Quá trình thực thi pháp luật bảo vệ môi trường nước sông tại quận Ninh Kiều

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của đề tài

3.1.2.Quá trình thực thi pháp luật bảo vệ môi trường nước sông tại quận Ninh Kiều

Kiều, thành phố Cần Thơ

Ninh Kiềulà quận trung tâm của thành phố Cần Thơ. Trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, quận Ninh Kiều chính là thành phố Cần Thơ của tỉnh Cần Thơ, còn những quận khác hiện nay là những huyện ngoại thành của tỉnh Cần Thơ. Nên có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa cao đa số người dân sinh sống bằng ngiều ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu là kinh doanh mua bán với quy mô vừa và nhỏ, cụm tiểu thủ công nghiệp được duy trì hoạt động thường xuyên, không có công nghiệp lớn, nên không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên tình hình ô nhiêm môi trường nói chung và môi trường nước lưu vực sông nói riêng trên địa bàn quận trong thời gian qua đã xảy ra. Để thực thi tốt công tác bảo vệ môi trường, kể từ khi đi vào hoạt động đến nay Uỷ ban nhân dân quận luôn quan tâm chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể. Uỷ ban nhân dân các phường thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như: Luật bảo vệ môi trường năm 2005; Luật Tài nguyên nước năm 2012; Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều luật tài nguyên nước; Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo Vệ

55

Báo cáo của giám đốc trung tâm quan trắc ThS Kỹ Quang Vinh về ô nhiễm nước mặt trên địa bàn quận Ninh Kiều

56

Báo Cần Thơ. Ô nhiễm môi trường bi kịch từ rác thải nước thải, Đình Khôi - Hà Văn http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=184&id=63430[truy cập ngày 15/9/2014]

môi trường; Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính Phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính Phủ về quản lý lưu vực sông và các văn bản có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường nước nói riêng, để cán bộ công chức, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân hiểu và cùng thực hiện.

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cũng đưa ra giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch thời gian tới. Giải pháp đó được thể hiện qua đồ án “Quy hoạch phòng chống sạt lở các sông rạch trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, với giải pháp chủ yếu là: Củng cố hiện trạng, áp dụng các giải pháp phòng ngừa, phòng tránh, nhằm hạn chế tối thiểu mức độ thiệt hại do sạt lở gây ra giai đoạn từ nay đến năm 2015. Đồng thời, đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở, di dời dân cư ven sông vào vùng đất ổn định, thực hiện chỉnh trang đô thị liên tục từ nay đến 2025 và xa hơn nữa; phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 40% hộ dân sống ven sông có chỗ ở ổn định trong những khu đô thị mới, đến năm 2030 thì tỷ lệ này khoảng 80% và đến năm 2050 toàn thành phố không còn nhà cọc ven sông, trả lại hiện trạng xanh cho sông, kênh, rạch. Đồ án này thực hiện với kinh phí trên 2.030 tỉ đồng, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ làm chủ Đồ án57

.

Thực hiện quyết định số 1206/QĐ-TTg, ngày 02/9/2012 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm môi trường giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Quận Ninh Kiều đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo từng giai đoạn trên địa bàn quận, tổ chức triển khai đến tất cả các ngành, địa phương trên địa bàn quận tổ chức thực hiện.

Hưởng ứng các hoạt động: “Tuần lễ quốc gia về nước sạch” và “Ngày môi trường thế giới 5/6” với các hoạt động cụ thể như:

“Sáng ngày 21/03/2013 tại công viên Lưu Hữu Phước, thành phố Cần Thơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày nước Thế giới năm 2013 với chủ đề “Hợp tác vì nước”và thông điệp “Nếu tất cả chúng ta cùng nhau chia sẽ, ai cũng sẻ có cơ hội sử dụng nước”. Tham dự buổi mít tinh có Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng với lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành, địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Đại diện Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, Đại sứ quán Hà Lan, Lào tại Việt Nam cùng hơn 4000 học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang.

Tại buổi mít tinh, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó Bí thư Thành Uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã có bài phát biểu quan trọng như sau: “Hiện nay, nước đang có nguy cơ ngày càng mất cân đối nhiều về số lượng và kém dần về chất lượng. Vì vậy, hợp tác để chia sẻ nguồn nước được công bằng và minh bạch hơn có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng; hợp tác sẽ cung cấp giải pháp điều hòa mất cân đối giữa cung và cầu, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người dung nước và sự bền vững của môi trường. Ngày nước thế giới năm 2013 với chủ đề “Hợp tác vì nước” tổ chức tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ sẽ mở đầu cho thời kỳ hợp tác vì nước, sử dụng nước tiết

57

Báo Cần Thơ. Ninh Kiều đô thị trung tâm thành phố Cần Thơ, Phòng văn hóa và thông tin quận Ninh Kiều http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=77&id=131933 [truy cập ngày 9/10/2014]

kiệm, hiệu quả trong sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của các cộng đồng dân cư cùng các tổ chức dung nước tại thành phố Cần Thơ, từ đó góp phần chia sẻ nguồn nước với địa phương lân cận trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt”.

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá; là tài nguyên có khả năng tái tạo, nhưng không phải là vô tận. Ở đâu có nước, ở đó sự sống, có văn hóa và văn minh. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức liên quan đến nguồn nước, nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm, căn thẳng và tác động đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống. Các thách thức đó ngày càng gay gắt và đã đến lúc cần phải có sự quan tâm của cả cộng đồng đối với việc khai thác, sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên này. Trong bối cảnh đó, ngày Nước Thế giới, 22 tháng 03 năm 2013, Liên Hợp Quốc đã chọn chủ đề “ Hợp tác vì nước” với thông điệp “ Nếu chúng ta cùng nhau chia sẻ, ai cũng sẽ có cơ hội sử dụng nước”. Hưởng ứng sự kiện trọng đại này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ đồng tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày nươc thế giới trong các ngày 20, 21 và 22 tháng 3 năm 2013 tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ”58

.

Hưởng ứng các hoạt động trên hàng năm quận Ninh Kiều cũng thành lập các tổ vớt rác trên sông, các công trình nạo véc các con rạch bị ô nhiễm nhằm tạo dòng chảy thông thoáng và khắc phục được phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng, nâng cao được ý thức và trách nhiệm của nười dân trong công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau: Để khắc phục một phần tình trạng này, từ năm 2004, ngân sách địa phương đã phải tiêu tốn đến 250 triệu đồng cho công tác nạo vét mương lộ Nguyễn Văn Cừ và rạch Tham Tướng. Đến tháng 6/2010 (từ ngày 12 đến ngày 13 - 6- 2010), thành phố đã huy động trên 300 bộ đội, thanh niên xung kích tham gia nạo vét bùn, thu gom rác ở lòng rạch và cống hộp Tham Tướng bằng phương pháp thủ công.

Phòng Tài nguyên và Môi trường kết hợp cùng phòng văn hóa thông tin, Đài truyền thanh quận tổ chức tuyên truyền bằng cách treo băng rôn, khẩu hiệu và áp phích nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về tình hình môi trường hiện nay cũng như ý thức được công tác bảo vệ môi trường nói chung và môi trường khu vực sông nói riêng không chỉ là riêng của một cá nhân nào mà đó là trách nhiệm của cả cộng đồng nhằm chung tay xây dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp đảm bảo mỹ quan đô thị của quận trung tâm thành phố Cần Thơ.

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 43 - 45)