PHAN THU NHAT MO DAU
1.1 ĐẶT VẤN ĐÈ
Trong nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi luôn là hai ngành chủ
yếu, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ nhau cùng
thống nhất và cùng phát triển Trong những năm vừa qua, nhờ áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà ngành trồng trọt đã có
nhiều bước tiến mạnh mẽ Tuy nhiên đo q trình cơng nghiệp hố, đơ thị
hố đang diễn ra với tốc độ chóng mặt ở khắp nơi trong cả nước như hiện
nay đã làm cho đất đai (tư liệu đặc biệt và không thay thế của ngành trồng
trọt) ngày càng bị thu hẹp, kéo theo đó là việc phát triển trồng trọt ngày
càng trở nên khó khăn hơn Vì vậy việc phát triển nông nghiệp chuyển hướng sang phát triển chăn nuôi là chủ yếu
Long Biên là quận mới được thành lập ngày 01/01/2004 theo nghị
định 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ xong nơi đây cũng chỉ mới nổi lên được một vài trung tâm đô thị phát triển: Sài Đồng, Việt
Hưng, Ngọc Lâm, Thượng Thanh với các cụm công nghiệp: Sài Đồng A, Sài Đồng B, Đài Tư, Hanel còn đại đa số các phường: Cự Khối, Bồ Đè,
Giang Biên, Gia Thuy vẫn duy trì và phát triển nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, đặc biệt là phát triển chăn nuôi
Trang 2ngày càng giảm (do q trình đơ thị hố, do ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên, công nhân đến học tập làm việc và sinh sống ) nên tình trạng
chăn ni phân tán với đủ mọi loại hình (trang trại, gia trại, tận dụng )
xen lẫn với khu dân cư cộng với hoạt động giết mồ gia súc, gia cầm vẫn diễn ra một cách tự do, chưa có sự quản lý chặt chẽ Đây là một điều rất đáng lo ngại cho sức khoẻ, đời sống cộng đồng, tình trạng ơ nhiễm mơi trường không những cho riêng gia chủ chăn nuôi, giết mổ mà còn ảnh hưởng tới cả khu dân cư xung quanh và mỹ quan đô thị
Nằm trên trục tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nên
Long Biên là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không Đồng thời lại là nơi đang dần tập trung nhiều các doanh nghiệp trung ương và địa phương về hoạt động (hiện đang có 1200 doanh nghiệp) nên dân cư tập trung rất đông đúc Đứng trước thực tế nan giải như vậy, để đảm bảo một môi trường sống trong lành, một nguồn thực phẩm (đặc biệt là nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật) đảm bảo về chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu của quận Dé tim ra được giải pháp hợp lý và có chiến lược lâu dài trong định hướng phát triển chăn nuôi và công
tác kiểm soát giết mồ gia súc, gia cầm trên địa bàn quận Long Biên cho phủ hợp với thời đai, thiết nghĩ việc đầu tiên là phải nắm được chính xác tinh
hình chăn ni và cơng tác giết mô thực tế đang diễn ra như thế nào chúng
tôi tiến hành đề tài:
Trang 31.2 MUC DICH CUA DE TAI
+ Khảo sát thực trạng tình hình chăn ni trên địa bàn quận và ảnh
hưởng của nó tới mơi trường sống dân cư
+ Khảo sát hoạt động giết mổ diễn ra trên địa bàn quận đề từ đó có cái nhìn cụ thể về khía cạnh ảnh hưởng tới môi trường như thế nào
PHAN THU HAI
TONG QUAN
2.1 Các yếu tố chất thải trong chăn nuôi và giết mỗ
2.1.1 Chất thải trong chăn nuôi
Trong q trình ni, gia súc, gia cầm thải ra ngoài môi trường phân, nước tiêu và thức ăn thừa Các chất này đóng vai trị rất lớn trong quá trình gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi Bản thân các chất thải ra trong quá
trình chăn nuôi này chứa nhiều nhân tố độc hại nhưng có thể quy ra 3 nhóm
chính :
+ Các yếu tổ vi sinh vật có hại + Các yếu tô chất độc có hại
+_ Các khí độc hại
Cả 3 nhóm yếu tô độc hại này có liên quan mật thiết với nhau và phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăn nuôi cũng như bệnh tật ở vật nuôi
Nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chăn nuôi bao gồm chất
thải rắn như lông, phân, rác, thức ăn thừa và chất thải lỏng như nước tiểu,
Trang 4Trung bình một con lợn mỗi ngày thải ra môi trường 1,5 - 3,5 kg phân và
10 - 50 lít nước thải, một con bò thải 3,5 — 7 kg phân và 50 - 150 lít nước thai,100 con gà thải 7 — 30 kg phân mỗi ngày
Chất thải lóng trong chăn ni: là phần nước thải ra từ trang trại
chăn nuôi do làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, nước tắm rửa cho gia súc hàng ngày, nước tiểu do gia súc bài tiết ra môi trường
Thành phần chủ yếu của nước thải chuồng lợn
Chí tiêu Đơn vị Giá trị đo được
pH mg/l 5,5—5,8 Cn lo lửng mg/l 1900 — 8500 BOD mg/l 1380 — 5900 Nitrogen tong sé mg/l 120 - 360 E.Coli mg/l 10’ - 10° (Nguyễn Thị Hoa Lý — 2001) Thành phần nước thải chăn nuôi biến động rất lớn phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi, phương pháp vệ sinh, kiểu chuồng trại và chất lượng nước
vệ sinh chuồng trại Trong nước thải, nước chiếm 75 — 95%, phần còn lại
là các chất hữu cơ, vô cơ và mầm bệnh
Chất thải rắn trong chăn nuôi: bao gồm phân, rác, chất độn chuồng, thức ăn dư thừa, xác gia súc chết hàng ngày Tỷ lệ các chất hữu cơ,
vô cơ, vi sinh vật trong chất thải phụ thuộc vào khẩu phần ăn, giống, loài
gia súc và cách dọn vệ sinh
Trong chất thải rắn chứa : nước 56 - 83%, chất hữu cơ 1 - 26%, nitơ 0,32 — 1,6%, P 0,25 - 1,4%, K 0,15 — 0,95% và nhiều loại vi khuẩn, virus,
Trang 5Các thành phần trong chất thải rắn có thể khác nhau và tỷ lệ các thành phần này cũng khác nhau tuỳ từng loại gia súc, gia cam
Ngoài một số thành phần như ở trên thì trong chất thải rắn còn chứa
một số vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật
M6t sé VSV trong chat thải rắn của một số loài vật nuôi
Chỉ tiêu Đơn vị Lợn Bò Gà ColiForm MPN/100g |4.105-108 |3.105-107 |1,5.10°- 102 E.Coli MPN/100g_ | 10° - 107 100-107 ~— | 5.10°— 108 Streptococcus | MPN/100g | 3.10°-10* | 20-30 5.10? - 10! Salmonella Vk/ml 10 - 10! 10 - 10! 10 - 10! Clo.perfringens | Vk/ml 10 - 10° 10 - 10° 10 - 10°
Don bao MPN/I0g | 0- 10° 0- 10° 0- 10°
(Nguyễn Thị Hoa L ý — 2004) * Các chất gây ô nhiễm môi trường trong chất thải chăn nuôi Trong chất thải chăn nuôi có nhiều chất gây ơ nhiễm môi trường Các nhà khoa học đã phân chia các tác nhân trong chất thải chăn nuôi thành các loại: Các chất hữu cơ đễ bị phân huỷ sinh học, các chất hữu cơ bền vững,
các chất vô cơ, các chất có mùi, các chất rắn, các loại mầm bệnh e - Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học
Gồm các chất như: Cacbonhydrat, protein, chất béo Đây là chất
gây ô nhiễm chủ yếu của nước thải khu dân cư, công nghiệp chế biến thực
phẩm, lò mổ, chế biến sữa.Chất hữu cơ tiêu thụ ôxy rất mạnh, gây hiện
Trang 6© Các chất ran tong sé trong nước
Bao gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hoà tan, chất rắn bay hơi và chất rắn không bay hơi do các chất keo protein, hydratcacbon, chất béo có
trong nước thải hoặc được tạo ra khi gặp điều kiện như: pH, nhiệt độ, độ cứng thích hợp Lượng chất rắn lơ lửng cao trong nước gây cản trở quá trính xử lý chất thải
Trong chất thải chăn nuôi, phần lớn N ở dạng Amonium (NH ¿) và
hữu cơ Nếu không được xử lý thì một lượng lớn Amonium sẽ đi vào
không khí ở dạng Amonia (NH;), nếu xử lý phân không đúng qui trình sẽ gây ô nhiễm vì trong phân có Nitrogen, phốt phát và nhiều vi sinh vật
Nitrat và vi sinh vật có thể nhiễm vào nguồn nước ngầm, mặt đất bị ô
nhiễm Theo nghiên cứu của HilI và Toller (1982) tỷ lệ phần trăm chất rắn Nitrogen phét phát trong chất rắn lơ lửng ở nước thải chuồng lợn như sau :
Tỷ lệ phần trăm chất rắn Nitrogen photphat trong nước thải chuông lợn
Kich thuéc hat (mm)
Tong so >1 01-1 <0.01 Chất rắn tổng số(TS) 33 12 45 Nitrogen tổng số(TN) 15 15 70 Phốt phát tổng số(TP) 5 27 58 (Nguyễn Thị Hoa Lý — 2001) e — Các chất hữu cơ bền vững
Bao gồm các hợp chất Hydrocacbon, vòng thơm, hợp chất đa vịng, hợp chất có chứa Clo hữu cơ trong các loại hoá chất tiêu độc khử trùng như
Trang 7e — Các chất vô cơ
Bao gồm các chất như Amonia, ion PO,**, K*, SO4”, CI" Kali trong phân là chất lỏng tồn tại như một loại muối hoà tan, phần lớn là từ nước
tiểu gia súc bài tiết ra khoảng 90% Kali trong thức ăn cũng được gia súc bài tiết ra ngoài
Ion SO¿ được tạo ra do sự phân huỷ các hợp chất chứa lưu huỳnh trong điều kiện hiếu khí hoặc yếm khí
(CHạ);S +2H; —> 2CH¿+ H; ( yếm khí)
CH:SH + O;+H;O —› CH¿ + H;ạSO¿ (Mercaptan )
(CH;);S + O;+H;O —› CH¿ + H;SO¿ (hiếu khí)
Clorua là chất vơ cơ có nhiều trong nước thải, nồng độ Clorua vượt
quá mức 350mg/1 sẽ gây ô nhiễm đất, nước ngầm và nước bề mặt
© Các chất có mài
Có nhiều trong nước thải nên nước thải chăn ni thường có mùi hơi thối, gây ơ nhiễm khơng khí Khơng khí trong chuồng ni chứa khoảng 100 hợp chất khí (Haitung và Phillips,1994 ); Hạ và CO; từ những nơi chứa phân lỏng dưới đất có thê gây nên sự ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính cho
vật ni Mùi phân đặc biệt hôi thối khi người ta tích luỹ phân để phân huỷ
trong trạng thái yếm khí, khí độc hại toả ra môi trường xung quanh ở nồng
độ cao có thê gây nôn mửa, ngạt thở, ngất xỉu hoặc chết người
Lượng NHạ và HS vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây mùi hơi và kích thích vật nuôi, đặc biệt là lên đường hô hấp Các chất gây mùi còn
được đánh giá bởi hàm lượng chất rắn bay hơi và mỡ dư thừa trong chất
thải Các chất du thừa ở dạng chưa phân huỷ tạo điều kiện cho vi sinh vật
Trang 8Các chất tạo mùi trong nước thải
Chất tạo mùi Công thức Mùi đặc trưng
Amin CH:NH; Cá ươn Amoni NH; Khai Diamin NH2(Ch>),NH Thịt thối Hydrosulfua H;S Trứng thối Mercaptan CH3SH Hoi Phan C;H;NHCH; Thối
Sulñt hữu cơ (CH;);SCH;SSCH; Bắp cải rữa
(Nguyễn Thị Hoa Lý — 2005)
© Cac yéu té vi sinh vật
Trong chất thải có chứa một tập đoàn khá rộng các vi sinh vật có lợi
và có hại, trong đó có nhiều loại trứng ký sinh trùng, vi trùng và virus gây
bénh nhu: E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Arizona
Bình thường, các vi sinh vật này sống cộng sinh với nhau trong
đường tiêu hố nên có sự cân bằng sinh thái Khi xuất hiện tình trạng bệnh
lý thì sự cân bằng đó bị phá vỡ, chẳng hạn như gia súc bị ia chay thi số
lượng vi khuẩn gây bệnh sẽ nhiều hơn và lắn áp tập đồn vi khuẩn có lợi
Trang 9Một số bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi Gây bệnh
ak | Chat thai Duong
Mam bénh Loai ra nhiém :ã Ngộ độc Pong Người a thực 4
pham
Phan, Nước, thức
E Coli Vitrung | chatthai | An + + +
Phan, Nước, thức
Salmonella |Vi trùng | chấtthải |ăn + + +
Phân, Nước, thức
Leptospira |Vi trùng | chấtthải |ăn, da - + +
Phan, Nước, thức
Dịch tả lợn | Virus chất thải |ăn - + -
Ký sinh| Phân Nước, thức
Ascarissuum | trùng chất thải |ăn - + +
Năm, Pha Nước, thức
Bệnh ngoài |ký sinh an, ăn, da, niêm
da trùng chất thải | mạc - + +
Ký sinh| Phân Nước, thức
Cl Parium |trùng chất thải | An - + +
( Nguyễn Thị Hoa Lý — 2001 ) Trong chăn ni gia đình có phạm vi chật hẹp, nước thải chăn nuôi không được xử lý và khơng có lối thốt được tích lại ngay tại các khu vực
xung quanh nơi chăn nuôi da lam ban nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của con người và vật nuôi Theo nghiên cứu của Đậu Ngọc Hào và cộng sự (1997) thì các khu vực tư nhân sử dụng nước giếng khơi là không đảm bảo về chỉ tiêu vi sinh vật cho phép Trong 6 cơ sở chăn
Trang 10E Coli và Clostridium perfringens là rất cao, 100% các mẫu phân tích đều vượt quá chỉ tiêu cho phép về nước uống trong chăn nuôi ( Nguyễn Thị Hoa Lý, 1997)
Cũng do quá trình ô nhiễm các chất thải trong chăn ni và tình trạng
không đảm bảo vệ sinh trong quá trình xử lý chất thải đã tạo điều kiện cho
mầm bệnh tồn tại và lưu hành Điều này đã được chứng minh rất rõ trong
quá trình chăn nuôi của nhiều hộ gia đình Những lứa ni đầu tiên đã đem
lại nhiều kết quả tốt, nhưng chỉ sau đó vài lứa ni, tình trạng bệnh dịch của đàn gia súc đã tăng lên đáng kể Có nhiều gia đình đã bị thua lỗ vì dịch
bệnh gây ra cho đàn vật nuôi Trong q trình chăn ni, chất thải đã góp phần gây ra các bệnh đường hô hấp, tiêu hố dẫn tới tình trạng sử dụng
kháng sinh một cách tràn lan để phòng và điều trị bệnh Chính điều này làm
giảm đáng kể hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và cả chất lượng sản phẩm vật nuôi (Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1997)
2.1.2 Chất thải trong quá trình giết mỗ
Chất thai lò mồ là các chất rắn, chất lỏng được thải ra sau quá trình giết mỗ
gia súc, gia cầm Đây là loại chất thải có chứa nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ
dễ bị phân hủy và nhiều loại mầm bệnh 2.1.2.1 Chất thải rắn trong lò mỗ
Chất thải rắn trong lò mổ gia suc gom có rác, phân, lông, xác gia súc, chất chứa đạ dày, ruột, mỡ, xương, da, phủ tạng của gia súc phân hủy
Tùy từng loại chất rắn mà độ âm và các thành phần N, P, K, chất hữu cơ có sự khác nhau Trong phân gia súc, nước chiếm 56-83%, chất hữu cơ 14-
26%, nitrogen chiếm 0,32-1,6%, phosphat chiếm 0,25-1,4%, kali chiếm
Trang 112.1.2.2 Chất thải lỏng trong lò mồ
Nước thải bao gồm nước thải từ khu chuồng nuôi chờ giết, khu tắm
gia súc, khu giết thịt, khu làm lòng, nước rửa xe, nước làm vệ sinh nhà
xưởng, dụng cụ giết mồ có máu, mỡ, phân
Nguồn nước này chứa nhiều chất có thể gây ô nhiễm nếu không
được xử lý một cách hợp lý Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và các nhà khoa học
thì với một nồng độ nhất định các chất này sẽ gây ô nhiễm môi trường Căn
cứ vào chỉ tiêu này ta có thể xác định được mức độ ô nhiễm do cơ sở giết mồ gây ra Tiến hành đo nồng độ các chất thải lỏng tại nhiều cơ sở giết mô cho thấy hầu hết đều vượt chỉ tiêu cho phép tức là đang trong tình trạng báo động gây ô nhiễm môi trường
Thành phần nước thải của một số lị mỗ cơng nghiệp ở các tính phía nam (Theo Nguyễn Thị Hoa Lý, 2002)
Lị mỗ Chất ơ nhiễm trong nước thải Nồng độ (mg/])
Trang 12* Các thông số đánh giá sự ô nhiễm trong nước thải lị mỗ
© ˆ Chất hữu cơ dễ bị phân húy sinh học: Bao gồm các chất như
cacbohydrate, protein, chất béo Đây là những chất gây ô nhiễm nước thải
khu dân cư, công nghiệp chế biến thực phẩm, lò mồ, các nhà máy chế biến sữa Chất hữu cơ tiêu thụ ôxy rất mạnh dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản và giảm chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt
Đề đánh giá lượng chất hữu cơ trong chất thải người ta sử dụng các thông số sau :
- COD (Chemical oxygen demand) 1a sé mg oxy can thiét dé dxy
hóa hồn tồn các hợp chất hữu co có trong một đơn vị thể tích nước thải
được xác định bằng phương pháp sử dụng kỹ thuật tiêu chuẩn COD thường được sử dụng như một phương pháp chính xác và rẻ tiền để xác định lượng ôxy yêu cầu trước khi xử lý chất thải
- BOD (Biochemical oxygen demand) là lượng ôxy do vị sinh vật tiêu thụ để ôxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong 1 đơn vị thể tích nước
thải ở điều kiện tiêu chuẩn: nhiệt độ, thời gian và khơng có ánh sáng BOD;
là lượng ơxy địi hỏi trong 5 ngày đầu của quá trình phân hủy các chất hữu
cơ ở 20°C bởi vi sinh vật hiếu khí
Thơng số BOD có tầm quan trọng rất lớn vì nó là cơ sở thiết kế và vận hành cơng trình xử lý nước thải Ngoài ra, nó cịn là thơng số cơ bản để
đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước và đánh giá tác động môi trường BOD càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng cao Nếu so sánh BOD; trong chat
thải gia súc từ trại chăn ni khoảng 250-300 mg/lit thì chất thải từ cơ sở
giết mổ từ cơ sở có giá trị BOD; gấp 5-7 lần (1500-2000 mg/lít) (Nguyễn
Trang 13Cả hai thông số đều xác định lượng chất hữu cơ có trong nước thải, nhưng BOD chỉ thể hiện lượng chất hữu cơ bị phân hủy bởi vi sinh vật có trong nước, cịn COD là tồn bộ chất hữu cơ, do đó tỷ số giữa COD/BOD
luôn luôn lớn hơn 1 Tỷ số này càng cao khi trong nước có chất khử trùng ức chế vi sinh vật
Tỷ số COD/BOD của một số loại nước thải
Loại nước thải | COD (mg/l) BOD (mg/l) COD/BOD
Hoa chat 1500 580 2,58 Thực phẩm 3970 2242 1,77 Dệt 1303 592 2,20 Giấy 991 588 1,69 Bột giặt 5790 2640 2,19 Hóa dầu 3844 1745 2.20 Cao su 380 119 2,59 e Các chất vơ cơ
Nước thải lị mỗ và nước thải từ các xí nghiệp chế biến sản phẩm
động vật ln có một lượng chất vô cơ như: ion SO¿, NO;, NHạ, Cl,
PO¿,Na, K
e Các chất có chứa nïtơ
Nitơ tồn tại ở ba dạng trong chất thải: Nitơ hữu cơ, muối amonia và các chất khí amonia hòa tan Amonia ở dưới dạng dung dịch gây độc đối
Trang 14rêu, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thủy sản Lượng tối đa
trong nước uống được là 0,5 mg/l
© Các chất ran
Đó là trọng lượng cuối cùng của một lượng chất thai đã biết được sấy khô đến một đại lượng không đổi ở 105°C trong vòng hơn 24 giờ Nó được do bang g/l hay mg/l
Chat rắn tổng số trong nước bao gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan, chất rắn bay hơi và chất rắn không bay hơi do các chất keo protein,
hydratcacbon, chất béo có trong nước thải hoặc được tạo ra khi gặp điều kiện như pH, nhiệt độ, độ cứng thích hợp Lượng chất rắn cao trong nước
gây cản trở quá trình xử lý, giảm sự phát triển của tảo, thực vật nước và làm tăng lượng bùn lắng
e - Các chất dầu mỡ
Do có trọng lượng riêng thấp nên các chất này nổi trên bề mặt nước Theo J.F.Gracey, D.S.Collins và R.J.Huey, 1999, ở Anh người ta chấp
nhận một mức độ là 100mg/I Các chất này phủ lên bề mặt của hệ thống xử lý chất thải như làm tắc đường ống, hệ thống bơm và các màng chắn Nó
làm giảm sự chuyển hóa ơxy và có thể làm giảm trầm trọng hiệu quả của hệ thống xử lý bằng phương pháp hiếu khí
© Cac mầm bệnh
Trong phân và nước thải của lò mơ có chứa các loại vi trùng đường
ruột như: E.coli, Salmonenlla, Shigenlla, Proteus, Arizona Ngoài ra trong
Trang 152.2 Các yếu tố vi sinh vật
Bụi và các giọt nước nhỏ trong khơng khí thường mang theo nhiều loại vi sinh vật, có khi theo luồng gió truyền đi rất xa, cùng lắng xuống với
bụi hoặc lơ lửng trong không khí Ở những nước khí hậu nhiệt đới, bụi trong không khí có thể mang theo siêu vi trùng đậu gà, sốt lở mồm long móng, trứng giun đũa Chuông nuôi đóng kín là điều kiện thuận lợi cho vi
sinh vật phát triển, nhất là nơi có nhiều bụi và hơi nước
Theo tài liệu nước ngồi, trong chuồng bị sữa ở điều kiện sản xuất bình thường, 1m? khơng khí có từ 121-2530 vi sinh vật, ban ngày vi sinh
vật nhiều hơn ban đêm Độ âm tuyệt đối của không khí tăng thì số lượng vi sinh vật giảm
Sự tồn tại của bụi vi khuẩn trong khơng khí phụ thuộc vào nhiệt độ, độ âm của khơng khí Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng độ ẩm của khơng khí thì q trình ngưng tụ hơi nước lên các hạt bụi sẽ tăng, do đó làm tăng trọng
lượng hạt bụi và tăng quá trình lắng đọng của chúng, đáng chú ý nhất là vi
khuẩn Salmonella, E.coli và Clostridium perfringens
Khi các vi sinh vật tồn tại trong khơng khí cao và vật ni cảm thụ
hít phải khơng khí nhiễm vi khuẩn sẽ phát bệnh Khơng khí sẽ là nhân tố
trung gian làm lan truyền mầm bệnh khi có đủ 2 yếu tố cơ bản sau: + Các vi sinh vật tồn tại trong khơng khí với nồng độ đủ cao
+ Gia súc, người đễ cảm thụ hít phải khơng khí nhiễm khuẩn đó
Qua nghiên cứu cho thấy đa số các vi sinh vật gây bệnh đường hơ
hấp có thể tồn tại lâu được, độc tính lưu truyền kéo dai trong khơng khí và
Trang 16hậu nóng âm của nước ta rất thuận lợi cho vi khuân gây bệnh và nắm mốc
phát triển (Đào Ngọc Phong, Nguyễn Phùng Tiến và cộng sự, 1979)
Đánh giá sự ô nhiễm của không chỉ căn cứ vào sự có mặt của một vài
yếu tố có hại nào đó trong khơng khí mà là số lượng của các yếu tố này (Liakhov, A.Tsalugluna,1979) (Dan theo Bui Thi Phuong Hoa)
Theo Prebrajenki, 1978 (Dẫn theo Bùi Thị Phương Hồ) thì khơng khí sạch có chứa khơng quá 1000 khuẩn lạc trong ImẺ khơng khí
Zinoskova lại cho rằng độ sạch của khơng khí được đánh giá như
sau :
- Khơng khí tốt : trong đĩa hộp lồng để lắng bụi 10 phút có khoảng 5 khuẩn lạc vi sinh vật, tương đương với khoảng 360 vi sinh vật/1mỶ khơng khí
- Khơng khí vừa : trong đĩa hộp lồng để lắng bụi 10 phút có khoảng 20-25 khuẩn lạc vi sinh vật, tương đương với 1500-1800 vi sinh vật/1m3 khơng khí
- Khơng khí xấu : trong đĩa hộp lồng để lắng 10 phút có trên 25 khuẩn lạc, tương đương trên 1800 vi sinh vật/ 1m’ khéng khí
Con theo Safir (1991) ( Dan theo Đỗ Ngọc Hoè, 1995) thì khơng khí sạch có lượng vi sinh vật trong 1mẺ về mùa hè ít hơn 1500, về mùa đơng ít hơn 4500 Khơng khí bắn có lượng vi sinh vật trong 1mỶ khơng khí về mùa
hè > 2500, về mùa đông > 7000
* Một số vi khuẩn gây ô nhiễm trong các cơ sở giết mỗ
Nghiên cứu về tập đoàn vi khuẩn hiện diện trong các lị mơ ở Bắc Ai
-len, Patterson (1967) (Dẫn theo Nguyễn Ngọc Tuân, 2002) cho thấy : Loại
Trang 17gồm có Pseudomonas, Aeromonas, Vibrio, Enterobacter, Klebsiella và
Yersina enterocolitica Salmonella tìm thấy trong mẫu nạo từ móng là 260 vi khuân/gam mẫu, ở lớp mùn trong chuồng bò là 3 triệu/1mg và lơng bị là 4 triệu/gam mẫu Nơi nhiễm nặmg nhất là nước uống trong chuồng nhốt
động vật chờ giết mô, lông, máu, chất chứa trong da cỏ, đất và phân
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý thì trong phân và nước thải của lò mổ một
số tỉnh phía Nam có chứa nhóm vi trùng đường ruột như E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Arizona Ngoài ra trong phân và nước thải còn chứa các loại trứng giun sán như : Fasiola hepatica, Fasiola gigantica, Fasiola buski, Ascaris suum
Theo một số nhà nghiên cứu thì trong các cơ sở giết mô của nước ta
đáng chú ý nhất là một số vi khuẩn sau : Vi khuẩn Salmonella
Salmonella là một loại vi khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích
thước 0,4 — 0,6 x I -3 h, không hình thành giáp mơ và nha bào Khi nhuộm vi khuẩn bắt màu gram âm, thường đều ở toàn thân và đậm ở hai đầu
Vi khuẩn này thường gặp ở các loài động vật, đặc biệt là trâu, bò,
ngan, ngỗng, vịt và chuột Nó dễ lây nhiễm vào các sản phẩm thịt, vì vậy
nhiễm độc do Salmonella trước đây gọi là nhiễm độc thịt
Nguồn lây nhiễm là từ phân người bệnh (hoặc người đã khỏi bệnh nhưng còn mang mầm bệnh) và từ động vật Ở động vật vi khuẩn này thường gây bệnh khác nhau: phó thương hàn ở bê, nghé, lợn ; thương hàn ở
lợn con Nhiều động vật khoẻ vẫn mang mầm bệnh và điều này rất nguy
Trang 18Là một trực khuẩn hình gậy, kích thước từ 2 — 3 x 6u Có khi trong
môi trường nuôi cấy thấy có những trực khuẩn đài từ 4 - 8u, những loại này
thường gặp trong canh khuẩn già Vi khuẩn bắt màu gram âm
E.coli có sức đề kháng kém, bị diệt ở 55” c trong 1 giờ và 60° trong 30 phút Các chất sát trùng thông thường như nước Javen 0,5%, phenol 0,5% dé dang diét E.coli sau 2 — 4 phút Tuy nhiên ở môi trường bên ngoài các chủng E.coli có thê tồn tại đến 4 tháng
Vi khuẩn này gây nhiễm vào thịt, người ăn phải thịt có nhiễm E.coli
dễ bị ngộ độc với triệu chứng đau bụng đữ dội, rất ít nơn mửa, đi phân lỏng khoảng 1-15 lần/ngày, nhiệt độ cơ thể bình thường hoặc hơi tăng nhẹ Bệnh
kéo đài 1-3 ngày rồi khỏi Trường hợp nặng cơ thể sốt cao, chân tay co
quắp, bệnh khỏi sau 10 ngày
Vi khuẩn Clostridium perfringens
Là một trực khuẩn to, ngắn, thắng hoặc hơi cong, hai đầu trịn, kích
thước 0,5 — 0,8 x 3 - 4u, bắt màu gram dương Vi khuẩn có sức đề kháng
yếu, đun sôi 100°C bị chết sau 5 phút Nha bào của vi khuẩn có khả năng chống đỡ tốt hơn đun sôi 100°C bị diệt sau 1 giờ, formol 3% bị diệt sau 24 giờ
Mầm bệnh thường thấy ở thịt nguyên liệu, thịt gia cầm Chúng thường cư trú trong ruột động vật, nhiễm vào thực phẩm bằng nhiều cách
và ở trong các sản phâm đó chúng sẽ phát triển Sau khi ăn các món ăn, chủ yếu là thịt hoặc thực phẩm có nguồn gốc động vật bị nhiễm mầm bệnh thi có thể bị lây bệnh
Triệu chứng trúng độc: viêm ruột và dạ dày, đau bụng đi ngoài, phân lỏng
Trang 192.3 Các yếu tố môi trường trong các cơ sở giết mỗ và chuồng nuôi ảnh hướng tới sức khoẻ người sản xuất và môi trường xung quanh
Yếu tô môi trường trong chăn nuôi và các cơ sở giết mồ có vai trị rất quan trọng Những yếu tố này không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người sản xuất mà nó cịn ảnh hưởng đến năng suất, sức khoẻ vật nuôi cũng như sản phẩm thịt và mơi trường xung quanh Vì vậy nghiên cứu các yếu tố môi trường trong các cơ sở chăn nuôi và giết mồ là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá cơ sở đó có đủ các điều kiện vệ sinh hay khơng Bên cạnh đó các yếu tổ tiểu khí hậu cơ sở chăn nuôi, giết mổ, các yếu tổ vi sinh vật và chất thải cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của con người và môi trường sống xung quanh
2.3.1 Các chất khí độc hại
2.3.1.1 Khí cacbonic (CO;)
CO; là loại khí không màu, khồng mùi vị, nặng hơn khơng khí (1,98
g/l) No được sinh ra trong quá trình thở và các quá trình phân huỷ cua vi
sinh vật Nồng độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất, trạng thái
chung của cơ thể cũng như khả năng sản xuất và sức chống đỡ bệnh tật do làm giảm lượng oxy tồn tại Nồng độ CO; sẽ tăng lên do kết quả phân giải phân động vật và do quá trình hơ hấp bình thường của động vật trong một
khơng gian kín Vì vậy trong các chuồng ni có mật độ cao và thông khí
kém, hàm lượng cacbonic tăng cao có thể vượt quá tiêu chuẩn và trở nên
rất có hại đối với cơ thể
Theo Helbak và cộng sự (1978) (dẫn theo Bùi Thị Phương Hoà) đã
tiến hành thí nghiệm đối với gà mái đẻ nuôi trong chuồng có nồng độ khí CO; là 5% trong 24h thấy gà ngạt thở, ủ rũ, đứng không vững, phân nhiều
Trang 20Có nhiều ý kiến khác nhau về hàm lượng khí CO; cho phép trong các cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ Theo Blaunt (1974) (Dẫn theo Bùi Thị
Phương Hoà, 2000) thì hàm lượng khí CO; trong chuồng nuôi không vượt qua 0,07 — 0,1% Còn theo Perocastell và một số tác giả thì con số này là 0,02% Ở Việt Nam, chỉ tiêu vệ sinh thú y cho phép của CO; trong chuồng nuôi là 0,25 — 0,3% (Đỗ Ngọc Hoè, 1990) Theo Viện nghiên cứu quốc gia
về an toàn và sức khoẻ của người lao động của Mỹ thì nồng độ CO2 tối đa an toàn cho người lao động là 5.000 ppm (0,5%) Còn theo tiêu chuân Bộ Y tế thì nồng độ CO¿ cho phép trong các cơ sở sản xuất là 0,1%
Việc xác định nồng độ CO; tuy rằng khơng có ý nghĩa tuyệt đối nhưng rất quan trong, vì nếu nồng độ CO; cao chứng tỏ chuồng khơng thống khí, quản lý không tốt
Túc hại đối với người và lợn khi nồng độ CO; quá mức
Nồng độ tiếp xúc Tác hại hoặc triệu chứng
I Đối với người:
60.000 ppm trong 30 | Khó thở, thờ thẫn hoặc đau đầu
phút
100.000 ppm trở lên Tác hại gây mê, choáng váng, bat tinh 250.000 ppm trở lên Gây tử vong
Il Đối với lợn:
40.000 ppm Tăng nhịp thở
90.000 ppm Khó chịu
200.000 ppm trở lên Lợn thịt xuất chuồng không chịu nỗi quá 1 giờ
Trang 212.3.1.2 Khí sunfuahydro (H;S)
Đây là loại khí độc tiềm tàng trong các chuồng chăn nuôi gia súc gia cầm Nó được sinh ra do vi sinh vật yếm khí phân huỷ protein và các vật chất hữu cơ co chứa Sunfua khác Các khí thải H;S sinh ra được giữ lại trong chất lỏng của nơi lưu giữ phân
Khí H;S có mùi rất khó chịu và gây độc thậm chí ở nồng độ thấp
Súc vật bị trúng độc H;S chủ yếu do bộ máy hơ hấp hít vào, HạS tiếp xúc với niêm mạc âm ướt, hoá hợp với chất kiềm trong cơ thể sinh ra Na;S
Niêm mạc hấp thu Na;S vào máu, Na;S bị thuỷ phân giải phóng ra H;S sẽ
kích thích hệ thống thần kinh, làm tê liệt trung khu hô hấp và vận mạch Ở
nồng độ cao H;S gây viêm phổi cấp tính kèm theo thuỷ thũng Khơng khí
chứa trên 1mg/I HạS sé làm cho con vật bị chết ở trạng thái đột ngột, liệt trung khu hô hấp và vận mạch (Đỗ Ngọc Hoè,1995) (Dẫn theo Bùi Thị
Phương Hồ) Đã có vụ ngộ độc đối với công nhân chăn ni đo hít phải HS ở nồng độ cao trong các chuồng chăn nuôi Người ta có thể xác định được mùi HS ở nồng độ rất thấp (0,025ppm) trong khơng khí chuồng ni
Ảnh hưởng có hại của các hàm lượng khí H;S khác nhau
trong chuồng nuôi
Nồng độ H;S (ppm) Ảnh hưởng có hại
250 Mệt mỏi, niêm mạc mắt bị kích thích, tăng tiết
nước bọt
400 Yếu cơ, khó nuốt, khó thở
700 Hơn mê
1000 Trúng độc, co thắt và dẫn đến chết
Trang 22
Hàm lượng HS cho phép trong không khí chuồng ni theo X.A
Kastelle, năm 1998 (Dẫn theo Bùi Thị Phươg Hoà) là 0,001% Ở Việt Nam tiêu chuẩn cho phép tối đa là 0,015mg/1 (Đỗ Ngọc Hoè, 1995) (Dẫn theo
Bui Thi Phuong Hoa)
Amoniac va Sunfuahydro déu dé hoa tan va hap thu trén bé mat 4m: độ âm khơng khí càng cao thì NH; càng dễ đi vào khơng khí Khí NH; có
mối tương quan dương với độ ẩm chuồng nuôi (Lại Thị Cúc,1994), do vậy việc tạo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, giảm thiểu khí H;S là một việc làm
rất quan trọng
2.3.1.3 Khí Amoniac (NH;)
Amoniac là một chất khí khơng màu, có mùi khó chịu, ngưỡng gới hạn tiếp nhận mùi là 37 mg/m’, tỉ trọng so với không khí là 0,59 Nó có
mùi rất cay và có thể phát hiện ở nồng độ 5 ppm
Ở nhiệt độ -33,4°C thì bị hố lỏng và ở nhiệt độ -77,8°C thì đơng đặc
thành một khối tỉnh thể không màu Amoniac dễ hoà tan trong rượu và
nước nên dễ xâm nhập vào màng nhày của mắt và đường hô hấp Khi
người và gia súc hít phải amoniac thì nó bám vào kết mạc và phần trên của
đường hô hấp, gây ho, chảy nước mắt, viêm Vào phổi, NH; có thể gây
viêm phổi Hít nhiều NH; vào cịn kích thích mạnh hệ thống thần kinh
trung ương làm ngừng hô hắp, huyết áp tăng, toàn thân tê liệt, ngất
Theo Đào Ngọc Phong (1979) khi hít phải nồng độ 75 — 100 ppm amoniac gây ra sự biến đổi trong biểu mô đường hô hấp, làm mất lớp vi mao va tang tế bao tiét dich nhay Nhịp tim và nhịp thở cũng bị ảnh hưởng và có thể gây xuất huyết trong các túi khí phế quản Ở nồng độ 100 ppm,
NH; gây loét niêm mạc và mù mắt Ảnh hưởng có hại của NH; trong các
Trang 23đề kháng, dễ mắc các bệnh về phổi Bảng đưới đây cho thấy các tác hại khi
tiêp xúc với amoniac :
Túc hại của Amoniac dối với người và lợn khi hít phải
Nồng độ tiếp xúc Tác hại hoặc triệu chứng
I Đối với người :
6— 20 ppm trở lên Ngứa mắt, khó chịu ở đường hô hấp 100 ppm trong l giờ Ngứa ở bề mặt niêm mạc
400 ppm trong 1 gid Ngứa ở mắt, mũi và cỗ họng
700 ppm Ngay lập tức ngứa ở mắt, mũi và cổ họng 5.000 ppm Gây khó thở và nhanh chóng ngạt thở 10.000 ppm trở lên Gây tử vong
50 ppm M Đối với lợn : Năng suất và sức khoẻ giảm sút Hít lâu dễ sinh chứng viêm phổi và các bệnh khác về đường hô hấp
100 ppm Hắt hơi, chảy nước bọt và do đó ăn không ngon
300 ppm trở lên Lập tức ngứa mũi và mồm, tiếp xúc lâu
sinh hiện tượng thở gấp, thở không đều
rồi dẫn đến co giật
Nơng độ NH; điển hình trong chuồng có mơi trường được điều hồ và thơng thoáng tốt là 20 ppm và đạt 50 ppm nếu đề phân tích tụ trên nền cứng Vào mùa đông tốc độ thơng gió chậm hơn thì có thể vượt 50 ppm và
có thể lên đến 100 — 200 ppm (Hội đồng hạt cốc Hoa Kỳ, 1996)
Hàm lượng amoniac trong các cơ sở chăn nuôi giết mô phụ thuộc
Trang 24là phụ thuộc vào mật độ nuôi gia súc, gia cầm, độ ẩm, nhiệt độ của khơng
khí và của lớp độn chuồng, nguyên liệu và độ xốp của lớp độn chuồng
Thường thì khu bắn chứa nhiều NH; hơn khu sạch Nồng độ của NH; được phát hiện trong các trại chăn nuôi thường < 100 ppm
Có những ý kiến khác nhau về nồng độ NH; tối đa cho phép trong khơng khí chuồng nuôi và trong các cơ sở sản xuất Theo T.M.Coldhft (1971) (Dẫn theo Bùi Thị Phương Hoà, 2000) nồng độ cho phép là 0,017
mg/1 khí Còn theo Ohezob và cộng sự, 1975 thì hàm lượng NH; cho phép là 0,01 mg/1 khí Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế thì hàm lượng NH; là 0,002 mg/1 khí Còn theo tiêu chuẩn Việt Nam là 0,02 mg/1 khí (tiêu chuẩn
ngành)
2.3.1.4 Khí Cacbon oxit (CO)
Đây cũng là một chất khí có hại trong khơng khí chuồng ni Trong khơng khí bình thường CO ở nồng độ là 0,02 ppm, trong các đường phố là
13 ppm và ở những nơi có mật độ giao thơng cao có thế lên đến 40 ppm Loại khí này gây độc cho vật nuôi và con người do cạnh tranh với Oxy (O;) kết nối với sắt trong hồng cầu Ái lực liên kết này cao hơn 250
lần so với O; đo đó nó đã đây oxy ra khỏi vị trí của nó Khí CO kết hợp với
sắt của hồng cầu tạo thành khí carboxyhemoglobin làm cho O; không được đưa tới mô bào gây nên tình trạng thiếu oxy trong hô hấp tế bào
Trang 25Túc hại của Oxit cacbon đối với người và lợn
Nồng độ tiếp xúc Tác hại hoặc triệu chứng
I Đối với người :
50 ppm trong 8 gid
500 ppm trong 3 gid
1.000 ppm trong l giờ
4.000 ppm trở lên
Mét nhoc, dau đầu
Đau đầu kinh niên, nôn mửa và tỉnh thần suy yếu
Co giật, tiếp xúc lâu sinh mê sảng
Tử vong
IL Đối với lợn :
200 - 250 ppm
Trên 1500 ppm
Lon con so sinh yếu ớt
Gây sảy thai cho lợn chửa kỳ 2, tăng số lợn chết thai và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con
2.3.1.5 Khí Metan (CH¿)
Chất khí này được thải ra theo phân do vi sinh vật phân giải nguồn dinh đưỡng gồm các chất xơ và bột đường trong quán trình tiêu hố Loại khí này khơng độc nhưng nhưng nó cũng góp phần làm ảnh hưởng tới vật nuôi đo chiếm chỗ trong khơng khí làm giảm lượng oxy
Ở điều kiện khí quyền bình thường, nếu khí CH¿ chiếm 87-90% thể
tích khơng khí sẽ gây ra hiện tượng khó thở ở vật ni và có thé dẫn đến tình trạng hơn mê Nhưng quan trọng hơn là nếu hàm hượng khí metan chỉ chiếm 10-15% thể tích khơng khí có thể gây nỗ, đây là mối nguy hiểm
Trang 26Tính chất của một số loại khí độc trong chuồng ni
TT| Loạikhí | Mùi và trọng | Anhhuéng | Điều kiện làm thải độc hại lượng xấu và điều | việc nguy hiểm
kiện đặc trưng
1 | Amoniac Hắc, cay, nhẹ Kích thích đườngiây hơi ham no
(NH;) hơn khơng khí hơ hấp, gây ngạthứa phân,chuồng (0,77g/) hở với nồng đuôi, giảm tác dụng
rao hông hơi
2 | Cacbonic Không mùi vị, | Gây nguy hại | Giảm năng (CO;) nhẹ hơn không |cho hô hấp, | lượng và gây cản khí (1,98g/1) nhức đầu, mệt | trở thơng thống
moi
3 |Hydrosunfua |Có mùi trứng Kích thích niêm Gây hơi ham noi (HS) thối, nặng hơn hạc mắt, mũi| chứa phân, khơng khí bây nhức đầu chuồng ni, gây (1,54g/) hóng mặt, buồn cản trở thông
hôn, mất nhận thoáng
hức và chết
4 |Mectan(CH¿) |Không mùi, | Gây ngạt nhẹ, Gây mùi hôi, giảm nhẹ hơn không | gây nỗ hơng thống khí (0,72g/)
5 | KhiCo Không mùi, nhd Gây nhức đâu, Bây nóng chng hơn không khị ngạt thở huôi
1,25g/)
Trang 27
2.4 Nước sử dụng trong các cơ sở chăn nuôi và giết mỗ
Nước là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ cơ sở chăn nuôi hay giết mổ động vật nào Như chúng ta đã biết nước là dung mơi dễ hồ
tan nhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ, kim loại nặng, các chất độc hại và cả
nguồn vi sinh vật gây bệnh Do vậy nếu nước không hợp vệ sinh sẽ là nguồn lây nhiễm quan trọng tại các cơ sở chăn nuôi các lò mỗ và nơi chế biến thịt Nước máy dùng trong sinh hoạt có nguồn gốc là nước giếng, nước sông đã được xử lý lắng lọc, khử khuẩn nên được coi là sạch nhất so
với nước khác (Đỗ Ngọc Hoè, 1996) với tổng số vi khuẩn hiếu khí là 512,
bắn nhất là nước ao với tổng số vi khuẩn hiếu khí là 10° Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới thì yêu cầu số lượng vi sinh vật đối với nước uống như sau :
+ Nước uống được sau khi lọc và sát khuẩn có chứa 0 — 5 vi
khuân/100ml
+ Nước uống được sau khi đã diệt khuẩn bằng các phương pháp như
lọc, làm sạch, khử khuẩn có chứa 50 — 5.000 vi khuân/100ml
+ Nước ô nhiễm dùng được sau khi đã diệt khuẩn kỹ lưỡng còn chứa
5.000 — 10.000 vi khuan/100ml
+ Nước rất ô nhiễm, không dùng được chứa > 50.000 vi
khuẩn/100ml
Còn theo Lương Đức Phẩm (2000), ở Việt Nam khi dùng nước uống và nước sản xuất thực phẩm thì theo tiêu chuẩn sau (tính trong Im]) :
+ Số vi khuẩn nhỏ hơn 100 là nước tốt
Trang 28+ Nếu lượng vi khuẩn chứa trên 500 thì nước đó hồn tồn không dùng được
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về vệ
sinh thú y đối với lò mổ, điểm giết mổ thì: "Nước dùng trong lị mơ động
vật phải là nước sạch được Cục thú y kiểm tra và cấp giấy chứng nhận về
vệ sinh thú y" (Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, 1995) Lượng
nước phải đủ dùng trong tất cả các khu vực của lò mỗ; trong trường hợp lượng nước sạch bị thiếu mà cơ sở cần dùng loại nước khác vào công việc
vệ sinh sân, chuồng nhốt động vật, cạo lơng, làm lịng, làm lạnh động cơ,
rửa trang thiết bị thì phải được Cục thú y kiểm tra và cho phép (Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm) Cơ sở phải có đủ nước nóng giết mỗ
động vật, rửa thiết bị, dụng cụ, xử lý sản pham động vật
Nước phải được định kỳ kiểm tra về mặt vi sinh vật và hoá học Nếu có dấu hiệu bất thường về nguồn nước cần được kiểm tra và xử lý ngay Theo TCVN 5452 — 91 (Dẫn theo Trương Thị Dung, 2000) thì nước dùng cho cơ sở giết mô gia súc phải là nước sạch có chỉ số _Coliindex là 20, tổng
số vi sinh vật hiếu khí < 300 và tuyệt đối không có mặt vi khuẩn
Clostridium perfringens, Salmonella cũng như các vi khuan gây bệnh khác 2.5 Các bệnh đường hô hấp và tiêu hố có liên quan tới ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
2.5.1 Bệnh đường tiêu hoá
Bệnh đường tiêu hóa ở vật ni, đặc biệt là bệnh ia chảy ở gia súc non được đánh giá như loại bệnh của môi trường Phần lớn gia súc non đều
mắc bệnh tiêu chảy, đặc biệt là lợn con và bê nghé Bệnh tiêu chảy ở lợn con những tuần tuổi đầu tiên được xác định là bệnh phân trắng, lợn con sau
Trang 29Các tác giả Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên khi nghiên cứu
về nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh đều nhận thấy sự thay đổi của thời tiết và sự kém vệ sinh trong môi trường chăn nuôi đã dẫn đến bệnh dịch, ngoài ra các yếu tố như thức ăn, nước uống, nhiệt độ, độ âm và các
chất khí độc hại trong chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến bệnh
Nhiều tác giả đã chứng minh vai trò của E.coli, Salmonella và
Clostridium perfringens như là tác nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy Các vi
sinh vật này có mặt trong chất thải chăn nuôi như phân, nước uống và thức
ăn dư thừa Quá trình chăn nuôi tập trung đã tạo ra sự ô nhiễm môi trường do phân và chất phế thải không được xử lý theo đúng yêu cầu vệ sinh Bệnh Ign con ia phân trắng và bệnh tiêu chảy
Được xác định là do E.coli gây nên Bệnh thường gặp ở lợn sơ sinh từ 1-21 ngày tuổi
E.coli luôn tồn tại trong đường tiêu hoá, trong điều kiện bình thường
chúng ở trạng thái cân bằng, cộng sinh với vật chủ, khi gặp điều kiện thuận
lợi, E.coli bội nhiễm và tăng độc lực trở thành nguyên nhân gây bệnh hoặc làm cho bệnh nặng thêm Nhìn chung gia súc chịu nhiều ảnh hưởng trực
tiếp của môi trường sống như : nóng, lạnh, mưa, nắng, ẩm thất thường
Do cơ thể còn non chưa phát triển hoàn chỉnh nên các phản ứng thích nghỉ
với mơi trường con rất yếu, khi thời tiết thay đổi đột ngột, con con rất dễ bị
cảm lạnh và bệnh phân trắng xảy ra dễ dàng (Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1995) Niconxki cho biết có khoảng 20-25% lợn con chết trong 10 ngày
đầu sau khi sinh nguyên nhân là do E.coli, đôi khi tỷ lệ này còn lên đến
100%
Trang 30Bệnh phó thương hàn ở lợn được xác định là do Salmonella cholerae suis và SalLtyphi mura tác động chủ yếu đến bộ máy tiêu hoá gây viêm dạ dày, ruột, ia chảy, mụn loét ở ruột già Bệnh xảy ra ở lợn con và xảy ra
quanh năm gắn liền với các yếu tố môi trường, vệ sinh chăn nuôi và thức
an
Sal.cholera suis (gây thể cấp tính) vào cơ thể theo đường tiêu hoá,
vào hầu và ruột Tuỳ theo độc lực của chúng và sức đề kháng của cơ thể mà chúng sinh sản, phát triển rồi chui qua niêm mạc hầu, niêm mạc ruột, dạ
dày gây thuỷ thũng, hoại tử cục bộ, xuất huyết, viêm dạ dày, viêm ruột; hoặc nếu có độc lực cao thì chúng vượt qua ống tiêu hoá vào các tổ chức
lâm ba ruột, từ hệ lâm ba vào hệ tuần hoàn, vào máu và gây bại huyết Ngoài ra, trong bệnh phó thương hàn cấp tính, Sal Cholerae suis sống hoại sinh sẵn trong ống tiêu hoá của lợn khoẻ nên không nhất thiết phải có sự xâm nhập của mầm bệnh thì bệnh mới phát ra
Bệnh thường xảy ra ở lợn con 2- 4 tháng tuôi, lợn trên 4 tháng tuối ít
khi mắc bệnh Bệnh phát ra khi những điều kiện ngoại cảnh không thuận
lợi, vệ sinh kém, làm lợn giảm sức đề kháng; thức ăn quá nhiều hoặc quá ít
protein, thiếu muối kiềm, canxi và axit photphoric hoặc tỷ lệ không cân
bằng làm canxi bị bài xuất đi, thiếu vitamin, vận chuyên mệt nhọc, thời tiết khí hậu xấu Trong những điều kiện ngoại cảnh nói trên, vi khuẩn từ ống
tiêu hoá sẽ vào máu gây bệnh
Ở thể mãn tính, bệnh phó thương hàn thường phát sinh do nhập lợn
đã mang trùng, lợn thường ỉa chảy dai dẳng, gầy còm và chết do kiệt sức.Lợn nuôi trong điều kiện vệ sinh tốt thường mắc bệnh nhẹ và mau khỏi bệnh hơn (Nguyễn Vĩnh Phước và cộng sự, 1978)
Trang 31hiếu khí, dé ni cấy và không sinh nha bào Vi khuẩn sống lâu trong phân
và đất nền chuồng Salmonella gây viêm ruột, viêm buồng trứng ở gà làm
trứng méo mó dị hình và truyền nhiễm cho gà con nở ra từ trứng của gà mẹ
nhiễm bệnh
Bệnh lây lan tự nhiên theo phương 2 thức: lây lan gián tiếp và lây lan theo đường bào thai Lây lan gián tiếp do gà bệnh và gà mang trùng bài xuất mầm bênh ra ngoài theo phân làm ô nhiễm thức ăn, nước uống, dụng cụ chăm sóc chuồng ni Ngồi ra đụng cụ vận chuyên gà con, máy ấp trứng bị nhiễm trùng cũng có vai trò truyền bệnh đáng kẻ
Bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn
Bénh nay do Clostridium perfringens typ C gây ra, có biêu hiện tram
trọng về tiêu chảy ra máu, có tỷ lệ tử vong cao Do những cảm nhiễm vi khuẩn kế phát, diễn biến bệnh thể hiện ở các mức độ trầm trọng khác nhau Thường thì da và phân lợn mẹ nhiễm vi khuẩn yếm khí này chính là vật
mang mầm bệnh lây sang cho lợn con
2.5.2 Bệnh đường hô hấp
Bệnh hô hấp mãn tính ( CRD- Chronic Respiratory Disease)
Đây là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loại gia cầm, phổ biến nhất ở gà và gà tây Bệnh gây viêm thanh dich có fibrin ở niêm mạc mũi, niêm mạc thành hô hấp trên và thành các túi hơi
Bệnh đầu tiên được Nenxon miêu tả ở Bắc Mỹ năm 1963 và ơng gọi
đó là bệnh «Coryza » VỀ sau Smith (1948), Mackham và lăng (1952) đã chứng minh đồng thời cũng được chính Nenxon (1953) thừa nhận và thống nhất gọi thành tên Micoplasma (Freund, 1955) Năm 1957 Atlơ và các cộng
Trang 32chủng Micoplasma nhưng chỉ có một số chủng nhất định có khả năng gây
bệnh (Dẫn theo Nguyễn Vĩnh Phước)
Bệnh hô hấp mãn tính do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây ra, chủ yếu là do micoplasma gallisepticum, có đặc tính gây ngưng kết hồng cầu gà, chủng này có nhiều biến chủng nhưng nói chung có đặc tính kháng nguyên đồng nhất Chủng thứ 2 M Gallinarum chỉ là thứ yếu
Micoplasma thường là một bệnh kế phát Bệnh chỉ phát thành triệu chứng khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút do các bệnh virus, vi khuẩn, bệnh ký sinh trùng và các yếu tố về dinh dưỡng Các vi khuẩn thường làm kế phát Micoplasma là E.coli, salmonella, pasteurella Ngoài ra các tác nhân Stress khác như dinh dưỡng kém, chuông trại không đạt yêu cầu vệ sinh đều góp phần làm cho sức đề kháng của con vật giảm sút và đễ mắc bệnh
Trong thực tế bệnh lây lan trực tiếp thường khơng khí, nguồn truyền bệnh chủ yếu là gà mang bệnh hoặc đang nung bệnh Ở những gà này căn bệnh có nhiều trong nước mắt, nước mũi, miệng, khi hắt hơi mầm bệnh bắn ra ngồi khơng khí, gà lành hít phải sẽ nhiễm bệnh Ngoài ra mầm bệnh cịn
truyền qua phơi thai trứng Ngồi đường hơ hấp thì đường sinh dục cũng là
con đường truyền bệ đáng lưu ý
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Micoplasma gây viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc mỗi và các xoang quanh mũi, thành các túi hơi Niêm mạc bị phù nhẹ, lớp dưới bị thâm nhiễm các tế bào limpho và
histocyt tạo thành các hạt lắm tắm Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt bệnh
phát triển nhẹ nhưng nếu sức đề kháng giảm sút, bệnh sẽ nặng lên và lan tràn, trường hợp này thường thấy khi niêm mạc đường hô hấp bị tốn
Trang 33Lúc đó niêm mạc sẽ bị viêm thanh dịch có fibrin Trong trường hợp này gọi là thể micoplasma tạp nhiễm: con vật gầy, kiệt sức dân rồi chết
Bénh ném phdi do Aspergilus fumigatus
Bệnh nắm mốc ở phế quản và túi hơi gia cầm được Meyer phat hién
lần đầu năm 1815 ở Đức Từ năm 1841n4m phéi lần lượt được tìm thấy ở
các loại gia cầm, loài có vú và người Năm 1855 Freusesius nghiên cứu nam ở cơ quan hô hấp gia cầm và đặt tên cho căn bệnh là Aspergillus
fumigatus Từ đó bệnh có tên là Aspergillosis (dẫn theo Nguyễn Vĩnh
Phước)
Trong các khối u, nắm sợi có đường kính 3-4 ụ\, chia nhánh Bào tử
nắm nằm hình trịn xếp thành chuỗi có kích thước 2-3 ụ Nắm bắt màu tối
với lactofucsin, xanh coton
Nam Aspergillus fumigatus có thể ni cấy dé dàng trên thạch Saboraud manto ở nhiệt độ 30°C, khuẩn lạc màu trắng mịn sau chuyển sang
xanh khối Nắm có sức đề kháng mạnh với nhiệt đọ và hóa chat Dun si 5
phút nắm mới chết, hấp khô 120°C trong 1 giờ, Formon 2,5% mới có thé tiêu diệt được nắm
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp Nắm Aspergillus từ đất, nền
chuồng phát tán bào tử vào khơng khí, gia cầm khỏe hít phải sẽ nhiễm bệnh Vì vậy nếu nền chuồng âm ướt bắn thiu, chất độn chuồng không sạch sẽ tạo điều kiện cho nấm tồn tại thường xuyên và bệnh phát sinh Trong các
chuồng nuôi gà công nghiệp thiếu sự thơng gió nên độ bụi khơng khí tăng nên bệnh có nhiều nguy cơ xảy ra
Bệnh nắm phổi chủ yếu do nắm A Fumigatus gay ra, ngoài ra cịn
Trang 34hóa, bào tử nấm theo máu đến địa điểm kí sinh Tại đây bào tử nam nay
thành sợi nấm tăng lên gấp bội tạo ra các u nắm to nhỏ màu trắng xám ở phôi, thành các túi hơi và một số cơ quan thực thể Cấu tạo của u nắm gồm
sợi nắm và bảo tử, tế bào không lồ, tế bào lâm ba và dịch xuất Trong quá trình sinh sản các sản vật trao đơi chất- đó là các men phân giải Protein phá hoại mô bào, tô chức, ngoại độc té gây nhiễm độc huyết Kết quả làm xuất hiện các triệu trứng trúng độc toàn thân và con vật chết
PHẢN THỨ BA
NOI DUNG VÀ PHUONG PHAP DIEU TRA 3.1 NOI DUNG
+ Khảo sát thực trạng chăn nuôi trên địa bàn Quận Long Biên
Mau điều tra thống nhất, mỗi hộ có một bản điều tra riêng Nội dung bao gồm:
- Số hộ tham gia chăn nuôi gia súc, gia cầm - Số loại, số lượng gia súc, gia cầm của từng hộ
- Quy mơ, diện tích, kiểu chuồng trại chăn nuôi
Trang 35+ Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ trên địa bàn quận Long
Biên
Mau diéu tra thống nhất, mỗi hộ một bản điều tra riêng
Nội dung bao gồm:
- Số hộ tham gia hoạt động giết mổ
- Loại hình, địa điểm xây dựng và điều kiện hoạt động của các
điểm giết mô
- Thiết kế, xây dựng, công suất các điểm giết mô
- Thực trạng vệ sinh và xử lý chất thải tại khu giết mổ 3.2 PHUONG PHAP DIEU TRA
- Điều tra theo bảng câu hỏi sẵn theo mẫu
- Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ chăn nuôi và hộ hoạt động giết mỗ theo
bảng câu hỏi đã được xây dựng 3.3 CHON MAU DIEU TRA
Đề tài được triển khai trên địa bàn quận Long Biên Mẫu điều tra là
các hộ tham gia chăn nuôi, giết mô tại các phường và được chọn một cách
ngẫu nhiên
3.4 XỬ LÝ SÓ LIỆU
Xử lý số liệu bằng chương trình máy tính, phần mềm EXCEL
3.5 THỜI GIAN THỰC TẬP
Trang 36PHAN THỨ TƯ
KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN 4.1 VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ ĐỊA PHƯƠNG THỰC TẬP
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thủ đô, quận Long Biên được thành lập theo nghị định 132/2003 NĐ/CP ngày 06/11/2003 của chính phủ
và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 Quận nằm ở cửa ngõ Đông - Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không nên dân cư tập trung rất đông bao gồm cá dân vãng lai về sinh sống, làm việc cũng như
học tập Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của quận
Địa bàn quận Long Biên nhờ vào địa thế tự nhiên có hai con sơng
Hồng và sông Đuống chảy qua, hàng năm diện tích đất ngồi đê được bồi đắp phù sa màu mỡ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển, chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng lên về số lượng
4.1.2 Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng
Số đơn vị hành chính của quận là 14 phường, nguyên là 10 và 3 thị
trấn của huyện Gia Lâm cũ, trên địa bàn quận cịn có 1200 doanh nghiệp trung ương và địa phương đang hoạt động
Long Biên là quận mới thành lập có hệ thống đường giao thông, hệ
thống lưới điện, hệ thống bưu chính viễn thông, tương đối thuận lợi
Trang 37tông là 243 km; 97 trạm biến áp với 65,5 km đường dây cao thế, 324 km đường dây hạ thế, 100% số hộ đã sử dụng điện lưới quốc gia; trên 100 km
đường ống cấp nước, 88 km đường ống dẫn chuyển tải với trên 50% số hộ dùng nước sạch, bình quân 106 lit/ngày, đêm
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho sản xuất nơng nghiệp
nhìn chung cịn yếu, chưa được đầu tư đồng bộ Một số vùng trong đồng có hệ thống kênh tưới, tiêu tương đối đồng bộ nhưng lại nằm trong vùng quy hoạch phát triển đô thị và khu công nghiệp Còn những vùng, khu vực sản
xuất nơng nghiệp có tính ổn định, đặc biệt là khu ngồi bãi thì hệ thống kênh tưới, đường giao thông nội đồng, hệ thống điện phục vụ cho sản xuất hầu như chưa được đầu tư
4.1.3 Tình hình dân số, lao động
Dân số toàn quận là 185.661 người với trên 40 nghìn hộ dân, số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm 19,4%; số dân làm nông nghiệp
chiếm tới 37% Ngoài dân cư của quận nơi đây cịn có hàng ngàn cơng nhân, học sinh, sinh viên đang làm việc, học tập và sinh sống ở các khu công nghiệp như: Sài Đồng A, Sài Đồng B, Hanel, Đài Tư , các nhà máy xí nghiệp như cơng ty may 10, may 20, nhà máy bánh kẹo, các trường học
4.2 KET QUA DIEU TRA TINH HiINH CHAN NUOI
Chăn nuôi trên địa bàn quận đang tăng dần, có một số hộ đã chăn
nuôi theo hình thức cơng nghiệp, có sự tập trung đầy đủ về con giống,
chuồng trại, thức ăn; phần lớn số hộ còn lại vẫn chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và phương thức tận dụng Bò sữa trong thời gian khai
Trang 38thức ăn thường là các sản phẩm dư thừa từ các nhà hàng ăn uống, từ sinh hoạt trong gia đình, từ phế phụ phâm ngành chế biến (bã bia, rượu ), từ mùa màng thức ăn công nghiệp chỉ mang tính chất bổ sung khâu phần ăn cho lợn Người chăn nuôi chỉ đầu tư nhiều cám công nghiệp ở giai đoạn vỗ
béo cho lợn
Về cơ bản 100% các hộ chăn nuôi đã đầu tư cho xây dựng chuồng
trại, các hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và một số hộ gia đình khác có hệ thống chuồng trại đảm bảo về mặt kỹ thuật cho chăn nuôi và vệ sinh môi trường (xử lý phân và chất thải bằng bể Bioga) Còn lại ở đại đa
số các nông hộ khác, tình trạng xây dựng chuồng trại chưa hợp lý còn phổ biến Có nhiều hộ gia đình để hố chứa phân bên ngoài chuồng lợn thậm chí ngay trong chuồng hoặc có hộ thì cho nước thải chảy trực tiếp ra cơng, rãnh chung Có hộ cịn lắp ống cho toàn bộ phân, chất thải thắng xuống ao
nuôi cá mà khơng qua xử lý Chính thực trạng phân, nước thải, rác thải không được xử lý (ít ra là ủ nóng sinh học) mà đem dùng ngay đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Mầm bệnh dễ dàng có điều kiện tồn tại, lây
lan khiến nguy cơ mắc bệnh của gia súc cũng như con người ở đây là rất cao
4.2.1 Quy mô chăn nuôi
Vốn được tách ra từ một huyện ngoại thành có truyền thống chăn nuôi phát triển, song do điều kiện kinh tế xã hội lúc đó cịn khó khăn nên
chăn nuôi ở đây phần lớn là quy mô nhỏ, chăn ni mang tính tận dụng là chủ yếu Mỗi hộ chỉ nuôi từ 2-3 con lợn, 10-20 con gà, còn bò thì do địi hỏi số vốn lớn và cần trình độ kỹ thuật chăn nuôi cac nên ít hộ ni hơn
Hiện nay, điều kiện kinh tế, xã hội phát triển hơn trước, nhu cầu thực
Trang 39trang trại đang được thay thế dần cho mơ hình chăn ni nơng hộ quy mô
nhỏ Chăn nuôi nông hộ với quy mô lớn hơn, đa số các hộ nuôi từ 10-30 con lợn có nhà ni đến 50 con
Tiến hành điều tra tại các phường có chăn nuôi nhiều, chúng tôi có
kết quả sau :
Bảng 1 : Quy mô chăn nuôi tại cơ sở
Số | Quymô | Quymôgia | Quy mô STT | Tên phường hộ „ nhỏ „ trại trang trại
điều | Số % Sô % Số % tra | hộ hộ hộ I | Cự Khối 10 0 0 10 100 0 0 2_ | Gia Thụy 12 5 0 7 |5833| 0 0 3 | Giang Biên 17 0 0 16 |9412| 1 5.88 4 |Long Biên 16 8 50 6 37.5 2 12.5 5_ | Ngọc Thụy 15 7 |46.67| 8 |53.33| 0 0 6 | Phúc Đồng 10 8 80 2 20 0 0 7 | Phúc Lợi 17 3 0 12 |70.59| 2 |11.76 8 _ | Sài Đồng 15 7 0 8 |5333| 0 0 9_ | Thạch Ban 11 7 |J6364, 4 |3636| 0 0 10 | Thượng Thanh | 17 9_|5294/ 7 |41.18| 1 5.88 11 | Việt Hưng 15 10 |6667/, 5 |3333| 0 0 Tống hợp 15S| 64 |41.29, 85 |54.84| 6 3.87
Trong số 155 hộ mà chúng tơi điều tra thì số hộ nuôi quy mô gia trại (có 5 lợn nái hoặc 20 lợn thịt trở lên) chiếm tỷ lệ cao nhất 54,84 % (85
hộ) Số hộ nuôi quy mô trang trại (từ 20 lợn nái hoặc 100 lợn thịt trở lên)
chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,87 % (6 hộ) Cịn lại là quy mơ nhỏ chiếm 41,29 %
(64 hộ)
Trang 40chội, nhiều gia đình kinh tế vẫn cịn khó khăn nên việc tận dụng các nguyên vật liệu để làm chuồng trại một cách tạm bợ, tận dụng thức ăn dư thừa của gia đình hay đi xin được hoặc mua được với giá rẻ để làm thức ăn chăn ni vẫn cịn phố biến Và hơn thế nữa, tuy là những phường có
phong trào chăn nuôi mạnh và khá phát triển nhưng chăn nuôi lợn phân tán,
quy mô nhỏ, chăn nuôi theo phương thức tận dụng vẫn chiếm tỉ lệ cao
(41,29 %), chăn nuôi quy mô trang trai rat it (3,7 %)
Một điều đáng nói nữa là chăn nuôi theo quy mô nhỏ nên hầu hết các
chủ chăn ni đều ít quan tâm, chú ý đến chuồng trại, vệ sinh môi trường, thức ăn, nước uống Hơn nữa với quy mô chăn ni nhỏ thì chủ yếu là tận dụng, tự túc, tự cấp rất khó áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi — thú y vào sản xuất Đây cũng là đặc thù chăn nuôi ở Miền Bắc còn ở các tỉnh
phía Nam hầu hết là chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, chăn nuôi phân
tán hầu như khơng cịn nữa
4.2.2 Các kiểu chuồng trại trong chăn nuôi
Thực tế có 3 kiểu chuồng nuôi phổ biến :
- Chuỗồng nuôi truyền thống (quy mô nông hộ): Xây dựng kiểu tận dụng tuỳ theo điều kiện diện tích đất đai và nhận thức của từng hộ gia đình „khơng theo một mơ hình thiết kế chung nào Chuồng thường nằm ngay cạnh nhà ở, gia súc thường ở trong một chuồng cố định khơng có sự thay đổi theo độ tuổi hay tính biệt sản xuất: lợn thường nằm trên phân, chuồng bò thường dựng bằng các đoạn tre gióng lại, có mái che mà khơng có tường Các loại chuồng ni (bị, lợn, gia cầm ) nằm san sát, lẫn lộn nhau
- Chuỗồng ni cải tiến: Có sự đầu tư về kinh phí của chủ hộ chăn