Thành phần hiển thị bản đồ

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý hệ thống thu gom rác thải các khu vực chợ tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 38 - 40)

Thành phần hiển thị bản đồ cho phép chọn lọc dữ liệu trong hệ thống để tạo ra bản đồ mới, sau đó trình bày lên màn hình hoặc đưa ra máy in, máy vẽ…

Thành phần số hoá bản đồ: cho phép chuyển đổi các bản đồ trên giấy sang dạng số.

Thành phần quản lý dữ liệu: gồm các module cho phép người dùng nhập số liệu dạng bảng tính, phân tích, xử lý số liệu…và lập bảng báo cáo kết quả.

Thành phần xử lý ảnh: nắn chỉnh ảnh, xoá nhiễu, lọc ảnh, giải đoán ảnh vệ tinh, ảnh máy bay,…

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã 30 CBHD: Trần Thị Kim Hồng

Thành phần phân tích dữ liệu không gian: chồng lắp bản đồ, tạo vùng đệm, tìm vị trí thích nghi,…

 Thành phần quản lý của GIS bao gồm:

Phần cứng: các thiết bị điện tử trên GIS hoạt động như máy tính, máy in, máy scanner,…

Phần mềm: phần mềm máy tính dùng cho lưu trữ và xử lý, phân tích số liệu thông tin địa lý như: Arcinfo, Intergraph, idrisi, winngis,…

Dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian. Các dữ liệu địa lý này có mối quan hệ và các bảng biểu lien kết có thể thu thập hay lưu trữ từ nhiều nguồn khác nhau.

Vector: dưới dạng điểm, đường có liên quan tới một số số liệu thuộc tính được lưu trữ.

Raster: dưới dạng lưới ô vuông hay ô chữ nhật đều nhau.

Quy trình: tổ hợp các thao tác trong điều kiện thiết bị nhât định và được phân tích, thiết kế hệ thống xác lập khi xây dựng hệ thống.

Con người: GIS phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của người quản lý hệ thống, người lập kế hoạch phát triển. Con người đảm bảo sự thành công trong quá trình triển khai hệ thống và tính hữu hiệu của hệ thống trong quá trình vận hành.

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã 31 CBHD: Trần Thị Kim Hồng

2.3.3 Một số chức năng của GIS

Hệ thống GIS, với những lợi thế ứng dụng của kĩ thuật thông tin, có thể thực hiện được ba nhóm chức năng là:

− Thu thập và lưu trữ các thông tin, số liệu.; − Truy xuất, cập nhật và trình bày số liệu;

− Xử lý và phân tích số liệu với nhiều lớp hoặc dạng số liệu khác nhau, với một số khả năng chính, điển hình như:

• Khả năng chồng lấp bản đồ;

• Khả năng phân loại các thuộc tính; • Khả năng phân tích;

• Tìm kiếm; • Vùng đệm; • Nội suy; • Tính diện tích.

Với các chức năng nêu trên, kỹ thuật GIS có khả năng giải đáp được các dạng câu hỏi như sau:

− Vị trí của đối tượng.

− Điều kiện về thuộc tính của đối tượng. − Xu hướng thay đổi của đối tượng.

− Các giải pháp tốt nhất để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. − Các mô hình nhằm giả định các phương án khác nhau.

2.3.4 Các ứng dụng thực tế của GIS

Với các khả năng trên,GIS ngày nay được ứng dụng rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các ứng dụng phổ biến có thể kể đến:

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý hệ thống thu gom rác thải các khu vực chợ tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 38 - 40)