pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại

85 471 1
pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

jj TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT …… LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 (2011-2015) ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh Lê Trí Thức Bộ môn: Luật Thương mại MSSV: 5116028 Lớp: Luật Thương Mại 2 Cần Thơ, tháng 12/2014 jj TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT …… LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 (2011-2015) ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh Lê Trí Thức Bộ môn: Luật Thương mại MSSV: 5116028 Lớp: Luật Thương Mại 2 Cần Thơ, tháng 12/2014 jj LỜI CẢM ƠN ********* Vậy là bốn năm đại học cũng sắp trôi qua, giờ đây khi sắp hoàn thành Luận văn tốt nghiệp ra trường, người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Cần thơ cùng tất cả quý Thầy, Cô Khoa Luật đã hết lòng dìu dắt, dạy bảo, để người viết có những kiến thức cơ bản nhất về Luật học cũng như những kỹ năng sống cần thiết làm hành trang bước vào đời. Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Lê Huỳnh Phƣơng Chinh đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ người viết suốt quá trình nghiên cứu thời gian qua để hoàn thành bài Luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây, con xin gửi lời cảm ơn đến Cha, mẹ – những người luôn là chổ dựa vững chắc và tạo mọi điều kiện cho con được học tập đến ngày hôm nay, cùng tất cả người thân, bạn bè đã động viên tinh thần giúp đỡ người viết trong suốt thời gian qua. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do nhiều điều kiện khách quan và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, người viết rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô. Một lần nữa, người viết xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy, Cô nhiều sức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc sống. Cần Thơ, ngày…. Tháng…. năm 2014 Người viết Lê Trí Thức jj NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN  …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………… jj NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………… jj DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  o BTT: Bao thanh toán o NHNN: Ngân hàng Nhà nước o NHTM: Ngân hàng thương mại o TCTD: Tổ chức tín dụng o TMCP: Thương mại cổ phần jj MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2 5. Bố cục luận văn .......................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................................................ 4 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động bao thanh toán ........................... 4 1.1.1. Lịch sử hình thành hoạt động bao thanh toán trên thế giới .......................... 4 1.1.2. Quá trình phát triển quy định pháp luật của Việt Nam về hoạt động bao thanh toán ........................................................................................................... 5 1.2. Khái niệm hoạt động bao thanh toán................................................................. 6 1.2.1. Theo Công ước Unidroit về bao thanh toán quốc tế 1988 (Công ước OTAWA năm 1988) ............................................................................................. 6 1.2.2. Theo Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI) ................................................ 7 1.2.3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam ......................................................... 7 1.3. Phân loại các hoạt động bao thanh toán .......................................................... 11 1.3.1. Phân loại theo phạm vi thực hiện ................................................................ 11 1.3.1.1. Bao thanh toán trong nước ................................................................... 12 1.3.1.2. Bao thanh toán quốc tế ......................................................................... 13 1.3.2. Phân loại theo tính chất hoàn trả của các khoản nợ .................................. 13 1.3.2.1. Bao thanh toán có quyền truy đòi ........................................................ 13 1.3.2.2. Bao thanh toán không có quyền truy đòi ............................................. 13 1.3.3. Phân loại theo phương thức bao thanh toán ............................................... 14 1.3.3.1. Bao thanh toán từng lần ....................................................................... 14 1.3.3.2. Bao thanh toán theo hạn mức............................................................... 15 1.3.3.3. Đồng bao thanh toán ............................................................................ 15 1.4. Phân biệt bao thanh toán với một số hình thức cấp tín dụng khác của ngân hàng thƣơng mại ................................................................................................... 16 jj 1.4.1. Phân biệt bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng ...................................... 16 1.4.2. Phân biệt bao thanh toán và chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác ............................................................................................................. 19 CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................ 22 2.1. Quy định pháp luật về chủ thể của quan hệ bao thanh toán ......................... 22 2.1.1. Bên bao thanh toán ..................................................................................... 22 2.1.1.1. Quy định pháp luật về điều kiện để được thực hiện hoạt động bao thanh toán .................................................................................................... 22 2.1.1.2. Quyền của bên bao thanh toán ............................................................. 28 2.1.1.3. Nghĩa vụ của bên bao thanh toán ......................................................... 30 2.1.2. Bên được bao thanh toán ............................................................................ 31 2.1.2.1. Điều kiện chủ thể của bên được bao thanh toán .................................. 31 2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên được bao thanh toán ................................ 33 2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba – bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ . 34 2.2. Quy định pháp luật về đối tƣợng của hoạt động bao thanh toán ................. 36 2.2.1. Các khoản phải thu được bao thanh toán ................................................... 36 2.2.2. Các khoản phải trả được bao thanh toán ..................................................... 38 2.3. Nguyên tắc thực hiện hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại . ............................................................................................................................. 39 2.4. Quy định pháp luật về quy trình thực hiện bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................................ 41 2.4.1. Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước ......................................... 41 2.4.2. Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế................................................ 45 2.5. Quy định pháp luật về lãi, phí trong hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại ................................................................................................... 48 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN .................... 51 3.1. Thực trạng về hoạt động bao thanh toán ở các ngân hàng thƣơng mại hiện nay .......................................................................................................................... 51 3.1.1. Thực trạng chung về doanh thu từ hoạt động bao thanh toán ở các ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................... 51 jj 3.1.2. Thực trạng sự phát triển về số lượng các đơn vị bao thanh toán tại Việt Nam ................................................................................................................... 52 3.1.3. Một số khó khăn khi thực hiện hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại ........................................................................................................ 55 3.1.3.1. Khung pháp lý còn nhiều bất cập ......................................................... 55 3.1.3.2. Những hạn chế từ phía bên bao thanh toán.......................................... 58 3.1.3.3. Những khó khăn tồn tại từ phía các doanh nghiệp .............................. 59 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam ................................................................................................................ 60 3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán .......................... 60 3.2.2. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng ....................................... 62 3.2.3. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển hoạt động bao thanh toán ................................................................................................................... 63 3.2.4. Mở rộng các mối quan hệ đại lý và đa dạng hóa sản phẩm bao thanh toán của các ngân hàng thương mại ......................................................................... 63 3.2.5. Các ngân hàng thương mại nên thành lập phòng, bộ phận chuyên trách thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.................................................................. 65 3.2.6. Kiến nghị thành lập Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam ............................. 65 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại LỜI NÓI ĐẦU …… 1. Lý do chọn đề tài Trong các hoạt động ngân hàng của NHTM, ngoài hai hoạt động chủ yếu và được thực hiện thường xuyên là nhận tiền gửi và cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, thì BTT được xem là một hoạt động tương đối mới mẽ nhưng mang lại nhiều lợi ích, tạo nên lợi thế cho NHTM trong bối cảnh thị trường tài chính đầy sức cạnh tranh như hiện nay. BTT được chính thức triển khai tại các NHTM vào đầu năm 2005, ngay sau khi có Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về ban hành Quy chế hoạt động BTT. Sau khoảng 10 năm tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam, BTT đã cho thấy những ưu thế của mình so với các công cụ tài chính khác, cụ thể là: Thứ nhất, với bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sẽ giải quyết nhu cầu vốn sớm hơn trong các hợp đồng bán hàng trả chậm, qua đó giảm tỷ lệ nợ khó đòi và rủi ro không thanh toán từ bên mua hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý sổ sách, từ đó nhanh chóng tạo lợi thế kinh doanh trên thị trường; thứ hai, với bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ sẽ được tài trợ vốn ứng trước cho việc mua hàng chả chậm, không cần tốn nhiều thời gian và chi phí cho thủ tục mở L/C trong các hợp đồng nhập khẩu; thứ ba, với đơn vị BTT, việc thực hiện BTT sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng doanh thu, có điều kiện để thẩm định và mở rộng khách hàng, mở rộng quan hệ đại lý ngoài nước với việc thực hiện hợp đồng BTT quốc tế. Tuy nhiên, thực tế sau khoảng thời gian BTT được triển khai hoạt động thì hoạt động này đã bộc lộ nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do những thiếu sót từ quy định pháp luật, bên cạnh đó là các NHTM còn luôn ưu tiên cho các hoạt động truyền thống mà chưa có sự quan tâm thích đáng cho hình thức cấp tín dụng còn mới này và tâm lý còn e dè sử dụng dịch vụ BTT của các doanh nghiệp. Từ thực tế trên, đòi hỏi cần có một khung pháp luật hoàn chỉnh hơn quy định rõ ràng về hoạt động BTT. Có như vậy, các NHTM sẽ yên tâm và vững chắc về mặt pháp lý hơn trong việc thực hiện các hợp đồng BTT với khách hàng, qua đó không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ BTT. Chính điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc nhiều và hiểu rõ hơn về những lợi ích mà BTT mang lại. Qua đó, tạo điều kiện cho hoạt động BTT ngày càng phát huy thế mạnh trong thị trường tài chính. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 1 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài: “Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu những quy định của pháp luật về hoạt động BTT của NHTM để từ đó có thể thấy được những bất cập còn tồn tại khi thực tế triển khai hoạt động này tại Việt Nam. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục khó khăn cho NHTM khi thực hiện BTT, tạo điều kiện cho BTT được mở rộng và phát triển trong thị trường tài chính của Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi khái niệm về BTT theo thông lệ quốc tế và khái niệm BTT theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Người viết tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp về hoạt động BTT, các văn bản pháp luật có liên quan cho việc giải thích về khái niệm, về điều kiện chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ BTT; quy định về đối tượng, nguyên tắc của hoạt động BTT; quy trình thực hiện BTT và các quy định về lãi, phí trong hoạt động BTT. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích luật viết để phân tích, nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo khía cạnh pháp luật; phương pháp so sánh giữa hoạt động BTT với các hình thức cấp tín dụng khác; phương pháp phân tích số liệu thống kê và để tạo sự dễ dàng cho người đọc, người viết còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, đối chiếu để phân tích, chứng minh, giải thích vấn đề. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng phương pháp phù hợp để hiểu rõ từng vấn đề trong luận văn. 5. Bố cục luận văn Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Khái quát chung về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại. Trong chương này, người viết sẽ trình bày lịch sử hình thành và phát triển hoạt động BTT, các khái niệm về BTT theo thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam, phân loại các hình thức BTT. Qua đó, có sự so sánh giữa BTT với các hình thức cấp tín dụng khác là bảo lãnh ngân hàng và chiết khấu giấy tờ có giá. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 2 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Quy định pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại. Nội dung chương này, người viết trình bày những quy định pháp luật điều chỉnh về điều kiện chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ BTT, đối tượng, nguyên tắc của hoạt động BTT, quy trình thực hiện BTT cũng như các quy định về lãi và phí trong hợp đồng BTT giữa các bên. Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động bao thanh toán ở các ngân hàng thƣơng mại và một số định hƣớng hoàn thiện. Đây là chương mà người viết sẽ trình bày về thực trạng hoạt động BTT của NHTM, những khó khăn mà NHTM gặp phải khi thực hiện BTT, trong đó có một phần đến từ bất cập từ những quy định pháp luật hiện hành. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, khắc phục khó khăn và góp phần đưa BTT phát triển tại các NHTM của Việt Nam. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 3 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở chương này, người viết tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của hoạt động BTT để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp tục tìm hiểu ở các chương sau. Bao gồm các vấn đề về lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động BTT, khái niệm và giới thiệu một số hình thức BTT thông qua việc phân loại các hoạt động BTT. Trên cơ sở đó, người viết cũng trình bày việc phân biệt BTT với một số loại hình cấp tín dụng khác để làm rõ hơn bản chất của hoạt động này. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động bao thanh toán 1.1.1. Lịch sử hình thành hoạt động bao thanh toán trên thế giới Sự phát triển đầu tiên của BTT được ghi nhận tại Mỹ từ thể kỷ XVIII. Thời gian này, bông, da và gỗ được sản xuất tại Mỹ và đưa về châu Âu. Nếu các thương nhân của Mỹ muốn sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại của thế kỷ này, họ phải đệ trình hồ sơ đến ngân hàng và chờ ngân hàng thu được tiền từ người mua ở châu Âu trước khi trả tiền cho họ. Quá trình này rất mất thời gian và không hữu ích đối với các bên liên quan. Vì vậy, các chủ ngân hàng ở châu Âu đã ứng trước cho những thương nhân Mỹ dựa trên các khoản phải trả của khách hàng và ngân hàng sẽ đứng ra thu hộ các khoản thu này. Điều này giúp các thương nhân Mỹ tiếp tục thu mua hàng hóa mà không phải chịu gánh nặng từ việc chờ tiền thanh toán từ các khách hàng ở châu Âu. Nước Mỹ cũng là nơi phát minh ra rất nhiều công cụ tài chính, từ thế kỷ 19, các hoạt động BTT đã diễn ra khá sôi động trong ngành dệt may.1 Tuy nhiên, hoạt động BTT chỉ trở thành một loại hình dịch vụ tài chính phổ biến ở nhiều quốc gia kể từ những năm 1960 và cũng trong khoảng thời gian này, Hiệp hội BTT quốc tế (Factor Chain International_FCI) đã được thành lập (1968). Đồng thời với quá trình này, nhiều nổ lực nhằm tập hợp và thống nhất các nguyên tắc, tập quán, luật lệ chung cho hoạt động BTT đã được thực hiện. Công ước UNIDROIT về BTT quốc tế năm 1988 (hay còn gọi là Công ước Ottawa năm 1988), Luật mẫu của Uncitral về chuyển nhượng các khoản phải thu, các quy định chung của Hiệp hội BTT quốc tế 1 Đặng Thị Nhàn, Cẩm nang về nghiệp vụ BTT factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê, năm 2007, trang 16-17 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 4 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh pháp lý của quan hệ BTT. Với sự phát triển của mình, BTT được xem như là một giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và trở thành một nghiệp vụ mang lại hiệu quả kinh doanh cao trong các ngân hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới. 1.1.2. Quá trình phát triển quy định pháp luật của Việt Nam về hoạt động bao thanh toán Ở Việt Nam, nghiệp vụ BTT bắt đầu xuất hiện từ năm 1990 nhưng chưa có điều kiện phát triển. Hoạt động BTT đã từng được các TCTD thực hiện nhưng chủ yếu dưới hình thức của một hợp đồng tín dụng do pháp luật ngân hàng chưa có quy định cụ thể về hoạt động này, trong khi lại bắt buộc cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản. Điều đó khiến các TCTD còn dè dặt với loại hình này. Để tạo khung pháp lý cho hoạt động BTT nhằm đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, tuân thủ cam kết của Việt Nam về hoạt động BTT trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, đặc biệt sau khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004, cho phép TCTD được tự quyết định cho vay hay cấp tín dụng nói chung trên cơ sở có bảo đảm hay không có bảo đảm bằng tài sản. Tháng 9/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số 1096/2004QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Quy chế hoạt động BTT). Quyết định này có ý nghĩa như là một bước mở đường cho sự phát triển của nghiệp vụ BTT tại Việt Nam.2 Vào thời điểm cuối năm 2004, đầu năm 2005 diễn ra rất nhiều cuộc hội thảo, báo cáo và quảng bá về dịch vụ này như hội thảo về BTT do ngân hàng FENB của Mỹ tổ chức vào ngày 23/9/2004 nhằm giới thiệu và vận động tham gia cung cấp dịch vụ của một số ngân hàng TMCP (Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank)…). Hội thảo về BTT tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 07/3/2005 với sự tham dự của đại diện các NHTM tại Việt Nam và các đại diện của Hiệp hội BTT quốc tế.3 Mặc dù vậy, BTT vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp trong hoạt động phát triển kinh doanh của mình mà một trong những nguyên nhân là sự thiếu sót từ những quy định của pháp luật. Với tình hình trên, cùng với sự phát triển của các giao dịch kinh tế và xu 2 3 http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/08/93525/ http://bantinsom.com/bts1524/Bao-thanh-toan-factoring-mot-hinh-thuc-tin-dung-moi-tai-Viet-Nam.html GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 5 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại hướng đa dạng hóa công cụ tài chính diễn ra trong thời gian qua mà vì thế, Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động BTT (ban hành kèm theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 của NHNN) được ban hành. Quyết định này như là một bước tiến mới từ quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện cho BTT có thể khẳng định vị thế của mình là một công cụ tài chính đắc lực của nền kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động BTT đòi hỏi cần có một văn bản pháp lý cao hơn điều chỉnh hoạt động này, để cụ thể hóa điều đó thì khái niệm BTT được chính thức ghi nhận tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (có hiệu lực ngày 01/01/2011). Từ những bước tiến mới của quy định pháp luật về hoạt động BTT, có thể thấy tương lai phát triển nghiệp vụ này, đặc biệt đối với các NHTM, là không hề nhỏ bởi nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, sự cần thiết đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của NHTM và cũng như Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng để phát triển BTT. 1.2. Khái niệm hoạt động bao thanh toán Thuật ngữ BTT thường được mô tả là việc chuyển nhượng các khoản phải thu thương mại của người bán cho tổ chức BTT. Nhưng với lịch sử lâu đời nên định nghĩa về hoạt động BTT cũng rất đa dạng. 1.2.1. Theo Công ƣớc Unidroit về bao thanh toán quốc tế 1988 (Công ƣớc OTAWA năm 1988) Theo Điều 1 Công ước Ottawa 19884 về BTT quốc tế, BTT là một hoạt động được tiến hành trên cơ sở hợp đồng BTT giao kết giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và đơn vị BTT, là một dạng tài trợ bằng việc mua các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng theo đó tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau: tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ của các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng. Theo Công ước này thì đơn vị BTT chỉ tài trợ cho nhà cung ứng (bên bán hàng) bằng cách mua lại các khoản nợ ngắn hạn dựa trên hợp đồng BTT, theo đó bên bán hàng hóa sẽ chuyển giao cho bên BTT các khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa bên bán và bên mua (con nợ), trừ các hợp đồng nhằm 4 Công ước được soạn thảo bởi Ủy ban Luật thống nhất quốc tế và hiện có khoảng hơn 70 nước tham gia GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 6 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại mục đích tiêu dùng cho cá nhân, hộ gia đình và đơn vị BTT có được quyền thu nợ tiền hàng từ người mua một cách hợp pháp. Theo đó, quan hệ giữa đơn vị BTT và người mua hàng trở thành quan hệ giữa chủ nợ và con nợ. Bên mua hàng phải được thông báo chính thức bằng văn bản về việc khoản phải thu đã được BTT. 1.2.2. Theo Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI) Theo Hiệp hội BTT quốc tế, BTT là một loại hình dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ. Đó là một sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp dịch vụ BTT với người cung ứng hàng hóa dịch vụ hay còn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa. Theo như thỏa thuận, đơn vị BTT sẽ mua lại các khoản phải thu của người bán (thường là không truy đòi) dựa trên khả năng trả nợ của người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa hay còn gọi là con nợ trong quan hệ tín dụng. Xét về nội dung thì đây có thể xem là hoạt động mua bán quyền đòi nợ. Như vậy nếu là trường hợp áp dụng điều kiện có truy đòi thì nó trở thành tài trợ tín dụng.5 Tuy có những điểm khác nhau về định nghĩa BTT giữa Công ước Unidroit 1988 và Hiệp hội BTT quốc tế nhưng chúng cũng có điểm thống nhất rằng: BTT là một hình thức cung cấp cho người bán ba yếu tố dịch vụ rất quan trọng: tài trợ vốn lưu động, thu nợ tiền thanh toán từ người mua hàng và đảm bảo rủi ro không thanh toán. Theo đó, người bán chuyển nhượng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho tổ chức BTT. Khi thực hiện hai dịch vụ đầu tiên thì quan hệ giữa người BTT và người được BTT là quan hệ tài trợ cho vay và nếu người BTT cam kết gánh chịu rủi ro do không thu được nợ thì mối quan hệ này là mua bán nợ. 1.2.3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam Pháp luật Việt Nam ghi nhận BTT với tư cách là một nghiệp vụ tài chính lần đầu tiên tại Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế hoạt động BTT. Theo Điều 2 của Quy chế nói trên thì BTT được định nghĩa chính thức như sau: “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.” 5 Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2006, trang 262-263 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 7 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Từ quy định trên, có thể thấy hoạt động BTT ở Việt Nam có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, BTT là một hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của TCTD. Khi thực hiện quan hệ BTT, TCTD ứng trước cho khách hàng của mình một khoản tiền nhất định theo như thỏa thuận và được hoàn trả bằng khoản phải thu trong hợp đồng mua bán hàng hóa mà khách hàng này đã xác lập trước đó với một chủ thể khác. Khoản tiền ứng trước này sẽ thấp hơn giá trị thực tế của các khoản phải thu. Như thế, “nguyên tắc hoàn trả” có thể được đảm bảo. Thông thường chỉ những khoản phải thu có thời hạn không quá 180 ngày mới được chấp nhận BTT.6 Từ đặc điểm này có thể thấy, so với Công ước Ottawa năm 1988, hoạt động BTT ở Việt Nam bắt buộc phải gắn với chức năng tài trợ tín dụng, các nghiệp vụ quản lý sổ sách, quản lý thu nợ không được coi là một chức năng độc lập trong BTT, đơn vị thực hiện BTT cũng chỉ có thể là TCTD và phải tuân thủ các điều kiện, thủ tục và các hạn chế để bảo đảm an toàn được quy định trong Luật các TCTD. Tuy nhiên, phải thấy rằng khái niệm BTT theo quy định trên và việc quy định “Bên mua hàng: là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua, bán hàng” 7 là chưa đủ, chỉ dừng lại đối với khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, không đề cập đến khoản phải thu phát sinh từ việc cung ứng dịch vụ trên cơ sở hợp đồng giao kết giữa bên cung ứng và bên mua. Pháp luật các quốc gia có hoạt động BTT phát triển cũng như Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về chuyển nhượng khoản phải thu năm 2001 đều không có sự phân biệt này. Khoản 2 Điều 1 Công ước Ottawa về BTT quốc tế năm 1988 tuy chỉ đề cập đến khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng khoản 3 Điều này lại đề cập khái niệm “hàng hóa” và “mua bán hàng hóa” ở đây bao gồm cả dịch vụ và cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó, Quy chế BTT không đề cập đến “khoản phải thu trong tương lai”, tức là khoản phải thu sẽ hình thành khi người bán chuyển giao hàng hoá, dịch vụ cho người mua theo hợp đồng đã giao kết. Ngoài ra, quy trình hoạt động bao thanh toán theo Điều 13 của Quy chế này cho thấy đơn vị bao thanh toán chỉ có thể chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng sau khi khoản phải thu theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã tồn tại. Điều này sẽ hạn 6 Khoản 5 Điều 19 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc NHNN 7 Khoản 6 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 8 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại chế hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam bởi vì theo thông lệ, hoạt động bao thanh toán bao gồm việc mua lại các khoản phải thu đang tồn tại hay khoản phải thu trong tương lai miễn là khoản phải thu này có thể xác định,8 và đơn vị bao thanh toán có thể chuyển tiền cho bên bán vào bất cứ lúc nào sau khi hợp đồng bao thanh toán được giao kết căn cứ vào quy định cụ thể của hợp đồng này. Thứ hai, hoạt động BTT dựa trên quan hệ về mua bán quyền tài sản là quyền đòi nợ. Đây là dấu hiệu để phân biệt hoạt động BTT với các hình thức cấp tín dụng khác. Do quyền đòi nợ là một loại tài sản được xác định từ một giao dịch thương mại cụ thể nên khi thực hiện hoạt động BTT, tổ chức BTT phải tiến hành phân tích toàn diện và trực tiếp các giao dịch làm phát sinh các khoản phải thu, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của cả bên bán và bên mua hàng. Bên bán hàng phải chuyển giao toàn bộ chứng từ và các giấy tờ khác liên quan đến giao dịch mua, bán để xác lập và chuyển quyền đòi nợ cho bên BTT. 9 Tuy có sự khác biệt so với khái niệm BTT của các nước nhưng sự ra đời của Quyết định số 1096/2004QĐ-NHNN bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy các TCTD triển khai và phát triển dịch vụ BTT. Và để phù hợp hơn với quan niệm về BTT quốc tế, ngày 16 tháng 10 năm 2008, NHNN đã ban hành Quyết định số 30/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành theo Quyết định số 1096/2004QĐ-NHNN. Theo quyết định này thì khái niệm BTT được hiểu là: Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quyết định trên cho thấy hoạt động BTT đã được mở rộng hơn, bao gồm cả Mua bán hàng hóa và Cung ứng dịch vụ. Đến khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực thì cũng có một nội dung đề cập đến hoạt động BTT, theo đó: “Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, 8 Điểm a Điều 5 Công ước Ottawa về BTT quốc tế, Điều 8 Công ước của Liên hiệp quốc về chuyển nhượng khoản phải thu 9 Võ Đình Toàn, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, năm 2005, tr 229,230 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 9 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”10. Rõ ràng, quy định trên cho thấy, hoạt động BTT đã có những thay đổi cơ bản và thể hiện ở một số vấn đề sau: Thứ nhất, BTT không còn chỉ dừng lại là hình thức cấp tín dụng của các TCTD dành riêng cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên bán) mà nó còn là một hình thức cấp tín dụng cho bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên mua). Trước đây, các TCTD chỉ ứng trước cho bên bán một khoản tiền nhất định để đổi lấy quyền đòi nợ từ bên mua. Qua đó, giúp bên bán có được nguồn vốn kịp thời để tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không phải đối mặt với việc chậm trễ thanh toán của bên mua. Với quy định trên thì bên mua cũng có thể được các TCTD cấp cho mình một khoản tài chính nhất định để kịp thời giải quyết các khoản nợ sắp đến hạn từ bên bán. Với việc quy định cho các TCTD có thể cấp tín dụng đồng thời cho bên bán lẫn bên mua như vậy, nó giúp các TCTD có thể tìm kiếm nhiều hơn từ những nguồn lợi từ hình thức cấp tín dụng này. Thứ hai, một điểm tương đối mới từ quy định trên là thuật ngữ “có bảo lưu quyền truy đòi” được đưa vào khái niệm BTT tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Điều mà các quy định trước đó, cụ thể là khái niệm BTT tại Quy chế hoạt động BTT không đề cập đến, tuy nhiên nó vẫn được nhắc đến tại Điều 11 của Quy chế trên. Theo đó, “quyền truy đòi” được hiểu là quyền đòi lại số tiền đã ứng trước khi bên có nghĩa vụ không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ11. Cũng giống như các nghiệp vụ ngân hàng khác, hoạt động BTT của các TCTD luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là khi khách hàng trì hoãn hoặc mất khả năng thanh toán nên việc nhắc đến vấn đề có bảo lưu quyền truy đòi tại khái niệm BTT của Luật các tổ chức tín dụng 2010 là rất cần thiết. Điều đó nhắc nhở các TCTD khi tiến hành BTT cần phải cẩn trọng hơn trong việc thẩm định khách hàng để có nên ký hợp đồng BTT với khách hàng hay không, cũng như là nên hay không nên áp dụng biện pháp “có bảo lưu quyền truy đòi”. Có được quyền truy đòi đồng thời cũng giúp cho các TCTD được an tâm hơn khi thực hiện hoạt động BTT vì sẽ được đảm bảo khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng chi trả các khoản nợ, góp phần bảo đảm an toàn cho hệ thống các TCTD. 10 Khoản 17 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 Điểm a Khoản 1 Điều 11 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 11 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 10 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Thứ ba, với việc cấp tín dụng cho bên bán lẫn bên mua đồng nghĩa với việc TCTD cũng sẽ mua lại “các khoản phải thu” và “các khoản phải trả” phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên bán và bên mua. Theo đó, các khoản phải thu – một loại tài sản của doanh nghiệp, là khoản tiền bên bán phải thu từ bên mua theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ 12. Tương tự vậy, các khoản phải trả là tài sản nợ của doanh nghiệp, được tính dựa trên các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ liên quan trực tiếp đến hợp đồng. Việc TCTD mua lại các khoản phải thu là mua lại “quyền đòi nợ” từ người bán với giá trị thấp hơn giá trị thực tế của hợp đồng. Còn việc mua lại các khoản phải trả, theo người viết thì TCTD sẽ thay mặt bên mua trả trước cho bên bán khoản nợ mà bên mua mắc phải theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dựa trên uy tín của bên mua và lợi nhuận mà TCTD sẽ nhận được. Sau đó sẽ được bên mua trả lại vốn, có thể lẫn lãi tùy theo thỏa thuận giữa hai bên (hoạt động này tương đối giống với hoạt động bảo lãnh ngân hàng của TCTD, còn đối với bên mua nó giống như hoạt động vay tín dụng). Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng tất cả đều cho thấy bản chất của hoạt động BTT là sự chuyển nhượng quyền đòi nợ. Khoản nợ từ bên mua (con nợ) sẽ được chuyển từ bên bán (chủ nợ cũ) sang đơn vị BTT (chủ nợ mới) sau một hợp đồng khác. Hoạt động này không làm ảnh hưởng đến nội dung giao dịch thương mại của bên bán và bên mua, ngoại trừ quyền đòi nợ và tiếp nhận sự thanh toán được chuyển sang cho tổ chức mua nợ. 1.3. Phân loại các hoạt động bao thanh toán Hoạt động BTT hiện nay tương đối đa dạng về hình thức và chúng được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như thực tế tồn tại của hoạt động này, BTT được phân loại thành từng nhóm dựa trên một số tiêu chí nhất định như sau: 1.3.1. Phân loại theo phạm vi thực hiện Căn cứ vào phạm vi thực hiện, BTT được chia thành hai loại: BTT trong nước và BTT quốc tế. 12 Khoản 10 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc NHNN GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 11 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại 1.3.1.1. Bao thanh toán trong nƣớc BTT trong nước (hay còn gọi là BTT nội địa) là việc BTT dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trong đó bên bán và bên mua là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.13 Đây là hình thức tài trợ tín dụng thường dành cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó đơn vị BTT, là các TCTD, sẽ đứng ra mua lại các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán để trở thành chủ nợ trực tiếp đứng ra đòi nợ người mua hàng, đồng thời cung cấp dịch vụ quản lý sổ sách của khách hàng. Hình thức BTT này sẽ dựa trên cơ sở là hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên bán và bên mua. Theo đó, hợp đồng này được hiểu là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên bán và bên mua về việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật, trong đó bên mua chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán14. Với hình thức BTT nội địa, hoạt động BTT chỉ diễn ra giới hạn trong biên giới một quốc gia cho nên cả bên bán lẫn bên mua ở đây đều phải “là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối”. Theo đó, “người cư trú” là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật các TCTD; tổ chức kinh tế không phải là TCTD được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam; văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức trên; cơ quan đại diện về ngoại giao, về lãnh sự, về tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;…15, có thể thấy đối tượng được tham gia vào hoạt động này tương đối đa dạng. Loại hình hoạt động BTT này được thực hiện khá thuận lợi vì nó chỉ diễn ra trong một quốc gia. Do đó, các đơn vị BTT có thể thường xuyên theo dõi và kiểm tra khách hàng cũng như các khoản phải thu một cách dễ dàng. 13 Khoản 2 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 14 Khoản 7 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 15 Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 06/2013PL-UBTVQH13 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 12 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại 1.3.1.2. Bao thanh toán quốc tế BTT quốc tế (hay BTT xuất – nhập khẩu) là việc BTT dựa trên hợp đồng xuất – nhập khẩu. Nhắc đến hợp đồng xuất – nhập khẩu thì đó là hình thức mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài nên có thể suy ra hoạt động BTT trên sẽ liên quan đến hai hay nhiều quốc gia khác nhau dẫn đến việc xuất hiện cả hai đơn vị BTT là đơn vị BTT xuất khẩu và đơn vị BTT nhập khẩu. Theo đó, đơn vị BTT xuất khẩu là tổ chức sẽ tiến hành BTT cho bên bán là bên xuất khẩu trong hợp đồng xuất – nhập khẩu, còn đơn vị BTT nhập khẩu là đơn vị được phép hoạt động BTT tham gia vào quy trình BTT xuất – nhập khẩu16. Nói ngắn gọn, đây là nghiệp vụ mà đơn vị BTT cung cấp cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau có hoạt động mua bán vượt qua biên giới của một quốc gia. Với hình thức này thì có sự tham gia của hệ thống hai tổ chức BTT, một đơn vị tại nước nhà xuất khẩu và một tại nước nhà nhập khẩu. 1.3.2. Phân loại theo tính chất hoàn trả của các khoản nợ Căn cứ vào tiêu chí tính chất hoàn trả của các khoản nợ, BTT được chia thành: BTT có quyền truy đòi và BTT không có quyền truy đòi. 1.3.2.1. Bao thanh toán có quyền truy đòi Theo Điểm a Khoản 1 Điều 11 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN thì BTT có quyền truy đòi được hiểu là loại hình BTT mà đơn vị BTT có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu. Theo hình thức này, đơn vị BTT sẽ cấp cho bên bán một khoản tiền theo hợp đồng BTT đồng thời sẽ là quyền đòi lại số tiền đó khi bên mua không còn khả năng thanh toán. Vì vậy, giúp cho đơn vị BTT giảm thiểu rủi ro khi không thu hồi được nợ, đồng thời rủi ro đó sẽ được chuyển trở lại cho bên bán đúng với bản chất của một hợp đồng mua bán thông thường. 1.3.2.2. Bao thanh toán không có quyền truy đòi Một loại hình BTT khác mang lại nhiều rủi ro hơn cho đơn vị BTT là BTT không có quyền truy đòi. Quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 11 Quy chế hoạt động BTT của 16 Khoản 3,4,5 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 13 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN cho thấy, BTT không có quyền truy đòi là hình thức BTT mà đơn vị BTT sẽ chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị BTT chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán giao hàng hóa, cung cấp dịch vụ không đúng như thỏa thuận tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua. Hình thức BTT này đòi hỏi các đơn vị BTT khi triển khai thực hiện cần thẩm định kỹ càng các thông tin về khách hàng của mình, hoặc là dựa trên độ tin cậy về mối quan hệ tín dụng sẵn có giữa hai bên. Do những rủi ro mà BTT không có quyền truy đòi có thể gặp phải, cùng với việc bỏ ra nhiều hơn chi phí để thẩm định, đánh giá khách hàng nên các TCTD thường áp dụng mức phí và lãi suất khi thực hiện phương thức này cao hơn so với BTT có quyền truy đòi. 1.3.3. Phân loại theo phƣơng thức bao thanh toán Có nhiều cách thức để thực hiện hoạt động BTT nhưng theo pháp luật Việt Nam, cụ thể là tại Điều 12 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 30/2008/QĐNHNN, thì có 3 phương thức BTT như sau: 1.3.3.1. Bao thanh toán từng lần BTT từng lần là phương thức BTT mà đơn vị BTT và bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng BTT đối với các khoản phải thu của bên bán (theo Khoản 1 Điều 12 của Quy chế BTT nêu trên). Theo phương thức này, với mỗi lần phát sinh các khoản phải thu thì giữa bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đơn vị BTT sẽ thực hiện các thủ tục và ký hợp đồng BTT, dĩ nhiên việc cấp tín dụng sẽ không vượt quá giá trị của các khoản phải thu đó. Phương thức này thường áp dụng cho khách hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa sử dụng hình thức giao hàng từng lần, nó giúp bên bán nhanh chóng thu lại nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ thay vì phải đợi cho đến lần giao hàng cuối cùng mới nhận được tiền còn đơn vị BTT cũng sẽ không phải cùng lúc cấp một khoản tín dụng lớn cho bên bán. Tuy GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 14 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại nhiên, khi sử dụng phương thức này, các bên trong hợp đồng BTT sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian do phải làm thủ tục nhiều lần. 1.3.3.2. Bao thanh toán theo hạn mức BTT theo hạn mức là phương thức BTT mà đơn vị BTT và bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thỏa thuận và xác định một hạn mức BTT duy trì trong một khoảng thời gian nhất định (theo Khoản 2 Điều 12 của Quy chế BTT nêu trên). Trong BTT theo hạn mức thì đơn vị BTT và bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sẽ thỏa thuận một hạn mức BTT. Theo đó, hạn mức BTT được hiểu là “tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoản thời gian nhất định” 17 và hạn mức này được duy trì trong thời gian đã thỏa thuận. Trong thời gian đó, nghiệp vụ BTT được tự động thực hiện mà không cần thiết phải ký kết các hợp đồng BTT theo từng thương vụ. Thực chất, đơn vị BTT đã quản lý toàn diện các khoản phải thu của khách hàng. Nhìn chung, so với phương thức BTT từng lần thì khi sử dụng phương thức BTT theo hạn mức, các bên sẽ tiết kiệm hơn thời gian và chi phí do không phải làm thủ tục BTT nhiều lần. Tuy nhiên, phương thức này phần nào làm giảm tính chủ động của các bên trong việc thỏa thuận hạn mức cấp tín dụng trong mỗi lần phát sinh khoản phải thu. 1.3.3.3. Đồng bao thanh toán Đồng BTT là hai hay nhiều đơn vị BTT cùng thực hiện hoạt động BTT cho một hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trong đó một đơn vị BTT làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng BTT (theo Khoản 3 Điều 12 của Quy chế BTT nêu trên). Điểm khác biệt của phương thức này so với hai phương thức nêu trên là có sự xuất hiện của ít nhất hai đơn vị BTT cùng thực hiện BTT cho một hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, về trình tự và thủ tục để ký kết hợp đồng BTT giữa các bên vẫn không phức tạp lắm do chỉ có một đơn vị BTT làm đầu mối đứng ra tổ chức thực hiện BTT. Rõ ràng, phương thức này cho thấy khả năng đảm bảo hơn về vốn cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi mà có nhiều đơn vị BTT lại chỉ BTT cho một khoản phải thu. Đồng thời giúp các đơn vị BTT đa dạng hóa khách hàng của mình hơn khi mà gánh nặng cấp tín dụng cho từng khách hàng được san sẽ cho nhiều đơn vị BTT khác. 17 Khoản 11 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 15 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Nhìn chung, mỗi phương thức BTT đều có những ưu điểm và hạn chế của riêng mình, tuy nhiên nó góp phần làm đa dạng hóa các loại hình BTT, tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các bên khi tiến hành BTT nhằm chọn ra phương thức nào sẽ phù hợp hơn và đem lại nhiều lợi ích cho mình nhất. Đồng thời, các loại hình BTT trên sẽ bổ sung vào danh mục các sản phẩm dịch vụ mang lại hiệu quả kinh doanh cao của các NHTM – một tổ chức hoạt động mà lợi nhuận là tiêu chí được đặt lên hàng đầu. 1.4. Phân biệt bao thanh toán với một số hình thức cấp tín dụng khác của ngân hàng thƣơng mại 1.4.1. Phân biệt bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh được hiểu đơn giản là hành vi của một chủ thể tự nguyện cam kết bảo đảm bằng uy tín hoặc tài sản của mình cho nghĩa vụ của người khác.Trong thực tiễn đời sống, giao dịch bảo lãnh có thể được thực hiện bởi một tổ chức, cá nhân vì nhu cầu dân sự, song cũng có thể được thực hiện một cách thường xuyên, chuyên nghiệp bởi những tổ chức kinh doanh như các ngân hàng, như một hành vi thương mại. Hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp như vậy của một ngân hàng được gọi là bảo lãnh ngân hàng. Vậy dưới góc độ pháp lý, bảo lãnh ngân hàng được quan niệm như thế nào? Khoản 18 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã định nghĩa bảo lãnh ngân hàng “là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.” Như vậy, các bên liên quan trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng của NHTM là: - Bên bảo lãnh: NHTM thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. - Bên được bảo lãnh: tổ chức, cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú được NHTM bảo lãnh. - Bên nhận bảo lãnh: tổ chức, cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có quyền thụ hưởng bảo lãnh do NHTM phát hành.18 18 Khoản 2,3,4 Điều 3 Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về bảo lãnh ngân hàng GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 16 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Bên bảo lãnh (NHTM) (1) Bên được bảo lãnh (2) (3) Bên nhận bảo lãnh Sơ đồ 1.1: Quan hệ giữa các bên trong quy trình bảo lãnh (1): Hợp đồng cấp bảo lãnh (ký kết giữa NHTM với khách hàng được bảo lãnh). (2): Hợp đồng bảo lãnh (ký kết giữa NHTM với bên nhận bảo lãnh). (3): Nghĩa vụ tài sản cần được bảo đảm (phát sinh giữa khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh). Một loại hình bảo lãnh ngân hàng rất gần với hình thức BTT đó là bảo lãnh thanh toán. Theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 của NHNN Việt Nam Quy định về bảo lãnh ngân hàng thì “Bảo lãnh thanh toán là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.” Qua định nghĩa trên có thể thấy giữa hình thức này và BTT có nhiều nét tương đồng, cụ thể: - Đều là những hình thức cấp tín dụng, một nghiệp vụ của các NHTM được thực hiện bằng kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo sự an toàn cho các đồng vốn mình bỏ ra khi chấp nhận đóng vai trò người sẽ trả các khoản nợ tài chính của khách hàng. - Đều gắn liền với một giao dịch cụ thể giữa hai chủ thể: người bán – người thụ hưởng và người mua – người có nghĩa vụ thanh toán. - Đều là những công cụ mang tính chất tài trợ. Nhu cầu về vốn đối với hoạt động kinh tế là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong hợp đồng có giá trị lớn, thời gian kéo dài thì khả năng về vốn càng trở nên bức thiết. Khi đó, sự xuất hiện của BTT và bảo lãnh ngân hàng mà cụ thể là bảo lãnh thanh toán là một sự hỗ trợ rất lớn. - Khi BTT được thực hiện dưới dạng mua lại các khoản phải trả, người mua phải nhận nợ và hoàn trả lại số tiền mà đơn vị BTT đã thực hiện chi trả thay cho mình, GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 17 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại giống như bảo lãnh thanh toán khi thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng và được khách hàng hoàn trả theo thỏa thuận. Cả hai hoạt động BTT và bảo lãnh thanh toán đều có cùng bản chất là cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng nhất định. Song, với những đặc trưng riêng của mình BTT và bảo lãnh thanh toán vẫn có những điểm khác biệt cơ bản: Thứ nhất, điểm khác nhau dể nhận thấy ở hai nghiệp vụ này là thời điểm cấp tín dụng. Nghiệp vụ BTT cấp tín dụng cho khách hàng khi các khoản nợ vẫn chưa đến hạn thanh toán, còn đối với bảo lãnh thanh toán, NHTM sẽ thực hiện việc trả thay cho khách hàng khi các khoản nợ đã đến hạn thanh toán mà người mua không có khả năng chi trả. Thứ hai, BTT và bảo lãnh thanh toán còn khác nhau về chủ thể được cấp tín dụng. Đối tượng của bảo lãnh thanh toán là người mua, người có nghĩa vụ trả tiền trong giao dịch thương mại còn đối tượng của BTT được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng. Thứ ba, mức tài trợ của hai hình thức cấp tín dụng này cũng có điểm khác nhau. Đơn vị BTT khi mua lại các khoản nợ thì thường với mức giá thấp hơn giá trị của khoản nợ đó. Lợi nhuận phát sinh từ lãi suất theo thời gian còn lại của khoản tài trợ và phí BTT. Ngược lại, với bảo lãnh thanh toán, khi thực hiện chi trả cho bên có quyền, NHTM thông thường phải chấp nhận số tiền là toàn bộ giá trị hợp đồng và được hưởng phí bảo lãnh. Thứ tư, sự khác biệt giữa BTT và bảo lãnh thanh toán còn thể hiện ở quan hệ hợp đồng khi thực hiện nghĩa vụ. Mặc dù ở hai hình thức cấp tín dụng trên đều tồn tại ít nhất ba chủ thể: NHTM, bên bán (bên có quyền), bên mua (bên có nghĩa vụ thanh toán) nhưng về quan hệ hợp đồng thì có sự khác nhau. Trong bảo lãnh thanh toán thường tồn tại hai mối quan hệ bảo lãnh là hợp đồng cấp bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh như đã trình bày ở phần trên. Còn đối với BTT, chỉ tồn tại hợp đồng BTT giữa NHTM (bên tài trợ) và bên bán hoặc bên mua (bên được tài trợ). Bên được tài trợ tiếp đó chỉ việc thực hiện thông báo cho bên còn lại trong hợp đồng thương mại mà không cần phải ký thêm một hợp đồng nào khác. Thứ năm, về khả năng bảo hiểm đối với rủi ro, NHTM mặc nhiên có quyền truy đòi người mua, bên có nghĩa vụ thanh toán các khoản phải trả cho người bán khi thực GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 18 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại hiện bảo lãnh thanh toán. Còn đối với hoạt động BTT, NHTM có thể truy đòi hoặc không, tùy thuộc vào đây là hợp đồng BTT có quyền truy đòi hay miễn truy đòi. Trên đây là một số điểm để phân biệt BTT và bảo lãnh ngân hàng, vốn là hai hình thức có nhiều điểm giống nhau. Có thể thấy, khi thực hiện cấp tín dụng cho người mua bằng cách mua lại các khoản phải trả thì lúc này, BTT càng có điểm tương đồng với bảo lãnh ngân hàng hơn. Và khác nhau rõ nhất có thể thấy là bảo lãnh ngân hàng mang tính chất như một “lời hứa” thanh toán, còn BTT là một hợp đồng thanh toán thực tế ngay sau khi ký kết. 1.4.2. Phân biệt bao thanh toán và chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác Trong đời sống kinh tế, nhiều chủ thể được pháp luật cho phép phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn. Ví dụ: công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu; NHTM có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi… Theo Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Theo đó, kể từ khi xác lập quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá, chủ sở hữu cần phải chờ đến hạn thanh toán mới thu hồi được lượng tiền đã bỏ ra. Tuy nhiên, có một giải pháp khác có thể nhanh chóng thu hồi đó là chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá cho chủ thể khác trước hạn thanh toán. Nếu bên mua giấy tờ có giá là TCTD, cụ thể là NHTM thì được gọi là cấp tín dụng bằng hình thức chiết khấu giấy tờ có giá. Chiết khấu theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 là “việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán”19. Theo đó, ta thấy được những khác biệt cơ bản giữa chiết khấu giấy tờ có giá và BTT như sau: 19 Khoản 19 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 19 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại - Về đối tượng: Chiết khấu có đối tượng là hối phiếu, séc, tín phiếu, trái phiếu,…20 Trong khi đó, đối tượng của BTT là các hóa đơn chứng tỏ quan hệ thương mại giữa người bán và người mua. - Về khách hàng: Người được BTT là một trong hai chủ thể trong quan hệ thương mại. Còn đối với chiết khấu, người được chiết khấu có thể là người bán, cũng có thể là người thụ hưởng (người thứ ba). - Về quyền truy đòi: Đối với chiết khấu thực hiện dưới phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi, quyền truy đòi từ khách hàng là hiển nhiên khi NHTM không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán giấy tờ có giá. Còn đối với BTT, việc truy đòi còn phải phụ thuộc vào hợp đồng ký kết giữa đơn vị BTT và khách hàng là có quyền truy đòi hay miễn truy đòi. - Về kỹ thuật nghiệp vụ: Chiết khấu là một hình thức tài trợ thông qua việc mua lại quyền thụ hưởng phát sinh từ giấy tờ có giá. NHTM khi chiết khấu có quyền thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn và nghĩa vụ truy đòi khi người thụ lệnh từ chối hoặc không thanh toán. Trong khi đó, NHTM khi thực hiện BTT còn phải thực hiện thêm nhiều chức năng như: chức năng tài trợ (cấp tín dụng); theo dõi, nắm giữ các chứng từ, hóa đơn và quản lý việc thu nợ; đảm nhận rủi ro thương mại của người mua hàng. Các hình thức cấp tín dụng trên tuy có sự khác nhau nhưng một mặt đã cho thấy những ưu điểm riêng của mình với tư cách là một nghiệp vụ của NHTM. Mặt khác, phân biệt BTT và các hình thức khác cho thấy những điểm nổi trội của BTT và biết được vì sao BTT trở thành một nghiệp vụ ngày càng được sử dụng phổ biến tại các NHTM. Tóm lại, hoạt động BTT là hoạt động khá phổ biến trên thế giới và cũng dần phát triển trong thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam. Tuy hiện nay, hoạt động BTT vẫn chưa được đề cập nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng với những lợi ích thiết thực mà nó mang lại thì các NHTM với tư cách là TCTD hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ nhằm mục tiêu lợi nhuận đã trở thành chủ thể tiên phong đưa hoạt động này phát triển. Theo đó, BTT là một hình thức cấp tín dụng của NHTM thông qua việc mua lại các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả chưa đến hạn thanh toán 20 Điều 6 Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 20 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại của khách hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị hợp đồng BTT và giá trị thực tế của các khoản phải thu mang lại lãi và phí sẽ là nguồn lợi không nhỏ góp phần vào hiệu quả kinh doanh của NHTM. Với sự đa dạng về hình thức, BTT giúp các doanh nghiệp hình dung về một công cụ tài chính có khả năng mang đến nguồn tài trợ lớn, đồng thời lựa chọn những hình thức phục vụ hữu ích cho hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với xu thế hiện đại. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 21 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ phát sinh trong hoạt động BTT. Đến thời điểm hiện tại, văn bản quy định cụ thể nhất về hoạt động BTT là Quy chế hoạt động BTT (ban hành theo Quyết định 1096/2004/QĐNHNN), được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN. Theo đó, BTT được hiểu là hình thức cấp tín dụng cho bên bán thông qua việc mua lại các khoản phải thu. Tuy nhiên, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 đề cập đến BTT là hình thức cấp tín dụng cho cả bên bán và bên mua thông qua việc mua lại các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả. Kể từ lúc luật này có hiệu lực thi hành, vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hơn về hoạt động BTT cũng như là chưa ban hành văn bản thay thế Quy chế hoạt động BTT (đã được sửa đổi, bổ sung), trong đó quy định về phương thức cấp tín dụng cho bên mua thông qua việc mua lại các khoản phải trả. Điều đó cho thấy, việc điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các bên tham gia hoạt động BTT vẫn dựa vào Quy chế BTT đã có. Vì thế, tại chương này, người viết chỉ trình bày những quy định pháp luật dựa trên Quy chế hoạt động BTT đã ban hành (có sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN) và quan điểm cá nhân đối với việc thực hiện BTT có đối tượng là các khoản phải trả (được đề cập đến trong khái niêm BTT của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010) theo hướng mà người viết cho là hợp lý nhất. 2.1. Quy định pháp luật về chủ thể của quan hệ bao thanh toán 2.1.1. Bên bao thanh toán 2.1.1.1. Quy định pháp luật về điều kiện để đƣợc thực hiện hoạt động bao thanh toán Bên BTT được hiểu là các TCTD được NHNN chấp thuận cho thực hiện hoạt động BTT. Cụ thể, các TCTD có thể thực hiện nghiệp vụ BTT được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quy chế hoạt động BTT được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN (sau đây gọi là Quy chế hoạt động BTT có sửa đổi, bổ sung) bao gồm: a. TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng: GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 22 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại - Ngân hàng thương mại nhà nước; - Ngân hàng thương mại cổ phần; - Ngân hàng liên doanh; - Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; - Công ty tài chính; - Công ty cho thuê tài chính. b. Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam theo Luật Tổ chức tín dụng. Quy định trên cho thấy, BTT là một loại hình hoạt động đặc thù của các TCTD, điều này có nét khác biệt so với một số quốc gia trên thế giới. Từ khái niệm BTT theo Công ước Ottawa 1988 hay theo Hiệp hội BTT quốc tế có thể thấy, “do không bị hạn chế bởi quan niệm BTT là hình thức cấp tín dụng nên hình thức pháp lý của bên BTT rất đa dạng. Thực tế, bên BTT có thể được tổ chức như là một bộ phận trong ngân hàng hoặc doanh nghiệp độc lập chỉ hoạt động trong lĩnh vực BTT hoặc cho phép các tổ chức tài chính có thể kết hợp hoạt động BTT với các sản phẩm tài chính khác như cho thuê tài chính”21. Vậy, tại sao pháp luật Việt Nam lại quy định BTT là một hình thức “cấp tín dụng” hay một nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi các TCTD mà không phải là một tổ chức nào khác? Điều đó, theo người viết, có thể được lý giải từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, BTT được xem là một hình thức tài trợ thương mại. Hình thức này đòi hỏi bên tài trợ cần nguồn tài chính đủ lớn để mua lại khoản phải thu hay chi trả cho các khoản phải trả (thông thường khoảng 70-90% giá trị), dĩ nhiên các khoản này phải có giá trị đủ lớn vì lãi và phí cho hoạt động này thường khá cao. Các khoản đã bỏ ra này chỉ có thể được thu hồi khi đến hạn thanh toán của hợp đồng. Vì thế, trong một khoảng thời gian nhất định, bên tài trợ sẽ tạm thời mất đi một khoản tài chính tương đối lớn và nếu không có một năng lực tài chính ổn định và khả năng huy động vốn để tiếp tục hoạt động như các TCTD thì BTT sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt vốn và đẩy các đơn vị BTT không phải là TCTD rơi vào tình trạng khó khăn. Thứ hai, hoạt động BTT ẩn chứa nhiều rủi ro. Rủi ro dễ xảy ra nhất khi tiến hành BTT là khi bên mua rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Khi đó, nếu áp dụng 21 Võ Đình Toàn, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, năm 2005, tr 235, 236 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 23 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại hình thức BTT miễn truy đòi cho bên bán thì đơn vị BTT sẽ là người gánh chịu các khoản nợ khó đòi. Nếu BTT được thực hiện bởi các TCTD thường thì các khoản nợ trên sẽ được các TCTD yêu cầu cần có biện pháp bảo đảm (như cầm cố, thế chấp tài sản hay bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba…) và khi đến hạn mà bên mua không có khả năng thanh toán thì TCTD có thể yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm. Thứ ba, hoạt động BTT luôn gắn với chức năng theo dõi sổ sách, hóa đơn chứng từ để nắm bắt được khả năng chi trả của khách hàng. Điều này được xem là một trở ngại lớn đối với đơn vị BTT không phải là các TCTD, vì trong kinh doanh không tổ chức kinh tế thông thường nào muốn một doanh nghiệp khác hay cả đối tác làm ăn nắm bắt được nội bộ hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt khi đó là doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Nhưng khi chức năng này do các TCTD thực hiện thì khách hàng sẽ yên tâm hơn vì mọi thông tin sẽ được giữ bí mật. Như đã trình bày, để được thực hiện BTT thì TCTD phải được sự chấp thuận của NHNN. Về bản chất pháp lý, BTT là một nghiệp vụ kinh doanh có điều kiện. Các điều kiện mà tổ chức BTT cần phải đáp ứng được bao gồm: Trước tiên, điều kiện về thị trường được thể hiện bởi việc xác định là TCTD phải “Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán”22. Nhu cầu trên xuất phát từ nhu cầu thị trường trên địa bàn mà TCTD hoạt động và thể hiện bằng việc nộp Hồ sơ đề nghị NHNN chấp thuận hoạt động BTT. Nhu cầu thị trường ở đây là việc các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc bán hàng trả chậm nhưng muốn luân chuyển dòng vốn của mình một cách nhanh chóng, đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì nhu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn. Nhu cầu này còn đến từ phía bên mua hàng từ hợp đồng bán hàng trả chậm của các doanh nghiệp khi muốn nhanh chóng thanh toán tiền hàng cho bên bán. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đó, các TCTD thể hiện nguyện vọng của mình trong việc cấp tín dụng cho các đối tượng trên dưới hình thức BTT. Thứ hai, điều kiện về hiệu quả tín dụng, một điều kiện khác mà các TCTD cần đáp ứng để được hoạt động BTT là “Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối từng tháng của ba tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về các tỷ lệ 22 Điểm a Khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 24 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng”23. Theo Khoản 6 Điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN) thì “nợ xấu” là “các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này”. Theo đó, việc xác định nợ xấu dựa trên hai yếu tố là: nợ quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể, nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày 24. So với Quy chế BTT trước đây thì việc thay thế cụm từ “nợ quá hạn” bằng “nợ xấu” thì điều kiện về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đã được thu hẹp lại, vì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Điều đó phần nào giúp các TCTD dễ thực hiện quy định này hơn khi tiến hành BTT, mặc khác đây cũng được xem là mối lo ngại của các TCTD. Nếu tỷ lệ nợ xấu càng lớn thì đồng nghĩa với việc khả năng thu hồi nợ càng thấp dẫn đến không đủ vốn để thực hiện các hoạt động ngân hàng khác, có thể gây khủng hoảng về vốn cho các TCTD và chất lượng tín dụng sẽ ngày càng thấp. Nên việc thực hiện BTT sẽ hiệu quả hơn khi TCTD duy trì khoản nợ xấu thấp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, các TCTD phải tuân thủ các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, bao gồm: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động 25. Hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, khi mà các TCTD huy 23 Điểm b Khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 24 Xem Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN Xem Khoản 6 Điều 7 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN 25 Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 25 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại động vốn từ hoạt động nhận tiền gửi thì kèm theo gánh nặng là khả năng thanh toán tiền gửi cho khách hàng hay khi TCTD tiến hành cấp tín dụng (cho vay) thì vấn đề nợ khó đòi, nợ xấu là không tránh khỏi. Vì thế, để đảm bảo khả năng thanh toán nợ và đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của các TCTD, pháp luật Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ: về khía cạnh bảo đảm cho hoạt động BTT, tổ chức BTT và khách hàng có thể thỏa thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật;26 về giới hạn hoạt động, tổ chức BTT phải duy trì “tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có” và “tổng số dư bao thanh toán không được vượt quá vốn tự có của đơn vị bao thanh toán”27. Ngoài ra, trong trường hợp nhu cầu BTT của khách hàng vượt quá tỷ lệ nêu trên thì các đơn vị BTT được thực hiện BTT dưới hình thức đồng BTT. Thứ ba, điều kiện về tuân thủ pháp luật thể hiện ở việc các TCTD “không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm”.28 Khi các TCTD bị xem xét xử lý vi phạm hành chính thì một hoặc một số hoạt động tín dụng sẽ bị hạn chế hoặc nếu đã bị xử lý vi phạm hành chính thì khi đó uy tín của TCTD sẽ giảm đi và không có cơ sở để đảm bảo rằng các TCTD sẽ không tiếp tục vi phạm nếu được tiến hành BTT. Đối với hoạt động BTT xuất – nhập khẩu thì ngoài những điều kiện nêu trên "tổ chức tín dụng xin hoạt động bao thanh toán xuất – nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối”29. Theo Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 thì đối tượng được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối gồm: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trong và ngoài 26 Điều 16 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 27 Điều 20 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 28 Điểm c Khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 29 Khoản 2 Điều 7 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 26 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại nước 30 . Các tổ chức này muốn cung ứng dịch vụ ngoại hối thì phải được cấp giấy phép hoạt động ngoại hối và đáp ứng một số điều kiện do pháp luật quy định31. Theo đó NHNN là cơ quan có thẩm quyền cấp, sửa đổi, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối của TCTD. Một điểm mới đến từ Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 so với Quy chế hoạt động BTT là việc bổ sung thêm một loại hình TCTD có thể hoạt động BTT là Công ty cho thuê tài chính. Đây là “loại hình TCTD phi ngân hàng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng”, “Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính”32. Theo đó, cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên 33. Với khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy công ty cho thuê tài chính có đủ năng lực tài chính ổn định để thực hiện BTT. Điều đó được thể hiện tại Khoản 7 Điều 112 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 với quy định cho công ty cho thuê tài chính được “Thực hiện hình thức cấp tín dụng khác khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận”. Khi đó, Công ty cho thuê tài chính ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được thực hiện BTT quy định chung cho các TCTD thì “chỉ được thực hiện hoạt động bao thanh toán khi có mức vốn điều lệ tương đương với mức vốn pháp định quy định đối với Công ty tài chính”34. Trong đó, mức vốn pháp định áp dụng đến năm 2011 quy định đối với Công ty tài chính là 500 tỷ đồng35. Thay vì chỉ cần mức vốn pháp định là 150 tỷ đồng cho các hoạt động ngân hàng khác thì Công ty cho thuê tài chính nếu muốn thực hiện BTT phải cần ít nhất có được vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Quy định trên rõ ràng nhằm đảm bảo một năng lực tài chính cần thiết đủ để cấp tín dụng hay tự gánh chịu rủi ro khi tiến hành BTT. Tuy nhiên, hoạt động BTT của Công ty cho thuê tài chính còn bị giới hạn bởi đối tượng được thực hiện BTT, cụ thể là “chỉ 30 Điều 36 Pháp lệnh Ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 06/2013PL-UBTVQH13 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối 31 Xem Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11/4/2008 hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của Tổ chức tín dụng 32 Khoản 4 Điều 4 Luật cáctổ chức tín dụng năm 2010 33 Khoản 1 Điều 113 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 34 Khoản 3 Điều 7 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 35 Xem Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ Về ban hành Danh mục Mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 27 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại được thực hiện bao thanh toán đối với khách hàng là bên thuê của Công ty cho thuê tài chính”36. Có thể thấy, về mặt pháp lý, BTT là một nghiệp vụ kinh doanh có điều kiện: điều kiện về thị trường, điều kiện hiệu quả tín dụng hay các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoặc thêm điều kiện về ngoại hối trong hoạt động BTT xuất – nhập khẩu mà không phải bất kỳ TCTD nào cũng có thể thực hiện được. Theo đó, NHTM với tư cách là loại hình TCTD có thể thực hiện được tất cả các hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên và được sự chấp thuận của NHNN thì hiển nhiên sẽ trở thành bên BTT trong hoạt động BTT. 2.1.1.2. Quyền của bên bao thanh toán Dưới góc độ pháp lý, các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ BTT được thể hiện và thực hiện dựa trên hợp đồng BTT được các bên giao kết phù hợp với quy định pháp luật. Theo Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung và quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì Hợp đồng BTT có thể hiểu là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD được phép BTT với khách hàng, theo đó, TCTD mua lại các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phù hợp với các quy định của pháp luật. Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng BTT là sự phản ánh ý chí thống nhất của các bên dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và trung thực. Đây là hợp đồng mang đặc điểm của loại hợp đồng song vụ vì các bên đều có nghĩa vụ với nhau và có sự tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ. Về hình thức, sự thỏa thuận trong hợp đồng BTT bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản. Về nội dung, hợp đồng BTT chứa đựng một số điều khoản chủ yếu như: về chủ thể của hợp đồng, điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên, điều khoản về nội dung của cấp tín dụng BTT, điều khoản về thủ tục chuyển giao các khoản phải thu hay các khoản phải trả. Trong đó, điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên là không thể thiếu và là cơ sở để các bên thực hiện hợp đồng. Trong quan hệ BTT, đơn vị BTT sẽ thực hiện hai nhóm công việc chính là: cấp tín dụng ứng trước cho khách hàng và thu nợ từ người mua hay các khoản đã tài trợ. Theo đó, pháp luật quy định đơn vị thực hiện BTT có các quyền cụ thể sau đây:37 36 Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 1 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 28 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Thứ nhất, tổ chức BTT có quyền đánh giá và lựa chọn khách hàng thông qua các khoản phải thu hay khoản phải trả để BTT khi được yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin và tài liệu liên quan đến khoản phải thu hay khoản phải trả, khả năng tài chính và tình hình hoạt động của bên bán hàng hay bên mua hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo đó, “khoản phải thu” là khoản tiền mà bên bán hàng phải thu từ bên mua hàng, tương ứng thì “khoản phải trả” là khoản tiền mà bên mua hàng phải thanh toán cho bên bán hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hợp đồng trên là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên bán hàng và bên mua hàng về việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật, trong đó bên mua hàng chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 38 Khả năng tài chính và tình hình hoạt động của khách hàng thể hiện thông qua các bản báo cáo tài chính, báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, các khoản vay ngân hàng hay các hợp đồng đã và đang thực hiện… Quyền này giúp các TCTD biết được giá trị thực của các khoản phải thu hay khoản phải trả nhằm tạo cơ sở cho việc TCTD quyết định có khả năng BTT cho khách hàng hay không. Việc nắm bắt các thông tin của khách hàng cũng là căn cứ xác định khả năng thu nợ từ các khoản đã tài trợ. Thứ hai, do tính chất của hoạt động BTT là tài trợ cho khách hàng phát sinh từ các khoản nợ chưa đến hạn nên khi cấp tín dụng cho khách hàng, đơn vị BTT có quyền được yêu cầu khách hàng chuyển giao toàn bộ bản kê kèm bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền về hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu hay khoản phải trả được BTT. Các chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là các chứng từ liên quan đến việc giao và nhận hàng, cung ứng và sử dụng dịch vụ; yêu cầu thanh toán của bên bán đối với bên mua trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Điều đó tạo cơ sở chứng minh cho việc thu hồi các khoản tín dụng đã tài trợ khi đến hạn thanh toán. Thứ ba, khi ký hợp đồng BTT cho bên bán hàng với các khoản phải thu thì quyền đòi nợ sẽ được chuyển nhượng cho đơn vị BTT và bên mua hàng sẽ được thông báo về điều này. Khi đó, đơn vị BTT có quyền đòi nợ đối với bên mua hàng theo giá trị khoản 37 Khoản 1 Điều 23 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 38 Khoản 7 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 29 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại phải thu được BTT và được hưởng các quyền và lợi ích khác mà người bán được hưởng theo quy định tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quyền đòi nợ này xuất phát từ các hóa đơn, chứng từ khách hàng đã chuyển cho đơn vị BTT. Tương tự, với hợp đồng BTT cho bên mua với các khoản phải trả thì đơn vị BTT cũng có quyền đòi lại khoản tín dụng đã tài trợ khi đến thời hạn do hai bên thỏa thuận. Thứ tư, pháp luật hiện hành cho phép đơn vị BTT được chuyển quyền đòi nợ, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng BTT có thỏa thuận không được chuyển giao quyền đòi nợ. Quy định này xuất phát từ thỏa thuận từ trước của các bên về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể về đối tượng được chuyển giao quyền đòi nợ trong trường hợp này. Nếu quyền đòi nợ được đơn vị BTT chuyển giao cho TCTD khác thì đó có thể xuất phát từ nhu cầu hợp tác trong hoạt động ngân hàng giữa các TCTD với nhau khi một bên cần sớm thu lại khoản tín dụng đã bỏ ra và bên kia cần mở rộng khách hàng của mình. Những quyền nêu trên giúp các NHTM khi tiến hành BTT có thể đánh giá khách hàng của mình một cách chính xác, khách quan hơn, từ đó đi đến ký kết hợp đồng BTT và hưởng những lợi ích mà hoạt động này mang lại, đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi nợ khi đến hạn thanh toán. 2.1.1.3. Nghĩa vụ của bên bao thanh toán Bên cạnh những quyền lợi có được như trên, khi thực hiện hoạt động BTT, đơn vị BTT phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng BTT,39 đó là: Thứ nhất, nghĩa vụ cơ bản của đơn vị BTT là cấp tín dụng cho khách hàng. Với hợp đồng BTT có đối tượng là các khoản phải thu thì đơn vị BTT có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng theo giá mua khoản phải thu đã được thỏa thuận trong hợp đồng BTT. Về BTT với khách hàng là bên mua hàng, đơn vị BTT có thể căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ để biết trị giá khoản phải trả cần được BTT, từ đó sẽ cấp tín dụng cho khách hàng. Thứ hai, trước đây theo Quy chế hoạt động BTT được sửa đổi, bổ sung quy định bên BTT chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu trong trường hợp thực hiện BTT không có quyền truy đòi. Như đã trình bày, với hình thức BTT này mọi rủi ro sẽ thuộc về bên BTT, họ chỉ 39 Khoản 2 Điều 23 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 30 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không thanh toán khoản phải thu do bên bán giao hàng, cung cấp dịch vụ không đúng như thỏa thuận. Vì thế, các tổ chức thực hiện BTT cần cân nhắc trong việc lựa chọn loại hình BTT. Tuy nhiên, khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực lại quy định các TCTD chỉ được BTT dưới hình thức “có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả”. Khi đó, nghĩa vụ chịu rủi ro về khả năng thanh toán của bên BTT không còn nữa mà nó thuộc về bên bán hàng. Điều này đảm bảo an toàn cho nghiệp vụ BTT của các TCTD, vì thực chất khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua hàng thì bên bán phải chịu mọi nghĩa vụ phát sinh kể cả việc thu hồi nợ, đơn vị BTT chỉ đóng vai trò cấp tín dụng ngắn hạn, giải quyết nhu cầu vốn kịp thời cho bên bán hàng chứ không có lý do gì buộc họ phải chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Thứ ba, thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng BTT. Hợp đồng BTT được giao kết theo nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận, do đó các bên phải có thiện chí thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. Việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ nêu trên giúp NHTM tạo lòng tin nơi khách hàng, nâng cao uy tín và chất lượng của dịch vụ, điều đó sẽ ngày càng mở rộng nguồn khách hàng khi NHTM tiến hành nghiệp vụ BTT. 2.1.2. Bên đƣợc bao thanh toán Đến thời điểm hiện tại, ngoài việc đề cập đến khái niệm BTT trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hoạt động BTT cho bên mua hàng với đối tượng là khoản phải trả. Nên phần này, người viết chỉ trình bày quy định pháp luật về bên được BTT là bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có các khoản phải thu được BTT. 2.1.2.1. Điều kiện chủ thể của bên đƣợc bao thanh toán Bên được BTT – bên bán hàng, với tư cách là bên được cấp tín dụng của các TCTD nói chung, NHTM nói riêng là “các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 31 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại hàng tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ” 40. Có thể thấy, bên được BTT phải là các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Như thế, chủ thể là cá nhân hoạt động thương mại không thể là bên được BTT trong hoạt động BTT. Làm rõ khái niệm “tổ chức kinh tế” để thấy một số đối tượng có thể tham gia hoạt động BTT là: doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo Luật đầu tư 41 . Trong đó, doanh nghiệp là chủ thể có nhiều điều kiện để được BTT hơn do doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp có quy mô, quản lý chặt chẽ, tài chính ổn định, trụ sở giao dịch xác định, là tổ chức năng động trong việc tiếp cận những loại hình kinh doanh mới mẽ. Các tổ chức kinh tế trên cần chứng minh tư cách pháp lý (đăng ký kinh doanh hay giấy phép hoạt động xuất – nhập khẩu trong trường hợp BTT xuất – nhập khẩu) và quyền thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Khi đó, các khoản phải thu phải thuộc sở hữu hợp pháp của bên được BTT và được phép chuyển nhượng theo thỏa thuận của bên bán hàng và bên mua hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, dĩ nhiên các khoản phải thu này không phải là các khoản thu không được phép BTT quy định tại Quy chế hoạt động BTT. Nhìn chung, để được cấp tín dụng theo hình thức BTT thì bên bán hàng cần đáp ứng điều kiện về chủ thể và việc phát sinh khoản phải thu theo hợp đồng bán hàng trả chậm, cùng với một số yêu cầu về năng lực tài chính hay mối quan hệ truyền thống của cả bên bán lẫn bên mua nhằm tạo nên sự tin tưởng từ phía đơn vị BTT đối với khách hàng của mình. 40 Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 1 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 41 http://danluat.thuvienphapluat.vn/to-chuc-kinh-te-la-gi-43880.aspx GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 32 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại 2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên đƣợc bao thanh toán Khi đã được đơn vị BTT chấp thuận ký hợp đồng BTT thì bên bán hàng có quyền “nhận tiền thanh toán của đơn vị BTT theo giá mua, bán khoản phải thu đã thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán”42. Đây được xem là mục đích cuối cùng mà bên bán hàng muốn hướng tới. Khi đó, bên bán sẽ chuyển giao tất cả quyền và lợi ích của mình từ người mua, trong đó có quyền đòi nợ cho đơn vị BTT. Đổi lại sẽ nhận được khoản tín dụng ứng trước từ phía đơn vị BTT. Để có được quyền nêu trên, bên bán hàng cần thực hiện những nghĩa vụ của mình như sau:43 Thứ nhất, cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu và báo cáo theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán. Điều này xuất phát từ yêu cầu thẩm định khách hàng của đơn vị BTT trước khi tiến hành BTT cho bên bán hàng. Nhằm phòng tránh rủi ro và đảm bảo khả năng thu hồi nợ từ bên mua hàng. Thứ hai, thông báo cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị BTT và hướng dẫn cho bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị BTT. Nghĩa vụ này chỉ dành riêng cho bên bán hàng, đây là điểm khác biệt so với Quy chế hoạt động BTT trước khi được sửa đổi, bổ sung (nghĩa vụ thông báo cho bên bán hàng và các bên liên quan thuộc về cả đơn vị BTT và bên bán hàng). Việc thay đổi này là hợp lý nhằm làm đơn giản hóa quy trình BTT, do hợp đồng BTT dựa trên các khoản phải thu xuất phát từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên bán hàng và bên mua hàng. Khi đó, mức độ hiểu biết hay mối quan hệ với bên mua hàng của bên bán hàng là cao hơn so với đơn vị BTT và giữa họ cũng đã có thỏa thuận về việc được BTT cho các khoản phải thu. Thứ ba, với hợp đồng BTT có quyền truy đòi, bên bán hàng sẽ chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu. Như vậy, nghĩa vụ của bên bán cũng giống như hợp đồng bán hàng trả chậm thông thường khi mọi rủi ro về việc thu hồi nợ vẫn chỉ thuộc về bên bán hàng. Nghĩa vụ này nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn của đơn vị BTT khi bên mua hàng không có khả 42 Khoản 1 Điều 24 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 43 Khoản 2 Điều 24 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 33 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại năng thanh toán khoản phải thu, phù hợp với khái niệm BTT tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 với quy định “mua lại có bảo lưu quyền truy đòi”. Thứ tư, bên bán hàng phải chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho đơn vị BTT toàn bộ bảng kê kèm bảng gốc (hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) hợp đồng và chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; quyền, lợi ích và các giấy tờ khác có liên quan đến khoản phải thu được BTT theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT. Để quyền được cấp tín dụng theo hợp đồng BTT được đáp ứng thì đương nhiên bên bán hàng phải giao toàn bộ các hóa đơn, chứng từ về quyền và lợi ích có được cho đơn vị BTT, giúp bên BTT có căn cứ để thực hiện quyền được bên mua hàng thanh toán đúng và đầy đủ các khoản phải thu. Thứ năm, do bản chất của hợp đồng BTT là hợp đồng song vụ nên ngoài những quyền lợi có được thì bên mua hàng còn phải thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng BTT và hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Qua việc tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của bên bán hàng có thể thấy, so với quyền cơ bản có được là nhận tiền thanh toán của đơn vị BTT theo giá trị các khoản phải thu thì nghĩa vụ mà bên bán hàng phải thực hiện là không ít. Điều này xuất phát từ: ngoài việc ký và thực hiện hợp đồng với đơn vị BTT bên bán hàng còn phải thực hiện nghĩa vụ với bên mua hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trước đó. Nhưng điều đó không làm ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu được BTT của bên bán hàng, vì khi tham gia hợp đồng BTT, bên bán hàng sẽ có được nhiều lợi ích đáng kể như: thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu các khoản nợ cũng như chi phí cho việc quản lý sổ sách, qua đó đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba – bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ Khi thực hiện BTT với khoản phải thu, ngoài đơn vị BTT và bên bán hàng thì trong hợp đồng BTT còn có sự xuất hiện một chủ thể thứ ba là bên mua hàng trong GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 34 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại mối quan hệ với bên bán hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo đó bên mua hàng cũng có một số quyền lợi và nghĩa vụ nhất định:44 Quyền của bên mua hàng là được thông báo về việc BTT giữa bên bán hàng và đơn vị BTT. Do khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì bên mua hàng chỉ có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên bán hàng. Vì thế khi ký hợp đồng BTT, bên bán hàng đã chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị BTT nên bên bán hàng phải gửi văn bản thông báo về hợp đồng BTT và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị BTT. Khi đó, ngoại trừ việc thay đổi chủ thể nhận tiền thanh toán thì những quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn không thay đổi, việc điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng phải được bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản. Bên cạnh đó, nghĩa vụ mà bên mua hàng cần thực hiện nhằm giúp hợp đồng BTT có hiệu lực là việc xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán cho đơn vị BTT. Tuy nhiên, bên mua hàng có quyền từ chối thanh toán cho đơn vị BTT khi “có lý do xác đáng và phải thông báo ngay bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán”. Ở đây điều luật quy định “lý do xác đáng” để bên mua hàng từ chối thanh toán cho bên BTT là không rõ ràng, vì khó để xác định như thế nào là xác đáng. Tuy nhiên, theo cách hiểu của người viết, có thể do trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ hoặc do bên bán hàng vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng khiến bên mua không thể thanh toán tiền hàng được. Một nghĩa vụ khác mà bên mua hàng phải thực hiện là thanh toán cho đơn vị BTT theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thực chất, đây cũng giống như nghĩa vụ phải làm đối với bên bán hàng, chỉ khác về việc thay đổi chủ thể có quyền nhận thanh toán. Ngoài ra, bên mua hàng không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị BTT trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp đơn vị BTT cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, cung 44 Xem Điều 25 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 35 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại ứng dịch vụ. Tuy nhiên, bên mua hàng có quyền yêu cầu bên bán hàng thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc đòi bồi thường thiệt hại đúng với các quy định về hợp đồng mua bán. Nhìn chung, bên mua hàng là bên thứ ba đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng BTT khi là bên được thông báo và trả lời chấp thuận là cơ sở để hoạt động BTT được tiến hành thuận lợi. Việc bên mua hàng thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền hàng là điều kiện để bên bán hàng được cấp tín dụng và đơn vị BTT sẽ được nhận lại giá trị tương ứng với quyền đòi nợ nhận chuyển giao từ bên bán hàng theo hợp đồng BTT. Tóm lại, chủ thể của hợp đồng BTT là sự xuất hiện của ba bên: đơn vị BTT, bên bán hàng và bên mua hàng. Các chủ thể trên đều là tổ chức, trong đó đơn vị BTT là TCTD có nhu cầu và được chấp thuận hoạt động BTT từ NHNN, bên bán hàng và bên mua hàng đều là tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài có tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và phát sinh các khoản phải thu hay các khoản phải trả. Việc các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng BTT là điều kiện để hoạt động BTT được tiến hành thuận lợi, góp phần đưa nghiệp vụ BTT phát triển rộng rãi cả về số lượng lẫn chất lượng trong thị trường tài chính Việt Nam. 2.2. Quy định pháp luật về đối tƣợng của hoạt động bao thanh toán Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì đối tượng của hoạt động BTT là các khoản phải thu và các khoản phải trả phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Các khoản này khi đáp ứng một số điều kiện cụ thể do pháp luật quy định thì mới được BTT. 2.2.1. Các khoản phải thu đƣợc bao thanh toán Như đã trình bày, “khoản phải thu” được xác định là khoản tiền bên bán hàng được phép thu từ bên mua hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng người mua chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Công ước Ottawa năm 1988 xác định các khoản phải thu từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trừ các hợp đồng có tính chất tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình đều có thể trở thành đối tượng của hoạt động BTT. Theo pháp luật Việt Nam thì không phải bất kỳ các GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 36 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại khoản phải thu nào cũng được BTT. Khoản phải thu được BTT khi không rơi vào một trong các trường hợp sau đây:45 1. Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm; 2. Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp; 3. Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp; 4. Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi; 5. Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày; 6. Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp; 7. Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; 8. Các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực tài chính, ngân hàng;46 9. Hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Từ quy định trên, có thể rút ra một số đặc điểm về các khoản phải thu được BTT như sau: Thứ nhất, các khoản phải thu không còn bó hẹp trong phạm vi của hoạt động mua, bán hàng hóa nữa mà được mở rộng cho cả hoạt động cung ứng dịch vụ, kể cả cho thuê tài chính. Các khoản phải thu này phải phát sinh từ quan hệ mua bán đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong đó, bên bán hàng có trách nhiệm giao hàng, cung cấp dịch vụ và chuyển quyền sở hữu hàng hóa còn bên mua hàng phải thanh toán tiền hàng trong một thời hạn nhất định. Thứ hai, các khoản phải thu phải phát sinh từ những giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hợp pháp. Điều này đảm bảo rằng, việc chuyển nhượng các khoản phải thu là có căn cứ pháp luật, hạn chế rủi ro liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và hợp đồng BTT. Vì thế, các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán bị pháp luật cấm, các giao dịch bất hợp pháp hay 45 Xem Điều 19 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 46 Xem Danh mục các dịch vụ Tài chính- Ngân hàng kèm theo Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 37 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại đang có tranh chấp (khi đó bên mua hàng có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết47) sẽ không được BTT. Thứ ba, do tính chất của hoạt động BTT là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của TCTD cho bên được BTT nên khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn lại vượt quá 180 ngày hay đã quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sẽ không thuộc đối tượng được BTT. Điều này giúp các TCTD thu hồi lại khoản tín dụng đã tài trợ trong thời gian ngắn (thường thì đơn vị BTT chỉ chấp thuận BTT cho các khoản phải thu còn thời hạn trong vòng 90 ngày) và hạn chế rủi ro trong hoạt động BTT. Thứ tư, nhằm đảm bảo quyền lợi của bên BTT (nhận lại khoản phải thu đã được BTT) và để bên mua hàng thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán, pháp luật quy định là các khoản phải thu được gán nợ, cầm cố, thế chấp hay phát sinh từ hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi sẽ không được BTT. Điều này đảm bảo cho các khoản phải thu không thuộc đối tượng của bất kỳ giao dịch nào khác và được xác định chắc chắn tại thời điểm hợp đồng BTT được ký kết. Do kết quả của hợp đồng BTT là bên bán chuyển giao quyền đòi nợ và nhận tiền từ phía đơn vị BTT còn đơn vị BTT sẽ nhận quyền đòi nợ và đòi tiền từ bên mua hàng. Điều này cho thấy, việc quyền đòi nợ có được chuyển nhượng hay không là rất quan trọng và cho dù các khoản phải thu không thuộc bất kỳ trường hợp nào nêu trên nhưng nếu giữa hai bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thỏa thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thì khoản phải thu trong trường hợp này cũng không được BTT. Hầu hết các NHTM khi thực hiện BTT đều phải áp dụng các quy định nêu trên, tuy nhiên ở mỗi đơn vị BTT thì có những quy định riêng về các đối tượng cụ thể được BTT, ví dụ như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank thực hiện BTT với hầu hết các mặt hàng, tuy nhiên ưu tiên những mặt hàng tiêu dùng, linh kiện và nguyên vật liệu48. 2.2.2. Các khoản phải trả đƣợc bao thanh toán Tương ứng với khoản phải thu thì khoản phải trả là khoản tiền mà bên mua hàng phải trả cho bên bán hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng chưa đến hạn thanh toán. Do pháp luật chỉ nhắc đến “khoản phải trả” trong Luật các tổ 47 48 Xem Khoản 2 Điều 51 Luật thương mại năm 2005 www.vietcombank.com.vn/Corporates/Factoring/FAQ.aspx GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 38 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại chức tín dụng năm 2010 mà không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể nên quy định về khoản phải trả có thể áp dụng tương tự với các khoản phải thu. Khi đó, các khoản phải trả được BTT phải phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Có thể trình bày một số trường hợp mà khoản phải trả không thể trở thành đối tượng của hợp đồng BTT như sau: là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vi phạm điều cấm của pháp luật hay các giao dịch bất hợp pháp hoặc đang có tranh chấp, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên, dẫn đến khả năng bên mua hàng không thanh toán khi đến hạn nếu được BTT; các khoản phải trả đã quá hạn thanh toán mà bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ vẫn không thể chi trả hết làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bán hàng khi đó có thể dẫn đến tranh chấp, điều này cũng thể hiện tình trạng tài chính không tốt của bên mua hàng, khi đó TCTD không thể mạo hiểm tiến hành BTT vì không có lý do gì đảm bảo bên mua hàng sẽ thanh toán khoản phải thu đúng hạn; khoản phải trả đã được chủ thể khác cam kết đứng ra trả thay trong trường hợp bên mua hàng mất khả năng thanh toán khi đến hạn; các khoản phải trả phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thỏa thuận chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, tức là việc chuyển nghĩa vụ trả nợ cho đơn vị BTT cũng không thực hiện được. Có thể nói, dù là khoản phải thu hay khoản phải trả nếu muốn là đối tượng của hợp đồng BTT thì phải phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phù hợp với pháp luật, được ký kết giữa bên bán hàng và bên mua hàng có thỏa thuận về việc được phép chuyển giao quyền và nghĩa vụ và không thuộc các đối tượng mà pháp luật không cho phép BTT. 2.3. Nguyên tắc thực hiện hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Những quy định cụ thể của hoạt động BTT xuất phát từ các nguyên tắc chung mà pháp luật quy định buộc các chủ thể tham gia hoạt động BTT phải tuân theo. Theo đó, tại Điều 3 Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung cùng với khái niệm BTT quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì các nguyên tắc của hoạt động BTT được thể hiện như sau: Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD được thực hiện BTT và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Vấn đề đảm bảo an toàn GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 39 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại dựa trên các tiêu chí về điều kiện để TCTD được thực hiện BTT như: tỷ lệ nợ xấu, giới hạn tín dụng, biện pháp bảo đảm, khách hàng được BTT,… Khi được thực hiện BTT thì TCTD phải lựa chọn hình thức BTT và đối tượng được phép BTT phù hợp với quy định pháp luật (nên áp dụng hình thức BTT có truy đòi và các khoản phải thu hay các khoản phải trả không thuộc các đối tượng không được BTT quy định tại Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung). Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào hợp đồng BTT và các bên liên quan đến khoản phải thu hay khoản phải trả. Hợp đồng BTT thể hiện sự thỏa thuận giữa TCTD và bên được BTT, sự thỏa thuận này được lập thành văn bản, trong đó quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên là một trong những điều khoản cơ bản của hợp đồng. Quy chế hoạt động BTT đảm bảo cho vấn đề thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết bằng việc quy định về một trong những nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng BTT là thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba (với hợp đồng BTT có đối tượng là khoản phải thu thì bên thứ ba là bên mua hàng, còn với hợp đồng BTT có đối tượng là khoản phải trả thì bên thứ ba là bên bán hàng), pháp luật quy định bên được BTT phải có nghĩa vụ thông báo cho bên thứ ba biết về việc được BTT và việc chấp thuận bằng văn bản của bên thứ ba là một trong những điều kiện để hợp đồng BTT được thực hiện. Nguyên tắc thứ ba: Khoản phải thu hay khoản phải trả được BTT phải có nguồn gốc từ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật liên quan. Theo đó, hợp đồng mua bán trên là hợp đồng đã được ký kết (thường là hợp đồng bán hàng trả chậm) không trái với quy định pháp luật làm phát sinh khoản phải thu của bên bán hàng hay tương ứng là khoản phải trả của bên mua hàng và hai bên phải có sự thỏa thuận về việc được phép chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng (dẫn đến chuyển giao khoản phải thu hay khoản phải trả cho đơn vị BTT). Nhìn chung, quy định pháp luật về nguyên tắc hoạt động BTT của các TCTD là tương đối rõ ràng, điều này tạo tiền đề cho việc áp dụng những quy định cụ thể về hoạt động BTT được dễ dàng hơn. Qua đó, đảm bảo sự an toàn cần thiết cho NHTM khi GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 40 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại tiến hành BTT, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan khi tham gia hoạt động BTT. 2.4. Quy định pháp luật về quy trình thực hiện bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Đối tượng của hoạt động BTT là các khoản phải thu hay khoản phải trả. Tuy nhiên, do chưa có văn bản nào hướng dẫn về quy trình thực hiện BTT có đối tượng là khoản phải trả nên ở phần này, người viết chỉ trình bày Quy trình thực hiện BTT có đối tượng của hợp đồng BTT là các khoản phải thu theo quy định tại Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung. Căn cứ vào phạm vi thực hiện, BTT được phân chia thành hai hình thức là BTT nội địa và BTT xuất – nhập khẩu tương ứng sẽ có quy trình thực hiện BTT gồm: Quy trình thực hiện BTT trong nước và Quy trình thực hiện BTT quốc tế. 2.4.1. Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nƣớc Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung thì hoạt động BTT trong nước được thực hiện theo các bước chính như sau: Bước 1: Với điều kiện là bên bán đã tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và phát sinh khoản phải thu, bên bán hàng đề nghị đơn vị BTT thực hiện BTT các khoản phải thu thông qua Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ Bao thanh toán49. Bước 2: Sau khi nhận được đề nghị BTT từ phía bên bán, đơn vị BTT sẽ tiến hành thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng. Trong đó, phân tích các khoản phải thu là việc xem xét khoản phải thu được bên bán yêu cầu BTT có đủ điều kiện để thực hiện BTT hay không (điều kiện khoản phải thu được BTT đã trình bày ở phần Đối tượng của hoạt động bao thanh toán); thuộc danh mục các hàng hóa, dịch vụ được BTT (quy định riêng đối với mỗi TCTD); giá cả, phương thức thanh toán; lịch sử thanh toán (thường trả đúng hay trễ hạn) và thời hạn thanh toán khoản phải thu còn lại không quá 180 ngày. Về tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng được đơn vị BTT đánh giá dựa trên một số giấy tờ như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Giấy phép đầu tư, Biên bản họp Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, 49 www.vietcombank.com.vn/Corporates/Factoring/FAQ.aspx GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 41 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại xem xét vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, doanh số bán hàng, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh… Có thể thấy, việc phân tích khách hàng của hoạt động BTT dựa trên sự thẩm định tình hình hoạt động và khả năng tài chính của cả bên bán hàng và bên mua hàng, điều này khác với hoạt động cho vay thông thường khi TCTD chỉ cần thẩm định khách hàng là bên đi vay với khả năng có thể thanh toán tiền vay khi đến hạn hay không. Bước 3: Dựa trên kết quả của việc phân tích khách hàng và khoản phải thu khi đã đáp ứng đủ điều kiện được BTT, đơn vị BTT và bên bán hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng BTT. Sự thỏa thuận trong hợp đồng BTT được thể hiện bằng văn bản, nội dung hợp đồng cần có những điều khoản về: chủ thể hợp đồng, nội dung của cấp tín dụng BTT (gồm: giá trị và giá mua, bán các khoản phải thu, lãi và phí BTT, hạn mức và phương thức thanh toán, các biện pháp bảo đảm), quyền và nghĩa vụ của các bên, thủ tục chuyển giao các khoản phải thu, thời hạn hiệu lực hợp đồng, quyền truy đòi, giải quyết tranh chấp và các thỏa thuận khác50. Bước 4: Khi hợp đồng BTT được ký kết, bên bán phải thực hiện một trong số các nghĩa vụ của mình là gửi văn bản thông báo về hợp đồng BTT cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị BTT và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị BTT. Như đã trình bày thì nghĩa vụ thông báo cho người mua và các bên liên quan lúc này chỉ thuộc về người bán, đơn vị BTT không có trách nhiệm phải thực hiện việc này. Bước 5: Bên mua sau khi đã nhận được văn bản thông báo về hợp đồng BTT phải có trách nhiệm gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị BTT xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị BTT. Việc chấp thuận thanh toán cho đơn vị BTT phát sinh từ việc bên mua hàng và bên bán hàng đã có thỏa thuận chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đây là cơ sở đảm bảo cho việc bên mua sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đơn vị BTT khi đến hạn. Tuy nhiên, trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị BTT thì việc tiếp tục thực hiện BTT giữa bên bán và đơn vị BTT sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro phát sinh. 50 Xem Điều 22 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 42 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Bước 6: Bên bán hàng chuyển giao bảng kê kèm bảng gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT. Nếu tài liệu trên là bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ do bên bán hàng, đơn vị BTT thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi có rủi ro phát sinh. Có thể liệt kê một số chứng từ liên quan đến khoản phải thu gồm: hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, phiếu xuất kho, phiếu giao nhận hàng của bên vận tải, biên bản giao nhận hàng hóa… Bước 7: Khi đã nhận được đầy đủ và kiểm tra hợp đồng, các chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ bên bán thì đơn vị BTT chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT. Việc cấp hạn mức BTT cho bên bán dựa trên các yếu tố: giấy đề nghị cấp hạn mức BTT của bên bán, truyền thống giao dịch với khách hàng, kết quả phân tích về tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán và bên mua, độ rủi ro về khả năng thanh toán của bên mua,… Qua đó, đơn vị BTT sẽ tiến hành cấp tín dụng cho bên bán, thông thường là khoảng 80-90% giá trị các khoản phải thu. Bước 8: Do việc được nhận quyền đòi nợ từ bên bán, và bên mua cũng đã biết về hợp đồng BTT, đơn vị BTT sẽ theo dõi, quản lý sổ sách và tiến hành thu nợ từ bên mua hàng khi đến hạn thanh toán. Bước 9: Dựa trên số tiền thanh toán đã thu đủ từ bên mua, đơn vị BTT thanh toán tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định trong hợp đồng BTT. Bước 10: Giải quyết các vấn đề tồn tại phát sinh khác nếu có. Có thể tóm tắt quy trình thực hiện BTT trong nước theo sơ đồ sau: GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 43 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Hợp đồng mua bán BÊN BÁN HÀNG (4) (5a) (1) (2a) (3) (6) (7) (9) BÊN MUA HÀNG (2b) (5b) (8) ĐƠN VỊ BAO THANH TOÁN Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nƣớc (Hệ thống một đơn vị BTT) (1) Đề nghị BTT; (2) Thẩm định bên bán hàng, bên mua hàng và các khoản phải thu; (3) Ký hợp đồng BTT; (4) Thông báo về hợp đồng BTT và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị BTT; (5) Trả lời thông báo và cam kết thanh toán cho đơn vị BTT; (6) Chuyển giao hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các chứng từ liên quan đến khoản phải thu; (7) Chuyển tiền ứng trước theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT; (8) Theo dõi, thu nợ khi đến hạn; (9) Thanh toán đầy đủ phần còn lại của khoản phải thu được BTT. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 44 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại 2.4.2. Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế Việc các doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu mở rộng khách hàng, đặc biệt là các hợp đồng xuất – nhập khẩu (hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài) với đối tác nước ngoài dẫn đến nhu cầu ứng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu càng cao. Điều này đòi hỏi hoạt động BTT của các TCTD cũng phải mở rộng phạm vi lẫn quy mô hoạt động để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng này. Dưới góc độ pháp lý, Quy chế hoạt động BTT cũng đã có quy định riêng đối với hoạt động BTT xuất – nhập khẩu (hay BTT quốc tế). Tuy nhiên, do BTT xuất – nhập khẩu có liên quan đến các đối tác quốc tế gồm bên nhập khẩu và đại lý thực hiện BTT cho bên này nên quy trình thực hiện BTT xuất – nhập khẩu được thực hiện phải phù hợp với Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung (cụ thể là Khoản 2 Điều 13 Quy chế hoạt động BTT) và thông lệ quốc tế. Theo đó, quy trình thực hiện BTT xuất – nhập khẩu được thực hiện như sau: Đối với hoạt động BTT xuất – nhập khẩu trường hợp không có đơn vị BTT nhập khẩu thì quy trình thực hiện BTT xuất – nhập khẩu được thực hiện giống như quy trình BTT trong nước với hệ thống một đơn vị BTT. Tuy nhiên, vẫn có điểm khác biệt về chủ thể tham gia hoạt động BTT, cụ thể: đơn vị BTT là TCTD được phép hoạt động ngoại hối; bên bán hàng (bên xuất khẩu) ngoài việc đáp ứng điều kiện là tổ chức kinh tế thì cần phải được cấp giấy phép hoạt động xuất nhập khẩu; bên mua hàng là bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Đối với hoạt động BTT xuất- nhập khẩu có hai đơn vị BTT là: đơn vị BTT xuất khẩu và đơn vị BTT nhập khẩu thì quy trình thực hiện BTT có thể trình bày tóm tắt theo sơ đồ sau: GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 45 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại (1) BÊN BÁN HÀNG (Nhà xuất khẩu) (7) (2) (4a) (6) (8a) (9) (13) BÊN MUA HÀNG (Nhà nhập khẩu) (4b) (10) (11) (3) ĐƠN VỊ BTT XUẤT KHẨU (5) (8b) (12) ĐƠN VỊ BTT NHẬP KHẨU Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế (Hệ thống hai đơn vị BTT)51 (1) Bên xuất khẩu và bên nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; (2) Bên xuất khẩu đề nghị đơn vị BTT xuất khẩu thực hiện BTT khoản phải thu; (3) Đơn vị BTT xuất khẩu đề nghị đơn vị BTT nhập khẩu cùng thực hiện hợp đồng BTT; (4) Đơn vị BTT xuất khẩu và đơn vị BTT nhập khẩu phân tích tương ứng khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu; (5) Đơn vị BTT nhập khẩu đồng ý cùng thực hiện BTT với đơn vị BTT xuất khẩu (thông qua một hợp đồng riêng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên), đơn vị BTT xuất khẩu chấp thuận tài trợ cho bên xuất khẩu; 51 Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2006, tr.268-269 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 46 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại (6) Đơn vị BTT xuất khẩu và bên xuất khẩu thỏa thuận và ký kết hợp đồng BTT; (7) Bên xuất khẩu giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; (8) Bên xuất khẩu chuyển giao bảng kê kèm bảng gốc hợp đồng và chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cùng với các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT xuất khẩu. Đơn vị BTT xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các chứng từ trên cho đơn vị BTT nhập khẩu; (9) Đơn vị BTT xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho bên xuất khẩu theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT; (10) Đơn vị BTT nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từ bên nhập khẩu khi đến hạn thanh toán; (11) Bên nhập khẩu thanh toán tiền cho đơn vị BTT nhập khẩu. Trong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán khoản phải thu thì đơn vị BTT nhập khẩu sẽ trả thay cho bên nhập khẩu theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết với đơn vị BTT xuất khẩu; (12) Đơn vị BTT nhập khẩu trích trừ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển số tiền còn lại cho đơn vị BTT xuất khẩu; (13) Đơn vị BTT xuất khẩu thanh toán tất toán tiền với bên xuất khẩu theo quy định trong hợp đồng BTT. Có thể thấy, tuy hoạt động BTT trong nước và hoạt động BTT quốc tế có những điểm khác nhau nhất định (về chủ thể, về vai trò thẩm định khách hàng và sự chuyển giao trách nhiệm thu tiền từ bên mua hàng khi đến hạn) nhưng nhìn chung việc thực hiện hai loại hình BTT này vẫn được thực hiện dựa trên một quy trình cơ bản là: 1) Đề nghị BTT, 2) Thẩm định khách hàng, 3) Ký hợp đồng BTT, 4) Thực hiện hợp đồng. Do đó, tùy vào đối tượng khách hàng, điều kiện hoạt động tín dụng và khả năng cấp tín dụng của mình mà NHTM quyết định lựa chọn hình thức BTT thích hợp, góp phần mở rộng thêm các nghiệp vụ ngân hàng và đưa BTT ngày càng phát triển tại thị trường tài chính ở Việt Nam. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 47 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại 2.5. Quy định pháp luật về lãi, phí trong hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại NHTM thực hiện nghiệp vụ BTT là để cấp tín dụng nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu tài chính cho khách hàng đồng thời phải đảm bảo được khả năng tài chính và duy trì hoạt động của mình, quan trọng hơn là việc thực hiện mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Để có được điều đó, khi thực hiện hợp đồng BTT cho các khoản phải thu hay khoản phải trả thì ngoài nghĩa vụ cấp tín dụng, NHTM sẽ được hưởng một số tiền lãi và phí BTT nhất định dựa trên số tiền ứng trước và các lợi ích từ sản phẩm BTT mà NHTM đem lại cho khách hàng. Vấn đề về lãi và phí trong hoạt động BTT cũng được quy định trong Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung, theo đó: Lãi được tính trên số vốn mà đơn vị BTT ứng trước cho khách hàng phù hợp với lãi suất thị trường52. Số vốn ứng trước này đã được đơn vị BTT và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng BTT dựa trên giá trị các khoản phải thu hay khoản phải trả được BTT, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của bên mua hàng khi đến hạn. Dựa trên số vốn đó, NHTM sẽ đưa ra mức lãi suất BTT phù hợp với lãi suất thị trường và thời gian còn lại của khoản phải thu hay khoản phải trả được BTT. Do Quy chế hoạt động BTT không nói rõ về việc xác định lãi suất BTT mà chỉ đưa ra mức “phù hợp với lãi suất thị trường” nên khó xác định mức lãi suất như thế nào là phù hợp. Ở đây, theo người viết, BTT là hình thức cấp tín dụng có lãi suất và đây là hoạt động kinh doanh của NHTM nên việc ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất BTT) phải căn cứ trên mức “lãi suất cơ bản” do NHNN công bố (mức lãi suất này không được cao hơn mức lãi suất trần và không thấp hơn mức lãi suất sàn do NHNN ấn định tương ứng với từng loại hình TCTD)53. Cụ thể, lãi trong hoạt động BTT là số tiền đơn vị BTT ứng trước cho khách hàng nhân với lãi suất BTT nhân với thời gian BTT thỏa thuận trong hợp đồng BTT giữa đơn vị BTT và khách hàng. Phí được tính trên giá trị khoản phải thu hay khoản phải trả để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách và chi phí khác54. Vấn đề phí cho hoạt động BTT cũng không được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt dộng BTT nên giữa các đơn vị BTT 52 Khoản 1 Điều 15 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 53 Lê Huỳnh Phương Chinh, Tập bài giảng Luật Ngân hàng, Đại học Cần Thơ, 2011, tr 33 54 Khoản 1 Điều 15 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 48 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại khác nhau sẽ có mức phí khác nhau. Mức phí này dựa trên những dịch vụ mà đơn vị BTT mang lại cho khách hàng như: theo dõi khoản phải thu và thu hồi nợ, quản lý sổ sách, xử lý hóa đơn, đảm bảo rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, nếu đơn vị BTT có tham gia hoạt động BTT xuất – nhập khẩu với tư cách là đơn vị BTT xuất khẩu thì sẽ thu thêm phí đại lý bên mua, bao gồm: phí bảo đảm tín dụng và phí xử lý hóa đơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề lãi và phí trong hoạt động BTT cũng như số tiền mà khách hàng nhận được khi hoàn thành hợp đồng BTT, có thể tham khảo ví dụ như sau: Công ty TNHH Nam Dương ký hợp đồng bán hàng trả chậm thời hạn 3 tháng cho Công ty Thương mại và Dịch vụ Cà Mau lô hàng nước tương trị giá 520 triệu đồng. Theo thỏa thuận giữa hai bên mua bán và Ngân hàng Vietcombank, Công ty Nam Dương sử dụng dịch vụ BTT trong nước với những cam kết sau:  Lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng khi cung cấp dịch vụ BTT là 10,2%/năm cộng biên độ 0.5% và ngân hàng ứng trước 80% trị giá hóa đơn.  Phí BTT của ngân hàng là 0.2% trên trị giá hợp đồng BTT Khi đó, số tiền mà khách hàng nhận được khi quyết toán hợp đồng BTT xác định như sau: Trị giá hóa đơn thanh toán = 520 triệu đồng Trị giá hợp đồng BTT = 520 triệu đồng Trị giá ứng trước = 520 x 80% = 416 triệu đồng Lãi của ngân hàng = 416 x (10.2% + 0.5%) x 3/12 = 11.128 triệu đồng Chi phí BTT = 520 x 0.2% = 1.04 triệu đồng Số tiền khách hàng nhận được = 520 – 11.128 – 1.04 = 507.832 triệu đồng Trừ tiền ứng trước = 416 triệu đồng Tiền khách hàng nhận được khi quyết toán: 507.832 – 416 = 91.832 triệu đồng. Tóm lại, hoạt động BTT của NHTM luôn có sự xuất hiện của ba chủ thể: đơn vị BTT là TCTD được NHNN chấp thuận thực hiện BTT, bên bán hàng và bên mua hàng là tổ chức kinh tế Việt Nam hay nước ngoài có tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ làm phát sinh các khoản phải thu hay các khoản phải trả. Các chủ thể này muốn tham gia hợp đồng BTT phải đáp ứng những điều kiện cụ thể, đồng thời các khoản phải thu hay khoản phải trả không thuộc các đối tượng không được BTT theo GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 49 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại quy định pháp luật. Khi đã là một bên trong hợp đồng BTT thì phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận trong hợp đồng cũng như nghĩa vụ thông báo với bên thứ ba. Theo đó, quyền lợi cơ bản của đơn vị BTT là đòi nợ bên mua hàng khi đến hạn thanh toán, song song đó là nghĩa vụ cấp tín dụng ngắn hạn cho khách hàng được BTT; bên bán hàng (đối với hợp đồng BTT có đối tượng là các khoản phải thu) được nhận tiền của đơn vị BTT theo giá trị khoản phải thu và có nghĩa vụ chuyển quyền đòi nợ cho đơn vị BTT và thông báo với bên mua hàng; bên mua hàng (đối với hợp đồng BTT có đối tượng là các khoản phải trả) được ứng trước tiền để thanh toán theo giá trị các khoản phải trả và phải thanh toán nợ cho đơn vị BTT khi đến hạn. Tất cả các hoạt động từ lúc có đề nghị BTT đến khi thực hiện xong hợp đồng BTT nhìn chung phải tuân theo một quy trình xác định, quy trình này phụ thuộc vào các chủ thể tham gia vào hợp đồng BTT để có thể áp dụng quy trình BTT trong nước hay quy trình BTT quốc tế. Mục đích cuối cùng mà khách hàng hướng tới là khoản tài trợ ứng trước, còn đối với NHTM là đơn vị BTT thì không gì khác hơn là lãi và phí từ hoạt động này mang lại. Lãi được tính trên giá trị ứng trước cho khách hàng và thời gian còn lại của hợp đồng BTT phù hợp với quy định về lãi suất của NHNN; phí BTT phụ thuộc vào các dịch vụ bổ trợ mà NHTM đem đến cho khách hàng khi thực hiện BTT. Vì thế, tùy vào đối tượng khách hàng và khả năng đánh giá rủi ro mà NHTM sẽ xác định mức lãi và phí phù hợp nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của các bên, giúp khách hàng không còn tâm lý e ngại khi tham gia hợp đồng BTT. Khi đó, cơ hội cho BTT trở thành một nghiệp vụ ngân hàng ưu việt sẽ không còn ở một tương lai xa. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 50 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN Trên cơ sở đã có quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động BTT, đây là điều kiện để các NHTM đưa BTT vào danh mục các nghiệp vụ ngân hàng. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, hoạt động BTT vẫn còn khá hạn chế và chỉ được một số ít các TCTD thực hiện. Vì thế, ở chương này, người viết sẽ trình bày thực trạng chung về hoạt động BTT ở các NHTM Việt Nam thể hiện qua doanh thu từ hoạt động BTT của NHTM và số lượng các đơn vị BTT tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời nêu ra những bất cập của pháp luật về hoạt động BTT từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật và phát triển hoạt động BTT tại các NHTM ở Việt Nam. 3.1. Thực trạng về hoạt động bao thanh toán ở các ngân hàng thƣơng mại hiện nay 3.1.1. Thực trạng chung về doanh thu từ hoạt động bao thanh toán ở các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Tham gia vào Hiệp hội BTT quốc tế khá muộn và chính thức triển khai nghiệp vụ BTT vào năm 2005, đến hiện nay tuy số lượng các đơn vị BTT ngày càng gia tăng nhưng do vẫn còn dè dặt trọng việc triển khai hoạt động này nên doanh số BTT tại Việt Nam vẫn còn thấp. Theo số liệu thống kê hàng năm của FCI, doanh số BTT của Việt Nam giai đoạn 2005-2013 chỉ đạt mức cao nhất là 100 triệu Euro (năm 2013), đây là con số khá khiêm tốn so với các quốc gia có doanh số BTT đứng đầu thế giới (các số liệu đã được trình bày tại phụ lục đính kèm). Cụ thể, trong vòng bốn năm 20062009, doanh số BTT của Việt Nam tăng trưởng nhanh và là một thị trường đầy hứa hẹn. Tuy nhiên đến năm 2010, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy kinh tế có bước phục hồi nhờ sự điều tiết của nhà nước nhưng Việt Nam lại phải đối mặt với tình trạng lạm phát đáng báo động và đồng Việt Nam bị trượt giá dẫn đến lãi suất cho vay của các NHTM tăng cao. Mức lãi suất này khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cắt giảm sản xuất kinh doanh, diễn biến trên kéo theo GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 51 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại doanh số BTT giảm đi 32% so với năm 2009. Nhưng từ năm 2011 trở về sau, ta lại có thể thấy được dấu hiệu phục hồi của thị trường BTT tại Việt Nam.55 Mặc dù tốc dộ tăng trưởng của hoạt động BTT tại Việt Nam tăng khá nhanh nhưng về quy mô thì còn khá khiêm tốn so với các nước khác. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động BTT quốc tế vẫn thấp hơn rất nhiều so với BTT nội địa (năm 2013, Việt Nam có doanh số BTT quốc tế là 20 triệu Euro, trong khi BTT nội địa chiếm tới 80 triệu Euro). Tuy nhiên, tỷ lệ giữa hai nhóm dịch vụ này đang dần thu hẹp lại, cho thấy BTT quốc tế đang dần có ưu thế, đạt được những thành công nhất định và có tiềm năng phát triển tại Việt Nam, đây cũng là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới. 3.1.2. Thực trạng sự phát triển về số lƣợng các đơn vị bao thanh toán tại Việt Nam Hoạt động BTT ở Việt Nam được manh nha từ những năm 1990, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là những đơn vị đầu tiên giới thiệu dịch vụ BTT cho các NHTM và doanh nghiệp trong nước. Song nghiệp vụ này vẫn còn mới mẻ nên chưa được áp dụng rộng rãi. Nhận thấy sự cần thiết của hoạt động BTT đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ngày 06/9/2004, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ban hành Quy chế hoạt động BTT của các TCTD. Sự ra đời của văn bản pháp lý này bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy các TCTD triển khai và phát triển dịch vụ BTT. Đến đầu năm 2005, BTT chính thức được triển khai và được biết đến rộng rãi hơn ở thị trường Việt Nam. Thời điểm này, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu tiên tổ chức thực hiện nghiệp vụ BTT là ngân hàng Deutsche Bank AG (Đức) vào tháng 01/2005. Tiếp đó, một số ngân hàng khác cũng đồng loạt triển khai dịch vụ này, như Far East National Bank (Mỹ, tháng 02/2005), UFJ Bank (03/2005), City Bank (10/2005),… Tại Việt Nam hiện nay, số đơn vị chủ yếu thực hiện nghiệp vụ BTT vẫn là các NHTM. Số lượng các công ty tài chính tham gia còn chưa nhiều, chỉ có một số các công ty tài chính của một số tập đoàn lớn như: Công ty tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC), Công ty tài chính cổ phần điện lực…Những ngân hàng trong nước tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ BTT bao gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt 55 http://www.fci.nl/about-fci/statistics/total-factoring-volume-by-country-last-7-years GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 52 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Nam (Vietcombank-VCB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Bốn ngân hàng này cũng là những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam tham gia Hiệp hội BTT quốc tế - FCI. Cho tới cuối năm 2006, NHNN đã chấp thuận cho thực hiện BTT ở một số ngân hàng khác như: Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)… Sau đó, số lượng các NHTM triển khai nghiệp vụ BTT không ngừng tăng lên: Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Quốc Tế (VIB), Ngân hàng Đông Nam Á (Seabank), Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội (Habubank), Ngân hàng Hàng hải (MSB), Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng phát triển Mê Kông (MDB)…56 Năm 2009, NHNN đã cho phép thêm một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được phép hoạt động BTT như Mizuko Corporate Bank, ANZ Hà Nội, Calyon Bank Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, NHNN lại hạn chế phạm vi hoạt động BTT, ví dụ như Ngân hàng MB được phép hoạt động BTT nhập khẩu, LienVietBank, PGBank được phép hoạt động BTT trong nước… Tuy nhiên, một thực tế là những khách hàng doanh nghiệp lại được biết rất ít về dịch vụ này. Những hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ BTT còn hạn chế. Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Eximbank, Đại Á Bank…. đã đưa phần giới thiệu tới khách hàng về BTT qua website của mình nhưng hầu như những thông tin đưa ra vẫn còn hạn chế, chỉ là những giới thiệu khái quát. Khách hàng rất khó có thể tìm thấy thông tin về BTT tại những website này và khó có cơ hội so sánh những tiện ích của dịch vụ BTT với những loại hình tài trợ thương mại khác. Đối với một dịch vụ tuy còn mới mẻ nhưng lại có rất nhiều tiện ích như BTT thì mức độ giới thiệu, quảng bá như vậy là rất ít, chưa đủ để thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Nếu trước đây, các NHTM chủ yếu tập trung vào thực hiện BTT nội địa nhờ việc dễ thực hiện và quy trình đơn giản thì bây giờ, hòa nhập với xu thế chung của thế giới, các NHTM ngày càng trú trọng đến hoạt động BTT quốc tế. Điều này xuất phát từ tình hình Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và các thị trường hướng đến đều là những nơi có hoạt động BTT rất phát triển hoặc có nhiều tiềm năng, đồng thời 56 http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/21/1996/ GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 53 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại bám sát nhu cầu của doanh nghiệp thì ngành ngân hàng, đặc biệt là các NHTM đang chú trọng phát triển những công cụ tài trợ thương mại hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế vừa tìm được đầu ra bền vững cho đồng vốn. Tiêu biểu, có thể lấy hai ngân hàng điển hình trong lĩnh vực thực hiện BTT xuất – nhập khẩu là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). - Hoạt động BTT xuất khẩu của Techcombank: Dịch vụ BTT xuất khẩu được Techcombank thực hiện thông qua 180 công ty BTT tại 60 quốc gia thuộc Hiệp hội BTT quốc tế, nhằm có được những thông tin sát sao hơn về nhà nhập khẩu, giúp nhà xuất khẩu kinh doanh an toàn và thu nợ hiệu quả hơn. Nhờ vậy, Techcombank cho phép người mua hàng trả chậm trong khoảng thời gian từ 60-90 ngày, với tỷ lệ ứng trước cao, thường là 80% trị giá khoản phải thu, không cần sử dụng các nguồn tín dụng khác, gián tiếp tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chào hàng với điều kiện thanh toán cạnh tranh hơn. Tại thị trường Mỹ và Canada – thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam thường xuyên có yêu cầu thanh toán theo phương thức trả chậm hoặc nhờ thu chấp nhận chứng từ, Techcombank cung cấp dịch vụ BTT xuất khẩu thông qua hợp tác chiến lược với Wells Fargo – một trong những NHTM lớn nhất ở Bắc Mỹ. Được Wells Fargo đảm bảo rủi ro tài chính cho bên nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro và được ứng trước đến 90%, được hưởng lãi suất ứng trước thấp nhất chỉ bằng lãi suất cho vay ngắn hạn.57 - Hoạt động BTT của Vietcombank (VCB): VCB cung cấp hai loại hình BTT là: BTT xuất – nhập khẩu và BTT trong nước, theo đó, bên bán/bên xuất khẩu chuyển nhượng cho VCB tất cả các quyền và lợi ích liên quan tới những khoản phải thu có thời hạn thanh toán dưới 180 ngày để được VCB và Đại lý BTT của VCB cung cấp tối thiểu hai trong số các dịch vụ chủ yếu của BTT: theo dõi khoản phải thu; ứng trước đến 80-90% giá trị khoản phải thu; thu nợ; đảm bảo rủi ro tín dụng của bên mua/bên nhập khẩu.58 Có mối quan hệ với hơn 235 đại lý BTT tại 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, VCB là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và trong nước và cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện BTT xuất nhập khẩu thông 57 58 www.tienphong.vn/Kinh-Te-Doanh-Nghiep/techcombank-nang-buoc-doanh-nghiep-xnk-694129.tpo www.vietcombank.com.vn/Corporates/Factoring/ GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 54 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại qua Hiệp hội BTT quốc tế - FCI 59 . VCB ngày càng chú trọng đầu tư cho nghiệp vụ BTT, gần đây nhất vào ngày 15/7/2014, VCB đã tổ chức công bố quyết định thành lập và đi vào hoạt động Trung tâm tài trợ thương mại. Trong đó có Phòng Nhờ thu và BTT và Bộ phận Tài trợ thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng là những lĩnh vực hết sức quan trọng, đã tạo nên uy tín và thương hiệu cho VCB trong thời gian qua60. 3.1.3. Một số khó khăn khi thực hiện hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Qua một thời gian triển khai hoạt động, mặc dù có những dấu hiệu tích cực nhưng tình hình BTT ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển và chưa thể hiện hết những ưu điểm vốn có của nó. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ phía Nhà nước với những bất cập môi trường pháp lý, từ chính bản thân các đơn vị thực hiện BTT và thái độ của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể: 3.1.3.1. Khung pháp lý còn nhiều bất cập Hoạt động BTT được thực hiện dựa trên Quy chế BTT nhưng qua thực tế triển khai tại các NHTM thì quy chế này vẫn còn nhiều bất cập, một số quy định còn chưa chính xác. Sau đó, NHNN đã có văn bản điều chỉnh lại quy chế nhằm phù hợp hơn với hoạt động BTT trong nước và các quy tắc BTT trên thế giới bằng Quyết định sửa đổi, bổ sung số 30/2008/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, tình hình thực tế vẫn phản ánh nhiều hạn chế của văn bản luật này. Đến Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 như một hứa hẹn cho sự phát triển của BTT bằng việc mở rộng chủ thể được BTT là bên mua hàng nhưng chỉ dừng lại ở phần định nghĩa ngắn gọn mà hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn cụ thể cho quy định này. Có thể nhìn nhận một số bất cập cụ thể như sau: Thứ nhất, về khái niệm BTT: Việc định nghĩa BTT chỉ là một “hình thức cấp tín dụng” làm cho quy định này lệch khỏi bản chất của nghiệp vụ BTT, quan niệm này không thống nhất với quan niệm phổ biến về BTT trên thế giới. Vì bên cạnh chức năng tài trợ, đơn vị BTT còn cung cấp theo dõi sổ sách, thu nợ từ người mua và bảo hiểm 59 www.vietcombank.com.vn/Corporates/Factoring/FAQ.aspx www.tapchitaichinh.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/Vietcombank-thanh-lap-Trung-tam-tai-tro-thuongmai/51553.tctc 60 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 55 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại rủi ro. Đây là điểm khác nhau cơ bản của BTT so với việc cấp tín dụng thông thường. Đồng thời, định nghĩa BTT là hình thức “cấp tín dụng” thông qua việc “mua lại” các khoản phải thu hay khoản phải trả, điều này tạo sự nhập nhằng, khó hiểu vì quan hệ tín dụng và quan hệ mua bán là hai mối quan hệ tách biệt nhau. Với việc cho đây là hình thức cấp tín dụng nên khoản ứng trước chỉ đơn thuần là khoản cho vay, việc chuyển giao hồ sơ, chứng từ liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho đơn vị BTT không mang ý nghĩa chuyển giao quyền đòi nợ mà lại gây hiểu nhầm về hình thức cho vay thế chấp bằng quyền đòi nợ. Khoản phải thu vẫn là tài sản thuộc sở hữu của người bán, chính sự không chính xác trong định nghĩa BTT đã dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn cho đơn vị BTT trong việc nhận chuyển giao “quyền đòi nợ” từ người bán. Pháp luật hiện nay vẫn chưa có quy định liên quan đến việc xác lập mối quan hệ này. Thứ hai, về triển khai hoạt động BTT: Một vấn đề gây khó khăn cho NHTM khi thực hiện BTT là việc bên bán hàng gửi văn bản thông báo cho bên mua hàng mà bên mua hàng không đồng ý, không gửi văn bản xác nhận về việc đã nhận thông báo thì sẽ gây khó khăn cho cả bên bán hàng và đơn vị BTT. Vì pháp luật không thừa nhận dịch vụ BTT nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của bên mua hàng 61 . Đồng thời, pháp luật chỉ cho phép TCTD mới có thể thực hiện nghiệp vụ BTT. Quy định trên không hợp lý vì nó gây khó khăn cho các doanh nghiệp có uy tín, có năng lực về tài chính và thẩm định khách hàng muốn cung cấp dịch vụ này. Thứ ba, về đối tượng của hoạt động BTT: Tại Khoản 17 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về khái niệm hoạt động BTT, bổ sung thêm đối tượng được BTT là các khoản phải trả phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, không có văn bản nào hướng dẫn cho hoạt động BTT có đối tượng này: về khoản phải trả nào không được BTT, quy trình BTT có đối tượng là khoản phải trả sẽ như thế nào, bên mua hàng có khoản phải trả được BTT lấy gì đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán nợ khi đến hạn cho đơn vị BTT. Thiết nghĩ, một quy định đưa ra mà không được hướng dẫn cụ thể sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và khó đi vào thực tế, đặc biệt tạo nên sự e dè cho các NHTM khi triển khai nghiệp vụ này. 61 Xem Điểm đ Khoản 1 Điều 13 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 56 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Thứ tư, về quyền ưu tiên đối với khoản phải thu: Hiện nay Quy chế hoạt động BTT không có quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm. Mặt khác, khoản phải thu không là đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm nếu không được quy định trong chế định pháp luật về BTT. 62 Do khoản phải thu là tài sản vô hình, có thể chưa tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng BTT nên bên bán hàng hóa có thể cùng một lúc bán một khoản phải thu cho nhiều đơn vị BTT hoặc vừa bán khoản phải thu, vừa cầm cố khoản phải thu đó để bảo đảm cho một khoản vay tại một TCTD khác. Vì vậy, việc xác định quyền ưu tiên đối với khoản phải thu là hết sức quan trọng, để đơn vị BTT có cơ sở pháp lý nhằm thu nợ từ bên mua hàng. Thứ năm, về giải quyết tranh chấp: Pháp luật về hoạt động BTT chưa có quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên. Do không xác định được quyền sở hữu của TCTD đối với quyền đòi nợ nên TCTD không được xem là chủ nợ đối với bên mua và nếu muốn bảo vệ quyền lợi của mình từ việc khởi kiện thì phải thông qua quyền khởi kiện của bên bán hàng, TCTD đóng vai trò là bên có quyền và lợi ích liên quan. Thủ tục tố tụng sẽ thêm phức tạp khi cần phải xác định quyền sở hữu khoản phải thu. Khi đó, hợp đồng BTT cũng như các hợp đồng thương mại khác sẽ được xem như là cơ sở pháp lý để trong trường hợp có tranh chấp sẽ được đưa ra trọng tài thương mại hoặc tòa án kinh tế để xét xử. Nhưng vấn đề ở đây là, ở Việt Nam, hiệu lực hợp đồng và thậm chí là hiệu lực xét xử của trọng tài thương mại hay tòa án kinh tế vẫn còn bị xem nhẹ. Rất nhiều trường hợp vi phạm hợp đồng, không tuân thủ phán quyết của trọng tài và tòa án.63 Mặc khác, trên cơ sở lý thuyết, khởi kiện tại tòa án được xem là cứu cánh cuối cùng và hiệu quả nhất của ngân hàng để thu hồi các khoản nợ khi con nợ cố tình lẫn tránh nghĩa vụ khi đến hạn. Nhưng thực tế cho thấy, việc khởi kiện tại tòa án chưa thực sự là phương thức hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ. Thủ tục tố tụng kinh tế và dân sự còn quá phức tạp, chi phí kiện tụng tốn kém, công tác thi hành còn nhiều bất cập… Sau một chặng đường dài tốn kém thời gian và tiền bạc, kết quả là ngân hàng vẫn đứng trước nguy cơ không thu hồi được khoản nợ. 62 Xem Điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 12 năm 2006 Về giao dịch bảo đảm 63 http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/21/1996/ GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 57 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại 3.1.3.2. Những hạn chế từ phía bên bao thanh toán Thứ nhất, NHTM vẫn tập trung chủ yếu cho các nghiệp vụ truyền thống, trong đó, nhận tiền gửi và cho vay vẫn là hình thức kinh doanh chủ yếu. Bên cạnh đó, nguồn vốn để thực hiện BTT vẫn còn hạn chế. Mức vốn thấp là nguyên nhân làm yếu sức mạnh tài chính và nâng cao rủi ro kinh doanh, đồng nghĩa với việc giảm khả năng mở rộng tín dụng và phát triển nghiệp vụ BTT. Thứ hai, chi phí BTT cao gây e ngại cho các doanh nghiệp: BTT là nghiệp vụ mang nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro từ phía người mua. Vì vậy, dịch vụ BTT đòi hỏi chi phí tương đối cao bởi vì ngoài chi phí để gánh chịu rủi ro còn bao gồm chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ quản lý sổ sách, theo dõi, thu nợ bên mua hàng. Điều này gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp là bên được BTT trong mối quan hệ BTT khi sử dụng dịch vụ BTT. Thứ ba, sản phẩm BTT chưa đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng: Xét về mặt lý thuyết, BTT khắc phục được tình trạng cho vay có tài sản thế chấp của tín dụng ngân hàng. Nhưng thực tế ở Việt Nam, tài sản bảo đảm vẫn là vấn đề tiên quyết để nhận được nguồn tài trợ từ các TCTD. Điều này cũng là tất yếu, bởi đặc điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro, không cho phép ngân hàng mạo hiểm cấp tín dụng đơn thuần từ việc chứng minh tình hình tài chính từ một phía của khách hàng. Việc đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm đã làm giảm đi ưu thế của dịch vụ BTT. Mặc khác, dịch vụ BTT mà các NHTM cung cấp thường hướng đến những doanh nghiệp lớn, hệ thống thông tin tín dụng còn thiếu thốn, đòi hỏi cao với khách hàng… tạo nên sự khó khăn với các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế 64. Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tính đến ngày 01/5/2013, thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào Hiệp hội này là 35.000 doanh nghiệp65. Vấn đề nữa là trên quốc tế thường là BTT miễn truy đòi, sau khi ký hợp đồng BTT và nhận tiền đầy đủ từ đơn vị BTT thì bên bán hàng (nhà xuất khẩu) sẽ hết nghĩa vụ đối với hợp đồng đã ký với bên mua hàng (nhà nhập khẩu) và không còn bận tâm với hợp đồng mua bán 64 www.moj.gov.vn/tcdcpl/Lits/PhapLuatKinhTe//View_detail.aspx?ItemID=390 http://vinasme.vn/Lich-su-va-ket-qua-hoat-dong-cua-Hiep-hoi-doanh-nghiep-nho-va-vua-Viet-Nam-1907473.htm 65 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 58 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại nữa. Tuy nhiên, vì dịch vụ BTT còn khá mới mẻ và để đảm bảo an toàn thì các NHTM thường thực hiện BTT có quyền truy đòi. Đây được xem là một hạn chế đối với sự phát triển dịch vụ này tại Việt Nam. Thứ tư, sự không thống nhất các quy định về BTT cũng tạo một rào cản cho sự phát triển của BTT ở Việt Nam, nhất là BTT quốc tế. Ví dụ như: theo Quy tắc chung về BTT xuất – nhập khẩu - GRIF do FCI đặt ra thì không cần phải có xác nhận của người mua đồng ý thanh toán cho đơn vị BTT, tuy nhiên theo Quy chế BTT tại Việt Nam thì phải có xác nhận này thì hợp đồng BTT mới có hiệu lực. Chính điều này có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Thứ năm, quan hệ với thị trường nước ngoài còn hạn chế: Trong BTT quốc tế, người mua và tổ chức BTT xuất khẩu ở hai quốc gia khác nhau, vì thế việc thẩm định người mua rất khó khăn. Nhất thiết cần phải có sự tham gia hỗ trợ của một tổ chức BTT tại quốc gia người mua (đơn vị BTT nhập khẩu). Do đó, một NHTM muốn thực hiện BTT quốc tế tốt, cần phải có một quan hệ rộng rãi với các tổ chức BTT khác trên thế giới. Nhưng đa số các NHTM tại Việt Nam hiện nay chưa đủ điều kiện để mở các chi nhánh tại nước ngoài. Hơn nữa, mối quan hệ với các ngân hàng, đơn vị BTT nước ngoài còn nhiều hạn chế. Đây thực sự là một khó khăn cho các NHTM tại Việt Nam. 3.1.3.3. Những khó khăn tồn tại từ phía các doanh nghiệp Thứ nhất, sản phẩm BTT còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam nên sự hiểu biết của các doanh nghiệp về BTT còn hạn chế. Các doanh nghiệp lớn có chút am hiểu về sản phẩm BTT do được các NHTM tiếp thị hoặc thông qua các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn phát triển kinh tế còn đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn khá mơ hồ khi nghe nhắc đến dịch vụ BTT. Hơn nữa, những phương thức khác như nghiệp vụ gửi tiền, chuyển tiền, cho vay, tín dụng chứng từ, nhờ thu… dường như đã trở thành thói quen thanh toán đối với các doanh nghiệp. Điều này, xuất phát từ việc chưa hiểu rõ các ưu thế của BTT so với các loại hình cấp tín dụng khác như được ứng tiền trước, giảm thời gian và công sức quản lý các khoản nợ, giảm rủi ro cho doanh nghiệp với các khoản phải thu. Từ đó, BTT chưa thật sự là sự lựa chọn hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Thứ hai, vấn đề công khai thông tin trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp tạo ra sự bất lợi cho việc phát triển hoạt động BTT trên thị trường tài chính. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 59 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Việc doanh nghiệp công khai thông tin không đầy đủ hoặc thiếu chính xác đã gây khó khăn cho các NHTM khi đánh giá khách hàng, nó làm tăng mức độ rủi ro cho những bên tham gia nghiệp vụ BTT. Nếu các NHTM tự xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi phải thu thập thông tin về khách hàng và việc chứng minh tình trạng tài chính của khách hàng phần lớn qua việc phân tích các bản báo cáo kết quả kinh doanh thì thực sự chưa đủ mức độ tin cậy và mang lại hiều mạo hiểm. Thứ ba, hợp đồng BTT cho khoản phải thu chỉ được pháp luật công nhận khi bên mua hàng “có văn bản cam kết thực hiện BTT cho đơn vị BTT” 66. Tuy nhiên, bên mua hàng thường không nhận thức được lợi ích mà nghiệp vụ BTT mang lại. Thậm chí còn gặp một số bất tiện khi tham gia hoạt động BTT như: cung cấp thông tin cho đơn vị BTT, công khai tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh, thay đổi phương thức thanh toán tiền hàng… Chính sự thiếu hợp tác từ phía bên mua hàng và vướng mắc từ quy định pháp luật cũng là một trong những cản trở khiến BTT kém phát triển tại Việt Nam. 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam 3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán Cho đến thời điểm hiện nay, khung pháp lý cho hoạt động BTT vẫn còn rất sơ sài. NHNN mới chỉ ban hành hai văn bản chính hướng dẫn cụ thể cho hoạt động BTT là quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về ban hành Quy chế hoạt động BTT và quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN để sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các văn bản này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, NHNN cần nhanh chóng ban hành một quy chế mới đầy đủ, khắc phục được những hạn chế của văn bản cũ, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế tại Việt Nam. Văn bản mới này cần xem xét những vấn đề sau: Thứ nhất, NHNN cần xây dựng một định nghĩa về nghiệp vụ BTT một cách phù hợp để thống nhất với các công ước, thông lệ quốc tế. Trong định nghĩa cần phân biệt được giữa thuật ngữ “cấp tín dụng” và “mua lại các khoản phải thu”. Quan hệ tín dụng là một quan hệ tách bạch với quan hệ mua bán, nếu trong khái niệm quy định trong 66 Xem Điểm đ Khoản 1 Điều 13 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 60 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Quy chế BTT đã nêu là “việc cấp tín dụng thông qua việc mua lại các khoản phải thu” thì gây khó hiểu cho người đọc. Thứ hai, cần mở rộng đối tượng cung ứng dịch vụ BTT, không nên chỉ dừng lại trong phạm vị các TCTD, cần tiến tới thành lập các công ty BTT độc lập. Thứ ba, nên bỏ quy định bên mua hàng phải gửi văn bản xác nhận và cam kết thanh toán cho đơn vị BTT. Quy định này làm hạn chế phạm vi hoạt động của đơn vị BTT cũng như quyền lợi sử dụng dịch vụ BTT của bên bán. Mặt khác, xét về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán cho đơn vị BTT không cần có sự đồng ý của bên mua vì dù bên mua thanh toán tiền cho ai đi nữa thì bên mua cũng không thể phủ nhận nghĩa vụ thanh toán của mình trong hợp đồng thương mại. Thứ tư, cần quy định việc đăng ký khoản phải thu trong hợp đồng BTT là nghĩa vụ của các bên, qua đó có thể xác định quyền ưu tiên thanh toán đối với các chủ nợ khác khi người bán phá sản, cũng như cảnh báo cho các bên có các giao dịch liên quan đến khoản phải thu đó, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TCTD cung ứng dịch vụ BTT. Như vậy, sau khi ký kết hợp đồng BTT và đăng ký khoản phải thu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị BTT đã hoàn toàn được đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu bên mua vì một lý do nào đó trả tiền cho bên bán, thì đơn vị BTT có thể buộc bên mua phải trả khoản phải thu đó cho mình một lần nữa. Không những thế, trong trường hợp này, bên bán cũng có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cho đơn vị BTT bằng việc giữ khoản tiền nhận từ bên mua với tư cách là người được đơn vị BTT tín thác, sau đó phải chuyển giao số tiền này cho đơn vị BTT.67 Thứ năm, hiện nay không có quy định nào xác lập mối quan hệ của việc chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán cho đơn vị BTT. Vì thế, cần phải đưa ra quy định xác định điều kiện để việc chuyển giao quyền đòi nợ của các bên có hiệu lực. Đồng thời, NHNN cần phối hợp với cơ quan ban ngành để ban hành những quy định về thuế chuyển nhượng với hoạt động BTT và mức thuế suất cụ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên, do nghiệp vụ này vẫn còn trong giai đoạn đang triển khai, cần được khuyến khích rất lớn từ phía nhà nước nên cần có quy định cụ thể về những mức độ miễn, giảm thuế trong hoạt động, thời gian được miễn, điều kiện để được miễn. Xây dựng các hình thức 67 http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/08/93525/ GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 61 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại khen thưởng cho các đơn vị thực hiện tốt những quy định về thuế, bên cạnh đó là các chế tài xử phạt khi các đơn vị này khi thực hiện không đúng theo quy định pháp luật. Thứ sáu, cần ban hành những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của đơn vị thực hiện BTT, cụ thể như sau: - Các bên mua, bên bán tham gia trong hoạt động BTT cần phải cung cấp những chứng từ, thông tin gì cho đơn vị cung cấp dịch vụ BTT. - Mức độ và các hình thức xử lý đối với các sai lệch trong thông tin do bên bán, bên mua cung cấp. - Những thông tin tín dụng như báo cáo tài chính bên mua, bên bán, doanh số hoạt động BTT, ngành nghề bên mua bên bán… mà các đơn vị thực hiện BTT có được phải báo cáo định kỳ cho NHNN. 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin tín dụng Hiện nay, các TCTD cung cấp dịch vụ BTT có thể truy cập thông tin về các doanh nghiệp thông qua website riêng biệt đó là hệ thống thông tin tín dụng (CIC). Do đó, việc xây dựng mới hoặc phát triển trung tâm CIC là một việc làm rất cần thiết cho các đơn vị BTT. Trung tâm này thực hiện những chức năng như sau: cung cấp thông tin, đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm thông tin ngành nghề, địa chỉ kinh doanh, tình hình tài chính, uy tín thanh toán, lịch sử giao dịch với các TCTD; những quy định của nhà nước về hoạt động BTT; tình hình kinh tế xã hội tác động như thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp trong những giai đoạn nhất định; những định hướng phát triển kinh tế của nhà nước trong giai đoạn sắp tới. Việc cung cấp thông tin này được thực hiện trên cơ sở chọn lọc thông tin do các TCTD cung cấp để hình thành cơ sở hệ thông dữ liệu. Trung tâm này phải tạo được sự liên kết trong hoạt động BTT giữa các TCTD hình thành liên minh BTT trong nước. Đây sẽ là nơi cung cấp thông tin, giới thiệu và là cầu nối để các TCTD có nhu cầu đồng BTT hợp tác với nhau. Bên cạnh đó, trung tâm này còn có thể làm các chức năng như xử lý tranh chấp trong quá trình thực hiện đồng BTT hay đề ra định hướng phát triển hoàn thiện sản phẩm này trong tương lai phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước và xu thế kinh tế trong khu vực và trên thế giới. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 62 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại 3.2.3. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển hoạt động bao thanh toán Nhận thức đóng vai trò quyết định trong sự phát triển, với BTT cũng vậy, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này. Đối với các NHTM, việc đa dạng hóa sản phẩm là một việc làm hết sức cần thiết để có thể nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường. Do đó, phổ biến dịch vụ BTT cần được các NHTM xem như là một cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Hầu hết các NHTM tại Việt Nam hiện nay đều có website riêng, số lượng các doanh nghiệp truy cập vào các website này tương đối lớn. Để tận dụng lợi thế này nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động BTT, các NHTM nên xây dựng được phần giới thiệu ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ và truyền tải được những thông tin cơ bản nhất về dịch vụ này như: định nghĩa BTT, những gói dịch vụ, quy trình thực hiện, hồ sơ yêu cầu khi sử dụng dịch vụ… và nêu bật lên được những lợi ích vượt trội mà chỉ có dịch vụ BTT mới có thể đem lại. Điều này, trên thực tế cũng đã được các NHTM triển khai, cụ thể như Vietcombank, ACB, Techcombank... Đồng thời, để tạo niềm tin đối với các khách hàng trong thị trường có mức độ cạnh tranh cao như hiện nay, các NHTM cũng có thể đưa những nhận xét, đánh giá của các khách hàng trước đó đã sử dụng dịch vụ BTT. Trong phần giới thiệu dịch vụ BTT tới khách hàng, các NHTM cũng nên đính kèm những văn bản pháp lý hiện hành có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động BTT nhằm tạo cảm giác tiện lợi nơi khách hàng khi tiềm hiểu về dịch vụ này. 3.2.4. Mở rộng các mối quan hệ đại lý và đa dạng hóa sản phẩm bao thanh toán của các ngân hàng thƣơng mại So với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, một khó khăn mà các NHTM trong nước gặp phải khi triển khai nghiệp vụ BTT đó là bất lợi về mạng lưới hoạt động. Trong bối cảnh, việc các NHTM mở chi nhánh ở nước ngoài là một giải pháp rất khó thực hiện bởi sự hạn chế về khả năng tài chính cũng như phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả mang lại. Do đó, để hoạt động BTT đạt hiệu quả và có thể phát triển thì các NHTM ở Việt Nam cần phải mở rộng quan hệ đại lý vì các lợi ích sau: được cung cấp thông tin về khách hàng, thị trường nơi mà các NHTM cung cấp dịch vụ BTT cũng như thông tin liên lạc; giảm chi phí, rút ngắn thời gian giao dịch… từ đó thu hút được khách hàng đến với dịch vụ này nhiều hơn. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 63 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Ngoài việc phát triển hệ thống đại lý thì đa dạng hóa sản phẩm được xem là một yếu tố quan trọng không kém. Hiện nay, sản phẩm BTT còn khá đơn điệu và kém hấp dẫn với hình thức thường là có truy đòi, vì thế cần nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để đa dạng hóa sản phẩm BTT. Bên cạnh việc mua lại các khoản phải thu dưới hình thức có truy đòi, NHTM có thể thực hiện BTT miễn truy đòi kết hợp với việc cung cấp thêm chức năng bảo hiểm rủi ro đối với bên mua có uy tín cao trên thị trường là các doanh nghiệp lớn có tình hình tài chính minh bạch. Ngân hàng tin tưởng rằng các doanh nghiệp này sẽ không thể đánh đổi những uy tín cũng như thương hiệu đã được xây dựng lâu dài để không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Đối với hoạt động thương mại quốc tế, việc NHTM thực hiện BTT miễn truy đòi kết hợp với bảo hiểm rủi ro cho người mua là gói sản phẩm sẽ được nhiều nhà xuất khẩu lựa chọn. Bởi vì, do thiếu thông tin, không nắm rõ về đối tác, để đảm bảo được thanh toán thì nhà xuất khẩu trong nước sẽ sẵn sàng chấp nhận trả cho ngân hàng mức phí cao hơn. Điều này vừa làm phong phú thêm hoạt động BTT vừa tăng thêm doanh thu cho NHTM thực hiện BTT. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được điều này, đòi hỏi phải có sự nổ lực rất lớn từ phía NHTM trong việc đẩy mạnh quan hệ với các đơn vị BTT ngoài nước, cũng như nắm bắt được thông tin về thị trường xuất nhập khẩu của khách hàng NHTM cũng nên giảm yêu cầu về tài sản bảo đảm. Hiện nay, các NHTM của Việt Nam chủ yếu thực hiện cho vay có tài sản bảo đảm và thực hiện BTT cũng yêu cầu tài sản bảo đảm. Như vậy, BTT cũng chẳng khác gì so với cho vay thông thường, dù đó là giải pháp để đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro nhưng không phải là giải pháp tốt để thu hút khách hàng. NHTM cần làm khác biệt hóa BTT với sản phẩm cho vay thông thường và tùy theo chính sách, khả năng của mỗi ngân hàng mà xác định rủi ro có thể chấp nhận được. Từ đó, đưa ra yêu cầu về tài sản bảo đảm ít nhất nhằm thu hút khách hàng. Mặt khác, NHTM nên nghiên cứu để đưa ra chính sách phí linh hoạt, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong giai đoạn đầu khi giới thiệu sản phẩm, ngân hàng có thể chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn để tìm kiếm khách hàng. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 64 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại 3.2.5. Các ngân hàng thƣơng mại nên thành lập phòng, bộ phận chuyên trách thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán Ở các nước phát triển, các ngân hàng hay tổ chức tài chính thường thành lập hẵn một công ty con chuyên thực hiện nghiệp vụ BTT. Ở các NHTM tại Việt Nam, để hoạt động BTT phát triển tốt thì giải pháp thành lập phòng, bộ phận BTT là khả thi nhất. Tại hội sở các NHTM, nhất thiết nên thành lập phòng BTT độc lập với các nghiệp vụ khác. Tại các chi nhánh lớn có nhiều khách hàng tiềm năng, ngân hàng nên thành lập bộ phận phụ trách dịch vụ BTT. Bộ phận này không chịu chung sự kiểm soát với bộ phận cho vay và có những tiêu chuẩn thẩm định riêng của mình. Nhờ đó, những thông tin tín dụng được tiếp cận dễ dàng hơn, chuyên nghiệp hơn, hiệu quả thực hiện hoạt động cao hơn. Phòng BTT trong mỗi NHTM có thể bao gồm những bộ phận sau: - Bộ phận tổ chức: bao gồm lãnh đạo, nhân viên hành chính… - Bộ phận marketing: chịu trách nhiệm giới thiệu, quảng bá dịch vụ tới các đối tượng khách hàng, giải đáp, tư vấn cho khách hàng, tiếp nhận hồ sơ đề nghị cung cấp dịch vụ của khách hàng. - Bộ phận thực hiện nghiệp vụ: là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn. - Bộ phận kế toán: thực hiện các nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực kế toán, trong đó quan trọng nhất là quản lý hồ sơ người mua. - Bộ phận tham vấn pháp luật: chịu trách nhiệm tư vấn về thủ tục, quy định pháp lý, đặc biệt khi giao dịch với các đối tác nước ngoài. 3.2.6. Kiến nghị thành lập Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam Trong thời gian sớm nhất, để phát triển nghiệp vụ BTT hiệu quả, NHNN nên thành lập Hiệp hội BTT Việt Nam với thành viên là các đơn vị thực hiện nghiệp vụ BTT. Hiệp hội BTT Việt Nam thành lập nhằm mục đích: - Hướng dẫn các đơn vị thực hiện BTT hiệu quả; - Cung cấp thông tin tín dụng, tài chính của các doanh nghiệp; - Cung cấp thông tin về tình hình BTT trên thế giới; - Bảo vệ, hỗ trợ đơn vị BTT trong trường hợp có rủi ro xảy ra; GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 65 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại - Tạo nên một liên minh giữa các đơn vị BTT, từ đó có thể tiến hành đồng BTT nếu như một đơn vị không thể thực hiện được. Bên cạnh đó, Hiệp hội BTT Việt Nam cũng cần xây dựng một website riêng về BTT để cung cấp những thông tin về hoạt động BTT một cách thường xuyên. Giúp các doanh nghiệp tìm hiểu sâu rộng hơn về dịch vụ BTT một cách dễ dàng, từ đó tiến tới sử dụng dịch vụ này nhiều hơn. Tóm lại, BTT là loại hình dịch vụ phổ biến và ngày càng có bước phát triển ở nhiều quốc gia, đặc biệt tại các nước phát triển. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa hoạt động BTT quốc tế và BTT nội địa vẫn còn khá lớn và tỷ lệ này được giảm dần qua các năm. Tại Việt Nam, tuy đây còn là một nghiệp vụ khá mới mẻ và chỉ được phép triển khai trong phạm vi hoạt động của các TCTD nhưng nhờ sự nổ lực hoàn thiện pháp luật của Nhà nước và khả năng tiếp nhập dịch vụ mới của các TCTD nhất là nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm của các NHTM giúp BTT ngày càng có chổ đứng hơn trong thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động BTT vẫn còn khá hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: thứ nhất, từ phía Nhà nước với những bất cập từ môi trường pháp lý; thứ hai, các đơn vị BTT là các NHTM còn tập trung nhiều vào các nghiệp vụ truyền thống nên không có nhiều sản phẩm BTT hấp dẫn khách hàng, năng lực tài chính thấp cũng như quan hệ với thị trường nước ngoài còn hạn chế và sự hiểu biết về pháp luật hay tập quán quốc tế chưa nhiều làm giảm khả năng thực hiện các hợp đồng BTT lớn, nhất là BTT xuất – nhập khẩu; thứ ba, về phía khách hàng là các doanh nghiệp còn mang tâm lý e dè với loại hình dịch vụ mới này, sự không công khai thông tin trong quá trình hoạt động cũng là bước cản trở lớn cho việc ký kết hợp đồng BTT. Để hoạt động BTT thật sự phát triển tại thị trường Việt Nam thì trước hết cần hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh cụ thể cho hoạt động BTT, đó là động lực giúp các NHTM mở rộng quy mô BTT, tăng cường mối quan hệ đại lý với nước ngoài và đa dạng hóa loại hình BTT, từ đó, các doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn khi nhận thức được những lợi ích thiết thực mà BTT mang lại so với các loại hình tài trợ thương mại khác. Việt Nam là thị trường tiềm năng cho hoạt động BTT phát triển, nếu giải quyết được những vấn đề trên thì trong một tương lai gần, BTT có thể sẽ trở thành một loại hình tài trợ thương mại tốt nhất tại Việt Nam. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 66 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại KẾT LUẬN Tóm lại, BTT đã trở thành một loại hình dịch vụ tài chính phổ biến trên thế giới từ những năm 1960, khi mà Hiệp hội BTT quốc tế được thành lập và các luật lệ quốc tế về BTT ra đời. Hoạt động này được chính thức triển khai thực hiện ở Việt Nam, cụ thể là các NHTM, vào năm 2005, sau khi Thống đốc NHNN ban hành Quy chế hoạt động BTT năm 2004. Điều này cho thấy, lĩnh vực tài chính ngân hàng muốn được thực hiện và có điều kiện phát triển thì cần đặt trong một môi trường pháp lý ổn định, thống nhất và hoàn thiện. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế, đòi hỏi pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về hoạt động BTT nói riêng phải ngày càng hoàn thiện. Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật với hoạt động BTT, người viết đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại”. Qua quá trình nghiên cứu đề tài trên, người viết đã đạt được một số kết luận như sau: Thứ nhất, người viết đã nêu được những vấn đề lý luận chung về hoạt động BTT, từ lịch sử hình thành và phát triển hoạt động BTT trên thế giới và tại Việt Nam đến khái niệm và phân loại các hình thức BTT. Qua đó, nắm được BTT là một hình thức cấp tín dụng của các TCTD thông qua việc mua lại các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả chưa đến hạn thanh toán của khách hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hoạt động này được các NHTM thực hiện dưới các hình thức đa dạng nhưng chủ yếu là BTT trong nước và BTT quốc tế với quy định pháp luật là phải có bảo lưu quyền truy đòi. Để hiểu rõ hơn về nét đặc trưng của hoạt động BTT, người viết cũng phân biệt BTT với một số hình thức cấp tín dụng khác. Thứ hai, luận văn có phân tích, làm sáng tỏ những quy định pháp luật về chủ thể, đối tượng trong quan hệ BTT, nguyên tắc khi thực hiện BTT. Về điều kiện chủ thể: bên BTT là các TCTD được NHNN chấp thuận hoạt động BTT, bên được BTT là tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phát sinh các khoản phải thu hay khoản phải trả trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; về quyền và nghĩa vụ: bên BTT ứng trước tiền cho khách hàng và thu nợ khi đến hạn, bên được BTT được tài trợ vốn và thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng BTT. Bên cạnh đó, người viết cũng trình bày quy định về quy trình thực hiện BTT, quy trình này gồm các bước cơ bản là: khách hàng đề GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 67 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại nghị BTT, TCTD thẩm định khách hàng, hai bên ký hợp đồng BTT, TCTD ứng tiền trước và sau đó sẽ thu nợ khi đến hạn. Thứ ba, nghiên cứu thực trạng BTT của các NHTM, từ đó thấy được những khó khăn vướng mắc mà các NHTM gặp phải khi thực hiện BTT, trong đó nguyên nhân cơ bản là pháp luật về hoạt động BTT còn chưa đầy đủ và thiếu chuẩn xác về khái niệm BTT, về quyền ưu tiên với khoản phải thu hay vấn đề giải quyết tranh chấp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật ngân hàng liên quan đến hoạt động BTT nhằm góp phần đảm bảo tính khả thi và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khi triễn khai hoạt động BTT của các NHTM. Qua đó, khắc phục tâm lý e dè và tạo lòng tin cho khách hàng là các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ này. Do đề tài có phạm vi tương đối rộng, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 68 SVTH: Lê Trí Thức DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật dân sự năm 2005. 2. Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005. 3. Luật thương mại năm 2005. 4. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. 5. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010. 6. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2013. 7. Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005. 8. Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005. 9. Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. 10. Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. 11. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ Về giao dịch bảo đảm. 12. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ Về giao dịch bảo đảm. 13. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. 14. Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. 15. Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Về hoạt động của Công ty tài chính và Công ty cho thuê tài chính. 16. Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của Tổ chức tín dụng. 17. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. 18. Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27 tháng 9 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TTNHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. 19. Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 20. Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về bảo lãnh ngân hàng. 21. Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 22. Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm. 23. Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. 24. Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 10 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 25. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 26. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 27. Quyết định số 469/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 3 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về việc công bố Danh mục văn bản, quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực thi hành giai đoạn từ ngày 01/7/2011 đến hết ngày 31/12/2011.  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Đặng Thị Nhàn, Cẩm nang về nghiệp vụ BTT factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê, năm 2007. 2. Lê Huỳnh Phương Chinh, Tập bài giảng Luật Ngân hàng, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2011. 3. Nguyễn Minh Kiều, Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê, 2008. 4. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, 2006. 5. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận và các phương pháp phân tích luật viết, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 6. Nguyễn Thị Mùi, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội, 2008. 7. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 8. Trần Thị Hoa Mai, Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật, tập 21, số 4, năm 2005. 9. Võ Đình Toàn, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2005.  Danh mục các trang thông tin điện tử 1. Bản tin sớm, Bao thanh toán – Factoring Một hình thức tín dụng mới tại Việt Nam, Tạp chí kế toán, http://bantinsom.com/bts1524/Bao-thanh-toan-factoringmot-hinh-thuc-tin-dung-moi-tai-viet-nam.html, [truy cập ngày 13/7/2014]. 2. Thông tin pháp luật dân sự, Một số vấn đề pháp lý về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, Nguyễn Thanh Tú, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/08/93925/, [truy cập ngày 16/7/2014]. 3. Hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI http://www.fci.nl/about-fci/statistics/totalfactoring-volume-by-country-last-7-years [truy cập ngày 14/8/2014]. 4. Thư viên pháp luật, http://danluat.thuvienphapluat.vn/to-chuc-kinh-te-la-gi43880.aspx, [truy cập ngày 15/9/2014]. 5. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Dịch vụ bao thanh toán của Vietcombank, www.vietcombank.com.vn/Corporates/Factoring/FAQ.aspx, [truy cập ngày 20/9/2014]. 6. Việt Báo, Bao thanh toán chưa phổ biến ở Việt Nam, Nguyễn Thùy, http://vietbao.vn/Kinh-te/Bao-thanh-toan-chua-pho-bien-o-VietNam/10943203/87/ [truy cập ngày 23/9/2014]. 7. Đại học Duy Tân, Bao thanh toán và trường hợp Việt Nam, Hoàng Anh Thư, http://psu.duytan.edu.vn/Details/ArInstructorDetail/81/1, [truy cập ngày 30/9/2014]. 8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Biểu phí dịch vụ qua hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp, http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/bieu-phi-dich-vu/doanh-nghiep.html, [truy cập ngày 30/9/2014]. 9. Thông tin pháp luật dân sự, Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Huỳnh Thị Phương Thảo, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/21/1996/, 05/10/2014]. [truy cập ngày 10. Tạp chí tài chính, Vietcombank thành lập Trung tâm tài trợ thương mại, Đặng Thành, http://www.tapchitaichinh.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/Vietcombank- thanh-lap-Trung-tam-tai-tro-thuong-mai/51553.tctc, [truy cập ngày 08/10/2014]. 11. Tạp chí tài chính, Bao thanh toán BIDV – Giải pháp tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, http://www.tapchitaichinh.vn/San-pham-Tieudung/Bao-thanh-toan-BIDV-Giai-phap-tai-chinh-huu-hieu-cho-doanh-nghiepxuat-nhap-khau/22024.tctc, [truy cập ngày 08/10/2014]. 12. Báo Tiền phong, Techcombank nâng bước doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Nguyễn Kim Thoa, www.tienphong.vn/Kinh-Te-Doanh-Nghiep/techcombanknang-buoc-doanh-nghiep-xnk-694129.tpo, [truy cập ngày 09/10/2014]. 13. Việt báo, ACB với dịch vụ bao thanh toán, http://vietbao.vn/Kinh-te/ACB-voidich-vu-bao-thanh-toan/55064540/88/, [truy cập ngày 09/10/2014]. 14. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Lịch sử và kết quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tô Hoài Nam, http://vinasme.vn/Lich-su-va-ket-qua-hoat-dong-cua-Hiep-hoi-doanh-nghiepnho-va-vua-Viet-Nam-1907-473.htm, [truy cập ngày 09/10/2014]. 15. Tạp chí dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp, Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu hỗ trợ pháp lý, Tô Hoài Nam, http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/PhapLuatKinhTe/View_detail.aspx?Ite mID=390, [truy cập ngày 09/10/2014]. 16. Báo điện tử Đại biểu nhân dân, Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn, Tự Cường, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=259982, [truy cập ngày 18/10/2014]. PHỤ LỤC DOANH THU HOẠT ĐỘNG BTT TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2007-2013 Đơn vị tính: Triệu Euro 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Var 362 355 335 350 475 614 856 39% 18 18 35 35 31 -11% AMERICAS Argentina Bolivia Brazil 21,060 22,055 29,640 49,050 45,623 43,627 31,552 -28% Canada 4,270 3,000 3,250 3,723 5,284 7,100 5,680 -20% Chile 14,620 15,800 14,500 16,422 21,500 24,000 Colombia 2,030 2,100 2,392 2,784 4,990 4,562 7,076 55% 160 30 180 115 -36% Costa Rica 25,500 Mexico 9,200 9,550 2,120 14,538 21,074 26,130 Panama 483 460 500 600 700 852 724 -15% Peru 648 875 758 2,712 2,461 2,310 8,163 253% United States 97,000 100,000 88,500 95,000 105,000 77,543 83,739 8% 61 58 -5% 191,555 2% Uruguay Total Americas 149,673 154,195 142,013 185,357 207,172 187,014 5,219 6,350 6,630 8,307 8,986 10,969 28,061 6% 7% EUROPE Austria Belarus jj 14,110 29% 450 Belgium 19,200 22,500 23,921 32,203 38,204 42,352 47,684 13% Bulgaria 300 450 340 550 1,010 1,500 1,600 Croatia 1,100 2,100 2,450 2,793 2,269 2,269 3,146 39% Cyprus 2,985 3,255 3,350 3,450 3,758 3,350 2,823 -16% Czech Rep. 4,780 5,000 3,760 4,410 5,115 5,196 5,302 2% Denmark 8,474 5,500 7,100 8,000 9,160 8,800 8,932 2% Estonia 1,300 1,427 1,000 1,227 1,164 1,877 1,899 1% Finland 12,650 12,650 10,752 12,400 13,000 17,000 17,699 4% France 121,660 135,000 128,182 153,252 174,580 186,494 200,459 7% 7% Germany 89,000 106,000 96,200 129,536 158,034 157,420 171,290 9% Greece 7,420 10,200 12,300 14,715 14,731 12,761 12,094 -5% Hungary 3,100 3,200 2,520 3,339 2,817 2,676 2,661 -1% Ireland 22,919 24,000 19,364 20,197 18,330 19,956 21,206 6% Italy 122,800 128,200 124,250 143,745 175,182 181,878 178,002 -2% Latvia 1,160 1,520 900 328 371 542 592 9% Lithuania 2,690 3,350 1,755 1,540 2,134 2,488 2,763 11% Luxembourg 490 600 349 321 180 299 407 36% Malta 25 52 105 136 200 240 178 -26% Netherlands 31,820 30,000 30,000 35,000 46,000 50,000 52,000 Norway 17,000 15,000 15,100 15,075 16,395 18,115 16,296 -10% Poland 7,900 7,800 12,000 16,210 17,900 24,510 31,588 29% Portugal 16,888 18,000 17,711 20,756 27,879 22,948 22,303 -3% Romania 1,300 1,650 1,400 1,800 2,582 2,920 2,713 -7% Russia 13,100 16,150 8,580 12,163 21,174 35,176 41,960 19% Serbia 226 370 410 500 926 950 679 -29% Slovakia 1,380 1,600 1,130 981 1,171 1,024 1,068 4% Slovenia 455 650 650 650 550 650 626 -4% Spain 83,699 100,000 104,222 112,909 122,125 124,036 116,546 -6% Sweden 21,700 16,000 18,760 18,760 29,259 33,149 30,544 -8% Switzerland 2,513 2,590 5,000 4,000 3,450 3,000 3,100 3% Turkey 19,625 18,050 20,280 38,988 30,869 31,702 32,036 1% Ukraine 890 1,314 530 540 955 1,233 1,340 9% United Kingdom 286,496 188,000 195,613 226,243 268,080 291,200 308,096 6% Total Europe 932,264 888,528 876,614 1,045,024 1,218,540 1,298,680 1,354,192 4% 20 50 4% AFRICA Egypt Mauritius jj 110 200 200 220 450 105% 121 125 127 128 145 13% 2,755 49% Morocco 660 850 910 1,071 1,406 1,844 South Africa 9,780 12,110 13,500 15,120 21,378 21,378 19,400 -9% Tunisia 245 253 276 295 340 357 373 4% Total Africa 10,705 13,263 14,917 16,811 23,451 23,927 23,123 -3% ASIA Armenia 50 7 7 14 14 0 China 32,976 55,000 67,300 154,550 273,690 343,759 378,128 10% Hong Kong 7,700 8,500 8,079 14,400 17,388 29,344 32,250 10% India 5,055 5,200 2,650 2,750 2,800 3,650 5,240 44% 3 3 Indonesia 62 819 Israel 800 1,400 1,400 1,650 1,650 1,422 1,060 -25% Japan 77,721 106,500 83,700 98,500 111,245 97,210 77,255 -21% Korea 955 900 2,937 5,079 8,087 8,000 12,343 54% Lebanon 176 306 420 450 327 301 352 17% Malaysia 468 550 700 1,058 1,050 1,782 23 23 75 75 88 17% 9,970 15% Qatar 1,782 0% Singapore 3,270 4,000 4,700 5,800 6,670 8,670 Taiwan 42,500 48,750 33,800 67,000 79,800 70,000 Thailand 2,240 2,367 2,107 2,095 3,080 4,339 3,348 -23% United Arab Emir. 340 1,860 1,910 2,000 1,750 2,900 3,500 21% Vietnam 43 85 95 65 67 61 100 64% Total Asia 174,294 235,425 209,828 355,434 507,696 571,516 Australia 33,080 32,546 39,410 44,915 57,491 49,606 62,312 26% Total Australasia 33,080 32,546 39,410 44,915 57,491 49,606 62,312 26% 73,000 599,297 4% 5% AUSTRALASIA TOTAL WORLD 1,300,016 1,323,957 1,282,782 1,647,541 2,014,350 2,130,743 2,230,479 jj 5% [...]... tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại làm đề tài nghiên cứu của mình 2 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu những quy định của pháp luật về hoạt động BTT của NHTM để từ đó có thể thấy được những bất cập còn tồn tại khi thực tế triển khai hoạt động. .. Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Quy định pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại Nội dung chương này, người viết trình bày những quy định pháp luật điều chỉnh về điều kiện chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ BTT, đối tượng, nguyên tắc của hoạt động BTT, quy trình thực hiện BTT cũng như các quy định về lãi và... 30/2008/QĐ-NHNN (sau đây gọi là Quy chế hoạt động BTT có sửa đổi, bổ sung) bao gồm: a TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng: GVHD: Ths Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 22 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại - Ngân hàng thương mại nhà nước; - Ngân hàng thương mại cổ phần; - Ngân hàng liên doanh; - Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; - Công ty tài... tại các NHTM của Việt Nam GVHD: Ths Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 3 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở chương này, người viết tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của hoạt động BTT để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp tục tìm hiểu ở các chương sau Bao gồm các vấn đề về lịch sử... 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc NHNN 7 Khoản 6 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 GVHD: Ths Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 8 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại chế hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam bởi vì theo thông lệ, hoạt động bao thanh toán bao gồm việc mua lại các khoản... Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại động vốn từ hoạt động nhận tiền gửi thì kèm theo gánh nặng là khả năng thanh toán tiền gửi cho khách hàng hay khi TCTD tiến hành cấp tín dụng (cho vay) thì vấn đề nợ khó đòi, nợ xấu là không tránh khỏi Vì thế, để đảm bảo khả năng thanh toán nợ và đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của các TCTD, pháp luật Việt Nam đã có... Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại giống như bảo lãnh thanh toán khi thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng và được khách hàng hoàn trả theo thỏa thuận Cả hai hoạt động BTT và bảo lãnh thanh toán đều có cùng bản chất là cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng nhất định Song, với những đặc trưng riêng của mình BTT và bảo lãnh thanh toán vẫn có những điểm... viết cho là hợp lý nhất 2.1 Quy định pháp luật về chủ thể của quan hệ bao thanh toán 2.1.1 Bên bao thanh toán 2.1.1.1 Quy định pháp luật về điều kiện để đƣợc thực hiện hoạt động bao thanh toán Bên BTT được hiểu là các TCTD được NHNN chấp thuận cho thực hiện hoạt động BTT Cụ thể, các TCTD có thể thực hiện nghiệp vụ BTT được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quy chế hoạt động BTT được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết... khác Hoạt động này không làm ảnh hưởng đến nội dung giao dịch thương mại của bên bán và bên mua, ngoại trừ quyền đòi nợ và tiếp nhận sự thanh toán được chuyển sang cho tổ chức mua nợ 1.3 Phân loại các hoạt động bao thanh toán Hoạt động BTT hiện nay tương đối đa dạng về hình thức và chúng được phân loại theo nhiều cách khác nhau Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như thực tế tồn tại của hoạt động. .. thời điểm cuối từng tháng của ba tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về các tỷ lệ 22 Điểm a Khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 GVHD: Ths Lê Huỳnh Phƣơng Chinh 24 SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng 23 Theo Khoản 6 Điều ... tài: Pháp luật hoạt động bao toán ngân hàng thƣơng mại CHƢƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở chương này, người viết tập trung nghiên cứu vấn đề hoạt động BTT... PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 22 2.1 Quy định pháp luật chủ thể quan hệ bao toán 22 2.1.1 Bên bao toán 22 2.1.1.1 Quy định pháp luật điều... lãnh ngân hàng chiết khấu giấy tờ có giá GVHD: Ths Lê Huỳnh Phƣơng Chinh SVTH: Lê Trí Thức Đề tài: Pháp luật hoạt động bao toán ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Quy định pháp luật hoạt động bao toán

Ngày đăng: 03/10/2015, 15:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan