1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ GIẤY CỦA CÔNG TY CP BVTV AN GIANG

109 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 9,93 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ GIẤY CỦA CÔNG TY CP BVTV AN GIANG... Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh Tế, t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ GIẤY

CỦA CÔNG TY CP BVTV AN GIANG

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh Tế, trường Đại HọcNông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí

Và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Nhà Máy Sản Xuất Bao Bì Giấy của Công Ty Cổ

Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang” do Phạm Thị Kim Thương, sinh viên khóa 32,

ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Thạc sĩ PHẠM QUỐC THUẦN

Người hướng dẫn

.Ngày Tháng Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

.Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm

Trang 3

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phạm Quốc Thuần, thầy đã tậntình chỉ bảo và hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty CP BVTV An Giang đã tạođiều kiện cho em thực tập tại Nhà Máy Sản Xuất Bao Bì Giấy Cảm ơn các anh chịPhòng Kế Toán, đặc biệt em chân thành cảm ơn chị Lê Thị Thùy Linh – Kế ToánTrưởng của Nhà máy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tậptại Nhà máy

Xin cảm ơn tất cả các bạn lớp DH06KEB

TP HCM, ngày tháng năm 2010

Sinh viên

PHẠM THỊ KIM THƯƠNG

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮTPHẠM THỊ KIM THƯƠNG Tháng 7 Năm 2010 “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí

Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Nhà Máy Sản Xuất Bao Bì Giấy Của Công Ty

Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang”.

PHAM THI KIM THUONG July 2010 “Accounting Production Cost and Unit Cost at Paper Packaging Manufacture of AnGiang Plant Protection Joint – Stock Company”.

Khóa luận sử dụng phương pháp mô tả để mô tả công tác tập hợp chi phí vàtính giá thành sản phẩm tại Nhà Máy Sản Xuất Bao Bì Giấy của Công Ty Cổ PhầnBảo Vệ Thực Vật An Giang

Trang 5

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty CP BVTV An Giang 4

2.3 Chức năng nhiệm vụ của Nhà Máy Sản Xuất Bao Bì Giấy 6

2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận 82.4.3 Tổ chức công tác kế toán tại nhà máy sản xuất bao bì giấy 8

2.4.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại nhà máy sản xuất bao

2.4.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên 92.4.3.3 Hình thức kế toán được áp dụng tại Nhà máy 102.5 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển 12

Trang 6

3.1 Chi phí sản xuất 14

3.3 Đối tượng hạch toán CPSX, đối tượng tính giá thành và

3.4.1.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 16

3.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 17

3.4.2.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 17

3.6 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 25

Trang 7

3.8.1 Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn) 28

4.1 Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

4.2.2.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 434.2.2.2 Tài khoản và sổ sách kế toán sử dụng 464.2.2.3 Minh họa nghiệp vụ kinh tế phát sinh 46

4.2.3.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 514.2.3.2 Tài khoản và sổ sách kế toán sử dụng 524.2.3.3 Minh họa nghiệp vụ kinh tế phát sinh 53

Trang 8

4.2.3.4 Sơ đồ TK tổng hợp 54

4.2.4.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 584.2.4.2 Tài khoản và sổ sách kế toán sử dụng 584.2.4.3 Minh họa nghiệp vụ kinh tế phát sinh 58

4.2.6 Kế toán thiệt hại SP hỏng và tính giá thành BTP 61

4.2.6.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 614.2.5.2 Tài khoản và sổ sách kế toán sử dụng 614.2.5.3 Minh họa nghiệp vụ kinh tế phát sinh 63

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP SXC Chi Phí Sản Xuất Chung

CP SXKDDD Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Dở Dang

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.11 Sơ Đồ Hạch Toán Nhập Kho Bán Thành Phẩm, Phế Phẩm 62Hình 4.12 Sơ Đồ Hạch Toán Nhập Kho BTP, Phế Phẩm G5UXA0 65Hình 4.13 Sơ Đồ Hạch Toán Nhập Kho BTP, Phế Phẩm Tháng 3/2010 66

Trang 13

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cácdoanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cónhiều cơ hội thuận lợi để gia nhập và khẳng định vị thế với nền kinh tế thế giới, cùngvới quá trình hội nhập các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với không ít những khókhăn Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường, các doanh nghiệp phảikhông ngừng nổ lực để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chiphí và hạ giá thành sản phẩm

Đối với doanh nghiệp thì giá thành là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thểtái sản xuất và kiếm lợi nhuận Giá thành chính là thước đo mức chi phí tiêu hao phải

bù đắp sau mỗi chu kỳ SXKD, xem xét hiệu quả của các biện pháp kinh tế, kỹ thuật

Có thể nói giá thành là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp tổ chức quản lýkinh tế liên quan đến tất cả chi phí trong sản xuất Công tác kế toán tập hợp chi phí vàtính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán

Đảm bảo cho việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với địa điểmhình thành và phát sinh chi phí ở từng DN là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quátrình hạch toán Thực hiện tốt công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tốt những nhân tố tích cực, đồng thời tìm ranhững hạn chế cần khắc phục, tạo điều kiện để hoạt động SXKD diễn ra liên tục, thuhồi vốn diễn ra nhanh và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

Vì vậy hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầucủa các doanh nghiệp, nhất là bộ máy quản lý, đồng thời nó cũng là mối quan tâm củacác cơ quan chức năng của Nhà nước

Với những ý nghĩa trên, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm QuốcThuần, cũng như sự giúp đỡ của Công Ty CP Bảo Vệ Thực Vật An Giang, tôi quyết

Trang 14

định chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà Máy

Sản Xuất Bao Bì Giấy” làm khóa luận tốt nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại NhàMáy Sản Xuất Bao Bì Giấy Qua đó thấy được những điểm mạnh cần phát huy vànhững điểm yếu còn tồn tại đồng thời đề xuất ý kiến

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để tôi có thể củng cố, nâng cao kiến thứcchuyên ngành để phục vụ cho công việc sau này

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu sau:

Phạm vi không gian: Tại Nhà Máy Sản Xuất Bao Bì Giấy của Công Ty CP Bảo

Vệ Thực Vật An Giang

Phạm vi thời gian: Từ 03/2010 – 06/2010

Nội dung nghiên cứu: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tạiNhà Máy Sản Xuất Bao Bì Giấy của Công Ty CP Bảo Vệ Thực Vật An Giang

1.4 Sơ lược cấu trúc đề tài

Khóa luận gồm 5 chương:

- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả và thảo luận

Mô tả công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà MáySản Xuất Bao Bì Giấy của Công Ty CP Bảo Vệ Thực Vật An Giang Từ đó đưa ranhững nhận xét về công tác kế toán

- Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Qua những vấn đề nghiên cứu thấy được những mặt tích cực cần phát huy vànhững mặt hạn chế, trên cơ sở đó đưa ra các ý kiến

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty CP Bảo Vệ Thực Vật An

Giang

Xuất thân từ Chi cục BVTV tỉnh, công ty dịch vụ bảo vệ thực vật An Giangđược thành lập năm 1993 và được cổ phần hóa vào tháng 9 năm 2004 Từ một đơn vịkinh doanh nhỏ chỉ với 23 người và vỏn vẹn 750 triệu đồng tiền vốn, đến nay, công ty

cổ phần bảo vệ thực vật An Giang đã trở thành nhà phân phối dẫn đầu thị trường ViệtNam trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động trong nhiều ngành nghề: Thuốc bảo vệthực vật, Giống cây trồng, Bao bì giấy (Hiện Nhà máy chỉ mới thành lập được 1 Nhàmáy sản xuất bao bì), Du lịch với đội ngũ nhân viên trên 1.000 người

CTCP bảo vệ thực vật An Giang được thành lập căn cứ vào quyết định số1717/QĐ – CTUB do chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang ký vào ngày31/08/2004

Tên giao dịch đầy đủ: Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang

Tên bằng tiếng anh: An Giang Plant Protection Join – Stock Company

Tên giao dịch: AGPPS

Trụ sở Công Ty: 23, Hà Hoàng Hổ, Mỹ Xuyên, Long Xuyên, An Giang

Điện thoại: (076) 3841299 – 3945786 – Fax: (076) 3841327

Email:agpps@agpps.com.vn– Website: http://www.agpps.com.vn

Ngoài trụ sở chính ra công ty còn có hàng chục chi nhánh và các công ty từ Bắcđến Nam

2.2 Giới thiệu Nhà Máy Sản Xuất Bao Bì Giấy

Nhà máy Bao bì giấy được thành lập năm 1996 với mục đích ban đầu là cungcấp sản phẩm thùng, hộp cho các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồngcủa công ty Đến nay, nhà máy đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư

Trang 16

trang thiết bị, máy móc hiện đại, công suất lớn để phục vụ khách hàng bên ngoài Hiệndoanh số phục vụ khách hàng bên ngoài chiếm 60% tổng doanh số của nhà máy.

Hiện nay, sản phẩm của nhà máy khá đa dạng, đủ tiêu chuẩn đóng gói hàngxuất khẩu, sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: thủy sản đông lạnh xuất khẩu, thựcphẩm, dược phẩm, v.v., phục vụ cho khách hàng tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, KiênGiang, Đồng Tháp Một số khách hàng tiêu biểu: Agifish, Antesco, Afiex, AFA,Mitaco, Dược An Giang, nước mắm Đỉnh Hương, v.v

Địa chỉ: Số 23 Quốc lộ 91, Phường Mỹ Thới, Tp Long Xuyên, Tỉnh An GiangĐT: (076) 3934032 - Fax: (076) 6258031 – 3833626

Tổng nhân viên: 100 người

Trong đó nhân viên quản lý: 20 người

Quy mô sản xuất:

2 nhà xưởng, 1 kho chứa với tổng diện tích trên 2.000 m2

Trang thiết bị:

2 dây chuyền giấy tấm, máy cán lằn, máy cắt rãnh, máy tráng PE, máy in Flexo

2 màu, máy chạp rãnh, máy bế hộp, máy tráng sáp, máy bồi giấy, máy in lụa, máy dánthùng, máy đóng kim

Năng lực sản xuất:

4 triệu m2giấy tấm/năm (3 lớp, 5 lớp)

8 triệu thùng/năm

Trang 17

SẢN PHẨM

Các loại thùng hộp Carton cao cấpxuất khẩu, như:

Thùng, hộp không inThùng, hộp in FlexoThùng, hộp in OffsetThùng tráng sápThùng tráng PE

2.3 Chức năng nhiệm vụ của Nhà Máy Sản Xuất Bao Bì Giấy

2.3.1 Chức năng

Cung cấp sản phẩm thùng, hộp cho các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật vàgiống cây trồng của công ty Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trangthiết bị, máy móc hiện đại, công suất lớn để phục vụ khách hàng bên ngoài

2.3.2 Nhiệm vụ

Mở rộng qui mô kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hóa cho xã hội.Thực hiện đúng qui định của nhà nước, kinh doanh đúng ngành nghề, lập kế hoạchkinh doanh sao cho phù hợp với mục tiêu của nhà nước

Tổ chức ghi chép, báo cáo theo đúng pháp luật, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế chongân sách nhà nước

2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Nhà Máy

2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí

Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lí

Trang 18

NV THIẾT KẾ

TỔ LỤA

KT Thanh Toán

Tạp vụ, Cấp dưỡng Đội Bảo Vệ

Trang 19

2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận

 Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động trước Hội đồng thànhviên

 Phòng Hành chính – Kế toán: Tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động về tàichính – kế toán, công tác hạch toán, thống kê, lên bảng cân đối, báo cáo tài chính – kếtoán, thuế, tiêu thụ sản phẩm, theo dõi thu chi, thanh quyết toán và các vấn đề khác liênquan lĩnh vực tài chính – kế toán

 Phòng Sản xuất – Kinh doanh: Xây dựng chiến lược, kế hoạch, phát triển kinhdoanh cho Nhà máy Đồng thời, tổ chức, quản lý, theo dõi, điều hành hoạt động kinhdoanh; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các loại hợp đồng đã ký kết, việc đầu tưmua sắm, quản lý các loại tài sản đảm bảo đủ phục vụ cho yêu cầu công tác trên tinh thầntiết kiệm, tránh lãng phí không cần thiết; phối hợp các phòng chức năng, phân xưởng tạinhà máy về các vấn đề liên quan đến công tác sản xuất – kinh doanh

2.4.3 Tổ chức công tác kế toán tại nhà máy sản xuất bao bì giấy

2.4.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại nhà máy sản xuất bao bì giấy

Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán

Thủ

NL, PL

Thủ kho TP

Kế toán Thanh

Toán

Tạp vụ, Cấp dưỡng

Đội Bảo Vệ

Trang 20

2.4.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên

 Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán của đơn vị như: các sổcái, biểu mẫu ghi chép ban đầu của văn phòng Đồng thời là người xử lý cuối cùng vềcông tác tổng kết kế toán của các phòng ban, có trách nhiệm trong báo cáo quyết toáncủa đơn vị và là người thay mặt cho ban giám đốc giám sát các hoạt động tài chínhtheo đúng chế độ của Nhà nước và của Nhà máy

 Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các báo cáo, quyết toán các số liệu, ghi sổ cái vàlập báo cáo tài chính

 Kế toán thanh toán:

 Làm các thủ tục thu chi tiền phục vụ chi các hoạt động của nhà máy

 Theo dõi các loại vốn đi vay, các loại vốn có giá trị như tiền

 Lập các báo cáo thu chi hằng ngày và định kỳ

 Giữ các sổ có liên quan đến công tác thu chi vốn bằng tiền

 Kế toán hàng hóa: Theo dõi tình hình nhập, xuất hàng hóa và đối chiếu với thủkho vào cuối tháng

 Thủ kho NL, PL:

 Theo dõi hàng nhập, xuất, tồn kho và tính giá thành thực tế các loại hàng tồnkho

 Kiểm tra tình hình thực hiện giá bán hàng của nhà máy

 Tham gia các công việc có liên quan đến nhập, xuất, từng loại hàng hóa, cuối

kỳ xác định lại giá thực tế tồn kho chuyển qua kỳ sau

 Giữ các báo cáo sổ sách có liên quan

 Thủ quỹ:

 Bảo quản và thực hiện các nghiệp vụ phát sinh bằng tiền và chứng từ có giánhư: Vàng, bạc, đá quí, ngân phiếu…

 Gửi các sổ thu chi quỹ

 Lập báo cáo quỹ từng loại vốn bằng tiền theo quy định của nhà máy

 Tính và phân bổ tiền lương

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ phối hợp

Trang 21

2.4.3.3 Hình thức kế toán được áp dụng tại Nhà máy

Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm

Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VNĐ)

Phương pháp xác định hàng tồn kho: Nhập trước xuất trước

Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ

Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam QĐ 15/2006 –BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và các quyết định

Chính sách kế toán áp dụng: Phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Trích khấu hao theo đường thẳng

Hình thức kế toán đang áp dụng : hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán của nhàmáy và các đơn vị được thiết kế thống nhất bằng chương trình máy vi tính theo yêucầu quản lý nội bộ và yêu cầu quản lý của nhà nước

Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ, hình thức này được thiết kế trên phầnmềm

Kết cấu của tài khoản có 6 ký tự kiểu số được phân thành 3 cấp Tài khoản cấp

1 và 2 do nhà nước quy định; tài khoản cấp 3 có 2 ký tự số, được lập dựa trên tính chấttừng nhóm nghiệp vụ phát sinh và có tính chất đặc thù của hoạt động sản xuất kinhdoanh của nhà máy

Trang 22

Ghi chú:

Chứng từ kế toán

Bảng tổnghợp chứng

từ kế toáncùng loạiChứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợpchi tiết

Bảng cân đối sốphát sinh

Báo cáo tài chính

Hình 2.3 Sơ Đồ Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ

Sơ đồ 2.4 Sơ Đồ Hình Thức Kế Toán Đang Áp Dụng

Báo cáo tài chínhBáo cáo quản trị

Trang 23

: Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng

: Đối chiếu, kiểm tra

Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán, các bộ phận có liên quan sẽ tiếnhành nhập dữ liệu vào máy tính Các dữ liệu nhập vào được tự động cập nhật vào sổ kếtoán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết có liên quan

Cuối quý hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết, kế toán thực hiện khóa sổ và in raBCTC

Đồng thời, kế toán cũng in ra sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, đóngthành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay

Vi tính hóa công tác kế toán tại Nhà máy: Nhà máy sử dụng một phần mềm

kế toán được thiết kế trên Excell riêng, phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty

2.5 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển

2.5.1 Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi:

– Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh, hàng hoá sản xuất trongnước cho tiêu dùng và xuất khẩu càng đa dạng, phong phú… vì vậy, nhu cầu về bao bìngày càng lớn

– Với phương châm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, nângcao chất lượng sản phẩm không chỉ tạo cơ hội cho doanh nghiệp nắm vững và pháttriển thị trường

– Đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình trong công tác và trong lao động sảnxuất Từng bước có kinh nghiệm trong môi trường hoạt động của cơ chế thị trường.– Mạng lưới qui mô kinh doanh được mở rộng khắp các huyện thị xã, các tỉnhđồng bằng sông Cửu Long, ….Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ tương đối đồngđều, đoàn kết nội bộ tốt

Khó khăn:

Trang 24

– Hiện giá nguyên liệu tăng cao, doanh nghiệp không có để sản xuất vì nguồncung nguyên liệu trong nước gần như đã cạn kiệt.

– Kinh tế thị trường luôn bị cạnh tranh gay gắt, nhất là các đơn vị sản xuất tạithành phố Hồ Chí Minh và ở một số tỉnh khác

– Tình hình giá cả cạnh tranh cao, nhà máy lại có chức năng xuất nhập khẩu trựctiếp nên chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, hàng hóa, không chủ động được vềgiá cả các loại hàng ngoại nhập

– Chú trọng công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm các thị trường mới

– Tiếp tục phát huy năng lực sẵn có, có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhânviên chức để nâng cao trình độ quản lý, năng suất và chất lượng lao động

– Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp để chủ động nguồn nguyên liệu,hàng hóa

– Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, trao đổi mua bán với tất cả các đối tác hiện có

và tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới

Trang 25

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Chi phí sản xuất

3.1.1 Khái niệm

CPSX là biểu hiện bằng tiền toàn bộ lao động vật hóa và lao động sống đã phátsinh trong quá trình hoạt động của DN trong một kỳ kế toán

3.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí được xem là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lýSXKD, đồng thời phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp CPSX và kiểm soát chặtchẽ các loại CPSX phát sinh phải tiến hành phân loại chi phí

- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí (theo nội dung kinh tế):

Theo cách phân loại này thì các CPSX có cùng nội dung kinh tế được xếp chung vào

một yếu tố, bất kể là nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để SX SP gì Gồm 5 yếu tố:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu

+ Chi phí nhân công

+ Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác

- Phân loại theo khoản mục (theo công kinh tế và địa điểm phát sinh): Theo

cách phân loại này thì CPSX được xếp thành một khoản mục nhất định có công dụngkinh tế khác nhau để phục vụ cho nhu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực

hiện kế hoạch giá thành Gồm 3 khoản mục:

+ Chi phí NVL trực tiếp: Gồm toàn bộ các chi phí về nguyên liệu, vật liệu

chính, vật liệu phụ tham gia trực tiếp vào việc SX, chế tạo SP

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương, các khoản chi

phí được tính theo tỉ lệ tiền lương của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạoSP

+ Chi phí sản xuất chung: Gồm những CPSX còn lại, trong phạm vi phân

xưởng sản xuất (ngoài CP NVLTT và CP NCTT)

Trang 26

3.1.3 Đặc điểm của chi phí sản xuất

CPSX mang tính khách quan, không phụ thuộc vào chế độ chính trị, xã hộihoặc người quản lý mà phụ thuộc vào bản chất của CPSX phát sinh CPSX có các đặcđiểm: vận động, thay đổi không ngừng thì quá trình SX là quá trình liên tục mà SX thìđưa đến chi phí mang tính đa dạng, phức tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp củangành nghề SX, quy trình SX

3.2 Giá thành sản phẩm

3.2.1 Khái niệm

Là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vậthóa thực tế phát sinh trong quá trình SX gắn liền với khối lượng công việc, SP hoànthành

3.2.2 Đặc điểm của giá thành SP

Là một đại lượng xác định, biểu hiện mối liên hệ giữa hai đại lượng là CPSX đã

3.3.2 Đối tượng tính giá thành

Là khối lượng SP, dịch vụ hoàn thành nhất định mà DN cần tính giá thành vàgiá thành đơn vị SP

3.3.3 Kỳ tính giá thành

Là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí để tính tổng giáthành, giá thành đơn vị, kết quả hoàn thành Kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý,năm

3.4 Trình tự hạch toán

Quá trình kế toán CPSX và tính giá thành SP gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: CPSX sinh được tập hợp theo yếu tố chi phí và phân tích theo đốitượng hạch toán chi phí

Giai đoạn 2: Tính giá thành SP dựa trên các số liệu của việc tập hợp chi phí

3.4.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp

Trang 27

3.4.1.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán

CP NVLTT bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ vànhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất SP

Chứng từ sử dụng:

Phiếu xuất khoPhiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

Phương pháp phân bổ chi phí NVL trực tiếp:

 Phân bổ theo định mức chi phí NVL trực tiếp

 Phân bổ theo tỷ lệ trọng lượng sản phẩm

3.4.1.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán tổng hợp sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” để

phản ánh chi phí NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong kỳ

TK 621 Bên Nợ

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu

xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản

xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ

trong kỳ hạch toán

Bên Có

- K/c trị giá NL, VL thực tế sửdụng cho SXKD trong kỳ vào TK 154

"Chi phí SXKDDD" hoặc TK 631 "Giáthành SX” và chi tiết cho các đối tượng

để tính giá thành SP, dịch vụ

- K/c CP NVLTT vượt trên mứcbình thường vào TK 632 "GVHB”

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu sửdụng không hết được nhập lại kho

Tài khoản 621 “CP NVLTT” không có số dư cuối kỳ

Trang 28

3.4.1.3 Sơ đồ tài khoản tổng hợp

3.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

3.4.2.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán

CP NCTT bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sảnphẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao độngthuê ngoài theo từng loại công việc, như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp ,các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ)

Chứng từ sử dụng:

Bảng chấm côngĐơn xin nghỉ phép

lại khoT/hợp NVL mua về sử

dụng ngay không qua kho

Khi xuất kho nguyênliệu, vật liệu cho SX

thành SX (KKĐK)

TK 154Cuối kỳ k/c sang TKtính giá thành (KKTX)

TK 632Cuối kỳ k/c CP

NVLTT vượt mức

Trang 29

TK 622 Bên Nợ

- CP NCTT tham gia quá trình

SX SP, thực hiện dịch vụ gồm: tiền

lương, tiền công lao động và các khoản

trích trên tiền lương, tiền công theo quy

TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” không có số dư cuối kỳ

3.4.2.3 Sơ đồ tài khoản tổng hợp

3.4.3 Kế toán CP SXC

3.4.3.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán

CP SXC phản ánh CP phục vụ SX, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng,

bộ phận, đội, công trường, phục vụ SX SP, thực hiện dịch vụ CP SXC gồm: CPnhân viên phân xưởng, CP vật liệu, CCDC, KH TSCĐ, CP dịch vụ mua ngoài, CPbằng tiền khác

Chứng từ sử dụng:

Hóa đơn điện, nước, điện thoạiBảng khấu hao chi phí khấu hao TSCĐPhiếu chi, …

NCTT vượt mức

Trang 30

 Phân bổ theo định mức CP SXC

 Phân bổ theo CP NVLTT

 Phân bổ theo tỷ lệ tiền lương nhân công trực tiếp

3.4.3.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán tổng hợp sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” để phản ánh chi

phí sản xuất chung trong kỳ

TK 627 Bên Nợ

- Các chi phí sản xuất chung

trong kỳ

Bên Có

- Các khoản ghi giảm CP SXC

- CP SXC cố định không phân bổđược ghi nhận vào bên Nợ TK 632

TK 627 “Chi phí sản xuất chung” không có số dư cuối kỳ

TK 627 “Chi phí sản xuất chung” có 6 tài khoản cấp 2:

1 TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng

2 TK 6272 – Chi phí vật liệu

3 TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất

4 TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ

5 TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

6 TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác

3.4.3.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1/ Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên

của phân xưởng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, độisản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK 334 – Phải trả người lao động

Trang 31

2/ Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên

tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6272)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu+ Khi xuất CCDC sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộphận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 153 – Công cụ dụng cụ+ Khi xuất CCDC sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng, bộphận, tổ, đội sản xuất, phải phân bổ dần, kế toán ghi:

Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 153 – Công cụ dụng cụ+ Khi phân bổ giá trị CCDC vào CP SXC, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

4/ Trích KH MMTB, nhà xưởng SX, thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội SX,

ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

5/ CP điện, nước, điện thoại, thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội SX, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6278)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111,112,331,

Trang 32

6/ Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước hoặc phân bổ dần đã chi về chi

phí SCL TSCĐ thuộc phân xưởng, tính vào CP SXC:

+ Khi trích trước hoặc phân bổ số đã chi về CP sửa chữa lớn TSCĐ, kế toánghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Có các TK 142, 242, 335+ Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, kế toán ghi:

7/ Trường hợp DN có TSCĐ cho thuê hoạt động, khi phát sinh CP liên quan

đến TSCĐ cho thuê hoạt động:

+ Khi phát sinh các CP trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 627 – CP SXC (Nếu phát sinh nhỏ ghi nhận ngay vào CP trongkỳ)

Nợ các TK 142, 242 (Nếu phát sinh lớn phải phân bổ dần)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,

+ Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD,ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt

động)+ Định kỳ, phân bổ số CP trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động(Nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động, kế toánghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn

Trang 33

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

8/ Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả và đã trả ngay lãi tiền vay, nếu

lãi tiền vay được vốn hóa cho tài sản SXDD, khi trả lãi tiền vay, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Tài sản đang sản xuất dở dang)

Có TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)

9/ Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả nhưng chưa trả, nếu lãi tiền

vay được vốn hóa cho tài sản SXDD thì số tiền lãi vay phải trả, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả (Lãi tiền vay phải trả)

10/ Khi trả trước lãi tiền vay dùng cho sản xuất tài sản dở dang, kế toán ghi:

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

12/ Cuối kỳ, căn cứ vào Bảng phân bổ CP SXC để kết chuyển hoặc phân bổ CP

SXC vào các TK có liên quan cho từng SP, nhóm SP, dịch vụ theo tiêu thức phù hợp:

Nợ TK 154 – CP SXKDDD (Đối với DN áp dụng PP KKTX)

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (Đối với DN áp dụng PP KKĐK)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (CP SXC cố định không phân bổ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

3.5 Tổng hợp chi phí sản xuất

Kế toán tổng hợp sử dụng TK 154 “Chi phí SXKDDD” để tập hợp CPSX phát

sinh trong kỳ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX trong hạch toán HTK

Trang 34

TK 154 Bên Nợ

- Các CP NVLTT, CP NCTT,

CP sử dụng máy thi công, CPSXC phát

sinh rong kỳ liên quan đến SX và CP

thực hiện dịch vụ

- Các CP phát sinh trong kỳ liên

quan đến giá thành SP xây lắp theo giá

- CP thực tế của khối lượng lao

vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp chokhách hàng

- Kết chuyển CP SXKDDD đầu

kỳ (Phương pháp KKĐK)

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX:

1/ Cuối kỳ, kế toán k/c CP NVLTT theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần CP NVL vượt trên mức bình

thường)

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

2/ Cuối kỳ, kế toán k/c CP NCTT theo từng đối tượng tập hợp chi phí, kế toán

ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần CP NC vượt trên mức bình

thường)

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

3/ Trường hợp mức SP thực tế SX ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường

thì cuối kỳ, kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ CP SXC(CP SXC biến đổi và CP SXC cố định) cho từng đối tượng tập hợp chi phí, kế toánghi:

Trang 35

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

4/ Trường hợp mức SP thực tế SX ra thấp hơn công suất bình thường thì kế

toán phải tính và xác định CP SXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn

vị SP theo mức công suất bình thường Khoản CP SXC cố định không phân bổ đượcghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632 – GVHB (Phần CP SXC không phân bổ vào giá thành SP)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

5/ Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, kế toán

ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

6/ Trị giá SP không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại SP phải bồi thường,

ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

7/ Đối với đơn vị có chu kỳ SXKD dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển CP

NVLTT, CP NCTT và CP SXC sang TK 154, khi xác định được CP NVL, CP NCTTvượt trên mức bình thường và CP SXC cố định không tính vào giá thành SP, kế toánphản ánh CP NVL, CP NCTT vượt trên mức bình thường và CP SXC cố định khôngphân bổ (không được tính vào trị giá HTK) mà phải tính vào GVHB của kỳ kế toán, kếtoán ghi:

Trang 36

9/ Trường hợp SP sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà giao thẳng cho

người mua hàng (Sản phẩm điện, nước…), kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK:

1/ Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định giá trị thực tế

CP SXKDDD và thực hiện việc kết chuyển, kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 631 – Giá thành sản xuất

2/ Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế SXKDDD, kế toán ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

3.6 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

SPDD là những SP chưa hoàn thành đầy đủ các quá trình công nghệ chế tạo SPhoặc những SP hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra chất lượng Xác định số lượngSPDD phải qua công tác kiểm kê và sau đó việc đánh giá SP dở dang là một công việckhông thể thiếu được của công tác hạch toán CP SX và tính giá thành SP

Các phương pháp đánh giá SPDD thường được áp dụng:

PP ước tính sản lượng tương đương: Theo PP này kế toán sẽ căn cứ vào số

lượng và mức độ hoàn thành là bao nhiêu phần trăm (%) để quy đổi SP dở dang ra SPhoàn thành tương đương sau đó tiến hành phân bổ từng loại CP cho SPDD để xác địnhgiá trị của nó theo nguyên tắc:

+ CP NVLTT được phân bổ đều cho những SP đã chế tạo không phân biệt đãhoàn thành hay chưa

+ Các CP chế biến thì phân bổ theo số lượng SP hoàn thành tương đương.Công thức tính:

Số lượng SPhoàn thành trong

Số lượng SP dởdangCK quy đổithành SP hoànthành

Trang 37

Trong đó:

Số lượng SP dở dang CK

quy đổi thành SP hoàn

thành = Số lượng SP dở dangcủa kỳ x

Tỷ lệ hoàn thànhđược xác địnhHoặc:

PP đánh giá 50% CP chế biến: Thực chất cũng là PP ước tính sản lượng

tương đương PP này chỉ nên áp dụng với những DN vào thời điểm cuối kỳ SPDD đãthực hiện được 50% quy trình công nghệ kỹ thuật SX SP

PP đánh giá theo CP NVLTT: PP này vận dụng phù hợp cho những DN mà

trong cấu thành của Z SP thì CP NVLTT chiếm tỷ trọng lớn và mức độ SPDD đồngđều giữa các kỳ SX

Giá trị SPDD chỉ tính CP NVLTT còn các CP khác tính hết cho SP hoàn thành,đồng thời coi CP NVLTT dùng cho đơn vị SP hoàn thành và đơn vị SPDD là nhưnhau

SP dởdangCK

Số lượng SP hoànthành trong kỳ + Số lượng SP dở dang CK

PP đánh giá theo Z định mức hay Z kế hoạch: PP này vận dụng phù hợp cho

những DN có xây dựng Z định mức hay Z kế hoạch

Đặc điểm của phương pháp này là CP NVLTT, CP NCTT và chi CP SXC củaSPDD được xác định căn cứ vào định mức CP hay CP kế hoạch

3.7 Kế toán thiệt hại trong sản xuất

3.7.1 Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng

Là SP không thỏa mãn các tiêu chuẩn về chất lượng về đặc điểm kỹ thuật đã

quy định Có 2 loại sản phẩm hỏng:

Trang 38

SP hỏng có thể sửa chữa được: Xét về mặt kỹ thuật thì SP này có thể sửa chữa

được, đồng thời xét về mặt kinh tế thì CP sửa chữa cho SP này nhỏ hơn CP chế tạo ranó

SP hỏng không thể sửa chữa được: Xét về mặt kỹ thuật thì SP này không thể

sửa chữa được hoặc cũng có thể sửa chữa được nhưng xét về mặt kinh tế thì CP sửachữa cho SP này lớn hơn CP đã chế tạo ra nó Vì vậy nếu có thu hồi thì được xem làphế liệu và giá trị phế liệu thu hồi được phép ghi giảm giá thành SP

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được:

1/ Khi đưa sản phẩm đi sửa chữa và phát sinh chi phí, kế toán ghi:

4/ Nếu SP hỏng đã nhập lại kho, khi xuất kho để sửa chữa, kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632 – GVHB (trường hợp hạch toán HTK theo PP KKĐK)

Có TK 155 – Thành phẩm

Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được:

Khi đánh giá phế liệu thu hồi và tính khoản thiệt hại thực tế, kế toán ghi:

Nợ TK 152 – Phế liệu thu hồi

Nợ TK 138 – Bắt bồi thường

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Trang 39

3.7.2 Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất

Là những khoản thiệt hại do ngừng SX bởi các nguyên nhân khách quan hoặc

chủ quan, có 2 loại:

Ngừng sản xuất có kế hoạch: Vì lý do thời vụ hoặc sửa chữa tài sản.

1/ Trích trước chi phí ngừng SX, kế toán ghi:

Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc do

năng lực điều hành yếu kém

1/ Khi các khoản chi phí phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK 111, 334, 338

2/ Khi nhận được các khoản bồi thường thiệt hại do cá nhân, tổ chức hoặc cơ

quan bảo hiểm bồi thường (nếu có), kế toán ghi:

có thể lựa chọn phương pháp tính Z thích hợp

3.8.1 Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn)

Là PP tính giá thành SP áp dụng cho những DN có quy trình SX đơn giản.Công thức tính:

Z toàn bộ SP

trong kỳ =

CPSX dởdang ĐK +

CPSXphát sinhtrong kỳ

-CPSX

dở dangCK

-Phế liệuthu hồi(nếu có)

Trang 40

Z đơn vị SP = Z toàn bộ SP trong kỳ

Số lượng SP hoàn thành trong kỳ

3.8.2 Phương pháp hệ số

PP này được áp dụng trong trường hợp cùng một quá trình SX cho ra nhiều SPhoặc nhiều phẩm cấp SP Để tính Z từng loại, từng phẩm cấp trước hết cần căn cứ vàotiêu chuẩn điều kiện kỹ thuật, quy cách SP để xác định hệ số cho từng yếu tố CP nhằmxác định SP cho từng SP hoặc từng phẩm cấp

Đối tượng hạch toán CPSX là nhóm SP, đối tượng tính Z là từng loại SP

Công thức tính:

Z đơn vị SP

Tổng Z của các loại SP chuẩn hoàn thành trong kỳ

Tổng SP chuẩn hoàn thành trong kỳ

3.8.3 Phương pháp tỷ lệ

PP này cũng được áp dụng trong trường hợp cùng một quá trình SX cho ranhiều SP hoặc nhiều phẩm cấp SP nhưng giữa các loại SP chính lại không xác lậpđược hệ số quy đổi Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khácnhau: Z kế hoạch, CP NVLTT, trọng lượng SP, thông thường sử dụng Z kế hoạch(hoặc Z định mức)

Công thức tính:

Tỷ lệ = Tổng Z thực tế của các loại SP hoàn thành trong kỳ

Tổng Z kế hoạch (hoặc định mức) của các loại SP

3.8.4 Phương pháp loại trừ chi phí

Quá trình SX vừa thu được SP chính vừa thu được SP phụ, để tính Z SP chínhthì lấy tổng CP trừ giá trị SP phụ Giá trị SP phụ thường căn cứ vào giá có thể tiêu thụđược trên thị trường

3.8.5 Phương pháp đơn đặt hàng

Từng đơn đặt hàng là đối tượng hạch toán CPSX và cũng là đối tượng tính Z

SP, Z của từng đơn đặt hàng là toàn bộ CP phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện chođến lúc hoàn thành đơn đặt hàng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thỏa thuận tronghợp đồng

Ngày đăng: 28/02/2019, 11:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w