5. Bố cục luận văn
2.4.2. Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế
Việc các doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu mở rộng khách hàng, đặc biệt là các hợp đồng xuất – nhập khẩu (hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài) với đối tác nước ngoài dẫn đến nhu cầu ứng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu càng cao. Điều này đòi hỏi hoạt động BTT của các TCTD cũng phải mở rộng phạm vi lẫn quy mô hoạt động để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng này. Dưới góc độ pháp lý, Quy chế hoạt động BTT cũng đã có quy định riêng đối với hoạt động BTT xuất – nhập khẩu (hay BTT quốc tế). Tuy nhiên, do BTT xuất – nhập khẩu có liên quan đến các đối tác quốc tế gồm bên nhập khẩu và đại lý thực hiện BTT cho bên này nên quy trình thực hiện BTT xuất – nhập khẩu được thực hiện phải phù hợp với Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung (cụ thể là Khoản 2 Điều 13 Quy chế hoạt động BTT) và thông lệ quốc tế. Theo đó, quy trình thực hiện BTT xuất – nhập khẩu được thực hiện như sau:
Đối với hoạt động BTT xuất – nhập khẩu trường hợp không có đơn vị BTT nhập khẩu thì quy trình thực hiện BTT xuất – nhập khẩu được thực hiện giống như quy trình BTT trong nước với hệ thống một đơn vị BTT. Tuy nhiên, vẫn có điểm khác biệt về chủ thể tham gia hoạt động BTT, cụ thể: đơn vị BTT là TCTD được phép hoạt động ngoại hối; bên bán hàng (bên xuất khẩu) ngoài việc đáp ứng điều kiện là tổ chức kinh tế thì cần phải được cấp giấy phép hoạt động xuất nhập khẩu; bên mua hàng là bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất nhập khẩu.
Đối với hoạt động BTT xuất- nhập khẩu có hai đơn vị BTT là: đơn vị BTT xuất khẩu và đơn vị BTT nhập khẩu thì quy trình thực hiện BTT có thể trình bày tóm tắt theo sơ đồ sau:
(1) (7) (2) (4a) (6) (8a) (9) (13) (4b) (10) (11) (3) (5) (8b) (12)
Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế (Hệ thống hai đơn vị
BTT)51
(1) Bên xuất khẩu và bên nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
(2) Bên xuất khẩu đề nghị đơn vị BTT xuất khẩu thực hiện BTT khoản phải thu;
(3) Đơn vị BTT xuất khẩu đề nghị đơn vị BTT nhập khẩu cùng thực hiện hợp đồng BTT;
(4) Đơn vị BTT xuất khẩu và đơn vị BTT nhập khẩu phân tích tương ứng khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu;
(5) Đơn vị BTT nhập khẩu đồng ý cùng thực hiện BTT với đơn vị BTT xuất khẩu (thông qua một hợp đồng riêng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên), đơn vị BTT xuất khẩu chấp thuận tài trợ cho bên xuất khẩu;
51 Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2006, tr.268-269
BÊN BÁN HÀNG (Nhà xuất khẩu) BÊN MUA HÀNG (Nhà nhập khẩu) ĐƠN VỊ BTT
(6) Đơn vị BTT xuất khẩu và bên xuất khẩu thỏa thuận và ký kết hợp đồng BTT;
(7) Bên xuất khẩu giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
(8) Bên xuất khẩu chuyển giao bảng kê kèm bảng gốc hợp đồng và chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cùng với các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT xuất khẩu. Đơn vị BTT xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các chứng từ trên cho đơn vị BTT nhập khẩu;
(9) Đơn vị BTT xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho bên xuất khẩu theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT;
(10) Đơn vị BTT nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từ bên nhập khẩu khi đến hạn thanh toán;
(11) Bên nhập khẩu thanh toán tiền cho đơn vị BTT nhập khẩu. Trong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán khoản phải thu thì đơn vị BTT nhập khẩu sẽ trả thay cho bên nhập khẩu theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết với đơn vị BTT xuất khẩu;
(12) Đơn vị BTT nhập khẩu trích trừ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển số tiền còn lại cho đơn vị BTT xuất khẩu;
(13) Đơn vị BTT xuất khẩu thanh toán tất toán tiền với bên xuất khẩu theo quy định trong hợp đồng BTT.
Có thể thấy, tuy hoạt động BTT trong nước và hoạt động BTT quốc tế có những điểm khác nhau nhất định (về chủ thể, về vai trò thẩm định khách hàng và sự chuyển giao trách nhiệm thu tiền từ bên mua hàng khi đến hạn) nhưng nhìn chung việc thực hiện hai loại hình BTT này vẫn được thực hiện dựa trên một quy trình cơ bản là: 1) Đề nghị BTT, 2) Thẩm định khách hàng, 3) Ký hợp đồng BTT, 4) Thực hiện hợp đồng. Do đó, tùy vào đối tượng khách hàng, điều kiện hoạt động tín dụng và khả năng cấp tín dụng của mình mà NHTM quyết định lựa chọn hình thức BTT thích hợp, góp phần mở rộng thêm các nghiệp vụ ngân hàng và đưa BTT ngày càng phát triển tại thị trường tài chính ở Việt Nam.