Kiến đề xuất trong công tác bảo vệ môi trường nước sông ở quận Ninh

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 49 - 53)

5. Bố cục của đề tài

3.2.2.2.kiến đề xuất trong công tác bảo vệ môi trường nước sông ở quận Ninh

Kiu

Trước tình hình trên công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn quận luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện, bước đầu đã có những chuyên biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất cập như: Một bộ phận cộng đồng dân cư chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường, vẫn còn tình trạng khai thác, sử dụng bừa bãi nguồn tài nguyên và môi trường vùng sông; xây dựng nhàn ở lấn chiếm các sông, kênh, rach; các hoạt động nuôi trồng thủy sản và các mô hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong quá trình hoạt động không đầu tư các biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường; công tác phối hợp giữa các cấp, ngành trong phòng ngừa, xử lí ô nhiễm môi trường chưa được chặt chẽ, đồng bộ và thường xuyên. Đối với hoạt động của người dân và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn cũng là một trong các chủ thể góp phần đáng kể cho sự ô nhiễm

môi trường nói chung và môi trường nước sông nói riêng, nguyên nhân là do kết cấu hạ tầng ở nông thôn còn lạc hậu, sự nhận thức của họ về bảo vệ môi trường cũng yếu kém.

Để khắc phục tình trạng trên thì công tác tuyên truyền là một biện pháp mang lại hiệu quả cao, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân ở địa phương cụ thể về những tác hại do ô nhiễm môi trường nước sông gây ra như: các loại bệnh tật ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe con người và những nguyên nhân gây ô nhiễm mà người dân có thể không biết nên đã vô tình gây ra trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài truyền thanh, nội dung phải dễ hiểu, người dân dễ tiếp cận. Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người dân địa phường về giữ gìn bảo vệ môi trường và nguồn nước sông.

Ngoài ra cũng phải tác động đến ý thức bảo vệ môi trường nước sông của giới trẻ hiện nay bằng cách trong hoạt động giáo dục cần tuyên truyền ở các trường học trên địa bàn quận từ tiểu học cho đến các trường cao đẳng, đại học giúp cho các các em học sinh nâng cao được nhận thức, có ý thức bảo vệ môi trường; lồng ghép các kiến thức về môi trường một cách khoa học với khối lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục từng cấp học, khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức các hoạt động về môi trường, nhằm nâng cao ý thức về tình yêu thiên nhiên, đất nước ý thức cao trong bảo vệ môi trường của học sinh ở trường học và ngoài xã hội.

Bên cạnh đó việc lồng ghép những quy định của pháp luật trong khâu tuyên truyền như: phát tờ rơi, tờ bướm, mít tinh, vận động, nên tổ chức những ngày hội thu gom rác thải, thường xuyên tổ chức xây dựng các chương trình hành động, hướng dẩn sâu rộng đến người dân về bảo vệ môi trường, các hoạt động làm cho người dân dễ hiểu hơn thì họ mới có cách cư xử đúng pháp luật, bởi vì đối với những người dân đặc biệt là ở vùng nông thôn thì những văn bản quy phạm pháp luật không những liên quan trong lĩnh vực môi trường mà hầu hết ở tất cả những lĩnh vực khác đối với họ nó rất xa lạ, thậm chí còn không biết. Do đó cần đẩy mạnh đổi mới công tác tuyên truyền làm cho người dân dễ hiểu, người dân hiểu được những quy định pháp luật cùng về những chế tài kèm theo khi mà họ vi phạm thì tin chắc rằng việc bảo vệ môi trường nước sông nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong giai đoạn hiện nay.

Cần phải có biện pháp xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong đô thị, chợ và các hệ thống xử lý nước thải ở các khu dân cư, bởi vì số lượng nước thải này được thải trực tiếp xuống các dòng sông chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Về sau các cơ quan chức năng cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, đảm bảo đạt tiêu chuẩn.

Kiến nghị Uỷ ban nhân dân thành phố: Tăng cường công tác kiểm tra trên các tuyến sông gần các điểm có dấu hiệu ô nhiễm cao và xung quanh các điểm xả thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố, thường xuyên theo dõi những vị trí có nguy cơ bị ô nhiễm để phát hiện kịp thời những diễn biến bất thường của dòng chảy, từ đó giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có những biện pháp khắc phục và những chính sách định hướng cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nhất là hiện nay Đảng và Nhà nước ta có chủ trương xây dựng nông thôn mới, các địa phương nằm trong lưu vực sông đang phấn đấu đạt được những mục tiêu đó. Vì vậy, trong quá trình thực hiện phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản và quy luật khách quan của sự phát triển bền vững và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường nước sông nói riêng đối với mỗi quốc gia là việc làm quan trọng và cần thiết để duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước. Đối với Việt Nam là một quốc gia có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt có trữ lượng nước dồi dào đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và phát triển của đất nước, cho nên bảo vệ môi trường nước sông trở thành nhiệm vụ quan trọng và định hướng trong chiến lược phát triển mà nước ta cần phải chú trọng thực hiện trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới.Nhất là, tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ diễn ra ở các ao hồ, khu vực dân cư sinh sống mà ngay chính ở các lưu vực sông. Đơn giản vì đây là nơi tụ điểm của các dòng chảy từ nhiều nơi đổ về gây tắc nghẽn cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như sự sinh sôi phát triển của động thực vật.

Trong giai đoạn hiện nay đô thị ngày càng phát triển cao nếu không có chính sách, biện pháp xử lý và bảo vệ môi trường nước sông trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ thì sẽ giống như các thành phố lớn khác. Nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường lao động, học tập của con người cũng như ảnh hướng đến sự tồn tại sinh vật gây suy giảm hệ sinh thái là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.Với sự nỗ lực, quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân cùng toàn xã hội thì công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác bảo vệ môi trường nước sông nói riêng đã có nhiều chuyến biến tích cực. Nhất là công tác bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông được xây dựng và từng bước hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả về công tác bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên trong công tác bảo vệ môi trường các lưu vực sông ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn và đứng trước nhiều thách thức như: Trước hết nhiệm vụ bảo vệ môi trường là của mọi người, không của riêng một ai và trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng không hề nhỏ để góp phần giúp cho những dòng sông giữ được sự trong sạch. Vì vai trò của các con sông vùng lưu vực đối với đời sống sản xuất của con người rất quan trọng, nếu thiếu đi nó thì việc sản xuất sẽ bị trì trệ cũng như môi trường bị nhiễm bẩn nghiêm trọng. Do vậy cần phải nhanh chóng đưa công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước vào quản lý một cách có nề nếp, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường vì hiện nay còn lạc hậu so với yêu cầu, cần phải có giải pháp mang tính đồng bộ và toàn diện, hoàn thiện các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; 2. Bộ Luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009; 3. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;

4. Luật Tài nguyên nước năm 2012; 5. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

6. Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về việc chia tách xác nhập địa giới hành chính;

7. Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về việc sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ môi trường;

8. Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính Phủ về quản lý lưu vực sông;

9. Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính Phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

10. Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo Vệ môi trường;

11. Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều luật tài nguyên nước;

12. Quyết định 104/2000/QĐ-TTg ngày 24/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;

13. Quyết định 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.

DANH MỤC SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ

1. Giáo tình Luật môi trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2006;

2. Ths. Kim Oanh Na và Võ Hoàng Yến. Giáo trình luật môi trường, trường Đại học Cần Thơ, năm 2012;

3. Hoàng Văn Bẩy, Những thành tựu nổi bật trong quản lý Tài nguyên nước. Tạp chí Tài nguyên và môi trường kỳ 2 tháng 7/2012;

4. Hồng Thái, Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Báo mới ngày 30/11/2012 5. Nguyễn Chí Yên, Nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Tài nguyên và môi trường tháng 9/2008;

6. Phan Chính,Tạp chí Tài nguyên và môi trường: Sử dụng tài nguyên nước và một số biện pháp bảo vệ, 9/2008;

7. Sách giáo khoa Địa lý lớp 8, Nxb Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2013; 8. Trần Anh Thắng, Tăng cường công tác quản lý, sử dụng Tài nguyên nước, góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển. Thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tuyên giáo - Ban tuyên giáo Thành Uỷ Cần Thơ số 4/2013.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

1. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với Việt Nam, Thu Hà

http://giaophannhatrang.org/index.php?nv=news&op=Luan-Ly/Anh-huong-cua-moi- truong-doi-voi-Viet-Nam-2028 [truy cập ngày 12/8/2014];

http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=138773[truy cập ngày 9/10/2014];

3. Báo Cần Thơ, Ninh Kiều đô thi trung tâm hành chính - chính trị, Phòng văn hóa và thông tin quận Ninh Kiều ngày 14/9/2013

http://cantho.gov.vn/wps/portal/ninhkieu [truy cập ngày 13/9/2014];

4. Báo Cần Thơ, Ô nhiễm môi trường bi kịch từ rác thải, nước thải, Đình Khôi - Hà

Văn http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=184&id=63430[truy cập

ngày 15/9/2014];

5. Báo Dân Trí, Việt Nam đang phải sống chung với tình trạng ô nhiễm nặng nề,

http://www.hoivlxdvn.org.vn/index.php?module=newlistDetail&newsId=1163 [truy cập 13/8/2014];

6. Báo Lao Động, Ô nhiễm môi trường ở thành phố Cần Thơ nỗi lo biết bao giờ mới hết, Trần Lưu

http://laodong.com.vn/moi-truong/o-nhiem-moi-truong-o-tpcan-tho-noi-lo-biet-bao- gio-moi-het-40219.bld [truy cập ngày 9/11/2014];

7. Báo môi trường,Ô nhiễm môi trường hiện nay- thực trạng và một số giải pháp khắc phục, Hồng Hải

http://www.moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=33&tabid=19&distid=1636 [truy cập ngày 13/8/2014];

8. Bảo vệ môi trường lưu vực sông vì tương lai sự sống. Nguyễn Đoàn Tạp chí Tài nguyên môi trường số 5 năm 2007 tr1

http://www.epe.edu.vn/?nid=419&cname=Bao-ve-moi-truong-luu-vuc-song-Vituong- lai-su-song [truy cập ngày 13/8/2014];

9. Tài nguyên nước ở Việt Nam dồi dào những vẫn thiếu, Cẩm Hoa http://www.vietnamplus.vn/tai-nguyen-nuoc-o-viet-nam-doi-dao-nhung-van-thieu

/249370 .vnp [tryu cập ngày 20/8/2014];

10. Tình hình sông ngòi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 49 - 53)