Những hạn chế từ phía bên bao thanh toán

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 67 - 68)

5. Bố cục luận văn

3.1.3.2. Những hạn chế từ phía bên bao thanh toán

Thứ nhất, NHTM vẫn tập trung chủ yếu cho các nghiệp vụ truyền thống, trong đó, nhận tiền gửi và cho vay vẫn là hình thức kinh doanh chủ yếu. Bên cạnh đó, nguồn vốn để thực hiện BTT vẫn còn hạn chế. Mức vốn thấp là nguyên nhân làm yếu sức mạnh tài chính và nâng cao rủi ro kinh doanh, đồng nghĩa với việc giảm khả năng mở rộng tín dụng và phát triển nghiệp vụ BTT.

Thứ hai, chi phí BTT cao gây e ngại cho các doanh nghiệp: BTT là nghiệp vụ mang nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro từ phía người mua. Vì vậy, dịch vụ BTT đòi hỏi chi phí tương đối cao bởi vì ngoài chi phí để gánh chịu rủi ro còn bao gồm chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ quản lý sổ sách, theo dõi, thu nợ bên mua hàng. Điều này gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp là bên được BTT trong mối quan hệ BTT khi sử dụng dịch vụ BTT.

Thứ ba, sản phẩm BTT chưa đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng: Xét về mặt lý thuyết, BTT khắc phục được tình trạng cho vay có tài sản thế chấp của tín dụng ngân hàng. Nhưng thực tế ở Việt Nam, tài sản bảo đảm vẫn là vấn đề tiên quyết để nhận được nguồn tài trợ từ các TCTD. Điều này cũng là tất yếu, bởi đặc điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro, không cho phép ngân hàng mạo hiểm cấp tín dụng đơn thuần từ việc chứng minh tình hình tài chính từ một phía của khách hàng. Việc đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm đã làm giảm đi ưu thế của dịch vụ BTT. Mặc khác, dịch vụ BTT mà các NHTM cung cấp thường hướng đến những doanh nghiệp lớn, hệ thống thông tin tín dụng còn thiếu thốn, đòi hỏi cao với khách hàng… tạo nên sự khó khăn với các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế 64. Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tính đến ngày 01/5/2013, thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào Hiệp hội này là 35.000 doanh nghiệp65. Vấn đề nữa là trên quốc tế thường là BTT miễn truy đòi, sau khi ký hợp đồng BTT và nhận tiền đầy đủ từ đơn vị BTT thì bên bán hàng (nhà xuất khẩu) sẽ hết nghĩa vụ đối với hợp đồng đã ký với bên mua hàng (nhà nhập khẩu) và không còn bận tâm với hợp đồng mua bán

64www.moj.gov.vn/tcdcpl/Lits/PhapLuatKinhTe//View_detail.aspx?ItemID=390

65

http://vinasme.vn/Lich-su-va-ket-qua-hoat-dong-cua-Hiep-hoi-doanh-nghiep-nho-va-vua-Viet-Nam-1907- 473.htm

nữa. Tuy nhiên, vì dịch vụ BTT còn khá mới mẻ và để đảm bảo an toàn thì các NHTM thường thực hiện BTT có quyền truy đòi. Đây được xem là một hạn chế đối với sự phát triển dịch vụ này tại Việt Nam.

Thứ tư, sự không thống nhất các quy định về BTT cũng tạo một rào cản cho sự phát triển của BTT ở Việt Nam, nhất là BTT quốc tế. Ví dụ như: theo Quy tắc chung về BTT xuất – nhập khẩu - GRIF do FCI đặt ra thì không cần phải có xác nhận của người mua đồng ý thanh toán cho đơn vị BTT, tuy nhiên theo Quy chế BTT tại Việt Nam thì phải có xác nhận này thì hợp đồng BTT mới có hiệu lực. Chính điều này có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên.

Thứ năm, quan hệ với thị trường nước ngoài còn hạn chế: Trong BTT quốc tế, người mua và tổ chức BTT xuất khẩu ở hai quốc gia khác nhau, vì thế việc thẩm định người mua rất khó khăn. Nhất thiết cần phải có sự tham gia hỗ trợ của một tổ chức BTT tại quốc gia người mua (đơn vị BTT nhập khẩu). Do đó, một NHTM muốn thực hiện BTT quốc tế tốt, cần phải có một quan hệ rộng rãi với các tổ chức BTT khác trên thế giới. Nhưng đa số các NHTM tại Việt Nam hiện nay chưa đủ điều kiện để mở các chi nhánh tại nước ngoài. Hơn nữa, mối quan hệ với các ngân hàng, đơn vị BTT nước ngoài còn nhiều hạn chế. Đây thực sự là một khó khăn cho các NHTM tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 67 - 68)