Xử lý vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 32)

5. Bố cục của đề tài

2.4.1.Xử lý vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước nói chung và nước sông nói riêng là những hành vi vi phạm các quy định quản lí Nhà nước và bảo vệ môi trường nước do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm thì theo quy định của pháp luật hiện hành là Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước và khoáng sản.

Trong nghị định 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản như sau:

Hình thức xử phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả là: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền và mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức.

Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức sử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa và thực hiện đầy đủ để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm, suy thoái, can kiệt nguồn nước, tác động xấu đến sức khỏe con người; buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;buộc san lấp tháo dở công trình vi phạm và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra; buộc thực hiện các biện pháp

khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm44

.

Ngoài ra các tổ chức, cá nhân có vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2.4.2. Trách nhiệm hình sự

Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính thì đối với những trường hợp vi phạm có tính chất nguy hiểm hơn đã bị xử lý theo thủ tục hành chính và các hình thức khác mà còn cố tình tái phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng và đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì pháp luật còn có những biện pháp xử lý hình sự. So với các hình thức xử lý khác thì xử lý trách nhiệm hình sự là hình thức xử phạt nặng nhất. Cụ thể Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã dành một chương (chương XVII) để quy định về “các tội phạm về môi trường”.

Trách nhiệm hình sự cho các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường được quy định trong Bộ Luật hình sự hiện hành cụ thể như sau:

“Điu 1 8 2 . Tội gây ô nhiễm môi trường

1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữđến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”45.

2.4.3. Trách nhiệm dân sự

Ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm pháp luật hình sự thì trách nhiệm dân sự mà cụ thể là bồi thường thiệt hại cũng là một trong những biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Việc xác địnhbồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật dân sự hiện hành và các quy định khác có liên quan. Ngoài ra còn dựa vào các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 tại mục 2 chương XIV (từ điều 130 đến 134).

44Điều 2 Nghịđịnh 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 nghịđịnh của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước và khoáng sản

45

Về phần trách nhiệm dân sự được quy định tại các Điều 263, 269, 270 của Bộ Luật dân sự (BLDS) 2005 và được cụ thể hóa bằng nghị định 113/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3/12/2010 về xác định bồi thường thiệt hại đối với môi trường.

Nguyên tc xác định trách nhim bi thường thit hi đối vi môi trường

Ô nhiễm, suy thoái ở một khu vực địa lý tự nhiên do các nguồn phát sinh chất thải hoặc các hành vi xâm hại tại khu vực đó hoặc không tại khu vực đó nhưng tác động xấu đến khu vực đó; có cơ sở khoa học về tồn tại mối liên hệ giữa các chất gây ô nhiễm có thể phát sinh từ nguồn thải hoặc hành vi xâm hại với tình trạng suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường; việc xác định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải đảm bảo kịp thời và công bằng46

.

Trách nhim bi thường thit hi do ô nhim môi trường thuc loi trách nhim bi thường thit hingoài hp đồng và phát sinh trên cơ s 4 yếu t sau:

- Có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: là một hay một số hành vi vi phạm cụ thể, lỗi cố ý hoặc vô ý đem lại lợi ích cho mình hoặc cho người khác.

- Có thiệt hại xảy ra: là tác động xấu đến môi trường.

- Có lỗi của chủ thể gây thiệt hại: là hành vi gây thiệt hại do người có đủ năng lực hành vi gây ra.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại về môi trường và thiệt hại xảy

ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trách nhim bi thường thit hi được quy định như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai xã, thị trấn, thị tứ trở lên; hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và từ trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên47

.

Trách nhim thu thp và thm định d liu, chng cđể xác định thit hi.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn của mìnhvà trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b và c điều này. Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Dựa trên cơ sở những dữ liệu, chứng cứ và kết quả tính toán thiệt hại Ủy ban nhân dân các cấp và Bộ tài nguyên và Môi trường quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại theo các hình thức sau:

46Điều 13 Nghịđịnh 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường

47 Khoản 2 Điều 3 Nghịđịnh 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 của Chỉnh phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường

“- Thỏa thuận bồi thường đối với người gây thiệt hại; - Yêu cầu trọng tài giải quyết;

- Khởi kiện ra tòa án.

Các cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại được sử dụng khoản bồi thường sau khi trừ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại và trong trường hợp ô nhiễm, suy thoái xảy ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì khoản bồi thường thiệt hại sau khi trừ chi phí được chuyển về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để đầu tư khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải tạo môi trường nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái”48

.

Tuy nhiên trên thực tế việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường lại phức tạp hơn nhiều, rất khó để xác định được mức bồi thường thiệt hại, mặc dù Nghị định số 113/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/9/2010 về xác định bồi thường thiệt hại đối với môi trường quy định chi tiết, nhưng vẫn các cơ quan có thẩm quyền vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu áp dụng.

2.4.4. Xử lý kỷ luật

Được quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 120/2008/NĐ - CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ quy định về quản lý lưu vực sông như sau:

“Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trên lưu vực sông, cản trở việc quản lý lưu vực sông theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Cụ thể hơn là được quy định ở Luật Bảo vệ môi trường:

Đối với những chủ thể là người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức vi phạm pháp luật với các hành vi sau: “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng” thì tùy tính chất mà sẽ bị xử lý: Xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật49

.

48Điều 14 Nghịđịnh 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2012 của Chỉnh phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG Ở QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trong chương này người viết tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng về công tác bảo vệ môi trường nước sông tại địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ để từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông.

3.1. Thực tiễn về bảo vệ môi trường nước sông ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

3.1.1. Hệ thống sông ngòi và tình hình ô nhiễm môi trường nước sông ở quận Ninh Kiều Ninh Kiều

Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ. Thực hiện theo nghị định của Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt50

.

Quận Ninh Kiều có 2.922,04 ha diện tích tự nhiên và 206.213 nhân khẩu. Ngoài 12 phường có từ ngày mới thành lập là: Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ). Quận Ninh Kiều vừa có thêm một phường nữa là phường An Khánh (theo Nghị định số 11/2007/NĐ-CP ngày 16/01/2007 của Chính phủ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo định hướng đến năm 2015 quận Ninh Kiều sẽ phát triễn kinh tế - xã hội tạo sự chuyển biến tích cực về đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, nâng cao đời sống nhân dân51

.

Quận Ninh Kiều có hệ thống sông ngòi chằng chịt là quận có vị trí nằm sâu trong đất liền, hệ thống sông dài khoảng hàng trăm km. Trên địa bàn quận có 2 sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ và nhiều kênh rạch như: Rạch Đầu Sấu, rạch Tham Tướng, rạch Mít Nài, rạch Cái Khế, rạch Mương Lễ phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất, phát triển du lịch sinh thái của người dân địa phương và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có tuyến sông huyết mạch là sông Hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, mua bán và trao đổi hàng hóa cho người dân trong khu vực.

Mấy mươi năm trước, kênh rạch là đường giao thông, là hệ thống cung cấp và tiêu thoát nước sinh hoạt lẫn sản xuất nông nghiệp. Ngay nay, đa phần người dân sử dụng nước máy và phương tiện giao thông đường bộ nên hệ thống kênh rạch hầu như chỉ làm nhiệm vụ thoát nước thải, chứa rác thải, do vậy, nhiều nơi kênh rạch trở thành “điểm

đen” về môi trường. Một số dòng sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm môi trường do người dân vứt, đổ rác thải, nước thải bừa bãi. Vào mùa mưa lượng nước dâng cao, hệ thống các kênh, rạch, thủy triều không xuống làm nước tràn ngập trên địa bàn quậnđã và đang là vấn đề được các cấp, ngành trên địa bàn quan tâm. Tình trạng này, đã ảnh hưởng nặng nề đến mỹ quan đô thị và sức khỏe của người dân, trở thành vấn đềđau đầu của lãnh đạo thành phố.

50

Nghịđịnh 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách, xác nhập địa giới hành chính

51 Báo Cần Thơ, Ninh Kiều đô thị trung tâm thành phố Cần Thơ, Tấn Thái

Đáng chú ý là vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông tại quận là do tình trạngxây dựng nhà ở trên sông của người dân. Theo ngành chức năng của quận thì nhà ven sông, kênh, rạch ở địa bàn quận có đặc điểm diện tích nhỏ; do người dân đa phần là các hộ

nghèo, đông nhân khẩu, không nghề nghiệp ổn định, có thu nhập thấp tự xây cất để trú mưa, trú nắng. Việc xây dựng này đã làm thu hẹp dòng chảy và khả năng tiêu thoát nước trong khu vực. Đặc biệt, người dân sống ven sông, kênh, rạch đã xả rác thải, nước thải trực tiếp xuống sông, kênh, rạch làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Rạch Mương Lễ ở phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, trước đây có bề rộng khoảng 10m, nước ra vào thông thoáng, người dân dùng nước dưới rạch phục vụ cho sinh hoạt. Nhưng gần đây, người dân xây dựng nhà lấn chiếm và mọi chất thải sinh hoạt đều tuôn xuống rạch nên dòng nước tại đây trở nên ô nhiễm.

Hay như rạch Cái Khế một trong những con rạch lớn nhất trên địa bàn quận Ninh Kiều, chảy qua 6 phường Cái Khế, An Nghiệp, An Hòa, Xuân Khánh, An Khánh vài năm

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường nước sông pháp luật và thực tiễn áp dụng tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 32)