5. Bố cục luận văn
2.1.1.3. Nghĩa vụ của bên bao thanh toán
Bên cạnh những quyền lợi có được như trên, khi thực hiện hoạt động BTT, đơn vị BTT phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng BTT,39 đó là:
Thứ nhất, nghĩa vụ cơ bản của đơn vị BTT là cấp tín dụng cho khách hàng. Với hợp đồng BTT có đối tượng là các khoản phải thu thì đơn vị BTT có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng theo giá mua khoản phải thu đã được thỏa thuận trong hợp đồng BTT. Về BTT với khách hàng là bên mua hàng, đơn vị BTT có thể căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ để biết trị giá khoản phải trả cần được BTT, từ đó sẽ cấp tín dụng cho khách hàng.
Thứ hai, trước đây theo Quy chế hoạt động BTT được sửa đổi, bổ sung quy định bên BTT chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu trong trường hợp thực hiện BTT không có quyền truy đòi. Như đã trình bày, với hình thức BTT này mọi rủi ro sẽ thuộc về bên BTT, họ chỉ
39
Khoản 2 Điều 23 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008
có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không thanh toán khoản phải thu do bên bán giao hàng, cung cấp dịch vụ không đúng như thỏa thuận. Vì thế, các tổ chức thực hiện BTT cần cân nhắc trong việc lựa chọn loại hình BTT. Tuy nhiên, khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực lại quy định các TCTD chỉ được BTT dưới hình thức “có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả”. Khi đó, nghĩa vụ chịu rủi ro về khả năng thanh toán của bên BTT không còn nữa mà nó thuộc về bên bán hàng. Điều này đảm bảo an toàn cho nghiệp vụ BTT của các TCTD, vì thực chất khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua hàng thì bên bán phải chịu mọi nghĩa vụ phát sinh kể cả việc thu hồi nợ, đơn vị BTT chỉ đóng vai trò cấp tín dụng ngắn hạn, giải quyết nhu cầu vốn kịp thời cho bên bán hàng chứ không có lý do gì buộc họ phải chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
Thứ ba, thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng BTT. Hợp đồng BTT được giao kết theo nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận, do đó các bên phải có thiện chí thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.
Việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ nêu trên giúp NHTM tạo lòng tin nơi khách hàng, nâng cao uy tín và chất lượng của dịch vụ, điều đó sẽ ngày càng mở rộng nguồn khách hàng khi NHTM tiến hành nghiệp vụ BTT.
2.1.2. Bên đƣợc bao thanh toán
Đến thời điểm hiện tại, ngoài việc đề cập đến khái niệm BTT trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hoạt động BTT cho bên mua hàng với đối tượng là khoản phải trả. Nên phần này, người viết chỉ trình bày quy định pháp luật về bên được BTT là bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có các khoản phải thu được BTT.
2.1.2.1. Điều kiện chủ thể của bên đƣợc bao thanh toán
Bên được BTT – bên bán hàng, với tư cách là bên được cấp tín dụng của các TCTD nói chung, NHTM nói riêng là “các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua
hàng tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”40. Có thể thấy, bên được BTT phải là các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Như thế, chủ thể là cá nhân hoạt động thương mại không thể là bên được BTT trong hoạt động BTT. Làm rõ khái niệm “tổ chức kinh tế” để thấy một số đối tượng có thể tham gia hoạt động BTT là: doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo Luật đầu tư 41. Trong đó, doanh nghiệp là chủ thể có nhiều điều kiện để được BTT hơn do doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp có quy mô, quản lý chặt chẽ, tài chính ổn định, trụ sở giao dịch xác định, là tổ chức năng động trong việc tiếp cận những loại hình kinh doanh mới mẽ.
Các tổ chức kinh tế trên cần chứng minh tư cách pháp lý (đăng ký kinh doanh hay giấy phép hoạt động xuất – nhập khẩu trong trường hợp BTT xuất – nhập khẩu) và quyền thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Khi đó, các khoản phải thu phải thuộc sở hữu hợp pháp của bên được BTT và được phép chuyển nhượng theo thỏa thuận của bên bán hàng và bên mua hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, dĩ nhiên các khoản phải thu này không phải là các khoản thu không được phép BTT quy định tại Quy chế hoạt động BTT.
Nhìn chung, để được cấp tín dụng theo hình thức BTT thì bên bán hàng cần đáp ứng điều kiện về chủ thể và việc phát sinh khoản phải thu theo hợp đồng bán hàng trả chậm, cùng với một số yêu cầu về năng lực tài chính hay mối quan hệ truyền thống của cả bên bán lẫn bên mua nhằm tạo nên sự tin tưởng từ phía đơn vị BTT đối với khách hàng của mình.
40 Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 1 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008
2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên đƣợc bao thanh toán
Khi đã được đơn vị BTT chấp thuận ký hợp đồng BTT thì bên bán hàng có quyền
“nhận tiền thanh toán của đơn vị BTT theo giá mua, bán khoản phải thu đã thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán”42. Đây được xem là mục đích cuối cùng mà bên bán hàng muốn hướng tới. Khi đó, bên bán sẽ chuyển giao tất cả quyền và lợi ích của mình từ người mua, trong đó có quyền đòi nợ cho đơn vị BTT. Đổi lại sẽ nhận được khoản tín dụng ứng trước từ phía đơn vị BTT.
Để có được quyền nêu trên, bên bán hàng cần thực hiện những nghĩa vụ của mình như sau:43
Thứ nhất, cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu và báo cáo theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán. Điều này xuất phát từ yêu cầu thẩm định khách hàng của đơn vị BTT trước khi tiến hành BTT cho bên bán hàng. Nhằm phòng tránh rủi ro và đảm bảo khả năng thu hồi nợ từ bên mua hàng.
Thứ hai, thông báo cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị BTT và hướng dẫn cho bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị BTT. Nghĩa vụ này chỉ dành riêng cho bên bán hàng, đây là điểm khác biệt so với Quy chế hoạt động BTT trước khi được sửa đổi, bổ sung (nghĩa vụ thông báo cho bên bán hàng và các bên liên quan thuộc về cả đơn vị BTT và bên bán hàng). Việc thay đổi này là hợp lý nhằm làm đơn giản hóa quy trình BTT, do hợp đồng BTT dựa trên các khoản phải thu xuất phát từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên bán hàng và bên mua hàng. Khi đó, mức độ hiểu biết hay mối quan hệ với bên mua hàng của bên bán hàng là cao hơn so với đơn vị BTT và giữa họ cũng đã có thỏa thuận về việc được BTT cho các khoản phải thu.
Thứ ba, với hợp đồng BTT có quyền truy đòi, bên bán hàng sẽ chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu.
Như vậy, nghĩa vụ của bên bán cũng giống như hợp đồng bán hàng trả chậm thông thường khi mọi rủi ro về việc thu hồi nợ vẫn chỉ thuộc về bên bán hàng. Nghĩa vụ này nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn của đơn vị BTT khi bên mua hàng không có khả
42 Khoản 1 Điều 24 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008
43
Khoản 2 Điều 24 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008
năng thanh toán khoản phải thu, phù hợp với khái niệm BTT tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 với quy định “mua lại có bảo lưu quyền truy đòi”.
Thứ tư, bên bán hàng phải chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho đơn vị BTT toàn bộ bảng kê kèm bảng gốc (hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) hợp đồng và chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; quyền, lợi ích và các giấy tờ khác có liên quan đến khoản phải thu được BTT theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT. Để
quyền được cấp tín dụng theo hợp đồng BTT được đáp ứng thì đương nhiên bên bán hàng phải giao toàn bộ các hóa đơn, chứng từ về quyền và lợi ích có được cho đơn vị BTT, giúp bên BTT có căn cứ để thực hiện quyền được bên mua hàng thanh toán đúng và đầy đủ các khoản phải thu.
Thứ năm, do bản chất của hợp đồng BTT là hợp đồng song vụ nên ngoài những quyền lợi có được thì bên mua hàng còn phải thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng BTT và hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Qua việc tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của bên bán hàng có thể thấy, so với quyền cơ bản có được là nhận tiền thanh toán của đơn vị BTT theo giá trị các khoản phải thu thì nghĩa vụ mà bên bán hàng phải thực hiện là không ít. Điều này xuất phát từ: ngoài việc ký và thực hiện hợp đồng với đơn vị BTT bên bán hàng còn phải thực hiện nghĩa vụ với bên mua hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trước đó. Nhưng điều đó không làm ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu được BTT của bên bán hàng, vì khi tham gia hợp đồng BTT, bên bán hàng sẽ có được nhiều lợi ích đáng kể như: thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu các khoản nợ cũng như chi phí cho việc quản lý sổ sách, qua đó đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba – bên mua hàng hóa, sử dụng dịch
vụ
Khi thực hiện BTT với khoản phải thu, ngoài đơn vị BTT và bên bán hàng thì trong hợp đồng BTT còn có sự xuất hiện một chủ thể thứ ba là bên mua hàng trong
mối quan hệ với bên bán hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo đó bên mua hàng cũng có một số quyền lợi và nghĩa vụ nhất định:44
Quyền của bên mua hàng là được thông báo về việc BTT giữa bên bán hàng và đơn vị BTT. Do khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì bên mua hàng chỉ có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên bán hàng. Vì thế khi ký hợp đồng BTT, bên bán hàng đã chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị BTT nên bên bán hàng phải gửi văn bản thông báo về hợp đồng BTT và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị BTT. Khi đó, ngoại trừ việc thay đổi chủ thể nhận tiền thanh toán thì những quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn không thay đổi, việc điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng phải được bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản.
Bên cạnh đó, nghĩa vụ mà bên mua hàng cần thực hiện nhằm giúp hợp đồng BTT có hiệu lực là việc xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán cho đơn vị BTT. Tuy nhiên, bên mua hàng có quyền từ chối thanh toán cho đơn vị BTT khi “có lý do xác đáng và phải thông báo ngay bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán”. Ở đây điều luật quy định “lý do xác đáng” để bên mua hàng từ chối thanh toán cho bên BTT là không rõ ràng, vì khó để xác định như thế nào là xác đáng. Tuy nhiên, theo cách hiểu của người viết, có thể do trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ hoặc do bên bán hàng vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng khiến bên mua không thể thanh toán tiền hàng được.
Một nghĩa vụ khác mà bên mua hàng phải thực hiện là thanh toán cho đơn vị BTT theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thực chất, đây cũng giống như nghĩa vụ phải làm đối với bên bán hàng, chỉ khác về việc thay đổi chủ thể có quyền nhận thanh toán. Ngoài ra, bên mua hàng không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị BTT trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp đơn vị BTT cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, cung
44
Xem Điều 25 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008
ứng dịch vụ. Tuy nhiên, bên mua hàng có quyền yêu cầu bên bán hàng thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc đòi bồi thường thiệt hại đúng với các quy định về hợp đồng mua bán.
Nhìn chung, bên mua hàng là bên thứ ba đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng BTT khi là bên được thông báo và trả lời chấp thuận là cơ sở để hoạt động BTT được tiến hành thuận lợi. Việc bên mua hàng thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền hàng là điều kiện để bên bán hàng được cấp tín dụng và đơn vị BTT sẽ được nhận lại giá trị tương ứng với quyền đòi nợ nhận chuyển giao từ bên bán hàng theo hợp đồng BTT.
Tóm lại, chủ thể của hợp đồng BTT là sự xuất hiện của ba bên: đơn vị BTT, bên bán hàng và bên mua hàng. Các chủ thể trên đều là tổ chức, trong đó đơn vị BTT là TCTD có nhu cầu và được chấp thuận hoạt động BTT từ NHNN, bên bán hàng và bên mua hàng đều là tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài có tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và phát sinh các khoản phải thu hay các khoản phải trả. Việc các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng