Kiến đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 48 - 49)

5. Bố cục của đề tài

3.2.2.1. kiến đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông

Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì việc bảo vệ môi trường nước sông là một vấn đề cấp bách và cần thiết đặt ra đối với tất cả các ban, ngành từ trung ương đến địa phương và mọi nười dân. Nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường đòi hỏi phải được nâng cao từng ngày cũng như vấn đề bảo vệ môi trường nước sông là một việc làm khó khăn và để thực hiện lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy trong nhiều năm qua Quốc hội và những cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường nước sông nói riêng. Song vẫn còn tồn tại trong pháp luật mà theo người viết cần được hoàn thiện hơn và bổ sung nhiều hơn như sau:

Hiện nay có nhiều văn bản quy định xử lý vi phạm đối với những trường hợp gây ô nhiễm môi trường nước, tuy nhiên những quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước sông thì không được quy định cụ thể, chỉ quy định chung với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước. Cho nên đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực nước sông cần phải quy định cụ thể về chủ thể vi phạm, hành vi vi phạm, hình thức xử lí vi phạm và phải được quy định thành một phần riêng về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước sông để tránh nhầm lẫn với các lĩnh vực khác trong tài nguyên nước và để cho áp dụng pháp luật trong công tác xử lý vi phạm được dễ dàng hơn.

Trong thời kì hội nhập hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng ở Việt Nam, đây là việc đáng mừng cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng ở Việt Nam có quy mô khá lớn công suất hoạt động cao sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước sông hiện nay. Vì thế luật cần phải quy định thêm một số nội dung quan trọng trong bảo vệ môi trường lưu vực sông, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước sông cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế trong thời kì hội nhập. Ở những lưu vực sông nhỏ trong nội tỉnh hiện nay do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý sẽ có nhiều thiếu sót và hạn chế vì Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lí chung. Cho nên tùy theo mật độ sông ngòi tại địa phương có thể thành lập đội quản lí và bảo vệ môi trường nước sông, có nhiệm vụ và chức năng chuyên biệt, được trang bị đầy đủ phương tiện dụng cụ phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường nước sông tại địa phương đó, riêng đối với cán bộ trong hoạt động bảo vệ môi trường nước sông phải được đào tạo chuyên môn về trình độ cũng như kỹ thuật để công tác bảo vệ môi trường nước sông đạt được hiệu quả cao. Để khắc phục những bất cập trên, góp phần tăng cường công tác bảo vệ môi trường vùng nước sông trên địa bàn tỉnh, người viết xin góp ý kiến sau:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường vùng nước sông nói riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức và toàn thể cộng đồng dân cư trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lí và kiểm soát đối với những hoạt động sản xuất đất nông nghiệp có sử dụng chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh việc tuyên truyền về nguyên nhân, tác hại gây ô nhiễm môi trường nước sông cần lồng ghép vào đó các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông để người dân có thể hiểu được pháp luật thì họ mới có cách ứng xử đúng pháp luật.

Hai là, đẩy mạnh công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đảm bảo kiểm soát và quản lý chặt chẽ đối với mọi nguồn thải ở vùng nước sông, nhất là hoạt động nuôi trồng thủy sản, các khu, các cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các khu đô thị, khu dân cư tập trung ven sông, đẩy mạnh công tác phòng ngừa và khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đối với giao thông vận tải thủy nội địa tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên vùng sông như các hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác và đánh bắt thủy hải sản, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác có nguy cơ gây ảnh hưởng tới môi trường, xử lý theo quy định các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông hiện nay.

Ba là, các sở chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho các nhà đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch có tác động đến ô nhiễm môi trường phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường chỉ được phép hoạt động khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, hoàn thiện các văn bản luật liên quan tới bảo vệ môi trường lưu vực sông, cần phải sớm hoàn chỉnh và trình duyệt chính thức quy hoạch các lưu vục sông như: Quy hoạch và phát triển, quy hoạch nhằm bảo vệ lợi ích hài hòa giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các đối tượng sử dụng nước để đươc tiết kiệm, đạt hiệu quả và bền vững. Đối với một số lưu vực gặp khó khăn về tài nguyên nước: cần xây dựng mục tiêu và các văn bản hướng dẫn sử dụng nước tiết kiệm trong tất cả các đối tượng sử dụng nước công nghiệp, công nghiệp, đô thị, dịch vụ sau cho hiệu quả hơn.

Bốn là, giữa các văn bản luật về môi trường phải thống nhất và áp dụng đồng bộ. Mức độ xử phạt phải mạnh hơn, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp cố tình vi phạm do mức xử phạt còn quá nhẹ, ít hơn chi phí bỏ ra để xây dựng thiết bị khắc phục ô nhiễm.

Năm là, hiện nay cơ quan bảo vệ môi trường nước sông còn qua ít, ngoài lưu vực sông lớn đã thành lập những cơ quan chức năng có nhiệm vụ riêng như Uỷ ban lưu vực sông trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường nước sông đó, nhưng với những lưu vực sông nhỏ trong nội tỉnh, thành phố hiện nay được Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý sẽ có nhiều thiếu sót và hạn chế vì Uỷ ban nhân dân là cơ quan quản lý chung. Cho nên tùy theo mật độ sông ngòi tại địa phương có thể thành lập đội quản lý và bảo vệ môi trường nước sông có nhiệm vụ, chức năng riêng biệt được trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường nước sông tại địa phương đó, đối với cán bộ trong hoạt động bảo vệ môi trường nước sông phải được đào tạo chuyên môn.

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)