Quy định pháp luật về quy trình thực hiện bao thanh toán của ngân hàng

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 50)

5. Bố cục luận văn

2.4.Quy định pháp luật về quy trình thực hiện bao thanh toán của ngân hàng

thƣơng mại

Đối tượng của hoạt động BTT là các khoản phải thu hay khoản phải trả. Tuy nhiên, do chưa có văn bản nào hướng dẫn về quy trình thực hiện BTT có đối tượng là khoản phải trả nên ở phần này, người viết chỉ trình bày Quy trình thực hiện BTT có đối tượng của hợp đồng BTT là các khoản phải thu theo quy định tại Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung. Căn cứ vào phạm vi thực hiện, BTT được phân chia thành hai hình thức là BTT nội địa và BTT xuất – nhập khẩu tương ứng sẽ có quy trình thực hiện BTT gồm: Quy trình thực hiện BTT trong nước và Quy trình thực hiện BTT quốc tế.

2.4.1. Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nƣớc

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung thì hoạt động BTT trong nước được thực hiện theo các bước chính như sau:

Bước 1: Với điều kiện là bên bán đã tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và phát sinh khoản phải thu, bên bán hàng đề nghị đơn vị BTT thực hiện BTT các khoản phải thu thông qua Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ Bao thanh toán49.

Bước 2: Sau khi nhận được đề nghị BTT từ phía bên bán, đơn vị BTT sẽ tiến hành thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng. Trong đó, phân tích các khoản phải thu là việc xem xét khoản phải thu được bên bán yêu cầu BTT có đủ điều kiện để thực hiện BTT hay không (điều kiện khoản phải thu được BTT đã trình bày ở phần Đối tượng của hoạt động bao thanh toán); thuộc danh mục các hàng hóa, dịch vụ được BTT (quy định riêng đối với mỗi TCTD); giá cả, phương thức thanh toán; lịch sử thanh toán (thường trả đúng hay trễ hạn) và thời hạn thanh toán khoản phải thu còn lại không quá 180 ngày. Về tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng được đơn vị BTT đánh giá dựa trên một số giấy tờ như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Giấy phép đầu tư, Biên bản họp Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên,

xem xét vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, doanh số bán hàng, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh… Có thể thấy, việc phân tích khách hàng của hoạt động BTT dựa trên sự thẩm định tình hình hoạt động và khả năng tài chính của cả bên bán hàng và bên mua hàng, điều này khác với hoạt động cho vay thông thường khi TCTD chỉ cần thẩm định khách hàng là bên đi vay với khả năng có thể thanh toán tiền vay khi đến hạn hay không.

Bước 3: Dựa trên kết quả của việc phân tích khách hàng và khoản phải thu khi đã đáp ứng đủ điều kiện được BTT, đơn vị BTT và bên bán hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng BTT. Sự thỏa thuận trong hợp đồng BTT được thể hiện bằng văn bản, nội dung hợp đồng cần có những điều khoản về: chủ thể hợp đồng, nội dung của cấp tín dụng BTT (gồm: giá trị và giá mua, bán các khoản phải thu, lãi và phí BTT, hạn mức và phương thức thanh toán, các biện pháp bảo đảm), quyền và nghĩa vụ của các bên, thủ tục chuyển giao các khoản phải thu, thời hạn hiệu lực hợp đồng, quyền truy đòi, giải quyết tranh chấp và các thỏa thuận khác50

.

Bước 4: Khi hợp đồng BTT được ký kết, bên bán phải thực hiện một trong số các nghĩa vụ của mình là gửi văn bản thông báo về hợp đồng BTT cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị BTT và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị BTT. Như đã trình bày thì nghĩa vụ thông báo cho người mua và các bên liên quan lúc này chỉ thuộc về người bán, đơn vị BTT không có trách nhiệm phải thực hiện việc này.

Bước 5: Bên mua sau khi đã nhận được văn bản thông báo về hợp đồng BTT phải có trách nhiệm gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị BTT xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị BTT. Việc chấp thuận thanh toán cho đơn vị BTT phát sinh từ việc bên mua hàng và bên bán hàng đã có thỏa thuận chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đây là cơ sở đảm bảo cho việc bên mua sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đơn vị BTT khi đến hạn. Tuy nhiên, trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị BTT thì việc tiếp tục thực hiện BTT giữa bên bán và đơn vị BTT sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro phát sinh.

50

Xem Điều 22 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008

Bước 6: Bên bán hàng chuyển giao bảng kê kèm bảng gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT. Nếu tài liệu trên là bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ do bên bán hàng, đơn vị BTT thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi có rủi ro phát sinh. Có thể liệt kê một số chứng từ liên quan đến khoản phải thu gồm: hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, phiếu xuất kho, phiếu giao nhận hàng của bên vận tải, biên bản giao nhận hàng hóa…

Bước 7: Khi đã nhận được đầy đủ và kiểm tra hợp đồng, các chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ bên bán thì đơn vị BTT chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT. Việc cấp hạn mức BTT cho bên bán dựa trên các yếu tố: giấy đề nghị cấp hạn mức BTT của bên bán, truyền thống giao dịch với khách hàng, kết quả phân tích về tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán và bên mua, độ rủi ro về khả năng thanh toán của bên mua,… Qua đó, đơn vị BTT sẽ tiến hành cấp tín dụng cho bên bán, thông thường là khoảng 80-90% giá trị các khoản phải thu.

Bước 8: Do việc được nhận quyền đòi nợ từ bên bán, và bên mua cũng đã biết về hợp đồng BTT, đơn vị BTT sẽ theo dõi, quản lý sổ sách và tiến hành thu nợ từ bên mua hàng khi đến hạn thanh toán.

Bước 9: Dựa trên số tiền thanh toán đã thu đủ từ bên mua, đơn vị BTT thanh toán tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định trong hợp đồng BTT.

Bước 10: Giải quyết các vấn đề tồn tại phát sinh khác nếu có. Có thể tóm tắt quy trình thực hiện BTT trong nước theo sơ đồ sau:

Hợp đồng mua bán

(4)

(5a)

(1) (2a) (3) (6) (7) (9) (2b) (5b) (8)

Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nƣớc (Hệ thống một đơn vị BTT)

(1) Đề nghị BTT;

(2) Thẩm định bên bán hàng, bên mua hàng và các khoản phải thu;

(3) Ký hợp đồng BTT;

(4) Thông báo về hợp đồng BTT và hướng dẫn bên mua hàng thanh

toán cho đơn vị BTT;

(5) Trả lời thông báo và cam kết thanh toán cho đơn vị BTT;

(6) Chuyển giao hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và

các chứng từ liên quan đến khoản phải thu;

(7) Chuyển tiền ứng trước theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT;

(8) Theo dõi, thu nợ khi đến hạn;

(9) Thanh toán đầy đủ phần còn lại của khoản phải thu được BTT.

BÊN BÁN HÀNG BÊN MUA HÀNG

2.4.2. Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế

Việc các doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu mở rộng khách hàng, đặc biệt là các hợp đồng xuất – nhập khẩu (hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài) với đối tác nước ngoài dẫn đến nhu cầu ứng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu càng cao. Điều này đòi hỏi hoạt động BTT của các TCTD cũng phải mở rộng phạm vi lẫn quy mô hoạt động để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng này. Dưới góc độ pháp lý, Quy chế hoạt động BTT cũng đã có quy định riêng đối với hoạt động BTT xuất – nhập khẩu (hay BTT quốc tế). Tuy nhiên, do BTT xuất – nhập khẩu có liên quan đến các đối tác quốc tế gồm bên nhập khẩu và đại lý thực hiện BTT cho bên này nên quy trình thực hiện BTT xuất – nhập khẩu được thực hiện phải phù hợp với Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung (cụ thể là Khoản 2 Điều 13 Quy chế hoạt động BTT) và thông lệ quốc tế. Theo đó, quy trình thực hiện BTT xuất – nhập khẩu được thực hiện như sau:

Đối với hoạt động BTT xuất – nhập khẩu trường hợp không có đơn vị BTT nhập khẩu thì quy trình thực hiện BTT xuất – nhập khẩu được thực hiện giống như quy trình BTT trong nước với hệ thống một đơn vị BTT. Tuy nhiên, vẫn có điểm khác biệt về chủ thể tham gia hoạt động BTT, cụ thể: đơn vị BTT là TCTD được phép hoạt động ngoại hối; bên bán hàng (bên xuất khẩu) ngoài việc đáp ứng điều kiện là tổ chức kinh tế thì cần phải được cấp giấy phép hoạt động xuất nhập khẩu; bên mua hàng là bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất nhập khẩu.

Đối với hoạt động BTT xuất- nhập khẩu có hai đơn vị BTT là: đơn vị BTT xuất khẩu và đơn vị BTT nhập khẩu thì quy trình thực hiện BTT có thể trình bày tóm tắt theo sơ đồ sau:

(1) (7) (2) (4a) (6) (8a) (9) (13) (4b) (10) (11) (3) (5) (8b) (12)

Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế (Hệ thống hai đơn vị

BTT)51

(1) Bên xuất khẩu và bên nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

(2) Bên xuất khẩu đề nghị đơn vị BTT xuất khẩu thực hiện BTT khoản phải thu;

(3) Đơn vị BTT xuất khẩu đề nghị đơn vị BTT nhập khẩu cùng thực hiện hợp đồng BTT;

(4) Đơn vị BTT xuất khẩu và đơn vị BTT nhập khẩu phân tích tương ứng khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu;

(5) Đơn vị BTT nhập khẩu đồng ý cùng thực hiện BTT với đơn vị BTT xuất khẩu (thông qua một hợp đồng riêng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên), đơn vị BTT xuất khẩu chấp thuận tài trợ cho bên xuất khẩu;

51 Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2006, tr.268-269

BÊN BÁN HÀNG (Nhà xuất khẩu) BÊN MUA HÀNG (Nhà nhập khẩu) ĐƠN VỊ BTT

(6) Đơn vị BTT xuất khẩu và bên xuất khẩu thỏa thuận và ký kết hợp đồng BTT;

(7) Bên xuất khẩu giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

(8) Bên xuất khẩu chuyển giao bảng kê kèm bảng gốc hợp đồng và chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cùng với các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT xuất khẩu. Đơn vị BTT xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các chứng từ trên cho đơn vị BTT nhập khẩu;

(9) Đơn vị BTT xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho bên xuất khẩu theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT;

(10) Đơn vị BTT nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từ bên nhập khẩu khi đến hạn thanh toán;

(11) Bên nhập khẩu thanh toán tiền cho đơn vị BTT nhập khẩu. Trong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán khoản phải thu thì đơn vị BTT nhập khẩu sẽ trả thay cho bên nhập khẩu theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết với đơn vị BTT xuất khẩu;

(12) Đơn vị BTT nhập khẩu trích trừ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển số tiền còn lại cho đơn vị BTT xuất khẩu;

(13) Đơn vị BTT xuất khẩu thanh toán tất toán tiền với bên xuất khẩu theo quy định trong hợp đồng BTT.

Có thể thấy, tuy hoạt động BTT trong nước và hoạt động BTT quốc tế có những điểm khác nhau nhất định (về chủ thể, về vai trò thẩm định khách hàng và sự chuyển giao trách nhiệm thu tiền từ bên mua hàng khi đến hạn) nhưng nhìn chung việc thực hiện hai loại hình BTT này vẫn được thực hiện dựa trên một quy trình cơ bản là: 1) Đề nghị BTT, 2) Thẩm định khách hàng, 3) Ký hợp đồng BTT, 4) Thực hiện hợp đồng. Do đó, tùy vào đối tượng khách hàng, điều kiện hoạt động tín dụng và khả năng cấp tín dụng của mình mà NHTM quyết định lựa chọn hình thức BTT thích hợp, góp phần mở rộng thêm các nghiệp vụ ngân hàng và đưa BTT ngày càng phát triển tại thị trường tài chính ở Việt Nam.

2.5.Quy định pháp luật về lãi, phí trong hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại hàng thƣơng mại

NHTM thực hiện nghiệp vụ BTT là để cấp tín dụng nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu tài chính cho khách hàng đồng thời phải đảm bảo được khả năng tài chính và duy trì hoạt động của mình, quan trọng hơn là việc thực hiện mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Để có được điều đó, khi thực hiện hợp đồng BTT cho các khoản phải thu hay khoản phải trả thì ngoài nghĩa vụ cấp tín dụng, NHTM sẽ được hưởng một số tiền lãi và phí BTT nhất định dựa trên số tiền ứng trước và các lợi ích từ sản phẩm BTT mà NHTM đem lại cho khách hàng. Vấn đề về lãi và phí trong hoạt động BTT cũng được quy định trong Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung, theo đó:

Lãi được tính trên số vốn mà đơn vị BTT ứng trước cho khách hàng phù hợp với lãi suất thị trường52. Số vốn ứng trước này đã được đơn vị BTT và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng BTT dựa trên giá trị các khoản phải thu hay khoản phải trả được BTT, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của bên mua hàng khi đến hạn. Dựa trên số vốn đó, NHTM sẽ đưa ra mức lãi suất BTT phù hợp với lãi suất thị trường và thời gian còn lại của khoản phải thu hay khoản phải trả được BTT. Do Quy chế hoạt động BTT không nói rõ về việc xác định lãi suất BTT mà chỉ đưa ra mức “phù hợp với lãi suất thị trường” nên khó xác định mức lãi suất như thế nào là phù hợp. Ở đây, theo người viết, BTT là hình thức cấp tín dụng có lãi suất và đây là hoạt động kinh doanh của NHTM nên việc ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất BTT) phải căn cứ trên mức “lãi suất cơ bản” do NHNN công bố (mức lãi suất này không được cao hơn mức lãi suất trần và không thấp hơn mức lãi suất sàn do NHNN ấn định tương ứng với từng loại hình TCTD)53. Cụ thể, lãi trong hoạt động BTT là số tiền đơn vị BTT ứng trước cho khách hàng nhân với lãi suất BTT nhân với thời gian BTT thỏa thuận trong hợp đồng BTT giữa đơn vị BTT và khách hàng.

Phí được tính trên giá trị khoản phải thu hay khoản phải trả để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách và chi phí khác54

. Vấn đề phí cho hoạt động BTT cũng không được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt dộng BTT nên giữa các đơn vị BTT

52 Khoản 1 Điều 15 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008

53 Lê Huỳnh Phương Chinh, Tập bài giảng Luật Ngân hàng, Đại học Cần Thơ, 2011, tr 33

54

Khoản 1 Điều 15 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 50)