Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
623,8 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------o0o--------------
TRẦN HOÀI HÂN
Đề tài:
PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG
PHỤNG HIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành:D340301
Tháng 11 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------o0o--------------
TRẦN HOÀI HÂN
MSSV: LT11300
Đề tài:
PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG
PHỤNG HIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: D340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HỒ HỒNG LIÊN
Tháng 11 năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, Em đã được Thầy Cô truyền đạt nhiều kiến thức
quí báu về các môn học chuyên ngành, những kinh nghiệm thực tế so với lý thuyết
trên sách vở, cũng như những kinh nghiệm trong cuộc sống. Cùng với sự giúp đỡ
nhiệt tình của các Cô Chú, Anh Chị Phòng Tài chính – Kế toán đã giúp cho Em nhận
định rõ hơn những kiến thức đã học trên sách vở khi được đem vào vận dụng trong
tình hình thực tế. Từ đó giúp Em hiểu rõ hơn những kiến thức đã học và càng làm
phong phú vốn kiến thức để phục vụ tốt hơn trong công việc của mình.
Em xin gởi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ
và Cô Hồ Hồng Liên đã tận tình hướng dẫn, để Em có thể hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Em xin chúc quý Thầy Cô lời chúc sức khỏe và thành đạt.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể Cô chú, Anh Chị trong
Nhà máy Đường Phụng Hiệp, đã tạo cơ hội cho Em tìm hiểu tình hình thực tế tại đơn
vị và cung cấp số liệu đầy đủ để Em hoàn thành đề tài đúng thời hạn. Chúc toàn thể
Cô Chú, Anh Chị mạnh khỏe và công tác tốt.
Cần Thơ, Ngày ……tháng ……năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Hoài Hân
iii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu nào .
Cần Thơ, ngày….. tháng …… năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Hoài Hân
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày …….tháng ……năm 2013
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
v
........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày …….tháng ……năm 2013
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
vi
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................................ 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 1
1.3.1 Không gian.............................................................................................................. 1
1.3.2 Thời gian ................................................................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm chi phí .................................................................................................... 3
2.1.2 Nội dung kinh tế........................................................................................................ 3
2.1.3 Phân loại chi phí ..................................................................................................... 3
2.1.3.1 Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế............................................................... 3
2.1.3.2 Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động .............................................................. 4
2.1.3.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí .............................. 5
2.1.3.4 Phân loại chi phí theo các căn cứ khác .................................................................. 5
2.1.4 Giá thành sản phẩm ................................................................................................. 6
2.1.4.1 Khái niệm giá thành ............................................................................................. 6
2.1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm ............................................................................... 6
2.1.4.3 Ý nghĩa chỉ tiêu giá thành..................................................................................... 7
2.1.5 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm........................................ 7
2.1.6 Ý nghĩa công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm................................ 7
2.1.7 Nhiện vụ kế toán giá thành sản phẩm ...................................................................... 8
2.1.8 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ........................... 8
2.1.8.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ...................................................................... 8
2.1.8.2 Phương pháp tập hợp chi phí ................................................................................ 8
2.1.8.3 Đối tượng tính giá thành....................................................................................... 9
2.1.8.4 Phương pháp tính giá thành .................................................................................. 9
vii
2.1.8.5 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành ............... 9
2.1.8.6 Kỳ tính giá thành .................................................................................................. 9
2.1.9 Kế toán giá thành .................................................................................................... 9
2.1.9.1 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................................. 9
2.1.9.2 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.................................................................... 11
2.1.9.3 Tập hợp chi phí sản xuất chung .......................................................................... 11
2.1.9.4 Kết chuyển chi phí sản xuất ................................................................................ 13
2.1.9.5 Kế toán tính giá thành......................................................................................... 13
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................................. 14
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................................... 14
2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn ............................................................................ 15
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP ................................ 16
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY ........................ 16
3.2 CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG........................................................ 17
3.2.1 Chức năng ............................................................................................................. 17
3.2.2 Lĩnh vực hoạt động ................................................................................................. 17
3.3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY ................................................................. 17
3.3.1 Sơ đồ tổ chức ........................................................................................................ 17
3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn các chức danh ................................................................. 19
3.4 TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY ..................................... 21
3.4.1 Đặc điểm sản xuất ................................................................................................ 21
3.4.2 Qui trình sản xuất .................................................................................................. 21
3.5 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ.................................................... 23
3.5.1 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................................... 23
3.5.2 Nhiệm vụ và quyền hạn các chức danh.................................................................. 23
3.5.3 Phương pháp kế toán............................................................................................. 24
3.5.4 đối tượng, kỳ tính giá và phương pháp tính giá thành ........................................... 25
3.5.5 Trình tự ghi sổ kế toán .......................................................................................... 25
3.6 CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY............... 26
3.6.1 Thuận lợi............................................................................................................... 26
3.6.2 Khó khăn............................................................................................................... 27
3.6.3 Chiến lược và phương hướng phát triển................................................................... 27
viii
3.7 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CASUCO
QUA 3 NĂM (2010-2012)............................................................................................. 27
Chương 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ
MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP ...................................................................................... 30
4.1 XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ .................................... 30
4.1.1 Tập hợp chi phí sản xuất quí I năm 2013 ............................................................... 30
4.1.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ......................................................................... 30
4.1.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp................................................................................. 30
4.1.1.3 Chi phí sản xuất chung ....................................................................................... 31
4.1.2 Xác định giá thành sản phẩm................................................................................... 32
4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2010-2012)......... 35
4.2.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................. 36
4.2.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp..................................................... 38
4.2.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung ........................................................... 39
4.2.4 Phân tích biến động giá thành qua 3 năm (2010-2012)........................................... 41
4.3 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT 6 THÁNG ĐẦU NĂM (20102013) ............................................................................................................................. 43
4.3.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................... 44
4.3.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp..................................................... 46
4.3.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung ........................................................... 47
4.3.4 Phân tích biến động giá thành 6 tháng đầu năm (2010-2013) ................................ 49
4.4 PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM .................................................................................................................. 51
4.4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành qua 3 năm (2010-2012) ................ 52
4.4.1.1 Năm 2011 so với năm 2010 ................................................................................ 52
4.4.1.2 Năm 2012 so với năm 2011 ................................................................................ 53
4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành 6 tháng đầu năm
(2010-2013) .................................................................................................................... 55
4.4.2.1 Ảnh hưởng 6 tháng đầu năm 2011 so với 6 tháng đầu năm 2010......................... 55
4.4.2.2 Ảnh hưởng 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011......................... 56
4.4.2.3 Ảnh hưởng 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 ........................ 58
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ
MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP ...................................................................................... 60
5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT ..................................................... 60
ix
5.1.1 Giải pháp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ........................................................ 60
5.1.2 Giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp................................................................ 61
5.1.3 Giải phấp về chi phí sản xuất chung ........................................................................ 62
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC .................................................................................. 62
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 64
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 64
6.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 64
6.2.1 Kiến nghị về công tác kế toán................................................................................ 64
6.2.2 Các kiến nghị khác ................................................................................................ 65
x
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
- Bảng 3.1: Hệ số qui đổi sản phẩm đường .................................................................... 25
- Bảng 3.2: Báo cáo KQHĐKD hợp nhất........................................................................ 28
- Bảng 4.1: Tập hợp chi phí NVLTT quí I năm 2013...................................................... 30
- Bảng 4.2:Quy định các khoản trích theo lương năm 2013 ............................................ 31
- Bảng 4.3: Tổng hợp chi phí NCTT quí I năm 2013 ...................................................... 31
- Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí SXC quí I năm 2013......................................................... 32
- Bảng 4.5: Tỏng hợp chi phí và xác định giá thành quí I năm 2013 ............................... 34
- Bảng 4.6: Giá thành đơn vị từng loại đường nhập kho.................................................. 35
- Bảng 4.7: Tổng hợp chi phí sản xuất của Nhà máy Đường Phụng Hiệp qua 3 năm
(2010-2012)................................................................................................................... 35
- Bảng 4.8: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPNVLTT ................. 36
- Bảng 4.9: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPNCTT ................... 38
- Bảng 4.10: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPSXCTT ............... 39
- Bảng 4.11: Tình hình biến động giá thành qua 3 năm (2010-2012)................................. 41
- Bảng 4.12: Tổng hợp chi phí sản xuất của Nhà máy đường Phụng Hiệp 6 tháng đầu
năm (2010-2013) ........................................................................................................... 43
- Bảng 4.13: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPNVLTT
6 tháng đầu năm (2010-2013)......................................................................................... 44
- Bảng 4.14:Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPNCTT
6 tháng đầu năm (2010-2013)......................................................................................... 46
- Bảng 4.15: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPSXCTT
6 tháng đầu năm (2010-2013)......................................................................................... 47
- Bảng 4.16: Phân tích biến động giá thành 6 tháng đầu năm (2010-2013)..................... 49
- Bảng 4.17: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm (2010-2011) ..................................... 52
- Bảng 4.18: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm (2011-2012) ..................................... 53
- Bảng 6.19: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm (2010-2011)........... 55
- Bảng 4.20: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm (2011-2012)........... 56
- Bảng 4.21:Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm (2012-2013)............ 57
xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
- Hình 2.1: Đồ thị biến phí .............................................................................................. 4
- Hình 2.2: Đồ thị định phí ............................................................................................... 4
- Hình 2.3: Đồ thị biến phí, định phí................................................................................. 5
- Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.......................................... 10
- Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.................................................. 11
- Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung ........................................................ 12
- Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán kết chuyển chi phí .............................................................. 13
- Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Nhà máy đường Phụng Hiệp ................................................. 18
- Hình 3.2: Qui trình sản xuất đường từ cây mía............................................................. 22
- Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức Phòng Tài chính – Kế toán..................................................... 23
- Hình 3.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ......................... 26
- Hình 4.1: Biểu đồ giá thành đơn vị sản phẩm qua 3 năm (2010-2012)......................... 42
- Hình 4.2: Biểu đồ giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm (2010-2013) .................. 50
xii
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
- BHYT: Bảo hiểm y tế.
- KPCĐ: Kinh phí công đoàn.
- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.
- CASUCO: Công Ty Cổ Phần Mía Đường Cần Thơ.
- CNV: Công nhân viên.
- NV Nhân viên.
- BH: Bán hàng.
- CCDV: Cung cấp dịch vụ.
- ĐVT: Đơn vị tính.
- CCDC: Công cụ dụng cụ.
- CP: Chi phí.
- DN: Doanh nghiệp.
- CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp.
- CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- CPSXC: Chi phí sản xuất chung.
- HĐTC: Hoạt động tài chính.
- HĐKD: Hoạt động kinh doanh.
- KQHĐSXKD: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- LN: Lợi nhuận.
- LNTT: Lợi nhuận trước thuế.
- NVL: Nguyên vật liệu.
- SDCK: Số dư cuối kỳ.
- SDĐK: Số dư đầu kỳ.
- SXKD: Sản xuất kinh doanh.
- TNDN: Thu nhập doanh nghiệp.
- TSCĐ: Tài sản cố định.
xiii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì đòi hỏi
quá trình sản xuất kinh doanh phải hiệu quả, giá thành thấp, giá bán hợp lý đáp
ứng yêu cầu của thị trường mới có thể mang về doanh thu và lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Để có một mức giá thành hợp lý thì các doanh nghiệp phải tiến hành
phân tích các khoản mục chi phí sản xuất, tìm ra các chi phí không hợp lý ảnh
hưởng đến giá thành sản phẩm từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh chi phí,
nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Giá thành sản phẩm có vai trò rất quan trọng vì nó chính là cơ sở giúp
cho nhà quản lý định giá bán cho sản phẩm bán ra, làm cơ sở để đánh giá hiệu
quả hoạt động, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó giá thành
sản phẩm cũng rất cần cho người quản lý trong việc lập kế hoạch, kiểm tra các
hoạt động và đưa ra các quyết định đặc biệt. Nó cũng là một trong những nhân
tố quyết định đến sự tồn tại và suy vong của doanh nghiệp. Xuất phát từ sự cần
thiết đó nên em chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP” để viết bài luận văn
tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Là hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm đường và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành, để làm cơ sở cho việc đề ra một số
biện pháp nhằm làm giảm giá thành của sản phẩm đường tại Nhà máy Đường
Phụng Hiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tập hợp chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất của Nhà máy Đường
Phụng Hiệp.
Tiến hành tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp.
Phân tích biến động giá thành để từ đó đưa ra biện pháp làm giảm giá
thành tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp.
Đề xuất một số giải pháp nhằm làm giảm giá thành bằng cách làm giảm
các chi phí sản xuất tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Các chi phí sản xuất được dùng để tính giá thành sản phẩm và số liệu
dùng để phân tích biến động giá thành sản phẩm được thu thấp tại Phòng Tài
chính - Kế toán của Nhà máy đường Phụng Hiệp.
1
1.3.2.Thời gian
Số liệu dùng để tính giá thành sản phẩm đường thì được tập hợp trong
quí I năm 2013. Còn số liệu được dùng để phân tích tình hình biến động giá
thành thì được tập hợp từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà
máy Đường Phụng Hiệp trong quí I năm 2013. Phân tích biến động của từng
khoản mục chi phí sản xuất và phân tích biến động chung của chi phí sản xuất
tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao
động vật hóa và các chi phí khác mà Doanh nghiệp chi ra để tiến hành sản
xuất kinh doanh trong một kỳ kế toán. Các khoản chi phí này chủ yếu phát
sinh tại các phân xưởng sản xuất của doanh ngiệp.
Kế toán CPSX là việc tập hợp hệ thống hóa các khoản chi phí sản xuất và
tình hình phân bổ, kết chuyển các khoản chi phí này vào các đối tượng chịu
chi phí để tính giá thành sản phẩm trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.
2.1.2 Nội dung kinh tế
Chi phí gắn liền với việc sử dụng tiền vốn, tài sản, vật tư, lao động và là
cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Vì vậy quản lý chi phí là quản lý chặt chẽ
việc sử dụng vốn, tài sản, vật tư, lao động của DN, đảm bảo giảm chi phí
xuống thấp nhất nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm, làm tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường.
Chi phí được xem là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm sao để
kiểm soát tốt được các khoản chi phí, để có những quyết định đúng đắn trong
hoạt động SXKD. Do đó chi phí cần phải được nhận diện, phân tích để phân
loại chính xác nhằm mục đích tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
2.1.3 Phân loại chi phí
2.1.3.1 Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế
Chi phí trong sản xuất
Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, các khoản trích theo
lương của công nhân trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất, không có chi phí
này thì không thể tạo ra sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan
đến chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản
phẩm, không có chi phí này thì không thể tạo ra sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí lao động gián tiếp phục vụ,
quản lý sản xuất tại xưởng, chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết
bị, khấu hao thiết bị và tài sản cố định sử dụng trong hoạt động sản xuất, chi
phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như: điện, nước, sửa chữa tài sản tại
phân xưởng.
3
Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí bán hàng: Là chi phí phát sinh vào việc đưa sản phẩm từ kho đến
nơi tiêu thụ, và các chi phí bảo đảm cho chính sách bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí liên quan đến việc hành chánh,
quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp, còn gồm tất cả các khoản chi phí không
thể ghi vào các khoản mục trên.
2.1.3.2 Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động
- Biến phí: Là các khoản chi phí thay đổi về tổng số, tỉ lệ thuận với những
biến đổi của mức độ hoạt động; hay là những chi phí thay đổi trực tiếp theo
khối lượng sản xuất, nếu xét trên một đơn vị hoạt động thì biến phí là một
hằng số.
Tổng biến phí
Trong đó:
Y : tổng biến phí
a : biến phí đơn vị
x : mức độ hoạt động
Y = ax
Mức độ hoạt động
Hình 2.1: Đồ thị biến phí
Có 2 loại biến phí
Biến phí thực thụ: Là biến phí thay đổi tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động,
nhưng không thay đổi cho mỗi đơn vị sản xuất ra. Hoạt động tồn tại thì biến
phí xuất hiện, ngưng hoạt động thì biến phí bằng không.
Biến phí cấp bậc: Là những mục biến phí thay đổi tỉ lệ theo mức độ hoạt
động ở từng cấp bậc, hay các khoản chi phí tăng hoặc giảm đi khi biến động
nhiều hay ít.
- Định phí: Là các khoản chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay
đổi của mức độ hoạt động trong một phạm vi nhất định hoặc trong những giới
hạn bình thường. Bao gồm: chi phí khấu hao thiết bị, chi phí quảng cáo, chi
phí lương cho cán bộ phục vụ quản lý, …
Trong đó:
Y : tổng định phí
b : định phí
Tổng định phí
Y=b
Mức độ hoạt động
Hình 2.2: Đồ thị định phí
4
Có 2 loại định phí
Định phí bắt buộc: Là những chi phí liên quan đến khấu hao tài sản dài
hạn, chi phí tổ chức quản lý và rất khó cắt giảm trong kỳ.
Định phí không bắt buộc: Còn xem như định phí quản trị, chi phí này
phát sinh từ các quyết định hàng năm của các nhà quản trị, như: chi phí quảng
cáo, hành chánh, quản trị trong kỳ và chi phí này có thể cắt giảm trong kỳ.
Chi phí
tổng chi phí
biến phí
định phí
Mức độ hoạt động
Hình 2.3: Đồ thị biến phí, định phí
Chi phí hỗn hợp: Bao gồm yếu tố biến phí và định phí pha trộn lẫn với
nhau. Chi phí này phải được phân tích thành biến phí và định phí. Có nhiều
phương pháp để phân tích chi phí hỗn hợp trong đó phương pháp điển hình là
phương pháp cực đại cực tiểu hay còn gọi là phương pháp chênh lệch.
2.1.3.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến
việc sản xuất ra một loại sản phẩm.
Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều loại
mức độ hoạt động, những chi phí này kế toán phải phân bổ cho các mức độ
hoạt động có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.
2.1.3.4 Phân loại chi phí theo các căn cứ khác
Chi phí chênh lệch: Là phần chi phí có mặt trong phương án kinh doanh
này nhưng không có mặt trong phương án kinh doanh khác, giúp cho nhà quản
lý lựa chọn phương án kinh doanh có lợi nhất một cách nhanh chóng.
Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được:
- Chi phí kiểm soát được: Là những chi phí mà nhà quản lý có thể quyết
định được phát sinh và chịu trách nhiệm về chi phí đó.
- Chi phí không kiếm soát được: Là những chi phí ở ngoài phạm vi quyết
định của nhà quản lý.
Chi phí thực và chi phí cơ hội:
5
- Chi phí thực: Là những chi phí mà sự phát sinh của chúng đi cùng với
sự gia giảm tài sản hay tăng nợ phải trả, như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí
nhân công, chí phí bảo hiểm, chi phí khấu hao, …
- Chi phí cơ hội: Là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do lựa chọn phương án
này thay vì lựa chọn một phương án khác.
Chi phí chìm: thể hiện sự tiêu dùng trong quá khứ mà có thể không ảnh
hưởng đến sự quyết định trong tương lai.
2.1.4 Giá thành sản phẩm
2.1.4.1 Khái niệm giá thành
Giá thành sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà DN đã hao phí để tạo
nên một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Giá thành đơn vị sản phẩm là số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã hao
phí để tạo nên một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
2.1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm
* Phân loại giá thành theo thời điểm xác định
Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được tính trước khi bắt đầu
sản xuất và được coi đó là mục tiêu mà doanh nghiệp phải thực hiện đạt được.
Mặt khác việc tính trước giá thành kế hoạch còn giúp cho nhà quản lý xây
dựng các công việc cần phải chuẩn bị nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất.
Giá thành định mức: Là giá thành cũng được xây dựng trước khi bắt đầu
sản xuất, được tính trên cơ sở xác định mức chi phí hiện hành, và chỉ tính cho
một đơn vị sản phẩm, được xem là căn cứ để kiểm soát việc thực hiện các yếu
tố vật chất phát sinh trong quá trình sản xuất.
Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất thực
tế phát sinh tập hợp trong kỳ cùng với sản lượng sản xuất thực tế sản xuất
trong kỳ. Giá thành thực tế được xác định sau khi hoàn thành sản xuất trong
kỳ tính giá thành.
* Phân loại giá thành theo nội dung tính toán
Giá thành sản xuất hay còn gọi là giá thành phân xưởng: Là toàn bộ chi
phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành, là
căn cứ để tính giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kỳ.
Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất cộng với chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, hay là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan
đến khối lượng sản phẩm hoàn thành đến khi tiêu thụ hết sản phẩm và là căn
cứ để tính lãi trước thuế.
6
2.1.4.3 Ý nghĩa chỉ tiêu giá thành
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản,
vật tư, tiền vốn, … mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thu lại kết quả đã hoàn thành
nhiều nhất với chi phí thấp nhất, nó là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh
của một doanh nghiệp sản xuất.
2.1.5 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với
nhau vì chúng là những biểu hiện bằng tiền của chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho
hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản
phẩm đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí sản xuất có ảnh hưởng
trực tiếp đến giá thành sản phẩm, vì vậy quản lý giá thành gắn liền với quản lý
chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ đã phát sinh chi phí sản xuất,
bao gồm chi phí sản xuất sản phẩm đã hoàn thành, sản phẩm hỏng, sản phẩm
dỡ dang cuối kỳ. Còn giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng sản phẩm đã
hoàn thành, không liên quan đến chi phí sản phẩm hỏng và sản phẩm dỡ dang
cuối kỳ, nhưng lại có liên quan đến sản phẩm dỡ dang của kỳ trước chuyển
sang.
Thể hiện qua công thức sau
Tổng giá thành
xuất
sản phẩm
cuối kỳ
Chi phí sản xuất
dỡ dang đầu kỳ
Chi phí sản
xuất trong kỳ
Chi phí sản
dỡ dang
Khi chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ bằng với chi phí sản xuất dỡ dang
cuối kỳ hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dỡ dang thì tổng giá
thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
2.1.6 Ý nghĩa công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Hạch toán chi phí sản xuất là một hình thức quản lý kinh tế có kế hoạch
của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định được giá thành sản phẩm, đánh
giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu thu được phải bù
đắp được chi phí đã bỏ ra trên cơ sở tiết kiệm và đảm bảo có lãi. Tạo điều kiện
cho việc tái sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ
hiện đại, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của thị trường và nâng cao phúc lợi
cho người lao động.
7
2.1.7 Nhiệm vụ kế toán giá thành sản phẩm
Để đáp ứng được những yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm, kế toán cần phải thực hiện những yêu cầu sau:
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành sản phẩm.
Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí thực tế phát sinh
trong kỳ, tổ chức kế toán tập hợp chi phí theo đúng đối tượng đã xác định và
phương pháp kế toán thích hợp.
Xác định chính xác chi phí sản phẩm dỡ dang cuối kỳ.
Thực hiện tính giá thành kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giá
thành và phương pháp tính giá thành phù hợp.
Phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí, tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành sản phẩm, đề xuất cho lãnh đạo để có quyết định thích hợp
cho tình hình hiện tại cũng như về lâu dài đối với sự phát triển của doanh
nghiệp.
2.1.8 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành
2.1.8.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất, đặc điểm của
sản phẩm và yêu cầu của việc tính giá thành mà đối tượng tập hợp chi phí có
thể là nơi phát sinh chi phí như: xưởng, tổ, đội, giai đoạn công nghệ, hạng mục
công trình, …hay đối tượng chịu chi phí như: loại, nhóm, chi tiết sản phẩm,
đơn đặt hàng, …
Vậy, xác định đối tượng chịu chi phí sản xuất là việc xác định phạm vi,
giới hạn chi phí cần được tập hợp, định hướng cho toàn bộ công tác tập hợp
chi phí, từ đó tổ chức bộ máy kế toán, phân công phân nhiệm phù hợp.
2.1.8.2 Phương pháp tập hợp chi phí
Tập hợp chi phí là giai đoạn đầu của quy trình kế toán giá thành sản
phẩm. Phương pháp tập hợp chi phí là xác định chi phí cho từng đối tượng tập
hợp theo chi phí cụ thể.
Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng
kế toán thì được tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí như: chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí,
nhưng không thể tập hợp riêng cho từng đối tượng, hoặc phải tập hợp chung
theo nhóm thì phải chọn tiêu thức là phân bổ các chi phí cho phù hợp.
8
2.1.8.3 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh
nghiệp sản xuất ra cần được định lượng tổng chi phí và chi phí đã kết tinh
trong một đơn vị sản phẩm.
Tùy theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất mà giá thành có thể là:
chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, thành phẩm, hạng mục công trình, …
Với mô hình và quy trình sản xuất đơn giản thì đối tượng tính giá thành
là sản phẩm cuối cùng.
Với mô hình và quy trình sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành
là bán chế phẩm ở từng bước chế tạo hay ở bước chế tạo cuối cùng.
Nếu đặc điểm sản xuất cùng một quy trình, cùng loại vật liệu nhưng sản
xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau thì đối tượng sản phẩm có thể quy về
một sản phẩm gốc để sau đó tính ra giá thành cho từng loại sản phẩm khác.
2.1.8.4 Phương pháp tính giá thành
- Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp).
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp tỷ lệ
- Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- Phương pháp phân bước
- Phương pháp liên hợp
2.1.8.5 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá
thành
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống
nhau về bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí
sản xuất và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí, giá
thành sản phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, việc xác định hợp lý đối
tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành.
2.1.8.6 Kỳ tính giá thành
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất hay chu kỳ sản xuất để xác định kỳ
tính giá thành.
Nếu sản xuất nhiều mặt hàng, kế hoạch sản xuất ổn định, chu kỳ sản xuất
ngắn, liên tục có sản phẩm nhập kho thì chu kỳ tính giá thành theo tháng.
Nếu sản xuất theo đơn vị sản phẩm hay hàng loạt, chu kỳ sản xuất dài,
sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành là
thời điểm hay đơn đặt hàng hoàn thành.
2.1.9 Kế toán giá thành
2.1.9.1 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
nhiên liệu, … được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
9
Chứng từ kế toán:
- Yêu cầu xuất kho (nhu cầu sử dụng)
- Phiếu xuất kho
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu.
- Hóa đơn mua NVL
- Phiếu thanh toán (trực tiếp vào chi phí)
- Các chứng từ khác, …
Tài khoản sử dụng: 621
Kết cấu tài khoản
- Bên nợ: Tập hợp giá trị thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất
sản phẩm trong kỳ.
- Bên có: + Giá trị NVL xuất sử dụng không hết nhập lại kho.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Tài khoản không có số dư.
TK 621
TK 111,112,331,141
NVL mua về sử dụng ngay không qua
nhập kho, hạch toán trực tiếp vào chi phí
Kết chuyển chi phí
TK 133
nếu có
TK 152
TK 152
xuất kho NVL phục vụ sản xuất
NVL sử dụng
không hết nhập lại
kho
TK 335
Trích trước chi phí NVL
Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
10
2.1.9.2 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm: tiền lương, các khoản trích theo lương,
…
Chứng từ kế toán:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng chấm công làm thêm giờ.
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
- Bảng tổng hợp khối lượng sản phẩm hoàn thành, …
Tài khoản sử dụng: 622
Kết cấu tài khoản:
- Bên nợ: Tập hợp CPNCTT phát sinh .
- Bên có: Kết chuyển CPNCTT.
- Tài khoản không có số dư.
TK 334
TK 622
Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả
Kết chuyển chi phí
công nhân viên trực tiếp SXKD
TK 338
Các khoản trích về BHXH, BHYT
BHTN, KPCĐ
TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ phép
của công nhân viên trực tiếp SXKD
Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.9.3 Tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở các
xưởng, đội sản xuất, cuối kỳ được kết chuyển toàn bộ để tính giá thành.
11
Chứng từ kế toán
- Yêu cầu xuất kho (nhu cầu sử dụng), Phiếu xuất kho
- Bảng phân bổ NVL, CCDC.
- Hóa đơn phản ảnh các dịch vụ mua ngoài.
- Bảng thanh toán lương.
- Bảng tính và trích khấu hao TSCĐ.
- Các chứng từ khác …
Tài khoản sử dụng: 627
Kết cấu tài khoản:
- Bên nợ: Tập hợp CPSXC phát sinh trong kỳ.
- Bên có: + Các khoản giảm CPSXC.
+ Kết chuyển CPSXC.
- Tài khoản không có số dư.
TK 152, 153
TK 627
Xuất kho NVL, CCDC
Kết chuyển chi phí
TK 334, 338
Tiền lương, tiền công phải trả cho
nhân viên quản lý và các khoản trích
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
TK 152, 153
NVL, CCDC xuất dùng
không hết nhập lại kho
TK 214
Chi phí khấu hao tài sản
cố định dùng cho sản xuất
TK 142, 242, 335
Các chi phí phân bổ dần
và chi phí trích trước
TK 111,112,331,141
Các chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền khác
TK 632
CPSXC không được tí nh
vào giá thành sản phẩm mà
tí nh vào giá vố n hàng bán
(do vượt đị nh mức)
TK 133
nếu có
Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
12
2.1.9.4 Kết chuyển chi phí sản xuất
Tổng hợp chi phí sản xuất toàn DN là giai đoạn quan trọng để tính giá
thành sản phẩm, dịch vụ, …Các chi phí đã được tập hợp theo khoản mục chi
phí, cuối kỳ kết chuyển toàn bộ vào tài khoản tổng hợp CP để tính giá thành.
Chứng từ kế toán: Các chứng từ kết chuyển phản ánh kết chuyển
CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.
Tài khoản sử dụng: 154 chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang.
Kết cấu tài khoản: theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Bên nợ: Tập hợp CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, …
- Bên có: + Giá trị phế liệu thu hồi.
+ Các khoản xử lý sản phẩm hỏng không tính váo giá thành.
- Số dư nợ: phản ánh giá trị sản phẩm dỡ dang cuối kỳ.
TK 154
TK 621
TK 155, 157
SDĐK:
nhập kho thành phẩm
kết chuyển CPNVLTT
hoặc gởi bán thành phẩm
TK 622
kết chuyển CPNCTT
TK 627
TK 632
kết chuyển SXC
kết chuyển CPSXC vượt đị nh mức vào CP giá vố n
SDCK:
Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán kết chuyển chi phí
2.1.9.5 Kế toán tính giá thành
Tùy từng loại hình doanh nghiệp để xác định phương pháp tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công nghệ
có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều và
chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ, liên tục, đối tượng tính giá thành tương đối phù
hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng
tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo, như tính giá thành điện, nước, bánh
kẹo,…(các sản phẩm công nghiệp).
13
Ta có công thức:
Z = Dđk + C - Dck
Zđv = Z/Q
Trong đó: Z: tổng giá thành.
Zđv: giá thành đơn vị.
Dck: Giá trị sản phẩm dỡ dang cuối kỳ
Dđk: Giá trị sản phẩm dỡ dang đầu kỳ.
Q: Sản lượng hoàn thành.
C: Chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được lấy từ Nhà máy theo phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
gồm:
- Bảng tổng hợp chi phí 3 năm từ năm 2010-2012.
- Bảng tổng hợp chi phí 6 tháng đầu năm từ năm 2010-2013.
- Bảng tổng hợp chi phí quý I năm 2013.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Dùng phương pháp phân tích và phương pháp so sánh trong nghiên cứu
đề tài.
* Phương pháp so sánh số tuyệt đối:
Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết
quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh
tế. Phương pháp này được dùng để phân tích biến động giá thành.
∆F = F1 – F0
Trong đó:
∆F: Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ phân tích
F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích.
F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc.
* Phương pháp so sánh số tương đối:
Là phương pháp so sánh sử dụng tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích
so với kỳ gốc, để phản ánh mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch
tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc.
%∆F = (F1/F0 x 100) – 100
Trong đó:
%∆F: Tỷ lệ chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc
F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc
14
2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một
trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ
tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
Phương pháp này được dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá
thành.
Bước 1: xác định công thức
Ta có:
ZSP = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC
Gọi a: Là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
b: Là chi phí nhân công trực tiếp
c: Là chi phí sản xuất chung
Z1: Là giá thành kỳ phân tích
Z0: Là giá thành kỳ gốc
Z = Z1 – Z0
Bước 2: Xác định đối tượng phân tích
Kỳ phân tích: Z1 = a1 + b1 + c1
Kỳ gốc
: Z0 = a1 + b0 + c0
Z = Z1 – Z0
Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc
Thay thế lần 1: a1 + b0 + c0
Thay thế lần 2: a1 + b1 + c0
Thay thế lần 3: a1 + b1 + c1
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Ảnh hưởng của nhân tố a:
a = (a1 + b0 + c0) – (a0 + b0 + c0)
Ảnh hưởng của nhân tố b:
b = ( a1 + b1 + c0) – (a1 + b 0 + c0)
Ảnh hưởng của nhân tố c:
c = ( a1 + b1 + c1) – ( a1 + b1 + c0)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Z = a + b + c
15
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY
Chấp hành sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện
1.000.000 tấn đường trong năm 2000 và được sự chấp nhận của Ủy ban nhân
dân tỉnh Cần Thơ, Sở công nghiệp tỉnh cùng Ủy ban nhân dân huyện Phụng
Hiệp, Sở công nghiệp huyện đã khảo sát và xét thấy trại chăn nuôi của Huyện
Phụng Hiệp là có đủ điều kiện và thích hợp để đề xuất với Ủy ban nhân dân
tỉnh xây dựng Nhà máy.
Thực hiện theo quyết định số 1086/QĐ.UBT.95 ngày 09 tháng 05 năm
1995 của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ, về việc bổ nhiệm điều hành
dự án và thành lập Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Đường
Phụng Hiệp.
Ngày 23 tháng 5 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số
301/TTg, về việc Đầu tư xây dựng Nhà Máy Đường Phụng Hiệp. Khi có quyết
định phê duyệt dự án, Ban quản lý dự án tiến hành nhận thầu bàn giao mặt
bằng, xác định tổng chi phí bồi hoàn và ký hợp đồng giao nhận thầu.
Ngày 5 tháng 8 năm 1995 lễ khởi công xây dựng Nhà Máy Đường Phụng
Hiệp được tiến hành. Thiết bị dây chuyền công nghệ Nhà máy do hãng ISGEC
EXPORTS LIMIEL của nước Cộng Hòa Nhân Dân Ấn Độ cung cấp, có công
suất thiết kế 1.250 tấn mía/ngày.
Cuối năm 1998 sau khi hoàn thành công tác xây dựng và lắp đặt, đến
ngày 04 tháng 03 năm 1999 tổ chức chạy thử nghiệm thu và cùng với sự hỗ trợ
của cán bộ và công nhân kỹ thuật của Công Ty Tư Vấn Mía Đường II tiếp
nhận bàn giao dây chuyền sản xuất từ phía Ấn Độ.
Ngày 13 tháng 03 năm 1999, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đã có quyết định
thành lập Nhà Máy Đường Phụng Hiệp là đơn vị sản xuất trực thuộc Công Ty
Cổ Phần Mía Đường Cần Thơ.
- Tên hợp pháp của Nhà máy: Nhà Máy Đường Phụng Hiệp
- Tên giao dịch đối ngoại viết tắt chung toàn Công ty: CASUCO
- Tổng vốn đầu tư ban đầu Nhà máy: 177.000.000.000 đồng.
- Trụ sở đặt tại: số 10 đường 1/5, Khu vực 5, Phường Hiệp Thành, Thị xã Ngã
Bảy, Tỉnh Hậu Giang.
- Điện thoại/Fax: 0711 3867359
- Công suất thiết kế: 1.250 tấn mía/ngày và hiện nay là 3.000 tấn mía/ngày.
Hiện nay, Nhà Máy Đường Phụng Hiệp là đơn vị có qui mô sản xuất
lớn đứng thứ hai tỉnh Hậu Giang, sau Xí Nghiệp Đường Vị Thanh cũng là đơn
vị trực thuộc Công Ty Cổ Phần Mía Đường Cần Thơ.
16
3.2 CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
3.2.1 Chức năng
Sản xuất đường cát trắng, đường thô, cung cấp sản phẩm đường và các
sản phẩm phụ của ngành mía đường (rỉ đường, bã mía, bã bùn, …. ).
3.2.2 Lĩnh vực hoạt động
- Hoạt động thu mua mía nguyên liệu phục vụ chính cho sản xuất.
- Điều hành sản xuất chế biến đường từ mía.
- Cung cấp sản phẩm đường và các sản phẩm phụ của ngành đường.
3.3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY
3.3.1 Sơ đồ tổ chức
17
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
NGUYÊN LIỆU
NỘI CHÍNH
PHÒNG
NÔNG
VỤ
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG
KT
NC & PT
TỔ
BÁN
HÀNG
PHÒNG
HÓA
NGHIỆM
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
VẬT TƯ
ĐỘI
BẢO
VỆ
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Nhà máy đường Phụng Hiệp
18
XƯỞNG
ĐƯỜNG
ĐỘI
MÔI
TRƯỜNG
CÂY XANH
XƯỞNG
CƠ ĐIỆN
3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn các chức danh
Giám đốc
Là người chịu trách nhiệm về tổ chức và điều hành sản xuất. Xây dựng
kế hoạch sản xuất, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ về tài chính theo đúng
qui định và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất các kết quả hoạt động sản xuất, các
báo cáo tài chính có liên quan về Công ty chủ quản.
Phó giám đốc nguyên liệu - nội chính
Là người điều hành các phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp việc cho giám
đốc trong việc tổ chức điều hành sản xuất. Chịu trách nhiệm về tổ chức và
điều hành các phòng ban thực hiện đúng chế độ qui định của Nhà nước, Công
ty chủ quản, Nhà máy và quan trọng là tổ chức điều hành bộ phận thu mua
cung cấp mía - nguyên liệu chính đảm bảo phục vụ đầy đủ trong suốt thời gian
sản xuất.
Phó giám đốc sản xuất
Là người tổ chức, điều hành các xưởng, đội trong quá trình sản xuất sản
phẩm; lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch bảo trì thiết bị
đảm bảo sản xuất an toàn và hiệu quả.
Phòng Tổ chức hành chánh
Tổ chức thực hiện công tác nhân sự; bố trí, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công nhân viên; quan tâm tìm hiểu, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên
Nhà máy. Chăm lo phần ăn giữa giờ cho công nhân lao động và thực hiện chế
độ bồi dưỡng độc hại theo đúng qui định. Cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao
động, kiểm tra nhắc nhở thường xuyên việc thực hiện qui định về bảo hộ lao
động đảm bảo an toàn trong sản xuất và trong tu bổ sửa chữa thiết bị.
Phòng Tài chính kế toán
Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán, báo cáo
tài chính theo đúng qui định của pháp luật và của Công ty chủ quản. Phản ánh
ghi chép, hạch toán kịp thời đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong quá trình sản xuất của Nhà máy. Cùng với các phòng nghiệp vụ lập kế
hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa, kế hoạch tiền lương, … thường xuyên
phân tích, báo cáo kịp thời nhằm đánh giá đúng đắn tình hình chi phí phát
sinh, tham mưu cho Ban giám đốc để đưa ra các biện pháp thích hợp đảm bảo
kết quả sản xuất của Nhà máy.
Phòng Kỹ thuật nghiên cứu và phát triển
Tham mưu đề xuất Ban giám đốc và phối hợp với các bộ phận có liên
quan để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật công nghệ sản xuất, quản lý sản
xuất, cải tiến thiết bị, công nghệ sản xuất, quản lý toàn bộ hệ thống mạng –
máy tính của toàn Nhà máy và hoạch định đầu tư phát triển.
19
Phòng Kế hoạch vật tư
Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp
nguyên vật liệu phụ, các vật tư thiết bị phụ tùng thay thế đảm bảo cung cấp
đầy đủ kịp thời cho sản xuất với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt, lập các kế hoạch sản
xuất cho các phòng, xưởng, đội, … báo cáo việc thực hiện kịp thời tham mưu
cho Ban giám đốc nhằm có kế hoạch điều hành sản xuất.
Phòng Hóa nghiệm
Chịu trách nhiệm kiểm tra phân tích các chỉ tiêu thông số kỹ thuật trong
dây chuyền sản xuất chính xác và kịp thời, đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt
động hiệu quả nhất, thành phẩm sản xuất ra đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn
thực phẩm theo qui định Nhà nước, đúng theo các chỉ tiêu đã đăng ký với các
Cơ quan chức năng của Nhà nước và đã công bố với người tiêu dùng.
Phòng Nông vụ
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch đầu tư vùng mía nguyên liệu, tìm kiếm
mở rộng vùng mía nguyên liệu, thu mua và cung cấp mía nguyên liệu đảm bảo
phục vụ đúng theo kế hoạch sản xuất.
Xưởng đường
Tổ chức nhân lực, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu,
điều hành sản xuất theo đúng kế hoạch đã duyệt, quản lý vận hành tốt thiết bị
sản xuất, thông số kỹ thuật đảm bảo phục vụ sản xuất đúng tiến độ tạo sản
phẩm đạt yêu cầu.
Xưởng Cơ điện
Phần điện: quản lý toàn bộ hệ thống điện của Nhà máy, kiểm tra định kỳ
hệ thống điện đảm bảo sản xuất được liên tục.
Phần cơ khí: gia công, tu bổ bảo trì, sửa chữa thiết bị kịp thời phục vụ
sản xuất.
Đội Bảo vệ
Chịu trách nhiệm tuần tra, canh gác, bảo vệ tài sản của Nhà máy, không
để xảy ra mất mác. Quản lý, bảo trì, vận hành định kỳ hệ thống phòng cháy
chữa cháy, bảo đảm hoạt động tốt khi có sự cố xảy ra, kịp thời bảo vệ tính
mạng con người và tài sản của Nhà máy an toàn.
Đội Môi trường cây xanh
Chăm sóc, nuôi trồng cây cảnh, thu gom phế liệu rác thải, tạo cảnh quang
xanh sạch đẹp cho Nhà máy. Quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước
thải của Nhà máy, đảm bảo đạt tiêu chuẩn qui định.
Tổ Bán hàng
Tìm kiếm khách hàng và bán hàng theo các chính sách bán hàng đã qui
định. Phối hợp với các Bộ phận liên quan chăm sóc tốt cho khách hàng của
20
Nhà máy. Tham gia hoạt động quan hệ công chúng liên quan đến công tác bán
hàng để quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu
CASUCO.
3.4 TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY
3.4.1 Đặc điểm sản xuất
Nhà máy hoạt động sản xuất liên tục trong vụ thu hoạch mía, thường là 9
tháng (bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 5 năm sau).
Thời gian hoạt động 24 giờ/1 ngày, hàng tháng có thể dừng định kỳ từ 1
đến 2 ngày để tu bổ bảo trì máy móc thiết bị đảm bảo dây chuyền hoạt động
ổn định.
Trong 3 tháng còn lại khi hết vụ mía, Nhà máy tiến hành tu bổ sửa chữa
lớn dây chuyền thiết bị để chuẩn bị tốt cho vụ sản xuất mới.
Nhà máy sản xuất các loại đường như: Đường trắng A1, A2, B, đường
vàng, đường cội, đường thô, … theo dây chuyền công nghệ có chu kỳ sản xuất
ngắn, thành phẩm nhập kho liên tục, rất ít sản phẩm dỡ dang hoặc không có
sản phẩm dỡ dang trong kỳ xác định giá thành.
3.4.2 Qui trình sản xuất
Nguyên liệu chính (mía cây), từ lúc đưa mía cây vào sản xuất đến khi ra
thành phẩm, đóng gói nhập kho, bao gồm những công đoạn sau:
21
MÍA CÂY
LƯU KHO
CÂN XÁC ĐỊNH TRỌNG LƯỢNG
ĐÓNG GÓI
HỆ THỐNG XỬ LÝ MÍA
SÀNG SẤY
HỆ THỐNG ÉP MÍA
LI TÂM TÁCH MẬT
CÂN NƯỚC MÍA HỖN HỢP
NẤU ĐƯỜNG 3 HỆ
A, B, C
GIA VÔI SƠ BỘ
XÔNG SO2 LẦN 2
GIA NHIỆT LẦN 1
BỐC HƠI
GIA VÔI CHÍNH
và XÔNG SO2 LẦN 1
GIA NHIỆT LẦN 3
GIA NHIỆT LẦN 2
NƯỚC MÍA TRONG
LẮNG LỌC
Hình 3.2: Qui trình sản xuất đường từ mía cây
22
3.5 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
3.5.1 Sơ đồ tổ chức
TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
THANH TOÁN
KẾ TOÁN
VẬT TƯ
KẾ TOÁN
THÀNH PHẨM
NỢ TẠM ỨNG
CÔNG CỤ DỤNG CỤ
CÔNG NỢ PHẢI
THU
THUẾ
CÔNG NỢ PHẢI TRẢ
THỦ QUỸ
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức Phòng Tài chính Kế toán
3.5.2 Nhiệm vụ quyền hạn các chức danh
Trưởng phòng
Thực hiện chức năng Kế toán trưởng, chịu trách nhiệm quản lý tài chính kế toán đúng theo luật định. Lập các kế hoạch liên quan đến tài chính và chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính của Nhà máy trước Ban lãnh đạo và
pháp luật. Lập các báo cáo tài chính định kỳ theo đúng qui định.
Phó trưởng phòng
Hướng dẫn các phần hành kế toán chi tiết hạch toán theo đúng chuẩn
mực kế toán, kiểm tra các chi phí phát sinh trong kỳ đảm bảo ghi nhận đúng
vào các khoản mục chi phí theo qui định.
Kiểm tra sự cân đối các số liệu kế toán, tập hợp chi phí tính giá thành sản
xuất. Theo dõi hạch toán phần TSCĐ và lập báo cáo quyết toán tài chính đúng
qui định.
Kế toán thanh toán – Nợ tạm ứng – Thuế
Tiếp nhận các hồ sơ thanh toán, hướng dẫn và kiểm tra đảm bảo đầy đủ
và đúng theo qui định của Ban lãnh đạo và Nhà nước. Lập phiếu thu – chi và
theo dõi tồn quỹ tiền mặt; theo dõi ghi nhận báo nợ - báo có và đối chiếu tiền
23
gửi ngân hàng. Lập báo cáo thuế đầu vào và đầu ra theo đúng qui định, kiểm
tra và theo dõi công nợ tạm ứng của CBCVN.
Kế toán vật tư – Công cụ dụng cụ – Công nợ phải trả
Tham gia nghiệm thu hàng hóa nhập kho, kiểm tra hồ sơ và lập phiếu
nhập – xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đảm bảo chính xác, đúng
theo qui định. Lập báo cáo nhập – xuất – tồn kho có đối chiếu với thủ kho theo
qui định. Kiểm tra, theo dõi công nợ phải trả.
Kế toán thành phẩm – Công nợ phải thu
Theo dõi đối chiếu nhập – xuất – tồn kho đường thành phẩm, lập báo cáo
nhập – xuất – tồn kho theo qui định và theo dõi công nợ phải thu.
Thủ quỹ
Thực hiện thu – chi tiền mặt theo đúng qui định. Theo dõi thu – chi – tồn
quỹ tiền mặt đảm bảo đúng qui định, hàng ngày đối chiếu tồn quỹ với kế toán
thanh toán. Chịu trách nhiệm khi bị thất thoát hoặc tiền không lưu hành được
và tuyệt đối giữ bí mật quỹ hiện có.
3.5.3 Phương pháp kế toán
Đối với NVLTT phát sinh trong kỳ được kế toán theo dõi và tổng hợp
từng tháng trong quý tính giá thành, đến cuối quý kế toán tiến hành tổng hợp
chi phí nguyên vật liệu phát sinh chuẩn bị kết chuyển vào tài khoản tính giá
thành.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp được kế toán theo dõi hàng tháng và
đến cuối quý sẽ tiến hành tổng hợp chi phí tiền lương phát sinh trong quý chờ
kết chuyển vào tài khoản xác định giá thành.
Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ được kế
toán theo dõi trên sổ kế toán. Đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành tập hợp chi phí
và phân bổ chi phí NVLTT, chi phi nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung phát sinh trong kỳ
Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ.
Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền
và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo đường thẳng dựa
trên thời gian hữu dụng ước tính.
Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
Năm tài chính từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng
năm.
Đơn vị tiền tệ trình bày trên báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (VND).
Chế độ kế toán áp dụng theo Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam và
theo quyết định của Bộ Tài chính số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm
2006, về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
24
3.5.4 Đối tượng, kỳ tính giá và phương pháp tính giá thành
* Đối tượng tính giá thành
Dựa vào đặc điểm và chủng loại của sản phẩm là đường cát trắng có
nhiều loại, hạng khác nhau, Nhà máy đường Phụng Hiệp chọn đối tượng tính
giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.
* Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đường Phụng Hiệp là tính theo
quí.
* Phương pháp tính giá thành
Do đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất mía đường, chỉ sử dụng một
loại nguyên vật liệu đầu vào là mía nhưng sản phẩm đầu ra là đường thành
phẩm có nhiều loại khác nhau, nên Nhà máy đường Phụng Hiệp sử dụng
phương pháp hệ số để tính giá thành sản phẩm. Sản phẩm hoàn thành nhập
kho được qui về sản phẩm chuẩn (đường trắng A1 nhỏ) để xác định giá thành
sản phẩm.
Bảng 3.1: Hệ số qui đổi sản phẩm đường
Loại đường
Đường trắng A1 to
Đường trắng A1 nhỏ
Đường trắng A2 to
Đường trắng A2 nhỏ
Đường trắng B to
Đường trắng B nhỏ
Đường trắng vàng to + cội
Đường trắng vàng nhỏ + mịn
Đường thô + đường C
Hệ số qui đổi
102,56
100
101,03
98,46
99,49
96,92
97,95
95,38
90,26
(Nguồn số liệu từ Phòng Tài chính –Kế toán)
3.5.5 Trình tự ghi sổ kế toán
Hệ thống kế toán thực hiện theo quyết định Bộ Tài chính số 15/2006/QĐBTC ngày 20 tháng 3 năm 2006, về việc ban hành chế độ kế toán doanh
nghiệp.
Hằng ngày, các kế toán chi tiết căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm
tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Cuối tháng căn cứ
vào các chứng từ gốc lập bảng chứng từ ghi sổ và chuyển cho kế toán trưởng
ký, sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
và ghi vào sổ cái. Cuối tháng khóa sổ tìm ra số tiền, các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số phát sinh nợ và tổng
25
số phát sinh có của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân
đối số phát sinh của tài khoản tổng hợp. Nhà máy chỉ lập đến bảng cân đối số
phát sinh không lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán.
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
.
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày.
: Đối chiếu, kiểm tra
.: In sổ, báo cáo cuối kỳ.
Hình 3.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
3.6 CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ
MÁY
3.6.1 Thuận lợi
Nhà máy được chọn xây dựng trên một vị trí rất thuận lợi cả về mặt
đường bộ, đường thủy và về nguồn mía nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất.
Về mặt đường thủy thì thuận lợi cho việc chuyển mía nguyên liệu chính
và xuất chuyển - bán sản phẩm.
Về mặt đường bộ: trên đường quốc lộ 1A, Nhà máy làm đường nội bộ
vào khoảng 800 mét, rất thuận lợi trong việc chuyên chở vật tư phụ tùng thiết
bị, các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất và cho việc vận
chuyển - bán sản phẩm.
26
Về nguồn nguyên liệu chính: Nhà máy được xây dựng nằm rất gần vùng
mía, do đó nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất rất dồi dào.
Ngoài ra, Nhà máy có hệ thống xử lý nước thải được thiết kế qui mô, với
nhiều bể lắng lọc, xử lý nước đạt chuẩn theo qui định.
Năm 2011, Nhà máy đã được Công ty cấp vốn để nâng công suất lên
3.000 tấn mía cây ngày, hiện nay dây chuyền công nghệ sản xuất 3.000 tấn
mía cây ngày hoạt động rất ổn định và đạt công suất tối đa. Đây cũng là điểm
mạnh của Nhà máy, một mặt tận dụng hết nguồn mía nguyên liệu vào đầu vụ,
mặt khác tận dụng được năng suất lao động của công nhân.
3.6.2 Khó khăn
Việc nâng công suất cũng là điểm thuận lợi lớn nhưng đây cũng là điểm
gây khó khăn, Nhà máy khi muốn đầu tư thiết bị công nghệ mới đồng bộ thì
phải cần vốn đầu tư lớn, dẫn đến hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường.
Nhà máy chủ yếu hoạt động theo mùa vụ thu hoạch mía, thời gian ngưng
nghỉ nhiều nên tiêu tốn nhiều chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, chưa khai
thác hết tìm năng máy móc thiết bị dây chuyền.
Giá mía nguyên liệu đầu vào không ổn định, tùy thuộc vào năng suất mía
thu hoạch của người dân. Đồng thời còn bị sự canh tranh mua mía của các Nhà
máy lân cận, đẩy giá mía lên cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm tại Nhà
máy.
Mặt khác, tình hình đường nhập lậu tràn qua nhiều, giá lại rẽ hơn trong
nước, gây nhiều khó khăn cho việc tìm kiếm đầu ra của Nhà máy nói riêng và
đây cũng là vấn đề khó khăn chung của ngành đường trong nước.
3.6.3 Chiến lược và phương hướng phát triển
Tuy rằng có rất nhiều khó khăn nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban
lãnh đạo Nhà máy đường Phụng, đã đưa Nhà máy lên làm ăn rất hiệu quả.
Nhằm giữ vững và phát triển Nhà máy trong thời gian tới, trước xu thế hội
nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, Ban lãnh đạo Nhà máy Đường
Phụng Hiệp đã xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh là phải tiếp tục đầu tư
chiều sâu vào cơ sở hạ tầng hiện có, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Không ngừng quảng bá thương hiệu sản phẩm của Nhà máy với công
chúng, với nhà đầu tư, xứng tầm với vị thế của một Nhà máy trực thuộc Công
ty cổ phần mía Đường Cần Thơ là một trong những Công ty đứng đầu trong
ngành mía đường khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước.
3.7 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CASUCO QUA 3 NĂM (2010-2013)
27
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
đvt: đồng
chênh lệch 2011/2010
Số tuyệt đối
%
601.023.822.454
52.33
(647.592.569) (100.00)
601.671.415.023
52.41
556.686.470.262
58.58
2010
1.148.554.197.652
647.592.569
1.147.906.605.083
950.324.660.797
Năm
2011
1.749.578.020.106
1.749.578.020.106
1.507.011.131.059
2012
1.672.043.867.649
75.461.668
1.671.968.405.981
1.565.755.728.928
Chi phí quản lý DN
197.581.944.286
9.901.124.067
14.377.865.126
12.228.427.259
15.719.303.259
56.421.728.634
242.566.889.047
9.663.897.554
24.382.321.416
24.382.321.416
17.909.993.962
70.073.994.926
106.212.677.053
3.960.494.873
25.863.350.590
25.863.350.590
17.021.787.372
34.661.500.719
LN thuần từ HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
120.964.171.334
8.757.570.514
121.809.227
8.635.761.287
139.864.476.297
9.067.232.498
1.947.440.817
7.119.791.681
32.626.533.245
3.428.112.103
1.755.238.086
1.672.874.017
Phần lãi (lỗ) trong
Cty liên kết, liên doanh
Tổng LNTT
Thuế TNDN hiện hành
Thuế TNDN hoãn lại
LN sau thuế TNDN
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
129.599.932.621
12.812.626.692
27.763.328
116.759.542.601
12.711
146.984.267.978
10.462.834.293
145.783.195
136.375.650.490
13.365
7.259.660.256
41.559.067.518 17.384.335.300
4.186.335.041
(2.349.792.399)
(22.863.193)
118.019.867
37.395.595.670
19.616.107.800
2.755
582.300.489.541
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
LN gộp về BH&CCDV
Thu nhập từ HĐTC
Chi phí tài chính
Trong đó: CP lãi vay
Chi phí bán hàng
44.984.944.761
(237.226.513)
10.004.456.290
12.153.894.157
2.190.690.703
13.652.266.290
863.645.788.006
(5.703.402.681)
1.481.029.174
1.481.029.174
(888.206.590)
(35.412.494.207)
356.04
(59.02)
6.07
6.07
(4.96)
(50.54)
18.900.304.900
15,63 (107.237.943.052)
309.661.984
3.54
(5.639.120.395)
1.825.631.590 1.498.76
(192.202.731)
(1.515.969.606)
(17.55)
(5.446.917.664)
(76.67)
(62.19)
(9.87)
(76.50)
(Nguồn báo cáo KQHĐSXKD hợp nhất tại www.casuco.com.vn)
28
22.77
(2.40)
69.58
99.39
13.94
24,2
chênh lệch 2012/2011
Số tuyệt đối
%
(77.534.152.457)
(4.43)
75.461.668
(77.609.614.125)
(4.44)
58.744.597.869
3.90
7.259.660.256
13,41 (105.425.200.460) (71.73)
(18.34)
(6.276.499.252) (59.99)
425.09
(168.646.388) (115.68)
16,8 (98.980.054.820) (72.58)
56.15
(10.610) (79.39)
Doanh thu năm 2011 tăng 52,33% so với năm 2010 cho thấy tình hình
sản xuất kinh doanh của CASUCO có chiều hướng đi lên. Ta thấy doanh thu
tăng chủ yếu là do sản lượng tăng vì do năm 2011 Nhà máy Đường Phụng
Hiệp đã tiến hành nâng công suất lên 3.000 tấn mía cây/ngày, kết hợp với các
khoản giảm trừ doanh thu như: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại ở năm
2011 không phát sinh, điều này chứng tỏ sản phẩm của CASUCO ngày càng
đạt chất lượng và tạo được uy tín với khách hàng. Đến năm 2012 thì doanh thu
giảm 4,43% nguyên nhân giảm là do đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, số
lượng đường nhập lậu ngày càng tăng là làm cho số lượng sản phẩm bán ra
của Công ty cũng giảm.
Mặt khác các khoản mục chi phí tăng cao đột biến cũng làm ảnh hưởng
đến kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty như: Chi phí tài chính
năm 2011 tăng 69,58% so với năm 2010, chi phí khác tăng
1.498,76%,…Nguyên nhân một phần là do tình hình thị trường có sự biến
động lớn, trong năm 2011 mức lãi vay ngân hàng tăng cao, đã gây khó khăn
cho hoạt động sản xuát kinh doanh của công ty. Đến năm 2012 thì chi phí tài
chính chỉ tăng 6,07% so với năm 2011, còn lại các khoản mục chi phí khác
đều giảm, điều này cho thấy được công ty ngày càng có nhiều biện pháp hữu
hiệu trong việc tiết kiệm chi phí.
Ta thấy tình hình lợi nhuận của công ty có sự tăng giảm không đều qua
các năm cụ thể năm 2011 lợi nhuận tăng 19.616.107.800 đồng so với năm
2010 với tỷ lệ tăng là 16,8%, nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của doanh thu cao
hơn so với tỷ lệ tăng của chi phí. Đến năm 2012 thì lợi nhuận giảm xuống
98.980.054.820 đồng so với năm 2011, với tỷ lệ tăng là 72,58%, nguyên nhân
giảm là do số lượng sản phẩm tiêu thụ ít đi do phải cạnh tranh với nhiều đối
thủ.
Tuy nhiên, trãi qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển với sự cố gắng, nổ
lực nói riêng của toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy Đường Phụng Hiệp
và nói chung của CASUCO, đã giúp cho CASUCO vượt qua được khó khăn
thử thách. Ngày nay, CASUCO đã thực sự tự chủ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình, chuyển hóa nhanh chóng và thực sự hòa nhập vào cơ
chế thị trường.
29
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ
MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP
4.1 XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ
4.1.1 Tập hợp chi phí sản xuất quý I năm 2013
4.1.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT sản xuất đường tại Nhà máy bao gồm: Mía nguyên liệu,
nhiên liệu, năng lượng (dầu DO, củi, xăng dầu các loại,…), hóa chất, bao bì và
kim chỉ.
Mía nguyên liệu một phần được Nhà máy mua trực tiếp từ các đại lý và
đưa thẳng vào sử dụng, phần còn lại được Nhà máy mua nhập kho trước đó và
khi sử dụng thì xuất kho đưa vào dây chuyền sản xuất để sản xuất.
Trong quý I năm 2013 chi phí NVLTT phát sinh bao gồm:
Bảng 4.1: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý I năm 2013
Đvt: Đồng
Stt
Khoản mục
Số tiền
1
Mía nguyên liệu
233.421.719.386
2
Nhiên liệu, năng lượng
495.834.506
a
Dầu DO
198.312.111
b
Củi
0
c
Mỡ, nhớt, xăng các loại
251.336.989
d
Điện mua ngoài
46.185.406
3
Hóa chất các loại
2.886.525.564
4
Vật liệu phụ
2.793.761.711
Tổng
239.597.841.167
Mô tả nghiệp vụ: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng để
sản xuất đường quý I năm 2013, kế toán hạch toán.
Nợ TK 621:
239.597.841.167 đồng
Có TK 1521: 233.421.719.386 đồng
Có TK 1522: 6.176.121.781 đồng
Mô tả nghiệp vụ: Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu thực tế
xuất để sản xuất đường, kế toán hạch toán.
Nợ TK 154:
239.597.841.167 đồng
Có TK 621: 239.597.841.167 đồng
4.1.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất tại Nhà máy bao gồm: Tiền lương
theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm, các khoản phụ cấp ( phụ cấp chức
30
vụ, phụ cấp độc hại, làm thêm giờ,…), các khoản trích theo lương ( BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ) của công nhân sản xuất.
Các khoản trích theo lương tại Nhà máy được thực hiện đúng theo quy
định của Nhà nước. Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ 32,5%
trên tiền lương phải trả cho công nhân viên, trong đó 23% được tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, 9,5% công nhân viên tự đóng bằng cách
khấu trừ vào lương.
Bảng 4.2: Quy định các khoản trích theo lương năm 2013
Khoản mục
Doanh nghiệp
Người lao động
Bảo hiểm xã hội
17%
7%
Bảo hiểm y tế
3%
1,5%
Bảo hiểm thất nghiệp
1%
1%
Kinh phí công đoàn
2%
-
Tổng
23%
9,5%
Trong quý I năm 2013 chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
Bảng 4.3: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp quý I năm 2013
Đvt: Đồng
Stt
Khoản mục
Số tiền
1
Lương
10.085.835.815
2
Các khoản trích theo lương
696.487.132
Tổng
10.782.322.947
Mô tả nghiệp vụ: Tổng hợp chi phí tiền lương phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất quý I/2013.
Nợ TK 622:
10.782.322.947 đồng
Có TK 334: 10.085.835.815 đồng
Có TK 338: 696.487.132 đồng
Mô tả nghiệp vụ: Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực
tiếp, kế toán hạch toán.
Nợ TK 154: 10.782.322.947 đồng
Có TK 622: 10.782.322.947 đồng
4.1.1.3 Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung tại Nhà máy bao gồm các khoản mục chi phí quan
trọng sau: Chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nhân viên quản lý, chi phí
quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ,…
31
Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong quý I năm 2013 bao gồm:
Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí sản xuất chung quý I năm 2013
Stt
1
2
a
b
3
4
Khoản mục
Chi phí sửa chữa thường xuyên
Chi phí nhân viên quản lý
Lương
BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ
Chi phí quản lý chung
Khấu hao TSCĐ
Tổng
Đvt: Đồng
Số tiền
4.398.740.079
4.003.429.940
3.747.756.386
255.673.554
1.843.876.845
14.332.811.442
24.578.858.306
Mô tả nghiệp vụ: Tổng hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong quý
I/2013 là, kế toán hạch toán.
Nợ TK 627:
24.578.858.306 đồng
Có TK 111(sửa chữa): 4.398.740.079 đồng
Có TK 334: 3.747.756.386 đồng
Có TK 338:
255.673.554 đồng
Có TK 111(QL chung): 1.843.876.845 đồng
Có TK 214: 14.332.811.442 đồng
Mô tả nghiệp vụ: Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung, kế
toán hạch toán.
Nợ TK 154: 24.578.858.306 đồng
Có TK 627: 24.578.858.306 đồng
4.1.2 Xác định giá thành sản phẩm
Do Nhà máy sản xuất trong kỳ không có sản phẩm dỡ dang đầu kỳ và sản
phẩm dỡ dang cuối kỳ, nên căn cứ vào chi phí sản xuất phát sinh tổng hợp
trong kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành.
Tổng giá thành của sản phẩm chuẩn nhập kho quý I năm 2013:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 239.597.841.167 đồng
- Chi phí nhân công trực tiếp: 10.782.322.947 đồng
- Chi phí sản xuất chung: 24.578.858.306 đồng
Mô tả nghiệp vụ: Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí để tính giá thành.
Nợ TK 154:
274.959.022.420 đồng
Có TK 621: 239.597.841.167 đồng
Có TK 622: 10.782.322.947 đồng
Có TK 627: 24.578.858.306 đồng
32
Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong quý I/2013 là 19.936.862
kg, được quy đổi về đường trắng A1 nhỏ (sản phẩm chuẩn).
Trong kỳ tính giá thành quý I năm 2013 do dây chuyền công nghệ đang
trong quá trình sản xuất liên tục sản phẩm dỡ dang đầu kỳ (Dđk) và sản phẩm
dỡ dang cuối kỳ (Dck) không có.
Ta có công thức tính giá thành:
Z = Dđk + C – Dck
Do Dđk và Dck bằng 0 nên ta có:
Z=C
Giá thành đơn vị:
Zđv = Z/Q
274.959.022.420
= 13.791,49 đồng/kg
Zđv =
19.936.862
33
Bảng 4.5: Tổng hợp chi phí và xác định giá thành quí I năm 2013
STT
HẠNG MỤC
I
1
2
A
B
C
D
3
4
5
II
1
2
III
1
2
A
B
3
4
Chi phí NVL trực tiếp (621)
Mía nguyên liệu
Nhiên liệu, năng lượng
Dầu DO
Củi
Mỡ, nhớt, xăng các loại
Điện mua ngoài
Hóa chất các loại
Vật liệu phụ
Đường hồi dung
Chi phí nhân công trực tiếp (622)
Lương
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Chi phí sản xuất chung (627)
Chi phí sửa chữa thường xuyên
Chi phí nhân viên quản lý
Lương
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Chi phí quản lý ( chi phí chung)
Khấu hao TSCĐ
Tổng
GIÁ THÀNH
ĐƠN VỊ
12.017,83
11.708,05
24,87
9,95
0
12,61
2,32
144,78
140,13
0
540,82
505,89
34,93
1.232,83
220,63
200,8
187,98
12,82
92,49
718,91
13.791,49
Đvt: đồng/kg
TỔNG
GIÁ THÀNH
239.597.841.167
233.421.719.386
495.834.506
198.312.111
0
251.336.989
46.185.406
2.886.525.564
2.793.761.711
0
10.782.322.947
10.085.835.815
696.487.132
24.578.858.306
4.398.740.079
4.003.429.940
3.747.756.386
255.673.554
1.843.876.845
14.332.811.442
274.959.022.420
Tổng sản lượng đường sản xuất qui về A1 nhỏ: 19.936.862 kg.
Vậy giá của các loại đường như sau:
Zi = Zđv x Hi/100
Trong đó:
Zi: Giá thành đơn vị của sản phẩm i.
Zđv: Giá thành sản phẩm chuẩn đã qui đổi theo hệ số.
Hi: Hệ số qui đổi.
Cụ thể tính cho sản phẩm đường trắng A1 to như sau:
Zđường trắng A1 to = 13.791,49 x 102,56/100 = 14.144,55 đồng/kg
34
Bảng 4.6: Giá thành đơn vị từng loại đường nhập kho
Loại đường
Đường trắng A1 to
Đường trắng A1 nhỏ
Đường trắng A2 to
Đường trắng A2 nhỏ
Đường trắng B to
Đường trắng B nhỏ
Đường trắng vàng to + cội
Đường trắng vàng nhỏ + mịn
Đường thô + đường C
Hệ số qui đổi
102,56
100
101,03
98,46
99,49
96,92
97,95
95,38
90,26
Giá thành (đồng/kg)
14.144,55
13.791,49
13.933,54
13.579,1
13.721,15
13.366,71
13.508,77
13.154,32
12.448,2
4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (20102012)
Bảng 4.7 : Tổng hợp chi phí sản xuất của nhà máy đường Phụng Hiệp qua 3
năm (2010-2012)
Chi phí NVL trực tiếp (621)
- Mía nguyên liệu
Nhiên liệu, năng lượng
Dầu DO
Củi
Mỡ, nhớt, xăng các loại
Điện mua ngoài
Hoá chất các loại
Vật liệu phụ
Đường hồi dung
NĂM 2010
TIỀN (ĐỒNG)
456.655.803.566
445.830.124.589
972.701.511
270.319.364
79.664.624
506.403.725
116.313.798
6.363.461.289
3.489.516.177
0
NĂM 2011
TIỀN (ĐỒNG)
575.854.939.069
550.040.623.903
1.897.005.930
407.337.424
168.849.445
943.975.576
376.843.485
8.123.289.014
5.214.818.880
10.579.201.343
NĂM 2012
TIỀN (ĐỒNG)
684.535.928.937
641.254.521.678
2.453.894.615
717.620.838
113.394.895
1.292.287.619
330.591.263
15.981.615.574
9.844.643.597
15.001.253.473
II
1
2
Chi phí NCTT (622)
Lương
BHXH, BHYT ,KPCĐ
11.872.686.044
10.474.071.147
1.398.614.897
24.681.650.294
22.986.097.827
1.695.552.467
37.742.025.875
35.446.758.553
2.295.267.322
III
Chi phí sản xuất chung (627)
Chi phí sữa chữa thường
xuyên
Chi phí NV quản lý
Lương
BHXH, BHYT, KPCĐ
Chi phí quản lý(chi phí chung)
Khấu hao TSCĐ
31.431.695.158
40.418.632.032
87.132.597.010
8.909.514.904
10.877.638.034
29.957.383.349
4.937.089.949
4.370.242.625
566.847.324
4.714.144.594
12.870.945.712
7.243.453.374
6.524.782.234
718.671.140
7.222.926.556
15.074.614.068
10.789.472.128
9.844.054.777
945.417.351
10.989.859.359
35.395.882.174
499.960.184.768
33.587.740
640.955.221.395
39.767.030
809.410.551.822
54.423.274
STT
HẠNG MỤC
I
1
2
A
B
C
D
3
4
5
1
2
A
B
3
4
TỔNG CHI PHÍ
Số lượng sản phẩm hoàn thành (kg)
35
4.2.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong chi phí NVLTT gồm có nhiều loại chi phí cấu thành như: chi phí
mía nguyên liệu, chi phí nhiên liệu (Dầu DO, dầu nhớt bôi trơn các loại, củi
đốt lò…), chi phí hóa chất, chi phí bao bì.
Bảng 4.8: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPNVLTT
Đvt: đồng/kg
Khoản mục
Mía nguyên
liệu
Nhiên liệu,
năng lượng
Hóa chất các
loại
Vật liệu phụ
Đường hồi
dung
Tổng
Chênh lệch
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010
Số tiền
%
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
1.,273,6
13.831,57
11.782,73
557,97
4,2
-2.048,84
-14,81
28,96
47,7
45,09
18,74
64,71
-2,61
-5,47
189,46
204,27
293,65
14,81
7,82
89,38
43,76
103,89
131,13
180,89
27,24
26,22
49,76
37,95
0
266,03
275,64
266,03
-
9,61
3,61
13.595,91
14.480,7
12.578
884,79
6,51
-1.902,7
-13,14
Ta thấy chi phí NVL qua 3 năm có xu hướng tăng giảm không đều. Năm
2010 tổng chi phí NVLTT của Nhà máy là 13.595, 91 đ/kg đến năm 2011 là
14.480,7 đ/kg tăng 884,79 đ/kg so với năm 2010 tương ứng với mức tăng
6,51%. Mức tăng này không cao nguyên nhân tăng chủ yếu là do giá cả thị
trường tăng. Đến năm 2012 thì chi phí NVL của Nhà máy là 12.578 đ/kg giảm
1.902,7 đ/kg so với năm 2011 về số tương đối giảm 13,14% điều này cho thấy
Nhà máy đã có các giải pháp hữu hiệu trong việc giảm chi phí NVL. Để hiểu
rõ hơn sự tăng giảm này ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục trong chi phí
NVLTT để biết được nguyên nhân.
* Chi phí mía nguyên liệu
Qua bảng số liệu ta thấy chi phí mía nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí nguyên vật liệu, điều này cho thấy được chi phí này có ảnh hưởng
rất lớn đến giá thành, kiểm soát tốt được chi phí này sẽ kiểm soát được giá
thành của sản phẩm.
Nhìn vào bảng số liệu trên thì chi phí mía nguyên liệu qua các kỳ tính giá
thành có sự tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2010 chi phí mía nguyên liệu là
13.273,6 đ/kg đến năm 2011 thì chi phí này là 13.831,57 đ/kg tăng 557,79
đ/kg so với năm 2010 về số tương đối tăng 4,2% nguyên nhân tăng là do giá
cả thị trường tăng, lạm phát tăng dẫn đến giá mía nguyên liệu cũng tăng theo
36
nhưng chỉ tăng nhẹ ở mức 4,2%. Đến năm 2012 thì chi phí mía nguyên liệu là
11.782.73 đ/kg giảm 2.048,84 đ/kg so với năm 2011 tức là giảm 14,81%
nguyên nhân giảm là do tại thời điểm năm 2012 Nhà máy đã nâng công suất
máy và đưa vào sử dụng ở năm 2012 này làm cho số lượng sản phẩm sản xuất
ra nhiều hơn, điều này góp phần làm giảm chi phí NVLTT khi tính trên một
đơn vị sản phẩm.
* Chi phí nhiên liệu, năng lượng
Ta thấy năm 2010 chi phí nhiên liệu, năng lượng là 28,96 đ/kg đến năm
2011 chi phí này là 47,7 đ/kg tăng 18,74 đ/kg về số tương đối tăng 64,71%
đây là một mức tăng cao trong khi đó số lượng sản phẩm sản xuất ra ở năm
2011 so với năm 2010 chỉ tăng có 6.179.290 kg so với năm 2010 còn về giá cả
xăng dầu ở năm 2011 cũng tăng nhưng không cao lắm, nguyên nhân tăng chưa
xác định được Nhà máy cần phải kiểm tra lại để xác định chính xác nguyên
nhân lượng xăng dầu tiêu hao, để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Đến năm 2012 thì chi phí nhiên liệu, năng lượng chỉ còn 45,09 đ/kg giảm 2,61
đ/kg so với năm 2011, về số tương đối giảm 5,47% nguyên nhân giảm là do
năm 2012 Nhà máy đã đưa một số máy móc, thiết bị mới và hiện đại vào phục
vụ cho quá trình sản xuất nên lượng tiêu hao nhiên liệu cũng giảm nhiều so
với khi sử dụng máy củ.
* Chi phí hóa chất
Về chi phí hóa chất năm 2010 là 189,46 đ/kg đến năm 2011 là 204,27
đ/kg tăng 14,81 đ/kg so với năm 2010 về số tương đối tăng 7,82% mức tăng
không cao, đến năm 2012 thì chi phí này là 293,65 đ/kg tăng 89,38 đ/kg tức
tăng khoảng 43,76% nguyên nhân tăng cao như vậy là do năm 2012 số lượng
sản phẩm sản xuất ra nhiều, nên cần nhiều lượng hóa chất sử dụng hơn.
* Chi phí vật liệu phụ
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí vật liệu phụ qua các năm đều tăng.
Năm 2010 chi phí này là 103,89 đ/kg đến năm 2011 là 131,13 đ/kg tăng 27,24
đ/kg so với năm 2010 tương ứng với mức tăng 26,22%, sang năm 2012 thì chi
phí này là 108,89 đ/kg tăng 49,76 đ/kg so với năm 2011 về số tương đối tăng
37,95%. Nguyên nhân chính của việc tăng chi phí vật liệu phụ là do mức tăng
của giá cả thị trường làm cho chi phí bao bì, kim chỉ và các chi phí khác đều
tăng.
* Đường hồi dung
Do năm 2010 không phát sinh chi phí đường hồi dung nên Em sẽ không
so sánh khoản mục này qua các năm.
* Kết luận: Nhìn chung qua việc phân tích biến động qua các năm của
chi phí NVLTT ta thấy các biến động của NVL là rất quan trọng , nó có ảnh
37
hưởng rất lớn đến biến động của giá thành. Do đó, Nhà máy cần phải có sự
quan tâm đúng mức đối với khoản mục chi phí này.
4.2.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 4.9: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục CPNCTT
Đvt: đồng/kg
Chênh lệch
Chênh lệch
Năm Năm
Năm
Khoản mục
2011/2010
2012/2011
2010
2011
2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Lương
311,84 578,02 651,32
266,18
85,36
73,3
12,68
Các khoản trích
41,64 42,64
42,17
1
2,4
-0,47
-1,1
theo lương
Tổng
353,48 620,66
693,49
267,18
75,59
72,83
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2010 tổng chi phí nhân công trực tiếp là
353,48 đ/kg đến năm 2011 chi phí này là 620,66 đ/kg tăng 267,18 đ/kg so với
năm 2010 về số tương đối tăng 72,83%. Đến năm 2012 thì chi phí nhân công
trực tiếp là 693,49 đ/kg tăng 72,83 đ/kg tức tăng 11,73 đ/kg so với năm 2011.
Và để hiểu được nguyên nhân tăng của chi phí NCTT này, ta sẽ đi vào phân
tích các khoản mục chi phí để hiểu rỏ được nguyên nhân.
* Chi phí tiền lương
Năm 2010 chi phí tiền lương là 311,84 đ/kg đến năm 2011 chi phí này là
578,02 đ/kg tăng 266,18 đ/kg so với năm 2010 và về số tương đối tăng
85,36%. Nguyên nhân tăng là do lạm phát tăng, dẫn đến giá cả của nhiều mặt
hàng tiêu dung thiết yếu hằng ngày tăng cao, nên Công ty cũng quyết định
tăng lương cho công nhân, để có thể đáp ứng cũng như đảm bảo được phần
nào cuộc sống cho nhân viên của mình, từ đó họ có động lực để làm việc được
tốt hơn và ngày càng gắn bó với Nhà máy hơn. Đến năm 2012 thì chi phí tiền
lương NCTT là 651,32 đ/kg tăng 73,3 đ/kg so với năm 2011 tức là tăng
12,68% mức tăng không cao nguyên nhân tăng chủ yếu là do thời điểm này
Nhà máy nâng công suất, khối lượng công viêc nhiều nên công nhân phải làm
tăng ca cho kịp tiến độ.
* Chi phí các khoản trích theo lương
Năm 2010 các khoản trích theo lương là 41,64 đ/kg đến năm 2011 các
khoản trích này là 42,64 đ/kg tăng 1 đ/kg về số tương đối tăng 2,4%. Đến năm
2012 thì các khoản trích theo lương là 42,17 đ/kg giảm 0,47 đ/kg về số tương
đối giảm 1,1% nguyên nhân giảm là do trong giai đoạn này công suất máy
được tăng lên, số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều, nên đã làm cho các khoản
38
11,73
trích giảm khi tính trên một đơn vị sản phẩm, từ đây cho thấy Nhà máy đã có
nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc giảm chi phí.
* Nhận xét: Nhìn chung ảnh hưởng của chi phí nhân công trực tiếp lên
giá thành sản phẩm là không đáng kể, tuy nhiên nếu kiểm soát không tốt cũng
sẽ ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm.
4.2.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là loại chi phí gián tiếp gồm nhiều khoản mục
khác nhau, trong đó có biến phí và định phí mà chủ yếu nhất là định phí, khác
với các khoản muc chi phí NVLTT và chi phí NCTT mang tính khả biến có
quan hệ trực tiếp với sản lượng sản phẩm sản xuất ra, khi số lượng sản xuất
càng nhiều thì chi phí càng tăng và ngược lại số lượng sản phẩm sản xuất càng
ít thì chi phí càng giảm. Vì vậy, để phân tích sự ảnh hưởng của các khoản mục
chi phí này ta đi vào phân tích biến động của tổng chi phí phát sinh và biến
động của từng khoản mục chi phí.
Bảng 4.10: Phân tích biến động khoản mục CPSXC theo đơn vị
Đvt: Đồng/kg
Khoản mục
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
265,26
273,53
146,99
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
550,45
8,27
3,12
182,15
198,25
35,16
23,92
16,1
8,84
140,35
181,63
201,93
41,28
29,41
20,3
11,18
Chi phí khấu hao TSCĐ 383,2
379,07
650,38
-4,13
-1,08 271,31
71,57
1.016,39
1.601,02
80,58
8,61
57,52
Chi phí sửa chữa
thường xuyên
Chi phí NV quản lý
Chi phí quản lý
chung
Tổng
935,81
Số tiền
%
276,92 101,24
584,63
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy qua 3 năm chi phí SXC có chiều hướng tăng.
Cụ thể năm 2010 tổng chi phí SXC của Nhà máy là 935,81 đ/kg đến năm 2011
thì chi phí này là 1.016,39 đ/kg tăng 80,58 đ/kg so với năm 2010, tương ứng
với mức tăng là 8,61% nguyên nhân là do trong năm 2011 Nhà máy đã đầu tư
nâng công suất từ 1.250 tấn mía cây/ngày đêm lên tới 3.000 tấn mía cây/ngày
đêm, làm tăng chi phí thuê ngoài dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất chung.
Đến năm 2012 thì chi phí SXC phát sinh ở Nhà máy là 1.601,02 đ/kg tăng
584,63 đ/kg so với năm 2011, về số tương đối tăng 57,52% nguyên nhân tăng
nhiều của khoản mục chi phí SXC này là do chi phí sửa chữa và khấu hao thiết
bị tăng nhiều ở năm 2012, do Nhà máy nâng công suất máy ở cuối năm 2011
đến đầu năm 2012 thì hoàn thành, khối lượng thiết bị sửa chửa, nâng cấp cho
39
đồng bộ với thiết bị mới nhiều, nên làm cho chi phí sửa chữa tăng cao, đến
năm 2012 thì đưa vào sử dụng và tính khấu hao nên chi phí khấu hao tăng.
Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục chi phí để thấy
được ảnh hưởng bởi sự biến động của các nhân tố lên tổng chi phí sản xuất
chung.
* Chi phí sửa chữa thường xuyên
Năm 2010 chi phí sửa chữa thường xuyên là 265,26 đ/kg đến năm 2011
chi phí này là 273,53 đ/kg tăng 8,27 đ/kg so với năm 2011 tức là tăng khoảng
3,12% chi phí này tăng nhẹ, đến năm 2012 thì chi phí sửa chữa thường xuyên
là 550,45 đ/kg tăng 276,92 đ/kg về số tương đối tăng 101,24% tăng đột biến,
do đặc điểm của Nhà máy đường có hệ thống thiết bị sản xuất phức tạp, nhiều
bộ phận cấu thành, hoạt động liên tục trong mùa vụ, do đó chi phí sửa chửa
thường xuyên, bảo trì phát sinh nhiều và nguyên nhân tăng đột biến của khoản
mục chi phí SXC trong giai đoạn này là do Nhà máy thực hiện năng công suất
hoạt động để mở rộng sản xuất , góp phần tăng hiệu quả sản xuất và năng lực
cạnh tranh của Nhà máy.
* Chi phí nhân viên quản lý
Năm 2010 chi phí nhân viên quản lý là 146,99 đ/kg đến năm 2011 chi phí
này là 182,15 đ/kg tăng 35,16 đ/kg so với năm 2010 tức tăng 23,92% nguyên
nhân tăng chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng. Đến năm 2012 thì chi phí
nhân viên quản lý là 198,25 đ/kg tăng 16,1đ/kg so với năm 2011 về số tương
đối tăng 8,84% chi phí có tăng nhưng mức tăng không cao.
* Chi phí quản lý chung
Năm 2010 chi phí quản lý chung của Nhà máy là 140,35 đ/kg đến năm
2011 chi phí này là 181.63 đ/kg tăng 41,28 đ/kg so với năm 2010, tương ứng
với mức tăng 29.41%, qua số liệu phân tích cho thấy, nguyên nhân tăng của
khoản mục chi phí này là do Nhà máy đã chưa có nhiều biện pháp tốt trong
việc tiết kiệm chi phí sản xuất, để góp phần hạ giá thành sản phẩm. Đến năm
2012 thì chi phí quản lý chung là 201,93 đ/kg tăng 20,3 đ/kg so với năm 2011,
về số tương đối tăng 11,18% chi phí có tăng so với năm 2011 nhưng giảm
được rất nhiều so với mức tăng của năm 2011 so với năm 2010, đây là dấu
hiệu tốt đối với Nhà máy trong viêc tiết kiệm chi phí.
* Chi phí khấu hao TSCĐ
Năm 2010 chi phí khấy hao TSCĐ là 383,2 đ/kg đến năm 2011 chi phí
khấu hao là 379,07 đ/kg giảm 4,13 đ/kg, về số tương đối giảm 1,08% cho thấy
tỷ lệ trích khấu hao ổn định, không chênh lệch nhiều so với năm trước. Đến
năm 2012 thì chi phí khấu hao TSCĐ là 650,38 đ/kg tăng 271,31 đ/kg về số
tương đối tăng 71,57% , nguyên nhân của mức tăng này là do Nhà máy nâng
công suất ở cuối năm 2011, đến đầu năm 2012 hoàn thành đưa vào sử dụng và
40
đã trích khấu hao nên chi phí khấu hao mới tăng. Tuy nhiên việc nâng công
suất cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho Nhà máy như: Khối lượng sản phẩm
hoàn thành tăng, nhưng nhân sự không tăng làm giảm được chi phí nhân công,
tăng năng xuất lao động và công suất máy, điều này cũng góp phần giảm giá
thành.
* Kết luận
Nhìn chung qua bảng phân tích chi phí SXC ta thấy hầu hết các khoản
mục chi phí SXC đều tăng, chỉ có chi phí khấu hao TSCĐ ở năm 2011 so với
năm 2010 là giảm với tỷ lệ nhỏ là 1,08%. Sự tăng lên của các khoản mục chi
phí này, một phần là do sự tăng lên của giá cả thị trường, do việc sử dụng các
loại chi phí một cách chưa hợp lý, do công tác quản lý…Đây là những vấn đề
rất quan trọng Nhà máy cần quan tâm và có biện pháp giải quyết kịp thời.
4.2.4 Phân tích biến động giá thành qua 3 năm (2010-2012)
Giá thành sản phẩm là giá trị toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để hoàn thành việc sản xuất hay tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định nào đó.
Hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để từ
đó có thể tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, đối với Nhà máy
cần phải phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm và các khoản mục
chi phí trong giá thành để từ đó đưa ra biện pháp giảm giá thành cho phù hợp.
Sau đây là bảng số liệu tình hình biến động giá thành sản phẩm qua 3 năm
(2010-2012).
Bảng 4.11: Tình hình biến động giá thành qua 3 năm (2010-2012)
Đvt: Đồng/kg
Khoản
mục
CP
NVLTT
CP
NCTT
CP SXC
Tổng
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
%
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
12.578
884,79
6,51
-1.902,7
-13,14
693,49
267,18
75,59
72,83
11,73
80.58
1.232,55
8,61
8,28
584,63
-1.245,24
57,52
-7,76
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
13.595,91
14.480,7
353,48
620,66
935,81
14.885,2
1.016,39 1.601,02
16.117,75 14.872,51
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình giá thành sản phẩm đường tại Nhà
máy Đường Phụng Hiệp qua các năm tăng giảm không đều. Cụ thể, năm 2011
so với năm 2010 giá thành tăng về số tuyệt đối là 1.232,55 đ/kg tức là tăng
8,28% về số tương đối, đến năm 2012 thì giảm 1.245,24 đ/kg so với năm
2011, về số tương đối giảm 7,76%.
41
16.117,75
16500
16000
15500
14.885,2
14.872,51
15000
14500
14000
Hình 4.1: Biểu đồ tình hình giá thành đơn vị sản phẩm qua 3 năm (2010-2012)
Sau khi xem xét tình hình biến động chung của giá thành sản
phẩm ta cần phải phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành gồm: Chi
phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC để tìm ra nguyên nhân tăng giảm của
các khoản mục chi phí này.
- Về chi phí NVL: Ta thấy năm 2010 chi phí này là 13.595,91 đ/kg đến
năm 2011 là 14.480,7 đ/kg tăng 884,79 đ/kg, về số tương đối tăng 6,51% tốc
độ tăng của khoản mục chi phí này là không cao, trong khi đó năm 2011 là
năm Việt Nam xảy ra lạm phát, mà Nhà máy lại giữ được mức tăng chi phí
NVL với mức 6,51% đã là một sự cố gắng lớn của Nhà máy. Đến năm 2012
thì chi phí NVLTT là 12.578 đ/kg giảm 1.902,7 đ/kg so với năm 2011 tức là
giảm 13,14 đ/kg về số tương đối so với năm 2011, mức giảm này khá cao đây
là một dấu hiệu rất đáng mừng, Nhà máy cần tiếp tục phát huy, nguyên nhân
giảm là do giai đoạn năm 2012 Nhà máy đã đưa vào sử dung thiết bị, máy móc
mới nên số lượng sản phẩm sản xuất ra được nhiều và đã làm giảm đi chi phí
NVL khi tính trên một đơn vị sản phẩm.
- Về chi phí NCTT: Ta thấy chi phí NCTT năm 2011 tăng 267,18 đ/kg so
với năm 2010, về số tương đối tăng 75,59% đây là một mức tăng cao nguyên
nhân chủ yếu là do giá cả thị trường giai đoạn năm 2011 này tăng cao, giá các
mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày cũng tăng, nên Công ty quyết định
tăng lương để có thể đảm bảo được phần nào cuộc sống cho nhân viên và đồng
thời cũng tạo nên sự gắn kết giữa Nhà máy với nhân viên của mình. Đến năm
2012 thì chi phí NVLTT tăng 72,83 đ/kg tương ứng với mức tăng 11,73% so
với năm 2011.
- Về chi phí SXC: Năm 2010 chi phí SXC là 935,81 đ/kg đến năm 2011 là
1.016,39 đ/kg tăng 80,58 đ/kg về số tương đối tăng 8,61% nguyên nhân tăng
là do chi phí thuê ngoài tăng, vì giai đoạn cuối năm 2011 Nhà máy nâng công
suất để chuẩn bị đưa vào sử dụng. Đến năm 2012 thì chi phí sản xuất chung là
42
1.601.02 đ/kg tăng 584,63 đ/kg về số tương đối tăng 57,52% đây là một mức
tăng cao, nguyên nhân tăng là do khối lượng thiết bị sửa chữa, năng cấp cho
đồng bộ với thiết bị mới nhiều, làm cho chi phí sửa chữa và chi phí khấu hao
tăng cao, dẫn đến chi phí SXC cũng tăng cao.
4.3 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ 6 THÁNG ĐẦU NĂM (20102013)
Bảng 4.12 : Tổng hợp chi phí sản xuất của Nhà máy đường Phụng Hiệp 6
tháng đầu năm (2010-2013)
STT
HẠNG MỤC
6 T NĂM 2010
TIỀN (ĐỒNG)
6 T NĂM 2011
TIỀN (ĐỒNG)
6 T NĂM 2012
TIỀN (ĐỒNG)
6 T NĂM 2013
TIỀN (ĐỒNG)
3
4
5
Chi phí NVLTT
(621)
226.539.109.397 293.999.465.026 344.392.024.423 239.597.841.167
- Mía nguyên liệu
221.221.572.601 287.985.146.443 319.397.847.308 233.421.719.386
Nhiên liệu, năng lượng
532.774.827
597.106.354
989.983.225
495.834.506
Dầu DO
178.455.227
194.606.429
271.693.496
198.312.111
Củi
36.733.314
33.548.158
9.441.218
0
Mỡ, nhớt, xăng…
226.195.125
311.129.029
605.856.568
251.336.989
Điện mua ngoài
91.391.161
57.822.738
102.991.944
46.185.406
Hoá chất các loại
3.104.185.986
3.236.553.749
5.056.869.502
2.886.525.564
Vật liệu phụ
1.680.575.983
2.180.658.480
3.946.070.915
2.793.761.711
Đường hồi dung
0
0 15.001.253.473.
0
II
1
2
Chi phí NVTT (622)
Lương
BHXH, BHYT ,KPCĐ
I
1
2
a
b
c
d
III
Chi phí SXC (627)
Chi phí sữa chữa
1
thường xuyên
2
Chi phí NV quản lý
a Lương
b BHXH, BHYT, KPCĐ
3
CPQL (chi phí chung)
4
Khấu hao TSCĐ
TỔNG CHI PHÍ
Số lượng sản phẩm
hoàn thành (kg)
4.866.041.242
4.299.701.722
566.339.520
7.520.189.328
6.844.938.947
675.250.381
12.656.948.109
11.746.686.096
910.262.014
10.782.322.947
10.085.835.815
696.487.132
14.080.257.171
17.090.655.414
27.013.600.024
24.578.858.306
4.000.919.013
2.085.446.247
1.868.318.423
217.127.824
2.003.473.929
5.990.417.981
5.456.347.395
3.115.948.572
2.822.488.818
293.459.754
2.416.430.838
6.101.928.609
7.885.117.452
5.240.608.476
4.882.433.426
358.175.050
3.523.028.388
10.364.845.708
4.398.740.079
4.003.429.940
3.747.756.386
255.673.554
1.843.876.845
14.332.811.442
245.485.407.810 318.610.309.768 384.062.572.558 274.959.022.420
16.120.921
43
18.381.894
25.921.983
22.925.658
4.3.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bảng 4.13: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng (2010-2013)
Đvt : đồng/kg
Chênh lệch
Chênh lệch 6/2012 Chênh lệch 6/2013
6/2011 so với
so với 6/2011
so với 6/2012
Khoản mục
6/2010
6/2011
6/2012
6/2013
6/2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Mía nguyên liệu
13.722,64 15.666,78 12.321,51 11.495,5 1.944,14 14,17 -3.345,27 -21,35
-826,01
-6,7
Nhiên liệu
33,05
32,48
38,19
28,32
-0,57
-1,7
5,71
17,58
-9,87
-25,84
Hóa chất các loại
192,56
176,08
195,08
140,32
-16,48
-8,56
19
10,79
-54,76
-28,07
Vật liệu phụ
104,25
118,63
152,23
137,1
14,38
13,79
33,6
28,32
-15,13
-9,9
Đường hồi dung
0
0
578,71
0
578,71
-578,71
Tổng
14.052,49 15.993,97 13.285,72 11.801,23 1.941,48 13,82 -2.708,25 -16,93 -1.484,49 -11,17
44
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí NVLTT 6 tháng đầu năm 2011
so với 6 tháng đầu năm 2010 tăng 13,82%, về số tuyệt đối tăng 1.941,48 đ/kg.
Đến 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 thì thì tổng chi phí
NVL giảm 16,93%, về số tuyệt đối giảm 2.708,25 đ/kg. Sang 6 tháng đầu năm
2013 thì chi phí NVL tiếp tục giảm 1.484,49 đ/kg so với 6 tháng đầu năm
2012 về số tương đối giảm 11,17% đây là dấu hiệu rất đáng mừng đối với Nhà
máy và để hiểu được những nguyên nhân tăng giảm của khoản mục tổng chi
phí NVL này, ta sẽ lần lược đi vào phân tích các khoản mục chi phí để hiểu rõ
hơn.
* Chi phí mía nguyên liệu
Ta thấy 6 tháng đầu năm 2010 chi phí mía nguyên liệu là 13.722,64 đ/kg
đến 6 tháng đầu năm 2011 chi phí này là 15.666,78 đ/kg tăng 1.944,14 đ/kg về
số tương đối tăng 14,17% nguyên nhân tăng của khoản mục chi phí này là do
giá cả thị trường tăng liên tục, do ảnh hưởng của lạm phát nên Nhà máy tăng
giá thu mua nguyên liệu. Đến 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí mía nguyên
liệu là 12.321,51 đ/kg giảm 3.345,27 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011 giảm
khoảng 21,35% về số tương đối, mức giảm này khá lớn, nguyên nhân giảm là
do giai đoạn năm 2012 này Nhà máy đã nâng công suất máy, dây chuyền công
nghệ mới làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra được nhiều hơn, điều này đã
góp phần làm giảm chi phí cũng như giá thành khi tính trên 1 đơn vị sản
phẩm. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí mía nguyên liệu là 11.495,5 đ/kg,
tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, về số tuyệt đối giảm 826,01 đ/kg
và số tương đối giảm 6,7% ta thấy được chi phí mía nguyên liệu giảm qua các
năm, điều này cho thấy được hiệu quả của Nhà máy trong việc tiết kiệm chi
phí mía nguyên liệu, đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí
nguyên vật liệu của Nhà máy.
* Chi phí nhiên liệu, năng lượng
Sáu tháng đầu năm 2010 chi phí nhiên liệu, năng lượng là 30,05 đ/kg đến
năm 2011 là 32,48 đ/kg về số tuyệt đối giảm 0,57 đ/kg và số tương đối giảm
1,7%. Đến 6 tháng đầu năm 2012 chi phí này là 38,19 đ/kg tăng 5,71 đ/kg so
với 6 tháng đầu năm 2011 về số tương đối thì tăng 17,58% nguyên nhân tăng
chủ yếu là do, tại thời điểm này số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều, thời gian
hoạt động của máy móc cũng tăng lên, làm cho lượng xăng dầu và lượng điện
sử dụng cũng nhiều hơn. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí nhiên liệu là
28,32 đ/kg giảm 9,87 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 tức là giảm 25,84%
về số tương đối, nguyên nhân giảm là do số lượng sản phẩm sản xuất ra ít hơn,
số giờ sử dụng máy ít nên tiêu tốn ít nhiên liệu và năng lượng hơn.
45
* Chi phí hóa chất
Chi phí hóa chất 6 tháng đầu năm 2010 là 192.56 đ/kg đến năm 2011 chi
phí này là 167,08 đ/kg giảm 16,48 đ/kg tức giảm 18,56% về số tương đối
nguyên nhân giảm là do Nhà máy đã có biện pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả,
đến 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí hóa chất là195,08 đ/kg tăng 19 đ/kg so
với 6 tháng đầu năm 2011, về số tương đối tăng 10,79% ta thấy chi phí hóa
chất có tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao tương đương với mức tăng của giá cả
thị trường. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí hóa chất là 140,32 đ/kg giảm
54,76 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 về số tương đối giảm 28,07% nguyên
nhân giảm chủ yếu là do số lượng sản phẩm sản xuất ra giảm, làm cho lượng
hóa chất sử dụng cũng giảm.
* Chi phí vật liệu phụ
Từ bảng số liệu ta thấy chi phí vật liệu phụ 6 tháng đầu năm 2011 là
118,63 đ/kg tăng 14,38đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010 và về số tương đối
thì tăng 13,79%, đến 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí này là 152,23 đ/kg tăng
33,6 đ/kg, tương ứng với mức tăng 28,32%, nguyên nhân tăng chủ yếu là do
giá cả thị trường tăng làm cho chi phí vật liệu phụ cũng tăng theo. Đến 6 tháng
đầu năm 2013 thì chi phí vật liệu phụ là 137,1 đ/kg giảm 15,13 đ/kg so với 6
tháng đầu năm 2012 tức là giảm 9,9% về số tương đối nguyên nhân giảm là do
số lượng sản phẩm sản xuất ra giảm.
4.3.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 4.14: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục chi phí
nhân công trực tiếp 6 tháng (2010-2013)
Đvt: Đồng/kg
Chênh lệch
6/2011 so với
6/2010
Số
%
tiền
105,66 39,61
Chênh lệch
6/2012 so với
6/2011
Số
%
tiền
80,77 21,69
Chênh lệch
6/2013 so với
6/2012
Số
%
tiền
46,24 10,2
Khoản
mục
6/2010
6/2011
6/2012
6/2013
Lương
266,72
372,38
453,15
499,39
BHXH,
BHYT,…
35,13
36,73
35,12
48,08
1,6
4,55
-1,61
-4,38
12,96
36,9
Tổng
301,85
409,11
488,27
547,47
107,26
35,53
79,16
16,21
59,2
12,12
Ta thấy 6 tháng đầu năm 2010 chi phí nhân công trực tiếp là 301,85 đ/kg
đến 6 tháng đầu năm 2011 chi phí này là 409,11 đ/kg tăng 107,26 đ/kg so với
6 tháng đầu năm 2010 về số tuyệt đối tăng 35,53%. Đến 6 tháng đầu năm 2012
thì chi phí nhân công trực tiếp là 488,27 đ/kg tăng 79,16 đ/kg so với 6 tháng
đầu năm 2011 tức là tăng khoản 16,21% về số tương đối và đến 6 tháng đầu
năm 2013 thì khoản chi phí này tăng 59,2 đ/kg tức là tăng 12,12% so với 6
46
tháng đầu năm 2012. Và để hiểu được nguyên nhân thì ta sẽ đi và phân tích
các khoản mục chi phí.
* Chi phí tiền lương
Sáu tháng đầu năm 2011 chi phí tiền lương là 372,38 đ/kg tăng 105,66
đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010 về số tương đối tăng 39,61% nguyên nhân
tăng của khoản mục chi phí này là do tình trạng lạm phát làm cho các mặt
hàng thiết yếu tăng, từ đó Công ty đã quyết định tăng lương cho công nhân.
Đến 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí tiền lương là 453,15 đ/kg tăng 80.77
đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011 tương ứng tăng 21,69% nguyên nhân tăng
chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng và giai đoạn này do lượng đường trong
nước bị hút, Nhà máy cần sản xuất nhiều đường nên đã tăng ca cho công nhân,
từ đó làm cho chi phí tiền lương cũng tăng lên. Chi phí tiền lương 6 tháng đầu
năm 2013 là 499,39 đ/kg tăng 46,24 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 tương
ứng với mức tăng 10,2% tỷ lệ tăng không cao chủ yếu là do đơn giá tiền lương
tăng.
* Chi phí các khoản trích theo lương
Sáu tháng đầu năm 2010 các khoản trích là 35,13 đ/kg đến 6 tháng đầu
năm 2011 là 36,73 đ/kg tăng 1,6 đ/kg tương ứng tăng là 4,55% so với 6 tháng
đầu năm 2010. Đến năm 2012 thì các khoản trích là 35,12 đ/kg giảm 1,61 đ/kg
so với 6 tháng đầu năm 2011 và về số tương đối giảm 4,38%, đây là dấu hiệu
tốt từ việc nâng công suất máy, lám cho số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều,
từ đó làm cho các khoản trích theo lương cũng giảm khi tính trên một đơn vị
sản phẩm. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì các khoản trích theo lương là 48,08
đ/kg tăng 12,19 đ/kg tức là tăng 36,9% so với 6 tháng đầu năm 2012 Nhà máy
cần xem xét lại nguyên nhân tăng để có biện pháp giải quyết kịp thời.
4.3.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Bảng 4.15: Phân tích biến động giá thành đơn vị của khoản mục chi phí
sản xuất chung 6 tháng (2010-2013)
Đvt: Đồng/kg
Khoản mục
Cp sửa chữa
thường xuyên
Cp Nhân viên
quản ký
CPQL chung
KH TSCĐ
Tổng
6/2010 6/2011
6/2012
6/2013
CL 6/2011 so
với 6/2010
Số
%
tiền
248,18 296,83
304,19
262,33
48,65
19,6
7,36
2,48
129,36 169,51
202,17
204,08
40,15
31,04
32,66
19,27
124,28 131,46 135,91 130,77 7,18
371,59 331,95 399,85 757,21 -39,64
873,41 929,75 1.042,11 1.354,39 56,34
47
CL 6/2012 so
với 6/2011
Số
%
tiền
5,78
4,45
-10,67 67,9
6,45 112,36
CL 6/2013 so
với 6/2012
Số
%
tiền
-41,86 -13,76
1,91
0,94
3,39
-5,14 -3,78
20,45 357,36 89,37
12,08 312,28 29,97
Ta thấy chi phí SXC của 6 tháng đầu năm qua các năm đều tăng. Cụ thể là
6 tháng đầu năm 2010 chi phí SXC là 873,41 đ/kg đến 6 tháng đầu năm 2011
chi phí này là 929,75 đ/kg tăng 56,34 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010, với
mức tăng tương ứng là 6,45%. Đến 6 tháng đầu năm 2012 chi phí này tăng
112,36 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011, về số tương đối tăng 12,08%. Sáu
tháng đầu năm 2013 thì chi phí SXC là 1.354,39 đ/kg tăng 312,28 đ/kg so với
6 tháng đầu năm 2012, tương ứng với mức tăng 29,97%. Để biết được nguyên
nhân tăng của khoản mục chi phí SXC này ta sẽ đi vào phân tích.
* Chi phí sửa chữa thường xuyên
Sáu tháng đầu năm 2010 chi phí sửa chữa thương xuyên là 248,18 đ/kg
đến 6 tháng đầu năm 2011 thì chi phí này là 296,83 đ/kg tăng 48,65 đ/kg tức là
tăng 19,6% so với 6 tháng đầu năm 2010, nguyên nhân tăng là do giai đoạn
này có một số máy móc, thiết bị bị hư hỏng nên Nhà máy đã tiến hành sửa
chữa, nên đã làm cho khoản chi phí này tăng lên. Đến 6 tháng đầu năm 2012
thì chi phí sửa chữa thường xuyên là 304,19 đ/kg tăng 7,36 đ/kg tương ứng với
mức tăng 2,48% so với 6 tháng đầu năm 2011. Năm 2013 thì chi phí này là
262,33 đ/kg giảm 41,86 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012, về số tương đối
giảm 13,76% lý do giảm là do 6 tháng đầu năm 2013 máy móc hoạt động tốt
nên chi phí sửa chữa không phát sinh nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012.
* Chi phí nhân viên quản lý
Chi phí nhân viên quản lý 6 tháng đầu năm 2011 tăng 40,15 đ/kg so với 6
tháng đầu năm 2010, về số tương đối tăng 31,04%, đến 6 tháng đầu năm 2012
thì chi phí này là 202,17 đ/kg tăng 32,66 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011,
tức là tăng 19,27%, ta thấy chi phí 6 tháng đầu năm ở năm 2011 và năm 2012
đều tăng cao, nguyên nhân tăng chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng, do
Công ty có chính sách tăng lương cho nhân viên. Đến 6 tháng đầu năm 2013
thì chi phí nhân viên quản lý là 204,08 đ/kg tăng 1,91đ/kg sp với 6 tháng đầu
năm 2012 tương ứng với mức tăng 0,94%.
* Chi phí quản lý (chi phí chung)
Chi phí quản lý chung 6 tháng đầu năm 2011 là 124,28 đ/kg đến 6 tháng
đầu năm 2010 là 131,46 đ/kg tăng 7,18 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010, về
số tương đối tăng 5,78%. Đến 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí quản lý chung
tăng 4,45 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011 tương ứng với mức tăng 3,39%
mức tăng không cao. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí quản lý chung là
130,77 đ/kg gaimr 5,14 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012, về số tương dối
giảm 3,78%, đây là dấu hiệu tốt cho thấy Nhà máy đã có nhiều cố gắn trong
việc tiết kiệm chi phí, để góp phần giảm giá thành sản phẩm.
48
* Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí khấu hao TSCĐ 6 tháng đầu năm 2010 là 371,59 đ/kg đến 6
tháng đầu năm 2011 là 331,95 đ/kg giảm 39,64 đ/kg, về số tương đối giảm
10,67%. Sáu tháng đầu năm 2012 chi phí này là 399,85 đ/kg tăng 67,9 đ/kg so
với 6 tháng đầu năm 2011, về số tương đối tăng 20,45%, nguyên nhân tăng là
do Nhà máy nâng công suất và đưa vào sử dụng ở đầu năm 2012 và tiến hành
tính khấu hao nên chi phí khấu hao mới tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì
chi phí khấu hao là 757,21 đ/kg tăng 357,36 đ/kg, về số tương đối tăng
89,37%, nguyên nhân tăng cao của khoản mục chi phí khấu hao ở giai đoạn
này là gì Nhà máy đã mua sắm thêm một số TSCĐ, để phục vụ cho quá trình
sản xuất và vận chuyển của Nhà máy.
4.3.4 Phân tích biến động giá thành 6 tháng đầu năm (2010-2013)
Hạ giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm đối với mọi Công ty,
Doanh nghiệp và Nhà máy Đường Phụng Hiệp cũng không ngoài những
nguyên nhân này. Nhà máy luôn quân tâm làm thế nào để có thể giảm giá
thành với mức thấp nhất, nhưng mức rủi ro thì có thể chấp nhân được. Để từ
đó có thể đảm bảo được hoạt động của Nhà máy ngày càng phát triển bền
vững, và để làm được điều đó thì Nhà máy phải thường xuyên phân tích biến
động các khoản mục của giá thành để có những biện pháp giải quyết, cũng
như khắc phục kịp thời khi có những biến động lớn xảy ra đối với tình hình
giá thành của Nhà máy. Sau đây ta sẽ phân tích tổng biến động giá thành của 6
tháng đầu năm qua các năm.
Bảng 4.16: Phân tích tình hình biến động giá thành 6 tháng đầu năm
(2010-2013)
Đvt: Đồng/kg
Khoản
mục
6/2010
6/2011
6/2012
6/2013
CL 6/2011
so với 6/2010
Số tiền
%
CL 6/2012
So với 6/2011
Số tiền
%
CL 6/2013
so với 6/2012
Số tiền
%
CP
14.052,49 15.993,97 13.285,72 11.801,23 1.941,48 13,82 -2.708,25 -16,93 -1.484,49
NVLTT
CP
301,85
409,11
488,27 547,47
107,26 35,53
79,16
19,35
59,2
NCTT
CP
873,41
929,75
1.042,11 1.354,39 56,34
6,45
112,36 12,08 312,28
SXC
Tổng 15.227,75 17.332,83 14.816,1 13.703,09 2.105,08 13,82 -2.516,73 -14,52 -1.113,01
Nhìn vào bảng số liệu 6 tháng đầu năm ta thấy, tình hình giá thành sản
phẩm đường tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp qua các năm có sự tăng giảm
không đều nhau. Ở 6 tháng đàu năm 2011 tổng chi phí là 17.332,83 đ/kg tăng
so với 6 tháng đầu năm 2010 là 2.105,08 đ/kg, về số tương đối tăng 13,82%,
49
-11,17
12,12
29,97
-7,51
còn các năm còn lại đều giảm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 tổng chi phí là
14.816,1 đ/kg về số tuyệt đối giảm 2.516,73 đ/kg tương ứng giảm 14,52% về
số tương đối so với 6 tháng đầu năm 2011. và 6 tháng đầu năm 2013 thì giảm
7,51% so với 6 tháng đầu năm 2012 về số tương đối và về số tuyệt đối thì
giảm được 1.113,01 đ/kg.
17.332,83
20000
15.227,75
14.816,1 13.703,09
15000
10000
5000
0
6/2010
6/2011
6/2012
6/2013
Hình 4.2: Biểu đồ giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm 2010-2013)
Sau khi xem xét tình hình tăng giảm chung của giá thành sản phẩm 6
tháng đầu năm thì ta sẽ đi vào phân tích các khoản mục chi phí để hiểu rõ
được nguyên nhân tăng giảm đó.
- Về chi phí NVLTT: 6 tháng đầu năm 2010 chi phí NVLTT là
14.052,49 đ/kg đến 6 tháng đầu năm 2011 chi phí này là 15.993,97 đ/kg tăng
1.941,48 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010 và về số tương đối tăng 13,82%
nguyên nhân tăng chủ yếu của khoản mục chi phí này là do giá cả thị trường
tăng, làm cho giá mía nguyên liệu đầu vào cũng tăng. Đến 6 tháng đầu năm
2012 chi phí NVL là 13.285,72 đ/kg giảm 2.708,25 đ/kg tương ứng với mức
giảm là 16,93%, nguyên nhân giảm là do giai đoạn đầu năm 2012 Nhà máy đã
đưa thiết bị mới vào sản xuất làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều
hơn, điều này cũng góp phần làm giảm chi phí NVL khi tính trên một đơn vị
sản phẩm sản xuất ra. Sang 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí NVL là
11.801,23 đ/kg giảm 1.484,49 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012, về số tương
đối giảm 11,17%. Nhìn chung qua các năm ta thấy chi phí NVL đều giảm,
điều này cho thấy được hiệu quả hoạt động của Nhà máy trong việc tiết kiệm
chi phí NVLTT, đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, nếu quản lý tốt thì sẽ
giảm được giá thành một cách đáng kể.
- Về chi phí NCTT: Chi phí NCTT 6 tháng đầu năm 2010 là 301,85 đ/kg
đến 6 tháng đầu năm 2011 chi phí này là 409,11 đ/kg tăng 107,26 đ/kg so ới 6
tháng đầu năm 2010, về số tương đối tăng 35,53% nguyên nhân tăng là do
trong giai đoạn này lạm phát tăng nhanh làm cho các mặt hàng tiêu dung thiết
yếu hàng ngày tăng theo, từ đó Nhà máy quyết định tăng lương cho công nhân
để có thể đảm bảo được phần nào cuộc sống cho nhân viên mình. Đến 6 tháng
50
đầu năm 2012 thì chi phí nhân công trực tiếp là 488,27 đ/kg tăng 79,16 đ/kg so
với 6 tháng đầu năm 2011 và về số tương đối tăng 19,35% nguyên nhân tăng
là do đơn giá tiền lương tăng và do nhu cầu về lượng đường cung cấp ra thị
trường tăng, nên Nhà máy đã tăng ca cho công nhân, điều này cũng góp phần
làm tăng chi phí tiền lương. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí tiền lương
CNTT 547,47 đ/kg tăng 59,2 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng
tăng 12,12% mức tăng ổn định chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng.
- Về chi phí sản xuất chung: Qua bảng số liệu thì ta thấy chi phí SXC 6
tháng đầu năm qua các năm đều tăng. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2010 chi phí
SXC là 873,41 đ/kg đến 6 tháng đầu năm 2011 thì chi phí này là 929,75 đ/kg
tăng 56,34 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2010, về số tương đối tăng 6,45%, đến
6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí này là 1.042,11 đ/kg tăng 112,36 đ/kg so với
6 tháng đầu năm 2011 và về số tương đối tăng 12,08%, nguyên nhân tăng của
chi phí sản xuất chung trong các giai đoạn này là do Nhà máy sửa chữa một số
máy móc, thiết bị và một phần do đơn giá tiền lương của nhân viên quản lý
cũng như nhân viên phân xưởng tăng lên. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chi
phí này là 1.354,39 đ/kg tăng 312,28 đ/kg về số tương đối tăng 29,97%,
nguyên nhân tăng chủ yếu của khoản mục chi phí này là do giai đoạn này Nhà
máy đã mua một số TSCĐ để phục vụ cho sản xuất và vận chuyển, nên chi phí
khấu hao tăng lên điều này đã làm cho chi phí SXC tăng lên.
4.4 PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành là phương pháp mà ở đó
các nhân tố lần lược được thay thế theo một trình tự nhất định, để xác định
chính xác mức độ ảnh hưởng của các khoản mục cần phân tích như: chi phí
NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Xem chúng có ảnh hưởng như thế nào
đến giá thành và phương pháp được áp dụng ở đây là phương pháp thay thế
liên hoàn.
Ta có công thức:
Zsp = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC
Gọi: Z1 là giá thành kỳ phân tích
Gọi: Z0 là giá thành kỳ gốc
a1 là chi phí NVLTT kỳ phân tích
a0 là chi phí NVLTT kỳ
gốc
b1 là chi phí NCTT kỳ phân tích
b o là chi phí NCTT kỳ
gốc
c1 là chi phí SXC kỳ phân tích
c0 là chi phí SXC kỳ gốc
Đối tượng phân tích: ∆Z = Z1 –Z0
Trong đó: Z1 = a1 + b1 +c1
Z0 = a0 + b0 +c0
51
4.4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành qua 3 năm
(2010-2012)
4.4.1.1 Năm 2011 so với năm 2010
Bảng 4.17: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm (2010-2011)
Đvt: Đồng/kg
Chênh lệch
Năm 2010
Năm 2011
Khoản mục
2011/2010
Số tiền Tỷ trọng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ lệ
Chi phí NVLTT 13.595,91
91,34
14.480,7
89,84
884,79
6,51
Chi phí NCTT
353,84
2,38
620,66
3,85
267,18
75,59
Chi phí SXC
935,81
6,28
1.016,39
6,31
80,58
8,61
Tổng
14.885,2
100
16.117,75
100
1.232,55
8,28
Đối tượng phân tích:
Năm 2011: Z1 = a1 + b1 + c1 = 14.480,7 + 620,66 + 1.016,39 = 16.117,75
Năm 2010: Z0 = a0 + b0 + c0 = 13.595,91 + 353,48 + 935,81 = 14.885,2
∆Z = Z1 – Z0 = 16.117,75 – 14.885,2 = 1.232,55
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp.
∆a = (a1 + b 0 + c0) – (a0 + b 0 +c0)
= a1 – a0 = 14.480,7 – 13.595,91 = 884,79
Do giá cả thị trường năm 2011 tăng làm cho chi phí NVLTT tăng,
cụ thể là tăng 884,79 đ/kg với tỷ lệ 6,51%, điều này đã làm cho giá thành sản
phẩm tăng với mức tăng tương ứng là 884,79 đ/kg.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: nhân tố chi phí nhân công trực tiếp.
∆b = (a1 + b1 + c0) – (a1 + b0 + c0)
= b 1 – b 0 = 620,66 – 353,48 = 267,18
Do chi phí nhân công trực tiếp tăng 267,18 đ/kg, tương ứng tăng
75,59% đã làm cho giá thành sản phẩm năm 2011 tăng tương ứng 267,18 đ/kg
so với năm 2010.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Nhân tố chi phí sản xuất chung.
∆c = (a1 + b1 + c1) – ( a1 + b1+ c0)
= c1 – c0 = 1.016,39 – 935,81 = 80,58
Do chi phí sản xuất chung năm 2011 tăng 80,58 đ/kg với tỷ lệ 8,61% đã
làm cho giá thành đơn vị sản phẩm của năm 2011 tăng tương ứng 80,58 đ/kg.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm của Nhà
máy đường Phụng Hiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 là:
∆Z = ∆a + ∆b +∆c = 884,79 + 267,18 + 80,58 = 1.232,55
* Nhận xét
52
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở trên ta thấy được năm 2011
giá thành đơn vị sản phẩm tăng 1.232,55 đ/kg với tỷ lệ là 8,28%, nguyên nhân
tăng là do chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC tăng. Trong đó nhân
tố chi phí NVLTT tăng 884,79 đ/kg chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí tăng
lên của năm 2011 nguyên nhân tăng chủ yếu là do giá mía nguyên liệu tăng.
Ngoài ra chi phí NCTT cũng tăng 267,18 đ/kg chủ yếu tăng là do đơn giá tiền
lương tăng và cuối cùng là chi phí SXC tăng với số tiền không cao lắm 80,58
đ/kg. Tuy nhiên ở mức tăng 1.232,55 đ/kg này là mức tăng không cao. Tuy giá
thành ở năm 2011 có tăng so với năm 2010 nhưng chỉ tăng nhẹ, điều này cho
thấy Nhà máy cũng đã cố gắn rất nhiều trong việc tiết kiệm chi phí, góp phần
làm giảm giá thành của Nhà máy.
* Kết luận
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng trên ta thấy các khoản chi phí
NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC năm 2011 đều tăng so với năm 2010,
điều này đã làm cho giá thành sản phẩm tăng nhưng tăng không cao lắm. Tuy
vậy, Nhà máy cũng phải quan tâm để có biện pháp khắc phục.
4.4.1.2 Năm 2012 so với năm 2011
Bảng 4.18: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm (2011-2012)
Đvt: Đồng/kg
Chênh lệch
Năm 2011
Năm 2012
Khoản mục
2012/2011
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ lệ
Chi phí NVLTT 14.480,7
89,84
12.578
84,57
-1.902,7
-13,14
Chi phí NCTT
620,66
3,85
693,49
4,66
72,83
11,73
Chi phí SXC
1.016,39
6,31
1.601,02
10,77
584,63
57,52
Tổng
16.117,75
100
14.872,51
100
-1.245,24
-7,73
Đối tượng phân tích:
Năm 2012: Z1 = a1 + b1 + c1 = 12.578 + 693,49 + 1.601,02 = 14.872,51
Năm 2011: Z0 = a0 + b0 + c0 = 14.480,7 + 620,66 + 1.016,39 = 16.117,75
∆Z = Z1 – Z0 = 14.872,51 - 16.117,75 = -1.245,24
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
∆a = (a1 + b0 + c0) –( a0 + b 0 + c0)
= a1 – a0 = 12.578 – 14.480,7 = -1.902,7
Trong giai đoạn năm 2012 chi phí NVLTT giảm 1.902,7 đ/kg tương ứng
với mức giảm 13,14% và đã làm cho giá thành giảm với một lượng tương ứng
1.902,7 đ/kg.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Nhân tố chi phí nhân công trực tiếp
∆b = (a1 + b1 + c0) – ( a1 + b 0 + c0)
53
= b1 – b0 = 693,49 - 620,66 = 72,83
Chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 vẫn tăng so với năm 2011 với tỷ lệ
là 11,73% , với số tiền tăng tương ứng 72,83 đ/kg đã làm cho giá thành tăng
thêm 72,83 đ/kg.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Nhân tố chi phí sản xuất chung.
∆c = (a1 + b1 +c1) - (a1+ b1 + c0)
= c1 – c0 = 1.601,02 – 1.016,39 = 584,63
Do chi phí SXC của năm 2012 tăng 584,63 đ/kg so với năm 2011 đã làm
cho giá thành sản phẩm tăng với một lượng tương ứng 584,63 đ/kg.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm của Nhà
máy đường Phụng Hiệp năm 2012 so với năm 2011.
∆Z = ∆a + ∆b + ∆c = -1.902,7 + 72,83 + 584,63 = -1.245,24
* Nhận xét
Từ những số liệu trên ta thấy được trong năm 2012 giá thành của sản
phẩm đường giảm một cách đáng kể, giảm 1.245,24 đ/kg, sở dĩ giá thành giảm
được như vậy là nhờ chi phí NVLTT trong năm 2012 này giảm với số tiền là
1.902.73 đ/kg, nguyên nhân giảm chủ yếu là do Nhà máy nâng công suất máy
nên số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn điều này đã làm cho giá thành
tính trên đơn vị sản phẩm giảm. Trong khi đó thì chi phí NCTT và chi phí
SXC thì tăng: Chi phí NCTT tăng 72,83 đ/kg tăng không nhiều, còn chi phí
SXC thì tăng khá cao với số tiền là 584,63 đ/kg, nhưng do chi phí NVL giảm
với số tiền khá lớn nên phần tăng lên của chi phí SXC và chi phí NCTT cũng
không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ giảm của giá thành ở năm 2012 này.
* Kết luận
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành ta thấy nhân tố
chi phí NVLTT giảm một cách đáng kể, điều này ảnh hưởng rất tốt đến giá
thành Nhà máy cần tiếp tục phát huy. Nhưng nhân tố chi phí NCTT và nhân tố
chi phí SXC vẫn còn tăng điều này ảnh hưởng không tốt đến giá thành, Nhà
máy cần quan tâm để có biện pháp khắc phục.
54
4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành 6 tháng đầu năm
(2010-2013)
4.4.2.1 Ảnh hưởng 6 tháng đầu năm 2011 so với 6 tháng đầu năm 2010
Bảng 4.19: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm (2010-2011)
Đvt: Đồng/kg
6 tháng đầu năm
6 tháng đàu năm
Chênh lệch
Khoản mục
2010
2011
2011/2010
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng Số tiền
Tỷ lệ
Chi phí NVLTT 14.052,49
92,28
15.993,97
92,28
1.941,48
13,82
Chi phí NCTT
301,85
1,99
409,11
2,36
107,26
35,53
Chi phí SXC
873,41
5,73
929,75
5,36
56,34
6,45
Tổng
15.227,75
100
17.332,83
100
2.105,08
13,82
Đối tượng phân tích:
Sáu tháng năm 2011: Z1 = a1 + b1 + c1 = 15.993,97 + 409,11+ 929,75 =
17.332,83
Sáu tháng năm 2010: Z0 = a0 + b 0 + c0 = 14.052,49 + 301,85 + 873,41 =
15.227,75
∆Z = Z1 – Z0 = 17.332,83 - 15.227,75 = 2.105,08
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
∆a = (a1 + b0 + c0) –( a0 + b 0 + c0)
= a1 – a0 = 15.993,97 – 14.052,49 = 1.941,48
Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 6 tháng đầu năm 2011 tăng
1.941,48 đ/kg, với tỷ lệ tăng là 13,18% đã làm cho giá thành sản phẩm của 6
tháng đầu năm 2011 tăng thêm một lượng tương ứng 1.941,48 đ/kg so với 6
tháng đầu năm 2010.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Nhân tố chi phí nhân công trực tiếp
∆b = (a1 + b1 + c0) – ( a1 + b 0 + c0)
= b1 – b0 = 409,11 – 301,85 = 107,26
Chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm 2011 tăng so với 6 tháng
đầu năm 2010 với mức tăng là 107,24 đ/kg với tỷ lệ là 35,53% , đã làm cho
giá thành đơn vị sản phẩm tăng thêm một lượng tương ứng là 107,24 đ/kg.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Nhân tố chi phí sản xuất chung.
∆c = (a1 + b1 +c1) - (a1+ b1 + c0)
= c1 – c0 = 929,75 – 873,41= 56,34
Do chi phí sản xuất chung 6 tháng đầu năm 2011 tăng 56,34 đ/kg so với
6 tháng đầu năm 2010 đã làm cho giá thành đơn vị sản phẩm tăng với một
lượng tương ứng là 56,34 đ/kg.
55
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng
đầu năm 2011 tăng so với 6 tháng đầu năm 2010:
∆Z = ∆a + ∆b + ∆c = 1.941,48 + 7107,26 + 56,34= 2.105,08
Nhận xét:
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở trên ta thấy trong năm 2011
giá thành đơn vị sản phẩm tăng 2.105,08 đ/kg với tỷ lệ tăng là 13,82%, nguyên
nhân tăng chủ yếu là do chi phí NVLTT tăng nhiều với số tiền là 1.941,48
đ/kg, chiếm tỷ trọng khá lớn trong trong tổng chi phí, việc tăng lên của khoản
mục chi phí NVLTT này là do giá mía nguyên liệu tăng cao do lạm phát.
Ngoài ra chi phí NCTT cũng tăng những chỉ tăng nhẹ với số tiền là 107,26
đ/kg nguyên nhân tăng chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng, còn chi phí sản
xuất chung thì tăng 56,34 đ/kg, nguyên nhân là do Nhà máy có sửa chữa một
số máy móc thiết bị trong giai đoạn này nên làm cho chi phí sản xuất tăng.
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở trên ta thấy được Nhà máy đã
chưa có nhiều biện pháp tốt trong việc hạ thấp giá thành.
4.4.2.2 Ảnh hưởng 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011
Bảng 4.20: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm (20112012)
Đvt: đồng/kg
6 tháng đầu năm
6 tháng đàu năm
Chênh lệch
Khoản mục
2011
2012
2012/2011
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
Chi phí NVLTT 15.993,97
92,28
13.285,72
89,67
-2.708,25 -16,93
Chi phí NCTT
409,11
2,36
488,27
3,3
79,16
19,35
Chi phí SXC
929,75
5,36
1.042,11
7,03
112,36
12,08
Tổng
17.332,83
100
14.816,1
100
-2.516,73 14,52
Đối tượng phân tích:
Sáu tháng năm 2012: Z1 = a1 + b1 + c1 = 13.285,72 + 488,27+ 1.042,11 =
14.816,1
Sáu tháng năm 2011: Z0 = a0 + b 0 + c0 = 15.993,97 + 409,11 + 929,75 =
17.332,83
∆Z = Z1 – Z0 = 14.816,1 – 17.332,83= -2.516,73
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
∆a = (a1 + b0 + c0) – ( a0 + b 0 + c0)
= a1 – a0 = 13.285,72 – 15.993,97= -2.708,25
56
Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 6 tháng đầu năm 2012 giảm
2.708,25 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011, với tỷ lệ giảm là 16,93% đã làm
cho giá thành sản phẩm cũng giảm với một lượng tương ứng 2.708,25 đ/kg.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Nhân tố chi phí nhân công trực tiếp.
∆b = (a1 + b1 + c0) – ( a1 + b 0 + c0)
= b1 – b0 = 488,27 – 409,11 = 79,16
Do chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm 2012 tăng 79,16 đ/kg đã
làm cho giá thành sản phẩm tăng 79,16 đ/kg so với 6 tháng đầu năm 2011.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Nhân tố chi phí sản xuất chung.
∆c = (a1 + b1 +c1) - (a1+ b1 + c0)
= c1 – c0 = 929,75 – 1.042,11 = 112,36
Chi phí sản xuất chung của 6 tháng đầu năm 2012 tăng 112,36 đ/kg, với
tỷ lệ là 12,08% đã làm cho giá thành sản phẩm tăng với một lượng tương ứng
112,36 đ/kg.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng
đầu năm 2012 tăng so với 6 tháng đầu năm 2011:
∆Z = ∆a + ∆b + ∆c = -2.708,25 + 79,16 + 112,36 = -2.516,73
Nhận xét:
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy được giá thành sản phẩm
đường của 6 tháng đầu năm 2012 giảm một cách đáng kể so với giá thành của
6 tháng đầu năm 2011, nguyên nhân giảm chủ yếu của giá thành là do chi phí
NVLTT giảm với số tiền khá lớn 2.708,25 đ/kg, khoản mục chi phí này giảm
là do số lượng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012 được sản xuất ra nhiều hơn,
nên nó đã góp phần làm giảm chi phí sản xuất khi tính trên một đơn vị sản
phẩm sản xuất ra. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng nhưng chỉ
tăng ít với số tiền là 79,16 đ/kg tăng chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng,
khoản mục chi phí SXC cũng tăng với số tiền là 112, 36 đ/kg. Nhìn chung
khoản mục chi phí NCTT và chi phí SXC đều tăng nhưng chỉ tăng nhẹ, so với
mức giảm của chi phí NVLTT thì mức tăng này không đáng kể. Ta thấy giá
thành sản phẩm giảm được như vậy là một dấu hiệu rất tốt Nhà máy cần tiếp
tục phát huy, bên cạnh đó Nhà máy cũng phải quan tâm đến 2 khoản mục chi
phí NCTT và chi phí SXC nó cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến giá
thành.
57
4.4.2.3 Ảnh hưởng 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012
Bảng 4.21: Tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng đầu năm (20122013)
Đvt: đồng/kg
6 tháng đầu năm
6 tháng đàu năm
Chênh lệch
Khoản mục
2012
2013
2013/2012
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
Chi phí NVLTT 13.285,72
89,67
11.801,23
86,12
-1.484,49 -11,17
Chi phí NCTT
488,27
3,3
547,47
4
59,2
12.12
Chi phí SXC
1.042,11
7,03
1.354,39
9,88
312,28
29.97
Tổng
14.816,1
100
13.703,09
100
-1.113,01
-7,5
Đối tượng phân tích:
Sáu tháng năm 2013: Z1 = a1 + b1 + c1 = 11.801,23 + 547,47 + 1.354,39 =
13.703,09
Sáu tháng năm 2012: Z0 = a0 + b0 + c0 = 13.285,72 + 488,27 + 1.042,11 =
14.816,1
∆Z = Z1 – Z0 = 13.703,09 – 17.332,83= -1.113,01
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
∆a = (a1 + b0 + c0) – ( a0 + b 0 + c0)
= a1 – a0 = 11.801,23 – 13.285,72 = -1.484,49
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 này chi phí NVLTT giảm 1.484,49
đ/kg, với tỷ lệ giảm là 11,17% đã làm cho giá thành giảm 1.484,49 đ/kg so với
6 tháng đầu năm 2012.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Nhân tố chi phí nhân công trực tiếp sản
xuất.
∆b = (a1 + b1 + c0) – ( a1 + b 0 + c0)
= b1 – b0 = 547,47 – 488,27 = 59,2
Chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng so với 6
tháng đầu năm 2012 với số tiền là 59,2 đ/kg điều này đã làm cho giá thành sản
phẩm tăng lên với lượng tương ứng là 59,2 đ/kg
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Nhân tố chi phí sản xuất chung.
∆c = (a1 + b1 +c1) - (a1+ b1 + c0)
= c1 – c0 = 1.354,39 – 1.042,11 = 312,28
Chi phí SXC của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 312,28 đ/kg so với 6 tháng
đầu năm 2012 đã làm cho giá thành giảm với một lương tương ứng là 312,28
đ/kg.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm 6 tháng
đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012:
58
∆Z = ∆a + ∆b + ∆c = -1.484,49 + 59,2 + 312,28 = -1.113,01
Nhận xét:
Dựa vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy được giá thành sản
phẩm đường ở giai đoạn 6 tháng năm 2013 này tiếp tục giảm so với 6 tháng
năm 2012 với số tiền giảm khá lớn 1.113,09 đ/kg, trong đó khoản mục chi phí
NVLTT giảm tới 1.484,49 đ/kg góp phần không nhỏ trong việc giảm giá
thành, tuy nhiên khoản mục chi phí NCTT và khoản mục chi phí SXC vẫn tiếp
tục tăng nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá thành. Từ việc giá thành
năm sau ngày càng tiếp tục giảm so với năm trước đã cho thấy được công tác
tiết kiệm chi phí của Nhà máy ngày càng hiệu quả, đây cũng là một sự cố gắn
không nhỏ của toàn bộ CNV Nhà máy.
Nhận xét chung:
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy được giá thành qua các
năm của Nhà máy ngày càng giảm, giá thành giảm được như vậy là nhờ Ban
lãnh đạo của Nhà máy đã có nhiều giải pháp hữu hiệu trong viêc tiết kiệm chi
phí như: Giải pháp về chi phí mía nguyên liệu, giải pháp về giá, giải pháp về
chi phí nhân công, máy móc thiết bị,…Và với tình hình giá thành ngày càng
giảm như vậy thì Nhà máy sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn và sẽ đạt được
nhiều lợi nhuận trong tương lai.
59
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY
ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP
5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của mỗi
doanh nghiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường và Nhà máy
Đường Phụng Hiệp cũng không nằm ngoài những mục tiêu đó. Tùy thuộc vào
từng loại hình sản xuất mà các doanh nghiệp có các tiêu chí khác nhau để
kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, chỉ có thể phân tích biến
động chi phí sản xuất mới có thể xem xét, đánh giá được các nhân tố liên quan
đến tình hình giá thành của Nhà máy là đạt hay không để từ đó có biện pháp
khắc phục và có phương hướng kinh doanh cho phù hợp. Qua số liệu phân tích
Em xin đưa ra một số giải pháp sau:
5.1.1 Giải pháp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng bằng cách không thu mua lẻ với số
lượng nhỏ để giảm chi phí vận chuyển, cũng như chi phí thu mua, khi mua
nguyên vật liệu Nhà máy cần phải có kế hoạch thu mua cụ thể theo yêu cầu
sản xuất, phải thường xuyên kiểm tra số lượng và chất lượng nguồn nguyên
liệu mua về.
Do giá mía luôn biến động không ổn định. Vì vậy Nhà máy cần dự đoán
tình hình giá cả, vì khi Nhà máy dự đoán được tình hình thị trường giá sẽ tăng
nữa trong thời gian tới thì Nhà máy nên mua nguyên liệu vào với số lượng lớn,
để tránh sự tăng giá sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm. Nếu như
giá nguyên vật liệu có chiều hướng giảm thì nên mua ít lại, vì nếu tồn kho
nhiều khi giá giảm Nhà máy sẽ phải chịu một khoản chi phí khá lớn như chi
phí bảo quản, ngoài ra chất lượng mía cũng sẽ giảm theo thời gian. Trường
hợp không dự đoán được Nhà máy nên dự trữ với số lượng vừa đủ dùng, để
giảm ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu.
Thường xuyên kiểm soát chi phí NVLTT ở từng khâu, từng công đoạn sản
xuất ra, góp phần nâng cao năng xuất lao động. Ngoài ra, để tiết kiệm nguyên
vật liệu tiêu hao Nhà máy cần cải tiến công tác bảo quản để có thể giảm hư
hỏng đối với những nguyên liệu kém chất lượng.
Khi vào chính vụ Nhà máy nên thu mua trực tiếp từ nông dân vì như vậy
giá mía sẽ rẽ hơn. Thường xuyên tăng cường mối liên hệ giữa Nhà máy với
người với người nông dân, đi sâu vào trong dân, thực hiên việc ký kết hợp
đồng bao tiêu mía với người dân, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà máy và
người trồng mía, người dân tin tưởng gắn kết với Nhà máy và cung cấp mía
nguyên liệu lâu dài cho Nhà máy. Giảm được sự cạnh tranh thu gom nguyên
liệu đẩy giá mía lên cao, kiểm soát được tình hình giá nguyên liệu đầu vào.
60
Về lâu dài cần tiếp tục qui hoạch, xây dựng vùng mía nguyên liệu riêng,
nhằm cung cấp đủ cho sản xuất đảm bảo được năng xuất đề ra, và đảm bảo
nguyên liệu cung cấp rãi đều vụ sản xuất, giảm tiêu tốn chi phí khi phải thu
mua nguồn nguyên liệu ở các nơi khác chuyển đến,… Ngoài ra còn có thể chủ
động sản xuất khi mía nguyên liệu đã chín, độ đường đạt yêu cầu, để việc thu
hồi đường cao, sản xuất được nhiều đường thành phẩm.
Hỗ trợ người trồng mía các kiến thức về giống, kỹ thuật canh tác, phù hợp
với sinh thái từng vùng, để sản lượng mía đạt nămg xuất cao, cung cấp cho
Nhà máy nguồn mía có chữ đường cao, giúp cho sản xuất của Nhà máy đạt
hiệu quả.
Cần có hướng mở rộng công suất hơn nữa, để tận dụng hết nguồn mía
nguyên liệu sẵn có để giảm các chi phí thu mua, vận chuyển mía nguyên liệu
từ xa về. Mặt khác, việc nâng công suất còn có thể tận dụng hết nguồn nhân
lực, chi phí nhân sự không tăng nhưng sản lượng sản xuấ tăng, góp phần làm
giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
5.1.2 Giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp
Để giảm được chi phí nhân công trực tiếp thì Nhà máy phải tăng năng suất
lao động, nghĩa là phải tổ chức phân công lao động phù hợp với trình độ tay
nghề của mỗi công nhân. Những người có tay nghề cao cần bố trí ở những
khâu quan trọng, vì họ có thể sử lý máy móc thiết bị một cách hợp lý, tránh
các trường hợp đường tạo ra không đạt yêu cầu và khi bố trí lao động một
cách khoa học thì sẽ tránh lãng phí sức lao động, cũng như thiết bị lao động.
Nếu có điều kiện Nhà máy nên mở rộng lắp đặt một số máy móc, thiết bị,
các dây chuyền sản xuất mới, với những công nghệ hiện đại nhưng dễ sử dụng
phù hợp với trình độ lao động của công nhân, để họ có thể ngày càng tạo ra
nhiều sản phẩm hơn, từ đó góp phần tăng thu nhập cho công nhân. Nhà máy
cũng nên thường xuyên đào tạo những nhân viên có trình độ kỹ thuật, tay nghề
cao, vì họ là những người trực tiếp sử dụng máy góp phần tạo ra lợi nhuận cho
Nhà máy.
Nhà máy cần quan tâm hơn đến công tác quản lý lao động, luôn đảm bảo
được số lượng và chất lượng lao động, hạn chế thuê đối với các lao động thuê
ngoài, vì đây thường là những đối tượng chưa thạo việc, có ít kinh nghiệm.
Phát huy tính sáng tạo trong công việc để ngày càng có nhiều sáng kiến,
cải tiến thiết bị, kỹ thuật công nghệ và có chế độ khen thưởng hợp lý để phong
trào ngày càng lớn mạnh, tạo động lực cho công nhân ngày càng cống hiến sức
lực và tài năng của mình nhiều hơn, chính điều này sẽ góp phần nâng cao năng
xuất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
61
5.1.3 Giải pháp về chi phí sản xuất chung
Đối với nhân viên quản lý phân xưởng phải biết quản lý và thúc đẩy
công nhân tích cực sản xuất, thường xuyên kiểm tra dây chuyền sản xuất, máy
móc thiết bị tránh tình trạng tạm ngưng sản xuất do hư hỏng, điều này sẽ gây
lãng phí thời gian và chi phí sửa chữa cho Nhà máy. Khuyến khích công nhân
tiết kiệm điện nước trong quá trình sản xuất, tránh tình trạng sử dụng điện
nước một cách lãng phí. Mức tiêu hao điện phụ thuộc rất nhiều vào loại máy
và tay nghề công nhân, nên Nhà máy cần trang bị máy móc hiện đại để hạn
chế lượng tiêu hao điện, góp phận làm giảm giá thành sản phẩm.
Chọn mua những công cụ dụng cụ ở những nơi uy tín, có chất lượng tốt
để có thể sử dụng được trong thời gian dài, những công cụ dụng cụ đã phân bổ
hết giá tri sử dụng, mà còn sử dụng được thì nên tận dụng để góp phần tiết
kiệm chi phí.
Tiết kiệm tối đa các loại chi phí phát sinh trong quản lý như: Chi phí tiếp
khách, công tác phí, văn phòng phẩm ở phân xưởng và chi phí điện thoại cũng
phải được hạn chế, chỉ sử dụng điện khi cần thiết vì mục đích phục vụ cho
Nhà máy, tránh tình trạng sử dụng điện thoại vì mục đích cá nhân.
Chi phí khấu hao là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí
sản xuất, trong tương lai khoản chi phí này sẽ còn tăng cao hơn nữa, dẫn đến
giá thành của Nhà máy cũng tăng, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh
của Nhà máy với các đối thủ khác. Do đó, Nhà máy nên chọn chính sách khấu
hao linh hoạt, nó sẽ góp phần hạ giá thành và tăng khả năng cạnh tranh về giá
của Nhà máy đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC
Ngoài những giải pháp nêu trên Nhà máy còn cần nhiều giải pháp khác
để góp phần giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như:
- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học , kỹ thuật vào khâu tái chế, phát
triển sản phẩm phụ từ nguồn phế phẩm của Nhà máy để sản xuất cồn, sản xuất
ván ép, phân bón,…Nhằm tăng nguồn thu cho Nhà máy.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định mức chi phí kế hoạch
sản xuất, đề ra các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện thưởng đối với các cá nhân, tổ chức không phải là đại lý thu
mua của Nhà máy nhưng có ký kết hợp đồng và thực hiện cung cấp mía
nguyên liệu cho nhà máy với số lượng lớn đúng với thời gian hợp đồng. Có
thể thực hiện các hình thức thưởng khác nhau như: Thưởng trực tiếp bằng sản
phẩm đường, thưởng phân bón vi sinh do Nhà máy sản xuất từ phế phẩm, để
khách hàng có thể sử dụng trực tiếp cho công tác chăm sóc mía vào mùa vụ kế
tiếp, hay thưởng giống mía mới để người dân có điều kiện trồng thử nghiệm.
62
- Khuyến khích các cửa hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đường
của Nhà máy bằng các biện pháp như: Triết khấu thương mại, tăng hoa hồng,
quà tặng,…
- Điều chỉnh giá bán cho phù hợp, Nhà máy nên áp dụng nhiều mức giá
bán khác nhau cho từng đối tượng khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh
ngày càng gay gắt như hiện nay, do xuất hiện ngày càng nhiều những đối thủ
cạnh tranh nên Nhà máy cần phải linh hoạt hơn trong việc định giá bán, phải
thường xuyên theo dõi giá đường của các đối thủ khác để Nhà máy có thể điều
chỉnh giá bán cho hợp lý.
- Nên tạo nét đặc trưng riêng cho sản phẩm của Nhà máy mình như cải tiến
mẩu mã, màu sắc để đảm bảo phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của
thị trường, nhưng phải trú trọng đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
- Tóm lại Nhà máy nên có cách quản lý khoa học và chặt chẽ đối với toàn
thể cán bộ, công nhân viên trong Nhà máy, phải có biện pháp tiết kiệm trong
việc sử dụng nguồn nhân lực của Nhà máy, để tránh lãng phí những loại chi
phí mà đáng lẽ ra là có thể tiết kiệm được.
63
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Sau thời gian thực tập tại Phòng Tài chính - Kế toán của Nhà máy
Đường Phụng Hiệp, bản thân Em cũng đã nhận thức được nhiều bài học thực
tế so với lý thuyết đã được học trên trường, lớp, sách vở và đã tiếp thu được
rất nhiều kiến thức từ việc xác định giá thành sản phẩm tại Nhà máy đường
Phụng Hiệp. Nhận thấy sự vận dụng lý thuyết vào trong tình hình thực tế có
những điểm phù hợp cơ bản và những điểm khác nhau, do đặc điểm sản xuất
riêng của từng đơn vị.
Đối với các Nhà máy sản xuất đường từ cây mía thì chi phí mía nguyên
liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, sản phẩm phải phụ thuộc rất
nhiều vào cây mía, bao gồm: Thổ nhưởng, giống mía, kỹ thuật canh tác,…Nếu
mía có chất lượng tốt thì lượng thành phẩm sản xuất ra nhiều. Ngược lại, nếu
mía kém chất lượng thì sản xuất gặp nhiều khó khăn, giảm khả năng thu hồi
đường, sản phẩm có chất lượng kém, tiêu tốn nhiều chi phí xử lý, ảnh hưởng
đến giá thành sản phẩm.
Do đó tùy vào tình hình thực tế, tùy vào công nghệ sản xuất mà Nhà máy
có những chiến lược khác nhau để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
ngày càng ổn định và phát triển.
Với những thành tựu đạt được và kinh nghiệm trên 15 năm qua của
CASUCO đã khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và tin rằng
với những thế mạnh vốn có, những định hướng phát triển đúng đắn, với sự
phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy Đường
Phụng Hiệp, sẽ đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong hoạt động sản xuất,
thực hiện tốt các mục tiêu của Nhà máy nói riêng và của CASUCO nói chung,
góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Mặc dù có nhiều cố gắng nghiên cứu, phân tích, tiếp cận thực tế nhưng do
thời gian thực tập có hạn và vốn kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình
thực tập và viết bài luận văn tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô và các Cô, Chú trong Nhà
máy để bài viết được tốt hơn.
6.2 Kiến nghị
6.2.1 Kiến nghị về công tác kế toán
Do khối lượng công việc của phòng kế toán tương đối lớn, hồ sơ sổ sách
kế toán rất nhiều, một chức danh lại phải đảm nhiệm nhiều phần hành kế toán,
việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã chiếm hết thời gian làm việc,
có rất ít thời gian kiểm tra, đối chiếu, sàn lọc, sắp xếp lại chứng từ hồ sơ và
kiểm tra phân tích các hạn mục chi phí. Vì vây, Nhà máy cần xây dựng hệ
64
thống kiểm soát nội bộ nhằm để thường xuyên kiểm soát hồ sơ, sổ sách nhằm
kịp thời phát hiện, điều chỉnh các sai xót, xác định hiệu quả chi phí, đưa ra
những phân tích về các rủi ro để có kế hoạch kiểm soát giúp cho Nhà máy sản
xuất đạt hiệu quả cao nhất.
6.2.2 Các kiến nghị khác
Có điều kiện nâng công suất Nhà máy để tận dụng triệt để nguồn mía
nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giảm chi phí thu mua, vận chuyển, tận dụng
hết nguồn nhân lực và công suất máy móc thiết bị.
Cần hổ trợ người dân về kỹ thuật canh tác, giống,…Để có được nguồn
nguyên liệu có chất lượng tốt, chữ đường cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Cần có các chính sách thu mua và quỹ bảo trợ để hổ trợ người trồng mía
khi có biến động về giá hoặc thiên tai, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà máy
và người trồng mía để người dân tin tưởng, gắn bó với Nhà máy hơn, xây
dựng được vùng nguyên liệu trong dân là điều kiện thuận lợi lớn cho Nhà
máy, góp phần khắc phục được tình trạng cạnh tranh thu mua làm giá mía
nguyên liệu tăng cao.
Tổ chức hoặc tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham quan học
hỏi, tiếp thu kiến thức mới, cùng với việc phát động tinh thần lao động sáng
tạo, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hệ số thu hồi đường trong mía, giảm thiếu
tổn thất mất mát đường trong quy trình chế biến, giảm thiểu chi phí, để sản
xuất đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó cần có sự hổ trợ của Nhà nước, các cơ quan chức năng về
việc kiểm soát chặt chẽ tình hình đường nhập lậu, tạo sự cạnh tranh công bằng
về giá, ổn định thị trường để các Nhà máy an tâm sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, nước ta đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới,
khi đó mức bảo hộ của Chính phủ sẽ không còn và không chỉ riêng ngành mía
đường phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nước phát triển mà các ngành
nghề khác cũng vậy. Vì vậy, các doanh nghiệp ngay từ bây giờ cần phải có
phương hướng cụ thể, lâu dài để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, nhằm mục đích là có thể tồn tại và đứng
vững khi không còn sự bảo hộ của Chính phủ.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Phan Văn Dược, TS. Phan Ngọc Quế (2002). “ Kế toán chi phí”.
NXB thống kê.
2. TS. Phan Đức Dũng (2009): “Kế toán giá thành”.
3. ThS. Nguyễn Minh Tiến (2010): “Bài giảng Kế toán chi phí”.
4. Các tài liệu có liên quan khác.
5. Các website:
-
www.casuco.vn
-
www.tailieu.vn
66
[...]... giảm giá thành của sản phẩm đường tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Tập hợp chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất của Nhà máy Đường Phụng Hiệp Tiến hành tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp Phân tích biến động giá thành để từ đó đưa ra biện pháp làm giảm giá thành tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp Đề xuất một số giải pháp nhằm làm giảm giá thành bằng cách làm giảm các chi. .. nghiệp sản xuất 2.1.5 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau vì chúng là những biểu hiện bằng tiền của chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm đã hoàn thành Sự tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản. .. phẩm, vì vậy quản lý giá thành gắn liền với quản lý chi phí sản xuất Chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ đã phát sinh chi phí sản xuất, bao gồm chi phí sản xuất sản phẩm đã hoàn thành, sản phẩm hỏng, sản phẩm dỡ dang cuối kỳ Còn giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng sản phẩm đã hoàn thành, không liên quan đến chi phí sản phẩm hỏng và sản phẩm dỡ dang cuối kỳ, nhưng lại có liên quan đến sản. .. chi phí sản xuất tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Các chi phí sản xuất được dùng để tính giá thành sản phẩm và số liệu dùng để phân tích biến động giá thành sản phẩm được thu thấp tại Phòng Tài chính - Kế toán của Nhà máy đường Phụng Hiệp 1 1.3.2.Thời gian Số liệu dùng để tính giá thành sản phẩm đường thì được tập hợp trong quí I năm 2013 Còn số liệu được dùng để phân. .. liệu được dùng để phân tích tình hình biến động giá thành thì được tập hợp từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp trong quí I năm 2013 Phân tích biến động của từng khoản mục chi phí sản xuất và phân tích biến động chung của chi phí sản xuất tại Nhà máy Đường Phụng Hiệp từ năm 2010 đến... hao phí để tạo nên một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm là số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã hao phí để tạo nên một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ 2.1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm * Phân loại giá thành theo thời điểm xác định Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng... những nhân tố quyết định đến sự tồn tại và suy vong của doanh nghiệp Xuất phát từ sự cần thiết đó nên em chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP” để viết bài luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Là hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm đường và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành, để làm cơ sở cho việc đề ra... nội dung tính toán Giá thành sản xuất hay còn gọi là giá thành phân xưởng: Là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành, là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kỳ Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, hay là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành đến... là phân bổ các chi phí cho phù hợp 8 2.1.8.3 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần được định lượng tổng chi phí và chi phí đã kết tinh trong một đơn vị sản phẩm Tùy theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất mà giá thành có thể là: chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, thành phẩm, hạng mục công trình, … Với mô hình và. .. lại có liên quan đến sản phẩm dỡ dang của kỳ trước chuyển sang Thể hiện qua công thức sau Tổng giá thành xuất sản phẩm cuối kỳ Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ Chi phí sản xuất trong kỳ Chi phí sản dỡ dang Khi chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ bằng với chi phí sản xuất dỡ dang cuối kỳ hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dỡ dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ