1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về vấn đề ô NHIỄM môi TRƯỜNG KHÔNG KHÍ tại QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ cần THƠ

99 523 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 577 KB

Nội dung

THÁI ĐỘ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC SỐNG...50 3.6 SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỂ KHÔI PHỤC LẠI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG GIỚI HẠN CÓ THỂ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TÉ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI QUẬN

NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giảng viên hướng dẫn:

Th.s Nguyễn Thúy Hằng

Sinh viên thực hiên:

Họ tên: Tăng Ngọc Khánh Giao MSSV: 4085152

Khóa: 34 Lớp: Kinh tế TN&MT - Khóa 34

Cần Thơ - 2012

Trang 2

Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường K34

Chân thành cảm ơn đến cô Nguyễn Thúy Hằng, người đã tận tình hướng dẫn

và đóng góp nhiều ý kiến để tôi có thể hoàn thành đề tài này

Chân thành cảm ơn các cô chú và anh chị trong ban lãnh đạo Trung TâmQuan Trắc Tài Nguyên và Môi Trường TP Cần Thơ, đặc biệt là anh Đoàn ThanhTâm - phó Giám Đốc Trung tâm, anh Lưu Tấn Tài - phó Giám Đốc Trung tâm, anhNguyễn Hữu Duy Tấn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trìnhthu thập số liệu và hoàn thành đề tài này

Cảm ơn ban giám hiệu Trường ĐH Cần Thơ, Ban Chủ Nhiêm Khoa Kinh Tế

và QTKD, các Thầy Cô giảng dạy cùng các bạn lớp Kinh tế Tài Nguyên MôiTrường khóa 34 đã gắn bó với tôi trong suốt những năm học vừa qua cũng nhưtrong suốt quá trình làm luận văn này

Do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế và thời gian có hạn nên đề tài khôngtránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành của quý Thầy Cô để

đề tài có thể hoàn thiện hơn

Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và niềm vui, các cô chú anh chị Banlãnh đạo Trung tâm Quan Trắc Tài Nguyên và Môi Trường TP Cần Thơ cùng cácbạn lớp Kinh tế Tài Nguyên Môi Trường khóa 34 thật nhiều sức khỏe và công tácthật tốt

Chân thành cảm ơn!

Tăng Ngọc Khánh Giao

LỜI CAM ĐOAN

Trang 3

Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường K34

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàkết quả phân tích trong đề tài hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ

đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày tháng năm 2012

Sinh viên thực hiện

Tăng Ngọc Khánh Giao

Trang 4

Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường K34

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Cần thơ, ngày tháng năm

2012NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 5

Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường K34

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thúy

Hằng Học vị: Thạc sĩ

Bộ môn: Kinh Tế Nông Nghiệp và Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học Cần Thơ

Ho và tên sinh viên thực hiện đề tài: Tăng Ngọc Khánh Giao MSSV: 4085152

Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4 Độ tin cậy về số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5 Nội dung và các kết quả đạt được:

6 Các nhận xét khác:

7 Kết luận:

Cần Thơ, ngày tháng năm 2012

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Cần Thơ, Ngày tháng Năm 2012

Giáo viên phản biện

(ký và ghi họ tên)

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiển 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạ m vi về thời gian: 2

1.3.2 Phạ m vi về không gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: 3

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1 Định nghĩa sự sẵn lòng chi trả (Willingness To Pay - WTP) 5

2.1.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM) 5 2.1.2.1 Định nghĩa 5

2.1.2.2 Các bước thực hiện 5

2.1.3 Áp dụng phương pháp CVM vào đề tài nghiên cứu 9

2.1.3.1 Bảng câu hỏi: 9

2.1.3.2 Kịch bản: 9

2.1.3.3 Cách thức chi trả và mức giá 10

2.1.3.4 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 10

2.1.4 Khái niệm môi trường 10

2.1.5 Khái niệm ô nhiễm môi trường 11

Trang 8

2.1.6 Tổng quan về môi trường không khí 11

2.1.6.1 Khí quyển và môi trường không khí 11

2.1.6.2 Đặc trưng của môi trường không khí 12

2.1.7 Ô nhiễm môi trường không khí 13

2.1.7.1 Khái niệm 13

2.1.7.2 Các tác nhân gây ô nhiễm không khí và tác động của chúng 13

2.1.7.3 Sự lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển 20

2.1.8 Chất lượng môi trường và chất lượng môi trường không khí 21

2.1.8.1 Chất lượng môi trường 21

2.1.8.2 Chất lượng môi trường không khí 21

2.1.8.3 Quy chuẩn môi trường 21

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.2.1 Phương pháp chọn mẫu 26

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 26

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 27

CHƯƠNG 3:THỰC trạng về Ô nhiễm không khí ở quận ninh KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ 28

3.1 TỔNG QUAN VỀ QUẬN NINH KIỀU 28

3.1.1 Về điều kiện tự nhiên 28

3.1.2 Về kinh tế 29

3.1.3 Về xã hội 31

3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ 32

3.2.1 Hiện trạng môi trường không khí xung quanh 32

3.2.2 Nguyên nhân: 37

Trang 9

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ HIỆN NAY40 3.1 THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG MẪU KHẢO SÁT TẠI CÁC QUẬN CỦA

THÀNH PHỐ CẦN THƠ 40

3.2 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 41

3.3 THÁI ĐỘ VÀ SỰ HIỂU BIẾT CỦA VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM CỦA NGƯỜI DÂN 44

3.4 MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 47

3.5 THÁI ĐỘ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC SỐNG 50

3.6 SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỂ KHÔI PHỤC LẠI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG GIỚI HẠN CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC 55

3.7 ĐO LƯỜNG SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN 62

CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ 63

5.1 Giải pháp cho các phương tiện giao thông 63

5.2 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do công nghiệp 65

5.3 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại các khu đô thị và dân cư tập trung 66

5.4 Áp dụng các công cụ pháp lý và kinh tế nhằm kiểm soát, nâng cao chất lượng môi trường không khí 66

5.5 Các giải pháp khác 68

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

KẾT LUẬN 70

KIẾN NGHỊ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 10

PHỤ LỤC 73

DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: Trình bày sơ đồ tương tác giữa các nguồn gây ô nhiễm thiên nhiên và khí quyển 17

Bảng 2: Đặc điểm, tính chất và tác động của các khí gây ô nhiễm môi trường không khí 18

Bảng 3: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí 22

Bảng 4: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh 23

Bảng 5: Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp 25

Bảng 6: Thống kê dân số các phường tại Quận Ninh Kiều năm 2009 29

Bảng 7: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh 33

Bảng 8: Số lượng mẫu khảo sát tại các phường ở Quận Ninh Kiều 40

Bảng 9: Đặc điểm của đáp viên 41

Bảng 10: Trình độ học vấn của đáp viên 42

Bảng 11: Tỷ lệ người dân nhận thức tác động của hiện đại hóa, công nghiệp hóa đối với môi trường, kinh tế và sức khỏe con người 45

Bảng 12: Nhận thức của người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí 47

Bảng 13: Các kênh thông tin đáp viên tiếp cận 49

Bảng 14: Mô tả các biến trong mô hình hồi quy 59

Bảng 15: Mô hình hồi quy về mức sẵn lòng trả của người dân 60

Bảng 16: Đo lường giá trị WTP trung bình 62

DANH MỤC HÌNH

Trang 11

Hình 1: Biểu đồ so sánh mức độ ô nhiễm SO2 từ năm 2009 đến 2011 34

Hình 2: Biểu đồ so sánh mức độ ô nhiễm CO từ năm 2009 đến 2011 34

Hình 3: Biểu đồ so sánh mức độ ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP) từ năm 2009 đến 2011 .35

Hình 4: Biểu đồ so sánh mức độ ô nhiễm NO2 từ năm 2009 đến 2011 36

Hình 5: Biểu đồ so sánh mức độ ô nhiễm Pb từ năm 2009 đến 2011 36

Hình 6: Tỷ lệ phát thải chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Việt Nam 38

Hình 7: Nguồn thải khí ô nhiễm lớn nhất ở các đô thị 38

Hình 8: Cơ cấu theo giới tính của đáp viên 43

Hình 9: Cơ cấu thành phần nghề nghiệp của đáp viên 43

Hình 10: Tình trạng hôn nhân của đáp viên 44

Hình 11: Tỷ lệ người dân nhận thức được Việt Nam là nước ô nhiễm không khí nặng nề 44

Hình 12: Tỷ lệ người dân đánh giá ô nhiễm không khí hiện nay 45

Hình 13: Tỷ lệ người dân có nơi sống gần khu công nghiệphay các điểm thường xuyên kẹt xe 46

Hình 14: Tỷ lệ người dân nhận được thông tin tuyên truyền bảo vệ môi trường không khí trong vòng 6 tháng qua 48

Hình 15: Mức độ hài lòng của người dân về môi trường không khí ơ khu vực sống hiện tại 50

Hình 16: Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng không khí ở nơi sống hiện tại 51

Hình 17: Mức độ hài lòng của người dân về sức khỏe hiện tại 52

Hình 18: Mức độ hài lòng của người dân về tình trạng giao thông ở nơi sống hiện tại 52

Hình 19: Mức độ hài lòng của người dân về sự phát triển kinh tế của thành phố hiện nay 53

Trang 12

Hình 20: Tỷ lệ sử dụng phương tiện công cộng 54

Hình 21: Lý do không sử dụng phương tiện công cộng 54

Hình 22: Tỷ lệ cùng hợp tác bảo vệ môi trường của người dân 55

Hình 23: Tỷ lệ sẵn lòng trả thêm để khôi phục lại môi trường 55

Trang 13

Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường K34

CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thịkhông chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó trở thànhvấn đề toàn cầu Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cá quốc gia trên thế giớitrong thời gian qua đã có những tác động đến môi trường, đã làm cho môi trườngsống của con người thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn Những năm gần đâynhân loại phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sựbiến đổi khí hậu - sự nóng lên toàn cầu , sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axit

Ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề bức xúcđối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề Ô nhiễm môi trườngkhông khí có tác động xấu đến sức khỏe con người (đặc biệt là gây ra các bệnh vềđường hô hấp), ảnh hường đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu như hiệu ứngnhà kính, suy giảm tần ôzôn, mưa axit Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóacàng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áplực làm biến đổi không khí theo chiều hướng xấu càng lớn Hiện nay, Thành phốCần Thơ là một trong các thành phố lớn ở Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề

ô nhiễm môi trường không khí nặng nề Ở các khu công nghiẹp, các trục đườnggiao thông lớn đều bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, nồng độ các chất ônhiễm đều vượt quá mức cho phép Và sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của cácphương tiện giao thông trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm cho tình hình ô nhiễmtrở nên trầm trọng

1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiến

Xuất phát từ vấn đề trên, em đã quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng và giảipháp quản lý ô nhiễm môi trường không khí tại TP.Cần Thơ” để nghiên cứu và qua

đó đề xuất một số biện pháp nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Trang 14

Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường K34

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng ô nhiễm không khí ở Quận Ninh Kiều Thành phố CầnThơ, từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình ônhiễm hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm hạn chế ônhiễm môi trường không khí tốt hơn

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu chung về ô nhiễm môi trường không khí

Phân tích thực trạng chất lượng môi trường không khí tại Quận Ninh Kiều,

TP Cần Thơ dựa theo các tiêu chí khảo sát về chất lượng môi trường của TrungTâm Quan Trắc Môi Trường TP Cần Thơ

Đánh giá về mức độ hài lòng của người dân Quận Ninh Kiều về chất lượngkhông khí hiện nay, đồng thời tìm hiểu về sự sẵn lòng chi trả của cư dân nơi đâythông qua việc trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn của các ứng viên

Xác định nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí

Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm và nâng cao chất lượng môitrường không khí tại Thành phố Cần Thơ

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi về thời gian:

Đề tài được thực hiện trên dữ liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn trực tiếp các hộdân trên địa Quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ từ tháng 03/2012 đến 04/2012đồng thời với số liệu thứ cấp có được từ năm 2009 - 2011 do Trung Tâm QuanTrắc Môi Trường cung cấp

Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng từ tháng 2/2012 đến tháng4/2012

1.3.2 Phạm vi về không gian:

- Địa điểm nghiên cứu: Quận Ninh Kiều - TP.Cần Thơ

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 15

Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường K34

- Tình hình sinh hoạt của người dân Quận Ninh Kiều ảnh hưởng đến môi trường không khí

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.4.1 Theo tài liệu Cơ sở Khoa Học Môi Trường của nhà xuất bản Đại Học Quôc Gia Hà Nôi, biên soạn PTS Lưu Đức Hải khái niệm ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường không khí như sau:

Ô nhiễm môi trường được nhiều nghành khoa học định nghĩa theo các góc độkhác nhau

D ư ớ i g ó c đ ộ s i n h h ọ c , khái niệm ô nhiễm môi trường chỉ tình trạng

môi trường trong đó những chỉ số hoá học, lý học của nó bị thay đổi theo chiềuhướng xấu đi

D ư ớ i g ó c đ ộ k i n h t ế h ọ c ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có

lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lý, hoá học, sinh học mà qua đó có thểgây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ của con người và các loài thực vật vàcác điều kiện sống khác

“Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí trong sạch hoặc gây ra toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”

1.4.2 Theo đồ án xử lý khí thải, xử lý H2S bằng than hoạt tính của Chu Mạnh Đăng phân loại nguồn gốc ô nhiễm không khí như sau:

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên vànguồn nhân tạo

Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm môi trường bao gồm các hoạt động tự nhiên như cháyrừng, bão bụi, núi lửa, các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiêncũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hìnhthành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v

Trang 16

Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường K34

Nguồn nhân tạo gây ô nhiễm môi trường rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạtđộng công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiệngiao thông

1.4.3 Nhóm nghiên cứu: Ngô Văn Hải, Lê Đình Nguyên, Phạm Hoàng Tâm với đề tài: “ Ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam 5 năm gần đây”

Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là vấn đề phức tạp,liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động của đô thị: Xây dựng, sử dụng đất, giaothông, hoạt động dân sinh, công nghiệp, năng lượng Do vậy, việc kiểm soát vàgiảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị phải dựa trên một loạt các giải pháp đồng bộ,

sử dụng đồng thời các công cụ về chính sách, kinh tế và khoa học, công nghệ với

sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và địa phương Vai trò của chính quyền cácđịa phương là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ônhiễm không khí

Trang 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Định nghĩa sự sẵn lòng chi trả (Willingness To Pay — WTP)

Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP: WTP được địnhnghĩa như là một khoản tiền mà một cá nhân sẵn lòng và có khả năng chi trả để cóđược hàng hóa hay dịch vụ nào đó

2.1.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method — CVM)

2.1.2.1 Định nghĩa

* P h ư ơ n g p h á p đ á n h g i á n g ẫ u n h i ê n : CVM là phương pháp

phỏng vấn trực tiếp để xác định giá sẵn lòng trả (WTP) cho sự thay đổi trong việccung ứng hàng hóa, dịch vụ môi trường, hoặc ngăn cản một sự thay đổi môi trườngnào đó

* Ứ n g d ụ n g : có thể đánh giá giá trị của:

- Sự cải thiện môi trường: Max WTP để đạt được sự cải thiện, Min WTP để

từ bỏ sự cải thiện

- Sự thiệt hại môi trường: Max WTP để tránh thiệt hại, Min WTP để chấpnhận thiệt hại

2.1.2.2 Các bước thực hiện

Bước 1: Xác định hàng hoá cần đánh giá

> Sự thay đổi chất lượng môi trường được đo ở đây là gì?

> Cần phải mô tả rõ sự thay đổi về môi trường

> Mô tả thị trường: gia đình cung cấp, điều kiện cung cấp, ai sẽ hưởng lợi và thiệt hại?

> Phương thức thanh toán: thanh toán như thế nào? Cá nhân hay hộ gia đình?Thời gian thanh toán? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu tiền?

> Sử dụng bảng, hình ảnh, để minh họa

Trang 18

Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát.

Là toàn bộ các đối tượng (cá nhân, hộ gia đình) hưởng lợi tiềm năng từ hànghoá/dịch vụ đang đánh giá

Bước 3: Lựa chọn phương thức khảo sát/ cách đặt câu hỏi

* Cách đặt câu hỏi

- O p e n - e n d e d q u e s t i o n : hỏi người được phỏng vấn họ muốn chi trả

bao nhiêu cho sự thay đổi hàng hoá, dịch vụ đang đánh giá?

- C l o s e - e n d e d q u e s t i o n : đưa ra cho người được phỏng vấn 1 con số

(số tiền phải trả) và hỏi họ đồng ý trả hay không

- P a y m e n t c a r d : đề nghị người được phỏng vấn chọn một mức giá trong

một dãy số ( số tiền phải trả) được ghi trên thẻ

- S t o c h a s t i c p a y m e n t c a r d : đưa thẻ ghi một dãy số và hỏi người

được phỏng vấn xác suất/khả năng họ đồng ý trả cho mỗi số tiền

- D o u b l e - b o u n d e d : Người được phỏng vấn trả lời mức giá ban đầu.

Nếu trả lời có, hỏi mức cao hơn Nếu trả lời không, hỏi mức thấp hơn

* Phương thức phỏng vấn

- P h ỏ n g v ấ n t r ự c t i ế p : Gặp mặt để phỏng vấn (in-person interview)

thông thường là cách thu được số liệu chất lượng cao nhất Nếu có đủ khả năng/ tàilực (resources) để huấn luyện cẩn thận cũng như giám sát các điều tra viên Nhượcđiểm lớn nhất là cách này sẽ tốn kém hơn so với cách điện thoại hoặc gửi thư

- P h ỏ n g v ấ n b ằ n g t h ư / e m a i l : Gởi thư có ưu điểm là ít tốn kém so

với gặp mặt để phỏng vấn Nhược điểm: 1) tỷ lệ trả lời có thể rất thấp, 2) thứ tự/quátrình đọc bảng câu hỏi của người được phỏng vấn không giám sát được, 3) ngườiđược phỏng vấn nếu mù hoặc không biết chữ thì sẽ không trả lời được

- Đ i ệ n t h o ạ i : Điện thoại có ưu điểm: 1) không tốn kém (so với gặp mặt

để phỏng vấn), 2) tiết kiệm thời gian, 3) tỷ lệ trả lời khá cao Nhược điểm: 1) khó

mô tả thông tin về tình huống giả định trên điện thoại, 2) thông thường người đượcphỏng vấn chỉ vui vẻ trả lời trong thời gian ngắn

Bước 4: Xây dựng công cụ khảo sát

Trang 19

* X â y d ự n g b ả n g c â u h ỏ i : rất quan trọng trong CVM

Bảng câu hỏi tốt là bảng câu hỏi cung cấp chính xác các thông tin, làm ngườitrả lời phải suy nghĩ nghiêm túc và từ đó thu thập được WTP đúng

* Các bước xây dựng bảng câu hỏi

- Xác định lại hàng hoá cần đánh giá

- Khảo sát thử và chỉnh sửa bảng câu hỏi

* Cấu trúc của bảng câu hỏi:

- Các câu hỏi về kiến thức thái độ

- Kịch bản

- Mô tả các thuộc tính của hàng hoá

- Mô tả thị trường: gia đình cung cấp, ai sẽ hưởng lợi và chịu thiệt hại?

- Phương thức thanh toán (payment vehicle): thanh toán như thế nào? Cánhân hay hộ gia đình? Thời gian thanh toán? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thutiền? Phương thức chi trả đạt yêu cầu nếu người được phỏng vấn tin là công bằng

và có tính thực tế

- Câu hỏi về sự hài lòng và nhu cầu

- Câu hỏi WTP

- Câu hỏi “liên quan tiếp theo” (Follow up question)

- Đặc điểm kinh tế xã hội

* Xác định các mức giá

- Để xác định mức giá: cần thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân

- Xác định mức giá như thế nào còn liên quan đến cách đặt câu hỏi

Bước 5: Khảo sát

Trang 20

Tiến hành khảo sát: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn các đối tượng đã được xác định trước.

Bước 6: Xử lý số liệu

* T í n h t o á n t r u n g b ì n h W T P : theo phương pháp phi tham số

- Xem xét một chuỗi số liệu max WTP của hộ gia đình/cá nhân

- Tổng quan sát N

- Có j giá trị WTP khác nhau, j có thể nhỏ hơn N

- Sắp xếp các giá trị WTP Cj từ thấp đến cao (j=0,J) C0 luôn bằng 0 và Cj có giá trị cao nhất trong mẫu

tuân theo các lý thuyết và kỳ vọng hay không

Hồi quy WTP theo các biến số:

- Thu thập đặc điểm kinh tế -xã hội

- Các biến số về thái độ

- Thái độ đối với kịch bản

- Kiến thức về hàng hoá đang xem xét

- Khoảng cách đến địa điểm cung cấp hàng

hoá Các bước kiểm tra:

- Hồi quy WTP theo các biến

Trang 21

- Kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số

- Xem xét dấu của biến Có phù hợp với lý thuyết hay không?

- Kiểm tra lại phần trăm dự báo đúng của mô hình để xem xét mức độ phùhợp của mô hình

2.1.3 Áp dụng phương pháp CVM vào đề tài nghiên cứu

về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí của địa phương

- Phần 3: Tìm hiểu về sự hài lòng của người dân về môi trường xung quanhkhu vực sống hiện tại

- Phần 4: Phần này nghiên cứu các giải pháp mong muốn của người dân nhằmcải thiện môi trường không khí hiện tại Phần này đồng thời nghiên cứu sự sẵn lòngchi trả của người dân cho việc được mời cùng hợp tác bảo vệ môi trường không khívới các cơ quan có thẩm quyền, nếu các cơ quan này có dự định chi tiền thực hiện

dự án bảo vệ, cải thiện môi trường thì thái độ của họ sẽ như thế nào và tìm ra nhữngnguyên nhân dẫn đến những phản ứng trên

2.I.3.2 Kịch bản:

Kịch bản bắt đầu với sự miêu tả về thực trạng Việt Nam hiện nay đang là mộttrong những nước có tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề đứng thứ 10 trên thếgiới Nước ta đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngoàinhững lợi ích đem lại từ việc hiện đại hóa, công nghiệp hóa như cuộc sống củangười dân được cải thiện hơn, hiện đại hơn, đầy đủ hơn, thì còn đem lại những

Trang 22

bất lợi khác cho sức khỏe, cho cuộc sống của người dân như sự phát triển củanghành công nghiệp tăng làm tăng ô nhiễm môi trường không khí gây ra các

bệnh về đường hô hấp, Từ những thông tin cung cấp cho người dân về lợi ích

và bất lợi đạt được từ phát triển hiện nay của nước ta chúng ta sẽ tìm hiểu được thái

độ, sự hiểu biết, sự hài lòng của người dân về cuộc sống hiện tại và các mong muốncủa họ về việc cải thiện môi trường quanh khu vực sống để có cuộc sống tốt đẹphơn Thành phố Cần Thơ tuy là một trong 4 thành phố lớn của Việt Nam nhưng tìnhtrạng ô nhiễm không khí của thành phố ở mức trung bình, có vượt quá chỉ tiêu quychuẩn chất lương môi trường nhưng ở mức vừa phải, tuy nhiên ở mức độ đó cũng làvượt quá mức được quy định và sẽ gây nguy hiểm hơn đến cuộc sống người dânnếu tình hình ô nhiễm đang có xu hướng ngày càng tăng như hiện nay Hiện nay,trên địa bàn thành phố cũng như cả nước có nhiều chiến dịch kêu gọi bảo vệ môitrường, chính vì điều đó kịch bản đưa ra giả thuyết nếu người dân được mời gọicùng hợp tác bảo vệ môi trường cùng các cơ quan chính quyền địa phương có thẩmquyền trong dự án khôi phục và bảo vệ môi trường thông qua việc đóng góp mộtkhoản tiền hàng tháng bằng cách thu thêm khi thu thuế thu nhập thì có họ có sẵnlòng đóng góp không và trong khoảng nào Câu hỏi WTP : Ông/Bà có sẵn lòng trảthêm hay không và số tiền cụ thể Ông/Bà có thể đóng góp là bao nhiêu?

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Các phỏng vấn viên đến các

hộ dân đã được chọn và xin được trao đổi trực tiếp, nói lên vấn đề cần trao đổi Đưabản câu hỏi cho đáp viên xem qua và trả lời, nếu có những câu hỏi đáp viên chưa rõphỏng vấn viên phải giải thích và hướng dẫn cụ thể

2.1.4 Khái niệm môi trường

Trang 23

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoàicủa một hệ thống nào đó Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng

và tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thốngđang xem xét là một tập hợp con Môi trường của một hệ thống đang xem xét cầnphải có tính tương tác với hệ thống đó

Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tựnhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến cáchoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loàingười và các thể chế

Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiệnhoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh kháchthể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng

Từ này được sử dụng với ý nghĩa chuyên biệt trong các ngữ cảnh khác nhau:

2.1.5 Khái niệm ô nhiễm môi trường

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường“.

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc nănglượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sựphát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường

Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nướcthải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạngnăng lượng như nhiệt độ, bức xạ

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấuđến con người, sinh vật và vật liệu

2.1.6 Tổng quan về môi trường không khí

2.1.6.1 Khí quyển và môi trường không khí

Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và đượcgiữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy

Trang 24

(20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng0,035%), hơi nước và một số chất khí khác Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trênTrái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi

về nhiệt độ giữa ngày và đêm

Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưngmật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao Ba phần tư khối lượngkhí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh Tại Mỹ, nhữngngười có thể lên tới độ cao trên 50 dặm (80,5 km) được coi là những nhà du hành

vũ trụ Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft) được coi là ranh giới do ở đó cáchiệu ứng khí quyển có thể nhận thấy được khi quay trở lại Đường Cacman, tại độcao 100 km (62 dặm), cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất

và khoảng không vũ trụ

2.1.6.2 Đăc trưng của môi trường không

khí

Cấu trúc môi trường khí quyển

- Đối lưu: 0 - 10km, càng lên cao nhiệt độ càng giảm (0.5°C/ 100m), áp suấtgiảm

- Bình lưu: 10 - 50 km, càng lên cao nhiệt độ càng tăng, áp suất giảm; lớpÔzôn ở độ cao 18 - 30km

- Trung lưu: 50 - 90km, nhiệt độ giảm dần

- Tầng ngoài: nhiệt độ tăng nhanh và rất cao, áp suất rất thấp

Thành phần khí quyển

Thành phần khí quyển khá ổn định theo phương nằm ngang và phân dị theophương thẳng đứng Phần lớn khối lượng 5.1015 tấn của khí quyển tập trung ở tầngđối lưu và bình lưu Thành phần của khí quyển bao gồm chủ yếu là Nitơ (78,1%),Ôxy (20,99%), Argon (0,93%), Carbonic (0,03%), Hyđrô, Ôzôn và các khí trơkhác Tuy nhiên cơ cấu này có thêr bị biến đổi khi không khí bị ô nhiễm do SO2,

CO2, NOx Ngoài ra còn có hơi nước, khi nhiệt độ tăng thì nồng độ hơi nước bãohoà cũng tăng

Các đặc trưng khác

Trang 25

- Thành phần các chất khí, nhiệt độ, áp suất không khí, thành phần sinh vật thay đổi rất nhiều qua các không gian khác nhau

- Rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của môi trường

- Không thể phân định rõ ràng quyền sở hữu (tài nguyên không biên giới)

- Chịu tác động nhiều của khí hậu và biến đổi khí hậu cùng với tương tác sinh - địa - thuỷ quyển

2.1.7 Ô nhiễm môi trường không khí

2.1.7.1 Khái niệm

"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọngtrong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi,

có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)"

Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khỏe con người(đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biếnđổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),

2.1.7.2 Các tác nhân gây ô nhiễm không khí và tác đông của chúng

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia ra thành nguồn tựnhiên và nguồn nhân tạo

• Nguồn tự nhiên:

+ Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàusunfua, mêtan và những loại khí khác Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nóđược phun lên rất cao

+ Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy

ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ Các đám cháy nàythường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí

+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng

và gió thổi tung lên thành bụi Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọtmang theo bụi muối lan truyền vào không khí

+ Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phátthải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các

Trang 26

khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm khôngkhí.

+ Tổng lượng chất ô nhiễm do nguồn tự nhiên gây ra thường là rất lớn,nhưng nó có đặc điểm là phân bố đều trên toàn thế giới, nồng độ của các chất ônhiễm không tập trung tại một điểm nhất định Con người, động vật, thực vật đãdần quen với nồng độ các chất ô nhiễm đó

• Nguồn nhân tạo:

+ Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt độngcông nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giaothông Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:

+ Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói củacác nhà máy vào không khí như SO2, CO, CO2, NOx, hydrocacbon và tro bụi Dobốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ốngdẫn tải Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoàibằng hệ thống thông gió

+ N g à n h n h i ệ t đ i ệ n : nhà máy nhiệt điện thường dùng nhiên liệu là

than, xăng dầu, khí đốt các loại Các khí độc hại, bụi và hơi nóng thải ra khôngkhí qua ống khói và các đường vận chuyển nhiên liệu khác

+ N g à n h v ậ t l i ệ u x â y d ự n g : các nhà máy sản xuất xi măng, gạch

ngói, vôi, phấn, thuỷ tinh, sành sứ, bột đá có tác động nhiều đến môi trường khôngkhí Nguồn thải của nhà máy ximăng làm ô nhiễm môi trường rất lớn, đặc biệt là ônhiễm bụi và khí độc Các nhà máy thuỷ tinh, sành sứ thải ra lượng lớn HF, SO2.Các nhà máy gạch ngói, lò nung vôi thải ra lượng lớn đáng kể bụi và các khí SO2,

CO, CO2 và NOx (NO, N2O, NO2) rất độc hại, đặc biệt là các lò nung gạch , vôi thủcông có ống khói thấp

+ N g h à n h h o á c h ấ t v à p h â n b ó n : nghành hoá chất và phân bón có

đặc trưng là thải vào khí quyển rất nhiều chủng loại các chất độc hại ở dạng khí vàdạng rắn, thậm chí các chất độc hại như axit nitơ, sunfua dioxit Các nhà máy hoáchất sản xuất sơn thải vào khí quyển các chất hoà tan như hơi xăng, tuluen Các

Trang 27

chất thải của phần lớn các nhà máy hoá chất có đặc trưng là đẳng nhiệt, nên nhiệt

độ của khí thải chênh lệch nhỏ so với không khí xung quanh nó, vì vậy nó bay đikhông xa và tập trung ở gần nguồn Thiết bị sản xuất hoá chất thường để lộ thiênhoặc bán lộ thiên, một số công đoạn sản xuất hoá chất cũng đặt ngoài trời, cùng với

sự rò rỉ hoá chất qua đường ống hoặc thiết bị thiếu độ kín, đó là nguyên nhân làmtăng nồng độ chất độc trong không khí ở bên trong, cũng như bên ngoài nhà máyhoá chất

+ N g à n h d ệ t v à g i ấ y : nguồn gây ô nhiễm môi trường ỏ nhà máy dệt

và giấy chủ yếu ở hai công đoạn: công đoạn lò hơi do đốt than nên thải nhiều bụi vàkhí độc; công đoạn tẩy trắng và nhuộm làm bốc hơi các hoá chất độc hại

+ N g à n h l u y ệ n k i m : đặc trưng chất thải độc hại của nhà máy luyện

kim là rất nhiều bụi kim loại, đất đá với kích thước từ 10 đến 100^m, phát sinhtrong công đoạn tuyển quặng, sàng lọc, đập nghiền quặng và các quá trình tương tự

Có bụi nhỏ, khói chủ yếu thoát ra từ lò cao, lò máctanh, lò luyện nhiệt, băng chuyền

và khâu làm sạch mẫu đúc Các hoá chất độc hại SO2, NOx được sản sinh ra trongquá trình đốt cháy nhiên liệu Còn bụi và khí CO được sản sinh ra trong quá trìnhluyện gang Khí thải của nhà máy luyện kim có đặc điểm là có nhiệt độ cao, đạt tới

300 - 400°C, đôi khi 800°C Do các ống khói cao, khí thải lại có nhiệt độ cao nênchất ô nhiễm từ nhà máy luyện kim được phân bổ rất rộng Ngoài những nguồn ônhiễm kể trên, vùng công nghiệp luyện kim còn làm ô nhiễm không khí do rất nhiềunguồn khác như bụi bay lên từ các sân bãi để quặng, nguyên liệu, đường vậnchuyển và các xưởng đúc, băng truyền

+ N g à n h t h ự c p h ẩ m : chất thải của các nhà máy thực phẩm làm ô

nhiễm không khí, chủ yếu ở các công đoạn đốt lò than, nồi hơi, thải qua ống khóinhiều bụi khí độc (SO2, CO, CO2, NOx) Một số nhà máy thực phẩm tạo ra nhiềuloại mùi hôi Phần chủ yếu các chất thải như đường, tinh bột, protein được xả vàonước gây ô nhiễm môi trường nước, tiếp tục thối rữa và phân huỷ trong hệ thốngkênh mương

Trang 28

+ C á c x í n g h i ệ p c ơ k h í : nguồn gây ô nhiễm chính ở các xí nghiệp cơ

khí là xưởng đúc và xưởng sơn, đặc biệt lá các nhà máy chế tạo ô tô và máy kéo.Các tác nhân ô nhiễm ở xưởng đúc có tính chất như ở các nhà máy luyện kim Còncác xưởng sơn lại giống như các xưởng hoá chất Xưởng chính và xưởng lắp rápcủa các nhà máy cơ khí thường có mặt bằng lớn, nhưng chiều cao lại tương đốithấp Những chất độc hại thải ra từ các xưởng chính, cũng như đốt cháy nhiên liệu ởcác xưởng rèn đúc , xưởng nhiệt luyện hoặc bụi và khí do quá trình hàn đều đượcthải ra ngoài theo các cửa thông khí Vì vậy nồng độ chất độc hại thường cao ở khuvực bên trong hàng rào nhà máy và khu vực dân cư sát nhà máy

+ C á c n h à m á y t h u ộ c n g à n h c ô n g n g h i ệ p n h ẹ : do quá trình

hoá học hoá sản xuất và ứng dụng rộng rãi kỹ thuật ép các cấu kiện, nên hiện tạitính chất các chất thải cũng giống như các xí nghiệp hoá chất Ví dụ, nhà máy đónggiày đang thải ra rất nhiều bụi, sol khí sơn, quang dầu, ammoniac, axêtôn,butilaxetat dều là những tác nhân gây ô nhiễm

+ G i a o t h ô n g v ậ n t ả i : đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không

khí Các khí độc thông thường là cacbonmnoxit, nitơ oxit, khí hydrocacbon Cácloại xe ôtô còn gây ô nhiễm do bụi đất đá và bụi hơi chì, khói rất độc qua ống xả.Tàu hoả, tàu thuỷ chạy bằng than hay xăng dầu đều gây ô nhiễm môi trường tương

tự như xe ôtô Đặc điểm nổi bật của nguồn gây ô nhiễm do giao thông gây ra tươngđối thấp, nhưng nếu mật độ giao thông lớn và phụ thuộc địa hình, quy hoạch kiếntrúc, có thể gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường Máy bay cũng là nguôn gây ônhiễm bụi và hơi độc hại và tiếng ồn Nếu so với phương tiện giao thông khác thìchất thải do máy bay gây ra chỉ chiếm 2.5% tổng chất thải cacbon oxit và 1% chấtthải hydrocacbon Đáng chú ý nhất là máy bay siêu âm bay ở độ cao lớn thải ra nitơoxit gây nguy hiểm đối với phân tử ozon trên thượng tầng khí quyển

+ S i n h h o ạ t c ủ a c o n n g ư ờ i : nguồn ô nhiễm này chủ yếu do hoạt

động ở các bếp đun và lò sưởi sử dụng nhiên liệu than đá, củi, dầu hoả và khí đốt.Nhìn chung, nguồn ô nhiễm này là nhỏ, nhưng có đặc điểm là gây ra ô nhiễm cục

bộ trong căn hộ, một nhà hay một số nhà Loại khí độc chủ yếu là CO và CO2 Các

Trang 29

nguồn tự nhiên và nhân tạo gây ô nhiễm không khí tương tác phức tạp với khíquyển.

Bảng 1: Trình bày sơ đồ tương tác giữa các nguồn gây ô nhiễm thiên nhiên

và khí quyển

Bảng 2: Đặc điểm, tính chất và tác động của các khí gây ô nhiễm môi trường không khí

Nguồn thiên nhiên —► 4 Nguồn nhân tạo

Bụi vũ trụ—► Bức xạ tia cực tím do suy thoái

Hơi nước —► Thải bỏ các vật liệu phóng xạNước—► O2 công nghiệp và sinhhoạtThực vật xanh, phấn hoa—► CO2, NO2, nO, N2O

Vi khuẩn CO2—►f Khí N + Bụi a-mi-ăng

Bụi đường

Nguồn: Cơ sở khoa học môi trườngPTS Lưu Đức Hải

Trang 30

250 triệu tấn/năm chiếm tỷtrọng lớn trong các chất ônhiễm môi trường khôngkhí

CO tác dụng mạnh với Hemoglobin (Hb) tạo thành cacbonxy hemoglobin Cấp tính:đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, mõi mệt, hôn mê, phù phổi Mãn tính: thường bị đau đầu daidẵng, chóng mặt, sụt cân, mõi mệt

2 Khí SO2

Khí không màu, có vịcay, mùi khó chịu

Có nhiều ở các lò luyệngang, lò rèn, lò gia công, lòđốt than có chứa lưuhuỳnh

132 triệu tấn/năm

SO2 tác dụng với hơinước tạo thànhH2SO4

SO2 và H2SO4 làmthay đổi tính năng,màu sắc vật liệu, ănmòn kim loại, giảm

độ bền sản phẩm vảilụa và đồ dùng

3 Khí NO,

NO2

Hình thành do phản ứng hóa học Nitơ với oxy trong khí quyển khi đốt cháy ở nhiệt độ cao Do hoạt động của con

NO và NO2 hìnhthành khói quang học,làm phai màu thuốcnhuộm, han gỉ kimloại

người, hàng năm có khoãng

48 triệu tấn

Đối với người vàđộng vật gây bệnhphổi, bệnh về hô hấp

và tử vong

4 Khí CO2

Do đốt nhiên liệu, than củi

và hô hấp của động vật thải

ra khí quyển

Làm cho nhiệt độ tráiđất tăng lên (hiệu ứngnhà kính) gây hiệntượng băng tan, nângcao mực nước biển,làm tăng các trậnmưa, bão, lũ lụt

Nồng độ thấp thìkhông nguy hiểmnhưng nó oxy hóangay với sulphur vàsunphur

Đối với người gâynhức đầu, mõi mệt,nếu nồng độ cao segây hôn mê, gây kíchthích họng và mắt, cóthể chết

6 Khí Cl, HCl Trong khí quyển khíCl và

HCl có nhiều ở vùng nhà máy hóa chất Đốt cháy than, giấy, chất dẻo và nhiên liệu rắn cũng tạo ra

Cl và HCl

Khí Cl tác dụng đoạntrên của đường hôhấp Tiếp xúc với môitrường có nồng độ Clcao sẽ bị xanh xao,vàng vọt, bệnh tật

Trang 31

N g u ồ n : C ơ s ở k h o a h ọ c m ô i t r ư ờ n g

P T S L ư u Đ ứ c H ả i Một số chất gây ô nhiễm không khí nhân tạo nguy hiểm

nhất đối với con người và khí quyển trái đất là CO2, SO2, CO,N2O, CFC

và có thể chết Đối vớithực vật cây chậm phát triển và nồng caothì cây sẽ bị chết

7 Khí NH3 Có mùi khai Sử dụng nhiều trong kỹ

thuật lạnh, trong các nhàmáy sản xuất phân đạm,sản xuất axit nitric, conngười và động vật cũng lànguồn thải

Là chất độc hại chongười và động vật dosiêu vi khuẩn gâybệnh

Đối với thực vật cây

có thể bị trắng bạch,

bị đốm lá và hoa, làmgiảm rễ cây,

8 Khí Hydro

cacbon

Là hợp chất do hydro

và cacbon tạo thành,không màu, khí tựnhiên có chứa sulphurnên có thể có mùi

Quá trình nhiên liệu cháykhông hoàn toàn, quá trìnhsản xuất máy lọc dầu, sự rò

rỉ đường ống dẫn khí, sinh

ta hydro cacbon

Đối với thực vật Etylen làm lá cây vàng úa và gây bệnh chết hoại Đối với con người làm sưng tấy màng nhầy của phổi, làm thu hẹp cuống phổi, làm sưng tấy mắt

9 Tro, bụi,

khói

Từ lò đốt ở mọi nghànhcông nghiệp và ống xả khícủa xe cộ

Gây bệnh khí thủngđau mắt có thể gâybệnh ung thư ở người

Trang 32

Đặc điểm nguồn thải có ảnh hưởng mạnh tới sự khuếch tán chất ô nhiễm chịu ảnh hưởng mạnh của địa hình, tốc độ gió,

2.1.8 Chất lượng môi trường và chất lượng môi trường không khí

2.1.8.1 Chất lượng môi trường

Chất lượng môi trường là thuật ngữ để chỉ tình trạng của môi trường Chấtlượng môi trường được đánh giá trên nhiều khía cạnh, bằng nhiều những tiêu chuẩnkhác nhau Ngày nay thuật ngữ chất lượng môi trường được nói nhiều hơn bởi lẽ nó

là một trong những bất cập hàng đầu hiện nay Chất lượng môi trường được cả thếgiới quan tâm và loài người đang tìm mọi cách nâng cao chất lượng môi trường, vìchất lượng môi trường của chúng ta đang đi xuống một cách nghiêm trọng và cầnphải có những giải pháp cấp bách để cải thiện chất lượng môi trường

2.1.8.2 Chất lượng môi trường không khí

Là thuật ngữ để chỉ tình trạng về môi trường không khí Cùng với môi trườngnói chung chất lượng môi trường không khí hiện nay đang xuống cấp và cần cónhững biện pháp cấp thiết để cải thiện môi trường không khí Chất lượng môitrường không khí được đánh giá qua những chỉ tiêu, giới hạn cho phép Đa số cáctiêu chuẩn hiện nay về môi trường không khí chúng ta đều vượt quá, có thể nóichúng ta đang sống trong một môi trường không khí đầy ô nhiễm bởi bụi và các khíthải độc hại bên cạnh đó còn là tiếng ồn Trên toàn thế giới các hiệp định, quy ướcđang được ký kết nhằm nâng cao chất lượng môi trường không khí

Trang 33

2.1.8.3 Quy chuẩn môi trường

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm thải

ra môi trường Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của môitrường, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên môi trường một cách phùhợp

Bảng 3: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí

Đơn vị: Microgam trên mét khối (g,g/m 3 )

TT

Thông số Trung bình 1

giờ

Trung b ình 8giờ

Trung bình 24giờ

Trang 34

Bảng 4: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xungquanh

Đơn vị: Microgam trên mét khối (ụg/m 3 )

học

Thời gian trung bình

Nồng độ cho phép Các chất vô cơ

Nồng độ cho phép Các chất vô cơ

8 Cadimi (khói gồm ôxit và kim

Trang 35

- Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

♦♦♦ Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong kho ảngthời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặcgiá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ Giá trị trung bình giờ được đo nhiều lần trong 24 giờ (mộ t ngày đêm) theo tần suất nhất định.Giá trị trung b ình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ đượclấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 3 và 4

♦♦♦ Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong kho ảngthời gian 8 giờ liên tục

♦♦♦ Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảngthời gian 24 giờ (một ngày đêm)

♦♦♦ Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung b ình 24 giờ đo đượctrong khoảng thời gian một năm

Bảng 5: Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa

cho phép trong khí thải công nghiệp

Trang 36

- Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng

độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến,

17 Nitơ oxit, NO

x (cơ sở sản xuất hóa chất), tínhtheo NO2

19 Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 1000 500

Trong đó:

Trang 37

kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 vớithời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

- Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối

đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:

+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể

Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling)

Trong trường hợp tổng thể bao gồm những nhóm khác nhau, kết quả ướclượng sẽ chính xác hơn nếu ta xem từng nhóm như những tổng thể riêng lẻ - lấymẫu ngẫu nhiên trên chúng rồi kết hợp các kết quả với nhau Phương pháp lấy mẫunhư vậy gọi là lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng

Xác định cỡ mẫu:

Do đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên không có bảng câuhỏi nào bị hao hụt Do hạn chế về thời gian, năng lực và chi phí nên chỉ tiến hànhphỏng vấn với cở mẫu được xác định là 100 mẫu

Cách thức lấy mẫu:

Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ bao gồm 13 phường Áp dụng phươngpháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa vào tiêu thức phân vùng dân cư Với sốmẫu được chọn là 100 thì với mỗi phường ta tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu chính được dùng trong bài nghiên cứu này là số liệu sơ cấp được điềutra từ việc phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình trên địa bàn Quận Ninh Kiều, Thànhphố Cần Thơ từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2012

Ngoài ra bài nghiên cứu còn sử dụng số liệu thứ cấp được cung cấp bởi TrungTâm Quan Trắc Thành Phố Cần Thơ cũng như thu thập trên tạp chí, báo, internet,

Trang 38

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phần mềm Excel, SPSS để phân tích số liệu

Trong quá trình phân tích số liệu, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp phân tích

để giải quyết các mục tiêu mà đề tài đã đưa ra, như sau:

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả về số liệu để phân tích tình hình ô nhiễm môi trường không khí tại Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ Mục tiêu 2: Sử dụng Mô hình hồi quy tuyến tính giả định rằng biến phụ thuộc có phân phối chuẩn đối với bất kì kết hợp nào của các biến độc lập trong mô hình

Mô hình hồi quy tuyến tính có dạng:

phương sai không đổi ° '

Mục tiêu 3: Bằng phương pháp suy luận đề ra các giải pháp nhằm cải thiệnmôi trường không khí tại Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ

CHƯƠNG 3THỰC TRẠNG VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở QUẬN NINH KIỀU

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 TỔNG QUAN VỀ QUẬN NINH KIỀU

3.1.1 Về điều kiện tự nhiên

Quận Ninh Kiều được thành lập ngày 02-01-2004, theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cái Khế,

An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, XuânKhánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ) Đổi xã An Bìnhthành phường An Bình Quận Ninh Kiều có 2.922,57 ha diện tích tự nhiên và

Trang 39

243.794 nhân khẩu (cuối năm 2011) với mật độ dân số 8349 người/km2 + Phía Bắcgiáp quận Bình Thủy

+ Phía Nam giáp sông Cần Thơ ngăn cách với quận Cái Răng

+ Phía Tây giáp huyện Phong Điền + Phái Tây giáp dòng

sông Hậu

Ngày 16-01-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số

11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấnthuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thànhphố Cần Thơ Theo đó, thành lập phường An Khánh thuộc quận Ninh Kiều trên cơ

sở điều chỉnh 441 ha diện tích tự nhiên và 7.731 nhân khẩu của phường An Bình

Về hành chính, Quận Ninh Kiều bao gồm 13 phường và 71 khu vực

3.1.2 Về kinh tế

Bảng 6: Thống kê dân số các phường tại Quận Ninh Kiều năm 2009

Phường Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số(người/km2)

Trang 40

Ninh Kiều là trung tâm kinh tế của thành phố Cần Thơ Năm 2007, kinh tếquận đạt tốc độ tăng trưởng 16,8%, thu nhập bình quân đầu người 1.150 USD/năm.

Cơ cấu kinh tế của quận qua các năm không ngừng chuyển dịch theo hướng tăngcường giá trị dịch vụ, giảm dần giá trị công nghiệp và nông nghiệp

Từ sau sự kiện khánh thành cầu Cần Thơ và nhiều công trình lớn như quốc lộ91B, đường Nam Sông Hậu, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài đã góp phần đưa quậnNinh Kiều trở nên sầm uất, náo nhiệt hơn Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2010, hầu hếtcác chỉ số kinh tế của quận Ninh Kiều đều đã đạt và vượt, nhất là ở các lĩnh vựcthương mại - dịch vụ đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư từ các nơi đổ về đầu tư làm

ăn Hiện nay, hệ thống các siêu thị tại trung tâm quận Ninh Kiều như:

Co.opMart Cần Thơ, Metro Hưng Lợi, CitiMart Cần Thơ luôn luôn đông khách,

là nơi mua sắm quen thuộc của mọi người Theo thống kê của quận Ninh Kiều, trênđịa bàn có trên 100 các chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm đanghoạt động Các cao ốc văn phòng, các trung tâm thương mại thu hút ngày càngnhiều doanh nghiệp đến đầu tư lâu năm

Ngoài ra, các công trình kè sông Hậu, kè rạch Khai Luông đã hoàn thành đưavào sử dụng đang phát huy hiệu quả Quận Ninh Kiều đã chính thức khởi công Dự

án Nâng cấp đô thị giai đoạn 2, qua đó tiến hành nâng cấp 108 hẻm tại các phườngHưng Lợi, Xuân Khánh, An Phú, Thới Bình, Cái Khế phấn đấu đến cuối năm

2011 sẽ hoàn thành Các công trình quy mô lớn hơn đi qua địa bàn Ninh Kiều như

kè sông Cần Thơ, nâng cấp mở rộng quốc lộ 91 cũng đã khởi công xây dựng Một

số công trình phục vụ tái định cư cho các dự án nêu trên, trong đó có khu tái định

cư Thới Nhựt 2, cũng đang trong giai đoạn hoàn thành và tiếp tục mở rộng giaiđoạn 2

Ninh Kiều có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua, lànơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng nên rấtthuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá, tạo

ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành phố của nhiều tỉnhtrong vùng Quận là trung tâm thương mại của thành phố với hàng loạt chợ và trung

Ngày đăng: 05/06/2018, 17:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w