TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH VÕ NGỌC ANH THƯ PHÂN TÍCH HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA CỬA HÀNG TẠP HÓA TẠI PHƯỜNG BÌNH THỦY, QUẬN BÌNH THỦY VÀ PHƯỜNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ NGỌC ANH THƯ
PHÂN TÍCH HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA CỬA HÀNG TẠP HÓA TẠI PHƯỜNG BÌNH THỦY, QUẬN BÌNH THỦY
VÀ PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102
12/ 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ NGỌC ANH THƯ MSSV: 4105694
PHÂN TÍCH HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA CỬA HÀNG TẠP HÓA TẠI PHƯỜNG BÌNH THỦY, QUẬN BÌNH THỦY
VÀ PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU,THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS NGÔ THỊ THANH TRÚC
12/ 2013
Trang 3i
LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã được thầy
cô Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh truyền đạt rất nhiều kiến thức một cách nhiệt tình và tâm huyết Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp,
em biết ơn sự động viên cổ vũ của cha mẹ, đồng thời muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn, cô Ngô Thị Thanh Trúc Cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên ngành và cả các kiến thức xã hội khác, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình giúp cho em học hỏi được nhiều nhất trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Do kiến thức cũng như thời gian thực hiện còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô, các anh chị và các bạn để bài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn Cuối cùng, em kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh cũng như Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, Cô Ngô Thị Thanh Trúc luôn được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công
Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2013
Người thực hiện
VÕ NGỌC ANH THƯ
Trang 4
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2013
Người thực hiện
VÕ NGỌC ANH THƯ
Trang 5iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 2
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Không gian 3
1.4.2 Thời gian 3
1.4.3 Nội dung và đối tượng nghiên cứu 3
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm về nhận thức 4
2.1.2 Khái niệm về hành vi 5
2.1.3 Khái niệm về tiệm tạp hóa 6
2.1.4 Khái niệm về túi nilon 6
2.1.5 Các chính sách môi trường có liên quan đến túi nilon được sử dụng ở Việt Nam 7
2.1.6 Các chính sách môi trường có liên quan đến túi nilon được sử dụng trên thế giới 18
2.3 Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 25
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 25
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu 26
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG BÌNH THỦY, QUẬN BÌNH THỦY VÀ PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU VÀ THỰC TRẠNG RÁC THẢI TẠI ĐỊA BÀN 28
3.1 Tổng quan về phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 28
3.1.1 Vị trí địa lý 28
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 30
3.2 Thực trạng rác thải tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 31
Trang 6và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 40 4.3.1 Lượng túi nilon sử dụng của các cửa hàng tạp hóa tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 40 4.3.2 Chi phí sử dụng túi nilon của các cửa hàng tạp hóa tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 42 4.3.3 Nguồn cung cấp túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 42
Trang 7v
4.3.4 Hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại hai phường
Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 43
4.3.5 Nguyên nhân của hành vi phát túi nilon miễn phí của chủ các cửa hàng tạp hóa tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 44
4.3.6 Cách giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 45
4.3.7 Nguyên nhân không thể giảm sử dụng túi nilon của các cửa hàng tạp hóa tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 46
4.3.8 Mức độ quan tâm của các chủ cửa hàng tạp hóa đối với tác hại của túi nilon đến môi trường và sức khỏe 47
4.3.9 Mối quan hệ giữa nhận thức về tác hại của túi nilon và hành vi sử dụng túi nilon của chủ cửa hàng tạp hóa 48
4.4 Hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường của các chủ cửa hàng tạp hóa tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 49
4.4.1 Thông tin nhận biết về túi thân thiện môi trường 49
4.4.2 Nguồn thông tin nhận biết về túi thân thiện môi trường 50
4.4.3 Mức giá sẵn lòng trả cho túi thân thiện môi trường của chủ cửa hàng tạp hóa tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 51
4.4.4 Hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường của chủ cửa hàng tạp hóa tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 52
4.5 Nhận thức về chính sách pháp luật quy định về việc sử dụng túi nilon 53
4.6 Chính sách đề xuất 53
4.6.1 Chính sách đề xuất Nhà nước tăng thuế đánh trên giá bán của túi nilon 53 4.6.2 Chính sách đề xuất Nhà nước áp dụng tính phí riêng túi nilon khi phát túi cho khách hàng 57
4.6.3 So sánh hai chính sách đề xuất 60
Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON Ở CÁC CỬA HÀNG TẠP HÓA TẠI HAI PHƯỜNG BÌNH THỦY VÀ PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 62
5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 62
5.2 Một số giải pháp giảm sử dụng túi nilon ở các cửa hàng tạp hóa 64
5.2.1 Nâng cao nhận thức 64
5.2.2 Thay đổi hành vi 65
Trang 8vi
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
6.1 Kết luận 66
6.2 Kiến nghị 66
Tài liệu tham khảo 74
Phụ lục 78
Trang 9vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang Bảng 2.1 Các thông số được sử dụng trong mô hình thực nghiệm của nhà nghiên cứu Karnjana Sanglimsuwan năm 2012 24 Bảng 2.2 Số lượng cửa hàng tạp hóa ở hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 25 Bảng 3.1 Đặc điểm dân số của hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ năm 2012 29 Bảng 3.2 Khối lượng rác vận chuyển về bãi rác Tân Long của quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy năm 2012 32 Bảng 4.1 Thông tin về độ tuổi của đáp viên tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 33 Bảng 4.2 Thông tin về trình độ học vấn của đáp viên tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 34 Bảng 4.3 Thu nhập trung bình hàng tháng của các cửa hàng tạp hóa tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 35 Bảng 4.4 Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhận biết tác hại của túi nilon của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 39
Bảng 4.5 Mối quan hệ giữa độ tuổi và nhận biết tác hại của túi nilon của
chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 40 Bảng 4.6 Lượng túi nilon sử dụng trung bình hàng ngày của cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 41 Bảng 4.7 Chi phí sử dụng túi nilon trung bình hàng ngày của cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 42 Bảng 4.8 Mối quan hệ giữa nhận thức về tác hại và hành vi giảm sử dụng túi nilon của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 49 Bảng 4.9 Giá sẵn lòng trả cho túi thân thiện môi trường của cửa hàng tạp hóa 51 Bảng 4.10 Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp giảm sử dụng túi nilon trong trường hợp thuế tăng 56
Trang 10viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang Hình 2.1 Các giai đoạn của quá trình thay đổi hành vi 6 Hình 2.2 Sự thay đổi các văn bản pháp luật trong quy định về việc sử dụng túi nilon tại Việt Nam 8 Hình 3.1 Bản đồ phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 29 Hình 4.1 Giới tính đáp viên tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 34 Hình 4.2 Nhận thức của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ về tác hại của túi nilon gây ra cho môi trường 36 Hình 4.3 Nhận thức của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ về tác hại của túi nilon gây ra cho sức khỏe 37 Hình 4.4 Nguồn thông tin nhận biết tác hại của túi nilon của chủ các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 38 Hình 4.5 Tỷ lệ sử dụng túi nilon với kích cỡ khác nhau của chủ các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 41 Hình 4.6 Nơi mua túi nilon của các chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 43 Hình 4.7 Hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 44 Hình 4.8 Nguyên nhân của hành vi phát túi nilon miễn phí của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 45 Hình 4.9 Cách giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 46 Hình 4.10 Nguyên nhân không thể giảm sử dụng túi nilon của các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 47 Hình 4.11 Mức độ quan tâm của đáp viên tới tác hại của túi nilon 48 Hình 4.12 Thông tin nhận biết về túi thân thiện môi trường của chủ các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 50 Hình 4.13 Nguồn thông tin nhận biết về túi thân thiện môi trường của chủ các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 51 Hình 4.14 Hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 53 Hình 4.15 Sự thay đổi hành vi sử dụng túi nilon khi thuế tăng của chủ các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 54
Trang 11ix
Hình 4.16 Nguyên nhân giảm sử dụng túi nilon khi thuế tăng của chủ các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 55 Hình 4.17 Nguyên nhân không giảm sử dụng túi nilon khi thuế tăng của các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 57 Hình 4.18 Mức giá tính phí riêng túi nilon của cửa hàng tạp hóa 58 Hình 4.19 Ảnh hưởng của quy định tính phí riêng túi nilon tới các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 59 Hình 4.20 Sự thay đổi hành vi sử dụng túi nilon khi áp dụng chính sách tính phí riêng của chủ các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 60 Hình 4.21 Đánh giả mức độ ưa thích của đáp viên đối với hai chính sách
đề xuất 61 Hình 5.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 63
Trang 125 LDPE: Low Density Polyethylen
6 LLDPE: Linear Low Density Polyethylen
Trang 131
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, túi nilon đã trở nên quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người Việc sử dụng túi nilon mỗi ngày đã ăn vào nếp sống của mỗi người dân thành thị cũng như nông thôn Túi nilon có những tiện ích
mà các loại vật liệu khác khó thay thế được Bên cạnh đó, giá thành của mỗi chiếc túi nilon lại rẻ khiến cho việc tiêu thụ loại túi này càng mạnh mẽ hơn Tuy nhiên, túi nilon gây ra tác hại rất lớn cho môi trường cũng như sức khỏe của con người Túi nilon có thể xói mòn đất đai, tàn phá hệ sinh thái, ngập úng lụt lội, hủy hại sinh vật, ô nhiễm môi trường và tổn hại sức khỏe con người (Khánh Hiền, 2011)
Những loại túi nilon hiện nay khi sử dụng xong nếu không xử lý đúng quy trình mà để vùi xuống lòng đất thì sẽ rất nguy hiểm, vì loại túi này sẽ làm lớp đất bị bít lại và bị xi măng hóa Điều này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường đất, nguồn nước, mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người (Ngô Quốc Quyền, 2013)
Thêm vào đó, nếu dùng túi nilon từ nhựa tái chế không sạch, sẽ lẫn mầm bệnh và vi khuẩn Trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất cho màu và phụ gia
để chống dính nhằm tăng sản lượng Vi khuẩn, kim loại nặng lẫn trong nhựa
để làm túi sẽ trực tiếp nhiễm vào cơ thể người, gây bệnh ung thư Sở dĩ có nguy cơ trên là do cơ chế lây nhiễm và phôi nhiễm khi nilon gặp nhiệt độ cao (Mai Văn Tiến, 2013)
Mặc dù tác hại do túi nilon gây ra là rất nhiều nhưng lượng túi nilon được sử dụng hàng ngày vẫn rất lớn Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lượng túi nilon sử dụng ngày càng nhiều, trong đó sự cấp phát miễn phí túi nilon của các cửa hàng bán lẻ như các cửa hàng tạp hóa cho khách hàng chính là một nguyên nhân không nhỏ khiến lượng túi nilon tiêu thụ tăng lên nhanh chóng Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ có hoạt động thương mại phát triển khá mạnh, với số lượng các cửa hàng tạp hóa khá lớn Do đó lượng túi nilon mà các cửa hàng này tiêu thụ hàng tháng là rất nhiều Điều này có ảnh hưởng lớn đến môi trường sống cũng như sức khỏe của người dân trong khu vực
Phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon để biết được nhận thức khi sử dụng túi nilon, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa để góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của người
tiêu dùng Chính vì vậy, đề tài“Phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại phường Bình Thủy quận Bình Thủy và phường
Trang 142
Xuân Khánh quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” là rất cần thiết nhằm đề
ra giải pháp thích hợp giúp các cửa hàng tạp hóa giảm sử dụng túi nilon
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ để đề ra một số biện pháp nhằm giúp cửa hàng tạp hóa giảm sử dụng túi nilon
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, cần có những mục tiêu cụ thể:
Phân tích hiện trạng sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Phân tích nhận thức của chủ cửa hàng tạp hóa tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
về tác hại của túi nilon
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Đề ra một số phương pháp giảm sử dụng túi nilon tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
1.3 CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Lượng túi nilon sử dụng trong một tháng của cửa hàng tạp hóa là bao nhiêu?
Chi phí sử dụng túi nilon hàng tháng của cửa hàng tạp hóa là bao nhiêu? Các cửa hàng tạp hóa có giảm sử dụng túi nilon hay không?
Các cửa hàng tạp hóa đã có các biện pháp nào để giảm sử dụng túi nilon? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc giảm sử dụng túi nilon của các cửa hàng tạp hóa?
Các giải pháp nhằm giảm lượng túi nilon sử dụng của các cửa hàng tạp hóa?
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Các nhân tố như độ tuổi, trình độ học vấn, nhận thức về chính sách pháp luật quy định về việc sử dụng túi nilon, nhận thức về tác hại của túi nilon và
Trang 151.4.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là từ năm 2011 đến tháng 06 năm
2013 và được thu thập trong thời gian từ tháng 08 đến tháng 09 năm 2013
Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 09 đến tháng 10 năm 2013
1.4.3 Nội dung và đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng túi nilon, nhận thức và các nhân tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nilon của chủ cửa hàng tạp hóa
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào cửa hàng tạp hóa tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ nhằm đề ra phương pháp sử dụng có hiệu quả đối với việc giảm sử dụng túi nilon
Trang 16Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân
lý khách quan
Nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó (Nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất)
Vai trò của nhận thức:
Con người hơn con vật là trước khi làm việc đã có nhận thức, đã xác định được mục đích hoạt động Như vậy, nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạt động của con người, nhận thức là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của con người
Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới và hiểu biết thế giới
đó, từ đó con người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, để đem lại hiệu quả cao nhất cho con người Xem xét quá trình phát triển một cá thể của con người, thì một đứa trẻ khi được sinh ra, nếu nó không nhận biết được thế giới khách quan, thì đứa trẻ đó sẽ không có hiểu biết và không có nhận thức
Nhận biết đi từ đơn giản, nhận biết đi từ từng thuộc tính đơn lẻ bề ngoài của sự vật hiện tượng đến những cái phức tạp, những thuộc tính bản chất bên trong Khi đã quen thuộc con người tiếp tục nhận biết thêm về sự vật hiện tượng qua mỗi lần tiếp xúc Càng tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tượng thì càng nhận biết được nhiều các thuộc tính khác nhau
Sau đó, con người biết hợp nhất các thuộc tính đơn lẻ lại với nhau, thành một tổng thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, xếp chúng vào thành một nhóm, tìm ra cái chung bản chất của một nhóm sự vật hiện tượng
Khi đó, nhận thức của con người được mở rộng hơn, tiến lên một bước cao hơn và đã tạo ra những cấu tạo tâm lý mới Cũng khi đó, nhận thức của
Trang 17Quá trình thay đổi hành vi
Quá trình thay đổi hành vi bao gồm 5 giai đoạn, từ chưa quan tâm đến sự thay đổi hành vi, quan tâm đến sự thay đổi hành vi, chuẩn bị thay đổi hành vi, thực hiện hành vi mới, duy trì hành vi mới (Hình 2.1)
Ở mỗi giai đoạn người muốn giáo dục thay đổi hành vi cần có những tác động khác nhau:
Giai đoạn 1 sang giai đoạn 2: Chưa quan tâm đến sự thay đổi hành vi chuyển thành quan tâm đến sự thay đổi hành vi cần phải tìm hiểu đối tượng đã biết gì và làm gì, giải thích lợi ích của việc thay đổi hành vi, cung cấp những thông tin cơ bản
Giai đoạn 2 sang giai đoạn 3: Quan tâm đến sự thay đổi hành vi chuyển thành chuẩn bị thay đổi hành vi cần phải bổ sung kiến thức mới, khuyến khích, động viên, nêu gương người tốt, việc tốt
Giai đoạn 3 sang giai đoạn 4: Chuẩn bị thay đổi hành vi chuyển thành thực hiện hành vi mới cần phải thảo luận cách thực hiện và đánh giá, giúp giải quyết các khó khăn, cung cấp các nguồn lực
Giai đoạn 4 sang giai đoạn 5: Thực hiện hành vi mới chuyển thành duy trì hành vi mới cần phải thảo luận các kinh nghiệm, thảo luận các quyết định,
hỗ trợ để duy trì (Lê Công Minh, 2012)
Trang 186
Hình 2.1 Các giai đoạn của quá trình thay đổi hành vi
Nguồn: Lê Công Minh, 2012
2.1.3 Khái niệm về tiệm tạp hóa
Cửa hàng tạp hóa hay tiệm tạp phẩm, tiệm tạp hóa là một nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như các mặt hàng đồ ăn uống khô, đồ gia dụng, kim chỉ, vải vóc, một số loại đồ xây dựng như đinh, ốc, sơn, ống nước, đồ thiết yếu cho sinh hoạt như kem đánh răng, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, các đồ phục vụ cho học tập như bảng, thước kẻ, bút, mực, các loại đồ ăn nhanh đa số hàng hóa đều rẻ và điều tiện lợi
Cửa hàng tạp hóa mang đến một lựa chọn rộng rãi cho khách hàng bởi sự đang dạng hàng hóa, đôi khi cửa hàng chỉ là một không gian nhỏ, nơi mọi người từ xung quanh khu vực đến mua tất cả các hàng hoá Thường cửa hàng này là loại hình tự thành lập, người chủ sử dụng một phần diện tích căn nhà để
bỏ vốn mua và bày bán các loại hàng hóa
2.1.4 Khái niệm về túi nilon
Túi nilon được đề cập trong bài nghiên cứu này là túi nilon mua sắm hay túi nilon dùng để đựng hàng hóa Loại túi nilon này được làm từ các loại vật
Duy trì hành vi mới
Thực hiện hành vi mới
Chuẩn bị thay đổi hành vi
Quan tâm đến sự thay đổi hành vi
Chưa quan tâm đến sự thay đổi hành vi
Trang 197
liệu từ nhựa, được sử dụng bởi người tiêu dùng trên toàn thế giới kể từ những năm 1960 Những chiếc túi này đôi khi được xem như túi sử dụng một lần vào mục đích mang các sản phẩm hay hàng hóa từ cửa hàng về nhà (European Plastics News staff, 2008)
Các nhà hoạt động môi trường ước tính có khoảng 1 nghìn tỷ túi nhựa được sử dụng mỗi năm trên toàn thế giới (Joan Lowy, 2004) Năm 2009, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ báo cáo rằng 102 tỷ túi nhựa được sử dụng hàng năm chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ (U.S International Trade Commission, 2009)
Túi nilon truyền thống thường được làm từ polyethylene, trong đó bao gồm chuỗi dài các đơn phân etylen Etylen có nguồn gốc từ khí thiên nhiên và dầu mỏ Phẩm màu cô đặc và các phụ gia khác thường được sử dụng để thêm màu cho nilon Túi nilon thường được sản xuất bằng cách thổi nhựa để tạo thành các màng mỏng (US Department of Enery, National Renewable Energy Laboratory, 2009)
2.1.5 Các chính sách môi trường có liên quan đến túi nilon được
về việc sử dụng cũng như sản xuất túi nilon do Nhà nước Việt Nam ban hành Theo hình 2.2 có thể thấy các văn bản pháp luật được ban hành liên tục Các văn bản quy định mới được sửa đổi bổ sung cũng như cập nhật để phù hợp với điều kiện thực tế Sau mỗi lần sửa đổi, các quy định về việc sử dụng túi nilon trở nên chặt chẽ hơn và cụ thể hơn, điều đó thể hiện sự quan tâm đúng mực của Chính phủ Việt Nam đối với vấn đề về túi nilon
Trong mục tiếp theo tác giả trình bày tóm tắt nội dung chính của các văn bản pháp luật quy định về việc sử dụng túi nilon đang được áp dụng hiện nay
Trang 219
2.1.5.2 Các chính sách môi trường có liên quan đến túi nilon được
sử dụng ở Việt Nam
(1) Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/09/2012 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung Khoản 3 điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP
Tại điều 1 Nghị định:
Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường như sau:
“3 Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản
4 Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (High density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá quy định tại Khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;
b) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói;
c) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch
vụ đóng gói.”
(2) Thông tư 159/2012/TT-BTC Sửa đổi bổ sung Thông tư số 152/2011/ TT-BTC
Tại điều 1 Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 như sau:
Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng
có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 2210
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) tại khoản này được quy định cụ thể như sau:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa bao gồm:
a1) Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu
a2) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu
để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói
a3) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch
-Trường hợp bao bì để đóng gói sản phẩm do người sản xuất bao bì đó sản xuất hoặc gia công ra thì người sản xuất bao bì phải có Bản chính văn bản cam kết có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người sản xuất bao bì và
đóng dấu (nếu người sản xuất bao bì là pháp nhân) về việc tự sản xuất bao bì
để đóng gói sản phẩm gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi sản xuất bao bì (trong văn bản cam kết nêu rõ số lượng bao bì sản xuất, số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoặc gia công ra, số lượng sản phẩm cần đóng gói và số lượng bao bì sử dụng để đóng gói sản phẩm)
-Trường hợp bao bì để đóng gói sản phẩm do người sản xuất bao bì mua
sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói thì ngoài Bản chính văn bản
cam kết có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người sản xuất bao bì và đóng dấu (nếu người sản xuất bao bì là pháp nhân) về việc tự sản xuất bao bì
để đóng gói sản phẩm gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi sản xuất bao bì (trong văn bản cam kết nêu rõ số lượng bao bì sản xuất, số lượng sản phẩm dự kiến mua về hoặc nhận đóng gói, số lượng sản phẩm cần đóng gói và số lượng bao bì sử dụng để đóng gói sản phẩm); người sản xuất bao bì phải có thêm: Bản chụp Hợp đồng mua bán sản phẩm (trường hợp mua sản phẩm về để đóng gói) hoặc Bản chụp Hợp đồng đóng gói sản phẩm (trường hợp làm dịch vụ đóng gói) được ký trực tiếp giữa người sản xuất bao bì và tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân bán sản phẩm hoặc có sản phẩm cần đóng gói
Trang 2311
-Trường hợp bao bì sản xuất được bán trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân khác (gọi tắt là người mua bao bì) để đóng gói sản phẩm thì người sản xuất bao bì phải có:
+ Bản chụp Hợp đồng mua bán bao bì được ký trực tiếp giữa người sản xuất bao bì và người mua bao bì
+ Bản chính văn bản cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm
có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người mua bao bì và đóng dấu (nếu người mua bao bì là pháp nhân) do người mua bao bì gửi cho người sản xuất
bao bì (trong văn bản cam kết nêu rõ số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoặc
gia công ra đối với trường hợp người mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình sản xuất hoặc gia công ra; số lượng sản phẩm dự kiến mua về để đóng gói đối với trường hợp người mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình mua về; số lượng sản phẩm dự kiến nhận đóng gói đối với trường hợp người mua bao bì làm dịch vụ đóng gói; số lượng sản phẩm cần đóng gói và số lượng bao
bì sử dụng để đóng gói sản phẩm)
+ Bảng kê hoá đơn bán bao bì theo mẫu số 03/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này Khi lập hoá đơn bán bao bì phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu được quy định trên hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng dùng cho
cơ sở nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp), ngoài ra ghi thêm dòng bán theo Hợp đồng số ngày tháng không chịu thuế bảo vệ môi trường trên hoá đơn
b2) Đối với bao bì nhập khẩu thì người nhập khẩu bao bì phải cung cấp cho cơ quan hải quan khi nhập khẩu: Hồ sơ hải quan bao bì nhập khẩu theo quy định Người nhập khẩu tự khai báo, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nội dung khai báo nhập khẩu bao bì để đóng gói sản phẩm hoặc
để bán trực tiếp cho người mua bao bì để đóng gói sản phẩm
Khi bán trực tiếp bao bì nhập khẩu (đã khai báo để đóng gói sản phẩm khi nhập khẩu) cho người mua bao bì để đóng gói sản phẩm thì người nhập khẩu bao bì phải có:
+ Bản chụp Hợp đồng mua bán bao bì được ký trực tiếp giữa người nhập khẩu bao bì và người mua bao bì
+ Bản chính văn bản cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm
có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người mua bao bì và đóng dấu (nếu người mua bao bì là pháp nhân) do người mua bao bì gửi cho người nhập khẩu bao bì (trong văn bản cam kết nêu rõ số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoặc gia công ra đối với trường hợp người mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình sản xuất hoặc gia công ra; số lượng sản phẩm dự kiến mua về để đóng gói đối với trường hợp người mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình mua
Trang 24cơ sở nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp), ngoài ra ghi thêm dòng bán theo Hợp đồng số ngày tháng không chịu thuế bảo vệ môi trường trên hoá đơn
Trường hợp bao bì nhập khẩu đã được thông quan theo quy định của pháp luật thì người nhập khẩu bao bì không được kê khai lại để được áp dụng đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường.”
Tại điều 3 bổ sung thêm điểm 1.4 vào khoản 1 Điều 5 như sau:
“1.4 Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA, ) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE
sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình
Ví dụ 8: Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi
ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP, ) là 30% Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường của doanh nghiệp A phải nộp đối với 100 kg túi ni lông đa lớp là: 100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng.”
Tại điều 5 bổ sung thêm điểm 2.4 vào khoản 2 Điều 7 như sau:
“2.4 Hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được sản xuất trong nước hoặc trong khu phi thuế quan và bán ra giữa trong nước và khu phi thuế quan, trong khu phi thuế quan, giữa các khu phi thuế quan với nhau và xuất nhập khẩu tại chỗ (trong lãnh thổ Việt Nam) (trừ bao bì được sản xuất để đóng gói sản phẩm theo quy định tại tiết a2 và a3 điểm a Điều 1 Thông
tư này) thì cơ sở sản xuất hàng hoá phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường Việc xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế bảo vệ môi trường là khi hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.”
Trang 2513
(3) Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/04/2013 quyết định về phê duyệt
đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020
Mục tiêu chung là giảm dần việc sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt và tăng cường thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy Mục tiêu cụ thể bao gồm:
Đến năm 2015: Giảm 40% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; Giảm 20% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; Thu gom
và tái chế 25% khối lượng chất thải túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt
Đến năm 2020:
Giảm 65% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010;Giảm 50% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; Thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt
Nhiệm vụ
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
Giảm thiểu phát sinh chất thải túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt Tăng cường sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi nilon khó phân hủy
Đẩy mạnh việc thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy
Giải pháp thực hiện:
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về kiểm soát sử dụng túi ni-lon khó phân hủy: tăng cường sử dụng công cụ kinh tế (thuế, phí), xây dựng cơ chế hỗ trợ sản xuất, sử dụng bao bì, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi nilon khó phân hủy, xây dựng chính sách khuyến khích phân loại chất thải túi nilon khó phân hủy tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi để thu gom, tái chế
Giải pháp tài chính và nhân lực: tăng cường và đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức quản lý, nghiên cứu để thích ứng với các công nghệ tiên tiến trong sản xuất và tái chế sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ: đa dạng hóa nguồn lực cho nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất
Trang 2614
các sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi nilon khó phân hủy, tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường, đầu tư, nâng cấp trang thiết bị một số phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc các cơ sở đào tạo, nghiên cứu đủ năng lực thử nghiệm, đánh giá các sản phẩm thay thế và tái chế từ chất thải túi nilon
Hợp tác quốc tế: tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thay thế và tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy
(4) Công văn 11897/BTC-CST của Bộ Tài Chính về thuế Bảo vệ môi trường đối với túi nilon
Trường hợp túi ni lông mà người nhập khẩu đã có khai báo về việc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết để đóng gói sản phẩm mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho (riêng túi ni lông nằm trong tỉ lệ hao hụt đã đăng ký hoặc không đăng ký định mức với cơ quan hải quan như bị rách, thủng, nhàu nát… trong quá trình sản xuất - không phân biệt là sau đó số lượng túi ni lông này được bán, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, tiêu hủy thì được xác định là số lượng túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết) thì người nhập khẩu phải kê khai, nộp thuế BVMT đối với túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng
không hết đó và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
Việc kê khai và nộp thuế BVMT đối với số lượng túi ni lông không được
sử dụng hoặc sử dụng không hết nêu trên như sau:
+ Trường hợp túi ni lông được nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu hoặc gia công để xuất khẩu: người nhập khẩu thực hiện kê khai, nộp thuế BVMT đối với số lượng túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết nêu trên tại cơ quan hải quan Thời điểm kê khai, nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011 và Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính
+ Trường hợp túi ni lông được nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh: người nhập khẩu thực hiện kê khai, nộp thuế BVMT đối với số lượng túi ni lông nhập khẩu không được sử dụng hoặc sử dụng không hết nêu trên tại
cơ quan thuế nơi người nhập khẩu có trụ sở chính Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đồng thời gửi kèm bản chụp hồ sơ nhập khẩu tới cơ quan thuế nơi người nhập khẩu có trụ sở chính để xử lý theo quy định
Trang 27Ngày không túi nilon lần đầu tiên ở Việt Nam (TTXVN, 2009)
Đây là sáng kiến chung của Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi khí hậu
và báo Khoa học Đời sống, sáng kiến đã được Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận bản quyền Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới tổ chức sự kiện này
Nơi thực hiện và thời gian diễn ra sự kiện:
Tại phố cổ Hội An, “Ngày không túi nilon - The Nature Day” được tổ chức thường niên vào ngày 9/9 hằng năm, với những hoạt động được tiến hành nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về tác hại của túi nilon đối với sức khoẻ
và môi trường sống, cổ vũ cho một lối sống không lệ thuộc vào túi nilon, vận động các cơ quan, gia đình, cá nhân không sử dụng túi nilon
Từ ngày 1/9 đến 9/9, tại Hội An sẽ có khoảng 10.000 cơ quan, gia đình
và du khách tự nguyện ký cam kết không sử dụng túi nilon Toàn bộ chữ ký của những người tham gia sẽ được đóng thành sổ lưu niệm
Ban tổ chức còn vận động mọi người tham gia chiến dịch thu gom túi nilon thải loại và đổi lấy túi mua hàng thân thiện với môi trường; đồng thời thành lập nhiều điểm thu đổi túi nilon, cứ 100 túi nilon thải loại sẽ được đổi lấy 1 túi thân thiện môi trường
Các cửa hàng, cửa hiệu tham gia chương trình ở Hội An sẽ được cung cấp túi cói để phát cho khách hàng thay vì túi nilon như trước đây, qua đó góp phần khôi phục lại làng nghề cói truyền thống của địa phương
Riêng tại Hà Nội, trong ngày này có 10.000 hộ được phát túi đi chợ thay cho túi nilon
Thành phố Hồ Chí Minh: Khởi động Chương trình giảm sử dụng túi nilon giai đoạn 2011 – 2015 (Nguyễn Thanh, 2011)
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chính Minh đã cùng với các
Sở ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình “Giảm sử dụng túi nilon trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015” Đây
là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
Đối tượng của Chương trình giảm sử dụng túi nilon được xác định là các loại túi HDPE mỏng dùng một lần (thường được gọi là túi xốp) Chương trình triển khai tại chính các hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn
Trang 28Ngoài ra, Chương trình sẽ chọn ra một ngày trong tháng làm “Ngày không túi nilon” (ví dụ chủ nhật đầu tiên của tháng) Vào ngày này, các siêu thị hay trung tâm thương mại không phát miễn phí túi nilon, khách hàng được khuyến khích đem theo túi đựng hàng hoặc mua túi đựng hàng sử dụng nhiều lần (túi vải, túi nhựa) của siêu thị/trung tâm thương mại Trong những năm sau, “Ngày không túi nilon” sẽ được tổ chức hàng tuần Bên cạnh việc vận động người dân và các nhà bán lẻ giảm sử dụng túi nilon, Chương trình sẽ xây dựng hệ thống thu gom túi nilon sử dụng một lần nhằm giảm lượng túi nilon phát tán trong môi trường và đi đến bãi chôn lấp Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tái chế tổ chức thu gom và tái chế túi nilon thu gom được
Ngày 26/3/2012, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh
đã triển khai Chương trình “Tháng sử dụng túi thân thiện với môi trường” tại các siêu thị trên địa bàn thành phố (Hoàng Anh Tuấn, 2012)
Chương trình diễn ra vào các ngày 5, 12, 19, 26 tháng 4 năm 2012 tại tất
cả các siêu thị của hệ thống Co.opmart, Big C và Lotte trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh với hình thức sử dụng túi nilon thân thiện môi trường thay cho túi nilon thông thường, đồng thời khuyến khích khách hàng đem theo túi sử dụng nhiều lần khi đi mua hàng
Tất cả 23 siêu thị của CoopMart, 5 siêu thị của Big C và 2 siêu thị của Lotte tại thành phố Hồ Chí Minh đồng loạt thực hiện các chương trình ưu đãi dành cho người mua sắm mang theo túi thân thiện môi trường nhằm hạn chế việc sử dụng túi nilon
Cụ thể tại Big C, khách hàng đã được giảm 1% trên tổng hóa đơn mua hàng khi mang theo túi Lohas –túi thân thiện (dành cho thẻ ưu đãi Big C), còn Lotte đã tặng 1 túi sử dụng nhiều lần Lotte cho khách hàng mua hóa đơn trên 100.000 đồng
Đặc biệt tại CoopMart, khách hàng mua sắm trong khu tự chọn có mang theo túi thân thiện môi trường của CoopMart được tặng 1 vé may mắn tham
Trang 29Theo Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến 2050, thành phố Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu đến năm 2015 sẽ giảm 40% lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2010
Hai cuộc thi tuyên truyền việc giảm sử dụng túi nilon (Hoàng Anh Tuấn, 2013)
Quỹ tái chế chất thải tổ hai cuộc thi liên quan đến việc giảm sử dụng túi nilon nhằm hưởng ứng Chương trình giảm sử dụng túi nilon trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2013
Cuộc thi “Sáng tác kịch bản truyện tranh thiếu nhi tuyên truyền giảm sử dụng túi nilon” Cuộc thi nhằm khuyến khích các kịch bản truyện tranh phù hợp sử dụng cho mục đích tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức của các
em học sinh trong việc sử dụng và thải bỏ túi nilon, tạo sân chơi lành mạnh để người dân tham gia vào công tác tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon
Cuộc thi “Video clip tuyên truyền giảm sử dụng túi nilon” nhằm vận động sáng tác các video clip với nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại cảu việc sử dụng và thải bỏ không đúng túi nilon, đồng thời vận động mọi người cùng giảm sử dụng túi nilon trong đời sống hàng ngày
Đối tượng dự thi là mọi công dân Việt Nam Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi
Ngày chủ nhật không túi nilon tại Hà Nội (Quang Xuân, 2010)
Sáng chủ nhật 8/8/2010, toàn bộ siêu thị trong hệ thống Hapro Mart, Fivimart, Bic C trên địa bàn Hà Nội đồng loạt phát túi thân thiện với môi trường đến khách hàng, thay thế túi nilon truyền thống
Chương trình được triển khai tại ở 10 quận, 18 huyện và 1 thị xã trên địa bàn Rất nhiều hoạt động đã được diễn ra trong đó có chương trình đạp xe vì môi trường Các bạn tình nguyện viên, chủ yếu là sinh viên các trường đại học như Đại học Kinh Tế, Phương Đông đạp xe quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm, tượng đài Lý Thái Tổ
Trang 3018
Tại siêu thị Hapro Mart (đường Lý Thái Tổ) rất nhiều túi thân thiện với môi trường (túi giấy trắng hoặc túi vải xanh) đã được phát miễn phí tại các siêu thị trên địa bàn thủ đô Tuy nhiên, sau ngày 8/8 tại tất cả các siêu thị, khách hàng sẽ phải mua túi với giá vài nghìn đồng
Co.opMart sử dụng túi nilon tự hủy (Nguyễn Bình, 2011)
Từ ngày 26-3, khách hàng đến mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.opmart
sẽ được sử dụng túi nilon tự hủy thay cho túi nilon thông thường nhằm góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sống
Đây là loại túi sử dụng chất phụ gia Reverte, có ưu điểm là khả năng tự
phân hủy sinh học trong môi trường có điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp
Đại diện siêu thị cho biết hoạt động này không gây ảnh hưởng đến giá thành của các sản phẩm tại siêu thị Thời gian đầu, chương trình được triển khai tại các Co.opMart thành phố Hồ Chí Minh, sau đó sẽ được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc
Trước đó một số siêu thị Big C, Maximark, thương xá Tax cũng triển khai chương trình này nhưng không thành công do “tuổi thọ” và độ bền túi tự hủy khá ngắn, dễ bị phân hủy khi gặp độ ẩm cao, ánh sáng yếu
2.1.6 Các chính sách môi trường có liên quan đến túi nilon được
Tại Nam Phi, chuỗi siêu thị lớn Pick'n'Pay đã rất tích cực, thúc đẩy phiên bản của họ về “Túi thân thiện môi trường” (đã bán ra 5,5 triệu bản) Họ cũng thiết kế một khung xe đẩy 2 tầng, mà bạn có thể thu thập tạp phẩm của bạn trong giỏ thiết kế đặc biệt (có thể mua) và mang về nhà bạn - không cần một túi cho tất cả nữa (Clean Up Australia, 2007)
Ngày Môi trường Thái Lan, ngày 04 Tháng 12 năm 2009 đã được lựa chọn để ký chính thức Biên bản ghi nhớ Phuket Biên bản ghi nhớ đơn giản rằng những cửa hàng sẽ không phát túi nilon miễn phí - thay vào đó họ sẽ tính phí cho khách hàng một khoản phí cho các túi nhựa Một chiến dịch nâng cao nhận thức cho lệ phí túi đi mua hàng được thiết lập để bắt đầu vào ngày 14
Trang 3119
tháng 2 năm 2010 Mỗi năm kể từ năm 2009, tại thủ đô Thái Lan của Hội đồng Đô thị Bangkok, cùng với các trung tâm bán lẻ Công ty trách nhiệm hữu hạn, đã tổ chức dự án 45 ngày "Không túi, Không Baht" Bắt đầu từ ngày 05 tháng 6 năm 2009 Ngày Môi trường thế giới, người tiêu dùng sẽ được giảm một baht (0,03 USD) khi mua hàng với số tiền 100 baht (3 USD) nếu họ sử dụng túi vải của mình khi đi mua sắm Nếu sử dụng túi nilon, người tiêu dùng phải tặng một baht cho mỗi chiếc túi nhựa cho Quỹ môi trường Kết quả là giảm khoảng 600.000 túi nhựa Bangkok mua sắm sử dụng hàng ngày ( so với
500 triệu túi nhựa được sử dụng trước đó) (Ted Duboise, 2012)
San Francisco tiểu ban đầu tiên trong thành phố lớn của Mỹ cấm sử dụng túi nilon hoàn toàn Trong năm 2007, thành phố cấm việc phân phối các túi nilon trong siêu thị lớn - những siêu thị có thu nhập trên 2 triệu USD/năm và các hiệu thuốc.Trong năm 2010, thành phố báo cáo giảm được 50% lượng rác đường phố do túi nilon (Rick Ahrens, 2011)
Năm 2008 Westport, Connecticut, Hoa Kỳ cấm phát túi nilon và xử phạt những doanh nghiệp phân phối chúng Mục đích của luật này là để khuyến khích các nhà bán lẻ để thúc đẩy túi tái sử dụng Một quan chức thành phố, nói với tờ New York Times, ước tính tăng 70% trong sử dụng túi tái sử dụng kể từ khi lệnh cấm bắt đầu, với mỗi của thị trấn 10.000 hộ gia đình sử dụng ít hơn hai túi trong một tuần (MichaelMiller, 2009)
Đài Loan đã thực hiện lệnh cấm phân phối miễn phí túi nhựa Nó được thực hiện dần dần bắt đầu từ trường học, cơ quan chính phủ và quân đội trước khi kết hợp với các siêu thị, các cửa hàng thức ăn nhanh và cửa hàng bách hóa Một chiến dịch y tế công cộng dẫn đến một ngoại lệ cho phép việc sử dụng túi nhựa trong bao bì thực phẩm (2001) Những lợi ích của chính sách túi nhựa đã vượt ra ngoài việc giảm sử dụng túi nilon Chính sách này đã nâng cao nhận thức môi trường và đã dẫn đến giảm tổng số tiền cho xử lý tất cả các loại chất thải rắn được tạo ra bởi các hộ gia đình Đài Loan đã giảm đến 69% trong túi tiêu thụ nhựa sau khi lệnh cấm được thực hiện trong năm 2001 (Clean Up Australia, 2007)
Ireland là nước đầu tiên ở Châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế túi nilon
từ tháng 05/2002 Mỗi túi nilon trong siêu thị phải chịu mức thuế là 15 cent (khoảng 4.400 đồng Việt Nam) quy định này làm giảm số lượng túi nilon được sử dụng giảm 90% (Jessica Shankleman, 2013)
euro-Washington D.C đã có kinh nghiệm thành công trong việc tạo ra 1,7 triệu USD cho quỹ dọn dẹp sông Anacosta của thành phố và giảm 60% túi nilon dùng một lần xung quanh lưu vực sông giữa năm 2009 và năm 2011 Pháp luật đã áp đặt thuế 5% trên mỗi loại giấy dùng một lần hoặc túi nilon
Trang 3220
phân phối tại các cửa hàng ở quận, và các nhà bán lẻ thực phẩm hay rượu phải
sử dụng túi được làm bằng vật liệu có thể tái chế 100% Đầu năm 2011, hơn 5.000 doanh nghiệp đã tuân thủ với chương trình áp đặt thuế cho túi nilon (Jane Engelsiepen, 2011)
Tại Trung Quốc, năm 2008 Hội đồng Nhà nước đã triển khai thực hiện một chiến dịch rộng rãi trên cả nước được gọi là “Hạn chế yêu cầu túi nhựa” Nhà nước Trung Quốc cấm sản xuất, bán hoặc sử dụng túi nhực với độ dày ít hơn 25 micron Thêm vào đó, một mức giá đã được áp dụng để túi nhựa không còn được cho đi một cách tự do bởi các nhà bán lẻ (Chinaday, 2011) Đến năm
2011, chính phủ Trung Quốc báo cáo rằng việc sử dụng túi nhựa ở những nơi bán lẻ đã giảm xuống 24 tỷ (khoảng hai phần ba so với trước đây) kể từ khi thực hiện chiến dịch này Điều này đá giúp tiết kiệm khoảng 60.000 tấn nhựa, tương đương với việc tiết kiệm 3,6 triệu tấn dầu hoặc 5 triệu tấn than và cắt giảm phát thải 10 triệu tấn khí CO2 ra môi trường (Zheng Jinran, 2011)
2.1.6.2 Các phương pháp nghiên cứu về biện pháp giảm sử dụng túi nilon trên thế giới
Một nghiên cứu của Kanupriya Gupta and Rohini Somanathan vào năm
2011 đã thực hiện biện pháp thuyết phục và cung cấp thông tin về tác động môi trường của việc sử dụng túi nilon Kết quả cho thấy, thuyết phục và các loại hình thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi chuyển từ túi nilon để sử dụng túi riêng của người tiêu dùng Một nghiên cứu khác cho thấy việc áp dụng thông tin tích cực (tác động tích cực cắt giảm sử dụng túi nilon) có tác động nhiều hơn thông tin tiêu cực (hiển thị các tác động
có hại của việc sử dụng túi nilon) và điều này cho thấy tâm lý của người tiêu dùng tiếp nhận thông tin với một thông điệp tích cực thúc đẩy hành vi tiêu dùng của hộ gia đình, khuyến khích họ thay đổi từ túi nilon để dùng túi có thể tái sử dụng (Kanupriya Gupta và Rohini Somanathan, 2011)
Một nghiên cứu của tác giả Rachel Marie Miller đã tạo các tình huống giả định để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của 3 công cụ gồm lệnh cấm sử dụng, thuế sử dụng túi nilon, hành động tự nguyện giảm sử dụng túi nilon của người bán lẻ Ba công cụ trên được đánh giá theo tiêu chí xã hội, môi trường, kinh tế
Cả 3 tình huống đều có điểm chung là không áp dụng trong trường hợp túi nilon được sử dụng để đựng sản phẩm thịt tươi sống, sản xuất sản phẩm, hóa chất và túi miễn thuế ở sân bay
Tình huống giả định thứ nhất là một lệnh cấm sử dụng túi nilon, nó được 22/35 điểm, lệnh cấm sử dụng túi nilon ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế
Trang 3321
Tình huống giả định thứ hai là mức thuế cho việc sử dụng túi nilon đối với người bán lẻ Mức thuế mang tính bắt buộc và được thu bởi các cơ quan có thẩm quyền Nó được số điểm là 26/35, thuế sử dụng túi nilon ảnh hưởng tích cực tới xã hội, môi trường và nền kinh tế
Tình huống giả định thứ 3 là người bán lẻ tại các cửa hàng tự nguyện giảm sử dụng túi nilon Họ có thể thực hiện giảm sử dụng túi nilon theo cách riêng của họ hoặc ký một thỏa ước giảm sử dụng túi nilon với cơ quan Nhà nước Được số điểm khá thấp là 17/35, các nhà bán lẻ chưa tự nguyện giảm sử dụng túi nilon do cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng (Rachel Marie Miller, 2012)
Tại Hồng Kông Cục Bảo vệ môi trường đã trình lên chính phủ đề án
“Đánh giá lợi ích và ảnh hưởng của túi nhựa mua sắm” vào tháng 12 năm
2005 Đề án này được thực hiện bằng việc các nhà nghiên cứu ở Cục Bảo vệ môi trường Hồng Kông thu thập các dữ liệu liên quan đến túi nhựa dùng để mua sắm, đánh giá kinh nghiệm của các nước trong việc hạn chế sử dụng loại túi này, từ đó đưa ra các phương án lựa chọn cho việc giảm sử dụng chúng ở đất nước của mình Sau đó sẽ trưng cầu quan điểm cũng như đánh giá của các bên liên quan, từ đó sẽ đưa ra được một con đường cho chính phủ Hồng Kông trong hành trình giảm sử dụng túi nhựa mua sắm
Các phương pháp mà đề án đã đưa ra bao gồm:
Phương án 1: Phương pháp tiếp cận tự nguyện bằng cách tiếp tục các sáng kiến như tổ chức “Ngày không có túi nhựa” hoặc ký Hiệp ước giảm sử dụng túi nhựa
Phương án 2: Đánh thuế đối với nhà sản xuất và thu phí đối với người tiêu dùng
Phương án 3: áp dụng mức phí tiêu dùng ở tất cả cửa hàng bán lẻ
Phương án 4: áp dụng mức phí tiêu dùng tại các cửa hàng bán lẻ được chọn
Từ 4 phương án trên, Chính phủ Hồng Kông đã đánh giá và đưa ra nhận xét như sau:
Để giảm sử dụng túi nhựa nên thu phí người tiêu dùng Thu thuế nhà sản xuất và thu phí nhà bán lẻ không hiệu quả cao để giảm sử dụng túi nhựa Các phương án đều có thể thực hiện để giảm sử dụng túi nhựa Tuy nhiên, cần quan tâm thêm đến vấn đề sử dụng các loại túi thay thế túi nhựa Ví dụ: túi giấy cồng kềnh hơn túi nhựa
Phương án 1 có thể hiệu quả trong việc giảm sử dụng túi nhựa nhưng hiệu quả thấp trong viếc khuyến khích sử dụng túi thay thế cho túi nhựa
Trang 3422
Phương án 2 và 3 có hiệu quả trong việc giảm sử dụng túi nhựa và khuyến khích sử dụng các loại túi thay thế túi nhựa
Phương án 4 có hiệu quả trong việc giảm sử dụng túi nhựa nhưng không
có tính thuyết phục người tiêu dùng sử dụng các loại túi thay thế túi nilon (The Environmental Protection Department Hong Kong, 2005)
Một nhà nghiên cứu công tác tại Khoa Kinh Tế và Thương Mại thuộc trường Đại học kỹ thuật Qingdao, Trung Quốc đã thực hiện một bài nghiên cứu các ảnh hưởng của chính sách cấm việc sản xuất, bán và sử dụng túi nhựa
có độ dày 0.025 milimet hoặc mỏng hơn do Hội đồng Nhà nước ban hành vào ngày 01/06/2008 Theo nghị định thì các nhà bán lẻ bị cấm cung cấp miễn phí túi nhựa cho người tiêu dùng Kể từ khi thực hiện chính sách, việc sử dụng túi nhựa giảm đáng kể, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường được nâng cao Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như các túi nhựa cung cấp cho người tiêu dùng không đáp úng được các tiêu chuẩn quốc gia, người tiêu dùng không mang theo túi của riêng mình khi mua sắm thì bị phạt Bài nghiên cứu được thực hiện để phân tích tác động và đánh giá kết quả của lệnh cấm sau đó đưa ra các biện pháp giải quyết Nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết
“Người gây ô nhiễm trả tiền” Kết quả của nghiên cứu:
Thị trường là nơi khó khăn nhất để thực hiện chính sách cấm phát túi nhựa miễn phí Người bán lẻ thường có 2 loại túi nhựa, một trong số đó đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và chỉ được sử dụng để đối phó với việc kiểm tra , loại túi nhựa còn lại là mỏng hơn 0,025 milimet, loại túi này bị cấm phát miễn phí cho người tiêu dùng
Túi nhựa không đạt tiêu chuẩn quốc gia được cung cấp bởi một số ít các nhà sản xuất
Túi vải không dệt được sử dụng để thay thế túi nhựa nhưng việc này không mang hiệu quả cao Trên thực tế vải không dệt được làm từ nhựa mà không có tính phân hủy sinh học và sẽ dẫn đến việc tiêu thụ rất lớn về nguồn tài nguyên không tái tạo như dầu
Do đó lệnh cấm phát miễn phí túi nhựa cần có biện pháp hỗ trợ như sau: Thực hiện các chính sách phạt tiền hoặc thưởng tiền để hạn chế việc sản xuất
và sử dụng túi nhựa; Phát triển các sản phẩm thay thế túi nhựa theo đúng tiêu chuẩn càng sớm càng tốt; Tăng cường công tác đánh giá vòng đời của túi nhựa (Đánh giá vòng đời là việc đánh giá tác động môi trường của một sản phẩm, còn được gọi là phân tích chu kỳ sống Thông qua đánh giá vòng đời một sự so sánh có thể được thực hiện để lựa chọn một sản phẩm hay dịch vụ gây hại đến môi trường ít nhất); Đẩy mạnh chương trình giáo dục môi trường cho công chúng ở Trung Quốc (Xiufeng Xing, 2009)
Trang 3523
Nghiên cứu của Isabela Valdetaro Avallone sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo (Crosstabulation) để kiểm định mối quan hệ giữa biến nhân khẩu học và việc đánh giá tầm quan trọng cao hay thấp khi sử dụng túi nilon,
để biết được mức độ của ý thức và áp dụng vào thực tiễn Kết quả của phân tích bảng chéo cho thấy những người ở cụm 1: có độ tuổi từ 15-25 tuổi, đã hoàn thành trình độ cao đẳng, có 5-10 gia đình có mức lương tối thiểu hàng tháng, Những người ở nhóm 2: có độ tuổi từ 26-40 tuổi, hoàn thành trình độ cao đẳng, có 10-30 gia đình có mức lương tối thiểu hàng tháng Phương pháp thống kê mô tả cho các biến: khả năng tiếp cận hộ gia đình, tái sử dụng, thiếu chi phí của sản phẩm, khả năng tồn tại của sản phẩm Cụm 1 có sự phân phối trung bình giữa các tiêu chí, cụm 2 có tiêu chí đề cập nhiều nhất là khả năng tái sử dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng chọn túi nilon là do thiếu sự lựa chọn thay thế tốt hơn túi nilon trong cơ sở kinh doanh, những người ở cụm 2 chủ yếu là hộ gia đình tái sử dụng lại túi nilon (Isabela
Valdetaro Avallone, 2012)
2.1.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi giảm sử dụng túi nilon
Hội thảo quốc tế lần thứ I do trường Đại học Mae Fah Luang tổ chức vào năm 2012 tại Thái Lan, tác giả Karnjana Sanglimsuwan và cộng sự đã giới thiệu “Khung đánh giá việc sẵn lòng chi trả của người dân cho việc giảm sử dụng túi nilon” Để xác định giá sẵn lòng trả của người dân cho việc giảm sử dụng túi nilon các tác giả đã thiết kế một cuộc khảo sát được chia thành hai phần chính Phần 1 khảo sát nhân khẩu học và thái độ của người dân đối với việc sử dụng túi nilon, phần 2 là các tình huống giả định việc giảm sử dụng túi nilon Có 300 người được hỏi ngẫu nhiên, phương pháp dự phòng
Contingency Valuation (CV) được dùng để xác định giá sẵn lòng trả
Mô hình thực nghiệm:
WTP=β0 + β1 thu nhập + β2 tuổi + β3 giáo dục+…+ β16 giá
Kết quả dự kiến của hội thảo là tìm được các yếu tố ảnh hưởng đến việc việc sẵn lòng chi trả của người dân cho việc giảm sử dụng túi nilon, giải pháp cho việc tiêu thụ túi nilon (Karnjana Sanglimsuwan, 2012)
Bảng 2.1 dưới đây trình bày chi tiết các thông số đã được Karnjana Sanglimsuwan và cộng sử sử dụng để đưa vào mô hình thực nghiệm
Trang 3624
Bảng 2.1 Các thông số được sử dụng trong mô hình thực nghiệm của
nhà nghiên cứu Karnjana Sanglimsuwan năm 2012
Chỉ số thân thiện môi trường Cung cấp tình huống để đánh giá các lựa chọn
Lợi nhuận
Giả sử một trung tâm mua sắm quan tâm thực hiện chiến dịch giảm sử dụng túi nhựa Bạn muốn nhận được lợi nhuận gì từ nhà cung cấp khi không nhận túi nhựa?
Phương thức vận chuyển Những loại vận chuyển bạn thường thực hiện khi bạn đi mua sắm?
Loại cửa hàng Xếp hạng các loại cửa hàng mà bạn thường nhận
Giá của túi nhựa Bạn có nghĩ rằng tăng giá của mỗi túi nhựa sẽ giúp
giảm số người sử dụng ?
Nguồn: Karnjana Sanglimsuwan, 2012
Trang 3725
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Khu vực tiến hành nghiên cứu là các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
Bảng 2.2 Số lượng cửa hàng tạp hóa ở hai phường Bình Thủy và phường
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập bằng cách trực tiếp xin từ các cơ quan địa phương có liên quan như: Phòng Quản lý đô thị, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên môi trường quận Bình Thủy và quận Ninh Kiều, Ủy ban nhân dân phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh
Số liệu sơ cấp của bài nghiên cứu được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn hai phường Bình Thủy và Xuân Khánh thông qua bảng câu hỏi được tác giả thiết kế sẵn
Trang 3826
Các cửa hàng tạp hóa tại hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh
có sự khác biệt về quy mô không quá lớn và mặt hàng kinh doanh khá tương đồng vì vậy tác giả sử dụng công thức Slovin để xác định cỡ mẫu phỏng vấn
n = N / (1+N×e2) Với sai số tối đa được chọn trong nghiên cứu này là e = 7%,
từ công thức Slovin cỡ mẫu được xác định là 65 mẫu Số cửa hàng phỏng vấn
ở mỗi phường được lấy theo tỷ lệ tương đương với tỷ lệ cửa hàng trên mỗi tuyến đường so với tổng số cửa hàng ở từng phường Và số lượng các cửa hàng phỏng vấn trên mỗi tuyến đường ở hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh được trình bày cụ thể trong cột “Số mẫu” trong bảng 2.2
Cách chọn cửa hàng phỏng vấn:
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được tác giả sử dụng để xác định các cửa hàng tạp hóa mà tác giả sẽ đến phỏng vấn Sau khi đánh số thứ tự các cửa hàng trên mỗi tuyến đường (phụ lục 3), tác giả sử dụng hàm random trong excel để chọn ra ngẫu nhiên các cửa hàng và quy ước rằng nếu hàm random cho ra kết quả trùng với kết quả trước đó sẽ cộng thêm 1 đơn vị Cứ như vậy lần lượt lựa chọn ra các cửa hàng sẽ được phỏng vấn trên từng tuyến đường đúng với số mẫu đã được tính toán cụ thể trong bảng 2.2
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
So sánh, kiểm định những số liệu sơ cấp thu thập được từ các mẫu điều tra để tổng hợp nhằm đánh giá các hành vi giảm sử dụng túi nilon trong hoạt động mua bán hàng ngày của các cửa hàng tạp hóa tại phường Bình Thủy quận Bình Thủy và phường Xuân Khánh quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
Số trung bình, số lớn nhất, số nhỏ nhất và độ lệch chuẩn mô tả thông tin
về đối tượng nghiên cứu và thông tin cửa hàng tạp hóa của đề tài theo các chỉ tiêu: giới tính, trình độ học vấn, nguồn cung cấp túi nilon, nguồn thông tin cung cấp sự nhận biết tác hại của túi nilon, về túi thân thiện môi trường, lượng túi nilon sử dụng trong tháng, mục đích phát miễn phí túi nilon cho khách hàng, cách giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa
Sử dụng phân tích bảng chéo (Crosstabulation)
Kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi – square) để phân tích mối quan hệ giữa các biến: Nhận thức về tác hại của túi nilon của các chủ cửa hàng tạp hóa đối với môi trường và sức khỏe với trình độ học vấn, độ tuổi, hành vi giảm sử dụng túi nilon; Mức độ quan tâm đến tác hại của túi nilon và hành vi giảm sử dụng túi nilon
Trang 4028
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG BÌNH THỦY, QUẬN BÌNH THỦY
VÀ PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU
VÀ THỰC TRẠNG RÁC THẢI TẠI ĐỊA BÀN
3.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG BÌNH THỦY, QUẬN BÌNH THỦY VÀ PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Vị trí địa lý
3.1.1.1 Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy
Phường Bình Thủy là một phường trung tâm của quận Bình Thủy, có diện tích 6,03 km2 với các mặt tiếp giáp như sau:
Phía Đông giáp với sông Hậu
Phía Bắc giáp với phường Trà Nóc
Phía Tây giáp với phường Long Hòa
Phía Nam giáp với phường An Thới
3.1.1.2 Phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều
Phường Xuân Khánh là một phường trung tâm của quận Ninh Kiều, với diện tích 2,20 km2 có các mặt tiếp giáp như sau:
Phía Đông giáp với 3 phường An Nghiệp, An Phú, An Lạc
Phía Bắc giáp với 2 phường An Khánh và An Hòa
Phía Tây giáp với phường Hưng Lợi
Phía Nam giáp sông Cần Thơ
Vị trí địa lý của hai phường Bình Thủy và phường Xuân Khánh được thể hiện rõ hơn trong hình 3.1