VIỆC SỬ DỤNG TÚI NILON
Theo kết quả điều tra, 100% đáp viên không biết về bất cứ văn bản pháp luật nào quy định về việc sử dụng túi nilon. Điều này thể hiện rõ yếu điểm trong việc truyền tải, phổ biến các văn bản pháp luật đến quần chúng nhân dân, cũng nhƣ thể hiện đƣợc rằng chủ các cửa hàng tạp hóa hiện nay dù đang sử dụng túi nilon nhƣng lại không quan tâm đến những chính sách pháp luật quy định về việc này.
4.6 CHÍNH SÁCH ĐỀ XUẤT
4.6.1 Chính sách đề xuất Nhà nƣớc tăng thuế đánh trên giá bán của túi nilon túi nilon
4.6.1.1 Mô tả chính sách
Tình huống giả định rằng giá bán túi nilon trên thị trƣờng là 40.000 đồng mỗi kilogram. Nhà nƣớc sẽ tăng thuế đánh trên giá bán túi nilon lên 25%, 50%, 75% và 100%, khi đó giá bán túi nilon trên thị trƣờng sẽ tăng lên 50.000, 60.000, 70.000 và 80.000 đồng mỗi kilogram. Khi đó ở mức giá nào các chủ cửa hàng sẽ chủ động giảm phát túi nilon miễn phí cho khách hàng một cách tích cực hơn và sẽ sử dụng những cách thức nào để thực hiện điều đó. Bên cạnh đó xem thử khi giá túi nilon tăng lên 100% thì liệu có cửa hàng nào vẫn không giảm phát túi nilon miễn phí cho khách hàng hay không và nguyên nhân của hành vi đó là gì.
54
4.6.1.2 Hành vi của chủ cửa hàng tạp hóa khi Nhà nước áp dụng chính sách tăng thuế đánh trên giá bán túi nilon
Hành vi sử dụng túi nilon của các chủ cửa hàng tạp hóa sẽ thay đổi khi thuế đánh trên giá bán túi nilon tăng lên, bởi vì các cửa hàng phát túi nilon miễn phí cho khách hàng, mặc dù chi phí cho túi nilon đã đƣợc tính vào giá bán của các sản phẩm nhƣng nếu giá túi tăng lên quá cao, dẫn đến phần lợi nhuận của họ bị giảm xuống, còn việc tăng giá bán của sản phẩm lên sẽ ảnh hƣởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Khi Nhà nƣớc tăng thuế dẫn đến giá bán của túi nilon tăng lên, theo hình 4.15 có thể thấy rõ rằng tỷ lệ số chủ cửa hàng quyết định giảm sử dụng túi nilon tăng lên theo từng mức tăng của thuế. Cụ thể khi giá bán là 50.000 đồng/ kilogram túi nilon có 26,2% chủ cửa hàng tạp hóa giảm, 60.000 đồng/ kilogram có 43,1% cửa hàng, 70.000 đồng/ kilogram thì có 55,4% cửa hàng sẽ giảm và khi giá bán là 80.000 đồng/ kilogram túi nilon thì tỷ lệ cửa hàng tạp hóa giảm sử dụng túi nilon lên đến 72,3%.
Hình 4.15 Sự thay đổi hành vi sử dụng túi nilon khi thuế tăng của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ
Sau khi điều tra về hành vi thay đổi của các chủ cửa hàng trong tình huống giả định này, tác giả cũng đã tìm hiểu về các nguyên nhân cũng nhƣ các phƣơng pháp giảm sử dụng túi nilon đƣợc các chủ cửa hàng tạp hóa đánh giá cao. Theo hình 4.16 nguyên nhân giảm sử dụng túi nilon của các cửa hàng tạp
55
hóa đƣợc 100% các cửa hàng đƣa ra là do giá túi nilon cao nên phải giảm sử dụng để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó vẫn có một số ít các cửa hàng đƣa ra các nguyên nhân khác nhƣ là có sản phẩm thay thế (14,7%), giảm sử dụng vì nhận thức cá nhân của chủ cửa hàng (14,7%) và vì tác hại của túi nilon đến môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời tiêu dùng (23,4%).
Ghi chú:
SP: sản phẩm; TNL: túi nilon
Hình 4.16 Nguyên nhân giảm sử dụng túi nilon khi thuế tăng của các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ
Dù có một số các nguyên nhân khác nhƣng các nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất thấp, riêng lý do giá túi nilon tăng cao đƣợc 100% các chủ cửa hàng đƣa ra cho thấy giá bán của túi nilon có ảnh hƣởng rất lớn đến các cửa hàng tạp hóa. Các cửa hàng tạp hóa kinh doanh vì lợi nhuận, chính vì vậy bất kỳ nguyên nhân gì làm tăng chi phí của họ lên, bằng mọi cách họ phải làm giảm chi phí đó xuống để giữ lợi nhuận cho mình. Do đó khi thuế đánh trên giá bán của túi nilon càng tăng lên, dẫn đến hành vi sử dụng túi nilon của các cửa hàng tạp hóa thay đổi càng rõ rệt.
Kết quả điều tra từ 47 đáp viên quyết định thay đổi hành vi sử dụng túi nilon của mình khi thuế tăng, nếu muốn giảm số túi nilon sử dụng, cách đƣợc xếp hạng nhất với 83% đáp viên đồng ý là chủ cửa hàng tạp hóa sẽ đựng chung nhiều sản phẩm vào một túi nilon lớn, cố gắng giảm số túi nilon sử dụng cho một khách hàng xuống thấp nhất. (Bảng 4.10)
Tiếp theo là phƣơng pháp giảm sử dụng túi nilon bằng cách sử dụng loại túi khác rẻ tiền hơn, cách này đƣợc xếp hạng nhì với tỷ lệ đồng ý của đáp viên là 76,6%. Khi giá túi nilon tăng cao thì các chủ cửa hàng tạp hóa có nghĩ đến
56
việc sử dụng một loại túi khác với điều kiện giá bán thấp hơn giá bán của túi nilon.
Cuối cùng là giảm sử dụng túi nilon bằng cách khuyến mãi cho khách hàng khi không lấy túi nilon. Cách này đƣợc 91,5% đáp viên xếp hạng ba. Phần lớn các cửa hàng tạp hóa thƣờng không có quy mô quá lớn nên việc khuyến mãi là khá khó thực hiện vì sẽ có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của cửa hàng. Hơn nữa các chủ cửa hàng cho rằng cách này không phù hợp với thói quen buôn bán của cửa hàng, do đó nếu giá túi nilon tăng lên thì cách này vẫn khó có thể áp dụng.
Bảng 4.10: Đánh giá mức độ phù hợp của phƣơng pháp giảm sử dụng túi nilon trong trƣờng hợp thuế tăng
Đơn vị: %
Cách giảm sử dụng túi nilon Xếp hạng
Nhất Nhì Ba
Sử dụng loại túi khác rẻ tiền hơn 17,0 76,6 6,4
Đựng chung nhiều sản phẩm vào một túi nilon 83,0 14,9 2,1
Khuyến mãi khi khách không lấy túi nilon 0,0 8,5 91,5
Ghi chú: n = 47
Mặc dù khi thuế tăng đến 80.000 đồng/ kilogram (tăng 100% so với giá hiện tại đƣợc giả định) đã có 72,3% chủ cửa hàng quyết định thay đổi hành vi sử dụng túi nilon của mình, cụ thể là sẽ giảm sử dụng chúng, vẫn còn 27,7% đáp viên vẫn quyết định sử dụng túi nilon bình thƣờng dù thuế có tăng lên.
Kết quả điều tra nguyên nhân của hành vi này, có 5 nguyên nhân đã đƣợc các đáp viên đƣa ra, bao gồm: thói quen sử dụng túi nilon, không có sản phẩm thay thế cho túi nilon, giá túi nilon vẫn rẻ hơn so với túi thân thiện môi trƣờng, túi nilon có độ bền cao, dễ dàng mua khi cần sử dụng.
Tỷ lệ các đáp viên đƣa ra các nguyên nhân đƣợc trình bày cụ thể trong hình 4.17. Nguyên nhân do giá của túi nilon khi thuế tăng vẫn thấp hơn giá của các loại túi thân thiện môi trƣờng đƣợc bán trên thị trƣờng đƣợc 83,3% đáp viên đƣa ra. Qua đó có thể thấy những đáp viên này đã có sự so sánh về chi phí khi sử dụng các loại túi khác nhau cho cửa hàng của mình và họ cho rằng sẽ sẵn sàng sử dụng loại túi khác nếu loại túi đó có giá rẻ hơn giá của túi nilon. Do đó có thể thấy các chủ cửa hàng này chủ yếu quan tâm đến chi phí và lợi nhuận chứ chƣa quan tâm đến các tác hại của túi nilon ảnh hƣởng đến môi trƣờng cũng nhƣ sức khỏe của ngƣời tiêu dùng.
57
Ghi chú: n = 18
Hình 4.17 Nguyên nhân không giảm sử dụng túi nilon khi thuế tăng của các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ
4.6.2 Chính sách đề xuất Nhà nƣớc áp dụng tính phí riêng túi nilon khi phát túi cho khách hàng
4.6.2.1 Mô tả chính sách
Tình huống giả định rằng Nhà nƣớc quy định không đƣợc phát miễn phí túi nilon cho khách hàng mà mỗi lần đƣa cho khách hàng một túi nilon thì chủ cửa hàng phải tính tiền túi nilon đó, tính riêng với tiền sản phẩm mà khách hàng đã mua.
Nhƣ vậy, các chủ cửa hàng sẽ lựa chọn mức giá nào để có thể thu tiền túi nilon của khách hàng, tính tiền túi nilon nhƣ vậy sẽ có ảnh hƣởng đến việc kinh doanh của cửa hàng hay không và nếu có thì sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào. Thêm vào đó, theo các chủ cửa hàng tạp hóa thì phƣơng pháp này có giúp giảm lƣợng túi nilon sử dụng hay không.
4.6.2.2 Hành vi của chủ cửa hàng tạp hóa khi Nhà nước áp dụng chính sách tính phí riêng trên túi nilon
Khi giả sử tình huống giả định phải tính phí riêng túi nilon khi phát cho khách hàng, các chủ cửa hàng tạp hóa đã đƣa ra mức giá cho mỗi túi nilon phải thu khi phát túi nilon cho khách hàng mà họ cho rằng hợp lý và dễ thu của khách hàng nhất. Theo hình 4.18, có 3 mức giá đƣợc đƣa ra bao gồm 500 đồng/ túi, 1.000 đồng/ túi và 2.000 đồng/ túi.
58
Hình 4.18 Mức giá tính phí riêng túi nilon của cửa hàng tạp hóa Hai mức giá 500 đồng và 1.000 đồng có tỷ lệ đồng ý của các chủ cửa hàng tạp hóa bằng nhau là 47,7%, mức giá 2.000 đồng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 4,6%. Có thể thấy 500 đồng là mệnh giá tiền đƣợc lƣu hành phổ biến thấp nhất hiện nay, nó đƣợc các chủ cửa hàng lựa chọn vì khi bắt buộc phải tính phí túi nilon các chủ cửa hàng đều muốn lựa chọn một mức phí thấp nhất để gây thiện cảm cho khách hàng, không ảnh hƣởng đến việc kinh doanh của cửa hàng.
Mức giá 1.000 đồng là mức giá cũng đƣợc khá nhiều chủ cửa hàng tạp hóa đƣa ra bởi vì mức giá này đƣợc cho rằng sẽ dễ dàng thu đƣợc của khách hàng. Mệnh giá 1.000 đồng tuy không phải là thấp nhất nhƣng rất phổ biến và có thể dễ dàng cộng vào tiền mua hàng của khách. Nhƣ vậy các chủ cửa hàng tạp hóa sẽ thu phí túi nilon thuận tiện hơn.
Nếu trƣờng hợp giả định này đƣợc áp dụng trong thực tế sẽ có ảnh hƣởng nhất định đến việc kinh doanh của các cửa hàng tạp hóa. Theo hình 4.19 có đến 72,3% đáp viên cho rằng khi Nhà nƣớc quy định tính phí riêng sẽ ảnh hƣởng đến cửa hàng của họ khi đƣợc hỏi về vấn đề này.
59
Ghi chú: n = 65
Hình 4.19 Ảnh hƣởng của quy định tính phí riêng túi nilon tới các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ
Hai nguyên nhân đƣợc đƣa ra để giải thích cho sự ảnh hƣởng này đó là không phù hợp với thói quen của khách hàng và giảm lƣợng khách hàng. Nguyên nhân không phù hợp với thói quen của khách hàng đƣợc đƣa ra với sự thống nhất của 76,6% đáp viên. Có thể hiểu nguyên nhân này là do thói quen mua sắm của khách hàng đã đƣợc hình thành từ lâu là túi nilon sẽ đƣợc chủ cửa hàng cung cấp miễn phí nhƣ một dịch vụ mà khách hàng phải đƣợc hƣởng, do đó khi tính phí túi nilon khách hàng sẽ cảm thấy không quen khi phải trả tiền để đƣợc lấy túi nilon. Từ một thứ đƣợc phát miễn phí trở thành phải trả tiền mới có đƣợc, điều này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm lý của khách hàng dù là số tiền tính phí đó là ít hay nhiều. Chính vì vậy, việc thực hiện một chính sách không phù hợp với thói quen sẽ gây ra một số ảnh hƣởng nhất định. Tuy nhiên để có thể giảm đƣợc việc sử dụng túi nilon nhƣ hiện nay thì việc thay đổi thói quen sử dụng là một điều hết sức cần thiết.
Khi phỏng vấn các đáp viên về lợi ích của việc áp dụng tính phí riêng thì có đến 72,3% chủ cửa hàng tạp hóa cho rằng nếu chính sách này đƣợc áp dụng sẽ làm giảm lƣợng túi nilon sử dụng. Có hai nguyên nhân đƣợc các đáp viên đƣa ra để giải thích cho sự sụt giảm này là do khách hàng không muốn chi trả cho túi nilon nên sẽ có thể sẽ cố gắng không lấy túi nilon nữa, nguyên nhân này đƣợc 93,6% đáp viên đồng ý. Bên cạnh đó, một số ít đáp viên cũng đƣa ra một nguyên nhân nữa, đó là khi áp dụng chính sách tính phí riêng lƣợng khách hàng nhất định sẽ giảm xuống khi đó nhƣ một kết quả hiển nhiên lƣợng túi nilon sử dụng sẽ giảm xuống, câu trả lời này chiếm 19,1% tổng số đáp viên
60
cho rằng có thể giảm đƣợc lƣợng túi nilon sử dụng nếu tính phí riêng khi phát chúng cho khách hàng.
Ghi chú: n = 65
Hình 4.20 Sự thay đổi hành vi sử dụng túi nilon khi áp dụng chính sách tính phí riêng của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ
Trong khi đó, theo ý kiến của 27,7% đáp viên cho rằng khi áp dụng chính sách này lƣợng túi nilon sử dụng vẫn không thể giảm xuống thì dù cho có tính phí riêng khi phát túi nilon cho khách hàng thì khách hàng vẫn có nhu cầu lấy túi nilon nên sẽ sẵn sàng chi trả khoản tiền nhỏ này, bởi vì khách hàng nếu không lấy túi nilon sẽ không có phƣơng tiện gì để đựng sản phẩm mang về. Và nguyên nhân này đã đƣợc 100% các đáp viên theo quan điểm này đƣa ra. Nhƣ vậy, vẫn còn một số ít chủ cửa hàng cho rằng chính sách này sẽ không có tác dụng vì khách hàng sẽ không thay đổi hành vi mua sắm của họ.