Hệ thống sông ngòi và tình hìn hô nhiễm môi trường nước sông ở quận Ninh

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 36 - 43)

5. Bố cục của đề tài

3.1.1.Hệ thống sông ngòi và tình hìn hô nhiễm môi trường nước sông ở quận Ninh

Trong chương này người viết tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng về công tác bảo vệ môi trường nước sông tại địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ để từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông.

3.1. Thực tiễn về bảo vệ môi trường nước sông ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

3.1.1. Hệ thống sông ngòi và tình hình ô nhiễm môi trường nước sông ở quận Ninh Kiều Ninh Kiều

Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ. Thực hiện theo nghị định của Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt50

.

Quận Ninh Kiều có 2.922,04 ha diện tích tự nhiên và 206.213 nhân khẩu. Ngoài 12 phường có từ ngày mới thành lập là: Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ). Quận Ninh Kiều vừa có thêm một phường nữa là phường An Khánh (theo Nghị định số 11/2007/NĐ-CP ngày 16/01/2007 của Chính phủ).

Theo định hướng đến năm 2015 quận Ninh Kiều sẽ phát triễn kinh tế - xã hội tạo sự chuyển biến tích cực về đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, nâng cao đời sống nhân dân51

.

Quận Ninh Kiều có hệ thống sông ngòi chằng chịt là quận có vị trí nằm sâu trong đất liền, hệ thống sông dài khoảng hàng trăm km. Trên địa bàn quận có 2 sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ và nhiều kênh rạch như: Rạch Đầu Sấu, rạch Tham Tướng, rạch Mít Nài, rạch Cái Khế, rạch Mương Lễ phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất, phát triển du lịch sinh thái của người dân địa phương và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có tuyến sông huyết mạch là sông Hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, mua bán và trao đổi hàng hóa cho người dân trong khu vực.

Mấy mươi năm trước, kênh rạch là đường giao thông, là hệ thống cung cấp và tiêu thoát nước sinh hoạt lẫn sản xuất nông nghiệp. Ngay nay, đa phần người dân sử dụng nước máy và phương tiện giao thông đường bộ nên hệ thống kênh rạch hầu như chỉ làm nhiệm vụ thoát nước thải, chứa rác thải, do vậy, nhiều nơi kênh rạch trở thành “điểm

đen” về môi trường. Một số dòng sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm môi trường do người dân vứt, đổ rác thải, nước thải bừa bãi. Vào mùa mưa lượng nước dâng cao, hệ thống các kênh, rạch, thủy triều không xuống làm nước tràn ngập trên địa bàn quậnđã và đang là vấn đề được các cấp, ngành trên địa bàn quan tâm. Tình trạng này, đã ảnh hưởng nặng nề đến mỹ quan đô thị và sức khỏe của người dân, trở thành vấn đềđau đầu của lãnh đạo thành phố.

50

Nghịđịnh 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách, xác nhập địa giới hành chính

51 Báo Cần Thơ, Ninh Kiều đô thị trung tâm thành phố Cần Thơ, Tấn Thái

Đáng chú ý là vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông tại quận là do tình trạngxây dựng nhà ở trên sông của người dân. Theo ngành chức năng của quận thì nhà ven sông, kênh, rạch ở địa bàn quận có đặc điểm diện tích nhỏ; do người dân đa phần là các hộ

nghèo, đông nhân khẩu, không nghề nghiệp ổn định, có thu nhập thấp tự xây cất để trú mưa, trú nắng. Việc xây dựng này đã làm thu hẹp dòng chảy và khả năng tiêu thoát nước trong khu vực. Đặc biệt, người dân sống ven sông, kênh, rạch đã xả rác thải, nước thải trực tiếp xuống sông, kênh, rạch làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Rạch Mương Lễ ở phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, trước đây có bề rộng khoảng 10m, nước ra vào thông thoáng, người dân dùng nước dưới rạch phục vụ cho sinh hoạt. Nhưng gần đây, người dân xây dựng nhà lấn chiếm và mọi chất thải sinh hoạt đều tuôn xuống rạch nên dòng nước tại đây trở nên ô nhiễm.

Hay như rạch Cái Khế một trong những con rạch lớn nhất trên địa bàn quận Ninh Kiều, chảy qua 6 phường Cái Khế, An Nghiệp, An Hòa, Xuân Khánh, An Khánh vài năm trở lại đây, do nhiều người dân dựng nhà lấn chiếm, vứt rác bừa bãi nên ngày càng biến dạng dòng nước trở nên đen ngòm.

Tại khu vực rạch Tham Tướng, hơn chục năm qua những hộ dân sống dọc hai bên bờ luôn khổ sở vì mùi hôi thối bốc lên từ cái ao tù chứa rác khổng lồ. Dòng chảy của con rạch bị tắc nghẽn, không phương tiện thuỷ nào có thể lưu thông qua đây. Tương tự, các con rạch khác như: Xẻo Nhum, Ba Láng, Bần, Đầu Sấu cũng cùng chung số phận.

Theo kế hoạch của Dự án Nâng cấp đô thị vào năm 2011, rạch Tham Tướng (thuộc phường An Phú và Xuân Khánh), sẽ được nạo vét, xây bờ kè. Nhưng trước tình trạng lòng rạch cứ bị vứt rác thải làm ứ đọng và ô nhiễm nguồn nước đổ ra sông Cần Thơ (chỉ cách bọng lấy nước của Nhà máy nước Cần Thơ, phía sau cơ quan Thành Đội, đường 30 Tháng 4 chỉ khoảng 500 mét). Để khắc phục một phần tình trạng này, từ năm 2004, ngân sách địa phương đã phải tiêu tốn đến 250 triệu đồng cho công tác nạo vét mương lộ Nguyễn Văn Cừ và rạch Tham Tướng. Đến tháng 6/2010 (từ ngày 12 đến ngày 13/6/2010), thành phố đã huy động trên 300 bộ đội, thanh niên xung kích tham gia nạo vét bùn, thu gom rác ở lòng rạch và cống hộp Tham Tướng bằng phương pháp thủ công. Ông Nguyễn Hữu Kim Sơn, Giám đốc Xí nghiệp Môi trường, đơn vị được thành phố họp đồng chở rác thải, cho biết, tổng lượng rác thải chuyển về bãi rác Tân Long (Phụng Hiệp) lên đến 21 xe tải. Tuy đã nạo vét như thế, nhưng hiện nay vẫn không giải quyết được tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí tại khu vực này, do lượng rác thải trong lòng rạch chủ yếu là bọc ni lông tiếp tục trào lên, đồng thời, nhiều người dân ở khu vực chợ Xuân Khánh cũng chưa bỏ được thói quen xấu là tuôn xả rác thải xuống rạch52

. Khi thành phố Cần Thơ trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, chính quyền thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Quan trắc môi trường định kỳ hằng quý đo nồng độ bụi, tiếng ồn và chỉ số gây ô nhiễm nguồn nước mặt tại một số địa điểm trên địa bàn, nhằm làm cơ sở khoa học cho các sở, ngành, địa phương thựchiện các chương trình quy hoạch, phát triển, tránh tình trạng môi trường bị ô nhiễm từ tác hại do con người cụ thể như sau:

Quan trắc môi trường thành phố Cần Thơ thuộc kiểu quan trắc tác động, tức là quan trắc ở những nơi đã bị tác động trực tiếp bởi các loại nguồn thải trong vùng dẫn đến sự biến động của chất lượng môi trường.

52

Báo Cần Thơ. Ô nhiễm môi trường bi kịch từ rác thải, nước thải, Đình Khôi - Hà Văn http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=184&id=63430[truy cập ngày 15/9/2014]

Thời điểm thu mẫu: theo lịch thời vụ nông nghiệp, cụ thể mẫu được thu vào ngày triều kiệt nhất của tháng 1, 5 và 7 và ở thời điểm nước ròng. Hệ thống thu mẫu nước mặt ô nhiễm tập trung: được phân bố trên các kênh, rạch và sông nội đồng có khả năng ô nhiễm cao tại các quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ.

* Thông số quan trắc: pH, nhiệt độ, độ đục, hàm lượng oxi hòa tan (DO), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxi hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), amoni (NH4+), sắt, nitrit (NO2-

), nitrat (NO3-), photphat (P-PO43-), crom VI (Cr6+), Florua (F-), chì (Pb), asen (As), thủy ngân (Hg), tổng coliform.Theo bảng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt có quy định cụ thể về 32 giá trị giới hạn củacác thông số chất lượng nước mặt việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau. Nhưng người viết chỉ tìm hiểu một số thông số như sau:

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9

2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2

3 Tổng chất rắn lơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100

4 COD mg/l 10 15 30 50

5 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05

6 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002

Bng 3.1 Quy chun k thut quc gia v cht lượng nước mt

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:

A1: Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

B2: Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp53

.

Trung tâm quan trắc quận đã tiến hành thu mẫu định kỳ hàng quý vào 4 đợt 1, 2,3 và 4 thì cho thấy kết quả hàm lượng ô nhiễm của đợt 4 cao hơn so với các đợt trước. Do người viết không có số liệu thực tiễn của 6 tháng đầu năm 2014 nên người viết chủ yếu tập trung vào thời điểm năm 2013 mà điển hình là vào đợt gần nhất năm 2014 là đợt 4. Khi tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm nước sông tại địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ người viết chỉ tiếp cận một số vấn đề ở một số thông số quan trắc cụ thể như sau:

Về ô nhiễm nước mặt trên địa bàn quận giai đoạn 2013-2015:54

(a) Nước ròng nhất (b) Nước lớn nhất

STT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Năm 2013 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 a b a b a b a b I I Quận Ninh Kiều 1 NM1 Rạch Tham Tướng 0.023 0.022 0.000 0.000 0.000 0.002 0.063 0.061 2 NM3 Vàm rạch Cái Khế 0.009 0.008 0.000 0.000 0.002 0.000 0.01 0.009

Bng 3.2 Hàm lượng Crom VI (Cr6+) có trong nước mt trên địa bàn qun Ninh Kiu

Theo bảng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì hàm lượng của Crom VI (Cr6+) được phân thành các hạng A1, A2, B1 và B2. Ở phân hạng A1, nguồn nước được sử dụng tốt cho mục đích sinh hoạt là 0,01mg/l; ở phân hạng A2 nguồn nước được sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồn động thực vật thủy sinh là 0,02mg/l; ở phân hạng B1nguồn nước được sử dụng tốt cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự là 0,04mg/l; ở phân hạng B2 nguồn nước được sử dụng tốt cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp là 0,05mg/l. Ta thấy:

Về hàm lượng Crom trên địa bàn quận Ninh Kiều ở các vị trí như sau: - Rạch Tham tướng được tiến hành thu mẫu vào đợt 4 vào thời điểm nước ròng nhất là 0,063mg/l và thời điểm nước lớn nhất là 0,061mg/l so với bảng quy chuẩn về chất lượng nước mặt thì ta thấy các thông số về hàm lượng Crom đều cao hơn các phân hạng của bảng quy chuẩn về chất lượng nước mặt cụ thể như sau:

+Ở thời điểm nước ròng nhất: Cao hơn phân hạng A1 là 0,053mg/l; cao hơn phân hạng A2 là 0,043mg/l; cao hơn phân hạng B1 là 0,023mg/l; cao hơn phân hạng B2 là 0,013mg/l.

+ Ở thời điểm nước lớn nhất: Cao hơn phân hạng A1 là 0,051mg/l; cao hơn phân hạng A2 là 0,041mg/l; cao hơn phân hạng B1 là 0,021mg/l; cao hơn phân hạng B2 là 0,011mg/l.

- Rạch Cái Khế cũng được tiến hành vào cùng thời điểm các thông số ô nhiêm Crom vào thời điểm nước ròng nhất là 0,01mg/l và thời điểm nước lớn nhất là 0,009mg/l. Đối với các thông số này khi so sánh với bản quy chuẩn về chất lượng nước mặt thì ta thấy hàm lượng Crom bằng hoặc thấp hơn các phân hạng của bảng quy chuẩn như:

+ Ở thời điểm nước ròng nhất: Bằng với phân hạng A1 là 0,01mg/l; thấp hơn phân hạn A2 là 0,01mg/l; thấp hơn phân hạng B1 0,03mg/l; thấp hơn phân hạng B2 là 0,04mg/l.

+ Ở thời điểm nước lớn nhất: Đều thấp hơn tất cả các phân hạng A1, A2, B1 và B2.

54 Kết quả báo cáo quan trắc về ô nhiễm nước mặt trên địa bàn quận Ninh Kiều giai đoạn 2013 - 2015 của Trung tâm quan trắc quận Ninh Kiều

Khi tiến hành phân tích hàm lượng Crom trên các kênh rạch trên thì ta thấy hàm lượng Crom ở rạch Tham Tướng cao hơn tất cả các phân hạng ở bảng quy chuẩn cho thấy mức độ ô nhiễm về ở rạch Tham Tướng cao hơn rất nhiều so với rạch Cái Khế trong khi đó hàm lượng Crom ở rạch Cái Khế thì hàm lượng Crom cao thấp không đều nhau. Từ đó ta có thể thấy, Crom có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, xi mạ, thuộc da, thuốc nhuộm, sản xuất giấy và gốm sứ. Crom hóa trị 6 có độc tính mạnh hơn Crom hóa trị 3 và tác động xấu đến các bộ phận cơ thể như gan, thận, cơ quan hô hấp. Nhiễm độc Crom cấp tính có thể gây xuất huyết, viêm da, u nhọt. Crom được xếp vào chất độc nhóm 1 (có khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi). Tiêu chuẩn nước uống quy định crom nhỏ hơn 0,05 mg/l.

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

(a) Nước ròng nhất (b) Nước lớn nhất

STT hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Năm 2013 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 a b a b a b a b I I Quận Ninh Kiều 1 NM1 Rạch Tham Tướng 23 29 26 25 28 26 80 16 2 NM3 Vàm rạch Cái Khế 24 36 16 19 14 20 74 16

Bng 3.2 Hàm lượng tng cht rn lơ lng (TSS) có trong nước mt trên địa bàn qun Ninh Kiu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo bảng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì hàm lượng của Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) được phân thành các hạng A1, A2, B1 và B2. Ở phân hạng A1, nguồn nước được sử dụng tốt cho mục đích sinh hoạt là 20mg/l; ở phân hạng A2 nguồn nước được sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồn động thực vật thủy sinh là 30mg/l; ở phân hạng B1nguồn nước được sử dụng tốt cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự là 50mg/l; ở phân hạng B2 nguồn nước được sử dụng tốt cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp là 100mg/l. Ta thấy:

Hàm lượng chất rắn lơ lửng trên địa bàn quận ở hai điểm là rạch Tham Tướng và Vàm rạch Cái Khế như sau:

- Rạch Tham Tướng được tiến hành thu mẫu vào thời điểm nước ròng nhất là 80mg/l và thời điểm nước lớn nhất là 16mg/l so với bảng quy chuẩn thì ta có thể thấy hàm lượng TSS cao thấp không đều so với các phân hạng của bảng quy chuẩn như:

+ Ở thời điểm nước ròng nhất: Cao hơn phân hạng A1 là 60mg/l; Cao hơn phân hạng A2 là 50mg/l; cao hơn phân hạng B1 là 30mg/l và thấp hơn phân hạng B2 20mg/l.

+ Ở thời điểm nước lớn nhất: Vào thời điểm nước lớn nhất thì hàm lượng TSS đều

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 36 - 43)