Quy định pháp luật về lãi, phí trong hoạt động bao thanh toán của ngân

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 57 - 60)

5. Bố cục luận văn

2.5. Quy định pháp luật về lãi, phí trong hoạt động bao thanh toán của ngân

hàng thƣơng mại

NHTM thực hiện nghiệp vụ BTT là để cấp tín dụng nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu tài chính cho khách hàng đồng thời phải đảm bảo được khả năng tài chính và duy trì hoạt động của mình, quan trọng hơn là việc thực hiện mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Để có được điều đó, khi thực hiện hợp đồng BTT cho các khoản phải thu hay khoản phải trả thì ngoài nghĩa vụ cấp tín dụng, NHTM sẽ được hưởng một số tiền lãi và phí BTT nhất định dựa trên số tiền ứng trước và các lợi ích từ sản phẩm BTT mà NHTM đem lại cho khách hàng. Vấn đề về lãi và phí trong hoạt động BTT cũng được quy định trong Quy chế hoạt động BTT đã sửa đổi, bổ sung, theo đó:

Lãi được tính trên số vốn mà đơn vị BTT ứng trước cho khách hàng phù hợp với lãi suất thị trường52. Số vốn ứng trước này đã được đơn vị BTT và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng BTT dựa trên giá trị các khoản phải thu hay khoản phải trả được BTT, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của bên mua hàng khi đến hạn. Dựa trên số vốn đó, NHTM sẽ đưa ra mức lãi suất BTT phù hợp với lãi suất thị trường và thời gian còn lại của khoản phải thu hay khoản phải trả được BTT. Do Quy chế hoạt động BTT không nói rõ về việc xác định lãi suất BTT mà chỉ đưa ra mức “phù hợp với lãi suất thị trường” nên khó xác định mức lãi suất như thế nào là phù hợp. Ở đây, theo người viết, BTT là hình thức cấp tín dụng có lãi suất và đây là hoạt động kinh doanh của NHTM nên việc ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất BTT) phải căn cứ trên mức “lãi suất cơ bản” do NHNN công bố (mức lãi suất này không được cao hơn mức lãi suất trần và không thấp hơn mức lãi suất sàn do NHNN ấn định tương ứng với từng loại hình TCTD)53. Cụ thể, lãi trong hoạt động BTT là số tiền đơn vị BTT ứng trước cho khách hàng nhân với lãi suất BTT nhân với thời gian BTT thỏa thuận trong hợp đồng BTT giữa đơn vị BTT và khách hàng.

Phí được tính trên giá trị khoản phải thu hay khoản phải trả để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách và chi phí khác54

. Vấn đề phí cho hoạt động BTT cũng không được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt dộng BTT nên giữa các đơn vị BTT

52 Khoản 1 Điều 15 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008

53 Lê Huỳnh Phương Chinh, Tập bài giảng Luật Ngân hàng, Đại học Cần Thơ, 2011, tr 33

54

Khoản 1 Điều 15 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008

khác nhau sẽ có mức phí khác nhau. Mức phí này dựa trên những dịch vụ mà đơn vị BTT mang lại cho khách hàng như: theo dõi khoản phải thu và thu hồi nợ, quản lý sổ sách, xử lý hóa đơn, đảm bảo rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, nếu đơn vị BTT có tham gia hoạt động BTT xuất – nhập khẩu với tư cách là đơn vị BTT xuất khẩu thì sẽ thu thêm phí đại lý bên mua, bao gồm: phí bảo đảm tín dụng và phí xử lý hóa đơn.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề lãi và phí trong hoạt động BTT cũng như số tiền mà khách hàng nhận được khi hoàn thành hợp đồng BTT, có thể tham khảo ví dụ như sau:

Công ty TNHH Nam Dương ký hợp đồng bán hàng trả chậm thời hạn 3 tháng cho Công ty Thương mại và Dịch vụ Cà Mau lô hàng nước tương trị giá 520 triệu đồng. Theo thỏa thuận giữa hai bên mua bán và Ngân hàng Vietcombank, Công ty Nam Dương sử dụng dịch vụ BTT trong nước với những cam kết sau:

 Lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng khi cung cấp dịch vụ BTT là 10,2%/năm cộng biên độ 0.5% và ngân hàng ứng trước 80% trị giá hóa đơn.

 Phí BTT của ngân hàng là 0.2% trên trị giá hợp đồng BTT

Khi đó, số tiền mà khách hàng nhận được khi quyết toán hợp đồng BTT xác định như sau:

Trị giá hóa đơn thanh toán = 520 triệu đồng Trị giá hợp đồng BTT = 520 triệu đồng

Trị giá ứng trước = 520 x 80% = 416 triệu đồng

Lãi của ngân hàng = 416 x (10.2% + 0.5%) x 3/12 = 11.128 triệu đồng Chi phí BTT = 520 x 0.2% = 1.04 triệu đồng

Số tiền khách hàng nhận được = 520 – 11.128 – 1.04 = 507.832 triệu đồng Trừ tiền ứng trước = 416 triệu đồng

Tiền khách hàng nhận được khi quyết toán: 507.832 – 416 = 91.832 triệu đồng. Tóm lại, hoạt động BTT của NHTM luôn có sự xuất hiện của ba chủ thể: đơn vị BTT là TCTD được NHNN chấp thuận thực hiện BTT, bên bán hàng và bên mua hàng là tổ chức kinh tế Việt Nam hay nước ngoài có tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ làm phát sinh các khoản phải thu hay các khoản phải trả. Các chủ thể này muốn tham gia hợp đồng BTT phải đáp ứng những điều kiện cụ thể, đồng thời các khoản phải thu hay khoản phải trả không thuộc các đối tượng không được BTT theo

quy định pháp luật. Khi đã là một bên trong hợp đồng BTT thì phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận trong hợp đồng cũng như nghĩa vụ thông báo với bên thứ ba. Theo đó, quyền lợi cơ bản của đơn vị BTT là đòi nợ bên mua hàng khi đến hạn thanh toán, song song đó là nghĩa vụ cấp tín dụng ngắn hạn cho khách hàng được BTT; bên bán hàng (đối với hợp đồng BTT có đối tượng là các khoản phải thu) được nhận tiền của đơn vị BTT theo giá trị khoản phải thu và có nghĩa vụ chuyển quyền đòi nợ cho đơn vị BTT và thông báo với bên mua hàng; bên mua hàng (đối với hợp đồng BTT có đối tượng là các khoản phải trả) được ứng trước tiền để thanh toán theo giá trị các khoản phải trả và phải thanh toán nợ cho đơn vị BTT khi đến hạn. Tất cả các hoạt động từ lúc có đề nghị BTT đến khi thực hiện xong hợp đồng BTT nhìn chung phải tuân theo một quy trình xác định, quy trình này phụ thuộc vào các chủ thể tham gia vào hợp đồng BTT để có thể áp dụng quy trình BTT trong nước hay quy trình BTT quốc tế. Mục đích cuối cùng mà khách hàng hướng tới là khoản tài trợ ứng trước, còn đối với NHTM là đơn vị BTT thì không gì khác hơn là lãi và phí từ hoạt động này mang lại. Lãi được tính trên giá trị ứng trước cho khách hàng và thời gian còn lại của hợp đồng BTT phù hợp với quy định về lãi suất của NHNN; phí BTT phụ thuộc vào các dịch vụ bổ trợ mà NHTM đem đến cho khách hàng khi thực hiện BTT. Vì thế, tùy vào đối tượng khách hàng và khả năng đánh giá rủi ro mà NHTM sẽ xác định mức lãi và phí phù hợp nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của các bên, giúp khách hàng không còn tâm lý e ngại khi tham gia hợp đồng BTT. Khi đó, cơ hội cho BTT trở thành một nghiệp vụ ngân hàng ưu việt sẽ không còn ở một tương lai xa.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG

HOÀN THIỆN

Trên cơ sở đã có quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động BTT, đây là điều kiện để các NHTM đưa BTT vào danh mục các nghiệp vụ ngân hàng. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, hoạt động BTT vẫn còn khá hạn chế và chỉ được một số ít các TCTD thực hiện. Vì thế, ở chương này, người viết sẽ trình bày thực trạng chung về hoạt động BTT ở các NHTM Việt Nam thể hiện qua doanh thu từ hoạt động BTT của NHTM và số lượng các đơn vị BTT tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời nêu ra những bất cập của pháp luật về hoạt động BTT từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật và phát triển hoạt động BTT tại các NHTM ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 57 - 60)