Quy định về kế hoạch phòng, chống ô nhiễm vàphục hồi các nguồn nước bị ô

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 30)

5. Bố cục của đề tài

2.3.2.Quy định về kế hoạch phòng, chống ô nhiễm vàphục hồi các nguồn nước bị ô

bị ô nhiễm trên lưu vực sông

Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm được quy định đó là bao gồm các biện pháp quản lý, phương án đầu tư và tiến độ triển khai các hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm mục tiêu chất lượng nước đã xác định trong quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước42

.

Ngoài ra nội dung này còn được quy định tại Điều 23 Nghị định 120/2008 quy định về quản lý lưu vực sông.

- Lập kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông:

Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nướcvàphục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông được lập theo kỳ hạn năm năm một lần do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập theo danh mục lưu vực sông lớn, danh mục lưu vực sông liên tỉnh và phải được lấy ý kiến từ các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng, xả nước thải và đại diện cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn lưu vực sông.

- Thông báo kế hoạch phòng chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông:

Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích trên lưu vực sông thuộc danh mục lưu vực sông lớn, danh mục lưu vực sông liên tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho các ban, ngành thuộc phạm vi quản lý, các cơ quan liên quan với các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc danh mục lưu vực sông nội tỉnh và nội dung, hình thức thông báo do cơ quan có thẩm quyền thông báo quyết định.

- Thực hiện kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông:

Việc thực hiện kế hoạch phòng chống ô nhiễm trên lưu vực sông là cơ sở để lập chương trình, dự án bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành, địa phương; Các cơ quan, tổ chức và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo điều chỉnh chương trình, kế hoạch, dự án, chế độ xả nước thải thuộc phạm vi quản lý phù hợp với kế hoạch phòng,

chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2.3.3. Quy định về ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nước trên lưu vực sông

Ứng phó khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Tài nguyên nước năm 2012:

Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước được thực hiện như sau:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm xây dựng phương án, trang bị các phương tiện, thiết bị cần khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do mình gây ra; trường hợp có sự cố ô nhiễm nguồn nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương sẽ xác định rõ nguyên nhân, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố tổ chức, cá nhân đócó trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái nguồn nước do mình gây ra. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố ô nhiễm sẽ tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lang rộng vùng ô nhiễm để ngăn chặn, xử lý sự cố và báo cáo kịp thời cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm đối với nguồn nước liên quan quốc gia được thực hiện như sau:

Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có nguồn nước liên quốc gia theo dõi, phát hiện sự cố ô nhiễm trên địa bàn; trường hợp xảy ra sự cố thì phải ngăn chặn và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để tố chức chỉ đạo xử lý và báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường; bộ ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và cán bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan tại quốc gia xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia để tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả phù hợp với pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan.

- Phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, can kiệt được thực hiện như sau:

Các nguồn nước phải được phân loại theo mức độ, phạm vi ô nhiễm, cạn kiệt và lập thứ tự ưu tiên để có kế hoạch phục hồi; Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước liên tỉnh và nội tỉnh.

Ngoài ra quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường nước lưu vực sông còn được quy định tại Điều 24 Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 quy định về quản lý lưu vực sông.

2.4. Quy định về xử lý vi phạm pháp luật

Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật được quy định cụ thể: Điều 127 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định:

“- Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy tính chất, mức độ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho tổ

chức, cá nhân khác thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Ngoài ra còn được quy định tại Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông như sau:

“- Tổ chức cá nhân có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời trong hoạt động quản lý lưu vực sông.

- Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trên lưu vực sông, cản trở việc quản lý lưu vực sông theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”43.

Các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực gây ô nhiễm nguồn nước thì tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý dưới các dạng trách nhiệm pháp lý dưới đây như: hành chính, hình sự, dân sự, kỷ luật.

2.4.1. Xử lý vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước nói chung và nước sông nói riêng là những hành vi vi phạm các quy định quản lí Nhà nước và bảo vệ môi trường nước do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm thì theo quy định của pháp luật hiện hành là Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước và khoáng sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghị định 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản như sau:

Hình thức xử phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả là: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền và mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức.

Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức sử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa và thực hiện đầy đủ để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm, suy thoái, can kiệt nguồn nước, tác động xấu đến sức khỏe con người; buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;buộc san lấp tháo dở công trình vi phạm và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra; buộc thực hiện các biện pháp

khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm44

.

Ngoài ra các tổ chức, cá nhân có vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2.4.2. Trách nhiệm hình sự

Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính thì đối với những trường hợp vi phạm có tính chất nguy hiểm hơn đã bị xử lý theo thủ tục hành chính và các hình thức khác mà còn cố tình tái phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng và đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì pháp luật còn có những biện pháp xử lý hình sự. So với các hình thức xử lý khác thì xử lý trách nhiệm hình sự là hình thức xử phạt nặng nhất. Cụ thể Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã dành một chương (chương XVII) để quy định về “các tội phạm về môi trường”.

Trách nhiệm hình sự cho các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường được quy định trong Bộ Luật hình sự hiện hành cụ thể như sau:

“Điu 1 8 2 . Tội gây ô nhiễm môi trường

1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữđến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”45.

2.4.3. Trách nhiệm dân sự

Ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm pháp luật hình sự thì trách nhiệm dân sự mà cụ thể là bồi thường thiệt hại cũng là một trong những biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Việc xác địnhbồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật dân sự hiện hành và các quy định khác có liên quan. Ngoài ra còn dựa vào các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 tại mục 2 chương XIV (từ điều 130 đến 134).

44Điều 2 Nghịđịnh 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 nghịđịnh của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước và khoáng sản

45

Về phần trách nhiệm dân sự được quy định tại các Điều 263, 269, 270 của Bộ Luật dân sự (BLDS) 2005 và được cụ thể hóa bằng nghị định 113/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3/12/2010 về xác định bồi thường thiệt hại đối với môi trường.

Nguyên tc xác định trách nhim bi thường thit hi đối vi môi trường

Ô nhiễm, suy thoái ở một khu vực địa lý tự nhiên do các nguồn phát sinh chất thải hoặc các hành vi xâm hại tại khu vực đó hoặc không tại khu vực đó nhưng tác động xấu đến khu vực đó; có cơ sở khoa học về tồn tại mối liên hệ giữa các chất gây ô nhiễm có thể phát sinh từ nguồn thải hoặc hành vi xâm hại với tình trạng suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường; việc xác định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải đảm bảo kịp thời và công bằng46

.

Trách nhim bi thường thit hi do ô nhim môi trường thuc loi trách nhim bi thường thit hingoài hp đồng và phát sinh trên cơ s 4 yếu t sau:

- Có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: là một hay một số hành vi vi phạm cụ thể, lỗi cố ý hoặc vô ý đem lại lợi ích cho mình hoặc cho người khác.

- Có thiệt hại xảy ra: là tác động xấu đến môi trường.

- Có lỗi của chủ thể gây thiệt hại: là hành vi gây thiệt hại do người có đủ năng lực hành vi gây ra.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại về môi trường và thiệt hại xảy

ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trách nhim bi thường thit hi được quy định như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai xã, thị trấn, thị tứ trở lên; hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và từ trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên47

.

Trách nhim thu thp và thm định d liu, chng cđể xác định thit hi.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn của mìnhvà trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b và c điều này. Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Dựa trên cơ sở những dữ liệu, chứng cứ và kết quả tính toán thiệt hại Ủy ban nhân dân các cấp và Bộ tài nguyên và Môi trường quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại theo các hình thức sau:

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 30)