Thực trạng chung về doanh thu từ hoạt động bao thanh toán ở các ngân

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 60 - 64)

5. Bố cục luận văn

3.1.1. Thực trạng chung về doanh thu từ hoạt động bao thanh toán ở các ngân

ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Tham gia vào Hiệp hội BTT quốc tế khá muộn và chính thức triển khai nghiệp vụ BTT vào năm 2005, đến hiện nay tuy số lượng các đơn vị BTT ngày càng gia tăng nhưng do vẫn còn dè dặt trọng việc triển khai hoạt động này nên doanh số BTT tại Việt Nam vẫn còn thấp. Theo số liệu thống kê hàng năm của FCI, doanh số BTT của Việt Nam giai đoạn 2005-2013 chỉ đạt mức cao nhất là 100 triệu Euro (năm 2013), đây là con số khá khiêm tốn so với các quốc gia có doanh số BTT đứng đầu thế giới (các số liệu đã được trình bày tại phụ lục đính kèm). Cụ thể, trong vòng bốn năm 2006- 2009, doanh số BTT của Việt Nam tăng trưởng nhanh và là một thị trường đầy hứa hẹn. Tuy nhiên đến năm 2010, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy kinh tế có bước phục hồi nhờ sự điều tiết của nhà nước nhưng Việt Nam lại phải đối mặt với tình trạng lạm phát đáng báo động và đồng Việt Nam bị trượt giá dẫn đến lãi suất cho vay của các NHTM tăng cao. Mức lãi suất này khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cắt giảm sản xuất kinh doanh, diễn biến trên kéo theo

doanh số BTT giảm đi 32% so với năm 2009. Nhưng từ năm 2011 trở về sau, ta lại có thể thấy được dấu hiệu phục hồi của thị trường BTT tại Việt Nam.55

Mặc dù tốc dộ tăng trưởng của hoạt động BTT tại Việt Nam tăng khá nhanh nhưng về quy mô thì còn khá khiêm tốn so với các nước khác. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động BTT quốc tế vẫn thấp hơn rất nhiều so với BTT nội địa (năm 2013, Việt Nam có doanh số BTT quốc tế là 20 triệu Euro, trong khi BTT nội địa chiếm tới 80 triệu Euro). Tuy nhiên, tỷ lệ giữa hai nhóm dịch vụ này đang dần thu hẹp lại, cho thấy BTT quốc tế đang dần có ưu thế, đạt được những thành công nhất định và có tiềm năng phát triển tại Việt Nam, đây cũng là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới.

3.1.2. Thực trạng sự phát triển về số lƣợng các đơn vị bao thanh toán tại

Việt Nam

Hoạt động BTT ở Việt Nam được manh nha từ những năm 1990, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là những đơn vị đầu tiên giới thiệu dịch vụ BTT cho các NHTM và doanh nghiệp trong nước. Song nghiệp vụ này vẫn còn mới mẻ nên chưa được áp dụng rộng rãi. Nhận thấy sự cần thiết của hoạt động BTT đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ngày 06/9/2004, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ban hành Quy chế hoạt động BTT của các TCTD. Sự ra đời của văn bản pháp lý này bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy các TCTD triển khai và phát triển dịch vụ BTT. Đến đầu năm 2005, BTT chính thức được triển khai và được biết đến rộng rãi hơn ở thị trường Việt Nam. Thời điểm này, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu tiên tổ chức thực hiện nghiệp vụ BTT là ngân hàng Deutsche Bank AG (Đức) vào tháng 01/2005. Tiếp đó, một số ngân hàng khác cũng đồng loạt triển khai dịch vụ này, như Far East National Bank (Mỹ, tháng 02/2005), UFJ Bank (03/2005), City Bank (10/2005),…

Tại Việt Nam hiện nay, số đơn vị chủ yếu thực hiện nghiệp vụ BTT vẫn là các NHTM. Số lượng các công ty tài chính tham gia còn chưa nhiều, chỉ có một số các công ty tài chính của một số tập đoàn lớn như: Công ty tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC), Công ty tài chính cổ phần điện lực…Những ngân hàng trong nước tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ BTT bao gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam (Vietcombank-VCB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Bốn ngân hàng này cũng là những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam tham gia Hiệp hội BTT quốc tế - FCI. Cho tới cuối năm 2006, NHNN đã chấp thuận cho thực hiện BTT ở một số ngân hàng khác như: Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)… Sau đó, số lượng các NHTM triển khai nghiệp vụ BTT không ngừng tăng lên: Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Quốc Tế (VIB), Ngân hàng Đông Nam Á (Seabank), Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội (Habubank), Ngân hàng Hàng hải (MSB), Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng phát triển Mê Kông (MDB)…56

Năm 2009, NHNN đã cho phép thêm một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được phép hoạt động BTT như Mizuko Corporate Bank, ANZ Hà Nội, Calyon Bank Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, NHNN lại hạn chế phạm vi hoạt động BTT, ví dụ như Ngân hàng MB được phép hoạt động BTT nhập khẩu, LienVietBank, PGBank được phép hoạt động BTT trong nước… Tuy nhiên, một thực tế là những khách hàng doanh nghiệp lại được biết rất ít về dịch vụ này. Những hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ BTT còn hạn chế. Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Eximbank, Đại Á Bank…. đã đưa phần giới thiệu tới khách hàng về BTT qua website của mình nhưng hầu như những thông tin đưa ra vẫn còn hạn chế, chỉ là những giới thiệu khái quát. Khách hàng rất khó có thể tìm thấy thông tin về BTT tại những website này và khó có cơ hội so sánh những tiện ích của dịch vụ BTT với những loại hình tài trợ thương mại khác. Đối với một dịch vụ tuy còn mới mẻ nhưng lại có rất nhiều tiện ích như BTT thì mức độ giới thiệu, quảng bá như vậy là rất ít, chưa đủ để thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Nếu trước đây, các NHTM chủ yếu tập trung vào thực hiện BTT nội địa nhờ việc dễ thực hiện và quy trình đơn giản thì bây giờ, hòa nhập với xu thế chung của thế giới, các NHTM ngày càng trú trọng đến hoạt động BTT quốc tế. Điều này xuất phát từ tình hình Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và các thị trường hướng đến đều là những nơi có hoạt động BTT rất phát triển hoặc có nhiều tiềm năng, đồng thời

bám sát nhu cầu của doanh nghiệp thì ngành ngân hàng, đặc biệt là các NHTM đang chú trọng phát triển những công cụ tài trợ thương mại hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế vừa tìm được đầu ra bền vững cho đồng vốn. Tiêu biểu, có thể lấy hai ngân hàng điển hình trong lĩnh vực thực hiện BTT xuất – nhập khẩu là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

- Hoạt động BTT xuất khẩu của Techcombank: Dịch vụ BTT xuất khẩu được

Techcombank thực hiện thông qua 180 công ty BTT tại 60 quốc gia thuộc Hiệp hội BTT quốc tế, nhằm có được những thông tin sát sao hơn về nhà nhập khẩu, giúp nhà xuất khẩu kinh doanh an toàn và thu nợ hiệu quả hơn. Nhờ vậy, Techcombank cho phép người mua hàng trả chậm trong khoảng thời gian từ 60-90 ngày, với tỷ lệ ứng trước cao, thường là 80% trị giá khoản phải thu, không cần sử dụng các nguồn tín dụng khác, gián tiếp tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chào hàng với điều kiện thanh toán cạnh tranh hơn. Tại thị trường Mỹ và Canada – thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam thường xuyên có yêu cầu thanh toán theo phương thức trả chậm hoặc nhờ thu chấp nhận chứng từ, Techcombank cung cấp dịch vụ BTT xuất khẩu thông qua hợp tác chiến lược với Wells Fargo – một trong những NHTM lớn nhất ở Bắc Mỹ. Được Wells Fargo đảm bảo rủi ro tài chính cho bên nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro và được ứng trước đến 90%, được hưởng lãi suất ứng trước thấp nhất chỉ bằng lãi suất cho vay ngắn hạn.57

- Hoạt động BTT của Vietcombank (VCB): VCB cung cấp hai loại hình BTT

là: BTT xuất – nhập khẩu và BTT trong nước, theo đó, bên bán/bên xuất khẩu chuyển nhượng cho VCB tất cả các quyền và lợi ích liên quan tới những khoản phải thu có thời hạn thanh toán dưới 180 ngày để được VCB và Đại lý BTT của VCB cung cấp tối thiểu hai trong số các dịch vụ chủ yếu của BTT: theo dõi khoản phải thu; ứng trước đến 80-90% giá trị khoản phải thu; thu nợ; đảm bảo rủi ro tín dụng của bên mua/bên nhập khẩu.58

Có mối quan hệ với hơn 235 đại lý BTT tại 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, VCB là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và trong nước và cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện BTT xuất nhập khẩu thông

57

www.tienphong.vn/Kinh-Te-Doanh-Nghiep/techcombank-nang-buoc-doanh-nghiep-xnk-694129.tpo

qua Hiệp hội BTT quốc tế - FCI 59. VCB ngày càng chú trọng đầu tư cho nghiệp vụ BTT, gần đây nhất vào ngày 15/7/2014, VCB đã tổ chức công bố quyết định thành lập và đi vào hoạt động Trung tâm tài trợ thương mại. Trong đó có Phòng Nhờ thu và BTT và Bộ phận Tài trợ thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng là những lĩnh vực hết sức quan trọng, đã tạo nên uy tín và thương hiệu cho VCB trong thời gian qua60.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 60 - 64)