Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 53 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
53
Dung lượng
705,3 KB
Nội dung
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA: 37 (2011 - 2015)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG - PHÁP LUẬT VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giảng viên hướng dẫn:
VÕ HOÀNG YẾN
Bộ môn: Luật Thương mại
Sinh viên thực hiện:
CHÂU NGỌC LAN THANH
MSSV: 5115929
Lớp: Tư pháp 2
Cần Thơ, tháng 12/2014
GVHD: Võ Hoàng Yến
1
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
GVHD: Võ Hoàng Yến
2
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2014
GVHD: Võ Hoàng Yến
3
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
MỤC LỤC
Lời nói đầu ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài .......................................................................................................... 3
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG SÔNG NGÒI, VẤN ĐỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ..................................................................................................................... 4
1.1. Một số vến đề về môi trường .................................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm môi trường .............................................................................. 4
1.1.1.2. Khái niệm về sông ngòi............................................................................. 5
1.1.2. Khái quát về tình hình ô nhiễm môi trường và sự cần thiết bảo vệ môi trường hiện
nay ................................................................................................................................... 6
1.1.2.1. Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay .................................................... 6
1.1.2.2. Ảnh hưởng của môi trường và sự cần thiết bảo vệ môi trường hiện nay .... 7
1.1.2.3. Hoạt động bảo vệ môi trường ................................................................... 9
1.2. Khái quát chung về hệ thống sông ngòi ở Việt Nam............................................ 10
1.2.1. Khái quát về hệ thống sông ngòi .......................................................................... 10
1.2.2. Vai trò của hệ thống sông ngòi ............................................................................. 12
1.3. Một số vấn đề về môi trường nước sông .............................................................. 13
1.3.1. Khái quát chung về môi trường nước sông ........................................................... 13
1.3.2. Tình hình ô nhiễm nguồn nước, nước sông ........................................................... 15
1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước sông và sự cần thiết bảo vệ môi trường nước
sông ............................................................................................................................... 17
1.4.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước sông ...................................................................... 17
1.4.2. Sự cần thiết bảo vệ môi trường nước sông……………………………………….. 18
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG ............................................................. 19
2.1. Quy định về tài nguyên nước ở Việt Nam ............................................................ 19
2.1.1. Quy định về bảo vệ tài nguyên nước .................................................................... 19
2.1.2. Nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước ....................................................................... 21
2.2. Quy định về bảo vệ môi trường nước sông .......................................................... 22
2.2.1. Pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông ........................................................... 22
GVHD: Võ Hoàng Yến
4
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
2.2.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông ............................................................ 23
2.2.3. Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước sông........................................................... 24
2.3. Nội dung bảo vệ môi trường nước sông ............................................................... 25
2.3.1. Quy định về kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nước trên lưu
vực sông ........................................................................................................................ 25
2.3.2. Quy định về kế hoạch phòng, chống ô nhiễm và phục hồi các nguồn nước bị ô
nhiễm trên lưu vực sông ................................................................................................. 26
2.3.3. Quy định về ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên lưu vực sông ............... 27
2.4. Quy định về xử lý vi phạm pháp luật ................................................................... 28
2.4.1. Xử lý vi phạm hành chính .................................................................................... 29
2.4.2. Xử lý vi phạm pháp luật hình sự........................................................................... 29
2.4.3. Xử lý vi phạm pháp luật dân sự ............................................................................ 30
2.4.4 Xử lý kỷ luật ......................................................................................................... 32
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG NƯỚC SÔNG Ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ .......... 33
3.1. Thực tiễn về việc bảo vệ môi trường nước sông tại quận Ninh Kiều .................. 33
3.1.1. Hệ thống sông ngòi và tình hình ô nhiễm môi trường nước sông ở quận Ninh
Kiều ............................................................................................................................... 33
3.1.2. Quá trình thực thi pháp luật bảo vệ môi trường nước sông tại quận Ninh Kiều ..... 41
3.2. Những tồn tại và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước
sông ............................................................................................................................... 43
3.2.1. Những vấn đề còn tồn tại...................................................................................... 43
3.2.1.1. Tồn tại về mặt pháp luật ......................................................................... 43
3.2.1.2. Tồn tại trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ....................... 44
3.2.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước
sông ở quận Ninh Kiều .................................................................................................. 46
3.2.2.1. Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông
ở quận Ninh Kiều ........................................................................................................... 46
3.2.2.2. Ý kiến đề xuất trong công tác bảo vệ môi trường nước sông ở quận Ninh
Kiều ............................................................................................................................... 48
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: Võ Hoàng Yến
5
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau nhiều năm phấn đấu phát triển nước ta đã trở thành một trong những nhóm nước
nằm trong nhóm các nước đang phát triển trên thế giới, tập trung nhân lực vật lực cho sự
phát triển của đất nước, đã đạt được những thành tựu to lớn, song song với sự phát triển
tiến bộ ấy đã để lại những hệ lụy cho môi trường đó là sự ô nhiễm các dòng chảy trên
khắp cả nước. Những nơi có mật độ phát triển cao tập trung nhiều khu công nghiệp, xí
nghiệp, nhà máy, đô thị, bệnh viện, chợ đó là những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm nhiều
nhất và nặng nhất, đặc biệt là ô nhiễm trên những dòng sông. Phần lớn nước thải của các
hoạt động sản xuất công nông nghiệp đã xử lý, chưa xử lý hay xử lý không đạt tiêu chuẩn
đều được thải thẳng xuống những dòng sông, gây nên ô nhiễm trầm trọng hủy hoại nhiều
hệ sinh thái ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước.
Như chúng ta đã biết nước là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá mà tự nhiên ban
tặng cho loài người, không có nước thì không có sự sống và cũng không có một hoạt
động kinh tế nào có thể tồn tại được. Nước là khởi đầu và là nhu cầu thiết yếu của sự
sống; là yếu tố quan trọng của sản xuất; là nhân tố chính để bảo đảm môi trường. Tuy
nhiên, nguồn tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, khối lượng và chất lượng
nước ngày càng suy giảm, hạn hán và lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời
gian trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và đó chính là nguyên nhân đã gây
ra khủng hoảng về nước ở nhiều nơi trên thế giới. Việc quản lý, khai thác và sử dụng có
hiệu quả nguồn tài nguyên nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của con người vì vậy nó đã trở thành chủ đề quan trọng được bàn thảo nhiều nhất
trên các diễn đàn quốc tế.
Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì và làm như thế nào để quản lý, khai thác, sử dụng
có hiệu quả nguồn tài nguyên nước để bảo đảm sự sống của con người, phục vụ phát
triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững
trên phạm vi toàn cầu.
Vì vậy bảo vệ môi trường lưu vực sông là một vấn đề cấp thiết đã được các nước
trên thế giới thực hiện từ nửa cuối thế kỉ 20 và phát triển mạnh trong vài thập kỉ gần đây
nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường ở
các khu vực sông. Bên cạnh đó nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế của các lưu vực sông
nhưng không làm tổn hại đến tính bền vững môi trường trọng yếu mà vẫn duy trì điều
kiện sống lâu bền cho con người. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường lưu vực sông ở
nước ta còn nhiều hạn chế và bất cập: Lưu vực sông được khai thác sử dụng chưa theo
quy hoạch, kế hoạch, do thiếu tính liên ngành nên việc bảo vệ môi trường chưa được chặt
chẽ và còn kém hiệu quả. Việc thực thi pháp luật ở nước ta còn chưa nghiêm, hiệu lực và
hiệu quả còn thấp, đồng thời chưa có sự nhận thức đầy đủ về bảo vệ nguồn tài nguyên
nước theo hướng bền vững và biện pháp giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển
GVHD: Võ Hoàng Yến
6
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường. Tư tưởng coi trọng lợi ích cục bộ, trước mắt về
kinh tế chưa chú ý đến lợi ích lâu dài về môi trường còn khá phổ biến ở các cấp, các
ngành.
Đứng trước sự ô nhiễm của dòng chảy, trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu
về lĩnh vực môi trường và pháp luật cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan,
để góp phần hoàn thiện thêm việc bảo vệ môi trường nước sông của cả nước cũng như
trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Người viết quyết định chọn đề tài “Bảo
vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. Nhằm thông
tin đến cho người đọc nắm rõ hơn về vai trò và lợi ích của các dòng sông, trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường nước sông, qua đó đưa ra giải
pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật giúp cho công tác bảo vệ môi trường nước
sông đạt được nhiều hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Với thực trạng như trên và thực tế hiện nay, việc tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật
về bảo vệ môi trường nước sông là hết sức cần thiết và quan trọng với tất cả các quốc gia
và các tỉnh thành, trước sự suy thoái và ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Luận văn làm
sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở
Việt Nam, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật
thực định cũng như thúc đẩy thực thi những quy định này trong hoạt động bảo vệ môi
trường nước.
3. Phạm vi nghiên cứu
Vần đề ô nhiễm môi trường nước sông ở nước ta hiện nay đang được các cơ quan,
ban ngành các cấp đặc biệt quan tâm chú trọng. Các văn bản pháp luật và các chính sách
được ban hành đã điều chỉnh vấn đề này, ta thấy rằng các văn bản pháp luật này góp phần
không nhỏ trong việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông, bảo vệ môi
trường và sức khỏe cộng đồng.
Bảo vệ môi trường nước sông là một đề tài mới trong tình hình hiện nay, cho nên để
nghiên cứu nội dung chính của đề tài người viết tiến hành nghiên cứu những văn bản quy
phạm pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực môi trường nói chung và môi trường nước sông
nói riêng. Dựa trên cơ sở pháp lí là Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Tài nguyên
nước năm 2012 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013), Nghị định 120/2008/NĐCP ban hành ngày 01/12/2008 về quản lí lưu vực nước sông, Nghị định 179/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 của Chính Phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Bảo Vệ môi trường. Qua đó người viết tìm hiểu một cách có hệ thống các quy
định của pháp luật để hiểu thêm và tìm hiểu ngoài thực tiễn cũng như kiến nghị của bản
thân nhằm xây dựng hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường sông.
4. Phương pháp nghiên cứu
GVHD: Võ Hoàng Yến
7
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài của mình người viết sử dụng những phương pháp
nghiên cứu như sau: Sử dụng phương pháp phân tích luật viết, phương pháp tổng hợp, kết
hợp lí luận và thực tiễn. Thu thập tài liệu, thông tin về sách báo, tạp chí, đồng thời tìm
hiểu thực tế để nhìn nhận vấn đề đúng và đầy đủ.Thông qua các phương pháp khác như
phương pháp kế thừa: kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên quan
người viết đã hoàn thành bài luận này.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài các phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, thì nội
dung của luận văn có 3 chương sau đây:
Chương 1: Khái quát chung về hệ thống sông ngòi, vấn đề bảo vệ môi trường nước
và môi trường nước sông ở Việt Nam.
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về tài nguyên nước và bảo vệ môi
trường nước sông.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp về việc thực hiện bảo vệ môi trường nước sông
tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.
GVHD: Võ Hoàng Yến
8
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG SÔNG NGÒI, VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM
Đất nước ta đang phát triển nhanh chống trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại
hóa. Nhu cầu về sử dụng tài nguyên thiên nhiên thời kỳ này là rất lớn, đặc biệt là tài
nguyên nước. Sự gia tăng không ngừng nhu cầu sử dụng nước của tất cả các ngành kinh
tế đang đặt ra cho công tác quản lý tài nguyên nước những thách thức to lớn. Suy thoái
tài nguyên nước đã trở thành khá phổ biến đối với các lưu vực sông đã đe dọa đến sự
sống, sự tồn tại của con người và sinh vật, vì vậy công tác bảo vệ môi trường cho những
dòng sông cũng chính là bảo vệ sự sống của loài người và sự phát triển bền vững toàn
cầu.
Chương này người viết chủ yếu tập trung giới thiệu về tình hình ô nhiễm môi
trường, một số khái niệm về môi trường và khái quát về hệ thống sông ngòi, vai trò và
ảnh hưởng của sông ngòi ở Việt Nam.
1.1. Một số vấn đề về môi trường
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm môi trường
Thuật ngữ “môi trường” có nguồn gốc từ tiếng Pháp “environner” có nghĩa là “bao
quanh hoặc chu trình khép kín” và thuật ngữ này được các quốc gia trên thế giới sử dụng
khá phổ biến trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, cụ thể như một số nước
“Umwelt” (German - Đức); “Mileu” (Dutch - Hà Lan) cho đến nay khái niệm môi trường
đã được thảo luận rất nhiều1.
Theo như định nghĩa về môi trường thì môi trường được chia làm các loại sau:
Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như: vật lý, hóa học, sinh học,
tồn tại ngoài ý muốn của con người và chịu tác động của con người: Đất, nước, không
khí, các loại động thực vật.
Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội, do con người tạo nên và
chịu sự chi phối của con người: công viên, trường học, bệnh viện.
Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận
lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người:
làng xã, gia đình.
Ở Việt Nam, khái niệm pháp lý về môi trường được ấn định trong đạo luật về môi
trường. Luật Bảo vệ môi trường 2005 và luật bảo vệ môi trường năm 2014 sẽ có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 cụ thể quy định như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật”2.
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sự vật”.
1
2
Ths Kim Oanh Na - Võ Hoàng Yến, Giáo trình luật môi trường, trường Đại Học Cần Thơ, năm 2012, tr. 1
Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005
GVHD: Võ Hoàng Yến
9
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Tóm lại môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển. Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài
nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới
chất lượng cuộc sống con người.
1.1.1.2. Khái niệm sông ngòi
Để tìm hiểu về một số khái niệm liên quan đến hệ thống sông ngòi, trước hết chúng
ta sẽ tìm hiểu một số khái niệm liên quan về tài nguyên nước:
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sốngvà môi
trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có
thể gây ra tai họa cho con người và môi trường.
Nước tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau và phân bổ rộng rãi hầu hết khắp nơi trên
trái đất, trong Luật Tài nguyên nước năm 2012 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2013
“Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước
biển”3,trong đó nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, đầm, phá, biển, các tầng chứa
nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác4.
Tuy nhiên người viết chỉ tập trung nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực môi trường
sông ngòi.
Khái niệm về sông ngòi hiện nay trong các văn bản pháp luật chưa có quy định cụ
thể, nó được định nghĩa ở các văn bản, tài liệu khác nhau như:
“Sông” là dòng nước lưu lượng lớn, thường xuyên chảy, có nguồn cung cấp chủ
yếu từ hồ, nước, các con sông, suối hay từ các con sông nhỏ, các dòng sông hầu hết chủ
yếu đổ ra biển, nơi tiếp giáp biển gọi là cửa sông.
“Sông” là dòng nước tự nhiên chảy theo những nơi trũng của địa hình có lồng dẫn
tương đối ổn định, có nguồn cung cấp nước là nước mặt và nước ngầm được gọi là sông5.
Trong quy định của pháp luật không có khái niệm rõ ràng về sông ngòi nhưng có
một khái niệm liên quan như: “Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt,
nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển, lưu
vực sông gồm có lưu vực sông liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh”6.
“Nguồn nước liên quốc gia là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổ
nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn nước nằm trên
đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng”7.
Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012
Khoản 2 Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012
Hệ thống sông ngòi Việt Nam. Hoàng Văn
www.wattpad.com/85168-song-ngoi[truy cập ngày 20/8/2014]
6
Khoản 8, Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012
7
Khoản 7, Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012
3
4
5
GVHD: Võ Hoàng Yến
10
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
1.1.2. Khái quát về tình hình ô nhiễm môi trường và sự cần thiết bảo vệ môi
trường hiện nay
1.1.2.1. Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình
trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội
bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay không
chỉ đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Hiện trạng môi trường đô thị, khu công nghiệp: Các loại ô nhiễm thường thấy tại
các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sunfua,
cacbonic, nitric, chất thải rắn. Ở Việt Nam, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt
thường rất cao như các chất rắn lơ lửng, nitrit gấp từ 2 - 5 lần, thậm chí tới 10 - 20 lần trị
số tiêu chuẩn đối với các nguồn nước mặt loại B, chỉ số ecoli vượt tiêu chuẩn cho phép
hàng trăm lần. Ở Việt Nam tỷ lệ thu gom chất thải rắn còn rất thấp so với yêu cầu đặt ra,
tại nhiều nơi tỷ lệ thu gom chất thải rắn khoảng 20% - 40%. Biện pháp thu gom chất thải
rắn hiện nay là chôn lấp (hiện nay chưa có bãi chon lấp nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ
sinh môi trường)8.
Hiện trạng môi trường nông thôn: Ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất
nông nghiệp cũng rất nghiêm trọng. Gần 75% số dân nước ta sinh sống ở nông thôn, là
nơi cơ sở hạ tầng lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử
lý, thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về hữu cơ và
sinh vật không ngừng tăng cao. Nhiều nơi do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch,
không tuân theo quy trình kỹ thuật đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước.
Lượng nước thải của các cơ sở chế biến thủy hải sản đông lạnh cũng rất lớn, vượt ngưỡng
cho phép khoảng vài chục đến hàng trăm lần. Môi trường nước ở nông thôn cũng đang bị
ô nhiễm do dùng không đúng cách và không hợp lý các hóa chất nông nghiệp (thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ) thiếu các phương tiện vệ sinh cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt nên số
hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinh chỉ dạt khoảng 30% - 40% và chỉ có khoảng 20% 30% số hộ sử dụng công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn9.
1.1.2.2. Những ảnh hưởng của môi trường và sự cần thiết bảo vệ môi trường hiện
nay
* Những ảnh hưởng phổ biến
Trái đất được coi là ngôi nhà chung của sinh vật và con người.Trong vài thập niên
gần đây, cùng khoa học, con người đã khai thác một cách quá mức và hậu quả là làm cạn
kiệt các nguồn tài nguyênđặc biệt là tài nguyên khoáng vật. Sự tăng trưởng kinh tế tạo
điều kiện nhanh chống cho đất nước phát triển, hòa nhập với nền kinh tế thế giới và khu
8
Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay thực trạng và một số giải pháp, Công Lập
http://phantichmoitruong.com/detail/o-nhiem-moi-truong-o-nuoc-ta-hien-nay-thuc-trang-va-mot-so-giai-phapkhacphuc[truy
cập ngày 28/9/2014]
9
Giáo tình Luật môi trường, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2006, tr. 29
GVHD: Võ Hoàng Yến
11
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
vực. Nhưng đồng thời chính sự phát triển với nhịp độ tăng cao cũng có nghĩa là một khối
lượng tài nguyên thiên nhiên đựơc khai thác để chế biến và khối lượng chất thải từ tài
nguyên và tiêu dùng được thải vào thiên nhiên ngày càng tăng.
Từ thực tế tổng quan môi trường năm 2010, Báo cáo môi trường Quốc gia đưa ra
các kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương. Báo cáo Kiến
nghị Quốc hội ban hành, sửa đổi, bổ sung các luật liên quan về môi trường; xem xét tăng
mức chi sự nghiệp môi trường lên trên mức 2% tổng chi ngân sách hàng năm; giám sát,
kiểm tra việc thi hành các luật liên quan trong công tác bảo vệ môi trường10.
Biến đổi hệ sinh thái: Việt Nam là một trong mười quốc gia có đa dạng sinh học
thuộc loại cao nhất thế giới, trong đó có các hệ sinh thái đặc thù với nhiều giống, loài đặc
hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây sự đa dạng
về sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm mạnh nguyên nhân chủ yếu do cháy rừng,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn tới việc thu hẹp dần nơi cư trú của các loài, việc
buôn bán trái phép động thực vật quý hiếm và ô nhiễm môi trường.
Ảnh hưởng đối với con người: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang
ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe doạ sức khoẻ con người và ảnh hưởng đến mọi khía
cạnh trong cuộc sống của người dân. Tại Việt Nam không chỉ là khói, bụi, rác thải, nhiên
liệu gây ô nhiễm môi trường không khí, mà ngay cả môi trường đất và nguồn nước cũng
đang bị ô nhiễm rất nặng. Trong khi đó nhà chức trách của chúng ta vẫn chưa thể tìm ra
biện pháp đối phó hữu hiệu. Theo đánh giá của tiến sĩ Trần Hồng Hà, hiện nay Việt Nam
chúng ta đang bắt đầu phải trả giá về mặt sức khỏe con người do một thời gian dài chưa
thật sự quan tâm đến vấn đề về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường dẫn đến nguy cơ ô
nhiễm môi trường. Cụ thể là ngày càng xuất hiện nhiều điểm “nóng” về ô nhiễm môi
trường, chẳng hạn như những “làng ung thư” ở Hà Tây, Phú Thọ. Thực tế cho thấy, tại
một số khu dân cư gần khu công nghiệp, nồng độ khí SO2, CO2 và NO2 đều vượt tiêu
chuẩn cho phép. Tất cả đang đe dọa môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
cộng đồng dân cư11.
Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội: Quả thật, tình trạng ô nhiễm môi trường
ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh đời sống của
con người. Chỉ riêng quá trình đô thị hóa như tốc độ hiện nay cũng đã có những ảnh
hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên bị khai
thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây trồng, nguồn nước bị suy thoái.
Việc mở rộng không gian đô thị sẽ dẫn đến việc chiếm dụng đất nông nghiệp làm ảnh
hưởng đến an toàn lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến đời sống của nông dân. Bên
cạnh đó, nhiều nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm mạnh, trước kia nằm ở ngoại thành, nay
do quá trình đô thị hóa đã lọt vào giữa khu dân cư đông đúc. Kể đến việc biến đổi khí
hậu. Có thể nói biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lên đời sống của người dân ngày càng
rõ ràng. Bão táp, lượng mưa tăng cao, lũ lụt đang gây ra biết bao khó khăn cho đới sống
của người nông dân Việt Nam. Hiện tượng thiên tai triền miên còn làm cho đất nông
nghiệp bị bạc màu làm sản lượng lương thực giảm, thu nhập thấp số người nghèo, người
suy dinh dưỡng gia tăng. Chính vì thế, theo đánh giá của ông Christophe Bahuet, mục
tiêu đẩy lùi đói nghèo của Việt Nam khó có thể đạt được. Có thể nói tình trạng ô nhiễm
10
Báo Dân Trí, Việt Nam đang phải sống chung với tình trạng ô nhiễm nặng nề, Cẩm Hồng
http://www.hoivlxdvn.org.vn/index.php?module=newlistDetail&newsId=1163
[truy cập 13/8/2014]
11
Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với Việt Nam, Thu Hà
http://giaophannhatrang.org/index.php?nv=news&op=Luan-Ly/Anh-huong-cua-moi-truong-doi-voi-Viet-Nam-2028
[truy cập ngày 12/8/2014]
GVHD: Võ Hoàng Yến
12
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
môi trường tại Việt Nam hiện nay đang làm xáo trộn về đời sống kinh tế, gây ra nghèo
đóivà gia tăng nguy cơ bệnh tật cho con người12.
* Sự cần thiết bảo vệ môi trường hiện nay
Vì vậy, chúng ta cần nhận thức rõ những hâu quả trước mắt và lâu dài nếu không có
ý thức bảo vệ môi trường. Điển hình như nạn chặt phá rừng, hàng loạt gây hậu quả như:
lũ quét, đất đai bị sói mòn, sạt lỡ làm tàn phá của cải vật chất và con người, phá hệ cân
bằng sinh thái, nạn đánh bắt thủy hải sản bằng thuốc nổ, đô thị hóa kéo dài theo vấn đề
tập trung dân số không đồng đều cùng với việc sử dụng các phương tiện giao thông dẫn
đến các lượng khí thải độc hại gây ô nhiễm bầu không khí, làm cho sức khỏe con người
đang bị đe dọa hàng ngày, riêng ở nông thôn thì ý thức của người dân ngày càng thấp, họ
có thói quen vứt rác xuống dòng sông, ao hồ, kênh rạch làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
Môi trường có ảnh hưởng tới tất cả các cá nhân trong xã hội. Vì vậy, việc bảo vệ
môi trường là không của riêng ai, như vậy mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm bảo vệ
môi trường nói chung và tuân theo quy định của luật môi trường.
Việc bảo vệ môi trường là thật sự cần thiết, vì nhân tố môi trường là một trong
những nhân tố quan trọng kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội đồng thời nó còn là tiêu
chí đánh giá ý thức bảo vệ môi trường. Việc bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia có tác
động tích cực đối với các quốc gia khác và quốc gia này bị ô nhiễm thì ít nhiều gì cũng
ảnh hưởng đến các quốc gia lân cận bởi ảnh hưởng môi trường mang tính phổ biến. Việc
các khu rừng đầu nguồn nước ta bị tàn phá gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ ở những
nơi rừng bị tàn phá mà còn có những nơi, những vùng khác trên toàn cầu. Dẫn đến hậu
quả là sự trả thù từ thiên nhiên không loại trừ bất kỳ một quốc gia nào dù là quốc gia đó
có là một cường quốc hoặc là quốc gia đang phát triển. Con người phải có hành động văn
hóa đối với môi trường bằng những việc cụ thể như: Không thực hiện các hành vi gây ô
nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, hãy đối xử tốt với thiên nhiên sống thân thiện
với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu
không khí trong lành, được tận hưởng những phong cảnh đẹp13.
1.1.2.3 Hoạt động bảo vệ môi trường
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp;
phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học14.
Hoạt động bảo vệ môi trường là những hành động những biện pháp cụ thể nhằm làm
giảm và hạn chế những vụ việc gây ảnh hưởng không tốt với môi trường của các chủ thể
trực tiếp sử dụng môi trường. Việc bảo vệ môi trường có thể thực hiện cụ thể dựa vào
những hành động có ý thức tự giác của con người chủ thể trực tiếp, tiếp xúc với môi
trường ở tất cả các khía cạnh khác nhau như: Khai thác khoáng sản, sử dụng môi trường
để canh tác, sử dụng nguồn nước để tưới tiêu, đánh bắt và khai thác các nguồn lợi thủy
sản.Tất cả những hoạt động trên điều trực tiếp gây hại đối với môi trường, vì vậy các chủ
thể cần phải có ý thức và những hành động của chính chủ thể để có thể bảo vệ môi
trường.
12
Giáo tình Luật môi trường, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2006, tr. 31
13
Hồng Thái, Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Báo mới ngày 30/11/2012, tr. 14
Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
14
GVHD: Võ Hoàng Yến
13
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Từ những nhận định trên, đã cho ta thấy những khía cạnh và những điều mà hoạt
động bảo vệ môi trường mong đợi. Bảo vệ môi trường là hạn chế, phòng ngừa các hoạt
động gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường. Vì vậy các chủ thể, cá nhân thực hiện khai
thác và có những ảnh hưởng trực tiếp liên quan, nhưng khi hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực công nghiệp người chủ đầu tư cần phải xây dựng công trình cấp thoát nước và
xử lý chất thải để môi trường sống trong những người dân quanh khu vực có thể được
sống trong một môi trường trong lành15.
Thực hiện tăng cường tuyên truyền, giáo dục về chống biến đổi khí hậu, sử dụng tiết
kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường chính là nâng cao tính chủ động của các cấp, các
ngành và toàn thể nhân dân về vấn đề này nhiệm vụ ứng phó với biển đổi khí hậu, quản
lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn với phát triển kinh tế xã hội và tăng cường quản
lý nhà nước trong lĩnh vực này cũng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Nhiệm
vụ chung đặt ra là: “Phải đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh
tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; thí điểm phát triển mô hình kinh
tế xanh theo địa bàn và theo ngành, lĩnh vực và từng bước nhân rộng trên cả nước. Thực
hiện phân vùng chức năng sinh thái làm cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngành, lĩnh vực và địa phương theo hướng phù hợp với đặc tính sinh thái từng
vùng, hài hòa với thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu”16.
Theo Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam, vào năm 2050, Việt Nam sẽ thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi
khí hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi
trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các
nước công nghiệp trong khu vực17.
1.2. Khái quát chungvề hệ thống sông ngòi ở Việt Nam
1.2.1. Khái quát về hệ thống sông ngòi
Ở Việt nam do điều kiện mưa nhiều đã tạo ra một số lượng sông suối rất lớn, tới
khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ dài trên 10km, trong đó có 93% là các sông nhỏ
và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500km2). Các sông lớn như sông Hồng và sông MêKông
chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ Việt Nam. Chúng tạo nên những đồng
bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu18. Dọc bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông
và theo thống kê có 112 cửa sông ra biển. Hầu hết các sông ở việt nam chảy theo hướng
tây bắc - đông nam và đổ ra biển đông. Ngoại lệ có sông Kỳ Cùng và Bằng Giang. Chảy
theo hướng đông nam - tây bắc.
Do các sông bắt nguồn từ các núi cao nên sông ở thượng lưu rất dốc.Chính vì vậy
vào mùa mưa sông chảy xiết, khi chảy về đồng bằng, sông uốn khúc quanh co. Lượng
nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 80% lượng nước cả năm.Việt Nam có 9 hệ thống sông lớn trãi dày từ Bắc vào Nam bao
gồm: Hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng; Hệ thống sông Thái Bình, Hệ thống sông
Giáo trình Luật môi trường, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2006, tr.37
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, Duy Hải
http://vovworld.vn/vi-vn/Binh-luan/Bao-ve-moi-truong-de-phat-trien-ben-vung/154381.vov[truy cập ngày
17/8/2014]
15
16
17
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, Duy Hải
http://vovworld.vn/vi-vn/Binh-luan/Bao-ve-moi-truong-de-phat-trien-ben-vung/154381.vov[truycậpngày
17/8/2014]
18
Sách giáo khoa Địa lý lớp 8, Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2006, tr. 117
GVHD: Võ Hoàng Yến
14
SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh
Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Hồng; Hệ thống sông Mã; Hệ thống sông Lam; Hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia; Hệ
thống sông Ba; Hệ thống sông Đồng Nai và Hệ thống sông MêKông. Trong các hệ thống
sông chính của Việt Nam có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và sông Cửu
Long.
Số liệu thống kê cho thấy lưu vực sông Đồng Nai và nhóm sông Đông Nam Bộ đã ở
trong tình trạng thiếu nước trong mùa khô (với khả năng cấp nước trong mùa khô
[...]... 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG Ở QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ Trong chương này người viết tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng về công tác bảo vệ môi trường nước sông tại địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ để từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông 3.1 Thực tiễn về bảo vệ môi trường nước sông ở quận. .. tế - xã hội và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư, 34 35 Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 Điều 59, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 GVHD: Võ Hoàng Yến 27 SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ quốc phòng, an ninh3 6 2.2.3 Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước sông Bảo vệ môi trường nước sông là trách... Thanh Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006 thay thế luật Bảo vệ môi trường năm 1993, trong đó có mục 2 quy định về Bảo vệ môi trường nước sông bao gồm các quy định về nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông, kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường trong lưu vực sông, ... thể bảo vệ môi trường 12 Giáo tình Luật môi trường, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2006, tr 31 13 Hồng Thái, Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường Báo mới ngày 30/11/2012, tr 14 Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 14 GVHD: Võ Hoàng Yến 13 SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần. . .Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 1.1.2 Khái quát về tình hình ô nhiễm môi trường và sự cần thiết bảo vệ môi trường hiện nay 1.1.2.1 Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt... lực chung của mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội 2.2 Quy định về bảo vệ môi trường nước sông 2.2.1 Pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông không nằm trong một đạo luật nào riêng rẽ, mà nó được quy định chung với các loại văn bản quy phạm pháp luật khác mà nằm rãi rác ở nhiều văn bản pháp luật cụ thể như: 32 Tài nguyên nước ở Việt Nam dồi dào những... pháp luật Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật được quy định cụ thể: Điều 127 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: “- Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy tính chất, mức độ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho tổ GVHD: Võ Hoàng Yến 31 SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận. .. chung bảo vệ môi trường nước cũng chính là bảo vệ cho chính bản thân chúng ta, gia đình, xã hội được một môi trường sống trong lành, phát triển bền vững 2.2.2 Nguyên tắc bảo vệ môi tường nước sông 33 Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông MêKông năm 1995 GVHD: Võ Hoàng Yến 26 SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành. .. giải pháp toàn diện cho 24 Tin môi trường, Ô nhiễm môi trường hiện nay- thực trạng và một số giải pháp khắc phục, Hồng Hải http://www.moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=33&tabid=19&distid=1636 [truy cập ngày 13/8/2014] GVHD: Võ Hoàng Yến 18 SVTH: Châu Ngọc Lan Thanh Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ các vấn đề kể trên Tại. .. Thanh Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật và thực tiễn áp dụng ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hại khác Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt 27 nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt Thực ... tác bảo vệ môi trường nước sông địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ để từ đưa giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước sông 3.1 Thực tiễn bảo vệ môi trường nước sông quận. .. Thanh Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật thực tiễn áp dụng địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ CHƯƠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG... Thanh Bảo vệ môi trường nước sông - Pháp luật thực tiễn áp dụng địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 3.2.2 Kiến nghị số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước sông 3.2.2.1