Đánh giá tác động môi trường là một quá trình xác định, phân tích, dự báo các tác động trước mắt, lâu dài của việc thực hiện một hoạt động phát triển kinh tế, xã hội đồng thời đề xuất những biện pháp để bảo vệ môi trường.
GIS với thế mạnh về phân tích dữ liệu không gian có khả năng ứng dụng rất tốt cho công tác đánh giá tác động môi trường.
Để thành lập một bản đồ đánh giá tác động cần thu thập các thông tin về hiện trạng môi trường nước và sau khi thực hiện dự án. Các thông tin có thể thu thập cho một thành phần môi trường hoặc cho nhiều thành phần môi trường tùy theo yêu cầu, mục đích sử dụng, để thành lập các bản đồ đánh giá tác động môi trường cho từng thành phần môi trường, hoặc chồng lấp các bản đồ đánh giá tác động môi trường để tạo thành một bản đồ đánh giá chung về sự thay đổi toàn diện bộ mặt khu vực khi dự án được thực hiện.
Một vài ví dụ về các chức năng của GIS được sử dụng trong đánh giá tác động môi trường như sau:
Xác định tác động không gian của các tác nhân gây thiệt hại liên quan đến các thực thể như trường học, bệnh viện, các trung tâm điều trị,…
− Phân loại các thực thể theo loại, thường sử dụng mã màu. − Phân loại các tác nhân gây hại theo kiểu tác động.
SVTH: Nguyễn Thanh Nhã 34 CBHD: Trần Thị Kim Hồng
− Tạo vùng đệm xung quanh mỗi tác nhân gây hại: 500 m, 100 m, 1.500 m,… − Chồng xếp các vùng đệm vào các thực thể.
Phân tích các bản đồ kết quả: thực thể nào chịu tác động nhiều nhất, thực thể nào chịu tác động ít nhất; trong trường hợp xảy ra sự cố, khoảng cách đến bệnh viện hoặc trung tâm điều trị gần nhất là bao nhiêu; bệnh viện hoặc trung tâm điều trị nào có trang thiết bị đầy đủ nhất.
Xác định vị trí để thiết lập một nhân tố hoặc một cơ sở hạ tầng nào đó. Sử dụng kỹ thuật đánh giá đa chuẩn (MCE – Multi Criterion Estimate) hoặc phép logic mờ để lựa chọn liệu vị trí A có tốt hơn vị trí B hay C hay không, bằng phép chồng xếp một số bản đồ. Mỗi bản đồ biểu diễn một thông số xác định và mỗi thông số có các mức khác nhau về cường độ và độ lớn. Mỗi bản đồ cũng xác định một tiêu chuẩn xác định.
- Mỗi bản đồ là một đặc trưng so với các bản đồ khác.
- Bản đồ kết quả được xếp loại theo mức độ thích hợp tương đối với các tiêu chuẩn.
- Phân tích độ nhạy cảm có thể thực hiện nhờ các kỹ thuật MCE khác hoặc so sánh kết quả nhờ phép logic mờ.
Các dữ liệu đầu ra có thể là các dự báo.
Xác định đường đi nhanh nhất của quá trình thải chất lỏng dọc theo các kênh dẫn nước
- Các thực thể được định vị ở các độ cao khác nhau.
- Xác định kênh nào có thể là tuyến đường ngắn nhất (đổ ra biển) theo độ cao của vùng, sử dụng phương pháp đường đi tối ưu. Xây dựng một vùng đệm xung quanh đường được chọn (dùng mã màu nếu có các cấp độ).
- Chồng xếp bản đồ lên bản đồ thực thể và đánh giá các tác động, thực thể nào sẽ chịu tác động.