Kiến nghị thành lập Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 74 - 85)

5. Bố cục luận văn

3.2.6. Kiến nghị thành lập Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam

Trong thời gian sớm nhất, để phát triển nghiệp vụ BTT hiệu quả, NHNN nên thành lập Hiệp hội BTT Việt Nam với thành viên là các đơn vị thực hiện nghiệp vụ BTT. Hiệp hội BTT Việt Nam thành lập nhằm mục đích:

- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện BTT hiệu quả;

- Cung cấp thông tin tín dụng, tài chính của các doanh nghiệp; - Cung cấp thông tin về tình hình BTT trên thế giới;

- Tạo nên một liên minh giữa các đơn vị BTT, từ đó có thể tiến hành đồng BTT nếu như một đơn vị không thể thực hiện được.

Bên cạnh đó, Hiệp hội BTT Việt Nam cũng cần xây dựng một website riêng về BTT để cung cấp những thông tin về hoạt động BTT một cách thường xuyên. Giúp các doanh nghiệp tìm hiểu sâu rộng hơn về dịch vụ BTT một cách dễ dàng, từ đó tiến tới sử dụng dịch vụ này nhiều hơn.

Tóm lại, BTT là loại hình dịch vụ phổ biến và ngày càng có bước phát triển ở nhiều quốc gia, đặc biệt tại các nước phát triển. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa hoạt động BTT quốc tế và BTT nội địa vẫn còn khá lớn và tỷ lệ này được giảm dần qua các năm. Tại Việt Nam, tuy đây còn là một nghiệp vụ khá mới mẻ và chỉ được phép triển khai trong phạm vi hoạt động của các TCTD nhưng nhờ sự nổ lực hoàn thiện pháp luật của Nhà nước và khả năng tiếp nhập dịch vụ mới của các TCTD nhất là nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm của các NHTM giúp BTT ngày càng có chổ đứng hơn trong thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động BTT vẫn còn khá hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: thứ nhất, từ phía Nhà nước với những bất cập từ môi trường pháp lý; thứ hai, các đơn vị BTT là các NHTM còn tập trung nhiều vào các nghiệp vụ truyền thống nên không có nhiều sản phẩm BTT hấp dẫn khách hàng, năng lực tài chính thấp cũng như quan hệ với thị trường nước ngoài còn hạn chế và sự hiểu biết về pháp luật hay tập quán quốc tế chưa nhiều làm giảm khả năng thực hiện các hợp đồng BTT lớn, nhất là BTT xuất – nhập khẩu; thứ ba, về phía khách hàng là các doanh nghiệp còn mang tâm lý e dè với loại hình dịch vụ mới này, sự không công khai thông tin trong quá trình hoạt động cũng là bước cản trở lớn cho việc ký kết hợp đồng BTT. Để hoạt động BTT thật sự phát triển tại thị trường Việt Nam thì trước hết cần hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh cụ thể cho hoạt động BTT, đó là động lực giúp các NHTM mở rộng quy mô BTT, tăng cường mối quan hệ đại lý với nước ngoài và đa dạng hóa loại hình BTT, từ đó, các doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn khi nhận thức được những lợi ích thiết thực mà BTT mang lại so với các loại hình tài trợ thương mại khác. Việt Nam là thị trường tiềm năng cho hoạt động BTT phát triển, nếu giải quyết được những vấn đề trên thì trong một tương lai gần, BTT có thể sẽ trở thành một loại hình tài trợ thương mại tốt nhất tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tóm lại, BTT đã trở thành một loại hình dịch vụ tài chính phổ biến trên thế giới từ những năm 1960, khi mà Hiệp hội BTT quốc tế được thành lập và các luật lệ quốc tế về BTT ra đời. Hoạt động này được chính thức triển khai thực hiện ở Việt Nam, cụ thể là các NHTM, vào năm 2005, sau khi Thống đốc NHNN ban hành Quy chế hoạt động BTT năm 2004. Điều này cho thấy, lĩnh vực tài chính ngân hàng muốn được thực hiện và có điều kiện phát triển thì cần đặt trong một môi trường pháp lý ổn định, thống nhất và hoàn thiện. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế, đòi hỏi pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về hoạt động BTT nói riêng phải ngày càng hoàn thiện. Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật với hoạt động BTT, người viết đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về hoạt động bao thanh

toán của ngân hàng thƣơng mại”. Qua quá trình nghiên cứu đề tài trên, người viết đã

đạt được một số kết luận như sau:

Thứ nhất, người viết đã nêu được những vấn đề lý luận chung về hoạt động BTT, từ lịch sử hình thành và phát triển hoạt động BTT trên thế giới và tại Việt Nam đến khái niệm và phân loại các hình thức BTT. Qua đó, nắm được BTT là một hình thức cấp tín dụng của các TCTD thông qua việc mua lại các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả chưa đến hạn thanh toán của khách hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hoạt động này được các NHTM thực hiện dưới các hình thức đa dạng nhưng chủ yếu là BTT trong nước và BTT quốc tế với quy định pháp luật là phải có bảo lưu quyền truy đòi. Để hiểu rõ hơn về nét đặc trưng của hoạt động BTT, người viết cũng phân biệt BTT với một số hình thức cấp tín dụng khác.

Thứ hai, luận văn có phân tích, làm sáng tỏ những quy định pháp luật về chủ thể, đối tượng trong quan hệ BTT, nguyên tắc khi thực hiện BTT. Về điều kiện chủ thể: bên BTT là các TCTD được NHNN chấp thuận hoạt động BTT, bên được BTT là tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phát sinh các khoản phải thu hay khoản phải trả trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; về quyền và nghĩa vụ: bên BTT ứng trước tiền cho khách hàng và thu nợ khi đến hạn, bên được BTT được tài trợ vốn và thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng BTT. Bên cạnh đó, người viết cũng trình bày quy định về quy trình thực hiện BTT, quy trình này gồm các bước cơ bản là: khách hàng đề

nghị BTT, TCTD thẩm định khách hàng, hai bên ký hợp đồng BTT, TCTD ứng tiền trước và sau đó sẽ thu nợ khi đến hạn.

Thứ ba, nghiên cứu thực trạng BTT của các NHTM, từ đó thấy được những khó khăn vướng mắc mà các NHTM gặp phải khi thực hiện BTT, trong đó nguyên nhân cơ bản là pháp luật về hoạt động BTT còn chưa đầy đủ và thiếu chuẩn xác về khái niệm BTT, về quyền ưu tiên với khoản phải thu hay vấn đề giải quyết tranh chấp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật ngân hàng liên quan đến hoạt động BTT nhằm góp phần đảm bảo tính khả thi và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khi triễn khai hoạt động BTT của các NHTM. Qua đó, khắc phục tâm lý e dè và tạo lòng tin cho khách hàng là các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ này.

Do đề tài có phạm vi tương đối rộng, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật dân sự năm 2005.

2. Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005. 3. Luật thương mại năm 2005.

4. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

5. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010. 6. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2013. 7. Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005.

8. Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005.

9. Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

10. Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

11. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ Về giao dịch bảo đảm.

12. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ Về giao dịch bảo đảm.

13. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

14. Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

15. Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Về hoạt động của Công ty tài chính và Công ty cho thuê tài chính.

16. Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của Tổ chức tín dụng.

17. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

18. Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27 tháng 9 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT- NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

19. Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

20. Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về bảo lãnh ngân hàng.

21. Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

22. Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.

23. Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

24. Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 10 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

25. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 26. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

27. Quyết định số 469/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 3 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về việc công bố Danh mục văn bản, quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực thi hành giai đoạn từ ngày 01/7/2011 đến hết ngày 31/12/2011.

Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Đặng Thị Nhàn, Cẩm nang về nghiệp vụ BTT factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê, năm 2007.

2. Lê Huỳnh Phương Chinh, Tập bài giảng Luật Ngân hàng, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2011.

3. Nguyễn Minh Kiều, Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê, 2008.

4. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, 2006.

5. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận và các phương pháp phân tích luật viết, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

6. Nguyễn Thị Mùi, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội, 2008.

7. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

8. Trần Thị Hoa Mai, Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật, tập 21, số 4, năm 2005.

9. Võ Đình Toàn, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2005.

Danh mục các trang thông tin điện tử

1. Bản tin sớm, Bao thanh toán – Factoring Một hình thức tín dụng mới tại Việt Nam, Tạp chí kế toán, http://bantinsom.com/bts1524/Bao-thanh-toan-factoring-

mot-hinh-thuc-tin-dung-moi-tai-viet-nam.html, [truy cập ngày 13/7/2014].

2. Thông tin pháp luật dân sự, Một số vấn đề pháp lý về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, Nguyễn Thanh Tú,

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/08/93925/, [truy cập ngày

16/7/2014].

3. Hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI http://www.fci.nl/about-fci/statistics/total-

factoring-volume-by-country-last-7-years [truy cập ngày 14/8/2014].

4. Thư viên pháp luật, http://danluat.thuvienphapluat.vn/to-chuc-kinh-te-la-gi-

43880.aspx, [truy cập ngày 15/9/2014].

5. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Dịch vụ bao thanh toán của Vietcombank, www.vietcombank.com.vn/Corporates/Factoring/FAQ.aspx, [truy cập ngày 20/9/2014].

6. Việt Báo, Bao thanh toán chưa phổ biến ở Việt Nam, Nguyễn Thùy,

http://vietbao.vn/Kinh-te/Bao-thanh-toan-chua-pho-bien-o-Viet-

Nam/10943203/87/ [truy cập ngày 23/9/2014].

7. Đại học Duy Tân, Bao thanh toán và trường hợp Việt Nam, Hoàng Anh Thư,

http://psu.duytan.edu.vn/Details/ArInstructorDetail/81/1, [truy cập ngày

30/9/2014].

8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Biểu phí dịch vụ qua hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp,

http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/bieu-phi-dich-vu/doanh-nghiep.html,

[truy cập ngày 30/9/2014].

9. Thông tin pháp luật dân sự, Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Huỳnh Thị Phương Thảo,

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/21/1996/, [truy cập ngày

10. Tạp chí tài chính, Vietcombank thành lập Trung tâm tài trợ thương mại, Đặng Thành, http://www.tapchitaichinh.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/Vietcombank-

thanh-lap-Trung-tam-tai-tro-thuong-mai/51553.tctc, [truy cập ngày 08/10/2014].

11. Tạp chí tài chính, Bao thanh toán BIDV – Giải pháp tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, http://www.tapchitaichinh.vn/San-pham-Tieu- dung/Bao-thanh-toan-BIDV-Giai-phap-tai-chinh-huu-hieu-cho-doanh-nghiep-

xuat-nhap-khau/22024.tctc, [truy cập ngày 08/10/2014].

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)