Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 133 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
133
Dung lượng
3,88 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ THANH THÙY
MSSV: 4114168
KẾ TOÁN PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV CÔNG TRÌNH
CÔNG CỘNG VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã ngành: 52340301
Tháng 11 - 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ THANH THÙY
MSSV: 4114168
KẾ TOÁN PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV CÔNG TRÌNH
CÔNG CỘNG VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HÀ MỸ TRANG
Tháng 11 – 2014
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quảng đường học tập từ tiểu học đến trung học rồi đại học, thì
đối với em giảng đường đại học chính là nơi đã truyền đạt những gì tốt đẹp,
quý báu và cần thiết nhất để em bước vào đời bước vào cuộc sống thực tế
ngoài xã hội. Qua thời gian bốn năm em học tập tại trường tuy nó không quá
ngắn mà cũng không quá dài nhưng đủ thời gian để em học tập và tích lũy
kiến thức, là nơi đã dạy dỗ, hướng dẫn em một cách tận tình cả về tri thức và
cuộc sống, là nơi truyền đạt lại cho em những kiến thức cũng như kinh nghiệm
vô cùng đáng quý để em bắt đầu cho con đường đi của riêng em. Và giờ đi khi
em đã sắp rời xa nhà trường, bạn bè và thầy cô em xin gởi lời cảm ơn chân
thành nhất đến quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung và Các Thầy
Cô trong khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh cũng như những Thầy Cô trong
bộ môn Kế toán - Kiểm toán nói riêng đã dạy bảo em chỉ dạy cho em truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm của mình để em có thể tự tin vững bước
trên con đường tương lai.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đặc biệt và xâu sắc nhất đến cô Hà Mỹ
Trang người cô đã nhiệt tình, chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tư vấn và chỉ ra
những khuyết điểm trong bài làm của em để em có thể hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp của mình.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh Đạo, Ban Giám Đốc
công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long, các cô chú anh chị và
nhất là đến các cô chú trong phòng kế toán tài vụ đã hỗ trợ cũng như cung cấp
những số liệu, chứng từ cần thiết và đầy đủ chính xác để em có thể hoàn thành
tốt nhất bài luận văn này.
Và cuối lời em xin gởi những lời chúc chân thành và tốt đẹp nhất đến quý
Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ, các Ban lãnh đạo cũng như những cô chú
anh chị trong công ty TNHH MTV Công trình Công Cộng Vĩnh Long luôn
luôn dồi dào sức khỏe thành công trong công việc và ngày càng phát triển hơn
trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Người thực hiện
Ngô Thị Thanh Thùy
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày.... tháng... năm 2014
Người thực hiện
Ngô Thị Thanh Thùy
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Vĩnh Long, ngày… tháng… năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 1
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3.1 Không gian.............................................................................................. 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 3
2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 3
2.1.1.1 Khái niệm doanh thu ............................................................................ 3
2.1.1.2 Khái niệm chi phí................................................................................. 4
2.1.1.3 Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .............................. 6
2.1.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ..................................................... 6
2.1.2.1 Kế toán doanh thu ................................................................................ 6
2.1.2.2 Kế toán chi phí ..................................................................................... 11
2.1.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh .................................................. 19
2.1.3 Phân tích hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ số tài chính ............. 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 21
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 21
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 21
Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VĨNH
LONG .............................................................................................................. 23
3.1 Lịch sử hình thành ..................................................................................... 23
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty.................................................................. 23
iv
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 23
3.2 Ngành nghề kinh doanh và chức năng nhiệm vụ của công ty ................... 24
3.3 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 25
3.3.1 Sơ lược bộ máy quản lý của công ty ...................................................... 25
3.3.2 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty ............................................. 27
3.4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty ......................................................... 28
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán................................................................. 28
3.4.2 Hình thức tổ chức kế toán ....................................................................... 29
3.5 Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .............................. 31
3.5.1 Sơ lược về kết quả kinh doanh qua 3 năm 2011-2013 ........................... 31
3.5.2 Sơ lược về kết quả kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2012-2014........... 33
3.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ..................................... 35
3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................. 35
3.6.2 Khó khăn ................................................................................................. 36
3.6.3 Phương hướng phát triển ........................................................................ 37
Chương 4: KẾ TOÁN PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VĨNH LONG ................................................. 38
4.1 Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty trong
tháng 6 năm 2014............................................................................................. 38
4.1.1 Kế toán doanh thu ................................................................................... 38
4.1.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ............................................ 38
4.1.1.2 Doanh thu hoạt động tài chính ............................................................. 44
4.1.1.3 Thu nhập khác...................................................................................... 44
4.1.2 Kế toán chi phí ........................................................................................ 45
4.1.2.1 Giá vốn hàng bán ................................................................................. 45
4.1.2.2 Chi phí bán hàng .................................................................................. 48
4.1.2.3 Chi phí tài chính................................................................................... 48
4.1.2.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp .............................................................. 49
4.1.2.5 Chi phí khác ......................................................................................... 52
v
4.1.2.6 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................... 53
4.1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ..................................................... 53
4.2 Kế toán phân tích báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 3 năm từ 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014 ........................................................................ 56
4.2.1 Phân tích doanh thu ................................................................................ 56
4.2.1.1 Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ............................. 60
4.2.1.2 Phân tích doanh thu hoạt động tài chính.............................................. 62
4.2.1.3 Phân tích thu nhập khác ....................................................................... 62
4.2.2 Phân tích chi phí ..................................................................................... 64
4.2.2.1 Phân tích giá vốn hàng bán .................................................................. 68
4.2.2.2 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp ............................................... 70
4.2.2.3 Phân tích chi phí khác .......................................................................... 73
4.2.3 Phân tích lợi nhuận ................................................................................. 74
4.2.3.1 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ........................................... 78
4.2.3.2 Lợi nhuận khác .................................................................................... 78
4.2.4 Đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua chỉ tiêu sinh lời ................... 79
4.2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ................................................. 79
4.2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản .............................................. 79
4.2.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu ........................................ 80
Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN
TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
MTV CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VĨNH LONG ....................................... 81
5.1 Nhận xét chung về công tác kế toán của công ty ...................................... 81
5.1.1 Ưu điểm .................................................................................................. 81
5.1.2 Nhược điểm ............................................................................................ 82
5.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại công ty ..................................... 83
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 84
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 84
6.2 Kiến nghị ................................................................................................... 84
6.2.1 Đối với nhà nước .................................................................................... 84
vi
6.2.2 Đối với địa phương ................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 86
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 87
Phụ lục 1.................................................................................................. 87
Phụ lục 2………………………………………………………………102
Phụ lục 3………………………………………………………………114
Phụ lục 4………………………………………………………………121
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2013 ........................... 32
Bảng 3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011-2013 ............... 34
Bảng 4.1 Giá trị và tỷ trọng các khoản doanh thu và thu nhập khác của công ty
giai đoạn từ 2011 đến 2013 ............................................................................. 57
Bảng 4.2 Giá trị và tỷ trọng các khoản doanh thu và thu nhập khác của công ty
giai đoạn từ 2012 đến 2014 ............................................................................. 59
Bảng 4.3 Tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 3 năm
2011 đến 2013.................................................................................................. 60
Bảng 4.4 Giá trị các khoản giảm trừ doanh thu của công ty giai đoạn 3 năm
2011 đến .......................................................................................................... 61
Bảng 4.5 Tình hình doanh thu hoạt động tài chính giai đoạn 2011- 2013 ...... 62
Bảng 4.6 Tình hình biến động thu nhập khác của công ty giai đoạn từ năm
2011 – 2013 ..................................................................................................... 63
Bảng 4.7 Tình hình biến động của các khoản mục chi phí của công ty giai
đoạn2011-2013 ................................................................................................ 65
Bảng 4.8 Tình hình biến động các khoản mục chi phí của công ty giai đoạn 6
tháng đầu năm từ 2012 – 2014 ........................................................................ 67
Bảng 4.9 Tình hình biến động giá vốn hàng bán từ 2011-2013 ...................... 69
Bảng 4.10Tình hình biến động chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn từ 2011
đến năm 2013 ................................................................................................... 71
Bảng 4.11 Tình hình biến động chi phí khác từ 2011-2013 ............................ 73
Bảng 4.12 Tình hình biến động lợi nhuận từ 2011-2013 ................................ 75
Bảng 4.13 Tình hình biến động của lợi nhuận giai đoạn 6 tháng đầu năm từ
2012 đến 2014.................................................................................................. 77
Bảng 4.14 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ........................................... 79
Bảng 4.15 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ......................................... 79
Bảng 4.16 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu................................... 80
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ............... 7
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chiết khấu thương mại ........................................... 8
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán hàng bán trả lại ....................................................... 8
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán .................................................... 9
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính ................................ 10
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác ......................................................... 11
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán .................................................... 12
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng ..................................................... 13
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp ................................. 15
Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính.................................................... 16
Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán chi phí khác .......................................................... 17
Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ..................... 18
Hình 2.13 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh ................................ 20
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty .......................................................... 25
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán .......................................................... 28
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái ............................... 30
Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ......... 39
Hình 4.2 Lưu đồ nhận tiền thanh toán hợp đồng của khách hàng ................... 41
Hình 4.3 Lưu đồ luân chuyển giá vốn hàng bán .............................................. 46
Hình 4.4 Sơ đồ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tháng 6
năm 2014 ......................................................................................................... 55
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH
: bảo hiểm xã hội
BHYT
: bảo hiểm y tế
BHTN
: bảo hiểm thất nghiệp
CNVC
: công nhân viên chức
CP
: chi phí
CVCX
: công viên cây xanh
DN
: doanh nghiệp
DT
: doanh thu
GTGT
: giá trị gia tăng
KD
: kinh doanh
KPCĐ
: kinh phí công đoàn
LĐ
: lao động
MTV
: một thành viên
RHC
: rút hầm cầu
SX
: sản xuất
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ
: tài sản cố định
TSCĐHH
: tài sản cố định hữu hình
TSCĐVH
: tài sản cố định vô hình
TNĐT
: thoát nước đô thị
UBND
: ủy ban nhân dân
VSĐT
: vệ sinh đô thị
VCR
: vận chuyển rác
XĐKQKD
: xác định kết quả kinh doanh
XLR
: xử lý rác
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế
thế giới theo hướng công nghiệp và hiện đại. Là một doanh nghiệp 100% vốn
sở hữu là Nhà nước, hoạt động công ích với vai trò kinh doanh trong lĩnh vực
công cộng đô thị không vì mục tiêu lợi nhuận. Công ty TNHH MTV Công
trình Công cộng Vĩnh Long không phải đối phó với tình trạng cạnh tranh gay
gắt như những doanh nghiệp khác, nhưng để tồn tại và phát triển công ty cần
phải từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý của mình, đảm bảo việc
khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả mà nhất là con người là
nhân tố quyết định, tránh những lãng phí không cần thiết góp phần nâng cao
triệt để hiệu quả hoạt động của công ty.
Bên cạnh đó còn là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong
lĩnh vực vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị và công viên cây xanh. Ngoài ra
còn tham gia kinh doanh xây dựng và làm dịch vụ thuộc các lĩnh vực phúc lợi
công cộng xã hội.
Với những họat động trên công ty đã góp phần làm cho môi trường đô
thị ngày thêm sáng, xanh, sạch đẹp, đáp ứng yêu cầu đô thị hoá, phát triển nền
kinh tế xã hội tỉnh nhà. Từ nhận thức tầm quan trọng của doanh nghiệp từng
bước hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình, để hoạt động ngày càng hiệu quả
hơn, Công ty đã tích cực tổ chức xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý phù
hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Duy trì và phát triển đơn vị bền
vững trong nền kinh tế thị trường là vấn đề khó khăn và thách thức được đặt ra
đối với các nhà lãnh đạo.
Từ lý do trên chúng ta có thể thấy được việc xác định và phân tích kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty là rất quan trọng và cần thiết nên chính
vì lẽ đó tôi đã chọn cho mình đề tài để làm luận văn tốt nghiệp đó chính là
“Kế toán phân tích và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công trình Công cộng Vĩnh Long”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai
đoạn từ 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Từ đó đề xuất một số giải pháp
1
cần thiết để giúp công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong
những giai đoạn tiếp theo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ
năm 2011 – 2013 để nhằm thấy được những ưu và khuyết điểm của công ty.
- Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty thông qua kết quả hoạt
động kinh doanh trong tháng 6 năm 2014.
- Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những khó khăn, khuyết điểm
nhằm giúp cho công ty cải thiện tốt hơn trong tương lai.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài này được thực hiện tại công ty TNHH MTV Công trình Công
cộng Vĩnh Long.
1.3.2 Thời gian
- Đối với số liệu về kết quả kinh doanh: Đề tài sử dụng số liệu thu thập
trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Đối với thời gian về số liệu kế toán: số liệu được sử dụng phân tích
thực trạng trong bài là tháng 6 năm 2014.
- Đề tài được thực hiện từ ngày 11/08/2014 đến ngày 17/11/2014.
1.3.3 Đối tượng nguyên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán phân tích và xác định kết quả
hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh
Long.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm doanh thu
Chuẩn mực số 14 nói về Doanh thu và thu nhập khác (Ban hành và công
bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ
tài chính) quy định như sau:
a) Khái niệm
Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp.
Doanh thu được phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa
doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng
giá trị hợp lý bằng các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các
khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và
hàng bán bị trả lại.
b) Điều kiện ghi nhận doanh thu
Ghi nhận doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn
tất cả năm điều kiện sau:
Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người
sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn đồng thời 4
điều kiện sau:
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
3
Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân
đối kế toán;
Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính:
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp DV đó;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ;
Tiền bản quyền ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng;
Cổ tức, LN được chia được ghi nhận khi cổ đông đươc quyền nhận cổ
tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận LN từ việc góp vốn.
2.1.1.2 Khái niệm chi phí
a) Khái niệm
Theo giáo trình Kế Toán Chi Phí của ThS. Bùi Văn Trường (Bộ môn Kế
Toán quản trị và Phân tích hoạt động kinh doanh - Khoa kế toán kiểm toán,
2005, trang 6) trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM thì: Chi phí là khoản tiêu hao
của các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích, biểu hiện bằng tiền. Chi phí
là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí bằng lao động vật hóa phát sinh trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí là tổng giá trị các khoản làm
giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các
khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ
sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
b) Điều kiện ghi nhận chi phí
Chuẩn mực số 1 - Chuẩn mực chung: chi phí sản xuất, kinh doanh và
chi phí khác được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh khi các khoản
chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc
giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một
cách đáng tin cậy. Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh
doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Một khoản
chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ khi chi
phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.
Chuẩn mực số 2 - Hàng tồn kho: khi bán hàng tồn kho, giá gốc của
hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là CP SX, KD trong kì phù hợp với doanh
thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa
4
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được lập ở cuối niên độ kế toán
năm nay phải lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối
niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho, sau
khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra và chi phí chung
không được phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kì.
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế
toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở năm
trước, thì chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập và ghi giảm CP SX, KD.
Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kì phải đảm bảo nguyên
tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Trường hợp một số loại hàng tồn kho
được dử dụng để sản xuất ra TSCĐ hoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc,
thiết bị tự sản xuất thì giá gốc HTK này được hạch toán vào giá trị TSCĐ.
Chuẩn mực số 3 – Tài sản cố định hữu hình: các chi phí phát sinh sau
ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu
các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng
tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên thì ghi nhận là
chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Chi phí về sửa chữa và bảo quản
TSCĐHH nhằm mục đính khôi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích
kinh tế của tài sản theo trang thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh trong kì.
Chuẩn mực kế toán số 4 – Tài sản cố định vô hình: chi phí liên quan
đến TSCĐVH phải ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kì hoặc chi
phí trả trước. Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN
nhưng không được ghi nhận là TSCĐVH thì được ghi nhận là chi phí sản xuất
kinh doanh trong kì. Chi phí liên quan đến TSCĐVH được DN ghi nhận là chi
phí để XĐKQKD trong kì trước đó thì không được tái ghi nhận vào TSCĐVH.
Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác: các CP về thanh lý và
nhượng bán TSCĐ được ghi nhận là CP để XĐKQKD trong kỳ. DT được ghi
nhận khi đảm bảo là DN nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể
thu hồi một khoản mà trước đó đã ghi vào DT thì khoản có khả năng không
thu hồi được hoặc không chắn thu hồi được đó phải hạch toán vào chi phí sản
xuất trong kì không ghi giảm doanh thu. Việc hạch toán các CP phát sinh sau
ghi nhận ban đầu TSCĐHH phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả
năng thu hồi các chi phí phát sính sau. Khi giá trị còn lại của TSCĐHH đã bao
gồm các khoản giảm về lợi ích kinh tế thì các CP phát sinh sau để khôi phục
các lơi ích kinh tế từ TS đó sẽ được tính vào nguyên giá TSCĐ nếu giá trị còn
lại của TSCĐ không vượt quá giá trị có thể thu hồi từ TS đó. Trường hợp
trong giá mua TSCĐHH đã bao gồm nghĩa vụ của DN phải bỏ thêm các khoản
5
chi phí để đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì việc vốn hóa các chi phí
phát sinh sau cũng phải căn cứ vào khả năng thu hồi chi phí.
2.1.1.3 Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo giáo trình” Kế Toán Trong Doanh Nghiệp Thương Mại và Dịch
Vụ” của ThS. Nguyễn Phú Giang (Trường ĐH Thương Mại, 2004, trang 234)
thì ta có khái niệm sau: Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt
động kinh tế đã được thực hiện trong một thời kì nhất định, được xác định trên
cơ sở tổng hợp tất cả các kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp; kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo từng
kỳ kế toán (tháng, năm, quý), là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng
chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán đó. Kết quả
kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ
tích cực trên các mặt của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh được biểu hiện
bằng lãi (nếu DT lớn hơn CP) hoặc lỗ (nếu DT nhỏ hơn CP). Ta có:
Lãi (lỗ) = DT thuần + DT tài chính + thu nhập khác – (giá vốn hàng bán
+ CP bán hàng + CP quản lý doanh nghiệp + CP tài chính + CP khác).
2.1.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.1.2.1 Kế toán doanh thu
Theo giáo trình Kế Toán Tài Chính của TS. Võ Văn Nhị (Trường Đại
Học kinh Tế TP.HCM, 2004, trang 235) thì ta có các khái niệm sau:
a) Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(1) Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng số tiền thu được hoặc sẽ
thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ đã phát sinh doanh thu như bán sản
phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ, bao gồm các khoản phụ thu và phí thu
thêm ngoài giá bán (nếu có) phát sinh trong quá trình giao dịch.
(2) Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT;
Hóa đơn bán hàng;
Bảng thanh toán hàng đại lý;
Phiếu thu tiền bán hàng;
Giấy báo của ngân hàng;
Phiếu giao hàng;...
6
(3) Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ, có 6 tài khoản cấp 2 sau:
5111 – Doanh thu bán hàng hóa
5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản
5118 – Doanh thu khác
Tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ không có số dư cuối kì
TK 333
TK 511
Các khoản thuế làm giảm
doanh thu
111, 112, 131
Tiền thanh toán mua hàng
TK 3331
Thuế GTGT
152, 153, 156
521, 531, 532
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Bán theo hình thức trao đổi
TK 911
Kết chuyển doanh thu
thuần
TK 3387
Doanh thu chưa thực hiện
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
b) Kế toán các khoản làm giảm doanh thu
Chiết khấu thương mại
(1) Khái niệm
Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp đã giảm trừ
cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng
hóa), dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên
mua một khoản chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán
hoặc các cam kết mua bán hàng.
(2) Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT;
7
- Hợp đồng kinh tế.
(3) Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại. TK 521 không có số dư cuối kỳ.
111, 112, 131
521
511, 512
Cuối kì kết chuyển
Chiếc khấu thương mại
333
Thuế GTGT
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán chiết khấu thương mại
Hàng bán bị trả lại
(1) Khái niệm: Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa đã xác định
tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong
hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. Khi
doanh nghiệp ghi nhận trị giá hàng bán bị trả lại cần đồng thời ghi giảm tương
ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ.
(2) Chứng từ sử dụng
Hợp đồng kinh tế; hóa đơn GTGT; …
(3) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại. TK 531 không có số dư cuối kỳ.
632
155, 156
Nhập kho lại hàng hóa
111, 112, 131
531
511, 512
Cuối kì kết chuyển
Thanh toán với KH
3331
Thuế
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại
8
Giảm giá hàng bán
(1) Khái niệm: Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng
được người bán chấp nhận trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng bán kém phẩm
chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
(2) Chứng từ sử dụng
Hợp đồng kinh tế; hóa đơn GTGT; …
(3) Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản sử dụng
Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán không có số dư cuối kỳ.
111, 112, 131
532
511, 512
Cuối kỳ kết chuyển
Số tiền giảm giá
3331
Thuế
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán
c) Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
(1) Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
- Tiền lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư
trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch
vụ; lãi cho thuê tài chính...;
- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản;
- Cổ tức, lợi nhuận được chia;
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
- Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng;
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;
- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn.
(2) Chứng từ sử dụng
- Phiếu thu; Giấy báo có;
9
- Hóa đơn giá trị gia tăng;
- Hợp đồng cho vay;
- Quyết định chia cổ tức, hợp đồng chuyển nhượng vốn góp,...
(3) Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
911
515
111, 112
Thu lãi tiền gởi
Lãi cổ phiếu, trái phiếu
Cuối kỳ kết chuyển
111, 112, 138, 152
Thu nhập được chia từ
hoạt động kinh doanh
111, 112, 131
Lãi do chuyển nhượng
bán chứng khoán
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
d) Kế toán thu nhập khác
(1)Khái niệm
Doanh thu khác là các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường
xuyên trong kỳ kế toán, ngoài các hoạt động chính tạo ra doanh thu, gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Các khoản thuế được Ngân sách Nhà nước hoàn lại;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền bồi thường của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng
hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính vào doanh thu (nếu có);
- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay
quên ghi sổ kế toán.
10
(2) Chứng từ sử dụng
- Phiếu thu; giấy báo có;
- Biên bản thanh lý tài sản cố định;
- Hóa đơn GTGT;
- Hợp đồng kinh tế;
- Quyết định về việc hoàn thuế;..
(3)Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
TK 711 – Thu nhập khác
TK 711 không có số dư cuối kì
911
711
111, 112, 113
Thu từ thanh lý nhượng
bán tài sản
TK 3331
Thuế
111, 112
Kết chuyển thu nhập khác
Thu tiền phạt khách hàng
do vi phạm hợp đồng
111, 112
Thu được nợ khó đòi đã
xử lý
331, 338
Thu nhập khác
3331
Được giảm thuế GTGT
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
2.1.2.2 Kế toán chi phí
Theo giáo trình Kế Toán Tài Chính của TS. Võ Văn Nhị (Trường Đại
Học Kinh Tế TP.HCM, 2004, trang 235) ta có các khái niệm sau:
11
a) Kế toán giá vốn hàng bán
(1) Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số hàng hóa (gồm cả chi phí
mua hàng phân bổ cho số hàng hóa đã bán trong kỳ - đối với doanh nghiệp
thương mại); hoặc là giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành và
đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác
định kết quả kinh doanh trong kỳ.
(2) Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho;
- Hóa đơn giá trị gia tăng;…
(3) Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán không có số dư cuối kì.
154, 155, 156, 157
632
Giá vốn đã xác
định tiêu thụ
911
Kết chuyển giá vốn sang
159
159
Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
Hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho
154,627
155, 156
Hàng bán bị trả lại
nhập kho
chi phí do công xuất
thấp hơn
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
b) Kế toán chi phí bán hàng
(1) Khái niệm:
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thường bao gồm các khoản chi phí sau:
- Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng;
- Chi phí về nguyên vật liệu, bao bì đóng gói, bảo quản sản phẩm;
- Chi phí về khấu hao TSCĐ dùng cho công tác bán hàng;
- Chi phí về phân bổ công cụ, dụng cụ;
12
- Chi phí về các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng.
- Chi phí tiếp khách;...
(2) Chứng từ sử dụng
- Phiếu chi; giấy báo nợ; phiếu xuất kho;
- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định;
- Bảng lương; …
(3) Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng. TK 641 có 7 tài khoản cấp 2 như sau:
Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên;
Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì;
Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng;
Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ;
Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hiểm;
Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài;
Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác.
334, 338
641
911
Tiền lương và các khoản
trích theo lương cho NVBH
152, 153, 142, 242
Kết chuyển chi phí
bán hàng
Vật liệu công cụ chi phí trả
trước
214
Khấu hao TSCĐ
331, 111, 112, 141
Chi phí mua ngoài
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.8: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
13
c) Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
(1) Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt
động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành của toàn
doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm các khoản chi phí sau:
- Chi phí nhân viên gồm có tiền lương, phụ cấp và 23% BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ của nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho văn phòng như văn
phòng phẩm, các dụng cụ quản lý nhỏ;
- Chi phí về khấu hao TSCĐ dùng trong công tác quản lý doanh nghiệp;
- Thuế môn bài; thuế nhà đất; thuế GTGT nộp cho sản phẩm, hàng hóa,
lao vụ, dịch vụ (trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp);
- Chi phí về dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho công tác quản lý như tiền
điện, nước, điện thoại văn phòng, tiền thuê các TSCĐ, tiền sửa chữa TSCĐ;
- Các khoản chi phí bằng tiền mặt khác như chi phí tiếp khách, tổ chức
hội nghị công nhân viên, công tác phí, thù lao cho hội đồng quản trị, chi phí
đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ;
- Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc
làm cho công nhân viên.
(2) Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn bán hàng, hoặc hóa đơn GTGT;
- Phiếu xuất kho; Phiếu chi;
- Bảng tính khấu hao tài sản cố định;
- Giấy báo nợ của ngân hàng;
- Bảng thanh toán hàng đại lý; Bảng thanh toán lương;
- Hợp đồng mua bán.
(3) Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản 642 không có
số dư cuối kỳ, có 8 tài khoản cấp 2 như sau:
Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý;
Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý;
14
Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng;
Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ;
Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí;
Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng;
Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài;
334, 338
642
Tiền lương và trợ cấp
cho nhân viên
911
Kết chuyển chi phí quản
lý doanh nghiệp
152, 153, 142, 242
Vật liệu, công cụ, chi phí
trả trước
214
Khấu hao TSCĐ
139
Dự phòng tính vào CP
QLDN
111, 112, 131
Chi phí mua ngoài
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.9: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
d) Kế toán chi phí hoạt động tài chính
(1) Khái niệm
Chi phí tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, như chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan
đến hoạt động cho các bên liên quan khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền
bản quyền,... Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương
đương tiền.
(2) Chứng từ sử dụng
15
- Hóa đơn GTGT;
- Phiếu chi;
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp; hợp đồng cho vay...
(3) Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản 635 – Chi phí hoạt động tài chính không có số dư cuối kì.
111, 112, 131
635
911
Chiết khấu thanh toán cho
khách hàng
221, 222, 228
Lỗ do góp vốn, đầu tư
Kết chuyển chi phí tài chính
413
Lỗ do chênh lệch tỉ giá
hối đoái
111, 112
Chi phí tài chính khác
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.10: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính
e) Kế toán chi phí khác
(1) Khái niệm
Chi phí khác là khoản chi phí của hoạt động xảy ra không thường xuyên,
ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của đơn vị.
Chi phí khác trong doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán;
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng;
- Bị phạt, truy nộp thuế;
(2) Chứng từ sử dụng
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định;
16
- Phiếu chi; giấy báo nợ;
- Biên bản thanh lý;
- Các văn bản quyết định thanh lý hoặc bán; …
(3)Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
TK 811 – Chi phí khác. TK 811 không có số dư cuối kì
111, 112, 141, 152
811
Chi phí thanh lý,
nhượng bán TSCĐ
911
Cuối kỳ kết chuyển
111, 112, 338
Tiền phạt do vi phạm
hợp đồng
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.11: Sơ đồ hạch toán chi phí khác
f) Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
(1) Khái niệm
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là nhằm phản ánh chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát
sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế
thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành.
Một số quy định về chi phí thuế thu nhập doanh nghiện hiện hành
Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi
nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm nộp vào TK 8211;
Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành tạm nộp trong năm < số thuế phải nộp cho năm
đó, thì kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phải nộp
thêm vào chi phí thuế thu nhập hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập hiện
17
hành tạm nộp trong năm > số phải nộp của năm đó, thì kế toán phải ghi giảm
chi phí thuế thu nhập hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hiện
hành tạm nộp trong năm > số phải nộp;
Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch
toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm
trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót;
Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành phát sinh trong năm vào TK 911 để xác định kết quả sản
xuất, kinh doanh trong năm.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
- Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm.
(2) Chứng từ sử dụng
- Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế;
- Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả;
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; …
(2) Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Tài khoản sửa dụng: TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 821 không có số dư cuối kỳ và có 2 TK cấp 2:
- TK 8211 – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- TK 8212 – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
3334
8211
Thuế thu nhập
phải nộp trong kỳ
911
Kết chuyển chi phí
thuế TNDN
Số chênh lệch thuế TNDN tạm nộp và
phải nộp
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.12: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
18
2.1.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
(1) Khái niệm
Theo ThS. Nguyễn Phú Giang (Trường Đại học Thương Mại, 2004, trang
236) thì ta có khái niệm như sau: Kết quả hoạt động kinh doanh số lợi nhuận
thuần (hay lỗ thuần) từ hoạt động kinh doanh hàng hóa và từ hoạt động đầu tư
tài chính của doanh nghiệp, là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá
vốn (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành
sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất
động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho
thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư) của sản
phẩm hàng hóa dịch vụ bán ra, các khoản thuế phải nộp, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp, cũng là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động
tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Ngoài ra, nó còn là số chênh lệch giữa
các khoản thu nhập khác, các khoản chi phí khác trong một kỳ kế toán.
(2) Chứng từ sử dụng
- Bảng tính toán kết chuyển chi phí và doanh thu, thu nhập của các hoạt
động sản xuất kinh doanh và các hoạt động của doanh nghiệp;
- Bảng tính toán, kết chuyển chênh lệch thu chi lợi nhuận trước thuế của
các hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh khác của doanh nghiệp;
- Phiếu kế toán.
(3) Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Không có SD cuối kỳ.
19
632
911
511
Kết chuyển GVHB
635
Kết chuyển doanh thu thuần
từ hoạt động kinh doanh
Kết chuyển chi phí tài chính
641
Kết chuyển CP bán hàng
642
515
Kết chuyển doanh thu hoạt
động tài chính
Kết chuyển CP QLDN
811
Kết chuyển CP khác
821
711
Kết chuyển CP thuế TNDN
Kết chuyển thu nhập khác
421
421
k/c lỗ
k/c lãi
Nguồn: 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp
Hình 2.13: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
2.1.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ số
tài chính
Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản của Nguyễn Minh Kiều
(2009, trang 82) ta có các khái niệm phân tích sau:
a) Tỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Lơi nhuận sau thuế
ROS =
Doanh thu thuần
x 100%
20
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lợi trên cơ
sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta
biết một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số
mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số này mang giá trị
âm là công ty kinh doanh thua lỗ. Đơn vị tính là %.
b) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
x 100%
Tổng tài sản bình quân
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài
sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng. Đơn vị tính là %.
c) Tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
x 100%
Vốn chủ sỡ hữu bình quân
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của
vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền
với hiệu quả đầu tư của họ. Đơn vị tính là %.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, bảng kê chi tiết
các tài khoản, số liệu được ghi chép trong các sổ sách của công ty.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh
với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) và phương pháp này cũng là phương pháp
phổ biến nhất trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong
phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Các điều kiện để có thể so sánh các chỉ tiêu kinh tế:
- Phải thống nhất về nội dung phản ánh.
- Phải thống nhất về phương pháp tính toán.
21
- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng
thời gian tương ứng.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng đại lượng biểu hiện (đơn vị đo lường).
Có nhiều phương pháp so sánh khác nhau. Tuy nhiên, thông dụng nhất và
được áp dụng nhiều nhất là các phương pháp so sánh sau:
- So sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của 2 chỉ tiêu đó là chỉ tiêu kỳ phân
tích và chỉ tiêu kỳ gốc.
F = F1 – F0
Trong đó: F là trị số chênh lệch giữa 2 kỳ
F1 là trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F0 là trị số chỉ tiêu kỳ gốc
- So sánh số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích
so với chỉ tiêu gốc để thể hiện tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu
gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
F
F
∆F =
ΔF =
x100%
x 100%
(2.9)
F0
F0
Trong đó ∆F là tỉ lệ % của 2 kì.
Phương pháp tỷ số dùng để phân tích các chỉ tiêu tài chính
Phương pháp đánh giá và phương pháp suy luận để nhằm tìm ra những
ưu khuyết điểm từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại công
ty.
22
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
VĨNH LONG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
- Tên công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Công
Trình Công Cộng Vĩnh Long.
- Địa chỉ: số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, Thành Phố Vĩnh Long,
Tỉnh Vĩnh Long.
- Điện thoại: 0703822729.
- Tư cách pháp nhân: Công ty TNHH MTV Công Trình Công Cộng Vĩnh
Long là công ty sở hữu 100% vốn nhà nước, được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 1645/QĐ-UBND, ngày
13/7/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Long.
3.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển
- Tiền thân của Công ty là Phòng Quản lý Đô thị thị xã Vĩnh Long, trong
những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước nói
chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng đô thị cũng không ngừng phát triển.
- Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết, để tăng cường công tác quản lý đô thị và
bảo vệ môi trường của tỉnh nhà. Công ty Công trình Công cộng Vĩnh Long
được thành lập theo Quyết định số 2141/QĐ.UBT ngày 09/12/1996 của
UBND tỉnh Vĩnh Long và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997.
- Đến tháng 7/2010 thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP, ngày
19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Công ty Công trình
Công cộng Vĩnh Long chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên 100% vốn sở hữu Nhà nước.
23
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG TY
a) Ngành nghề kinh doanh
- Xây dựng, quản lý, sửa chữa các công trình văn hoá, phúc lợi công
cộng, vỉa hè, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng công cộng, công viên cây
xanh đô thị. Khu nghĩa địa, hỏa táng, công tác vệ sinh được đảm bảo vận
chuyển xử lý rác, xây dựng quản lý hệ thống vệ sinh công cộng.
- Sửa chữa nâng cấp đường giao thông nội thị theo qui hoạch, xây dựng,
quản lý điểm để xe trong đô thị.
- Dịch vụ mua bán vật tư chuyên ngành.
- Xây dựng các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
đường dây và trạm biến điện, san lấp mặt bằng, vận tải hàng hóa đường bộ.
- Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý rác thải công nghiệp, rác thải
rắn nguy hại, rác thải y tế.
b) Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Căn cứ vào nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính Phủ
về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
nhà nước làm chủ sỡ hữu.
- Xét đề nghị của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tại tờ
trình số 820/TT-BCĐĐMDN ngày 15/7/2010 về việc phê duyệt phương án
chuyển đổi Công ty Công Trình Công Cộng Vĩnh Long thành công ty TNHH
MTV Công Trình Công Cộng Vĩnh Long. Với 2 nhiệm vụ chủ yếu:
+ Đối với hoạt động chi công ích:
Quản lý và tổ chức việc xây dựng sửa chữa bảo quản vĩa hè đô thị.
Trồng mới và bảo quản cây xanh trên đường phố, công viên.
Quản lý và phát triển hệ thống công viên, chiếu sáng đô thị.
Quản lý công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo việc vận chuyển và xử lý
rác đô thị, quản lý xây dựng hệ thống vệ sinh công cộng.
Quản lý sửa chữa nâng cấp hệ thống đường giao thông theo quy hoạch,
xây dựng điểm xe ô tô trong đô thị và tại các trung tâm thương mại dịch vụ.
Quản lý xây dựng khu nghĩa địa, hỏa táng.
Tổ chức quản lý xây dựng, sửa chữa, bảo quản thoát nước đô thị.
24
Làm dịch vụ mua bán vật tư chuyên dùng và vệ sinh môi trường.
+ Đối với hoạt động kinh doanh:
Hợp đồng xây dựng, sửa chữa bảo quản công trình văn hóa phúc lợi.
Hợp đồng trồng, chăm sóc cây xanh theo yêu cầu.
Sửa chữa hệ thống chiếu sáng, thoát nước.
Các đơn vị vệ sinh công cộng khác.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Để nắm rỏ hơn về bộ máy quản lý hoạt động bên trong của công ty ta
xem sơ đồ sau:
a) Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Chủ sở hữu
Chủ tịch
Kiểm soát viên
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng TC-HC
Xí nghiệp
VS-MT
Đội TNĐT
Phó giám đốc
Kế toán trưởng
Phòng KH-KT
Phòng KT-TV
Đội CV-CX
Đội CSĐT
Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
25
Đội xây
dựng
Ghi chú:
(------): Quan hệ chức năng
(
): Quan hệ trực tuyến
(
): Quan hệ tương tác
- Cơ cấu tổ chức của công ty:
+ Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc;
+ Kiểm soát viên;
+ Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc;
+ Các phòng, đội trực thuộc Công ty;
Chủ sở hữu là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.
Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật. Giám đốc là người
điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty.
Trong quá trình hoạt động cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành Công ty có
thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Khi thay đổi cơ cấu
tổ chức quản lý, điều hành, Công ty phải thực hiện sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý điều hành
Ban giám đốc:
Nhiệm vụ: lãnh đạo chung, ban hành chủ trương và quyết định tất cả mọi
công việc phát sinh của công ty.
+ Giám đốc: chịu trách nhiệm lãnh đạo, giám sát kiểm tra toàn thể cán
bộ công nhân viên, thực hiện nhiệm vụ theo chức danh được phân công thông
qua các phó giám đốc phụ trách chuyên môn, các lãnh đạo trưởng phòng, đội
trưởng trực thuộc công ty.
+ Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc trong phạm vi công việc được giao.
Kiểm soát viên:
Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty
tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Chủ tịch
Công ty, Giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp
thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và
hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu Kiểm soát viên.
26
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trực thuộc:
- Phòng Tổ chức - Hành chính: 7 người. Nhiệm vụ: Tham mưu giúp việc
cho Lãnh đạo Cty.
- Phòng Kế toán - Tài vụ: 6 người. Nhiệm vu: Tham mưu giúp việc cho
Ban Lãnh đạo Công ty về lĩnh vực tài chính.
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Kinh doanh: 9 người. Nhiệm vụ: Tham
mưu cho Lãnh đạo theo dõi, thực hiện và quản lý các dự án đầu tư XDCB.
- Cơ cấu tổ chức khối trực tiếp: 146 người.
1/ Xí nghiệp Vệ sinh Môi trường: 98 người.
2/ Đội thoát nước đô thị: 10 người.
3/ Đội Công viên cây xanh: 8 người.
4/ Đội Chiếu sáng đô thị: 27 người.
5/ Đội Xây dựng: 3 người.
3.3.2 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long là Công ty sở
hữu 100% vốn Nhà nước, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long quyết định
thành lập, là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập có:
- Đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Bộ máy quản lý và điều hành.
- Con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng.
- Vốn và tài sản riêng.
- Hạch toán kế toán, trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.
- Quyền giao dịch, trao đổi, mua bán, thành lập đơn vị kinh tế trực thuộc
trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ vào Nghị định số 31/2005/NĐ-CP, ngày 11/03/2005 của Chính
phủ, về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
- Căn cứ vào Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg, ngày 09/11/2006 của
Thủ tướng Chính, ban hành về quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực
hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
- Căn cứ vào tình hình thực tế đối với công tác bảo vệ môi trường đô thị
và khả năng của doanh nghiệp hiện có.
27
Công ty sẽ cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích và kinh doanh như sau:
- Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công
nghiệp, rác thải rắn nguy hại, rác thải y tế.
- Dịch vụ mua bán vật tư chuyên ngành.
- Xây dựng, quản lý, sửa chữa các công trình văn hoá, phúc lợi công
cộng, vỉa hè, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng công cộng, CVCX đô thị.
- Sửa chữa nâng cấp đường giao thông nội thị theo qui hoạch, xây dựng,
quản lý điểm để xe trong đô thị.
- Xây dựng các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
đường dây, trạm biến điện, san lấp mặt bằng, vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Trưởng phòng kế toán tài vụ
(kế toán trưởng)
Phó phòng
Phụ trách tổng hợp – tiền
lương – thuế
Thủ quỹ
Kế toán
thanh toán
Kế toán dịch vụ giá
thành sản phẩm – thuế
thu nhập cá nhân
Kế toán tài sản
cố định- xây
dựng cơ bản
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng, nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ: Tham mưu giúp việc cho Ban Lãnh đạo Công ty về lĩnh vực
tài chính:
+ Tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
+ Quản lý thu chi tài chính;
+ Theo dõi giá thành sản phẩm;
+ Thanh toán, quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản;
+ Thực hiện quyết toán và báo cáo tài chính theo định kỳ.
- Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng: Phụ trách chung. Là người giúp
28
việc tham mưu cho lãnh đạo công ty về mặt tài chính, có trách nhiệm tổ chức
thực hiện công tác tài chính, kế toán thống kê của công ty có trách nhiệm
quyền hạn theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê.
- Phó phòng (kế toán tổng hợp): Tổng hợp, lập báo cáo tài chính, tham
mưu cho kế toán trưởng về tình hình tài chính của đơn vị theo từng thời điểm
và yêu cầu công việc.
- Nhân viên thủ quỹ: Quản lý tiền mặt.
- Nhân viên Kế toán thanh toán: Tham mưu cho kế toán trưởng và cung
cấp những thông tin về tình hình biến động vốn bằng tiền của doanh nghiệp.
- Nhân viên Kế toán giá thành sản phẩm và thu phí vệ sinh: phân bổ chi
phí theo từng khoản mục giá thành tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình
tăng giảm của các mục giá thành thực tế so với kế hoạch.
- Nhân viên Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi hồ sơ và quyết toán các
công trình xây dựng cơ bản, tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình sử
dụng nguồn vốn trong xây dựng cơ bản, tập hợp các hồ sơ công trình theo
từng thời điểm và tiến độ thi công của công trình.
3.4.2 Hình thức tổ chức kế toán
3.4.2.1 Năm tài chính, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Luật kế toán năm 2003 qui định, kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm quý và
tháng. Theo đó, công ty có kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 1/1
đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Và đơn vị sử dụng trong kế toán là tiền
Việt Nam kí hiệu là VNĐ.
3.4.2.2 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Công ty áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QD-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Công ty áp dụng NĐ 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định mức
lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp là 1.550.000đ (địa bàn vùng III).
- Xây dựng hệ thống thang bảng lương theo NĐ 205/NĐ-CP.
3.4.2.3 Hình thức kế toán áp dụng
- Công ty áp dụng hình thức kế toán là Nhật Ký- Sổ Cái. Đặc trưng cơ
bản của hình thức Nhật ký – Sổ cái là kết hợp ghi sổ kế toán theo trình tự thời
gian phát sinh với phân loại theo hệ thống (theo tài khoản kế toán) các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp trên một quyển sổ kế toán tổng hợp duy
nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái.
29
- Hình thức kế toán: công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ
gốc cùng loại
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Nhật ký – Sổ cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
Nguồn: Giáo trình Tổ chức thực hiện công tác kế toán - Trần Quốc Dũng.
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dung làm căn cứ ghi sổ,
trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật ký –
Sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng
loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ cái. Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ kế toán cùng loại (phiếu
thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày
hoặc định kỳ 1 ngày đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán, Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã
ghi sổ Nhật ký – sổ cái, được dùng để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong
tháng vào sổ Nhật Ký – Sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành
cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của
30
từng tài khoản ở phần sổ cái để ghi vào dòng cộng số phát sinh cuối tháng.
Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số
phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng
(đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối
quý) của từng tài khoản trên Nhật ký – Sổ cái.
Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký –
Sổ cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền phát sinh của phần Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất
cả tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản
Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư có các tài khoản
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh
Nợ số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào
số liệu khóa sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài
khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh
Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật ký –
Sổ cái.
Số liệu trên sổ Nhật ký – Sổ cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi
khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập Báo
cáo tài chính.
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Sau đây ta xem bảng số liệu sơ lược về tổng doanh thu, tổng chi phí và
lợi nhuận của công ty qua 3 năm như sau:
31
3.5.1 Sơ lược báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
So sánh 2012/2011
2011
2012
2013
Số tiền
Tỉ lệ %
So sánh 2013/2012
Số tiền
Tỉ lệ %
1
Tổng doanh thu
30.897.647.324
29.558.512.664
34.602.159.831
(1.339.134.660)
(4,33) 5.043.647.167
17,06
2
Tổng chi phí
27.630.875.268
28.742.001.493
32.257.974.077
1.111.126.225
4,02 3.515.972.584
12,23
3
CP thuế TNDN hiện hành
571.685.110
307.880.526
586.046.438
(263.804.584)
4
Lợi nhuận sau thuế
2.695.086.946
508.630.645
1.758.139.316
(2.186.456.301)
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013
32
(46,15)
278.165.912
90,35
(81,13) 1.249.508.671
245,66
Nhìn vào bảng 3.1 bên trên ta có thể thấy được qua 3 năm từ 2011 đến
2013 thì tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có sự tăng giảm không
đều, một phần là do chi phí tăng lên mặt khác một phần doanh thu bị giảm
xuống. Cụ thể:
+ Tổng doanh thu qua 3 năm có sự biến động tăng giảm không đều và
đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012, chỉ đạt 29.558.512.664 đồng. Tuy nhiên
đến năm 2013 thì tình hình công ty lại có xu hướng biến động tăng lên trở lại
cụ thể là tổng doanh thu đã tăng lên đạt 34.602.159.831 đồng tương đương
tăng được 5.043.647.167 đồng tức tăng lên được 17,06% so với năm 2012.
Nguyên nhân là do doanh thu của công ty chủ yếu là từ khối lượng dịch vụ
công ích thì vẫn tăng liên tục qua các năm, nhưng công ty có thêm hoạt động
kinh doanh hằng năm như: xây dựng, sửa chữa công trình văn hóa...mà doanh
thu này thì thường xuyên thay đổi tăng giảm bất thường nên công ty không
chủ động được trong mãng kinh doanh, chức năng chính của công ty chính là
mãng công ích.
+ Tổng chi phí của công ty thì cũng có sự thay đổi ngày càng tăng qua
các năm năm 2012 tăng đến 1.111.126.225 đồng tức tăng đến 4,02% so với
2011. Sang đến 2013 thì tổng chi phí lại tiếp tục tăng lên rất nhiều
3.515.972.584 đồng cũng đồng nghĩa tăng 12,23% so với 2012. Chi phí qua
các năm ngày càng tăng cao là do nguồn gía vốn hàng bán đầu vào của công ty
khá lớn do giá cả vật tư tăng do doanh thu tăng nên giá vốn đầu vào cũng tăng
và tương ứng với một khoản doanh thu mà công ty phải thực hiện thì có một
khoản chi phí giá vốn bỏ ra.
+ Lợi nhuận sau thuế qua 3 năm của công ty nhìn chung có phần suy
giảm không đều và giảm mạnh trong năm 2012, nguyên nhân chính là do
doanh thu năm 2012 chưa ghi nhận đủ do nghiệm thu chậm đến 2013, đồng
thời chi phí thì lại tăng lên đáng kể do giá vốn đầu vào tăng, cụ thể là năm
2012 sụt giảm rất nhiều so với 2011 từ 2.695.086.946 đồng giảm đi chỉ còn
508.630.645 đồng tức giảm đi 81,13%, và đến năm 2013 đã cải thiện con số
tuy giảm so với 2011 nhưng có phần tăng lên so với 2012 là 1.758.139.316
đồng tương đương tăng lên được 245,66%. => Nhìn chung qua 3 năm thì tình
hình công ty có phần biến động nhiều tuy nhiên qua báo cáo trên thì ta cũng
thấy được công ty đã cố gắng để giúp cho công ty đạt lợi nhuận tốt nhất và
đảm bảo hạn chế chi phí khác không cần thiết cũng như tăng doanh thu từ hoạt
động tài chính một cách phù hợp.
3.5.2 Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 6 tháng đầu
năm từ 2012 - 2014
33
Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh của công ty trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014.
ĐVT: đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
So sánh 2013/2012
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
6 tháng đầu
năm 2014
Số tiền
Tỉ lệ %
So sánh 2014/2013
Số tiền
Tỉ lệ %
1
Tổng doanh thu
13.718.304.183
15.231.416.753
16.138.154.396
1.513.112.567
11,03
906.737.643
5,95
2
Tổng chi phí
12.654.241.368
14.210.412.027
14.329.758.922
1.556.170.662
12,30
119.346.895
0,84
3
Chi phí thuế
TNDN hiện hành
266.015.704
255.251.180
397.847.004
(10.764.525)
(4,05)
142.595.824
55,86
4
Lợi nhuận sau thuế
798.047.111
765.753.546
1.410.548.470
(32.293.565)
(4,05)
644.794.924
84,20
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011- 2013
34
- Qua bảng số liệu trên ta thấy được tình hình lợi nhuận của công ty có sự
biến đổi không đều qua 6 tháng đầu năm của các năm. Doanh thu thì liên tục
tăng bên cạnh đó chi phí cũng tăng lên. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2014 thì lợi
nhuận sau thuế của công ty có sự tăng trưởng vượt bậc so với 2012, 2013.
Năm 2014 lợi nhuận 6 tháng đầu của công ty đạt đến mức là 1.410.548.470
đồng tăng so với 2013 là 644.794.924 đồng tức tăng 84,2. Còn trong hai năm
2012 và 2013 thì doanh thu của công ty cũng khá cao nhưng bên cạnh đó chi
phí cũng cao không kém nên lợi nhuận chưa thật sự tốt. Nhưng nhìn chung
qua 3 năm thì lợi nhuận của công ty đang trên hướng phát triển tốt và ổn định
nên đây là tín hiệu đáng mừng cho công ty trong thời gian tới.
- Đặc biệt ta thấy được có sự chênh lệch giữa lợi nhuận trong 6 tháng đầu
năm 2012 so với lợi nhuận cả năm. Ta có thể thấy rất rõ lợi nhuận của 6 tháng
còn cao hơn nhiều so với lợi nhuận của cả năm. Đây là một điều mà công ty
cần chú ý hơn nữa để không xảy ra tình trạng lỗ trong những tháng cuối năm
để có thể ổn định doanh thu hơn nữa. Nguyên nhân của việc lợi nhuận có sự
thay đổi và suy giảm như vậy là do trong quý 4 của năm 2012 thì lợi nhuận
của công ty đã bị lỗ nặng, quý 4 năm 2012 thì lợi nhuận của công ty là âm
478.564.270 đồng chính vì thế mà kéo theo lợi nhuận cả năm giảm so với 6
tháng đầu năm và lợi nhuận cả năm cũng nhỏ hơn 6 tháng đầu năm.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
3.6.1 Thuận lợi
Có đội ngủ quản lý chuyên môn phù hợp, nhiệt tình, có tinh thần trách
nhiệm. Đồng thời công ty cũng quan tâm đến các quy định cán bộ bồ dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty trong
thời gian tới giúp cho công tác quản lý điều hành hoạt động hiệu quả.
Trong những năm gần đây công tác duy trì tu bổ sữa chữa các công
trình hạ tầng, kỹ thuật, được ngân sách tỉnh cân đối từ nguồn vốn kiến thiết thị
chính và nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, góp phần chỉnh trang đô thị
ngày càng được khang trang hơn.
Là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công ích, công nhân lao động
thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, trình độ nhận thức còn hạn
chế nên thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên Công trình công cộng
Vĩnh Long luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định,
tiến bộ giữa người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp, xem đây là tiền đề để
công ty phát triển ổn định, bền vững.
35
3.6.2 Khó khăn
Việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh phí hoạt động phải tương ứng khối
lượng dịch vụ công ích ngay từ đầu năm. Trong những năm qua tình trạng
thiếu hụt kinh phí vào những tháng cuối năm, đã làm cho công ty gặp không
ích khó khăn do nguồn vốn lưu động rất hạn chế cho nên kinh phí hoat động
thường xuyên và việc thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động
chưa kịp thời.
Công tác quản lý chất thải rắn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do
chưa có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế việc vứt rác bừa bãi trên đường
phố, xuống sông kênh gạch, những nơi công cộng,… công tác giáo dục tuyên
truyền chưa được sâu rộng trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó
làm cho ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn nhiều hạn chế.
Việc lấy rác ở các khu dân cư, nội ô thành phố Vĩnh Long phần lớn là
các hẻm nhỏ khá dài, cách xa các điểm tập kết rác và phần lớn đã xuống cấp,
bị lún, sụp, do đó việc thu gom và kéo rác bằng xe cải tiến ra điểm tập kết rác
gặp nhiều khó khăn.
Đối với công tác quản lý đô thị, có các công trình phúc lợi khác nhau
như: cây xanh, công viên, vĩa hè, đèn chiếu sáng đô thị, hiện nay chưa có ban
hành các quy chế quản lý thống nhất trên địa bàn Thành Phố Vĩnh Long, để
tạo sự phối hợp giữa đơn vị quản lý với chính quyền địa phương, nhằm làm tốt
công tác quản lý giữ gìn.
Việc xử phạt vi phạm hành chánh trong hoạt động xây dựng, quản lý
công trình hạ tầng kỹ thuật, vứt rác bừa bãi ra đường, chặt phá cây xanh,…
chưa được các cơ quan chức năng xử phạt vị phạm hành chính.
Việc phân cấp quản lý, đầu tư chưa tạo được sự thống nhất, các tuyến
đường khu vực trung tâm Thành Phố Vĩnh Long. Hiện nay có nhiều công trình
hạ tầng kỹ thuật còn chồng chéo, đang xen nhau (đường dây điện, trụ điện lực,
ống cấp nước, cáp ngầm bưu điện, …), nâng việc phát triển cây xanh cải tạo
hệ thống thoát nước gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay việc nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trong nội ô thành phố,
mặt đường chưa đồng nhất nhau, không đảm bảo mỹ quan và hình thành nhiều
vùng trũng, nên thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa lũ.
Hệ thống thoát nước trong thành phố đã xây dựng khá lâu, phần lớn bị
xuống cấp, cần phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước, để làm
cơ sở cho công tác thiết kế, đầu tư cải tạo, nâng cấp. Đảm bảo thoát nước tốt,
hạn chế ngập úng và tiết kiệm chi phí đầu tư.
36
3.6.3 Phương hướng phát triển
Việc mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời
gian tới còn tùy thuộc vào cơ chế chính sách và tình hình thị trường. Do đó
việc bổ sung ngành nghề, huy động thêm vốn và tuyển dụng lao động thêm sẽ
do Chủ tịch và Giám đốc công ty quyết định.
Từ một đơn vị hành chính sự nghiệp (Phòng Quản lý Ðô thị Thị xã
Vĩnh Long) nâng lên Công ty TNHH MTV Công trình Công Cộng Vĩnh Long.
Công ty đã trang bị nhiều thêm được nhiều thiết bị máy móc mới hiện đại để
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn.
Không dừng lại ở đó, để giải quyết bãi đổ rác ổn định và lâu dài, phù
hợp qui định nhà nước, Công ty đã mở rộng bãi chứa rác Hoà Phú với diện
tích 35.000m2 để triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác, dự án sẽ
đươc triển khai bằng công nghệ phù hợp với điều kiện ở Việt Nam
Ngoài việc thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích và đầu tư vào các
công trình phúc lợi công cộng do UBND Tỉnh giao, Công ty còn thường
xuyên tổ chức thi công các công trình góp phần làm tăng doanh thu và tăng lợi
nhuận cho đơn vị. Chính vì thế, đời sống của người lao động đã không ngừng
được nâng cao, các chế độ chính sách trong ngành vệ sinh môi trường từng
bước được quan tâm hơn đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cho người công
nhân. Thu nhập bình quân đầu người năm 1997 là 450.000đ/người/tháng đến
nay là 5.500.000đ/người/tháng, đời sống ổn định công nhân lao động bớt mặt
cảm với nghề nghiệp và thậm chí họ còn tự hào về cái nghề của mình bởi
không có họ thì làm sao có được một Thành Phố Vĩnh Long khang trang như
hôm nay.
37
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÔNG TRÌNH
CÔNG CỘNG VĨNH LONG
4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRONG THÁNG 6/2014
4.1.1 KẾ TOÁN DOANH THU
4.1.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
a) Chứng từ kế toán sử dụng
- Hóa đơn giá trị gia tăng;
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ;
- Sổ kế toán sử dụng: Công ty áp dụng các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế
toán chi tiết ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Sổ nhật ký- sổ cái (Mẫu sổ S01-DN)
- Sổ chi tiết tài khoản 5111; tài khoản 5113(Mẫu số S38 – DN).
b) Luân chuyển chứng từ:
Khi công ty nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng gởi vào và công ty
đồng ý kí hợp đồng.
38
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH
KẾ TOÁN
A
Bắt đầu
B
3
KH
2
ĐĐH
HĐ bán hàng
được duyệt 3
3
HĐBH được
duyệt
1
2
HĐBH 1
Nhập liệu
Lập HĐ
bán
hàng
Ký
duyệt
Lập quyết
định giao
nhiệm vụ
Cập nhật dữ liệu
B
3
HĐ bán
hàng 1
A
3
ĐĐH
3
2
2
2
KH
N
2
QĐ giao
nhiệm vụ 1
HĐBH được
duyệt 1
N
HĐBH được
duyệt 1
N
HĐ bán hàng
được duyệt 3
N
CSDL
Kết thúc
BPTC
39
Hình 4.1: Lưu đồ luân chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tập
tin
KH
Tập
tin
HĐ
Giải thích: Khi khách hàng gởi đơn vào công ty thì phòng kế hoạch sẽ
nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng sau đó tiến hành kiểm tra thông tin về
đơn đặt hàng đó, kiểm tra thông tin về khách hàng sau đó phòng kế hoạch tiến
hành bàn bạc với khách hàng nếu hai bên chấp nhận thỏa thuận thành công thì
phòng kế hoạch sẽ tiến hành lập hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ gồm 3
liên (1 liên mô tả về loại hàng hóa cung cấp, 1 liên nói về thời gian cách thức
giao nhận hàng, 1 liên về thời gian thanh toán). Sau đó chuyển sang phòng
Giám đốc kiểm tra xét duyệt hợp đồng bán hàng. Sau khi hợp đồng bán hàng
đã được duyệt thì được chuyển trở lại cho phòng kế hoạch, phòng kế hoạch
dựa vào hợp đồng bán hàng đã được duyệt sẽ lập quyết định giao nhiệm vụ
cho hợp đồng này gồm 2 liên quyết định giao nhiệm vụ (1 liên cho bộ phận thi
công công trình để phân công công việc cho bộ phận nào thi công, 1 liên còn
lưu tại phòng kế hoạch) và 3 liên hợp đồng bán hàng đã duyệt (1 liên lưu tại
phòng kế hoạch, 1 liên giao cho khách hàng và 1 liên còn lại chuyển sang
phòng kế toán. Sau khi phòng kế toán nhận được hợp đồng bán hàng đã duyệt
thì tiến hành nhập liệu vào phần mềm cho ra 2 tập tin (1 tập tin khách hàng, 1
tập tin hợp đồng bán hàng) sau đó lưu hợp đồng bán hàng lại.
Khi công ty nhận được tiền thanh toán hợp đồng của khách hàng
Quy trình luân chuyển: đầu tiên khi khách hàng gửi giấy thông báo trả
tiền kèm hóa đơn bán hàng vào, khi nhận được 2 chứng từ này thì bộ phận kế
toán thanh toán sẽ tiến hành nhập liệu các thông tin để cho ra tập tin thanh
toán và in phiếu thu gồm 3 liên. Kế toán thanh toán sử dụng 1 liên để ghi nhận
kí thu tiền cho kế toán tổng hợp, còn phiếu thu thì được lập tại bộ phận kế toán
thanh toán. Hóa đơn bán hàng và 2 liên còn lại của phiếu thu kèm với séc
thanh toán do khách hàng gởi được chuyển qua cho thủ quỹ để ghi sổ. Sau khi
ghi sổ quỹ séc thanh toán chuyển đến ngân hàng để làm các thủ tục nhận tiền,
hợp đồng bán hàng chuyển về lập tại bộ phận kế toán thanh toán, 1 liên phiếu
thu chuyển cho khách hàng để xác nhận nghiệp vụ thu tiền, liên còn lại chuyển
đến bộ phận kế toán công nợ để tiếp tục theo dõi nợ khách hàng (nếu khách
hàng còn nợ công ty).
40
KẾ TOÁN THANH TOÁN
THỦ QUỸ
Bắt đầu
C
KH
KH
Thông báo trả
tiền
Séc thanh toán
Hóa đơn bán
hàng
Phiếu thu
3
HĐ bán hàng
Ghi
nhật ký
thu tiền
Nhập liệu dữ
liệu
2
Phiếu thu 1
Đối chiếu,
xác nhận
Sổ quỹ
In phiếu thu
Thông báo
trả tiền
HĐ bán
hàng
Phiếu
thu 3
3
Pthu 1
Nhật ký
thu tiền
HĐ bán
hàng
2
Phiếu thu
2
1
Séc thanh
toán
N
KTTH
N
N
N
KH
C
41
Hình 4.2: Lưu đồ nhận được tiền thanh toán của khách hàng
KTCN
Kết thúc
c) Các nghiệp vụ phát sinh: (chứng từ xem phụ lục 2, trang 102).
1. Ngày 17/6/2014 chứng từ mang số hiệu BCo05/6 QLDN ngày chứng
từ là 17/6/2014 Thu HĐ VCR Q2/2014 số tiền là 136.364 đồng.
2. Ngày 25/6/2014 chứng từ số BCo07/6 QLDN ngày chứng từ
25/6/2014 phòng QLĐT cấp KP thực hiện KL dịch vụ công ích VSĐP tháng
5/2014 số tiền là 1.372.370.000 đồng.
3. Ngày 25/6/2014 chứng từ số BCo08/6 QLDN ngày chứng từ
25/6/2014 phòng QLĐT cấp KP thực hiện KL dịch vụ công ích TNĐT tháng
5/2014 số tiền là 176.708.182 đồng.
4. Ngày 30/6/2014 chứng từ PT15/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014 thu
bán E.M tháng 6/2014 số tiền là 1.418.182 đồng, thuế VAT là 10%.
5. Ngày 30/6/2014 chứng từ BCo11/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu HĐ VCR Q2/2014 số tiền là 2.700.000 đồng, thuế VAT 10%.
6. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu BCo12/6 QLDN ngày chứng
từ 30/6/2014 thu HĐ VCR Q2/2014 số tiền là 4.404.000 đồng, VAT 10%.
7. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu BCo11/6 QLDN ngày chứng
từ 30/6/2014 thu HĐ VCR Q2/2014 số tiền là 300.000 đồng, VAT 10%.
8. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu BCo14/6 QLDN ngày chứng
từ 30/6/2014 thu HĐ VCR Q2/2014 số tiền là 2.400.000 đồng, VAT 10%.
9. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu BCo15/6 QLDN ngày chứng
từ 30/6/2014 thu HĐ VCR Q2/2014 số tiền là 6.600.000 đồng, VAT 10%.
10. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu BCo16/6 QLDN ngày chứng
từ 30/6/2014 thu HĐ VCR Q2/2014 số tiền là 33.000.000 đồng, VAT 10%.
11. Ngày 30/6/2014 chứng từ PT18/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu doanh thu dịch vụ tháng 6/2014 số tiền là 53.881.821 đồng, VAT 10%.
12. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KTK05/6 QLDN ngày chứng
từ 30/6/2014 thu HĐ VCR Q2/2014 số tiền là 5.550.000 đồng, VAT 10%.
13. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK06/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu HĐ VCR Q2/2014 (Cty CPSXKDXNKVL) là 6.000.000 đồng, VAT 10%.
14. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK07/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu HĐ VCR Q2/2014 (ĐHXD Miền Tây) là 2.100.000 đồng, VAT 10%.
15. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK08/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu HĐ VCR Q2/2014 (NH MHB CN VL) là 272.727 đồng, VAT 10%.
42
16. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK09/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu HĐ VCR Q2/2014 (BVYHCT TPVL) là 3.000.000 đồng, VAT 10%.
17. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK10/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu HĐ VCR Q2/2014 (cty Hòa Phú) số tiền là 1.800.000 đồng, VAT 10%.
18. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK11/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu HĐ VCR Q2/2014 (cty DP Cửu long) là 3.150.000 đồng, VAT 10%.
19. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK12/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu HĐ VCR Q2/2014 (Ban GT xây dựng) là 818.182 đồng, VAT 10%.
20. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK13/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu HĐ VCR Q2/2014 (cty TNHH Tỷ Xuân) là 18.000.000 đồng, VAT 10%.
21. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK14/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu HĐ VCR tháng 6/2014 (cty bia SG VL) là 7.700.000 đồng, VAT 10%.
22. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KTK15/6 QLDN ngày chứng
từ 30/6/2014 thu RHC số tiền 1.500.000 đồng, VAT 10%.
23. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK16/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
thu HĐ VCR Q2/2014 (Đài THVL) số tiền là 1.300.000 đồng, VAT 10%.
24. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK26/6 QLDN ngày chứng từ 30/6/2014
doanh thu KL VSĐP tháng 6/2014 (theo BB nghiệm thu nội bộ) số tiền
1.384.378.000 đồng.
25. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KTK27/6 QLDN ngày chứng
từ 30/6/2014 doanh thu KL TNĐT tháng 6/2014 (theo BB nghiệm thu nội bộ)
số tiền 203.167.000 đồng.
26. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KTK28/6 QLDN ngày chứng
từ 30/6/2014 doanh thu KL CVCX Qúy 2/2014 (theo BB nghiệm thu nội bộ)
số tiền 2.524.491.000 đồng.
27. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KTK29/6 QLDN ngày chứng
từ 30/6/2014 doanh thu KL CS quý 2/2014 (theo BB nghiệm thu nội bộ) số
tiền 391.456.000 đồng.
28. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KCLL01/6 QLDN kết
chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014 số tiền phát sinh là 7.562.990.182 đồng.
29. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KCLL01/6 QLDN kết
chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014 số tiền phát sinh là 287.430.373 đồng.
43
d) Thực hiện kế toán chi tiết:
TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK 5111, TK 5113
(xem phụ lục 1, trang 87).
e) Thực hiện kế toán tổng hợp: ghi sổ Nhật ký – Sổ cái (xem phụ lục 3);
4.1.1.2 Doanh thu hoạt động tài chính
a) Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu thu; Giấy báo có.
- Sổ kế toán sử dụng: các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết ban
hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính để ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính.
b) Các nghiệp vụ phát sinh: (chứng từ xem phụ lục 2, trang 102).
1. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu BCo17/6 QLDN Thu lãi
TGNH tháng 6/2014 số tiền 4.709.133 đồng.
2. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KCLL01/6 QLDN kết chuyển
lãi lỗ đến ngày 30/6/2014 số tiền phát sinh là 13.789.903 đồng.
c) Trình tự hạch toán:
- Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tiền gởi ngân hàng,
ngân hàng sẽ lập giấy báo có thông báo nguyên nhân số tiền gởi tăng và số
tiền tăng của doanh nghiệp.
- Sau khi nhận được giấy báo có của ngân hàng, kế toán lập phiếu thu
chuyển thủ quỹ thu tiền. Sau khi thu tiền xong, kế toán dùng giấy báo có kèm
phiếu thu làm căn cứ ghi sổ kế toán. Căn cứ giấy báo có kế toán ghi vào sổ kế
toán liên quan và lưu tại phòng kế toán.
d) Tài khoản sử dụng:
TK 515 doanh thu hoạt động tài chính.
e) Thực hiện kế toán tổng hợp: ghi sổ Nhật ký – Sổ cái (xem phụ lục 3)
4.1.1.3 Thu nhập khác
a) Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu thu; Giấy báo có;
- Biên bản thanh lý tài sản cố định;
- Hóa đơn giá trị gia tăng;...
44
- Sổ kế toán sử dụng: các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết ban
hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính để ghi nhận thu nhập khác.
b) Các nghiệp vụ phát sinh:
1. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCLL01/6 QLDN Kết chuyển lãi lỗ đến
ngày 30/6/2014 số tiền phát sinh là 2.454.545 đồng.
c) Trình tự luân chuyển chứng từ
Tại công ty các khoản thu không mang tính thường xuyên, khoản thu mà
doanh nghiệp không dự tính trước nhưng ít có khả năng thực hiện thì kế toán
hạch toán vào tài khoản 711 - thu nhập khác. Cuối tháng kế toán ghi vào sổ
Nhật ký – sổ cái để tổng hợp doanh thu phát sinh trong kỳ.
d) Tài khoản sử dụng: TK 711 thu nhập khác
4.1.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ
4.1.2.1 Gía vốn hàng bán
a) Chứng từ kế toán sử dụng
- Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho; Hóa đơn giá trị gia tăng;
- Sổ kế toán sử dụng: Công ty sử dụng các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế
toán chi tiết ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính để ghi nhập giá vốn hàng bán.
b) Luân chuyển chứng từ:
- Hằng ngày căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi vào sổ Nhật Ký –
Sổ cái và theo dõi trên các sổ cho từng lĩnh vực kinh doanh. Cuối tháng kế
toán ghi vào sổ Nhật ký – sổ cái để tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ.
- Lưu đồ luân chuyển chứng từ giá vốn hàng bán của công ty
45
KẾ TOÁN VT - TSCĐ
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KTTL
Bắt đầu
Phiếu XK
3
Phiếu yêu
cầu NVL đã
ký
Ghi sổ nhật
ký – sổ cái và
sổ chi tiết
Lập
phiếu
xuất
Phiếu yc
NVL đã ký
Bảng TT
tiền lương
3
2
Phiếu XK
3
Bảng TT tiền
lương
Phiếu XK 1
N
N
BP kho
Kết thúc
Hình 4.3: Lưu đồ luân 46
chuyển giá vốn hàng bán
KT
TSCĐ
Bảng kê CP
SXC
Sổ nhật ký
– sổ cái
Sổ chi tiết
Bảng kê CP
SXC
c) Các nghiệp vụ phát sinh: (chứng từ xem phụ lục 2, trang 102).
1. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP002/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC CP XĐ GV (Xưởng cơ khí) số tiền 30.128.824 đồng.
2. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP003/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC GV XĐ KQKD (Xưởng cơ khí) số tiền 30.128.824 đồng.
3. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP008/6/QLDN ngày chứng từ 30/6/
KC CP XĐ GV (Công viên Mậu Thân) số tiền 108.004.340 đồng.
4. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP009/6/QLDN ngày chứng từ 30/6/
KC GV XĐ KQKD (Xưởng cơ khí) số tiền 108.004.340 đồng.
5. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP011/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC CP XĐ GV (CXĐP) số tiền 504.938.734 đồng.
6. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP012/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC GVXĐKQKD (CXĐP) số tiền 504.938.734 đồng.
7. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP014/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC CP XĐ GV (Chiếu sáng đô thị) số tiền 255.698.851 đồng.
8. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP015/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC GV XĐ KQKD (Chiếu sáng đô thị) số tiền 255.698.851 đồng.
9. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP017/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC CP XĐ GV (rút hầm cầu) số tiền 116.478.128 đồng.
10. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP018/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC GV XĐ KQKD (rút hầm cầu) số tiền 116.478.128 đồng.
11. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP023/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC CP XĐ GV (Thoát nước đô thị) số tiền 253.595.184 đồng.
12. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP024/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC GV XĐ KQKD (Thoát nước đô thị) số tiền 253.595.184 đồng.
13. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP026/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC CP XĐ GV (Vệ sinh đô thị) số tiền 770.431.478 đồng.
14. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP027/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC GV XĐ KQKD (Vệ sinh đô thị) số tiền 770.431.478 đồng.
15. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP029/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC CP XĐ GV (xử lý rác) số tiền 255.925.062 đồng.
16. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP030/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC GV XĐ KQKD (Xử lý rác) số tiền 255.925.062đồng.
47
17. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP032/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC CP XĐ GV (Thu gom, VCR) số tiền 1.984.822.472 đồng.
18. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP033/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC GV XĐ KQKD (Thu gom, VCR) số tiền 1.984.822.472 đồng.
19. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP035/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC CP XĐ GV (Công viên TP) số tiền 1.082.067.121 đồng.
20. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP036/6/QLDN ngày chứng từ
30/6/2014 KC GV XĐ KQKD (Công viên TP) số tiền 1.082.067.121 đồng
d) Thực hiện kế toán tổng hợp: ghi sổ Nhật ký – Sổ cái (xem phụ lục 3)
4.1.2.2 Chi phí tài chính
a) Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu chi; Ủy nhiệm chi;
- Giấy báo nợ;
- Hóa đơn giá trị gia tăng;
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp; Hợp đồng cho vay;...
- Sổ kế toán sử dụng: Công ty sử dụng các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế
toán chi tiết ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
b) Các nghiệp vụ phát sinh: không có nghiệp vụ phát sinh.
c) Tài khoản sử dụng: 635 chi phí tài chính.
d) Thực hiện kế toán tổng hợp: ghi sổ Nhật ký – Sổ cái
4.1.2.3 Chi phí bán hàng
a) Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu chi; Giấy báo nợ;
- Hóa đơn giá trị gia tăng;
- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định;
- Phiếu xuất kho;
- Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương;
- Bảng chấm công làm thêm giờ; Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ;…
48
- Sổ kế toán sử dụng: Công ty sử dụng các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế
toán chi tiết ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính để ghi nhận chi phí bán hàng.
b) Các nghiệp vụ phát sinh:
Trong tháng 6 công ty không phát sinh phần chi phí bán hàng.
c) Tài khoản sử dụng: TK 641 – chi phí bán hàng
4.1.2.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp
a) Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu chi; Giấy báo nợ;
- Hóa đơn giá trị gia tăng; Hóa đơn bán hàng;
- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định;
- Phiếu xuất kho;
- Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;
- Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương;
- Bảng chấm công làm thêm giờ; Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ.
- Sổ kế toán sử dụng: Công ty sử dụng các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế
toán chi tiết ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Sổ chi tiết tài khoản 6421; tài khoản 6422; tài khoản 6423; tài khoản
6424; tài khoản 6425; tài khoản 6427; tài khoản 6428 (Mẫu số S38 – DN).
b) Luân chuyển chứng từ:
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi vào sổ Nhật Ký –
Sổ cái và theo dõi trên các sổ cho từng lĩnh vực kinh doanh. Cuối tháng kế
toán ghi vào sổ Nhật ký – sổ cái để tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ.
c) Các nghiệp vụ phát sinh: (chứng từ xem phụ lục 2, trang 102).
1. Ngày 3/6/2014 chứng từ PC01/6 QLDN ngày chứng từ 3/6/2014 chi
photo và thay mực máy in số tiền 150.000 đồng.
2. Ngày 3/6/2014 chứng từ PC02/6/QLDN chi CPN số tiền 32.000 đồng.
3. Ngày 4/6/2014 chứng từ PC04/6 QLDN chi SC đèn 132.000 đồng.
4. Ngày 4/6/2014 chứng từ BNo01/6QLDN chi HĐ bảo vệ cơ quan tháng
5/2014 số tiền 5.800.000 đồng, VAT 10%.
49
5. Ngày 4/6/2014 chứng từ PC05/6QLDN chi phụ cấp kiêm nhiệm Chủ
tịch-Phó chủ tịch Hội CCB (6 tháng đầu năm 2014) số tiền 3.579.720 đồng.
6. Ngày 5/6/2014 chứng từ PC08/6QLDN chi photo và mua bao nilon
đựng E.M số tiền là 180.000 đồng.
7. Ngày 5/6/2014 chứng từ PC09/6QLDN chi công tác Huyện Tam Bình
số tiền 140.000 đồng.
8. Ngày 5/6/2014 chứng từ PC10/76QLDN chi cài đặt phần mềm virut và
bơm mực máy in số tiền phát sinh là 1.370.000 đồng.
9. Ngày 6/6/2014 chứng từ số PC13/6QLDN chi công tác TPHCM và bãi
rác Hòa Phú số tiền 2.535.227 đồng.
10. Ngày 9/6/2014 chứng từ PC15/6QLDN chi trả tiền nước tháng
5/2014 số tiền 272.464 đồng, VAT 10%.
11. Ngày 9/6/2014 chứng từ PC16/6 QLDN chi photo và thay mực máy
in số tiền 205.000 đồng.
12. Ngày 10/6/2014 chứng từ PC18/6QLDN chi trả tiền điện thoại tháng
5/2014 số tiền 1.073.538 đồng, VAT 10%.
13. Ngày 10/6/2014 chứng từ PC19/6QLDN Chi công tác huyện Tam
Bình, Mang Thít, bãi rác Hòa Phú số tiền là 2.304.364 đồng.
14. Ngày 13/6/2014 chứng từ PC20/6QLDN Chi trả ĐT Mobifone tháng
5/2014 số tiền là 726.992 đồng, VAT 10%.
15. Ngày 13/6/2014 chứng từ PC21/6 QLDN mua tem và sữa chữa đèn
số tiền là 350.000 đồng.
16. Ngày 13/6/2014 chứng từ PC22/6 QLDN chi tiếp khách số tiền là
200.000 đồng.
17. Ngày 16/6/2014 chứng từ PC24/6 QLDN chi đặt báo Q2/2014 số tiền
3.999.000 đồng.
18. Ngày 16/6/2014 chứng từ PC26/6 QLDN chi trả tiền điện tháng
6/2014 số tiền là 3.961.266 đồng.
19. Ngày 16/6/2014 chứng từ PC28/6 QLDN Chi mua nước uống tháng
5/2014 số tiền 2.150.000 đồng.
20. Ngày 16/6/2014 chứng từ PC29/6 QLDN chi tiền công chứng số tiền
150.000 đồng.
50
21. Ngày 17/6/2014 chứng từ PC30/6/QLDN chi tiền QPAN Q2/2014
300.000 đồng.
22. Ngày 17/6/2014 chứng từ PC31/6 QLDN thuê bao truyền hình cáp
tháng 5/2014 số tiền 60.000 đồng, VAT 10%.
23. Ngày 17/6/2014 chứng từ PC32/6/2014 chi tiếp khách số tiền
398.182 đồng, VAT 10%.
24. Ngày 18/6/2014 chứng từ PC33/6 QLDN chi tiền phụ cấp trách
nhiệm đối với cấp ủy viên Q2/2014 số tiền 9.315.000 đồng
25. Ngày 20/6/2014 chứng từ KTK03/6 QLDN thuế giá tri gia tăng đầu
vào không được khấu trừ tháng 5/2014 là 724.159 đồng.
26. Ngày 20/6/2014 chứng từ PC34/6 QLDN Chi tiếp khách số tiền là
590.000 đồng.
27. Ngày 21/6/2014 chứng từ PC35/6 QLDN mua nước uống số tiền là
1.140.000 đồng.
28. Ngày 24/6/2014 chứng từ PC36/6 QLDN chi tiếp khách số tiền là
400.000 đồng.
29. Ngày 24/6/2014 chứng từ PC37/6 QLDN mua vật dụng VP số tiền là
710.545 đồng.
30. Ngày 27/6/2014 chứng từ PC38/6 QLDN Chi công tác Cần Thơ, long
Hồ, bãi rác Hòa Phú số tiền 1.201.900 đồng.
31. Ngày 27/6/2014 chứng từ PC39/6 QLDN chi photo là 198.000 đồng.
32. Ngày 27/6/2014 chứng từ PC40/6 QLDN chi mua tem 150.000 đồng.
33. Ngày 27/6/2014 chứng từ PC41/6 QLDN chi tiếp khách số tiền là
2.100.000 đồng.
34. Ngày 27/6/2014 chứng từ PC42/6 QLDN Gởi CV 242.000 đồng.
35. Ngày 27/6/2014 chứng từ PC44/6 QLDN Chi HĐ thuê tạp vụ cơ
quan tháng 6/2014 số tiền 2.500.000 đồng.
36. Ngày 30/6/2014 chứng từ PC45/6 QLDN Chi tiếp khách số tiền
740.000 đồng.
37. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK04/6 QLDN Trích trước TA giữa ca
tháng 6/2014 số tiền 132.340.000 đồng.
38. Ngày 30/6/2014 chứng từ BNo11/6 QLDN Chi phí trả lương qua thẻ
ATM tháng 6/2014 số tiền 919.600 đồng.
51
39. Ngày 30/6/2014 chứng từ BNo12/6 QLDN Chi phí trả lương qua thẻ
ATM quý 2/2014 số tiền 27.500 đồng.
40. Ngày 30/6/2014 chứng từ BNo13/6 QLDN Chi phí chuyển khoản
tháng 6/2014 số tiền 564.500 đồng.
41. Ngày 30/6/2014 chứng từ KH01/6 QLDN khấu hao tài sản cố định
tháng 6 năm 2014(BP gián tiếp và phòng tổ chức hành chánh) số tiền là
6.042.404 đồng.
42. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK20/6 QLDN Phân bổ giá trị còn lại
MMTB không đủ điều kiện là TSCĐ quý 2/2014 số tiền 1.538.955 đồng.
43. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTLU01/6 QLDN tiền lương phải trả
tháng số tiền 197.943.720 đồng.
44. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTLU02/6 QLDN BHXH, BHTN, BHYT,
KPCĐ phải nộp tháng số tiền là 30.246.840 đồng.
45. Ngày 30/6/2014 chứng từ KTK25/6 QLDN thuế đất phải nộp 2014 số
tiền 9.664.274 đồng.
46. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCLL01/6 QLDN Kết chuyển lãi lỗ đến
ngày 30/6/2014 số tiền 1.420.081.587 đồng.
d) Thực hiện kế toán chi tiết:
TK 642- chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: TK 6421, TK 6423, TK
6424, TK 6425, TK 6427 (xem phụ lục 1, trang 87).
e) Thực hiện kế toán tổng hợp: ghi sổ Nhật ký – Sổ cái (xem phụ lục 3)
4.1.2.5 Chi phí khác
a) Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu chi;
- Giấy báo nợ;
- Biên bản thanh lý tài sản cố định;
- Sổ kế toán sử dụng: các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết ban
hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của BT BTC.
- Sổ chi tiết tài khoản 8111; tài khoản 8112 (Mẫu số S38 – DN)
b) Các nghiệp vụ phát sinh: mô tả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Ngày 3/6/2014 chứng từ PC03/6 QLDN chi lương CN (SC trụ điện số
37, QL 80, Xã Tân Hội do xe 51B 028 23 làm hỏng) số tiền là 2.497.500 đồng.
52
2. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCLL01/6 QLDN Kết chuyển lãi lỗ đến
ngày 30/6/2014 số tiền 2.497.500 đồng.
c) Thực hiện kế toán tổng hợp: ghi sổ Nhật ký – Sổ cái (xem phụ lục 3).
4.1.2.6 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Chứng từ kế toán sử dụng
- Hóa đơn giá trị gia tăng;
- Hóa đơn bán hàng;
- Phiếu kế toán;
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính;
- Tờ khai điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Sổ kế toán sử dụng: các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết ban
hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của BT BTC.
- Sổ chi tiết tài khoản 8211; tài khoản 8212 (Mẫu số S38 – DN).
b) Các nghiệp vụ phát sinh: (chứng từ xem phụ lục 2, trang 102).
1. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCLL02/6 QLDN chi phí thuế thu nhập
hiện hành là 237.907.939 đồng.
2. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCLL02/6 QLDN Xác định thuế TNDN
hiện hành là 237.907.939 đồng.
c) Thực hiện kế toán tổng hợp: ghi sổ Nhật ký – Sổ cái (xem phụ lục 3).
4.1.3 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
a) Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu kế toán;
- Sổ kế toán sử dụng: các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết ban
hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của BT BTC.
- Sổ chi tiết tài khoản 9111; tài khoản 9114 (Mẫu số S38 – DN).
b) Các nghiệp vụ phát sinh: mô tả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP003/6/QLDN Kết chuyển giá vốn xác
định kết quả kinh doanh (Xưởng cơ khí) số tiền là 30.128.824 đồng.
2. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP009/6/QLDN Kết chuyển giá vốn xác
định kết quả kinh doanh (Công viên Mậu Thân) số tiền là 108.004.340 đồng.
53
3. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP003/6/QLDN Kết chuyển giá vốn xác
định kết quả kinh doanh (Cây xanh đường phố) số tiền là 504.938.734 đồng.
4. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP015/6/QLDN Kết chuyển giá vốn xác
định kết quả kinh doanh (Chiếu sáng đô thị) số tiền là 255.698.851 đồng.
5. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP018/6/QLDN Kết chuyển giá vốn xác
định kết quả kinh doanh (Rút hầm cầu) số tiền là 116.478.128 đồng.
6. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP024/6/QLDN Kết chuyển giá vốn xác
định kết quả kinh doanh (Thoát nước đô thị) số tiền là 253.595.184 đồng.
7. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP027/6/QLDN Kết chuyển giá vốn xác
định kết quả kinh doanh (Vệ sinh đô thị) số tiền là 770.431.478 đồng.
8. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP030/6/QLDN Kết chuyển giá vốn xác
định kết quả kinh doanh (Xử lý rác) số tiền là 255.925.062 đồng.
9. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP033/6/QLDN Kết chuyển giá vốn xác
định kết quả kinh doanh (Thu gom, VCR) số tiền là 1.984.822.472 đồng.
10. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCCP036/6/QLDN Kết chuyển giá vốn
xác định kết quả kinh doanh (Công viên TP) số tiền là 1.082.067.121 đồng.
11. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KCLL01/6 QLDN kết
chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014 số tiền phát sinh là 7.562.990.182 đồng.
12. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KCLL01/6 QLDN kết
chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014 số tiền phát sinh là 287.430.373 đồng.
13. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KCLL01/6 QLDN kết
chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014 số tiền phát sinh là 13.789.903 đồng.
14. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KCLL01/6 QLDN kết
chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014 số tiền phát sinh là 2.454.545 đồng.
15. Ngày 30/6/2014 chứng từ mang số hiệu KCLL01/6 QLDN kết
chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014 số tiền phát sinh là 3.093.500 đồng.
16. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCLL01/6 QLDN Kết chuyển lãi lỗ đến
ngày 30/6/2014 số tiền 1.420.081.587 đồng.
17. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCLL02/6 QLDN Xác định thuế TNDN
hiện hành là 237.907.939 đồng.
18. Ngày 30/6/2014 chứng từ KCLL02/6 QLDN lợi nhuận chưa phân
phối số tiền 843.491.783 đồng.
54
c) Thực hiện kế toán tổng hợp: ghi sổ Nhật ký – Sổ cái (phụ lục 3, trang
114); sổ chi tiết tài khoản 9111 (xem phụ lục 1, trang 87).
Sơ đồ tổng hợp xác định kết quả kinh doanh của công ty trong tháng 6
năm 2014.
632
911
5.362.090.194
511
7.850.420.555
642
515
1.420.081.587
13.789.903
811
711
3.093.500
2.454.545
821
237.907.939
421
843.491.783
7.866.665.003
7.866.665.003
Hình 4.4: Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh trong tháng 6 năm 2014
Nhận xét công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty trong
tháng 6 năm 2014:
55
Qua thực trạng viêc xác định kết quả kinh doanh của công ty trong tháng
6 năm 2014 ta thấy được hệ thống các chứng từ kế toán để thể hiện các nghiệp
vụ kinh tế liên quan đến việc xác định kết quả kinh doanh đều được ghi chép
đầy đủ và hợp lý, đầy đủ theo qui định. Việc tổ chức sổ kế toán tại công ty
được ghi đầy đủ và đúng mẫu theo quy định tại chế độ kế toán hiện hành, các
chứng từ và sổ kế toán đều được kiểm tra xét duyệt sau khi lập.
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2012
ĐẾN 2014
4.2.1 PHÂN TÍCH DOANH THU
Phân tích doanh thu của công ty giai đoạn 2011 - 2013
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quan về tình
hình biến động các khoản mục doanh thu của Công ty TNHH MTV Công
Trình Công cộng Vĩnh Long trong giai đoạn 2011 – 2013, ta quan sát bảng số
liệu sau:
56
Bảng 4.1 : Giá trị và tỉ trọng các khoản doanh thu và thu nhập khác của công trong giai đoạn từ 2011 đến 2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Giá trị
Năm 2012
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Năm 2013
Tỉ
trọng
(%)
Doanh thu thuần 30.510.157.560 98,75 29.268.574.204 99,02
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt
động tài chính
Thu nhập khác
Tổng cộng
Giá trị
Chênh lệch 2012/2011
Tỉ
trọng
(%)
Tỉ lệ
(%)
Giá trị
(4,07)
5.212.344.649
17,81
44,89
(1.990.230)
(2,35)
(123.738.421) (37,59)
(166.707.252)
(81,15)
5.043.647.167
17,06
34.480.918.853 99,65 (1.241.583.356)
58.327.182
0,19
84.514.299
0,29
82.524.069
0,24
329.162.582
1,06
205.424.161
0,69
38.716.909
0,11
100 29.558.512.664
100
34.602.159.831
30.897.647.324
Giá trị
26.187.117
100 (1.339.134.660)
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn từ 2011- 2013
57
Chênh lệch 2013/2012
(4,33)
Tỉ lệ
(%)
Qua bảng số liệu trên, nhìn chung tổng doanh thu của công ty qua 3 năm
có sự biến động tăng giảm không đều, ta thấy doanh thu thuần từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty giai đoạn 2011 – 2013 luôn chiếm tỷ trọng cao
nhất trên tổng doanh thu của công ty, cụ thể là chiếm trên 98%, mặc dù giá trị
của khoản mục này có sự biến động tăng giảm qua 3 năm tương đối lớn nhưng
tỷ trọng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhìn chung là có xu
hướng tăng lên đáng kể từ 2011 năm đến năm 2013. Từ đó có thể thấy được
hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn tạo ra doanh thu chủ yếu của
công ty. Các khoản mục doanh thu và thu nhập khác chiếm tỷ trọng không
đáng kể, nên sự biến động của các khoản mục này ảnh hưởng không nhiều đến
sự biến động tổng doanh thu của công ty. Cụ thể như sau:
+ Năm 2012 thì tổng doanh thu có xu hướng giảm mạnh so với 2011
nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty đã dự tính trước doanh thu cao hơn
so với thực tế, tuy nhiên khi thực tế làm được thì doanh thu lại thấp hơn chỉ
tiêu tạm tính ban đầu chính vì vậy mà công ty đã phải hạch toán tăng các
khoản làm giảm trừ doanh thu lên để điều chỉnh doanh thu hợp lý, vì thế mà
doanh thu của năm 2012 giảm đi so với 2011 và chỉ đạt mức 29.558.512.664
đồng tương đương giảm 1.339.134.660 đồng.
+ Đến năm 2013 thì tổng doanh thu có sự tăng trưởng trở lại, tăng lên
khá cao so với 2012 là 34.602.159.831 đồng tức tăng lên so với 2012 là
5.043.647.167 đồng. Nguyên nhân là nhờ vào chính sách quản lý tốt của bộ
phận chủ chốt thêm vào đó là nhờ vào công ty đã ra kế hoạch và thực hiện
doanh thu đạt mức kế hoạch ban đầu một cách hợp lý phù hợp không có sự
chênh lệch nên góp phần làm cho doanh thu của công ty ngày một tốt hơn. Do
công ty có chính sách đổi mới nên doanh thu được cải thiện tốt hơn và do công
ty đã đầu tư thêm vốn nên cũng góp phần làm hoạt động ngày càng ổn định
hơn.
Phân tích doanh thu giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2014
Để nắm được tình hình chi tiết hơn về sự biến động của doanh thu ta xem
bảng số liệu biến động trong 6 tháng đầu năm để nắm thấy rõ hơn:
58
Bảng 4.2 : Giá trị và tỉ trọng các khoản doanh thu và thu nhập khác của công trong giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2012-2014.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm 2012
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Doanh thu thuần 13.636.344.503 99,40
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
6 tháng đầu năm 2013
Giá trị
15.153.732.050
6 tháng đầu năm 2014
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
99,49 16.078.830.933 99,63
Doanh thu hoạt
động tài chính
44.706.044
0,33
46.303.794
0,3
25.419.770
0,16
Thu nhập khác
37.253.636
0,27
31.380.909
0,21
33.903.693
0,21
13.718.304.183
100
15.231.416.753
100 16.138.154.396
100
Tổng cộng
Chênh lệch 2013/2012
Giá trị
1.517.387.547
11,13
1.597.750
3,57
(5.872.727) (15,76)
1.513.112.570
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2012 - 2014
59
Tỉ lệ
(%)
11,03
Chênh lệch 2014/2013
Giá trị
925.098.883
Tỉ lệ
(%)
6,10
(20.884.024) (45,10)
2.522.784
8,04
906.737.643
5,95
Qua bảng số liệu trên nhìn chung ta thấy tình hình doanh thu của công ty
tăng liên tục trong 6 tháng đầu năm từ 2012 – 2014, cụ thể như sau:
- Năm 2013 thì doanh thu đã tăng hơn so với 2012 là 1.513.112.570 đồng
tức tăng 11,03% nguyên nhân là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ tăng lên vì đây là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh thu
của công ty luôn chiếm một tỉ trọng cao trên 99%, mặc khác doanh thu năm
2013 cao so với 2012 nữa là do một số công trình không nghiệm thu kịp thời
trong 2012 đã chuyển sang.
- Sang đến năm 2014 thì doanh thu lại tiếp tục tăng lên 906.737.643 đồng
tức tăng 5,95% so với 2013, do năm nay thì doanh thu thuần từ việc bán hàng
cũng tăng cao và do hoạt động chính của công ty đó chính là dịch vụ công ích
mà doanh thu này thì qua các năm đều tăng. Doanh thu chỉ giảm do phần hoạt
động kinh doanh thêm của công ty bị làm ăn lỗ.
=> Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện từng khoản mục doanh thu
và thu nhập khác của Công ty giai đoạn 2011 – 2013, ta tiến hành phân tích rõ
hơn từng khoản mục doanh thu và thu nhập khác.
4.2.1.1 Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số
doanh thu của công ty qua 3 năm chỉ tiêu này có nhiều biến động làm cho
doanh thu tăng giảm không liên tục cụ thể là:
Bảng 4.3: Tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Doanh thu bán hàng
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu hợp đồng xây
dựng
Tổng
2012
-
25.539.465.191
4.972.239.072
30.511.704.263
2013
-
-
25.481.858.169 31.473.952.579
5.165.479.410
3.053.034.964
30.647.337.579 34.526.987.543
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 3 năm 2011, 2012, 2013
Nhận xét: trong tổng doanh thu mà công ty đạt được trong 3 năm hầu hết
là doanh thu cung cấp dịch vụ chiếm phần lớn trong tổng doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ bên cạnh đó doanh thu từ hợp đồng xây dựng cũng chiếm
60
một phần đáng kể trong khi đó doanh thu bán hàng của công ty là không phát
sinh do công ty là công trình công cộng chỉ cung cấp các dịch vụ dân dụng nên
doanh thu cung cấp dịch vụ là chiếm đa số và cũng là chỉ tiêu doanh thu số
một trong tổng doanh thu của công ty. Qua 3 năm nhìn chung thì doanh thu
ngày càng tăng lên do công ty có bộ phận quản lý tốt, cung cấp dịch vụ đáp
ứng được nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên cũng do một phần các khoản giảm trừ
mà làm cho doanh thu của công ty bị giảm đi. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ là khoản mục ảnh hưởng lớn nhất đến tổng doanh thu và thu nhập
của Công ty. Qua các năm từ 2011 đến năm 2013, khoản mục doanh thu này
có sự biến động tương đối lớn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến giá trị
của khoản mục này giảm đáng kể là do các khoản giảm trừ doanh thu còn ở
mức cao. Cụ thể như sau:
Bảng 4.4 : Giá trị các khoản giảm trừ doanh thu của công ty
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
-
2013
-
-
1.546.703 1.378.763.375
46.068.690
Hàng bán bị trả lại
Tổng
2012
-
-
-
1.546.703 1.378.763.375
46.068.690
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, 2012, 2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy rất rõ chỉ tiêu giảm giá hàng bán của công
ty đang có xu hướng tăng lên qua 3 năm và tăng rất nhanh chính vì thế mà nó
ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty cụ thể là và nguyên nhân chủ yếu
là do chỉ tiêu giảm giá hàng bán tăng đột biến cụ thể:
- Năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên đến 1.378.763.375 đồng tăng lên rất
nhiều so với 2011 nguyên nhân là do trong năm 2012 khoản doanh thu mà
công ty đã tạm tính trước (kế hoạch) lớn hơn so với thực tế làm được chính vì
thế mà công ty cũng đã tiến hành tăng các khoản làm giảm trừ doanh thu lên
để điều chỉnh cho doanh thu đạt mức như thực tế mà công ty thực hiện được.
- Và đến năm 2013 thì chỉ tiêu này có dấu hiệu sụt giảm so với 2012,
giảm giá hàng bán của công ty năm 2013 đạt 46.068.690 đồng tuy nhiên vẫn
còn rất cao so với 2011. Qua đó ta thấy công ty cần phải có những biện pháp
đúng đắn và kịp thời để góp phần làm hạn chế đi chỉ tiêu này để giúp cho
doanh thu của công ty cải thiện tốt hơn hay nói cách khác là công ty cần có
61
những chủ trương cũng như đề ra kế hoạch và phải thực hiện được kế hoạch
ban đầu để làm cho doanh thu ổn định hơn.
4.2.1.2 Phân tích doanh thu hoạt động tài chính
Sau nguồn thu từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính
cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của Công ty. Để
nắm rõ được tình hình biến động của các khoản thu từ hoạt động tài chính, ta
quan sát bảng số liệu sau:
Bảng 4.5 : doanh thu hoạt động tài chính của công ty
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011
Lãi tiền gởi, tiền cho vay
2012
2013
58.327.182 84.514.299 82.524.069
Cổ tức lợi nhuận được chia
-
-
-
Doanh thu hoạt động tài chính khác
-
-
-
Tổng
58.327.182 84.514.299 82.524.069
Nguồn: báo cáo tài chính của công ty 3 năm 2011, 2012, 2013
Qua bảng trên ta có thể thấy rõ doanh thu hoạt động tài chính của công ty
tăng lên đáng kể qua 3 năm, doanh thu hoạt động chỉ tăng lên chủ yếu và duy
nhât chỉ từ lãi tiền gởi và tiền cho vay. Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng
khá cao chỉ theo sau doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty,
nguyên nhân của việc chỉ tiêu này tăng cao là do lãi xuất cho vay của ngân
hàng cũng khá cao, mặc dù năm 2012 có nhiều biến động về kinh tế nhưng
khoản doanh thu này vẫn tăng lên và doanh thu này chủ yếu là nhờ vào lãi tiền
gởi, tiền cho vay. Cụ thể là năm 2012 đạt 84.514.299 đồng tăng lên
26.187.117 đồng tương đương tăng 45% so với 2011 và con số này có phần
giảm xuống trong năm 2013 nhưng vẫn rất cao 82.524.069 đồng tức giảm
xuống 2,35% so với 2012. Qua 3 năm thì doanh thu từ hoạt động tài chính của
công ty chủ yếu là từ lãi tiền gởi tiền cho vay mà doanh thu này ngày càng
tăng điều đó cho ta thấy rõ được công ty đã có được những chính sách cũng
như tăng doanh thu từ tiền lãi cho vay một cách có hiệu quả.
4.2.1.3 Phân tích thu nhập khác
Từ bảng 4.2 ta thấy được trong tổng doanh thu của công ty qua các năm
cũng có một phần đạt được từ thu nhập khác nhưng không ảnh hưởng nhiều
đến tổng doanh thu của công ty cụ thể như sau: qua 3 năm 2011, 2012, 2013
62
thì thu nhập khác của công ty lần lượt là 329.162.582 đồng, 205.424.161 đồng
và 38.716.909 đồng. Qua đây ta thấy được thu nhập khác của công ty qua 3
năm giảm liên tục và giảm mạnh, năm 2012 giảm hơn so với 2011 là
123.738.421 đồng tương đương giảm đi 35,6%, đến năm 2013 thì chỉ tiêu này
tiếp tục giảm mạnh thu nhập khác của năm 2013 chỉ còn 38.716.909 đồng
tương đương giảm đi so với 2012 là 166.707.252 đồng tức giảm đi 81,15%.
Tuy qua 3 năm thu nhập khác của công ty luôn sụt giảm liên tục nhưng nó
không có ảnh hưởng gì nhiều đến tổng số doanh thu của công ty nguyên nhân
là do thu nhập khác của công ty là khoản thu nhập không thường xuyên và thu
nhập khác chủ yếu là từ: di dời cây xanh, bồi thường trụ điện, bồi thường trụ
đèn, bán cây xanh, bán phế liệu, thanh lý tài sản cố định, hoàn nhập quỹ dự
phòng mất việc, kết chuyển số dư từ tài khoản 3383, vật tư kiểm kê thừa,….
Cụ thể như sau: (xem chi tiết từng năm ở phụ lục 4)
Bảng 4.6: Tình hình biến động thu nhập khác của công ty
Đơn vị tính: đồng
NĂM 2011
STT NỘI DUNG
1
Bồi thường cây xanh
2
NĂM 2012
NĂM 2013
19.938.182
-
-
Bán cây lá mà CV
4.181.818
-
-
3
Trồng cây xanh
2.500.000
-
-
4
Thanh lý TSCĐ
240.909.091
-
-
5
Đổ dal hố ga
1.100.000
-
-
6
Vật tư kiểm kê thừa
3.194.400
-
-
7
Bồi thường trụ đèn
51.731.819
-
-
8
Di dời cây xanh
-
11.510.000
1.690.000
9
Bồi thường trụ điện
-
28.370.000
7.336.000
10
Bán cây xanh
-
272.727
-
11
Bán phế liệu
5.607.272
62.735.231
23.900.909
12
Hoàn nhập quỹ dự phòng mất việc làm
-
101.438.743
-
13
Kết chuyển số dư tài khoản 3383
-
1.097.460
-
14
Khắc phục đường cáp ngầm CSCV
-
-
5.790.000
329.162.582
205.424.161
38.716.909
Cộng
Nguồn: Bảng kê chi tiết thu nhập khác của công ty từ 2011-2013
63
=> Nhìn chung qua 3 năm từ 2011 – 2013 thi thu nhập khác của công ty
đã giảm đi rất mạnh từ 329.162.582 đồng, giảm chỉ còn 38.716.909 nguyên
nhân là do đây là khoản thu nhập không thường xuyên phát sinh mà nó chỉ
phát sinh khi có vấn đề xảy ra do yếu tố khách quan nên chính vì vậy mà thu
nhập khác giảm đi cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến doanh thu hay nói khác
hơn là lợi nhuận của công ty cũng không bị ảnh hưởng.
4.2.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ
Phân tích chi phí giai đoạn 2011 - 2013
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, không chỉ cần phải đưa ra chiến lược để
tăng doanh thu theo kế hoạch đề ra, mà kiểm soát chi phí là một trong những
vấn đề quan trọng mà tất cả các Công ty cần quan tâm. Việc quản lý tốt tình
hình thực hiện các khoản mục chi phí giúp cho Công ty sử dụng chi phí một
cách hợp lý nhất, giảm thiểu các khoản chi không cần thiết. Để nắm rõ hơn về
tình hình biến động của các khoản chi phí tại Công ty, ta có bảng số liệu sau:
64
Bảng 4.7: Tình hình biến động của các khoản mục chi phí của công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Giá vốn hàng bán
21.747.101.104
78,71
22.650.509.862
Chi phí bán hàng
0
0
0
0
5.794.488.471
20,97
6.056.381.011
21,07
0
0
0
0
0
0
89.285.693
0,32
35.110.620
0,12
11.294.189
0,04
27.630.875.268
100
28.742.001.493
Chi phí QLDN
Chi phí tài chính
Chi phí khác
Tổng
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Chênh lệch 2012/2011
Tỉ
trọng
(%)
78,81 26.284.049.213 81,48
0
Giá trị
Tỉ lệ
(%)
903.408.758
Chênh lệch 2013/2012
Giá trị
Tỉ lệ
(%)
4,15 3.633.539.351
16,04
0
0
-
0
-
5.962.630.675 18,48
261.892.540
4,52
(93.750.336)
(1,55)
0
0
100 32.257.974.077
(54.175.073) (60,68)
100 1.111.126.225
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 3 năm 2011, 2012, 2013
65
(23.816.431) (67,83)
4,02 3.515.972.584
12,23
Nhận xét: qua bảng số liệu trên ta thấy được tổng chi phí của công ty
tăng liên tục qua 3 năm từ 2011 đến 2013, trong đó giá vốn hàng bán là chỉ
tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trong 3 năm và cũng tăng liên tục. Giá vốn hàng
bán luôn chiếm tỉ trọng trên 78% trên tổng chi phí của công ty. Đi sau giá vốn
hàng bán là chi phí quản lý doanh nghiệp, và các khoản chi phí còn lại thì
chiếm tỉ trọng ít nên không ảnh hưởng gì đến tổng chi phí của công ty. Cụ thể:
+ Năm 2011 tổng chi phí của Công ty là 27.630.875.268 đồng. Trong đó,
giá vốn hàng bán chiếm 21.747.101.104 đồng, tương đương chiếm 78,71%.
Tỷ trọng của chi phí bán hàng không phát sinh trong cả 3 năm, chi phí quản lý
doanh nghiệp chiếm 21,07% sau giá vốn hàng bán, chi phí tài chính cũng
không phát sinh trong tổng chi phí và cuối cùng chi phí khác chiếm 0,12%.
+ Năm 2012 chi phí cũng tăng lên trong đó giá vốn hàng bán vẫn chiếm
tỉ trọng hàng đầu trong tổng chi phí, so với 2011 thì giá vốn hàng bán tăng lên
903.408.758 đồng tương đương tăng lên 4,15%, và chi phí quản lý doanh
nghiệp trong năm 2012 cũng tăng lên 261.892.540 đồng tức tăng 4,52% so với
năm 2011, chỉ tiêu chi phí khác thì lại có xu hướng giảm đi so với hai loại chi
phí trên và giảm chỉ còn 35.110.620 đồng tương đương giảm 54.175.073 đồng
ứng với tỉ lệ 60,68%. Giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 tăng lên là do
năm 2012 giá cả vật tư hàng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào tăng.
+ Đến năm 2013 thì tổng chi phí của công ty vẫn tăng lên tiếp tục và chỉ
tiêu chiếm tỉ trọng số một vẫn là giá vốn hàng bán, trong năm 2013 thì giá vốn
hàng bán lên đến 26.284.049.213 đồng tăng lên so với 2012 là 16,04. Tuy
nhiên tổng chi phí của công ty vẫn ở mức cao và tăng so với 2011, 2012 là do
giá vốn hàng bán là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí và nó lại
tăng liên tục (do giá cả vật tư đầu vào ngày càng tăng theo xu hướng thị
trường) trong 3 năm liền nên dẫn đến tổng chi phí cũng tăng theo.
Nhìn chung qua 3 năm thì tổng chi phí của công ty có xu hướng tăng
dần mà tăng nhiều nhất là giá vốn hàng bán nguyên nhân là do khi một khoản
doanh thu mà công ty được ghi nhận thì sẽ có một khoảng chi phí để đáp ứng
cho việc thực hiện doanh thu đó và một phần nữa là do giá cả nguyên vật liệu
vật tư đầu vào tăng nên làm cho chi phí cũng tăng theo. Tuy nhiên công ty
cũng cần phải chú ý và có những chính sách để nhằm cắt giảm đi các chi phí
không cần thiết để góp phần ổn định và phát triển.
Phân tích chi phí giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2014
Để thấy rõ hơn về tình hình biến đồng các khoản mục chi phí của công ty
ta xem bảng số liệu 6 tháng đầu năm qua các năm như sau:
66
Bảng 4.8 : Tình hình biến động của các khoản mục chi phí của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2014
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm 2012
Giá trị
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Chi phí tài chính
Chi phí khác
Tổng
Tỉ
trọng
(%)
10.164.577.265 80,33
0
6 tháng đầu năm 2013
Giá trị
6 tháng đầu năm 2014
Tỉ
trọng
(%)
11.802.549.527
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
83,06 11.660.939.064 81,38
0
0
0
2.459.658.757 19,44
2.402.834.311
16,91
0
Chênh lệch 2013/2012
Giá trị
Chênh lệch 2014/2013
Tỉ lệ
(%)
1.637.972.262
Giá trị
Tỉ lệ
(%)
16,11 (141.610.763)
(1,20)
0
0
-
0
-
2.644.162.137 18,45
(56.824.446)
(2,30)
241.327.826
10,04
0
-
0
-
(24.977.157) (83,24)
19.629.532
390,39
119.346.895
0,84
0
0
0
0
0
0
30.005.346
0,23
5.028.189
0,03
24.657.721
0,17
12.654.241.368
100
14.210.412.027
100 14.329.758.922
100
1.556.170.659
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2012-2014
67
12,30
Qua bảng trên ta thấy được tổng chi phí của công ty trong 6 tháng đầu
năm qua 3 năm từ 2012 – 2014 nhìn chung là tăng liên tục.
- Năm 2012 tổng chi phí của công ty khá cao ở mức là 12.654.241.368
đồng trong đó gía vốn hàng bán của công ty là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng doanh thu chiếm tỷ trọng 80,56% tức đạt 10.164.577.265 đồng
trong tổng chi phí của năm 2012. Do trong năm 2012 kinh tế gặp khó khăn
nên để có thể cạnh tranh trên thị trường công ty phải bỏ ra chi phí lớn để có
thể đạt doanh thu cao và do giá vật tư đầu vào cũng tăng lên.
- Năm 2013 thì tổng chi phí của công ty có phần tăng hơn so với 2012,
năm 2013 là 14.210.412.027 đồng tăng được 1.556.170.659 đồng. Và trong
tổng chi phí của năm 2013 thì giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất
trong tổng chi phí năm 2013 là 11.802.549.527 đồng tăng so với 2012 là
1.637.972.262 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác cũng giảm
đi trong năm 2013 chính vì thế làm cho tổng chi phí của công ty được cắt giảm
bớt phần nào, tuy nhiên đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng thấp nên không có ảnh
hưởng nhiều đến tổng chi phí.
- Năm 2014 thì tổng chi phí tăng so với 2013, năm 2014 tổng chi phí là
14.329.758.922 đồng, tăng 119.346.895 đồng tức tăng 0,84% . Trong đó thì
giá vốn hàng bán vẫn là chỉ tiêu hàng đầu chiếm tỉ trọng cao nhất
11.660.939.064 đồng chiếm 81.38% trong tổng chi phí của công ty.
=> Sau đây ta đi vào từng loại chi phí cụ thể hơn để nắm rỏ sự biến động
của từng khoản mục chi phí này đã làm ảnh hưởng đến tổng chi phí cũng như
lợi nhuận của công ty như sau:
4.2.2.1 Phân tích giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí
của công ty, là chỉ tiêu quyết định rất nhiều đến sự tăng giảm tổng chi phí nên
để nắm rỏ được sự thay đổi chi phí giá vốn hàng bán qua từng năm ta quan sát
bảng số liệu sau đây:
68
Bảng 4.9: Tình hình biến động giá vốn hàng bán của công ty giai đoạn
2011-2013 (xem chi tiết về giá vốn hàng bán ở phụ lục 4)
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011
2012
Giá vốn của hàng hóa đã bán
Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp
-
-
-
21.747.101.104 22.650.509.862 26.284.049.213
Các khoản chi phí vượt mức bình
thường
Tổng
2013
-
-
-
21.747.101.104 22.650.509.862 26.284.049.213
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy được giá vốn hàng bán của công
ty qua 3 năm tăng liên tục, và giá vốn hàng bán lại là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng chi phí nên điều đó cũng có nghĩa là tổng chi phí của công
ty tăng qua 3 năm cụ thể như sau:
- Năm 2011 thì giá vốn hàng bán của công ty là 21.747.101.104 đồng
chiếm tỷ trọng 78,71% trong tổng chi phí của công ty nên ảnh hưởng rất lớn
đến tổng chi phí, giá vốn hàng bán từ dịch vụ đã cung cấp là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng nhiều nhất đến tổng chi phí chung của công ty.
- Đến năm 2012 thì chỉ tiêu giá vốn hàng bán từ dịch vụ đã cung cấp lại
tiếp tục tăng lên so với 2011, năm 2012 chỉ tiêu này đạt 22.650.509.862 đồng
chiếm tỷ trọng 78,81%, tăng hơn so với 2011 là 903.408.758 đồng, do trong
năm 2012 tình hình chung là mọi doanh nghiệp đều gặp khó khăn do ảnh
hưởng của nền kinh tế bị biến động nên gía cả vật tư đầu vào cũng tăng lên
đáng kể dẫn đến làm cho giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng theo, và
trong năm nay thì công ty có nhiều công trình từ dịch vụ công cộng cũng như
xây dựng cơ bản nên giá vốn hàng bán của công ty tăng lên hay nói khác hơn
là nguồn nguyên liệu đầu vào cũng cần nhiều hơn để phục vụ cho việc xây
dựng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Sang đến 2013 thì giá vốn hàng bán lại tăng lên tiếp tục là
26.284.049.213 đồng chiếm 91,48 tổng chi phí tăng hơn so với 2012 là
3.633.539.351 đồng tức tăng lên 16,04%.
Nhìn chung qua 3 năm thì giá vốn hàng bán từ dịch vụ đã cung cấp của
công ty liên tục tăng lên làm cho tổng chi phí cũng tăng lên do giá vốn hàng
69
bán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty điều này cũng
dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm đi do chi phí ngày càng tăng lên do giá vốn hàng
bán (do giá cả vật tư đầu vào tăng lên) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
chi phí của công ty và cũng có thể nói khác là giá vốn tăng cũng bởi công ty
có nhiều thêm những hoạt động cung cấp dịch vụ xây dựng cơ bản điều này
cũng dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm đi do chi phí ngày càng tăng lên. Chính vì thế
mà công ty nên cần có những chính sách chủ trưởng để cắt giảm những chi phí
khác không cần thiết và phải để ra kế hoạch sao cho thực hiện doanh thu đúng
kế hoạch để góp phần hạn chế sự tăng chi phí (tăng các khoản giảm trừ doanh
thu) để cải thiện lợi nhuận của công ty ngày một tốt hơn ổn định hơn.
Ví dụ như: trong năm 2011 công ty thực hiện công trình kinh doanh
DVCC 2011 (lấy rác huyện) là 1.078.309.500 đồng và tương ứng với khoảng
DT này thì CP GVHB mà công ty bỏ ra là 368.984.650 đồng, tương tự vậy
trong năm 2012 thì DT của công trình chăm sóc CX thảm cỏ huyện Long Hồ
năm 2012 DT thực hiện được là 1.147.738.156 đồng tương ứng với giá vốn
mà công ty đã bỏ ra là 908.185.000 đồng, trong năm 2013 công ty thực hiện
công trình chăm sóc CX thảm cỏ QL 57 Long Hồ 2013 doanh thu đạt được là
1.378.416.000 đồng tương ứng với giá vốn bỏ ra là 1.122.556.586 đồng.
4.2.2.2 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
Đi sau giá vốn hàng bán thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là chỉ tiêu
có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng giảm chi phí, sau đây ta quan sát bảng số liệu
về sự thay đổi chỉ tiêu này qua các năm như sau:
70
Bảng 4.10: Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giai đoạn
2011-2013
Đơn vị tính: đồng
STT CHỈ TIÊU
NĂM 2011
1
Tổng quỹ lương
2
NĂM 2012
NĂM 2013
4.591.254.429
4.697.003.091
4.781.078.382
Trợ cấp mất việc làm
-
-
4.278.000
3
Các khoản đóng góp
264.629.914
331.404.171
304.378.010
4
Cung ứng văn phòng
312.009.600
245.623.900
189.026.900
5
Thông tin liên lạc
94.354.620
94.359.500
69.735.900
6
Công tác thường xuyên
99.131.725
155.311.600
154.782.930
7
Đào tạo
1.420.800
10.800.000
2.450.000
8
Tập huấn
1.000.000
4.513.800
13.891.000
9
Sửa chữa
20.261.800
84.938.340
40.193.420
10
Khấu hao TSCĐ
120.828.383
115.189.173
78.644.876
11
Tiếp khách
56.522.280
80.014.900
79.237.800
12
Chi khác
199.913.394
170.009.529
192.507.049
13
Thuế môn bài
3.000.000
3.000.000
3.000.000
14
Thuế đất
22.919.651
29.812.507
36.619.708
15
Kiểm toán
-
28.000.000
5.252.700
16
Kiểm định + BH xe
7.241.875
6.400.500
7.554.000
17
Phòng cháy chữa cháy
-
-
-
18
Khen thưởng, phúc lợi
-
-
-
5.794.488.471
6.056.381.011
5.962.630.675
TỔNG CỘNG
Nguồn: bảng kê chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy được tình hình chi phí quản lý
doanh nghiệp của công ty qua 3 năm có sự biến động không đều, cụ thể:
- Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 5.794.884.471
đồng chiếm tỉ trọng 20,97% là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng thứ hai sau giá vốn hàng
bán có ảnh hưởng đến tổng chi phí của công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp
bao gồm rất nhiều khoản mục nhưng trong đó thì tổng quỹ lương luôn là chỉ
tiêu chiếm cao nhất đạt tới 4.591.254.429 đồng trong tổng chi phí QLDN kế
tiếp là cung ứng văn phòng 312.009.600 đồng, và các chỉ tiêu còn lại cũng
71
chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí QLDN như các khoản đóng góp (BHYT,
BHXH, KPCĐ), công tác thường xuyên và các khoản chi khác,…
- Đến năm 2012 thì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên so với 2011,
năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp là 6.056.810.011 đồng chiếm tỉ trọng
21,07% tổng chi phí và tăng so với 2011 là 261.892.540 đồng tức tăng 4,52%.
Và trong năm 2012 cũng vậy tổng quỹ lương chiếm số cao nhất là
4.697.003.091 đồng tăng hơn so với 2011, và năm nay thì các khoản đóng góp
cũng tăng lên 331.404.171 đồng, và các chỉ tiêu còn lại cũng có sự gia tăng
nhiều hơn như: thông tin liên lạc, công tác thường xuyên, đào tạo, sửa chữa,
và đặc biệt là chỉ tiêu khấu hao TSCĐ tăng lên khá cao là 115.189.173 đồng so
với 2011, và bên cạnh đó nó lại phát sinh thêm 1 khoản mà 2011 không phát
sinh đó là chi phí kiểm toán 28.000.000 đồng nên từ đây chính là những lý do
làm cho chi phí QLDN tăng cao hơn.
- Đến năm 2013 thì chi phi quản lý doanh nghiệp đã có phần giảm đi so
với 2012 và chi phí của năm 2013 là 5.962.630.675 đồng giảm đi được
93.750.336 đồng tức giảm đi 1,55% so với 2012 nhưng vẫn còn cao hơn so với
2011, tổng quỹ lương chiếm hàng đầu và có xu hướng tăng lên năm 2013 tổng
quỹ lương của công ty là 4.781.078.382 đồng, các khoản chi khác cũng tăng
lên tuy nhiên do có nhiều chỉ tiêu trong chi phí QLDN giảm đi nên nó làm cho
tổng chi phí đã giảm đi được phần nào, cụ thể như cung ứng văn phòng, các
khoản đóng góp, thông tin liên lạc, khấu hao TSCĐ, chi phí kiểm toán vì thế
công ty cần có những biện pháp tốt hơn nữa để cắt giảm đi những chi phí
không cần thiết đê làm giảm chi phí của công ty.
=> Nhìn chung qua 3 năm thì chi phí QLDN của công ty có sự tăng
giảm không đều trong đó chỉ tiêu tổng quỹ lương luôn chiếm hàng đầu bên
cạnh đó các chỉ tiêu còn lại cũng chiếm tỷ trọng cao, trong 3 năm các chỉ tiêu
tăng giảm rất nhiều nên làm cho chi phí QLDN không ổn định chính vì vậy mà
công ty cần có chính sách ổn định cũng như hạn chế những chi phí không cần
thiết để ổn định chi phí góp phần ổn định doanh thu cũng như lợi nhuận.
Ví dụ cụ thể như: trong 3 năm thì chỉ tiêu tổng quỹ lương luôn chiếm tỷ
trọng cao nhất, trong tổng quỹ lương thì bào gồm 3 chỉ tiêu nữa đó là lương,
thêm giờ và tiền ăn giữa ca. Từ 2011-2013 thì tổng quỹ lương liên tục tăng
nguyên nhân là do tiền ăn giữa ca tăng lên qua các năm còn lương thì lại có xu
hương giảm đi, tiền lương thêm giờ thì không có phát sinh. Năm 2011 tiền ăn
giữa ca chỉ là 1.250.376.400 đồng, đến năm 2012 thì đã tăng lên
1.402.953.000 đồng, và đến 2013 tiếp tục tăng lên nữa đến 1.497.431.000
đồng. Ngoài ra còn có nhiều các chỉ tiêu khác như: cung ứng văn phòng (VPP,
72
pho to, điện, nước,…), thông tin liên lạc, các khoản đóng góp (BHYT, BHXH,
KPCĐ)… cũng có sự tăng giảm không đều.
4.2.2.3 Phân tích chi phí khác
Bảng 4.11: Tình hình biến động chi phí khác của công ty 2011 – 2013
Đơn vị tính: đồng
NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
STT NỘI DUNG
1
Chi phí thanh lý TSCĐ
9.522.728
-
-
2
Chi phí di dời cây xanh
4.500.000
10.290.000
2.910.000
3
Chi phí sửa chữa trụ đèn
74.334.455
-
-
4
Nộp phạt BHXH
928.510
-
118.189
5
Chi phí sửa chữa trụ điện
-
24.820.346
2.476.000
6
Khách hàng thanh toán tiền thiếu
-
274
-
7
Khắc phục đường cáp ngầm chiếu
sáng CV
-
-
5.790.000
89.285.693
35.110.620
11.294.189
Cộng
Nguồn: bảng kê chi tiết chi phí khác của công ty
- Năm 2011 chi phí khác của công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3
năm nguyên nhân là do trong năm nay thì thu nhập khác của công ty cũng
chiếm tỷ trọng lớn nhất do các khoản bồi thường, thanh lý TSCĐ, bán phế
liệu,… nên đi đôi với những thu nhập khác đó thì công ty cũng phải có những
khoản chi phí mới có thể có bù đấp cho những thiệt hại hay sửa chữa đó như
chi phí bồi thường cây xanh, chi phí sửa chữa trụ đèn, điện,… năm 2011 chi
phí cho việc sửa chữa trụ đèn là cao nhất do công ty được bồi thường từ việc
làm hỏng trụ đèn nên công ty cần phải bỏ ra khoản chi phí này để phục hồi lại
hay sửa chữa trụ đèn được hoàn thiện bình thường trở lại, bên cạnh đó chi phí
thanh lý TSCĐ cũng cao do trong năm công ty thanh lý nhiều tài sản nên có
những chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý.
- Năm 2012 chi phí khác năm nay đã có phần giảm đi rất nhiều so với
2011, do năm 2012 thì thu nhập khác của công ty giảm đi rất nhiều nên chi phí
bỏ ra cũng giảm theo, trong năm chỉ phát sinh các khoản chi phí từ di dời cây
xanh, sửa chữa trụ điện do công ty bị làm hư hỏng những trụ điện nên được
bồi thường và công ty phải sửa chữa phục hồi lại các chổ hư hỏng để phục hồi
lại chính vì vậy mà công ty phải trích chi phí cho khoản này để sửa chữa, năm
73
2012 chi phí cho việc sửa chữa trụ điện là 24.820.364 đồng, ngoài ra công ty
còn tốn thêm khoản chi phí từ việc di dời cây xanh.
- Năm 2013 thì giảm chỉ còn 11.294.189 đồng do năm nay thu nhập khác
tiếp tục giảm mạnh, nên chi phí bỏ ra cho việc sửa chữa di dời cũng hạn chế.
Nhìn chung thì chi phí khác của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm
đi rất nhiều bởi vì tương ứng với 1 khoản thu nhập vào thì công ty cũng phải
bỏ ra một khoảng chi phí phù hợp bù đắp cho thiệt hại được bồi thường đó.
Nên ta có thể thấy rằng nếu thu nhập khác tăng lên nhiều thì chi phí khác cũng
tăng lên và ngược lại. Đồng nghĩa với việc chi phí khác tỷ lệ thuận với thu
nhập khác. Chi phí khác là khoản mục không thường xuyên phát sinh nên nó
cũng sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến tổng chi phí của công ty.
4.2.3 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
Phân tích lợi nhuận giai đoạn 2011 - 2013
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt
động đưa ra các chính sách để nâng cao doanh thu, tiết kiệm hay kiểm soát chi
phí nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là đạt được lợi nhuận. Để nắm rõ hơn tình
hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013, ta quan sát cụ
thể như sau:
74
Bảng 4.12: Tổng hợp lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011
Chênh lệch 2012/2011
2012
2013
3.026.895.167
646.197.630
2.316.763.034
(2.380.697.537)
(78,65) 1.670.565.404
258,52
239.876.889
170.313.541
27.422.720
(69.563.348)
(28,99) (142.890.821)
(83,89)
3.266.772.056
816.511.171
2.344.185.754
(24.502.608.885)
(75) 1.527.674.583
187,1
Chi phí thuế
TNDN
571.685.110
307.880.526
586.046.438
(263.804.584)
LN sau thuế
2.695.086.946
508.630.645
1.758.139.316
(2.186.456.301)
LN thuần từ hoạt
động KD
LN khác
LN trước thuế
Giá trị
Tỉ lệ (%)
Chênh lệch 2013/2012
(46,15)
Tỉ lệ (%)
278.165.912
90,35
(81,13) 1.249.508.671
245,66
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn từ 2011- 2013
75
Giá trị
Nhận xét: qua bảng số liệu trên ta thấy được tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty có sư biến động mạnh và nhìn chung có xu hướng lợi nhuận
giảm dần qua các năm đặc biệt là giảm mạnh trong năm 2012, nguyên nhân
chủ yếu là do trong năm 2012 thì công ty đã phải tăng các khoản làm giảm trừ
doanh thu lên do doanh thu thực hiện được thấp hơn so với kế hoạch dự tính
ban đầu nên công ty phải điều chỉnh giảm giá hàng bán xuống hay khác hơn là
tăng các khoản làm giảm doanh thu để doanh thu được điều chỉnh cho phù hợp
và trong 3 năm này thì tổng chi phí của công ty ngày càng tăng do giá vốn
hàng bán nguồn vật liệu đầu vào tăng cao trong khi đó tổng doanh thu thì lại
biến đổi và có phần giảm đi nên dẫn đến lợi nhuận bị sụt giảm. Nên công ty
cần có những biện pháp tốt hơn về tiết kiệm chi phí cắt giảm những chi phí
không cần thiết cũng như cố gắng để tăng doanh thu nhiều hơn đặc biệt là
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận bị giảm mạnh trong năm
2012 và đến 2013 thì có xu hướng tăng trở lại cụ thể như sau:
+ Năm 2012 thì lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt mức 508.630.645
đồng giảm rất nhiều so với 2011 đến mức là 2.186.456.301 đồng tương đương
giảm đi 81,13% lợi nhuận, do trong năm 2012 thì doanh thu thuần của công ty
đã bị giảm xuống phần nào do tăng thêm phần các khoản giảm trừ doanh thu
từ giảm giá hàng bán bên cạnh đó thì chi phí lại tăng lên nhất là giá vốn hàng
bán do giá cả đầu vào tăng mạnh theo sự biến đổi của thị trường vật giá leo
thang, chính vì vậy mà làm cho lợi nhuận sau thuế bị giảm mạnh.
+ Tuy vậy đến 2013 thì tình hình này đã có phần cải thiện tốt hơn nhưng
vẫn chưa đạt được như mong đợi, lợi nhuận năm 2013 có phần tiến bộ nhờ vào
chính sách quản lý điều hành cũng như phân phối công việc một cách phù hợp
(cắt giảm các phần chi phí khác không cần thiết, tăng doanh thu tài chính) nên
làm cho lợi nhuận được cải thiên, năm 2013 đạt 1.758.139.316 đồng tăng hơn
so với 2012 là 245,66%.
Phân tích lợi nhuận giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2014
Ta quan sát bảng số liệu sau để thấy được tình hình lợi nhuận biến động
qua 6 tháng đầu năm như sau:
76
Bảng 4.13: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị tính: đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
2012
LN thuần từ hoạt động KD
Chênh lệch 2013/2012
2013
2014
Giá trị
Tỉ lệ (%)
Chênh lệch 2014/2013
Giá trị
Tỉ lệ
(%)
1.056.814.525
994.652.006
1.799.149.502
(62.162.519)
(5,88)
804.497.496
80,9
7.248.290
26.352.720
9.245.972
19.104.430
263,57
(17.106.748)
(64,9)
1.064.062.815
1.021.004.726
1.808.395.474
(43.058.089)
(4,05)
787.390.748
77,1
Chi phí thuế TNDN
266.015.704
255.251.180
397.847.004
(10.764.524)
(4,05)
142.595.824
55,9
LN sau thuế
798.047.111
765.753.546
1.410.548.470
(32.293.565)
(4,05)
644.794.924
84,2
LN khác
LN trước thuế
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2012 – 2014
77
Nhận xét: Qua bảng phân tích lợi nhuận công ty 6 tháng đầu năm 20122014 lợi nhuận công ty có sự tăng giảm không đều qua các năm, nhưng nhìn
chung thì có xu hướng tăng lên cụ thể như sau: Năm 2012 lợi nhuận sau thuế
của công ty đạt được là 798.047.111 đồng nhưng đến năm 2013 thì lợi nhuận
sau thuế công ty lại có xu hướng giảm đi mặc dù đã qua thời kì khó khăn của
nền kinh tế chỉ đạt được 765.753.546 đồng, giảm đi so với 2012 là 32.293.565
đồng tức giảm 4,05% do doanh thu của năm nay còn thấp mà chi phí cũng còn
cao nên lợi nhuận chưa được cao. Đến năm 2014 thì lợi nhuận công ty có
nhiều chuyển biến tốt đạt được 1.410.548.470 đồng tăng hơn nhiều so với
2013 là 644.794.924 đồng tức tăng lên được 84,2%.
4.2.3.1 Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Qua bảng số liệu ta thấy được lợi nhuận thuần của công ty đang là chỉ
tiêu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lợi nhuận, nên qua 3 năm ta thấy rõ chỉ tiêu
này đang giảm đi và mạnh nhất là trong năm 2012 giảm đáng kể làm cho lợi
nhuận sau thuế cũng giảm đi nguyên nhân chính là do doanh thu trong năm
này giảm bên cạnh đó chi phí lại tăng lên cao do bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế
khó khăn hiện tại. Năm 2012 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của
công ty đạt 646.197.630 đồng giảm đi rất nhiều so với 2011 là 2.380.697.537
đồng tức giảm đi 78,65%, nhưng đến năm 2013 thì lợi nhuần thuần của công
ty đã tăng trưởng trở lại đạt mức lợi nhuận là 2.316.763.034 đồng tăng lên
1.670.565.404 đồng tức tăng 258,52% so với 2012. Tình hình này cho thấy
được tìm năng trong tương lai công ty sẽ cải thiện được khó khăn và cũng như
phát huy những ưu điểm để cải thiện lợi nhuận tốt hơn trong thời gian tới.
4.2.3.2 Phân tích lợi nhuận khác
Qua bảng trên ta cũng thấy được lợi nhuận khác cũng giảm dần và liên
tục trong 3 năm, cụ thể là năm 2011 thì chỉ tiêu này đạt 239.876.889 đồng
nhưng đến 2012 thi giảm chỉ còn 170.313.541 đồng tức là giảm đi 69.563.348
đồng tương giảm đi 28,99% do phần thu nhập khác của công ty bị giảm nhưng
nhờ một phần chi phí khác cũng giảm nên lợi nhuận khác giảm nhưng cũng
không đáng kể. Đến 2013 thì lợi nhuận khác tiếp tục giảm đi và chỉ còn
27.422.720 đồng, tương đương giảm 142.890.821 đồng đồng nghĩa với việc
phần chỉ tiêu này đã giảm 83,89%. Tình hình lợi nhuận khác của công ty qua
các năm tăng giảm không đáng kể vì chủ yếu thu nhập khác và chi phí khác là
các khoản không thường xuyên nên sự thay đổi như thu từ thanh lý tài sản, bồi
thường trụ điện, cây xanh do người dân làm hư hỏng đền bù và các khoản chi
phí khác cũng tương ứng chi ra cho những khoản thu nhập khác của công ty.
78
4.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu
về khả năng sinh lời
4.2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Bảng 4.14: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty giai đoạn
2011 – 2013
Chỉ tiêu ĐVT
LNST
Đồng
DTT
Đồng
ROS
%
Năm 2011
Năm 2012
2.695.086.946
Năm 2013
508.630.645
1.758.139.316
30.510.157.560 29.268.574.204 34.480.918.853
8,83
1,74
5,1
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu cho ta biết được cứ 100 đồng
doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua số liệu trong bảng
phân tích trên năm 2011 tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty là
8,83%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 8,83 đồng lợi nhuận. Đến năm
2012 thì tỷ suất này bị giảm xuống chỉ còn 1,74% cũng tức là 100 đồng doanh
thu thì chỉ tạo ra được 1,74 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do năm 2012
doanh thu của công ty bị giảm do các khoản giảm trừ tăng lên và chi phí lại
tăng dẫn đến làm cho lợi nhuận không cao. Sang năm 2013 thì tỷ suất này có
phần tăng lên tốt hơn so với 2012 đạt 5,1% tăng lên 3,36% so với 2012 là nhờ
vào doanh thu tăng và chi phí được kiểm soát giảm hơn. Để tỷ suất này có thể
tăng lên trong tương lai thì công ty cần phải có những biện pháp cần thiết để
cắt giảm chi phí và đồng thời tăng thêm khoản nguồn thu từ thu nhập khác của
công ty.
4.2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Bảng 4.15: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2011
LNST
Đồng
2.695.086.946
Tổng TS
Đồng
ROA
%
Năm 2012
508.630.645
Năm 2013
1.758.139.316
29.154.163.546 27.603.486.029 27.769.887.404
9,24
1,84
6,33
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của công ty
trong 3 năm 2011, 2012, 2013.
79
Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty tăng giảm
không đều qua 3 năm, nhưng nhìn chung thì đang có xu hướng giảm. Cụ thể là
năm 2011 là 9,24% , nhưng đến 2012 thì chỉ còn 1,84% giảm đi 7,4%. Qua đó
cho ta thấy được việc dử dụng tài sản của công ty đã không đạt hiệu quả tốt.
Cứ 100 đồng tài sản đầu tư chỉ thu được 1,84 đồng lợi nhuận. Đến năm 2013
thi có xu hướng tăng trở lại đạt 6,33% cho thấy được công ty có phần cải thiện
phát huy tốt việc sử dụng tài sản.
4.2.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu (ROE)
Bảng 4.16: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty giai
đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
ĐVT
LNST
Đồng
VCSH
Đồng
ROE
%
Năm 2011
Năm 2012
2.695.086.946
Năm 2013
508.630.645
1.758.139.316
25.627.058.864 24.658.090.769 26.601.529.171
10,5
2,1
6,6
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty
giai đoạn 2011 – 2013
Nhận xét: Để phản ánh mức độ sinh lợi của vốn chủ sở hữu đã bỏ ra, ta
xác định bằng mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết được 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng tỷ suất lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sỡ hữu của công ty qua 3 năm ta thấy được công ty đã sử dụng vốn
chủ sỡ hữu đạt hiệu quả cao nhất là trong năm 2011 và có xu hướng giảm
nhiều trong 2012 và cải thiện lại trong năm 2013. Cụ thể là, năm 2011 tỷ suất
này là 10,5% tức là 100 đồng vốn chủ sỡ hữu bỏ ra sẽ thu được 10,5 đồng lợi
nhuận, và đến 2012 thì giảm đi chỉ còn 2,1% cho ta thấy được công ty đã sử
dụng nguồn vốn chủ sỡ hữu không có hiệu quả tốt. Đến 2013 thì đã cải thiện
được tốt hơn đạt 6,6% cho thấy được công ty đã sử dụng vốn chủ sỡ hữu có
hiệu quả hơn mặc dù chưa cao lắm so với 2011.
Nhìn chung thì tỷ suất của các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh
của công ty như những gì đã phân tích trên đây là chưa cao lắm vì khi bỏ ra
100 đồng thì lợi nhuận thu về chỉ có thể là nhỏ hơn.
80
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN
TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VĨNH LONG
5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN TÍCH VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
5.1.1 ƯU ĐIỂM
- Về thực hiện chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ Kế toán doanh
nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QD-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính. Công ty áp dụng hình thức kế toán là Nhật Ký – Sổ cái.
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký – Sổ cái là kết hợp ghi sổ kế toán theo
trình tự thời gian phát sinh với phân loại theo hệ thống (theo tài khoản kế toán)
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp trên một quyển sổ kế toán tổng
hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái.
- Về công tác kế toán tại công ty:
+ Tổ chức ghi chép và hạch toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều
được kế toán ghi nhận kịp thời và phù hợp với điều kiện ghi nhận doanh thu.
Ngoài ra công ty mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản mục doanh thu cụ thể như
vậy thì sẽ giúp cho việc giám sát tình hình thanh toán được chặt chẽ hơn. Đội
ngũ nhân viên kế toán được đào tạo với trình độ chuyên môn nghiệp cao, được
phân công nhiệm vụ rõ ràng, tuân thủ nguyên tắc của chuẩn mực kế toán Việt
Nam.
+ Về tổ chức chứng từ: Các chứng từ hợp lệ, hợp pháp phù hợp với tính
đa dạng của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý
và nhanh chóng đảm bảo nguồn thông tin chính xác thuận tiện cho việc kiểm
tra và ghi vào sổ được nhanh chóng. Các chứng từ sau khi lập đều được kiểm
tra, ký duyệt và lưu trữ theo đúng quy định.
- Về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: qua việc phân tích kết
quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013 thì ta thấy rõ lợi nhuận của
công ty qua từng năm đang có xu hướng biến động tăng giảm không đều
nguyên nhân chính là do hầu như các khoản mục chi phí qua các năm tăng lên
khá cao mà doanh thu thì lại giảm không đều, mà đặc biệt là trong năm 2012
lợi nhuận sau thuế của công ty đã giảm hơn rất nhiều so với 2011 do năm 2012
chi phí tăng lên cụ thể là giá vốn hàng bán từ cung cấp dịch vụ và chi phí quản
lý doanh nghiệp, bên cạnh đó doanh thu cũng giảm xuống phần nào do các
khoản làm giảm trừ doanh thu tăng lên. Và đến năm 2013 thì tăng trở lại cho
81
thấy được xu hướng phát triển ngày càng tốt hơn nhờ vào doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ tăng lên đáng kể bên canh đó chi phí cũng được giảm đi
phần nào. Kết quả kinh doanh của công ty có thể phát triển tốt như vậy là nhờ
vào:
+ Ban giám đốc và các bộ phận có tư tưởng vững vàng không ngại khó
khăn, quyết tâm thực hiện để hoàn thành kế hoạch kinh doanh mà công ty đã
đề ra.
+ Ngoài ra còn có sự quan tâm của các nhà đầu tư thanh toán vốn theo
tiến độ.
+ Công ty chủ động đào tạo nguồn nhân lực sẵn có, chủ động trang bị
thêm máy móc thiết bị phục vụ thi công.
+ Công ty nằm trong trung tâm Thành Phố Vĩnh Long, đây là thành phố
năng động là đầu mối giao lưu KT, VH, XH của đồng bằng sông Cửu Long.
=> Qua đó cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công
của công ty là do công ty biết tìm hiểu, nghiên cứu, tìm kiếm và phân tích
chọn ra các nguồn lực lợi thế trong từng loại hình kinh doanh, nâng cao uy tín
cho công ty, từ đó góp phần làm cho phạm vi hoạt động của công ty ngày càng
được mở rộng.
5.1.2 NHƯỢC ĐIỂM
- Công ty hạch toán vào doanh thu trước như kế hoạch đề ra nhưng khi
thực tế khi nghiệm thu thì có thể có những công trình hay dịch vụ không được
nghiệm thu chính vì thế mà công ty phải tiến hành hạch toán tăng lên các
khoản làm giảm trừ doanh thu để điều chỉnh doanh thu chưa hợp lý nên điều
này có ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty. Vì khi phải thực hiện cho
một khoản doanh thu theo hợp đồng thì công ty phải bỏ ra một khoản chi phí
tương ứng nên khi không được nghiệm thu thì công ty sẽ phải lỗ vì phần chi
phí mà công ty đã bỏ ra.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có sự sai sót số liệu
trong năm 2012 điều này ảnh hưởng nhiều đến lợi ích công ty, tuy nhiên sang
năm 2013 thì công ty đã điều chỉnh kịp thời.
- Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 tổng chi phí mà công ty bỏ ra khá cao
điều này làm giảm đi rất nhiều lợi nhuận của công ty.
- Cập nhật những công văn, thông tư chỉ đạo còn chậm làm ảnh hưởng
đến việc đấu thầu và giao nhận thầu của công ty.
82
- Giá vốn hàng bán còn cao do bị ảnh hưởng bởi giá cả vật tư tăng đột
biến gây khó khăn cho việt kinh doanh và ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận
công ty.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán là Nhật ký – Sổ cái gây khó khăn
cho việc ghi sổ vì công ty sử dụng nhiều tài khoản nhưng lại áp dụng hình
thức này thì khó khăn và phức tạp nhiều trong việc lập sổ sách.
5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN TÍCH
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
TY
- Công ty nên có những chính sách mới hơn cũng như hoàn thành tốt
nhất công việc theo kế hoạch để góp phần tạo ra doanh thu đúng theo kết
hoạch để hạn chế đi sự gia tăng của các khoản giảm trừ doanh thu để lợi nhuận
được cải thiện tốt hơn.
- Trong 3 năm thì năm 2012 chi phí bỏ ra khá cao đã làm cho lợi nhuận
giảm nên công ty cần có biện pháp hạn chế chi phí xuống mức thấp nhất để lợi
nhuận tăng lên và ổn định hơn.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái, hình thức này thì
hơi phức tạp và gây khó khăn cho việc lên sổ vì vậy mà công ty nên chuyển
sang hình thức Nhật Ký Chung để có thể dễ dàng và thuận lợi trong việc lập sổ
sách.
- Công ty cần phải phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa
phương để nhằm xử phạt các vi phạm hành chính làm tổn hại đến lợi ích của
công ty cũng như của người dân địa phương đối với những hành vi như là: vứt
rác bừa bãi nơi công cộng, chặt phát cây xanh,…
- Công ty cần đầu tư trang thiết bị máy móc để cải tạo nâng cấp hệ thống
thoát nước để tránh tình trạng ngập lụt trong những mùa mưa bão.
- Công ty cần phải phân công bộ phận để cập nhật những thông tin kịp
thời cần thiết để có thể thực hiện đúng những thông tư, hướng dẫn chỉ đạo của
nhà nước.
- Công ty nên ổn định nguồn cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào ký kết
làm ăn lâu dài với những công ty cung cấp nguồn nguyên liệu để có thể ổn
định giá vốn hàng bán của công ty.
- Công ty cần phải thận trọng hơn trong việc lập sổ sách và phải điều
hỉnh kịp thời để tránh tình trạng sai sót số liệu xảy ra. Vì nó có thể ảnh hưởng
rất lớn đến doanh nghiệp.
83
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
- Qua phân tích kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013 và 6
tháng đầu năm 2014 nhìn chung bằng sự nổ lực và phấn đấu công ty đã mang
lại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua từng năm. Tuy nhiên công ty cũng
cần có những biện pháp để nâng cao doanh thu hơn nữa, để góp phần gia tăng
lợi nhuận. Đồng thời công ty cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, lao
động, phải có kế hoạch xây dựng kết cấu tài sản một cách hợp lý. Ngành nghề
kinh doanh của công ty thì rất đa dạng nên định kỳ công ty cần bảo dưỡng
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, đối với máy móc có thời gian khấu hao
dài, công suất kém thì công ty nên thực hiên sữa chữa lớn để cải tạo nâng cấp
thực hiện bảo quản, quản lý tốt TSCĐ hiện có chống hư hỏng lãng phí, đảm
bảo khai thác tối đa năng suất của máy.
- Qua đánh giá tình hình thực trạng công tác kế toán tại công ty thì ta
thấy được bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách chặt chẽ mỗi bộ
phận phân công một nhân viên phụ trách, đội ngủ nhân viên kế toán có trình
độ chuyên môn kỹ thuật và có kinh nghiệm lâu năm được quản lý chặt chẽ, có
hệ thống dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Thực hiện đúng chế độ và
chuẩn mực kế toán hiện hành nên đảm bảo cung cấp thông tin số liệu đầy đủ
cần thiết cho bộ phận lãnh đạo ra quyết định.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với nhà nước
- Nhà nước cần có những chính sách chủ trương và đặc biệt là cung cấp
nguồn kinh phí cũng như tạo điều kiện tốt nhất để công ty có được nhiều cơ
hội hơn trong việc chuẩn bị trang thiết bị, máy móc hiện đại và mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh của đơn vị, góp phần làm cho uy tín ngày càng được
nâng cao và phát triển hơn nữa trong tương lai. Để công ty không phải gặp khó
khăn trong vấn đề thiết hụt kinh phí.
- Nhà nước cần có những chính sách chủ trương cũng như những công
văn chỉ đạo hướng dẫn ổn định để không làm ảnh hưởng đến việc đấu thầu và
giao nhận thầu của công ty.
6.2.2 Đối với địa phương
- Chính quyền địa phương cấp Thành Phố, Thị Xã, Phường, Quận,
Huyện cần có những chính sách hỗ trợ công ty trong việc tuyên truyền, giáo
84
dục để giúp cho người dân hiểu rõ và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi
trường công cộng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty mà còn vì
tương lai sau này của xã hội. Nên có những biện pháp xử lý răn đe các đối
tượng có hành vi phá hoại môi trường chặt phá bừa bãi làm tổn hại lợi ích
chung của mọi người.
- Người dân địa phương cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh
môi trường, làm cho môi trường sống ngày càng sạch đẹp hơn, nhằm hạn chế
những tình trang ô nhiễm môi trường. Chỉ có như vậy thì công ty mới có thể
phối hợp chung tay góp sức và giúp cho môi trường ngày càng xanh, sạch và
đẹp hơn, đảm bảo cuộc sống của mọi người được khỏe mạnh và vui tươi hơn
góp phần bảo vệ sức khỏe của chính mình và làm cho đất nước ngày càng giàu
đẹp và văn minh hơn.
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thúy An, 2013. Bài giảng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán 1. Đại
Học Cần Thơ.
Đàm Thị Phong Ba, 2012. Giáo trình kế toán tài chính. Đại Học Cần
Thơ.
Trần Quốc Dũng, 2013. Giáo trình tổ chức thực hiện công tác kế toán.
Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Phú Giang, 2004. Kế toán trong doanh nghiệp thương mại và
dịch vụ. Đại Học Thương Mại.
Hà Thị Ngọc Hà, 2010. 333 sơ đồ kế toán doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà
xuất bản Tài chính.
Võ Văn Nhị, 2004. Giáo trình Kế toán tài chính. Đại Học Kinh Tế
TP.HCM.
Bùi Văn Trường, 2005. Giáo trình Kế toán chi phí. Đại Học Kinh Tế
TP.HCM.
Huỳnh Thị Đan Xuân, 2010. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế.
Đại Học Cần Thơ.
86
PHỤ LỤC 1
Sổ chi tiết các tài khoản
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long
Mẫu số S03b-DN
Địa chỉ: Số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Tài khoản: 9111
Loại tiền: VNĐ
Chứng từ
Ng
ày tháng
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
Diễn giải
D
Số tiền
TK
đối
ứng
Nợ
Có
H
1
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
30/6/2014
KCCP003/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả
kinh doanh (Xưởng cơ khí)
632
30.128.824
30/6/2014
KCCP008/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả
kinh doanh (Công viên Mậu Thân)
632
108.004.340
87
30/6/2014
KCCP011/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả
kinh doanh (Công viên Mậu Thân)
632
504.938.734
30/6/2014
KCCP015/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả
kinh doanh (Chiếu sáng đô thị)
632
255.698.851
30/6/2014
KCCP018/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả
kinh doanh (Rút hầm cầu)
632
116.478.128
30/6/2014
KCCP024/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả
kinh doanh (Thoát nước đô thị)
632
253.595.184
30/6/2014
KCCP027/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả
kinh doanh (Vệ sinh đô thị)
632
770.431.478
30/6/2014
KCCP030/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả
kinh doanh (Xử lý rác)
632
255.925.062
30/6/2014
KCCP033/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả
kinh doanh (Thu gom, vận chuyển rác)
632
1.984.822.472
30/6/2014
KCCP036/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả
kinh doanh (Công viên TP)
632
1.082.067.121
30/6/2014
KCLL01/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
511
7.850.420.555
30/6/2014
KCLL01/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
515
13.789.903
30/6/2014
KCLL01/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
711
2.454.545
30/6/2014
KCLL01/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
811
88
3.093.500
30/6/2014
KCLL01/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
6421
1.089.152.342
30/6/2014
KCLL01/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
6423
26.363.181
30/6/2014
KCLL01/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
6424
19.666.167
30/6/2014
KCLL01/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
6425
124.213.270
30/6/2014
KCLL01/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
6427
27.708.748
30/6/2014
KCLL01/6/QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
6428
132.977.879
30/6/2014
KCLL02/6/QLDN
30/6/2014
Chi phí thuế TNDN hiện hành
8211
237.907.939
30/6/2014
KCLL02/6/QLDN
30/6/2014
Lợi nhuận chưa phân phối
4212
843.491.783
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
7.866.665.003
7.866.665.003
0
89
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long
Mẫu số S38-DN
Địa chỉ: Số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Tài khoản: 5111
Loại tiền: VNĐ
Chứng từ
Ngày
tháng
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
Diễn giải
D
Số phát sinh
Số dư
TK
đối
ứng
Nợ
Có
H
1
2
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong tháng
25/6/2014
BCo07/6
QLDN
25/6/2014
Phòng QLĐT cấp KP thực hiện KL dịch vụ
công ích VSĐP tháng 5/2014
1121
1.372.370.000
25/6/2014
BCo08/6
QLDN
25/6/2014
Phòng QLĐT cấp KP thực hiện KL dịch vụ
công ích TNĐT tháng 5/2014
1121
176.708.182
30/6/2014
KTK26/6
QLDN
30/6/2014
Doanh thu KL VSĐP tháng 6/2014 (theo
BB nghiệm thu nội bộ)
131
1.384.378.000
30/6/2014
KTK27/6
30/6/2014
Doanh thu KL TNĐT tháng 6/2014 (theo
131
203.167.000
90
Nợ
Có
BB nghiệm thu nội bộ)
QLDN
30/6/2014
KTK28/6
QLDN
30/6/2014
Doanh thu KL CVCX Q2/2014 (theo BB
nghiệm thu nội bộ)
131
2.524.491.000
30/6/2014
KTK29/6
QLDN
30/6/2014
Doanh thu KL CS Q2/2014 (theo BB
nghiệm thu nội bộ)
131
391.456.000
…
…
…
…
…
30/6/2014
KCLL01/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
Cộng số phát sinh
9111
…
7.562.990.182
7.562.990.182
Số dư cuối kì
…
7.562.990.182
0
91
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long
Địa chỉ: Số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long
Mẫu số S38-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Tài khoản: 5113
Loại tiền: VNĐ
Chứng từ
Ngày
tháng
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
17/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
BCo05/6 QLDN
PT15/6 QLDN
BCo11/6 QLDN
BCo12/6 QLDN
BCo13/6 QLDN
BCo11/6 QLDN
BCo13/6 QLDN
BCo14/6 QLDN
BCo15/6 QLDN
BCo16/6 QLDN
PT18/6 QLDN
17/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
KTK05/6 QLDN
KTK06/6 QLDN
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
KTK07/6 QLDN
30/6/2014
Diễn giải
D
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong tháng
Thu HĐ VCR Q2/2014
Thu bán E.M tháng 6/2014
Thu HĐ VCR Q2/2014
Thu HĐ VCR Q2/2014
Thu HĐ VCR Q2/2014
Thu HĐ VCR Q2/2014
Thu HĐ VCR Q2/2014
Thu HĐ VCR Q2/2014
Thu HĐ VCR Q2/2014
Thu HĐ VCR Q2/2014
Thu Doanh thu dịch vụ tháng
6/2014
Thu HĐ VCR Q2/2014
Thu HĐ VCR Q2/2014 (Cty CP
SXKD XNK VL)
Thu HĐ VCR Q2/2014 (Trường
92
TK
đối
ứng
H
Số phát sinh
Số dư
Nợ
Có
1
2
1121
1111
1121
1121
1121
1121
1121
1121
1121
1121
1111
136.364
1.418.182
2.700.000
4.404.000
300.000
2.700.000
300.000
2.400.000
6.600.000
33.000.000
53.881.821
131
131
5.550.000
6.000.000
131
2.100.000
Nợ
Có
30/6/2014
KTK08/6 QLDN
30/6/2014
30/6/2014
KTK09/6 QLDN
30/6/2014
30/6/2014
KTK10/6 QLDN
30/6/2014
30/6/2014
KTK11/6 QLDN
30/6/2014
30/6/2014
KTK12/6 QLDN
30/6/2014
30/6/2014
KTK13/6 QLDN
30/6/2014
30/6/2014
KTK14/6 QLDN
30/6/2014
30/6/2014
KTK15/6 QLDN
30/6/2014
30/6/2014
KTK16/6 QLDN
30/6/2014
…
30/6/2014
…
KCLL01/6
QLDN
…
30/6/2014
Đại Học Xây Dựng Miền Tây)
Thu HĐ VCR Q2/2014 (NH MHB
CN VL)
Thu HĐ VCR Q2/2014 (Bệnh viện
y học cổ truyền TPVL)
Thu HĐ VCR Q2/2014 (Cty Hòa
Phú)
Thu HĐ VCR Q2/2014 (Cty CP
dược phẩm Cửu Long)
Thu HĐ VCR Q2/2014 (Ban giao
thông XD ĐT)
Thu HĐ RHC (Cty TNHH Tỷ
Xuân )
Thu HĐ VCR tháng 6/2014 (Cty
CP Bia Sài Gòn VL)
Thu HĐ RHC (Cty CP Bia Sài Gòn
VL)
Thu HĐ VCR Q2/2014 (Đài phát
thanh truyền hình VL)
…
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày
30/6/2014
Cộng số phát sinh
Số dư cuối tháng
93
131
272.727
131
3.000.000
131
1.800.000
131
3.150.000
131
818.182
131
18.000.000
131
7.700.000
131
1.500.000
131
1.300.000
…
9111
…
287.430.373
…
287.430.373
287.430.373
0
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long
Địa chỉ: Số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long
Mẫu số S38-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6421
Loại tiền: VNĐ
Ngày
tháng
A
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
…
30/6/2014
Chứng từ
Ngày
Số hiệu
tháng
B
C
KTK04/6
QLDN
KTLU01/6
QLDN
KTLU02/6
QLDN
KTLU02/6
QLDN
KTLU02/6
QLDN
KTLU02/6
QLDN
…
KCLL01/6
QLDN
Số phát sinh
Số dư
D
TK
đối
ứng
H
30/6/2014
- Số dư đầu kỳ
Trích trước TA giữa ca tháng 6/2014
335
132.340.000
30/6/2014
Tiền lương phải trả tháng
3341
197.943.720
30/6/2014
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải
nộp tháng
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải
nộp tháng
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải
nộp tháng
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải
nộp tháng
…
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày
30/6/2014
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
3383
22.676.130
3384
3.785.335
3389
1.261.785
3382
2.523.570
…
9111
…
…
1.089.152.342
1.089.152.342
1.089.152.342
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
…
30/6/2014
Diễn giải
94
Nợ
Có
1
2
Nợ
Có
0
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long
Địa chỉ: Số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long
Ngày
tháng
A
24/6/2014
…
30/6/2014
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6423
Loại tiền: VNĐ
Chứng từ
TK đối
Diễn giải
ứng
Số hiệu
Ngày tháng
B
C
D
H
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong tháng
PC37/6 QLDN
24/6/2014
Mua vật dụng VP
1111
…
…
…
…
KCLL01/6
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày
9111
QLDN
30/6/2014
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
95
Mẫu số S38-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC)
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
710.545
…
26.363.181
Số dư
Nợ
Có
…
26.363.181
26.363.181
0
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long
Địa chỉ: Số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long
Mẫu số S38-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6424
Loại tiền: VNĐ
Chứng từ
TK
Số phát sinh
Ngày
Diễn giải
đối
tháng
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
ứng
A
B
C
D
H
1
2
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong tháng
30/6/2014 KH01/6
30/6/2014 Khấu hao TSCĐ tháng 6/2014
2141
6.042.404
QLDN
30/6/2014 KTK20/6
30/6/2014 Phân bổ giá trị còn lại MMTB
242
1.538.955
QLDN
không đủ điều kiện là TSCĐ
quý 2/2014
…
…
…
…
…
…
…
30/6/2014 KCLL01/6
30/6/2014 Kết chuyển lãi lỗ đến ngày
9111
19.666.167
QLDN
30/6/2014
Cộng số phát sinh
19.666.167 19.666.167
Số dư cuối kỳ
96
Số dư
Nợ
Có
0
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long
Địa chỉ: Số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long
Ngày
tháng
A
30/6/2014
…
30/6/2014
Mẫu số S38-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6425
Loại tiền: VNĐ
Chứng từ
TK
Số phát sinh
Diễn giải
đối
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
ứng
B
C
D
H
1
2
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong
tháng
KTK25/6
30/6/2014
Thuế đât phải nộp 2014
3337
9.664.274
QLDN
…
…
…
…
…
…
KCLL01/6
30/6/2014
Kết chuyển lãi lỗ đến
9111
124.213.270
QLDN
ngày 30/6/2014
Cộng số phát sinh
124.213.270 124.213.270
Số dư cuối kỳ
97
Số dư
Nợ
Có
0
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long
Địa chỉ: Số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long
Mẫu số S38-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6427
Loại tiền: VNĐ
Chứng từ
Ngày tháng
Số hiệu
A
B
Ngày
tháng
C
3/6/2014
5/6/2014
PC02/6 QLDN
PC10/6 QLDN
3/6/2014
5/6/2014
9/6/2014
10/6/2014
13/6/2014
PC15/6 QLDN
PC18/6 QLDN
PC20/6 QLDN
9/6/2014
10/6/2014
13/6/2014
13/6/2014
16/6/2014
27/6/2014
27/6/2014
…
30/6/2014
PC21/6 QLDN
PC26/6 QLDN
PC40/6 QLDN
PC42/6 QLDN
…
KCLL01/6
QLDN
13/6/2014
16/6/2014
27/6/2014
27/6/2014
…
30/6/2014
Diễn giải
D
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong tháng
Chuyển phát nhanh
Cài đặt phần mềm virut và
bơm mực máy in
Chi trả tiền nước tháng 5/2014
Chi trả tiền ĐT tháng 5/2014
Chi trả ĐT mopifone tháng
5/2014
Mua tem, sữa chữa đèn
Chi trả tiền ĐT tháng 6/2014
Chi mua tem
Gởi CV
…
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày
30/6/2014
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
98
TK
đối
ứng
H
Số phát sinh
Số dư
Nợ
Có
1
2
1111
1111
32.000
1.370.000
1111
1111
1111
272.464
1.073.538
726.992
1111
1111
1111
1111
…
9111
350.000
3.961.266
150.000
242.000
…
27.708.748
Nợ
Có
…
27.708.748
27.708.748
0
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long
Địa chỉ: Số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long
Mẫu số S38-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6428
Loại tiền: VNĐ
Chứng từ
Ngày
tháng
Số hiệu
A
B
Ngày
tháng
C
3/6/2014
4/6/2014
4/6/2014
4/6/2014
PC01/6 QLDN
PC04/6 QLDN
PC04/6 QLDN
PC05/6 QLDN
3/6/2014
4/6/2014
4/6/2014
4/6/2014
5/6/2014
5/6/2014
6/6/2014
PC08/6 QLDN
PC09/6 QLDN
PC13/6 QLDN
5/6/2014
5/6/2014
6/6/2014
9/6/2013
10/6/2014
PC16/6 QLDN
PC19/6 QLDN
9/6/2014
10/6/2014
13/6/2014
16/6/2014
16/6/2014
16/6/2014
PC22/6 QLDN
PC24/6 QLDN
PC28/6 QLDN
PC29/6 QLDN
13/6/2014
13/6/2014
16/6/2014
16/6/2014
TK
đối
ứng
H
Diễn giải
D
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong tháng
Chi photo và thay mực máy in
Chi SC đèn
Chi HĐ bảo vệ cơ quan tháng 5/2014
Chi phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch –
Phó chủ tich Hội CCB
Chi photo và mua bao nilon đựng E.M
Chi công tác huyện Tam Bình
Chi công tác TPHCM và bãi rác Hòa
Phú
Chi photo thay mực máy in
Chi công tác huyện Tam Bình, Mang
Thít, Bãi rác Hòa Phú
Chi tiếp khách
Chi đặt báo Q2/2014
Chi mua nước uống tháng 5/2014
Chi tiền công chứng
99
Số phát sinh
Số dư
Nợ
Có
1
2
1111
1111
1121
1111
150.000
132.000
5.800.000
3.579.720
1111
1111
1111
180.000
140.000
2.535.277
1111
1111
205.000
2.304.364
1111
1111
1111
1111
200.000
3.999.000
2.150.000
50.000
Nợ
Có
1111
1111
1111
1111
300.000
60.000
398.182
9.315.000
1331
724.159
20/6/2014
Chi tiền QPAN quý 2/2014
Thuê bao truyền hình cáp tháng 5/2014
Chi tiếp khách
Chi tiền phụ cấp trách nhiệm đối với
cấp ủy viên Q2/2014
Thuế GTGT đầu vào không được khấu
trừ tháng 5/2014
Chi tiếp khách
1111
590.000
21/6/2014
20/6/2014
Mua nước uống
Chi tiếp khách
1111
1111
1.140.000
400.000
27/6/2014
1111
1.201.900
27/6/2014
27/6/2014
27/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
Chi công tác Cầm Thơ, Long Hồ, bãi
rác Hòa Phú
Chi photo
Chi tiếp khách
Chi HĐ tạp vụ cơ quan tháng 6/2014
Chi tiếp khách
Chi phí trả lương qua thẻ tháng 6/2014
1111
1111
1111
1111
1121
198.000
2.100.000
2.500.000
740.000
919.600
30/6/2014
Chi phí trả lương qua thẻ quý 2/2014
1121
27.500
30/6/2014
Chi phí chuyển khoản 6/2014
1121
564.500
…
30/6/2014
…
Kết chuyển lãi lỗ đến ngày 30/6/2014
…
9111
…
17/6/2014
17/6/2014
17/6/2014
18/6/2014
PC30/6 QLDN
PC31/6 QLDN
PC32/6 QLDN
PC33/6 QLDN
17/6/2014
17/6/2014
17/6/2014
18/6/2014
20/6/2014
KTK03/6
QLDN
KTK34/6
QLDN
PC35/6 QLDN
KTK36/6
QLDN
PC38/6 QLDN
20/6/2014
PC39/6 QLDN
PC41/6 QLDN
PC42/6 QLDN
PC45/6 QLDN
BNo11/6
QLDN
BNo12/6
QLDN
BNo13/6
QLDN
…
KCLL01/6
QLDN
20/6/2014
21/6/2014
20/6/2014
27/6/2014
27/6/2014
27/6/2014
27/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
30/6/2014
…
30/6/2014
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
132.977.879
132.977.879
132.977.879
0
100
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long
Địa chỉ: Số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT
Năm: 2014
Tên tài khoản: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Số hiệu: 8211
Chứng từ
Ngày
tháng
Số hiệu
A
B
30/6/2014
30/6/2014
KCLL02/6 QLDN
KCLL02/6 QLDN
Ngày
tháng
C
30/6/2014
30/6/2014
Số tiền
Diễn giải
TK đối
ứng
Nợ
Có
D
H
1
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
chi phí thuế thu nhập hiện hành
Xác định thuế TNDN hiện hành
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
9111
3334
101
Đơn vị tính: đồng
Số dư
Nợ
Có
237.907.939
237.907.939
237.907.939
237.907.939
0
PHỤ LỤC 2
Các chừng từ chứng minh cho các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
6 năm 2014
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
PHỤ LỤC 3
Sổ Nhật Ký – Sổ cái tháng 6 năm 2014
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long
Mẫu số S01-DN
Địa chỉ: Số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC)
Nhật ký – Sổ cái
Năm: 2014
Thứ
tự
dòng
Chứng từ
Ngày
tháng ghi
sổ
Số hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
Số tiền phát
sinh
Số hiệu tài
khoản đối
ứng
Thứ
tự
dòn
g
TK511
NỢ
TK515
150.000
6428
1111
1
150.000
32.000
6427
1111
2
32.000
2.497.500
811
1111
3
132.000
6421
1111
4
132.000
CÓ
NỢ
TK642
Có
CÓ
NỢ
TK632
Nợ
CÓ
NỢ
TK711
CÓ
NỢ
1
3/6/2014
PC01/6
QLDN
3/6/2014
Chi photo và
thay mực máy
in
2
3/6/2014
PC02/6
QLDN
3/6/2014
Chuyển phát
nhanh
3
3/6/2014
PC03/6
QLDN
3/6/2014
Chi lương công
nhân
4
4/6/2014
PC04/6
QLDN
4/6/2014
Chi sữa chữa
đèn
5
4/6/2014
BNo01/6
QLDN
4/6/2014
Chi HĐ bảo vệ
cơ quan tháng
5/2014
5.800.000
6428
1121
5
5.800.000
6
4/6/2014
PC05/6
QLDN
4/6/2014
Chi phụ cấp
kiêm nhiệm chủ
tịch – phó chủ
tịch Hội CCB
3.579.720
6428
1111
6
3.579.720
7
5/6/2014
PC08/6
QLDN
5/6/2014
Chi photo và
mua bao nilon
180.000
6428
1111
7
180.000
8
5/6/2014
PC09/6
QLDN
5/6/2014
Chi công tác
huyện Tam
Bình
140.000
6428
1111
8
140.000
9
5/6/2014
PC10/6
QLDN
5/6/2014
Cài đặt phần
mềm và bơm
mực máy in
1.370.000
6427
1111
9
1.370.000
10
6/6/2014
PC13/6
QLDN
6/6/2014
Chi công tác
TPHCM và bải
rác Hòa Phú
2.535.227
6428
1111
10
2.535.227
11
9/6/2014
PC15/6
QLDN
9/6/2014
Chi trả tiền
nước tháng
272.464
6427
1111
11
272.464
TK811
CÓ
NỢ
2.497.500
114
TK911
CÓ
NỢ
CÓ
5/2014
12
9/6/2014
PC16/6
QLDN
9/6/2014
Chi photo và
thay mực máy
in
205.000
6428
1111
12
205.000
13
10/6/2014
PC18/6
QLDN
10/6/2014
Chi trả tiền ĐT
tháng 5/2014
1.073.538
6427
1111
13
1.073.538
14
10/6/2014
PC19/6
QLDN
10/6/2014
Chi công tác
huyện Tam
Bình, Mang
Thít, bãi rác
Hòa Phú
2.304.364
6428
1111
14
2.304.364
15
13/6/2014
PC20/6
QLDN
13/6/2014
Chi trả ĐT
mobifone tháng
5/2014
726.992
6427
1111
15
726.992
16
13/6/2014
PC21/6
QLDN
13/6/2014
Mua tem, sửa
chữa đèn
350.000
6427
1111
16
350.000
17
13/6/2014
PC22/6
QLDN
13/6/2014
Chi tiếp khách
200.000
6428
1111
17
200.000
18
16/6/2014
PC25/6
QLDN
16/6/2014
Chi đặt báo
Q2/2014
3.999.000
6428
1111
18
3.999.000
19
16/6/2014
PC26/6
QLDN
16/6/2014
Chi trả tiền điện
tháng 6/2014
3.961.266
6427
1111
19
3.961.266
20
16/6/2014
PC286/6
QLDN
16/6/2014
Chi mua nước
uống tháng
5/2014
2.150.000
6428
1111
20
2.150.000
21
16/6/2014
PC29/6
QLDN
16/6/2014
Chi tiền công
chứng
50.000
6428
1111
21
50.000
22
17/6/2014
PC30/6
QLDN
17/6/2014
Chi tiền QPAN
Q2/2014
300.000
6428
1111
22
300.000
23
17/6/2014
PC31/6
QLDN
17/6/2014
Thuê bao
truyền hình cáp
tháng 5/2014
60.000
6428
1111
23
60.000
24
17/6/2014
BCo05/6
QLDN
17/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
136.364
1121
5113
24
25
17/6/2014
PC32/6
QLDN
17/6/2014
Chi tiếp khách
398.182
6428
1111
25
398.182
26
18/6/2014
PC33/6
QLDN
18/6/2014
Chi tiền phụ
cấp trách nhiệm
đồi với cấp ủy
viên Q2/2014
9.315.000
6428
1111
26
9.315.000
27
20/6/2014
KTK03/6
QLDN
20/6/2014
Thuế GTGT
đầu vào không
được khấu trừ
tháng 5/2014
724.159
6428
1331
27
724.159
28
20/6/2014
PC34/6
QLDN
20/6/2014
Chi tiếp khách
590.000
6428
1111
28
590.000
29
21/6/2014
PC35/6
QLDN
20/6/2014
Mua nước uống
1.140.000
6428
1111
29
1.140.000
136.364
115
30
24/6/2014
PC36/6
QLDN
24/6/2014
Chi tiếp khách
400.000
6428
1111
30
400.000
31
24/6/2014
PC37/6
QLDN
24/6/2014
Mua vật dụng
VP
710.545
6423
1112
31
710.545
32
25/6/2014
BCo07/6
QLDN
25/6/2014
Phòng QLĐT
cấp KP thực
hiện KL DV
công ích VSĐP
tháng 5/2015
1.372.370.000
1121
5111
32
1.372.370.000
33
25/6/2014
BCo08/6
QLDN
25/6/2014
Phòng QLĐT
cấp KP thực
hiện KL DV
công ích TNĐT
tháng 5/2015
176.708.182
1121
5111
33
176.708.182
34
27/6/2014
PC38/6
QLDN
27/6/2014
Chi công tác
Cần Thơ, Long
Hồ, bãi rác Hòa
Phú
1.201.900
6428
1111
34
1.201.900
35
27/6/2014
PC39/6
QLDN
27/6/2014
Chi photo
198.000
6428
1111
35
198.000
36
27/6/2014
PC40/6
QLDN
27/6/2014
Chi mua tem
150.000
6427
1111
36
150.000
37
27/6/2014
PC41/6
QLDN
27/6/2014
Chi tiếp khách
2.100.000
6428
1111
37
2.100.000
38
27/6/2014
PC42/6
QLDN
27/6/2014
Gởi CV
242.000
6427
1111
38
242.000
39
27/6/2014
PC44/6
QLDN
27/6/2014
Chi HĐ thuê
tạp vụ cơ quan
tháng 6/2014
2.500.000
6428
1111
39
2.500.000
40
30/6/2014
PC45/6
QLDN
30/6/2014
Chi tiếp khách
740.000
6428
1111
40
740.000
41
30/6/2014
PT15/6
QLDN
30/6/2014
Thu bán E.M
tháng 6/2014
1.418.182
1111
5113
41
42
30/6/2014
KTK04/6
QLDN
30/6/2014
Trích trước tiền
ăn giữa ca
tháng 6/2014
132.340.000
6421
335
42
43
30/6/2014
BCo11/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
2.700.000
1121
5113
43
2.700.000
44
30/6/2014
BCo12/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
4.404.000
1121
5113
44
4.404.000
45
30/6/2014
BCo13/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
300.000
1121
5113
45
300.000
46
30/6/2014
BCo14/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
2.400.000
1121
5113
46
2.400.000
47
30/6/2014
BCo15/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
6.600.000
1121
5113
47
6.600.000
48
30/6/2014
BCo16/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
33.000.000
1121
5113
48
33.000.000
1.418.182
132.340.000
116
49
30/6/2014
BCo17/6
QLDN
30/6/2014
Thu lãi tiền gởi
tháng 6/2014
50
30/6/2014
BNo11/6
QLDN
30/6/2014
51
30/6/2014
BNo12/6
QLDN
52
30/6/2014
53
4.709.133
1121
515
49
4.709.133
Chi phí trả
lương qua thẻ
ATM tháng
6/2014
919.600
6428
1121
50
919.600
30/6/2014
Chi phí trả
lương qua thẻ
quý 2/2014
27.500
6428
1121
51
27.500
BNo13/6
QLDN
30/6/2014
Chi phí chuyển
khoản tháng
6/2014
564.500
6428
1121
52
564.500
30/6/2014
PT18/6
QLDN
30/6/2014
Thu doanh thu
dịch vụ tháng
6/2014
53.881.821
1111
5113
53
53.881.821
54
30/6/2014
KTK05/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
5.550.000
131
5113
54
5.550.000
55
30/6/2014
KTK06/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
6.000.000
131
5113
55
6.000.000
56
30/6/2014
KTK07/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
2.100.000
131
5113
56
2.100.000
57
30/6/2014
KTK08/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
272.727
131
5113
57
272.727
58
30/6/2014
KTK09/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
3.000.000
131
5113
58
3.000.000
59
30/6/2014
KTK10/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
1.800.000
131
5113
59
1.800.000
60
30/6/2014
KTK11/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
3.150.000
131
5113
60
3.150.000
61
30/6/2014
KTK12/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
818. 182
131
5113
61
818.182
62
30/6/2014
KTK13/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
18.000.000
131
5113
62
18.000.000
63
30/6/2014
KTK14/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
tháng 6/2014
7.700.000
131
5113
63
7.700.000
64
30/6/2014
KTK15/6
QLDN
30/6/2014
Thu RHC
1.500.000
131
5113
64
1.500.000
65
30/6/2014
KH01/6
QLDN
30/6/2014
Khấu hao
TSCĐ tháng 6
6.042.404
6424
2141
65
66
30/6/2014
KTK16/6
QLDN
30/6/2014
Thu HĐ VCR
Q2/2014
1.300.000
131
5113
66
67
30/6/2014
KTK20/6
QLDN
30/6/2014
Phân bổ giá trị
còn lại MMTB
không đủ điều
kiện là TSCĐ
quý 2/2014
1.538.955
6424
242
67
1.538.955
68
30/6/2014
KTLU01/6
30/6/2014
Tiền lương phải
197.943.720
6421
3341
68
197.943.720
6.042.404
1.300.000
117
trả tháng
QLDN
69
30/6/2014
KTLU02/6
QLDN
30/6/2014
BHYT, BHTN,
BHXH, KPCĐ
phải nộp tháng
30.246.840
6421
338
69
30.246.840
70
30/6/2014
KTK25/6
QLDN
30/6/2014
Thuế đất phải
nộp 2014
9.664.274
6425
3337
70
9.664.274
71
30/6/2014
KTK26/6
QLDN
30/6/2014
Doanh thu KL
VSĐP tháng 6
1.384.378.000
131
5111
71
1.384.378.000
72
30/6/2014
KTK27/6
QLDN
30/6/2014
Doanh thu KL
TNĐT tháng 6
203.167.000
131
5111
72
203.167.000
73
30/6/2014
KTK28/6
QLDN
30/6/2014
Doanh thu KL
CVCX quý 2
2.524.491.000
131
5111
73
2.524.491.000
74
30/6/2014
KTK29/6
QLDN
30/6/2014
Doanh thu KL
CS quý 2
391.456.000
131
5111
74
391.456.000
75
30/6/2014
KCCP002/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển chi
phí xác định giá
vốn (xưởng cơ
khí)
30.128.824
632
154
75
76
30/6/2014
KCCP003/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá
vốn xác định
kết quả kinh
doanh (xưởng
cơ khí)
30.128.824
9111
632
76
77
30/6/2014
KCCP008/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển chi
phí xác định giá
vốn (Công viên
Mậu Thân)
108.004.340
632
154
77
78
30/6/2014
KCCP009/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá
vốn xác định
kết quả kinh
doanh(Công
viên Mậu Thân)
108.004.340
9111
632
78
79
30/6/2014
KCCP011/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển chi
phí xác định giá
vốn (CSĐP)
504.938.734
632
154
79
80
30/6/2014
KCCP012/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá
vốn xác định
kết quả kinh
doanh(CSĐP)
504.938.734
9111
632
80
81
30/6/2014
KCCP014/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển chi
phí xác định giá
vốn (CSĐT)
255.698.851
632
154
81
82
30/6/2014
KCCP015/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá
vốn xác định
kết quả kinh
doanh(CSĐT)
255.698.851
9111
632
82
83
30/6/2014
KCCP017/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển chi
phí xác định giá
vốn (RHC)
116.478.128
632
154
83
84
30/6/2014
KCCP018/
30/6/2014
Kết chuyển giá
116.478.128
9111
632
84
30.128.824
30.128.824
30.128.824
108.004.340
108.004.340
504.938.734
504.938.734
255.698.851
255.698.851
116.478.128
116.478.128
108.004.340
504.938.734
255.698.851
116.478.128
118
vốn xác định
kết quả kinh
doanh(RHC)
6 QLDN
85
30/6/2014
KCCP023/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển chi
phí xác định giá
vốn (TNĐT)
253.595.184
632
154
85
86
30/6/2014
KCCP024/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá
vốn xác định
kết quả kinh
doanh(TNĐT)
253.595.184
9111
632
86
87
30/6/2014
KCCP026/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển chi
phí xác định giá
vốn (VSĐT)
770.431.478
632
154
87
88
30/6/2014
KCCP027/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá
vốn xác định
kết quả kinh
doanh(VSĐT)
770.431.478
9111
632
88
89
30/6/2014
KCCP029/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển chi
phí xác định giá
vốn (XLR)
255.925.062
632
154
89
90
30/6/2014
KCCP030/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá
vốn xác định
kết quả kinh
doanh(XLR)
255.925.062
9111
632
90
91
30/6/2014
KCCP032/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển chi
phí xác định giá
vốn (Thu gom,
VCR)
1.984.822.472
632
154
91
92
30/6/2014
KCCP033/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá
vốn xác định
kết quả kinh
doanh(Thu
gom, VCR)
1.984.822.472
9111
632
92
93
30/6/2014
KCCP035/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển chi
phí xác định giá
vốn (CVTP)
1.082.067.121
632
154
93
94
30/6/2014
KCCP036/
6 QLDN
30/6/2014
Kết chuyển giá
vốn xác định
kết quả kinh
doanh(CVTP)
1.082.067.121
9111
632
94
95
30/6/2014
KCLL01/6
QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi
lỗ đến ngày
30/6/2014
7.850.420.555
511
9111
95
96
30/6/2014
KCLL01/6
QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi
lỗ đến ngày
30/6/2014
13.789.903
515
9111
96
97
30/6/2014
KCLL01/6
QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi
lỗ đến ngày
30/6/2014
2.454.545
711
9111
97
98
30/6/2014
KCLL01/6
QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi
lỗ đến ngày
3.093.500
9111
811
98
253.595.184
253.595.184
253.595.184
770.431.478
770.431.478
255.925.062
255.925.062
1.984.822.472
1.984.822.472
1.082.067.121
1.082.067.121
770.431.478
255.925.062
1.984.822.472
1.082.067.121
7.850.420.555
7.850.420.555
13.789.903
13.789.903
2.454.545
2.454.545
3.093.500
119
3.093.500
30/6/2014
99
30/6/2014
KCLL01/6
QLDN
30/6/2014
Kết chuyển lãi
lỗ đến ngày
30/6/2014
100
30/6/2014
KCLL02/6
QLDN
30/6/2014
101
30/6/2014
KCLL01/6
QLDN
30/6/2014
1.420.081.587
9111
642
99
Chi phí thuế thu
nhập hiện hành
237.907.939
9111
8211
100
237.907.939
Lợi nhuận chưa
phân phối
843.491.783
9111
4212
101
843.491.783
102
Cộng số phát
sinh
102
103
Số dư cuối
tháng
103
1.420.081.587
7.850.420.555
7.850.420.555
13.789.903
13.789.903
0
0
120
2.454.545
2.454.545
0
5.326.090.194
5.326.090.194
0
1.420.081.587
1.420.081.587
0
1.420.081.587
3.093.500
3.093.500
0
7.866.665.003
7.866.665.003
0
PHỤ LỤC 4
- Báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng
đầu năm 2014.
- Các bảng kê chi tiết doanh thu- giá vốn, thu nhập khác, chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí khác.
121
[...]... định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là rất quan trọng và cần thiết nên chính vì lẽ đó tôi đã chọn cho mình đề tài để làm luận văn tốt nghiệp đó chính là “Kế toán phân tích và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công trình Công cộng Vĩnh Long 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Xác định, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. .. Viên Công Trình Công Cộng Vĩnh Long - Địa chỉ: số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, Thành Phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long - Điện thoại: 0703822729 - Tư cách pháp nhân: Công ty TNHH MTV Công Trình Công Cộng Vĩnh Long là công ty sở hữu 100% vốn nhà nước, được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 1645/QĐ-UBND, ngày 13/7/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Long 3.1.2 Qúa trình hình thành và phát... và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sỡ hữu - Xét đề nghị của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tại tờ trình số 820/TT-BCĐĐMDN ngày 15/7/2010 về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Công Trình Công Cộng Vĩnh Long thành công ty TNHH MTV Công Trình Công Cộng Vĩnh Long Với 2 nhiệm vụ chủ yếu: + Đối với hoạt động chi công ích: Quản lý và. .. : xác định kết quả kinh doanh XLR : xử lý rác x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo hướng công nghiệp và hiện đại Là một doanh nghiệp 100% vốn sở hữu là Nhà nước, hoạt động công ích với vai trò kinh doanh trong lĩnh vực công cộng đô thị không vì mục tiêu lợi nhuận Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh. .. 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 - Đối với thời gian về số liệu kế toán: số liệu được sử dụng phân tích thực trạng trong bài là tháng 6 năm 2014 - Đề tài được thực hiện từ ngày 11/08/2014 đến ngày 17/11/2014 1.3.3 Đối tượng nguyên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán phân tích và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ... của UBND tỉnh Vĩnh Long và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 - Đến tháng 7/2010 thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP, ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Công ty Công trình Công cộng Vĩnh Long chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm... của công ty trong giai đoạn từ 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Từ đó đề xuất một số giải pháp 1 cần thiết để giúp công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những giai đoạn tiếp theo 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 để nhằm thấy được những ưu và khuyết điểm của công ty - Kế toán xác định kết quả kinh doanh. .. được xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả các kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp; kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo từng kỳ kế toán (tháng, năm, quý), là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán đó Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ tích. .. kỳ kế toán (2) Chứng từ sử dụng - Bảng tính toán kết chuyển chi phí và doanh thu, thu nhập của các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động của doanh nghiệp; - Bảng tính toán, kết chuyển chênh lệch thu chi lợi nhuận trước thuế của các hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh khác của doanh nghiệp; - Phiếu kế toán (3) Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản sử dụng Tài khoản 911 – Xác định... tỷ số dùng để phân tích các chỉ tiêu tài chính Phương pháp đánh giá và phương pháp suy luận để nhằm tìm ra những ưu khuyết điểm từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại công ty 22 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VĨNH LONG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty - Tên công ty: Công Ty Trách Nhiệm