Chi phí sản xuất chung Công ty mua vật liệu dùng ngay cho thiết kế không qua kho nên không có xuất kho sử dụng nên không có áp dụng phương pháp xuất kho vật liệu. Vật liệu của công ty chủ yếu là các loại giấy, văn phòng phẩm,… nên sau mỗi lần mua về sẽ không sử dụng hết, mà công ty không tính các khoản sử dụng thừa này để sử dụng cho các sản phẩm sau hoặc đưa vào khoản làm giảm giá thành. Vì vậy kế toán tập hợp khoản chi phí này là không chính xác, điều này dẫn đến chi phí thực tế cao hơn dự toán. Để quản lý tốt công ty cần có bộ phận quản lý để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh lãng phí. Giá mua nguyên vật liệu sử dụng cho phòng thiết kế luôn biến động làm cho vật liệu, văn phòng phẩm,… tăng giá nhẹ dẫn tới tăng chi phí thiết kế. Nhưng nguyên nhân này chỉ mang tính khách quan không đáng ngại vì đây là tình hình chung. Do trình độ sử dụng các loại máy văn phòng của nhân viên phòng thiết kế chưa cao, không đảm bảo tuân thủ bảo trì máy móc nên máy thường gặp sự cố ảnh hưởng đến tiến trình hoàn thành sản phẩm, làm tăng chi phí sản xuất chung ảnh hưởng đến giá thành hồ sơ thiết kế. Việc sử dụng điện, điện thoại phục vụ ở phòng thiết kế chưa hợp lý còn tình trạng sử dụng không đúng mục đích dẫn đến tăng chi phí sản xuất chung góp phần tăng giá thành thiết kế. 5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ Tiết kiệm chi phí sản xuất luôn được đặt ra như là một yêu cầu cơ bản để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít đều ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát tốt được các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các chi phí phát sinh là điều mấu chốt để có thể kiểm soát chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đối với chi phí nhân công đây là chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong công ty. Có phương pháp tính lương hợp lý và khoa học hơn góp phần làm giảm chi phí nhân viên thiết kế nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với trình độ và sức lao động của người lao động bỏ ra. Muốn giảm chi phí nhân công cần phải tăng năng suất lao động cần nghiên cứu, cải tiến công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất để tránh lãng phí sức lao động, nghiên cứu, bố trí lao động phù hợp với trình độ, tay nghề nhằm giảm thời gian và tiến độ thiết kế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Từ đó làm cho giá thành sản phẩm giảm, tạo lợi nhuận cao và cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó khuyến khích, động viên các nhân viên nhiệt tình trong công việc, có chế độ khen thưởng (bằng vật chất hay tinh thần như có quà biếu vào các dịp lễ hay tổ chức đi du lịch, nghỉ mát cho nhân viên và gia đình,…) khi đã hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. - Đối với chi phí sản xuất chung + Cần có định mức chi phí cụ thể đối với các khoản điện, điện thoại để có thể ước tính chi phí và từ đó tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích của nhân viên. + Khâu thu mua văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng trong thiết kế công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc tìm nguồn cung cấp có giá thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu sử dụng,… Công ty cần phải dự đoán chính xác tình hình dao động của giá để có thể thu mua dự phòng nhằm tiết kiệm chi phí tăng thêm do giá tăng. Công ty cần xem lại số vật liệu còn thừa sau lần mua về sử dụng rồi hạch toán chi phí vật liệu chính xác để hạ giá thành hồ sơ thiết kế. CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập như hiện nay các doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh, tự quyết định công việc, tự sản xuất, tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Trong thị trường cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tự đặt ra chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận. Do đó mà việc hạch toán chi phí sản xuất một cách khoa học, chính xác là điều rất cần thiết. Trong những năm qua, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico luôn luôn cố gắng trong công tác kinh doanh cũng như công tác quản lý. Kết quả kinh doanh đạt cao hơn so với năm trước đó là nhờ sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên công ty dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc công ty. Do đó dần khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực thiết kế và tư vấn xây dựng công trình. Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico là một công ty có khả năng phát triển trong tương lai. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty tôi nhận thấy rằng học tập chỉ dựa trên các tài liệu đã học ở trường vẫn chưa đủ mả phải bước vào thực tế, phải nắm vững những vấn đề đang diễn ra. Đây là thời gian tôi áp dụng kiến thức của mình đã được học vào công tác thực tế tại công ty, nó giúp tôi hiểu sâu hơn những kiến thức mình đã có. Với những thành tích mà công ty đã đạt được trong thời gian qua, Công ty phải luôn giữ vững và phát huy hơn nữa để giữ được lòng tin của khách hàng. Đồng thời phải tìm ra nguyên nhân của một số mặt còn hạn chế để có biện pháp khắc phục hiệu quả những hạn chế để Công ty có thể mở rộng quy mô hơn nữa, tăng doanh thu và không ngừng giám sát chặt chi phí để lợi nhuận Công ty không ngừng tăng cao trong thời gian tới. Việc hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu. Với mục tiêu này, trong những năm qua Công ty đã tạo được uy tín và sự tin cậy của khách hàng, đồng thời góp một phần lợi nhuận vào Ngân sách nhà nước, mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội rất lớn góp phần đắt lực vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Về công tác quản lý Công ty nên đề ra một số công tác quản lý khoa học như xây dựng quy chế trả lương, nâng mức lương cơ bản đáp ứng kịp thời xu hướng tăng giá như hiện nay. Tuy không nhiều nhưng đã khuyến khích, động viên người lao động đem tài năng, trí tuệ phục vụ công tác có năng suất và chất lượng ngày càng cao, tăng cường tính cạnh tranh cho công ty. Để nâng cao năng lực và uy tín của Công ty, ngoài việc Công ty phải có nguồn vốn mạnh thì cần phải có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Để làm được điều đó, Công ty cần có những chính sách khai thác và thu hút nguồn nhân lực. Công ty có thể thực hiện chính sách đầu tư ngay từ đầu, tức là Công ty sẽ tuyển chọn một số sinh viên, học viên đang theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng, trường dạy nghề,… Công ty có thể đầu tư vốn (sẽ trừ dần sau khi được nhận làm chính thức) và mở thêm các lớp đào tạo chuyên môn để khi tốt nghiệp thì Công ty đã sở hữu một đội ngũ Công nhân viên chuyên nghiệp. Như vậy, chính sách này không chỉ mang lại lợi ích cho Công ty mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Tạo cơ hội cho những sinh viên, học viên nghèo có ý chí vươn lên có được điều kiện phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt và có công ăn việc làm ngay sau khi tốt nghiệp ra trường. Tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ an toàn cơ quan doanh nghiệp, chủ động phòng chống cháy nổ, nhất là an toàn về sử dụng điện trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Mỗi phòng, đội thường xuyên kiểm tra về sự an toàn hệ thống đường dây vào các thiết bị sử dụng điện, để có biện pháp ngăn ngừa tuyệt đối không để sự cố xảy ra. 6.2.2. Về công tác kế toán Cập nhật thường xuyên và thay đổi kịp thời các chế độ kế toán cho phù hợp với các Chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn đã ban hành. Công ty nên áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính để phù hợp với quy mô của công ty là một công ty cổ phần để phần nào giảm được một số tài khoản kế toán giúp cho việc hạch toán nhanh chóng và dể dàng hơn. Công ty cần thực hiện vi tính hoá trong Công tác kế toán như áp dụng các phần mềm kế toán hiện đại để giảm bớt công việc ghi chép, tính toán của cán bộ kế toán, dành thời gian cho Công tác phân tích, dự báo số liệu. 6.2.3. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong công tác kế toán tại xí nghiệp, việc hạch toán chi phí phát sinh là vấn đề quan trọng vì có kiểm soát tốt chi phí phát sinh mới tính giá thành một cách chính xác, từ đó mang lại lợi nhuận cho công ty. Tại đơn vị thường phát sinh các chi phí về chi phí in ấn, sữa chữa máy móc,… nên có kế hoạch chi tiền cho các khoản chi phí này một cách hợp lý hơn, tránh tình trạng chi nhiều mà không mang lại hiệu quả cho công việc. Cần có kế hoạch hay dự toán được các chi phí phát sinh của công trình chính xác và khoa hoc, nhằm kiểm soát chi phí giữa thực tế phát sinh và dự toán có chênh lệch hay không, từ đó phân bổ chi phí cho phù hợp hơn. Đối với chi phí nhân công mặc dù là lao động ký hợp đồng có thời hạn nhưng ngoài việc trả lương, tính các khoản trích theo lương, công ty nên có chính sách khen thưởng động viên nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc của họ hơn. Giữa kế toán trưởng và kế toán viên nên có phương pháp làm việc thích hợp hơn như hổ trợ nhau trong việc kiểm tra chứng từ, hạch toán,… sao cho đồng bộ, để từ đó đối chiếu và so sánh nhằm hạch toán kịp thời và chính xác. Mặc dù nhân viên kế toán tại công ty đều có kinh nghiệm, chuyên môn nhưng khối lượng công việc tại công ty quá nhiều dễ dẫn đến hiệu quả công việc không cao, do đó ban lãnh đạo nên có cách phân công phân nhiệm vụ một cách hợp lý hơn để công tác kế toán giá thành ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó cần phải nâng cao công nghệ sản xuất để năng cao công suất thiết kế, nâng cao chất lượng công trình thiết kế,… nhằm giảm thời gian và tiến độ thiết kế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Từ đó làm cho giá thành sản phẩm giảm, tạo lợi nhuận cao và cạnh tranh trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chế độ kế toán Việt Nam “Hướng dẫn thực hành hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính, chế độ chứng từ, sổ sách kế toán, sơ đồ kế toán doanh nghiệp”. Nhà xuất bản Thống Kê. 2. Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển I, II Ban hành theo Quyết định số 15/2006–QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Nhà xuất bản tài chính. 3. Nguyễn Thị Kim Oanh, (2006). Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX). Luận văn tốt nghiệp, khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học An Giang. 4. PGS.TS Võ Văn Nhị và cộng sự (2006). Kế toán tài chính. Nhà xuất bản tài chính. 5. Th.s Trần Quốc Dũng, (2011). Bài giảng Kế toán tài chính. Đại học Cần Thơ. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của công ty. BAÙO CAÙO KEÁT QUAÛ HOAÏT ÑOÄNG KINH DOANH Naêm 2012 Ñôn vò tính: Ñoàng CHÆ TIEÂU Maõ soá Thuyeát minh Naêm 2012 A B C 1 1. Doanh thu baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï 01 IV.08 2. Caùc khoaûn giaûm tröø doanh thu Naêm 2011 2 6,751,508,194 2,691,953,177 02 - - 3. Doanh thu thuaàn veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï (10 = 01 - 02) 10 6,751,508,194 2,691,953,177 4. Giaù voán haøng baùn 11 5,535,050,000 1,967,745,000 5. Lôïi nhuaän goäp veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï (20 = 10 - 11) 20 1,216,458,194 724,208,177 6. Doanh thu hoaït ñoäng taøi chính 21 14,866,232 3,676,472 7. Chi phí taøi chính 22 - - * Trong ñoù: Chi phí laõi vay 23 - - 8. Chi phí quaûn lyù kinh doanh 24 749,268,673 401,766,989 9. Lôïi nhuaän thuaàn töø hoaït ñoäng kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 24) 30 482,055,753 326,117,660 10. Thu nhaäp khaùc 31 - - 11. Chi phí khaùc 32 12. Lôïi nhuaän khaùc (40 = 31 - 32) 40 13. Toång lôïi nhuaän keá toaùn tröôùc thueá (50 = 30 + 40) 50 14. Chi phí thueá TNDN 15. Lôïi nhuaän sau thueá TNDN (60 = 50 - 51) 22,500 IV.09 (22,500) 482,055,753 326,095,160 51 120,617,053 19,254,746 60 361,438,701 306,840,414 Phụ lục 2. Phiếu tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Tháng 6 năm 2013 Tên sản phẩm, dịch vụ: Công trình trường kênh Lâm Vồu Đơn vị tính: Đồng Khoản mục CPSXDD đầu kỳ CPSXDD trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Tổng giá thành Nguyên vật liệu trực tiếp - - Chi phí nhân công trực tiếp - 19.229.670 - 19.229.670 Chi phí sản xuất chung - 15.600.936 - 15.600.936 Tổng cộng - 34.830.606 - 34.830.606 - - BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Tháng 6 năm 2013 Tên sản phẩm, dịch vụ: Công trình trường THPT Tân Thành Đơn vị tính: Đồng Khoản mục CPSXDD đầu kỳ CPSXDD trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Tổng giá thành Nguyên vật liệu trực tiếp - - Chi phí nhân công trực tiếp - 27.217.722 - 27.217.722 Chi phí sản xuất chung - 22.690.115 - 22.690.115 Tổng cộng - 49.907.837 - 49.907.837 - - Phụ lục 3. Các chứng từ liên quan. [...]... đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.3.2 Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp bao gồm các khoản chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác... hàng - Tính giá thành theo phương pháp định mức Đối với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico là công ty có quy mô nhỏ, các sản phẩm là các hồ sơ tư vấn thiết kế nên phương pháp tính giá thành mà công ty áp dụng là một phương pháp đơn giản, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty do vậy công ty đã sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp đơn giản để tính giá thành sản phẩm... 154 (631) Phân bổ chi phí phát sinh Kết chuyển CPSXC vào một lần có giá trị lớn tài khoản tính giá thành TK 152, 153 (611) Vật tư xuất từ kho sử dụng cho PX sản xuất TK 111, 112, 331 Chi phí, dịch vụ mua ngoài khác Hình 2.3 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Có 2 phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là theo phương... kỳ kế toán thì tổng chi phí có thể lớn, nhỏ hơn hay bằng với tổng giá thành Khái niệm chi phí gắn với kỳ hạch toán, còn khái niệm về giá thành thì gắn liền với khối lượng dịch vụ, lao vụ hoàn thành 2.1.2 Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành và kỳ tính giá thành 2.1.2.1 Đối tư ng hạch toán chi phí sản xuất Đối tư ng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí. .. động của công ty là chuyên tư vấn và thiết kế các công trình, sản phẩm là các hồ sơ tư vấn thiết kế nên không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, do vậy công ty không sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang để đánh giá sản phẩm dở dang 2.1.6 Tính giá thành sản phẩm Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm như: - Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) - Tính giá thành theo... biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành của sản phẩm, công cụ, lao vụ hoàn thành, sự tiết kiệm hoặc lãng phí về chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm thấp hoặc cao Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau về chất,... Triển Khai Thực Địa Công Trình (Nguồn: Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Docico, năm 2013) Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty CP TV Đầu Tư Xây Dựng Docico * Ghi chú:  Phòng tổ chức hành chính  Phòng kế toán tài vụ  Phòng thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp  Phòng thiết kế công trình thủy lợi  Phòng lập dự án công trình  Phòng giám sát kỹ thuật thi công xây dựng công trình  Đi thực... từng đối tư ng chịu chi phí để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí và phục vụ cho công việc tính giá thành sản phẩm Vì vậy, đối tư ng tập hợp chi phí trong hạch toán có thể là chi tiết sản phẩm, cụm chi tiết, bộ phận sản phẩm, loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, giai đoạn công nghệ, quy trình công nghệ, phân xưởng sản xuất, … 2.1.2.2 Đối tư ng tính giá thành Xác định đối tư ng tính giá thành là xác định đối tư ng... sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp được thực hiện và tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp b) Giá. .. quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh c) Giá thành thực tế Giá thành thực tế là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu

Ngày đăng: 09/10/2015, 00:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan