1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng gis trong quản lý hệ thống thu gom rác thải các khu vực chợ tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ

90 618 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ------ ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM RÁC THẢI CÁC K

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

- -

ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM RÁC THẢI CÁC KHU VỰC CHỢ TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

NGUYỄN THANH NHÃ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Trang 2

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

- -

NGUYỄN THANH NHÃ

ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM RÁC THẢI CÁC KHU VỰC CHỢ TẠI QUẬN

NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.S TRẦN THI KIM HỒNG

Trang 3

Kiều, TP Cần Thơ

LỜI CẢM TẠ

Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô Trần Thị Kim Hồng

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô Khoa Môi trường & Tài nguyên thiên nhiên

đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cho em

Xin cảm ơn sự hỗ trợ của các cán bộ của Công ty công trình đô thị thành phố Cần Thơ, Cục bảo vệ môi trường, Cục thống kê đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu

và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này

Xin cảm ơn những Các cô, chú, anh, chị công nhân của Xí nghiệp môi trường đô thị quận Ninh Kiều đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện các cuộc khảo sát

Trang 4

Kiều, TP Cần Thơ

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1

1.1 Sự cần thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Tổng quan về chất thải rắn và các vấn đề môi trường 3

2.1.1 Định nghĩa và phân loại chất thải rắn (rác) 3

2.1.2 Nguồn và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sản sinh ra rác 4

a) Các nguồn phát sinh ra rác 4

b) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh rác thải 5

2.1.3 Một số ảnh hưởng của chất thải rắn 5

a) Sức khỏe cộng đồng 5

b) Ô nhiễm môi trường đất 6

c) Ô nhiễm môi trường nước 6

d) Ô nhiễm môi trường không khí 7

2.1.4 Các khái niệm về hệ thống quản lý rác thải 8

a) Khái niệm rác thải sinh hoạt và rác chợ 8

b) Quản lý rác thải 9

c) Một vài hình thức thu gom, vận chuyển và xử lý rác ở một số nơi 12 2.2 Tổng quan về quận Ninh Kiều 16

2.2.1 Vị trí địa lý 16

2.2.2 Điều kiện tự nhiên 18

a) Đặc điểm về thời tiết, khí hậu 18

b) Nhiệt độ 18

c) Nắng và bức xạ mặt trời 18

d) Độ ẩm và lượng mưa 18

Trang 5

Kiều, TP Cần Thơ

2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 19

a) Dân số và mật độ dân cư 19

b) Tình hình kinh tế 22

2.3 GIS và các ứng dụng trong quản lý môi trường 27

2.3.1 Khái niệm về GIS 27

2.3.2 Các thành phần của GIS 28

a) Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính 28

b) Thành phần hiển thị bản đồ 29

2.3.3 Một số chức năng của GIS 31

2.3.4 Các ứng dụng thực tế của GIS 31

a) Quản lý mạng lưới đường giao thông 31

b) Giám sát tài nguyên thiên nhiên, dân cư và môi trường 32

c) Quản lý và lập kế hoạch sử dụng các dịch vụ công cộng 32

2.3.5 Các ứng dụng của GIS trong công tác môi trường 32

a) Ứng dụng trong việc quản lý môi trường 32

b) Ứng dụng GIS trong đánh giá tác động môi trường 33

c) Ứng dụng GIS trong giám sát và dự báo các sự cố môi trường 34

2.3.6 Mô hình ứng dụng GIS trong công tác quản lý chất thải rắn tại một số

tỉnh, thành ở Ấn Độ 35

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1 Phương tiện nghiên cứu 37

3.2 Địa điểm và thời gian thực hiện 37

3.3 Nội dung nghiên cứu 37

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 38

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 Hiện trạng rác thải tại các khu vực chợ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 38

4.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Ninh Kiều 40

4.2.1 Cơ cấu cơ quan tổ chức đảm trách nhiệm vụ quản lý rác thải tại quận Ninh Kiều 40

Trang 6

Kiều, TP Cần Thơ

4.2.2 Giới thiệu hệ thống thu gom, vận chuyển và trung chuyển rác thải tại

quận Ninh Kiều 41 4.2.2.1 Hoạt động thu gom 42 4.2.2.2 Hoạt động trung chuyển 46

4.3 Ứng dụng GIS quản lý hệ thống thu gom rác chợ tại quận Ninh Kiều 51

4.3.1 Thu thập số liệu 51

4.3.2 Xây dựng CSDL 51

a) Dữ liệu không gian 51

b) Cấu trúc dữ liệu thuộc tính 52

4.3.3 Trình bày các thao tác thực hiện trên Mapinfo 55

a) Khởi động và thoát khỏi Mapinfo 55

b) Nhập dữ liệu 56

c) Tìm kiếm dữ liệu 63

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

5.1 Kết luận 70

5.2 Kiến nghị 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 73

Trang 7

Kiều, TP Cần Thơ

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Hình tháp ngược trong quản lý chất 9

Hình 2.2: Hệ thống quản lý chất thải điển hình 10

Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện quy trình thu gom rác 14

Hình 2.4: Bản đồ quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ 17

Hình 2.5: Chồng lớp bản đồ 29

Hình 2.6: Các thành phần của GIS 30

Hình 4.1: Rác thải trong khu vực nhà lồng 3 Cái Khế 39

Hình 4.2: Rác thải có mặt khắp nơi ở chợ Tân An 39

Hình 4.3: Sơ đồ tổ chức của Xí nghiệp Môi trường đô thị quận Ninh Kiều 41

Hình 4.4: Quy trình thu gom rác tại Quận Ninh Kiều 41

Hình 4.5: Người dân mang rác trong hẻm ra đổ 43

Hình 4.6: Công nhân thu gom gõ kẻng báo cho người dân đổ rác 43

Hình 4.7: Xe kéo tay cải tiến 44

Hình 4.8: Thùng 660 L 44

Hình 4.9: Rác được người dân chứa trong bao nylon 45

Hình 4.10: Cần xé được người dân dùng làm thùng chứa tạm 45

Hình 4.11: Điểm tập kết gần cây xăng số 6 46

Hình 4.12: Xe đẩy tay thu gom rác tại bãi đậu 48

Hình 4.13: Chuyển rác từ thùng 660 L sang xe ép nâng rác bên hông 50

Hình 4.14: Bãi rác Tân Long 50

Hình 4.15: Thu gom phế liệu ở bãi rác Tân Long 51

Hình 4.16: Sơ đồ liên kết các bảng dữ liệu 52

Trang 8

Kiều, TP Cần Thơ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thành phần nước rò rỉ từ các bãi rác 7

Bảng 2.2: Thành phần khí từ bãi rác 8

Bảng 2.3: Tỷ lệ phát sinh rác tại các nguồn thải ở thành phố Allahabad 14

Bảng 2.4: Diễn biến dân số và mật độ dân cư từ năm 2005 đến năm 2009 21

Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế của quận Ninh Kiều từ năm 2005 đến năm 2009 22

Bảng 2.6: Diện tích gieo trồng, sản lượng và giá trị sản xuất của một số cây trồng tại quận Ninh Kiều năm 2009 26

Bảng 4.1: Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các phường của quận Ninh Kiều 42

Bảng 4.2: Lịch thu gom rác thải tại quận Ninh Kiều 42

Bảng 4.3: Vị trí các điểm tập kết trên địa bàn quận Ninh Kiều 47

Bảng 4.4: Phương tiện vận chuyển rác tại quận Ninh Kiều 49

Bảng 4.5: Các đối tượng không gian 52

Trang 9

GIS : Geographic Information System

MCE : Multi Criterion Estimate

AMC : Asansol Municipariry Corporation

Trang 10

Chương I

MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài

Trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta đã sáng tạo và hưởng thụ

đa dạng sản phẩm của nền văn minh ngày càng hiện đại; song song đó chúng ta cũng

đã từ chối và thải bỏ nhiều thứ không còn phù hợp trong quá trình sử dụng Và dường

như sự đào thải đã trở nên quá nhanh, quá nhiều và ngày càng gây ảnh hưởng xấu đối

với môi trường thiên nhiên

Tất cả các hoạt động sống của con người đều sản sinh ra chất thải Sự sản sinh

này có nhiều nguồn gốc khác nhau, chủ yếu từ các khu dân cư, đô thị, khu công nghệ,

khu công cộng, khu xử lý, khu vực sản xuất nông nghiệp, Các chất thải này bao gồm

nhiều dạng khác nhau: thức ăn thừa, rác, các chất thải do quá trình phá vỡ và xây

dựng,… nếu không được quản lý và xử lý tốt thì sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng

Trong bối cảnh của sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng như

hiện nay, những thứ không sử dụng được mà chúng ta gọi là rác thải đang xuất hiện

ngày càng nhiều và trở thành một trong những vấn đề môi trường nóng bỏng không

phải của riêng một Quốc gia hay một thành thị nào trên Thế giới Ảnh hưởng của rác

thải không chỉ bởi số lượng, bởi hậu quả gây ra cho môi trường sống mà còn gặp rất

nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý và xử lý Theo con số thống kê chưa đầy đủ, mỗi

năm trên thế giới thải ra 10 tỷ tấn rác, đứng đầu là Mỹ mỗi năm thải ra 2 tỷ tấn (Lê

Huy Bá, 2000)

Sự chuyển đổi trong quá trình đô thị hóa là một bước tiến quan trọng ở Việt

Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng Khi đó thành thị sẽ là nơi phát

triển kinh tế và thu hút khá đông dân cư sinh sống Nhiều vấn đề môi trường cũng từ

đó phát sinh, trong đó bức xúc nhất là vấn đề rác thải

Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa đồng thời là cửa ngõ giao lưu quan trọng

về giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không nội

vùng và liên vận quốc tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước Bên

cạnh đó, vấn đề rác thải và vệ sinh môi trường ở thành phố (TP) Cần Thơ đang được

quan tâm, hiện nay việc thu gom và xử lý rác thải còn nhiều bất cập Tình trạng vứt

rác xuống dòng sông, kênh, rạch,… ngày càng nhiều, khiến tình trạng môi trường ở

thành phố Cần Thơ càng xấu đi Vấn đề rác thải sinh hoạt và rác thải do các hoạt động

buôn bán ở chợ chính là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho cộng đồng nếu bị vứt

bừa bãi ra đường phố, không được quản lý, xử lý hay tái chế

Trang 11

Nhận thức rõ những điều đã nêu trên, các cấp lãnh đạo cần nhận ra các yêu cầu

về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải, nhằm đạt được mục tiêu

ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa những tác hại do chất thải gây ra cho môi trường và

sức khỏe cộng đồng Vì vậy, việc thiết lập hệ thống quản lý rác thải tại các khu vực

chợ ở Việt Nam nói chung và TP Cần Thơ nói riêng là một công việc quan trọng và

cần thiết

Ngày nay công nghệ thông tin phát triển rất mạnh đã và đang trở thành một

công cụ hết sức cần thiết trong khoa học kỹ thuật Sự phát triển nhanh của công nghệ

máy tính đồng thời với những kết quả của các thuật toán nhận dạng, xử lý ảnh, và cơ

sở dữ liệu đã tạo điều kiện cho công nghệ thông tin địa lý ngày càng phát triển

Khảo sát thực tế cho thấy việc quản lý chất thải rắn còn rất nhiều bất cập và

chưa đạt hiệu quả cao, nhiều tuyến đường vận chuyển rác không hợp lý, vị trí các

điểm hẹn và thời gian tập kết rác chưa phù hợp, công nhân làm việc nặng nhọc, thời

gian chuyển giao rác kéo dài… Bên cạnh đó, các nhà quản lý lại rất khó khăn khi dựa

vào các văn bản, hồ sơ và kinh nghiệm và cả cảm quan của mình để tự xử lý và cập

nhật các thông tin để đưa ra biện pháp quản lý thích hợp Vì vậy, cần phải có một

công cụ hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra các quyết định và quản lý một cách dễ dàng và

nhanh chóng

Để đáp ứng phần nào những yêu cầu đặt ra ở trên, đề tài: “Ứng dụng GIS

trong quản lý hệ thống thu gom rác thải các khu vực chợ tại quận Ninh Kiều,

thành phố Cần Thơ” sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong công tác quản lý chất thải, từ đó có

thể đề ra phương pháp thích hợp nhất để quản lý và xử lý rác thải Bên cạnh đó sử

dụng công cụ GIS để hỗ trợ cho việc quản lý được dễ dàng thay thế cho việc quản lý

bằng biện pháp quản lý thông tin thông thường

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Khảo sát hiện trạng rác thải và hệ thống thu gom trên địa bàn quận Ninh Kiều

- Thiết kế cơ sở dữ liệu liên quan đến hệ thống thu gom rác tại địa bàn Quận

Ninh Kiều – TP Cần Thơ dựa trên phần mềm Mapinfo nhằm giúp cho công tác quản

lý được dễ dàng

Trang 12

Chương II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về chất thải rắn và các vấn đề môi trường:

2.1.1 Định nghĩa và phân loại chất thải rắn (rác)

Chất thải rắn là tất cả các chất thải ở dạng rắn sản sinh do các hoạt động của

con người và động vật Đó là các vật liệu hay hàng hóa không còn sử dụng hay hữu

dụng đối với người sở hữu nên bị bỏ đi (Lê Hoàng Việt, 1998)

Chất thải rắn xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của động vật và con người

trên trái đất Thành phần và số lượng rác thải biến thiên theo từng thời kỳ, từng khu

vực, từng quốc gia khác nhau Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt bao gồm:

thức ăn thừa, giấy, carton, nhựa, cao su, kim loại, thủy tinh,

Rác thải không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, làm giảm chất lượng môi

trường trong sạch mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn và lan truyền dịch bệnh đối với

con người và các sinh vật khác Bên cạnh đó, nó còn làm mất đi vẻ mỹ quan của các

đô thị và làm giảm diện tích đất do sử dụng cho bãi thải Khối lượng chất thải ngày

càng tăng do hậu quả của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội

Lượng chất thải rắn nếu không kiểm soát sẽ dẫn đến hàng loạt tiêu cực đối với môi

trường

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra rác Việc sản sinh ra rác

phụ thuộc vào mùa vụ, tập quán sinh hoạt, ý thức cũng như chính sách của một quốc

gia:

- Số lượng và thành phần của rác thải hữu cơ sẽ biến động tùy theo mùa vụ của

rau cải và trái cây

- Việc sử dụng máy nghiền thức ăn thừa (chủ yếu là ở các nước phát triển) làm

giảm lượng rác do chúng được nghiền và thải vào nguồn nước theo đường cống rãnh

- Luật pháp: là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khối lượng và thành phần

rác Chẳng hạn các quy định về tái sử dụng các bao bì, chai nước giải khát

- Việc thay đổi tập quán sinh hoạt trên cơ sở tự nguyện nhằm bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên sẽ làm bớt gánh nặng cho xã hội trong vấn đề quản lý chất thải rắn (Lê

Hoàng Việt, 1998)

Rác thải phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, đó là các khu dân cư, khu thương

mại, các khu vực công cộng như bệnh viện, trường học, khu vực sản xuất nông nghiệp

hay từ các khu công nghiệp,… và ở mỗi khu vực có các đặc trưng riêng về thành

Trang 13

phần, trọng lượng riêng hay tính chất của rác thải Thành phần cũng như khối lượng

rác sẽ thay đổi khác nhau phụ thuộc vào không gian, thời gian, điều kiện kinh tế và

nhiều nhân tố khác Nhìn chung rác thải gồm những loại:

- Thức ăn thừa hay rác thực phẩm là những phần dư thừa hay bỏ đi trong quá

trình chế biến và tiêu thụ thực phẩm của con người Chúng là rác thải hữu cơ có nguồn

gốc từ động thực vật nên dễ bị phân hủy và thối rửa nhanh trong môi trường, nhất là

trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như nước ta Dựa vào đặc tính này mà người ta tận

dụng làm nên những sản phẩm hữu dụng như phân bón, khí gas,… thông qua quá

trình ủ phân compost hay biogas

- Rác vụn bao gồm rác có thể cháy như vải, giấy, nhựa, cao su, gỗ,…; và những

loại không cháy như thủy tinh, sành sứ, kim loại Trong số những thứ rác này có loại

có thể tái chế hay tái sử dụng như giấy, nhựa, kim loại, Ngoài ra bụi, tro và thành

phần còn lại sau quá trình đốt cháy cũng có thể được kể vào thành phần rác này

- Rác thải nông nghiệp là những phế phẩm hay phụ phẩm trong trồng trọt, chăn

nuôi như rơm rạ, phân gia súc,… Khối lượng phụ thuộc vào mùa vụ và đặc tính cũng

như phong tục nông nghiệp ở mỗi vùng

- Rác thải xây dựng là các chất thải của quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị

bao gồm bụi đá, mảnh vỡ, bê tông, gỗ, gạch, ngói, đường ống, những vật liệu thừa của

trang bị nội thất,…

- Rác thải y tế là loại rác thải nguy hại bởi nó mang theo nhiều mầm bệnh trong

quá trình khám và chữa bệnh Thành phần rác này đòi hỏi cần có sự kiểm soát chặt

chẽ và biện pháp xử lý tốt nhất

- Rác độc hại thường thấy đó là những thiết bị điện tử, điện lạnh, những vật dụng

chứa đựng một lượng lớn các kim loại độc như thủy ngân, chì, các thứ dầu cặn, nhớt

Ngoài ra còn có các chất phóng xạ, chất cháy nổ, chất ăn mòn, các hóa chất độc khác

Biết được những ảnh hưởng tiêu cực của rác thải đến môi trường và con người,

nhận diện được các thành phần của rác thải, đó là một trong những yếu tố cần thiết

trong lĩnh vực quản lý và xử lý chất thải rắn

2.1.2 Nguồn và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sản sinh ra rác

a) Các nguồn phát sinh ra rác

Rác được sản sinh ra từ các nguồn như khu vực dân cư, khu thương mại, khu

công nghiệp, khu xử lý, các khu vực sản xuất nông nghiệp và các bệnh viện, cơ sở y

tế,…

Trang 14

b) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh rác thải

- Điều kiện địa lý – khí hậu của từng khu vực

- Tập quán sinh hoạt của mỗi nơi, dân tộc, tôn giáo

- Nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với các vấn đề về môi trường

- Mức độ phát triển kinh tế, trình độ sản xuất, công nghệ xử lý, tái chế, dịch

vụ,…

- Việc áp dụng luật pháp, chính sách đối với việc quản lý rác

2.1.3 Một số ảnh hưởng của chất thải rắn

Một phần nhỏ trong rác sinh hoạt hàng ngày mang thành phần hóa lý khó xử lý

Vì vậy được gọi là phế thải khó xử lý hay phế thải độc hại như bùn lầy ở các nhà máy

xử lý nước thải, phế thải hóa học; cao su; phế thải bệnh viện; phế thải ở các lò sát

sinh; phế thải công nghiệp chế biến thực phẩm… những loại phế thải khó xử lý này

người ta phải chôn lấp trong bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh theo quy định của Tổ chức

môi trường thế giới

Các nước trên thế giới đều có chính sách loại bỏ phế thải độc hại bởi vì đó

chính là mối đe dọa thực sự không chỉ đối với những người làm việc tại các bãi chôn

lấp rác mà còn đe dọa đến cả cộng đồng dân cư ở đô thị

Hiện nay, một số quốc gia trong các nước đang phát triển chưa có biện pháp xử

lý nào cho loại phế thải độc hại trong công nghiệp, trong bệnh viện,… Biện pháp xử

lý hiện nay là chôn lấp, nhưng công nghệ chôn lấp chôn lấp yêu cầu kỹ thuật cao, một

số quốc gia vì sợ tốn kém nên chỉ quy hoạch bãi đổ chất thải rắn để sau này chôn lấp,

làm không đúng quy định của cơ quan môi trường quốc tế Vì vậy, chính quyền đô thị

các đô thị cần tăng cường vai trò giám soát và kiểm soát của mình trong quy hoạch

xây dựng các bãi rác thích hợp để có đủ khả năng xử lý phế thải độc hại khi các bãi

rác đã đầy

a) Sức khỏe cộng đồng

Từ việc thải các chất thải hữu cơ, xác chết động vật qua những trung gian

truyền bệnh sẽ gây nên nhiều bệnh tật có khi trở thành dịch Ví dụ: điển hình nhất là

dịch hạch Thông qua môi trường trung gian là chuột gây nên cái chết cho hàng nghìn

người vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 10 Gần đây tháng 6 – tháng 8 năm 1994, ở

Ấn Độ thành phố lớn dịch hạch đã tăng mà nguyên nhân là từ chất thải rắn Người ta

đã tổng kết rác thải đã gây ra 22 loại bệnh cho con người – gây ra bệnh ung thư cho

người điển hình là plastic (nylon): sau hơn 40 năm ra đời với nhiều ứng dụng trong

công nghiệp trong cuộc sống, như ít bị oxy hóa, nhẹ không thấm nước, dẻo,… đến nay

Trang 15

nó lại là nguyên nhân gây ra ung thư cho các súc vật ăn cỏ Hơn thế nữa khi đốt

plastic ở 1200oC nó biến đổi thành dioxit gây quái thai ở con người (Lê Huy Bá,

2000)

b) Ô nhiễm môi trường đất

Khi rác thải là các chất hữu cơ sẽ được phân hủy ở hai dạng yếm khí và hiếu

khí Khi có ẩm độ thích hợp, các thải hữu cơ này sẽ cho ra rất nhiều những sản phẩm

trung gian và cuối cùng tạo nên các khoáng chất đơn giản, H2O và CO2 Trong điều

kiện yếm khí, các sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H2O và CO2 gây nhiễm độc

cho môi trường Đất có khả năng tự làm sạch với một lượng vừa phải các chất sản sinh

từ rác Nhưng với một lượng rác quá lớn thì môi trường đất trở nên quá tải và sẽ gây

ra các vấn đề ô nhiễm môi trường Ngoài ra, các kim loại nặng và các chất độc trong

rác sẽ theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm Một khi mạch

nước ngầm bị ô nhiễm thì rất khó để có thể xử lý

c) Ô nhiễm môi trường nước

Các chất thải rắn, nếu là chất hữu cơ, trong môi trường nước nó sẽ bị phân hủy

một cách nhanh chóng Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ

để tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng

và nước Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp

chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng CH4, H2S, H2O, CO2 Tất cả

các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc chất Bên cạnh đó còn bao nhiêu vi

trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước

Nếu rác thải là những hợp chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn

trong môi trường nước Sau đó oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gây nhiễm

bẩn cho môi trường nước và nguồn nước Những chất thải độc như Hg, Pb hoặc các

chất thải phóng xạ sẽ làm nguy hiểm hơn

Nước rò rỉ tại hầu hết các bãi rác được sinh ra do quá trình phân hủy các chất

thải rắn và lượng nước qua rác như nước mưa hoặc lượng nước có trong thành phần

rác Lượng nước rò rỉ này chứa rất nhiều các chất hữu cơ hòa tan do thấm qua rác Sự

có mặt của nước rỉ trong bãi rác có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực cho hoạt động của bãi

rác Nước rỉ rất cần cho một số quá trình hóa học lẫn sinh học xảy ra trong bãi chôn

lấp để phân hủy rác Nước rỉ có thể thấm xuống tầng nước ngầm và các dòng nước

sạch từ đó làm ô nhiễm đến các nguồn nước này

Trang 16

(Nguồn: Lê Huy Bá, 2000)

d) Ô nhiễm môi trường không khí

Rác thải còn chứa những thành phần dễ bay hơi, mang theo mùi làm ô nhiễm

không khí Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp (nhiệt độ 35o

C, ẩm độ 70 – 80%) rác sẽ bị vi sinh vật phân hủy tạo ra các chất khí như H2S, CO2, NH3, CH4,…

Trong đó khí sinh ra chủ yếu là CO2 và CH4 (chiếm khoảng 90%) Nếu đống rác

không được xử lý đúng kỹ thuật thì khí CH4 và một phần khí CO2, N2 sẽ bay vào khí

quyển gây nguy hiểm cho sinh vật, môi trường và còn gây nên hiệu ứng nhà kính Các

nhà môi trường học đã chứng minh rằng 15% tác hại hiện tượng nhà kính là từ các

hiệu ứng này

Quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ, quá trình thối rửa xác thực vật động

vật, trong đó có chứa các hợp chất gốc sunfat có cơ hội dẫn đến các hợp chất có mùi

Trang 17

hôi đặc trưng Quá trình phân giải các chất thải có chứ nhiều đạm trong rác bao gồm

cả lên men chua, lên men thối, mốc xanh, mốc vàng, có mùi ôi thiu

mêtan Vì vậy CO2 có khuynh hướng di chuyển xuống đáy của bãi rác Kết quả là CO2

ở tầng dưới bãi rác sát mặt đất qua nhiều năm sẽ có hàm lượng cao và có thể di

chuyển trong lổ hỏng của đất đá Khi gặp nước sẽ tạo thành H2CO3, nếu trong đất có

đá vôi thì sẽ hòa tan đá vôi tạo ra Ca2+

làm độ cứng của nước ngầm tăng lên

CaCO3 + H2CO3  Ca2+ + 2HCO3

-2.1.4 Các khái niệm về hệ thống quản lý rác thải

a) Khái niệm rác thải sinh hoạt và rác chợ

Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành

chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ, thương

mại

Trang 18

Rác thải sinh hoạt có thành phần rất đa dạng bao gồm: kim loại, sành sứ, thủy

tinh, gạch gói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng,

xương động vật, tre gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau

quả,…

Là rác phát sinh từ các chợ, những nơi buôn bán đông đúc, lượng rác này tương

đối nhiều chủ yếu là thành phần chất hữu cơ từ các gian hàng thực phẩm như rau quả,

cá, thịt,… các nhà kinh doanh tạp hóa ở khu vực chợ và một lượng rác không nhỏ do

người đi chợ thải bỏ

b) Quản lý rác thải

Mục đích của quản lý rác thải là bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, tái

chế và tái sử dụng tối đa các vật liệu, đặc biệt là rác thải hữu cơ, giảm thiểu rác thải ở

các bãi rác Thứ tự ưu tiên trong quản lý chất thải là:

Trang 19

Quản lý chất thải rắn là một hệ thống phải thống nhất bao gồm lưu chứa, thu

gom, vận chuyển, xử lý, thải bỏ và tái sinh hoặc thu hồi các vật chất của chất thải

 Thu gom

Theo Nguyễn Trần Hải Yến, Trần Quang Vinh (2008),

Thu gom chất thải rắn: hoạt động thu gom bao gồm việc tập trung rác từ mọi

nơi sản sinh ra rác, vận chuyển đến các xe chuyên dùng và chuyên chở đến nơi xử lý

Thu gom chất thải rắn là quá trình thu nhặt rác thải từ nhà dân, các công sở hay

từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến điểm xử lý, chuyển tiếp, trung

chuyển hay chôn lấp

Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu): là cách mà theo đó rác thải được thu gom

từ nguồn phát sinh ra nó (nhà ở hay những cơ sở thương mại) và đưa đến các bãi chứa

chung, các địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp

Nguồn phát sinh chất thải rắn

Phân loại và lưu giữ tại nguồn

Xử lý

Hình 2.1: Hình tháp ngƣợc trong quản lý chất thải

Thải bỏ

Trang 20

Thu gom thứ cấp: rác sau thu gom sơ cấp được chuyển đến chỗ chứa trung gian

rồi từ đó lại tiếp tục chuyển tiếp về trạm trung chuyển hoặc bãi chôn lấp Như vậy, thu

gom thứ cấp là cách thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm thu gom chung trước

khi vận chuyển chúng theo từng phần hay cả tuyến thu gom đến một trạm trung

chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp bằng các loại phương tiện chuyên dụng có

động cơ

Hệ thống thu gom sơ cấp ở các nước đang phát triển thường bao gồm những xe

chở rác nhỏ, xe hai bánh kéo bằng tay, thu gom rác và chở đến các bãi chứa chung hay

những điểm chuyển tiếp Thu gom ban đầu được cần đến trong mọi hệ thống quản lý

thu gom và vận chuyển, còn thu gom thứ cấp lại phu thuộc vào các loại xe cộ thu gom

được lựa chọn hay có thể có được, phụ thuộc vào hệ thống và các phương tiện vận

chuyển tại chổ

Về phương diện quản lý, một hệ thống thu gom được định nghĩa như là sự kết

hợp giữa kỹ thuật và con người, cụ thể là: phương pháp thu gom, trang thiết bị cho thu

gom, phương tiện vận chuyển và yếu tố con người

Các vấn đề cần phải quan tâm để vận hành một hệ thống thu gom có hiệu quả:

- Phạm vi khu vực thu gom

- Mức độ phát triển kinh tế của khu vực

- Tập quán sinh sống của người dân

- Các quy định của khu vực có liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường

- Yêu cầu của người sử dụng dịch vụ

- Sự lựa chọn phương pháp thu gom thích hợp

 Vận chuyển

Hệ thống vận chuyển gồm có nhiều phương tiện Trong những hẻm nhỏ: bằng

xe chở rác và nhân viên thu gom, thường bằng thủ công Ở các thành phố lớn thì có

các loại xe có công-ten-nơ vận chuyển hoặc công-ten-nơ cố định Đối với các nước

tiên tiến thì công việc thu gom rác đường phố có xe chuyên dung vừa quét thu gom,

ép, vừa vận chuyển

Hoạt động này bao gồm chuyển rác từ các xe nhỏ lên các xe lớn và chuyển đến

bãi rác Việc trung chuyển thường diễn ra ở các trạm trung chuyển khi quãng đường

vận chuyển khá dài; do đó, phải sử dụng các phương tiện vận chuyển công suất cao

như xe lửa, xà lan mới có hiệu quả kinh tế

Trang 21

c) Một vài hình thức thu gom, vận chuyển và xử lý rác ở một số nơi

 Mỹ

Việc thu gom rác ở đô thị rất phức tạp và khó khăn Sau đây là một biện pháp

thường được sử dụng ở Mỹ để thu gom rác ở các khu dân cư:

 Phương pháp 1

Vào những ngày xe rác đi thu gom các chủ hộ có nhiệm vụ đem thùng rác của

họ ra vệ đường và đem thùng không (sau khi nhân viên thu gom đã đổ rác vào xe) vào

nơi cũ Việc này đòi hỏi sự hợp tác cao của chủ hộ Phương pháp này rẻ tiền nhưng

mất mỹ quan và vệ sinh (do rơi vãi)

 Phương pháp 2

Vùng khu phố có một đội vệ sinh, đội này được phép vào nhà để lấy các thùng

rác chuyển cho đội thu gom và sau đó đem các thùng không vào vị trí cũ Phương

pháp này hợp vệ sinh và mỹ quan hơn tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều nhân công hơn, do

đó chi phí cao hơn

 Phương pháp 3

Gần giống phương pháp 2 ngoại trừ việc đem thùng không trở về chổ cũ do chủ

hộ đảm nhận

 Phương pháp 4

Đội thu gom được quyền vào sân nhà để lấy rác Phương pháp này hợp vệ sinh

và mỹ quan tuy nhiên chi phí ở mức trung bình do nó cũng đòi hỏi khá nhiều nhân

công

 Phương pháp 5

Sử dụng các bô rác công cộng, các bô rác công cộng được đặt ở các khu vực

thuận tiện, phù hợp với mỹ quan để chứa rác ở rác ở một số hộ nhất định (các hộ trong

cùng một con hẻm) các chủ hộ có nhiệm vụ đem rác đổ vào đây để nhân viên thu gom

chuyển đi Phương pháp này thuận lợi cho việc thu gom rác ở các địa hình phức tạp

nhưng đòi hỏi sự hợp tác và ý thức cao của các chủ hộ Nếu quản lý kém hiệu quả sẽ

rất mất vệ sinh và mỹ quan

Ngoài ra, người ta còn phân loại việc thu gom rác sinh hoạt theo phương cách

vận chuyển:

Trang 22

 Phương pháp a Thùng chứa rác của các hộ được đưa lên xe chuyên dùng chở đến bãi rác, ở đó

rác trong thùng sẽ được công nhân đổ ra, thùng không sẽ được chuyên chở về chổ cũ

hoặc một nơi nào đó

 Phương pháp b Các thùng rác được giữ lại tại chỗ của nó ngoại trừ dịch chuyển một khoảng

ngắn để đổ rác vào các xe chuyên dùng cho thu gom

Phương pháp a thích hợp cho những khu vực có lượng rác lớn và sử dụng các

thùng chứa cỡ lớn Phương pháp này hợp vệ sinh và mỹ quan (do việc dùng các thùng

chứa lớn tránh được sự ứ đọng và các vấn đề vệ sinh do sử dụng nhiều thùng chứa

nhỏ)

Phương pháp này cũng mềm dẻo vì các xe chuyên dùng được thiết kế để có thể

chuyên chở được các thùng chứa có kích cỡ khác nhau Tuy nhiên, do sử dụng các

thùng chứa cở lớn, do đó nó phải có các thiết bị phụ trợ để giúp đở các chủ hộ đổ rác

vào thùng này dễ dàng hơn, và thường thì lượng rác chỉ chiếm một phần của tổng thể

tích thùng chứa này (do đó khi tính toán lượng rác thu gom được nên để ý vấn đề

này)

Phương pháp b thích hợp cho việc thu gom tất cả các loại rác, kích cỡ của

thùng chứa không gây trở ngại gì cho phương pháp này

Đối với các khu vực thương mại và công nghiệp do lượng rác sinh ra khá lớn

người ta thường sử dụng các thùng chứa cỡ lớn (có bánh xe để di chuyển) và máy ép

rác

Phương pháp thu gom rất biến động theo từng địa phương, do đó khó có thể

định nghĩa từng phương pháp

 Thành phố Allahabad - Ấn Độ

Allahabad là một thành phố lớn ở phía Đông bang Uttar Pradesh, vị trí 25,250

vĩ Bắc và 81,580 kinh Đông, nằm cách Delhi khoảng 627 km và cách Calcutta khoảng

815 km, dân số thành phố khoảng 1.025.000 người Allahabad Municipal Corporation

(ACM) chịu trách nhiệm trong việc quản lý sự phát sinh chất thải rắn trong thành phố,

toàn bộ hoạt động của hệ thống quản lý chất thải rắn được thực hiện với 4 nhiệm vụ:

làm sạch, thu gom, vận chuyển và thải bỏ

Theo báo cáo của AMC dân số của thành phố Allahabad thải ra xấp xỉ 500 tấn

rác thải mỗi ngày trong đó:

Trang 23

Bảng 2.3: Tỷ lệ phát sinh rác tại các nguồn thải ở thành phố Allahabad

Nhà hàng 27,2 Rác đường phố 9,1

Cơ sở và cửa hàng 6,1 Văn phòng 5,8 Bệnh viện 1,5 Khách sạn 1,3

(Nguồn: Nguyễn Trần Hải Yến, Trần Quang Vinh, 2008)

Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện quy trình thu gom rác

Trong đó:

+ Thu gom sơ cấp:

Nhân viên quét dọn sẽ thu gom rác từ các con đường và đem nó đến điểm tập

trung gần nhất (khu chứa hoặc thùng rác công cộng) Rác từ những hộ dân đuợc đem

đến các điểm thu gom hoặc thải bỏ ngay sát lề đường, rác sẽ được thu gom khi con

đường được quét dọn, dạng thu gom này gọi là thu gom sơ cấp

+ Thu gom cấp 2:

Ở thành phố Allahabad, bãi rác thông thường cách điểm thu gom chưa đầy 15

km, vì thế trạm trung chuyển không được sử dụng và rác thải được chuyên chở trực

tiếp bằng các phương tiện thu gom từ điểm tập trung đến bãi rác Do đó, rác được thu

gom một lần nữa từ điểm thu gom vận chuyển đến bãi rác, gọi là thu gom rác cấp 2

 Thành phố Hồ Chí Minh

Đây chỉ là một số qui trình thu gom vào cuối những năm 1990, do tình hình

phát triển nhanh của Việt Nam, hiện nay có thể những qui trình này đã thay đổi rất

nhiều, các qui trình và số liệu trong phần này chỉ có tính chất tham khảo Tùy đặc

điểm, địa bàn, tình hình của từng quận mà có qui trình thu gom vận chuyển khác nhau

Dưới đây là một vài quy trình chính được tập hợp từ các quy trình ở các quận, huyện

Rác phát sinh Thu gom sơ cấp Thu gom cấp 2 Thải bỏ ở bãi rác

Trang 24

 Qui trình 1

Nguồn phát sinh rác  Lên xe đẩy tay, xe 3 bánh  Điểm hẹn  Lên xe rác  Bãi

đổ

o Ưu điểm :

 Xóa bỏ được các bô rác bốc mùi hôi và ruồi, muỗi xung quanh Giảm chi phí

xây dựng bô rác, công nhân giữ bô

 Rác được vận chuyển đến bãi rác trong các xe ép kín nên trong quá trình vận

chuyển không rơi vãi ra dọc đường, không bay mùi hôi ảnh hưởng xấu đến người đi

đường

o Nhược điểm:

 Do việc thu gom rác bằng tay, mà lượng rác ít nhiều khác nhau tùy ngày, phụ

thuộc vào sức khỏe của công nhân nên các xe đẩy tay đến điểm hẹn không đúng giờ

gây lãng phí thời gian và trong quá trình lên xe đẩy tay chờ xe ép rác sẽ gây mùi hôi

cho môi trường xung quanh

 Do dùng xe đẩy tay thu gom rác nên công nhân làm việc rất cực nhọc

 Qui trình 2

Nguồn phát sinh rác  Gom lên xe đẩy tay, xe Lavis 3 bánh  Đổ xuống bô rác

Chở lên bãi rác đổ  Xúc lên xe tải

o Nhược điểm :

 Tồn tại các bô rác trong thành phố gây ô nhiễm môi trường

 Còn sử dụng xe đẩy tay nên số công nhân nhiều, tốn nhiều công sức công nhân

khi kéo xe đến bô, đến xuồng rác

 Qui trình 3

Nguồn rác  Gom lên xe đẩy tay  Điểm hẹn  Lên xe ép rác loại nhỏ

Chở rác tới bãi đổ  Đổ lên xe tải  Trạm trung chuyển

Qui trình này có ưu và nhược điểm giống như qui trình trên Mặt khác phải sử

dụng trạm trung chuyển vì vấn đề kinh tế Nếu cho loại xe ép rác nhỏ 2 tấn, 4 tấn chạy

thẳng ra bãi đổ thì không kinh tế bằng cách sử dụng trạm trung chuyển, ở đây rác

được chuyển sang các xe tải lớn hơn để chở đến bãi rác

 Qui trình 4

Nguồn phát sinh rác  Lên xe rác  Đến bãi đổ

Trang 25

Qui trình này được áp dụng ở quận 1, nguồn rác chủ yếu là ở các nhà hàng,

khách sạn được đổ trực tiếp vào xe ép và chở thẳng ra bãi đổ Qui trình này khắc phục

được các nhược điểm trên nhưng tiền để đầu tư mua phương tiện rất cao

2.2 Tổng quan về quận Ninh Kiều

“Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi tới đó lòng không muốn về” phần nào thể

hiện sự trù phú và sầm uất của vùng đất được gọi là Tây Đô từ cuối thế kỷ XIX Với

tiềm lực dồi dào về tài nguyên và nguồn lao động, TP Cần Thơ không ngừng đẩy

mạnh phát triển kinh tế trên mọi lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại

và dịch vụ Đặc biệt, sau khi được công nhận là TP trực thuộc trung ương, nền kinh tế

TP ngày càng phát triển theo hướng tích cực hơn Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo

hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát huy được ưu thế của TP nói chung và từng

ngành kinh tế nói riêng Các ngành nông nghiệp cũng đang chuyển dần sang hình thái

nông nghiệp đô thị, chất lượng cao, nâng thu nhập của nông dân lên đến 100 triệu

đồng/ha/năm Hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong những năm gần

đây đã có sự tăng trưởng mạnh, góp phần giải quyết vấn đề việc làm của công dân,

đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước phục

vụ xuất khẩu Bên cạnh đó, các ngành thương mại – dịch vụ đang phát triển theo

hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và hướng đến những ngành tạo ra giá trị cao,

chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả của ngành Nền kinh tế thị trường là động

lực thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành kinh tế và đa dạng hóa các loại hình sản xuất

trên địa bàn TP

Các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, ngành công nghiệp sản

xuất trang phục, công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại ngày càng gia tăng về số

lượng cơ sở hoạt động tại quận Ninh Kiều và sản xuất gia công nhiều mặt hàng với

chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong nước cũng như xuất

khẩu Trong đó, quận Ninh Kiều được xem là một trong những khu vực phát triển nhất

tại TP Cần Thơ Tại TP Cần Thơ và nhất là quận Ninh Kiều, ngành công nghiệp chế

biến lương thực thực phẩm chiếm đa số về số lượng cơ sở và đóng góp rất lớn vào giá

trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp chế biến của quận Ninh Kiều Nguyên nhân

của sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là

do có nhiều ưu thế về nhân lực và nguồn nguyên liệu dồi dạo tại chỗ

2.2.1 Vị trí địa lý

Quận Ninh Kiều được thành lập ngày 02-01-2004, theo Nghị định số

05/2004/NĐ-CP; phía Bắc giáp quận Bình Thủy; phía Nam giáp sông Cần Thơ, ngăn

Trang 26

cách với quận Cái Răng; phía Tây giáp huyện Phong Điền; phía Đông giáp dòng sông

Hậu và hiện nay là trung tâm về hành chính và kinh tế của thành phố Cần Thơ

Tên gọi Ninh Kiều được dùng để đặt tên cho bến sông ở Cần Thơ từ năm 1958,

thay cho tên gọi cũ là bến Hàng Dương, nay là công viên Ninh Kiều Từ lâu, bến Ninh

kiều đã được ngầm xem là biểu tượng của thành phố Cần Thơ Khi TP Cần Thơ được

nâng cấp lên thành thành phố trực thuộc Trung Ương, Ninh Kiều được dùng để đặt tên

cho quận trung tâm của thành phố

Quận Ninh Kiều bao gồm 13 phường là bao gồm phường An Phú, An Nghiệp,

An Hội, An Lạc, An Hoà, An Cư, An Bình, An Khánh, Hưng Lợi, Cái Khế, Xuân

Khánh, Thới Bình, Tân An và 71 khu vực trên toàn địa bàn quận Theo Niêm giám

thống kê (2009), toàn quận hiện có tổng diện tích tự nhiên là 29,34 km2

Hình 2.4: Bản đồ quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ

(Nguồn:

http://sieuthinhadathaiphong.com/bandotinhthanh/1906/Ban-doQuan-Ninh-Kieu.aspx)

Trang 27

2.2.2 Điều kiện tự nhiên

a) Đặc điểm về thời tiết, khí hậu

Quận Ninh Kiều cũng như tại thành phố Cần Thơ có khí mùa Trong năm có

hai mùa: mùa khô và ẩm phù hợp với hai mùa gió tương phản nhau rõ rệt Mùa mưa từ

tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4

năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc

b) Nhiệt độ

Quận Ninh Kiều có khí hậu điều hòa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình

trong năm dao động từ 260

C đến 270

C Quận Ninh Kiều không có mùa lạnh, trong năm chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa; mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến

tháng 11 với không khí nóng và ẩm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau với

không khí lạnh và khô Tháng 4 và tháng 5 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trong năm

2005 nhiệt độ tháng 4 cao nhất và lên đến 36,50C; tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ

thấp trong năm, năm 2007 nhiệt độ tháng 1 là 18,50C

Tại quận Ninh Kiều, nhiệt độ trung bình năm 2009 lên đến 27,20C; tăng 0,40

C

so với năm trước, trong đó tháng 4 có nhiệt độ cao nhất trong năm vào khoảng 35,20C;

tăng cao hơn so với nhiệt độ tháng 4 năm 2008 và nhiệt độ thấp nhất trong năm là

18,60C vào tháng 1, thấp hơn so với năm 2008 (nhiệt độ tháng 1 năm 2008 là 21,00C)

(Niên giám thống kê quận Ninh Kiều, 2009)

c) Nắng và bức xạ mặt trời

Cũng như nhiều tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, thành phố Cần Thơ nói chung

và quận Ninh Kiều nói riêng có số giờ nắng trong năm khá cao và tương đối ổn định,

số giờ nắng dao động từ 2.200 giờ đến 2.600 giờ và có xu hướng tăng khoảng 270

giờ/5 năm từ năm 2005 đến 2009

d) Độ ẩm và lượng mưa

Độ ẩm tương đối trung bình của quận Ninh Kiều trong 5 năm từ 2005 đến 2009

có xu hướng giảm nhưng không nhiều, độ ẩm tương đối trung bình trong năm 2009 là

82%, giảm 1,1% so với năm 2008

Biến đổi khí hậu gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến lượng mưa của

nhiều tỉnh tại vùng ĐBSCL và thành phố Cần Thơ, làm giảm lượng mưa hàng năm tại

thành phố, đồng thời cũng làm giảm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm dẫn đến

hiện trạng thiếu nước sạch sử dụng Thực tế là lượng mưa trung bình tại quận Ninh

Trang 28

Kiều giảm gần 500 mm trong 5 năm từ năm 2005 đến 2009, năm 2005 lượng mưa

trung bình đạt 1.731,9 mm trong khi năm 2009 chỉ còn 1.247,7 mm

2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Quận Ninh Kiều là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của Cần

Thơ xưa qua các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: công viên Ninh

Kiều, chợ cổ Cần Thơ, chùa Ông, công viên Lưu Hữu Phước, Bảo tàng Cần Thơ, Bảo

tàng Quân Khu 9 Ngày 13-11-2009, Ủy ban Nhân dân quận Ninh Kiều chính thức

triển khai dự án xây dựng khu phố đi bộ, ẩm thực, chợ đêm tại khu vực bến Ninh

Kiều Khu phố đi bộ, ẩm thực, chợ đêm tại khu vực bến Ninh Kiều kéo dài 200 m bắt

đầu từ khách sạn Quốc tế đến từ ngã ba Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thái Học,

Võ Văn Tần và kết thúc tại Nhà Lồng Chợ Cổ (thuộc phường Tân An, quận Ninh

Kiều) Thời gian hoạt động của khu chợ này từ 18 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ sáng

ngày hôm sau Trong phố đi bộ này sẽ được tổ chức thành các khu ẩm thực, khu vực

chợ đêm, khu vực bán hàng lưu niệm, khu vực mua sắm quần áo,

Quận Ninh Kiều là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ

riêng cho thành phố Cần Thơ mà cho cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long với quy

mô hàng nghìn sinh viên/năm, trên địa bàn quận hiện nay đã xây dựng nhiều trường

đại học và cao đẳng với quy mô khá lớn về đội ngũ giảng viên và trang thiết bị phục

vụ tốt công tác dạy và học như trường Đại học Cần Thơ, trường Cao đẳng Cần Thơ,

Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Đại học Y dược… Quận Ninh Kiều còn có một trung tâm

Kỹ thuật - Ứng dụng công nghệ, một trung tâm hội chợ triễn lãm, hai trung tâm truyền

hình và một trung tâm Công nghệ phần mềm đã tạo nên vai trò tiên phong của quận

Ninh Kiều, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Cần Thơ

a) Dân số và mật độ dân cư

Tốc độ tăng dân số và mật độ dân cư của quận Ninh Kiều ngày càng tăng trong

khi mật độ dân cư trung bình của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và trung

bình cả nước có xu hướng giảm trong năm 2009 (mật độ dân số vùng ĐBSCL giảm

1,85% so với năm 2008 và còn 425 người/km2 vào năm 2009; mật độ dân số cả nước

giảm 0,39% và còn 260 người/km2 trong năm 2009) Riêng năm 2009, dân số và mật

độ dân cư của quận Ninh Kiều có tốc độ tăng khá nhanh so với các năm trước, tốc độ

tăng trưởng đạt 12,3% so với năm 2008 trong khi những năm 2006 đến 2008, tốc độ

tăng trưởng không quá 2%

Quận Ninh Kiều là nơi có mật độ dân số cao nhất của toàn thành phố Cần Thơ

với 8.300 người/km2 và cao gấp gần 10 lần so với mật độ dân số trung bình của thành

Trang 29

phố Cần Thơ và đông hơn rất nhiều lần so với mật độ dân số của ĐBSCL và của cả

nước Sự gia tăng nhanh chóng về dân số của quận Ninh Kiều tạo nên sức ép ngày

càng mạnh đối với tình hình sử dụng đất và các vấn đề về môi trường do các chất thải

từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân

Trang 30

Bảng 2.4: Diễn biến dân số và mật độ dân cƣ từ năm 2005 đến năm 2009

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Ninh

Kiều

Dân số (người) 210.002 212.095 0,996 214.379 1,076 216.687 0,076 243.509 12,378 Mật độ dân số

(người/km2

) 7.158 7.229 0,991 7.307 1,078 7.385 0,067 8.300 12,389

Cần Thơ

Dân số (triệu người) 1,135 1,147 1,06 1,159 1,04 1,171 0,03 1,188 1,45 Mật độ dân số

Trang 31

b) Tình hình kinh tế

Nhờ áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ và dưới sự chỉ đạo sâu sắc của các cấp

ủy Đảng, cán bộ Đảng viên mà quận Ninh Kiều đã thu hút được nhiều vốn đầu tư từ

nước ngoài, là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của TP

Cần Thơ, từng bước khẳng định vai trò trung tâm về kinh tế xã hội của TP

Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế của quận Ninh Kiều từ năm 2005 đến năm 2009

2 Nông – Ngư nghiệp

Giá trị sản xuất (triệu

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Ninh Kiều năm 2009)

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình

quân của quận Ninh Kiều đạt khoảng 28,57% /năm Cơ cấu kinh tế của Quận chuyển

dịch nhanh theo hướng thương mại – dịch vụ – du lịch – công nghiệp – tiểu thủ công

nghiệp Trong đó, tỉ trọng ngành thương mại – dịch vụ tăng dần theo các năm từ

58,72% (năm 2005) tăng lên 77,59% (năm 2009); tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm

dần từ 0,59% (năm 2005) xuống còn 0,27% (năm 2009) Trong đó, lĩnh vực thương

mại – dịch vụ và kinh tế hộ cá thể phát triển khá mạnh và ngày càng đa dạng các

ngành nghề Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu mua sắm kinh

doanh, dịch vụ du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng,… ngày càng phát triển cả về

quy mô lẫn chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người dân

Tuy cơ cấu của các ngành kinh tế của quận Ninh Kiều có nhiều thay đổi nhưng đóng

góp của các ngành kinh tế vào tổng giá trị sản xuất của Quận vẫn tăng liên tục trong

Trang 32

giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009 Trên thực tế, tổng giá trị sản xuất của quận

Ninh Kiều trong năm 2009 đạt 21.885.398 triệu đồng, tăng 35,71% so với cùng kỳ

năm 2008

 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp

Trong khoảng thời gian gần đây, thị trường xuất khẩu của Việt Nam gặp khó

khăn, nền kinh tế có nhiều biến đổi trong cơ cấu ngành trong đó tỷ trọng của ngành

công nghiệp có xu hướng giảm khá nhanh Năm 2005, ngành công nghiệp chiếm

40,69% tổng giá trị sản xuất của quận Ninh Kiều, nhưng đến năm 2009 tỷ trọng của

ngành giảm còn 22,14% trong cơ cấu nền kinh tế Quận Tuy nhiên, sản xuất công

nghiệp của quận Ninh Kiều nhìn chung vẫn ổn định, nhiều sản phẩm duy trì được nhịp

độ sản xuất và tăng cao so với cùng kỳ Giá trị sản xuất công nghiệp TP Cần Thơ tiếp

tục đạt ở mức cao và hiện nay đang đứng trong nhóm 15 địa phương dẫn đầu về giá trị

sản xuất công nghiệp và đứng đầu trong khu vực ĐBSCL Trong các ngành công

nghiệp của quận Ninh Kiều, ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

(LTTP) có giá trị sản xuất khá cao và tăng liên tục trong các năm Trong đó, giá trị sản

xuất trong năm 2009 của ngành chế biến LTTP là 4.404.822 triệu đồng, tăng 8,02% so

với cùng kỳ năm 2008 và chiếm 90,89% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Quận

(Nguyễn Minh Thảo, 2010)

Trên địa bàn quận Ninh Kiều hiện có 1.322 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu

thủ công nghiệp đang hoạt động, tổng vốn đăng ký trên 706.270 triệu đồng Ngành đã

thu hút một số lượng lao động khá lớn khoảng 8.477 người lao động Giá trị tổng sản

lượng năm 2010 tại địa bàn quận Ninh Kiều ước đạt 613.489 triệu đồng đạt 102,25%,

cao hơn so với chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch năm Trong đó, các ngành nghề như chế

biến thực phẩm, đồ uống, thuốc hóa dược và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn,… đã

đóng góp một phần không nhỏ trong tổng sản lượng đạt được Bên cạnh đó, ngành

công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ công nghiệp liên quan đến nông sản

đóng một vai trò quan trọng trong việc làm tăng giá trị sản lượng nông nghiệp Hiện

nay, ngành công nghiệp chế biến đang là một ngành kinh tế năng động và góp phần

lớn vào quá trình đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và xuất khẩu Ngành còn chiếm một

tỷ lệ đáng kể trong sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp và sản phẩm quốc nội của

nước ta

Thành phố Cần Thơ nói chung và quận Ninh Kiều nói riêng đang đẩy mạnh

hoạt động sản xuất chế biến LTTP Kết quả đạt được hiện nay là đóng góp của ngành

này vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Quận là cao nhất Việc gia tăng sản xuất

và chế biến thực phẩm tại Quận gặp nhiều thuận lợi về địa hình, diện tích đất đai, khí

hậu và lao động Với tổng diện tích tự nhiên là 2.926,46 ha thì có đến 1.010,94 ha là

Trang 33

đất nông nghiệp, 1.915,52 ha đất còn lại là đất phi nông nghiệp và chưa sử dụng

Nguồn lao động của Quận khá dồi dào, hoạt động trong lĩnh vực chế biến LTTP là

7.822 người, thị trường tiêu thụ rộng và nguồn nguyên liệu tại chỗ về nông sản như

lúa, cây ăn quả, cây thực phẩm như đậu xanh, rau các loại Về diện tích trồng cây ăn

trái tại quận Ninh Kiều năm 2009 là 781 ha, chiếm 72,92% tổng diện tích gieo trồng

và hàng năm sản xuất được khoảng 2.500 tấn, trong đó các loại trái cây như cam,

quýt, nhãn, chôm chôm cho sản lượng nhiều nhất Nguồn nguyên liệu thủy sản của

Quận được cung cấp bởi hai nguồn là đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản Năm

2009, giá trị nuôi trồng cá (giá so sánh 1994) đạt 11.112 triệu đồng, chiếm 74,73%

tổng giá trị sản xuất thủy sản của Quận Với điều kiện thuận lợi, ngành công nghiệp

chế biến thực phẩm ngày càng phát triển mạnh, trở thành một trong những ngành

trọng điểm của kinh tế Quận, mang đến nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp và kinh

tế của quận Ninh Kiều

 Tài nguyên môi trường

Hoàn thành việc kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010

(đang trình Sở Tài Nguyên và Môi Trường); báo cáo đề xuất Uỷ ban nhân dân

(UBND) TP kế hoạch khai thác, quản lý, sử dụng đất công và các loại đất trên địa bàn

quận Ninh Kiều năm 2011

Quận đã giải quyết cho 64 trường hợp khiếu nại về đất, cấp 92 giấy cam kế bảo

vệ môi trường, đồng thời phối hợp kiểm tra vệ sinh môi trường 77 cơ sở sản xuất kinh

doanh và 07 hộ chăn nuôi heo trên địa bàn

Triển khai hưởng ứng ngày Môi Trường thế giới (5/6), Quận đã huy động một

lực lượng người dân khá đông tiến hành nạo vét khai thông rạch Tham Tướng

 Thương mại, dịch vụ, du lịch

Ngành thương mại và dịch vụ với tốc độ tăng trưởng khá nhanh, hiện nay, được

chú trọng nhiều và đem lại hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế của Quận Giai đoạn từ

2005 đến 2009 tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thương mại - dịch vụ đạt gần

38% /năm Trong năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa

bàn là 16.980.780 triệu đồng, tăng 46,92% so với năm 2008 Trong đó ngành thương

mại chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt mức doanh thu là 14.729.531 triệu đồng, chiếm

86,74% của tổng doanh thu ngành; ngành du lịch chiếm tỷ trọng thấp nhất với mức

doanh thu 46.689 triệu đồng và chiếm 0,27% tổng doanh thu của ngành

Các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, dịch vụ công, các dịch

vụ hỗ trợ các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,… phát triển mạnh và nhanh

hơn giai đoạn trước Dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp như cơ khí sửa chữa,

Trang 34

đào tạo nghề,… được chú trọng, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và

phục vụ đời sống nhân dân Tháng 4/2010, cầu Cần Thơ khánh thành và được đưa vào

sử dụng đã thu hút đông đảo khách đến tham quan, du lịch, góp phần cho việc phát

triển kinh tế xã hội ở địa phương

Quận đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 1.433 hộ sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ Hiện trên địa bàn Quận có 22.498 cơ sở kinh doanh, dịch vụ đang hoạt

động Quận đã đưa vào hoạt động Tuyến phố đi bộ (giai đoạn 1) để đáp ứng nhu cầu

của người dân sống tại khu vực, bên cạnh đó là khu chợ đêm Ninh Kiều cũng thu hút

khá đông khách du lịch và người dân

 Nông nghiệp – Thủy sản

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp - ngư nghiệp của Quận giảm vào năm

2006 và 2007, tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng tăng trở lại với tốc độ tăng trưởng

khá cao vào năm 2008 là 32,53%

Trang 35

Bảng 2.6: Diện tích gieo trồng, sản lƣợng và giá trị sản xuất của một số cây trồng

tại quận Ninh Kiều năm 2009

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị năm

Cây ăn quả

-Giá trị sản xuất Triệu đồng 16.517 131,75

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Ninh Kiều năm 2009)

Ngành trồng trọt đạt kim ngạch sản xuất cao trong nhóm ngành nông nghiệp

Tuy giá trị sản xuất năm 2007 và 2008 có giảm nhẹ nhưng đến năm 2009 giá trị sản

xuất trồng trọt đạt 14.672 triệu đồng, tăng 28% so với năm 2008 và tăng 35,5% so với

năm 2005 Trong năm 2009, do nền kinh tế thị trường tập trung vào công nghiệp hóa –

hiện đại hóa, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn và thương mại du lịch,

Trang 36

giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Do vậy mà sản lượng thu hoạch trong năm 2009 và

giá trị của hầu hết các cây trồng tại quận Ninh Kiều đều giảm, chỉ riêng giá trị sản

xuất của cây ăn trái là 16.517 triệu đồng, tăng 31,75% so với năm 2008, tuy nhiên sản

lượng thu hoạch của cây ăn trái năm 2009 giảm 1,29% so với năm trước

Đối với ngành thủy sản của TP, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng khá cao, năm

2008 diện tích nuôi cá tra là 1.355,7 ha, tăng gần 86,3% so với cùng kỳ năm trước

Phong trào nuôi cá tra tăng nhanh, theo kiểu tự phát đặc biệt ở các quận, huyện có đất

bãi bồi ven sông Hậu, sản lượng cá tra tăng 134,4% so với năm 2007 và đạt sản lượng

207.771 tấn vào năm 2008

2.3 GIS và các ứng dụng trong quản lý môi trường

2.3.1 Khái niệm về GIS

GIS được hình thành từ các ngành khoa học: Địa lý, Bản đồ, Tin học và Toán

học Nguồn gốc của GIS là tạo các bản đồ chuyên đề, các nhà qui hoạch sử dụng

phương pháp chồng lắp bản đồ (overlay), phương pháp này được mô tả một cách có

hệ thống lần đầu tiên bởi Ông Jacqueline Tyrwhitt trong quyển sổ tay qui hoạch vào

năm 1950, kỹ thuật này còn được sử dụng trong việc tìm kiếm vị trí thích hợp cho các

công trình được qui hoạch Việc sử dụng máy tính trong vẽ bản đồ được bắt đầu từ

cuối thập niên 50, đầu 60, từ đây khái niệm về GIS ra đời nhưng chỉ đến những năm

80 thì GIS mới có thể phát huy hết khả năng của mình do sự phát triển mạnh mẽ của

công nghệ phần cứng

Bắt đầu từ thập niên 80, GIS đã trở nên phổ biến trong các lãnh vực thương

mại, khoa học và quản lý, có thể gặp nhiều các định nghĩa về GIS:

GIS là một tập hợp của các phần cứng, phần mềm máy tính cùng với các thông

tin địa lý (mô tả không gian) Tập hợp này được thiết kế để có thể thu thập, lưu trữ,

cập nhật, thao tác, phân tích, thể hiện tất cả các hình thức thông tin mang tính không

gian

GIS là hệ thống máy tính có khả năng lưu trữ và sử dụng dữ liệu mô tả các vị

trí (nơi) trên bề mặt Trái Đất

Một hệ thống được gọi là GIS nếu nó có các công cụ hỗ trợ cho việc thao tác

với dữ liệu không gian

Cơ sở dữ liệu GIS là sự tổng hợp có cấu trúc các dữ liệu số hóa không gian và

phi không gian về các đối tượng bản đồ, mối liên hệ giữa các đối tượng không gian và

các tính chất của một vùng của đối tượng

Trang 37

GIS là từ viết tắt của:

+ G: Geographic – dữ liệu không gian thể hiện vị trí, hình dạng (điểm, tuyến vùng);

+ I: Information – thuộc tính, không thể hiện vị trí (như mô tả bằng văn bản, số,

tên, );

+ S: System – sự liên kết bên trong giữa các thành phần khác nhau (phần cứng, phần

mềm)

Tóm lại, hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) là một hệ

thống phần mềm máy tính được sử dụng trong việc vẽ bvản đồ, phân tích các vật thể,

hiện tượng tồn tại trên Trái Đất Công nghệ GIS tổng hợp các chức năng chung về

quản lý dữ liệu như hỏi đáp (query) và phân tích thống kê (statistical analysis) với sự

thể hiện trực quan (visualization) và phân tích các vật thể, hiện tượng không gian

(geographic analysis) trong bản đồ Sự khác biệt giữa GIS và các hệ thống thông tin

thông thường là tính ứng dụng của nó rất rộng trong việc giải thích hiện tượng, dự báo

và qui hoạch chiến lược (Nguyễn Hiếu Trung – Trương Ngọc Phương, 2010)

2.3.2 Các thành phần của GIS

Một hệ thống GIS bao gồm các thành phần sau:

a) Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

 Dữ liệu không gian: có thể hiểu đó là những mô tả về địa hình như hình

dáng, vị trí của đặc trưng bề mặt trái đất, như vị trí của khu đất trên bản đồ, hình dạng

bề mặt khu vực…Theo góc độ GIS, dữ liệu không gian hay còn gọi là số liệu hình ảnh

là sự mô tả bằng kỹ thuật số các phần tử bản đồ GIS sử dụng dữ liệu hình ảnh để thể

hiện bản đồ ra màn hình hay ra giấy

Trong máy tính, dữ liệu không gian thường được thể hiện dưới các dạng:

− Điểm: được thể hiện bằng các biểu tượng dạng điểm;

− Đường: đường gấp khúc hay các đoạn cong;

− Vùng hay đa giác;

− Các điểm ảnh

Các thành phần đồ họa trong cơ sở dữ liệu (CSDL) GIS thường được mô tả

bằng nhiều lớp, mỗi lớp chứa một nhóm đối tượng thuần nhất, với vị trí của chúng

theo hệ toạ độ chung của tất cả các lớp

Trang 38

Hình 2.5: Chồng lớp bản đồ

 Dữ liệu thuộc tính: số liệu thuộc tính thể hiện các tính chất, số liệu, chất

lượng hay mối quan hệ của các phần tử bản đồ và các vị trí địa lý Chúng được lưu trữ

dưới dạng số hay kí tự Thông thường dữ liệu thuộc tính được quản lý dưới dạng bảng

bao gồm các cột (các trường) và các hàng (các mẫu tin)

Đây là sự khác biệt giữa GIS so với các hệ thống đồ hoạ máy tính đơn thuần

Hệ thống đồ hoạ máy tính không gian quan tâm nhiều tới thuộc tính không đồ họa

Trong khi đó, các thuộc tính này lại rất có ích trong việc phân tích dữ liệu, một chức

năng cơ bản của hệ thống thông tin địa lý

b) Thành phần hiển thị bản đồ

Thành phần hiển thị bản đồ cho phép chọn lọc dữ liệu trong hệ thống để tạo ra

bản đồ mới, sau đó trình bày lên màn hình hoặc đưa ra máy in, máy vẽ…

Thành phần số hoá bản đồ: cho phép chuyển đổi các bản đồ trên giấy sang dạng

số

Thành phần quản lý dữ liệu: gồm các module cho phép người dùng nhập số

liệu dạng bảng tính, phân tích, xử lý số liệu…và lập bảng báo cáo kết quả

Thành phần xử lý ảnh: nắn chỉnh ảnh, xoá nhiễu, lọc ảnh, giải đoán ảnh vệ tinh,

ảnh máy bay,…

Thành phần phân tích thống kê: phân tích, tính toán thống kê

Trang 39

Thành phần phân tích dữ liệu không gian: chồng lắp bản đồ, tạo vùng đệm, tìm

vị trí thích nghi,…

 Thành phần quản lý của GIS bao gồm:

Phần cứng: các thiết bị điện tử trên GIS hoạt động như máy tính, máy in, máy

scanner,…

Phần mềm: phần mềm máy tính dùng cho lưu trữ và xử lý, phân tích số liệu

thông tin địa lý như: Arcinfo, Intergraph, idrisi, winngis,…

Dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian Các dữ liệu địa

lý này có mối quan hệ và các bảng biểu lien kết có thể thu thập hay lưu trữ từ nhiều

nguồn khác nhau

Vector: dưới dạng điểm, đường có liên quan tới một số số liệu thuộc tính được

lưu trữ

Raster: dưới dạng lưới ô vuông hay ô chữ nhật đều nhau

Quy trình: tổ hợp các thao tác trong điều kiện thiết bị nhât định và được phân

tích, thiết kế hệ thống xác lập khi xây dựng hệ thống

Con người: GIS phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của người quản lý hệ thống,

người lập kế hoạch phát triển Con người đảm bảo sự thành công trong quá trình triển

khai hệ thống và tính hữu hiệu của hệ thống trong quá trình vận hành

Hình 2.6: Các thành phần của GIS

Trang 40

2.3.3 Một số chức năng của GIS

Hệ thống GIS, với những lợi thế ứng dụng của kĩ thuật thông tin, có thể thực

hiện được ba nhóm chức năng là:

− Thu thập và lưu trữ các thông tin, số liệu.;

− Truy xuất, cập nhật và trình bày số liệu;

− Xử lý và phân tích số liệu với nhiều lớp hoặc dạng số liệu khác nhau, với một số

khả năng chính, điển hình như:

Với các chức năng nêu trên, kỹ thuật GIS có khả năng giải đáp được các dạng

câu hỏi như sau:

− Vị trí của đối tượng

− Điều kiện về thuộc tính của đối tượng

− Xu hướng thay đổi của đối tượng

− Các giải pháp tốt nhất để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu

− Các mô hình nhằm giả định các phương án khác nhau

2.3.4 Các ứng dụng thực tế của GIS

Với các khả năng trên,GIS ngày nay được ứng dụng rất hiệu quả trong nhiều

lĩnh vực khác nhau Các ứng dụng phổ biến có thể kể đến:

a) Quản lý mạng lưới đường giao thông

Bao gồm các chức năng sau:

− Tìm kiếm địa chỉ

− Tìm vị trí khi biết trước địa chỉ đường phố, điều kiện đường đi

− Lập kế hoạch lưu thông xe cộ

− Phân tích vị trí

Ngày đăng: 23/11/2015, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w