Thực trạng rác thải tại phƣờng Bình Thủy, quận Bình Thủy và phƣờng

Một phần của tài liệu phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại phường bình thủy, quận bình thủy và phường xuân khánh, quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 43 - 56)

BÌNH THỦY VÀ PHƢỜNG XUÂN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Rác thải của cả hai phƣờng Bình Thủy và Xuân Khánh đều đƣợc thu gom và đƣợc vận chuyển đến bãi rác Tân Long. Theo bảng 3.2 có thể thấy khối lƣợng rác vận chuyển hàng ngày đến bãi rác Tân Long từ hai quận Ninh Kiều và Bình Thủy là rất lớn.

Chỉ riêng rác thải sinh hoạt từ nhà dân và các khu chợ lên đến 99.731,8 tấn ở quận Ninh Kiều và 23.786 tấn ở quận Bình Thủy. Chi phí chi cho việc vận chuyển và xử lý rác là rất lớn, tổng chi phí cho các hoạt động vệ sinh đô thị của quận Ninh Kiều trong năm 2012 là 47.644.463.000 ngàn đồng, trung bình là 125.051.084 ngàn đồng một ngày (Theo Báo cáo Khối lƣợng công việc công tác vệ sinh đô thị của phòng Quản lý đô thị quận Ninh Kiều, 2012).

32

Bảng 3.2: Khối lƣợng rác vận chuyển về bãi rác Tân Long của quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy năm 2012.

(Nguồn: Báo cáo Khối lượng công việc công tác vệ sinh đô thị quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy, Phòng Quản lý đô thị quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy, 2012)

Tuy vậy, khối lƣợng rác thu gom đƣợc chỉ đạt khoảng 60 – 70% do đó khối lƣợng rác thải còn lại chƣa đƣợc thu gom còn lại sẽ gây ảnh hƣởng đến mỹ quang đô thị, vệ sinh môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời dân trên địa bàn. (Phụ lục 4)

Vị trí thu gom rác

Quận Ninh Kiều Quận Bình Thủy

Tổng khối lƣợng (Tấn) Khối lƣợng trung bình (Tấn/ ngày) Tổng khối lƣợng (Tấn) Khối lƣợng trung bình (Tấn/ ngày) Rác sinh hoạt từ nhà dân và rác chợ 99.731,8 261,8 23.786,0 64,5 Rác đƣờng 12.089,8 31,7 5.677,0 15,5 Rác từ thùng bên đƣờng 4.447,6 11,7 - -

33

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA CỬA HÀNG TẠP HÓA TẠI PHƢỜNG BÌNH THỦY,

QUẬN BÌNH THỦY VÀ PHƢỜNG XUÂN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG PHỎNG VẤN

4.1.1 Thông tin về độ tuổi của đáp viên tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ

Bảng 4.1: Thông tin về độ tuổi của đáp viên tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ.

Phƣờng Trung bình Lớn nhất – Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn

Bình Thủy (n = 34) 44,4 63,0 – 24,0 10,7

Xuân Khánh (n = 31) 42,0 58,0 – 21,0 10,1

Tổng (n = 65) 43,2ns 63,0 – 21,0 10,4

Ghi chú: ns không khác biệt (Phụ lục 1, kết quả 1)

Kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi trung bình của chủ các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ là hơn 43 tuổi. Ở mức ý nghĩa 5% không có sự khác biệt về độ tuổi của đáp viên ở hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh. Tuổi trung bình của đáp viên ở phƣờng Bình Thủy là 44 tuổi, lớn nhất là 63 tuổi và nhỏ nhất là 24 tuổi. Phƣờng Xuân Khánh có độ tuổi trung bình của đáp viên là 42 tuổi, lớn nhất là 58 tuổi và nhỏ nhất là 21 tuổi.

4.1.2 Thông tin về trình độ học vấn của đáp viên tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ

Bảng 4.2 mô tả trình độ học vấn của đáp viên ở cả hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh. Qua bảng 4.2 có thể thấy đa số các chủ cửa hàng tạp hóa có trình độ học vấn ở mức cấp 2 (38,5%) và cấp 3 (44,6%). Trình độ học vấn của các chủ cửa hàng tạp hóa trên địa bàn nghiên cứu vẫn còn chƣa cao. Đồng thời, vẫn có 12,3% đáp viên có trình độ trên cấp 3.

Trình độ học vấn của chủ các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh không khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Kinh doanh cửa hàng tạp hóa thƣờng là sự lựa chọn của nhiều ngƣời có trình độ học vấn trung bình và tƣơng đối thấp. Chính vì vậy, không có sự khác biệt về trình độ học vấn giữa đáp viên ở hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh.

34

Bảng 4.2: Thông tin về trình độ học vấn của đáp viên tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ

Trình độ học vấn Phƣờng Bình Thủy ( n = 34) Phƣờng Xuân Khánh ( n = 31) Tổng ( n = 65) Cấp 1 5,9 3,2 4,6ns Cấp 2 44,1 32,3 38,5ns Cấp 3 35,3 54,8 44,6ns Trên cấp 3 14,7 9,7 12,3ns Ghi chú: ns không khác biệt

Phần kiểm định thống kê ở mức ý nghĩa α = 5% về nhận biết tác hại của túi nilon giữa các nhóm hành vi sử dụng túi nilon ở phụ lục 5, kết quả 4

4.1.3 Giới tính của đáp viên tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: n = 65

Hình 4.1 Giới tính đáp viên tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ.

Theo kết quả điều tra, phần lớn chủ các cửa hàng tạp hóa là nữ. Công việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa thƣờng phù hợp với phụ nữ hơn là nam giới. Với sự hiểu biết về nhu cầu sản phẩm hàng ngày của các gia đình, phụ nữ có thể lựa chọn và kinh doanh những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng. Do đó có sự chênh lệch giữa tỷ lệ giới tính nam và nữ của chủ các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ. Cụ thể theo hình 4.1 đáp viên có giới tính là nữ chiếm 75,38 %, gấp khoảng 3 lần so với đáp viên có giới tính là nam, chỉ chiếm 24,62%.

35

4.1.4 Thu nhập của các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ

Thu nhập trung bình hàng tháng của các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh là 3,79 triệu đồng (bảng 4.3). Con số này lần lƣợt là 2,64 triệu và 5,05 triệu ở phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh. Có sự khác biệt về mức thu nhập ở hai phƣờng có thể giải thích là do phƣờng Xuân Khánh thuộc quận Ninh Kiều, nơi đây dân cƣ tập trung với mật độ rất cao so với phƣờng Bình Thủy, do vậy nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa tại đây cũng cao hơn rất nhiều. Chính vì thế đã gây ra sự khác biệt về thu nhập trung bình hàng tháng của các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh.

Bảng 4.3: Thu nhập trung bình hàng tháng của các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ Tiêu chí Phƣờng Bình Thủy (n = 34) Phƣờng Xuân Khánh (n = 31) Tổng (n = 65) Thu nhập 2,64 5,05 3,79*

Ghi chú: * Khác biệt ở mức ý nghĩa α = 5% (Phụ lục 1, kết quả 2)

4.2 NHẬN THỨC CỦA CÁC CHỦ CỬA HÀNG TẠP HÓA VỀ TÚI NILON TẠI HAI PHƢỜNG BÌNH THỦY VÀ PHƢỜNG XUÂN KHÁNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.2.1 Nhận thức của các chủ cửa hàng tạp hóa về tác hại của túi nilon đến môi trƣờng tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ

Những tác hại do quá trình thải bỏ túi nilon không đúng cách (chôn vào đất và vứt xuống ao, hồ, cống, rãnh) là những tác hại đƣợc phần lớn các chủ cửa hàng tạp hóa biết đến, những tác hại này đều đạt tỉ lệ gần và trên 50% câu trả lời có biết của các chủ cửa hàng tạp hóa. Qua đó có thể thấy họ có ý thức và hiểu biết trong vấn đề thải bỏ túi nilon vào môi trƣờng. Do đó việc chôn túi nilon vào đất và vứt chúng xuống ao, hồ, cống, rãnh là cách thải bỏ túi nilon mà đa phần các chủ cửa hàng không lựa chọn. Còn việc thải bỏ túi nilon bằng cách đốt chúng gây ra nhiều tác hại nhƣng lại không đƣợc nhiều đáp viên biết đến, các tác hại này chỉ đƣợc dƣới 45% đáp viên biết đến. Do vậy, đó là nguyên nhân tại sao mọi ngƣời thƣờng đốt túi nilon khi muốn thải bỏ chúng.

Tuy nhiên, các tác hại trong quá trình sản xuất túi nilon gây ra cho môi trƣờng thì phần lớn các đáp viên không biết đến, số ngƣời có biết đến những tác hại này không vƣợt quá 33%. Kết quả này cho thấy chủ các cửa hàng tạp

36

hóa thƣờng không quan tâm đến quá trình sản xuất ra túi nilon. Nguyên nhân là các tác hại này không thƣờng đƣợc phổ biến trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và cũng không gây ra các ảnh hƣởng trực quan đến ngƣời tiêu dùng túi nilon. Một nguyên nhân khác là do những đáp viên có trình độ học vấn thấp không có điều kiện học tập những kiến thức mang tính khoa học nhƣ quá trình sản xuất túi nilon, do đó sự nhận biết của họ về tác hại của quá trình sản xuất túi nilon còn hạn chế. Các thông tin về tỷ lệ nhận biết tác hại của túi nilon đến môi trƣờng đƣợc trình bày cụ thể trong hình 4.2.

Ghi chú: n = 65

Hình 4.2 Nhận thức của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ về các tác hại của túi nilon gây ra cho môi trƣờng

4.2.2 Nhận thức của các chủ cửa hàng tạp hóa về tác hại của túi nilon đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ

Phần lớn đáp viên không biết về tác hại mà túi nilon gây ra cho sức khỏe con ngƣời. Theo hình 4.3 có thể thấy tất cả các tác hại đều có tỷ lệ nhận biết thấp hơn 37%. Vì vậy có thể thấy đƣợc các chủ cửa hàng tạp hóa chƣa có

37

nhiều hiểu biết và thông tin rõ ràng về tác hại của túi nilon đến sức khỏe khi đang sử dụng chúng.

Điều này một phần là do chính bản thân ngƣời dùng chƣa quan tâm sâu sắc đến những tác hại do túi nilon gây ra đồng thời những tác hại này thƣờng không trực quan ảnh hƣởng ngay lập tức nên ngƣời sử dụng thƣờng không thấy đƣợc rõ ràng các tác hại này.

Ghi chú: n = 65

Hình 4.3 Nhận thức của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ về các tác hại của túi nilon gây ra cho sức khỏe.

4.2.3 Nguồn thông tin nhận biết tác hại của túi nilon của chủ các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ

Các nguồn cung cấp thông tin về tác hại của túi nilon cho các chủ cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ bao gồm đài phát thanh, truyền hình, báo và tạp chí, internet, ngƣời thân và bạn bè, và do tự nhận biết. Trong đó truyền hình, ngƣời thân bạn bè và báo chí là ba nguồn phổ biến nhất chiếm lần lƣợt 72,6%, 51,6% và 41,9% câu trả lời của đáp viên (theo hình 4.4). Tự nhận biết cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn (29%), điều này cho thấy đáp viên hiện cũng nhận biết đƣợc tác hại của túi nilon thông qua kiến thức của bản thân.

38

Ghi chú: n =65

Hình 4.4 Nguồn thông tin nhận biết tác hại túi nilon của các chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ

4.2.4 Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhận biết tác hại của túi nilon của các chủ cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ

Giữa trình độ học vấn và nhận thức về tác hại của túi nilon của chủ cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh có mối quan hệ rất rõ ràng. Với độ tin cậy 99% cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm trình độ học vấn về nhận biết các tác hại của túi nilon hay nói cách khác là trình độ học vấn có ảnh hƣởng đến sự nhận biết các tác hại của túi nilon của các đáp viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo bảng 4.4 tỷ lệ nhận biết tác hại cao nhất luôn là nhóm có trình độ học vấn sau cấp 3 (trung cấp, cao đẳng, đại học). Ở trình độ học vấn này họ có đủ kiến thức để nhận thức đƣợc những ảnh hƣởng của túi nilon đến môi trƣờng cũng nhƣ sức khỏe của ngƣời tiêu dùng. Còn đối với những ngƣời có trình độ học vấn thấp hơn thì tỷ lệ nhận biết về tác hại của túi nilon cũng giảm dần.

39

Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhận biết tác hại của túi nilon của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ

Tác hại Trình độ học vấn Tổng (n = 65) Giá trị Sig Cấp 1-2 (n = 28 ) Cấp 3 (n = 29) Trên cấp 3 (n = 8) Tỷ lệ nhận biết Tạo ra khí CO2 (QTSX) 7,1a 41,4b 100,0c 32,8 0,000

Gây hiệu ứng nhà kính (QTSX) 25,0a 10,3b 87,5c 26,2 0,000

Ngăn cản sự sinh trƣởng của thực vật 57,1a 86,2b 100,0b 75,4 0,009

Gây chết sinh vật dƣới nƣớc 46,4a 89,7b 100,0b 72,3 0,000

Gây hại não 3,6a 27,6b 62,5b 21,5 0,001

Gây ung thƣ 25,0a 34,5a 87,5b 36,9 0,005

Ghi chú:

QTSX: Quá trình sản xuất

Kết quả kiểm định chi bình phương ở phụ lục 2, kết quả 1 Cùng chữ cái là không có sự khác biệt

Khác chữ cái là có sự khác biệt

Phần kiểm định thống kê ở mức ý nghĩa α = 5% về nhận biết tác hại của túi nilon giữa các nhóm trình độ học vấn ở phụ lục 5, kết quả 1

4.2.5 Mối quan hệ giữa độ tuổi và nhận biết tác hại của túi nilon của các chủ cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ

Theo bảng 4.5 có thể thấy độ tuổi của đáp viên có ảnh hƣởng đến sự nhận biết các tác hại của túi nilon. Với độ tin cậy 95% có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của đáp viên về nhận biết các tác hại của túi nilon. Tỷ lệ nhận biết cao nhất là nhóm những đáp viên trẻ tuổi nhất, dƣới 29 tuổi, thƣờng đạt từ 62,5 đến 75%. Đối với nhóm đáp viên có độ tuổi lớn hơn 50 tuổi có tỷ lệ nhận biết các tác hại này thấp nhất, chỉ đạt từ 23,1 đến 33,8%.

Những đáp viên có độ tuổi thấp hơn thƣờng có sự nhận biết các tác hại của túi nilon cao hơn là do ở độ tuổi này thƣờng có nhiều nguồn tiếp thu các thông tin hơn nhƣ từ internet, trƣờng học, báo chí, truyền thông… mà ở các độ tuổi cao hơn thì lại hạn chế về điều này. Từ đó cũng có thể thấy đƣợc những ngƣời trẻ tuổi khả năng tiếp cận và tiếp thu các thông tin về những tác hại của túi nilon cũng nhƣ các giải pháp hạn chế sử dụng túi nilon sẽ cao hơn so với nhóm đáp viên có độ tuổi lớn hơn.

40

Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa độ tuổi và nhận biết tác hại của túi nilon của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ

Tác hại Nhóm tuổi Tổng (n = 65) Giá trị Sig < 29 tuổi (n = 8) 30-49 tuổi (n = 35) >50 tuổi (n = 22) Tỷ lệ nhận biết Tạo ra khí CO2 (QTSX) 75,0a 28,6b 27,3b 33,8 0,032

Gây mƣa axit (QTSX) 62,5a 20,0b 13,6b 23,1 0,016

Tạo ra khí Điôxin (khi đốt) 62,5a 14,3b 22,7b 23,1 0,014

Gây ngộ độc thức ăn khi đựng thức ăn nóng

62,5a 42,9a 9,1b 33,8 0,006

Gây dị tật cho trẻ sơ sinh 62,5a 28,6a 9,1b 26,2 0,012

Gây ảnh hƣởng quá trình phát triển của trẻ em

62,5a 31,4ab 13,6b 29,2 0,031

Ghi chú:

QTSX: Quá trình sản xuất

Kết quả kiểm định chi bình phương ở phụ lục 2, kết quả 2 Cùng chữ cái là không có sự khác biệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác chữ cái là có sự khác biệt

Phần kiểm định thống kê ở mức ý nghĩa α = 5% về nhận biết tác hại của túi nilon giữa các nhóm trình độ học vấn ở phụ lục 5, kết quả 2

4.3 HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA CỬA HÀNG TẠP HÓA TẠI HAI PHƢỜNG BÌNH THỦY VÀ PHƢỜNG XUÂN KHÁNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.3.1 Lƣợng túi nilon sử dụng của các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ

Theo kết quả điều tra về lƣợng túi nilon trung bình sử dụng hàng ngày của các cửa hàng tạp hóa thì số túi nilon sử dụng trung bình là 168 túi/ ngày, tƣơng đƣơng 0,5 kilogram mỗi ngày ở mỗi cửa hàng tạp hóa.

Tùy vào quy mô và vị trí của cửa hàng tạp hóa mà lƣợng túi nilon sử dụng cũng thay đổi. Số túi nilon sử dụng trung bình mỗi ngày của cửa hàng thấp nhất là 18 túi nhƣng cũng có cửa hàng lên đến hơn 700 túi một ngày. Nếu

Một phần của tài liệu phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại phường bình thủy, quận bình thủy và phường xuân khánh, quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 43 - 56)