Đề tài này được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định tỉ lệ và đặc điểm dịch tễ của trẻ có M‐CHAT dương tính (Bảng kiểm tra chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ có bổ sung) học mầm non từ 16‐36 tháng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 TỈ LỆ M‐CHAT DƯƠNG TÍNH (NGUY CƠ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ): MỘT KHẢO SÁT TẠI CỘNG ĐỒNG TRẺ HỌC MẦM NON TỪ 16‐36 THÁNG TRONG QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Nguyễn Đức Trí*, Trần Diệp Tuấn** TĨM TẮT Tổng quan: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa thần kinh phức tạp, đặc trưng bởi sự suy giảm trong giao tiếp và phản xạ xã hội, cũng như hạn chế về hành vi và cư xử lặp đi lặp lại. Trẻ tự kỷ thường được phát hiện ở độ tuổi trên 4 là chủ yếu với các dấu hiệu nặng và điển hình. Vì vậy, tại cộng đồng, việc phát hiện sớm trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ để được tư vấn, theo dõi và can thiệp sớm là rất cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và đặc điểm dịch tễ của trẻ có M‐CHAT dương tính (Bảng kiểm tra chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ có bổ sung) học mầm non từ 16‐36 tháng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Phương pháp: Mơ tả cắt ngang. Kết quả: Trong 1369 trẻ có 95 trẻ có M‐Chat dương tính, chiếm tỉ lệ 6,9%. Cha mẹ các trẻ được tư vấn đưa trẻ đến khám và theo dõi tại đơn vị tâm lí của Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tỉ lệ có M‐Chat dương tính ở trẻ trai cao gấp 2,1 lần so với ở trẻ gái (9% so với 4,4%, p=0,001). Tỉ lệ M‐Chat dương tính ở nhóm trẻ 16‐