quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam

74 1.3K 12
quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2011- 2015 QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Giảng viên hƣớng dẫn: Trần Hồng Ca Bộ môn: Luật Tƣ Pháp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nhƣ MSSV: 5115829 Lớp: Luật Tƣ pháp 1-K37 Cần Thơ, 11/2014 Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN  .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2 3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ...................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2 5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Một số khái niệm......................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm bị can, bị cáo ...................................................................................... 4 1.1.2. Khái niệm quyền im lặng ..................................................................................... 9 1.1.3. Khái niệm quyền im lặng của bị can, bị cáo ..................................................... 11 1.1.3.1. Quyền im lặng trong pháp luật nước ngoài ................................................... 11 1.1.3.2. Quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam. ............................................ 13 1.2. Vai trò của quyền im lặng trong tố tụng hình sự................................................... 14 1.2.1. Quyền im lặng đối với bị can, bị cáo.................................................................. 14 1.2.2. Quyền im lặng đối với cơ quan tiến hành tố tụng............................................. 15 1.3. Mối quan hệ giữa quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự .............................................................................................................................. 17 1.3.1. Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội ............................................................... 17 1.3.2. Mối tương quan giữa quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội ............... 18 CHƢƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH GIÁN TIẾP VỀ QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1. Quyền im lặng trong Hiến pháp .............................................................................. 23 2.1.1. Giới thiệu về quyền im lặng theo tinh thần của luật Hiến pháp ...................... 23 2.1.2. Một số quy định liên quan gián tiếp đến quyền im lặng ................................... 24 2.1.2.1. Quyền con người ............................................................................................ 24 2.1.2.2. Quyền bình đẳng ............................................................................................ 26 2.2. Quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam ....................................... 30 2.2.1. Giới thiệu về quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự .............................. 30 2.2.2. Một số quy định liên quan gián tiếp đến quyền im lặng ................................... 33 2.2.2.1. Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội của mình ............ 33 2.2.2.2. Quyền trình bày lời khai của bị can, bị cáo. .................................................. 35 GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam 2.2.2.3. Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa ...................................... 37 CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO 3.1. Thực tiễn áp dụng quyền im lặng của bị can, bị cáo ............................................. 40 3.1.1. Một số vụ việc cụ thể về quyền im lặng của bị can, bị cáo ............................... 40 3.1.2. Đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng quyền im lặng để giải quyết vụ án hình sự ................................................................................................ 45 3.1.2.1. Thuận lợi. ....................................................................................................... 45 3.1.2.2. Khó khăn. ....................................................................................................... 48 3.2. Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện quyền im lặng......................................... 50 3.2.1. Chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp quyền im lặng ........ 50 3.2.1.1. Bất cập ........................................................................................................... 50 3.2.1.2. Giải pháp. ....................................................................................................... 52 3.2.2. Áp dụng nguyên tắc xác định sự thật của vụ án ............................................... 55 3.2.2.1. Bất cập. .......................................................................................................... 55 3.2.2.2. Giải pháp. ....................................................................................................... 57 3.2.3. Người bào chữa tham gia vào buổi hỏi cung của vụ án ................................... 59 3.2.3.1. Bất cập ........................................................................................................... 59 3.2.3.2. Giải pháp ........................................................................................................ 61 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 64 GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi quyền con người ngày càng được quan tâm và chú trọng. Hiện nay trên thế giới hầu hết các quốc gia phát triển đều quy định trong pháp luật rằng công dân của họ có quyền im lặng và quyền có luật sư khi tham gia quan hệ pháp luật hình sự. Không phân biệt đó là vụ án hình sự bình thường hay phức tạp, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, có liên quan đến an ninh chính trị hay không. Quyền im lặng từ lâu được áp dụng tại rất nhiều nước. Hiến pháp nhiều nước quy định khi bắt giữ một người phải có luật sư chứng kiến hoặc phải giải thích quyền được mời luật sư. Ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại thì quyền im lặng vẫn chưa được quy định trực tiếp và rõ ràng trong Bộ luật tố tụng hình sự. Dù vậy, trong Điều 49 và Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định bị can, bị cáo có quyền trình bày hoặc không trình bày lời khai, và trình bày ý kiến của mình do luật đã cho rằng trình bày lời khai và trình bày ý kiến là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Đồng thời, tại Điều 209 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành có quy định “ Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án”. Quy định này tuy không trực tiếp thể hiện bị can, bị cáo có quyền im lặng trước câu hỏi của các cơ quan tiến hành tố tụng nhưng lại gián tiếp khẳng định nên rằng sự im lặng của bị can, bị cáo là hoàn toàn hợp pháp. Bị can, bị cáo không bị ép phải trả lời những câu hỏi của cơ quan tiến hành tố tụng. Mặc dù luật có gián tiếp nhắc đến quy định này nhưng nhìn chung kiến thức pháp luật của người dân còn kém, chưa thật sự biết được quyền lợi của mình khi tham gia quan hệ tố tụng hình sự. Bên cạnh đó việc nôn nóng giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng đã làm cho quyền im lặng bị xâm phạm nghiêm trọng dẫn đến oan sai trong nhiều vụ án hình sự gần đây. Song song đó thì, pháp luật tố tụng hình sự nước ta còn quy định tại Điều 10 như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, thể hiện thái độ của Nhà nước đối với quyền của công dân. Dù với tư cách là bị can hay bị cáo thì họ cũng cần phải được đối xử một cách công bằng và nhân đạo. Điều luật quy định về “ quyền” chứng minh vô tội đối với bị can, bị cáo mà không quy định nó là nghĩa vụ đã thể hiện sự tôn trọng quyền con người và đây là biểu hiện sự tồn tại của quyền im lặng. Kết hợp với việc luật đã quy định trình bày lời khai là quyền chứ không là nghĩa vụ càng thể hiện rõ hơn về việc bị can, bị cáo có quyền giữ im lặng. Việc bị can và bị cáo thực hiện quyền im lặng là hoàn toàn hợp pháp và chúng ta cần có những quy định cụ thể để hoàn thiện quyền này nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho bị can, bị cáo. GVHD: Trần Hồng Ca 1 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Giữa lý luận và thực tiễn áp dụng quyền im lặng ở nước ta còn có nhiều bất cập tranh cải như luật vẫn chưa có quy định cụ thể về quyền im lặng mặt dù luật đã có những quy định gián tiếp về quyền này, và chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu để áp dụng. Bên cạnh đó, người bào chữa vẫn chưa thể tham gia vào quá trình hỏi cung của bị can, bị cáo, và việc áp dụng nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chưa thật sự khách quan dẫn đến nhiều vụ án oan sai vẫn còn xảy ra do các chủ thể tiến hành tố tụng đã vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Do đó người viết lựa chọn đề tài: “Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam” để làm luận văn cử nhân luật. Với mong muốn sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc tìm hiểu thêm về vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với mục tiêu khái quát lại các vấn đề liên quan đến quy định về quyền và lợi ích của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự hiện nay, đồng thời nêu lên nội dung và vai trò của quyền im lặng trong tố tụng hình sự, những hạn chế, khó khăn của việc áp dụng quyền im lặng trên thực tế. Sau đó đưa ra một số giải pháp khắc phục khó khăn trên, qua bài viết này, hy vọng người đọc có thể biết thêm về quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự để quyền lợi của họ được đảm bảo. Trên cơ sở đó, góp phần làm cho quyền im lặng của bị can, bị cáo có thể được luật hóa và bảo vệ như các quyền khác của bị can, bị cáo. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. Đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Phân tích làm rõ một số khái niệm về quyền im lặng và bị can, bị cáo. Tìm hiểu được nguồn gốc của nguyên tắc im lặng trong lịch sử lập pháp thế giới. - Đưa ra được những dẫn chứng cho mối quan hệ giữa quyền im lặng trong pháp luật Việt Nam. - Đưa ra những quy định gián tiếp về quyền im lặng trong Hiến pháp Việt Nam 3. và trong Bộ tuật tố tụng hình sự. - Trình bày những vướn mắt và thực tiễn áp dụng quyền im lặng đồng thời đề xuất giải pháp cá nhân góp phần hoàn thiện thêm quyền im lặng trong pháp luật. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, người viết đã dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phương pháp tổng hợp, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền im lặng của bị can, bị cáo trong các tài tiệu tham khảo và công trình nghiên cứu,.. 4. GVHD: Trần Hồng Ca 2 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận còn có những phần nội dung được kết cấu thành 3 chương: 5. Chƣơng 1: Khái quát chung về quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Phần này chủ yếu giới thiệu về một số khái niệm như: thế nào là bị can, bị cáo, thế nào là quyền im lặng theo quy định của pháp luật các nước và luật tố tụng hình sự Việt Nam có những quy định gián tiếp như thế nào về quyền im lặng. Đồng thời phần này cũng nói lên vai trò của quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam sẽ góp phần giảm bớt được oan sai trong quá trình tố tụng. Chƣơng 2: Những quy định gián tiếp về quyền im lặng của bị can, bị cáo trong pháp luật Việt Nam. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành chưa quy định trực tiếp về quyền im lặng, nhưng những quy định mang tính gián tiếp dẫn chiếu về quyền im lặng trong tố tụng thì vẫn có thông qua quyền con người và quyền bình đẳng trong hiến pháp, và quyền trình bày lời khai, quyền bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa và bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội của mình. Chƣơng 3: Thực tiễn và giải pháp đối với quyền im lặng của bị can, bị cáo. Quyền im lặng là một quyền tiến bộ mà thế giới đã và đang áp dụng, nhưng đối với nước ta hiện nay thì việc áp dụng quyền này còn khó khăn vướng mắt chưa thể thực hiện được như bất cập về việc chưa có văn bản quy định cụ thể quyền im lặng, cũng như nguyên tắc xác định sự thật vụ án còn chưa khách quan, đồng thời luật sư người bào chữa chưa thể tham gia các buổi hỏi cung để bảo vệ quyền và lợi ích cho bị can, bị cáo. Vì vậy mà chương này người viết chủ yếu nêu lên bất cập và đề xuất những quy định nhằm góp phần tạo điều kiện cho quyền im lặng có thể được luật hóa trở thành những quy định cụ thể. Do người viết còn hạn chế về trình độ nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn, nên việc nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn nữa. Người viết xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Hồng Ca đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu, các tác giả của các nguồn tài liệu mà người viết đã sử dụng để nghiên cứu hoàn thành luận văn. GVHD: Trần Hồng Ca 3 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ  1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm bị can, bị cáo Bị can, bị cáo là những chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng để giải quyết vụ án hình sự. Chủ thể này là những người được coi là bị tình nghi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành khởi tố, điều tra, xét xử để xác định sự thật. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc xác định bị can, bị cáo là người có tội. Vì theo Điều 9 của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành thì “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Bị can, bị cáo tuy bị tình nghi là đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng về mặt pháp lý họ vẫn được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực của pháp luật. Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được phép tiến hành các biện pháp tố tụng nhất định đối với họ để xác định sự thật vụ án. Song song đó thì, trong tố tụng hình sự việc nắm vững địa vị pháp lý của các chủ thể cũng có vai trò quan trọng hơn hết. Bởi vì, khi giải quyết một vụ án hình sự phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Và tại mỗi giai đoạn thì địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng cũng không giống nhau.Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà khái niệm của các chủ thể bị tình nghi là thực hiện hành vi nguy hiểm này được quy định theo địa vị pháp lý khác nhau.  Đối với bị can: Khái niệm bị can được quy định lần đầu tại Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Theo đó, một người chỉ có thể bị khởi tố với tư cách bị can trong vụ án hình sự khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội1. Hiện nay, theo Điều 49, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 hiện hành thì khái niệm bị can là “người đã bị khởi tố về hình sự”, bằng quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền. Bị can là nhân vật trung tâm của vụ án, trong quá trình tố tụng họ là người mà Cơ quan điều tra sẽ phải tiến hành hoạt động điều tra và truy tố. Bị can là người bị coi là đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà những hành vi này xâm phạm quan hệ xã hội do pháp luật hình sự bảo vệ, và cơ quan tiến hành tố tụng đã có đủ căn cứ để khởi tố. 1 Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, Phương Hồng. Nguồn: http://hslaw.vn/diendan/default.aspx?g=posts&t=370. [ Ngày truy cập: 10 / 05/ 2014]. GVHD: Trần Hồng Ca 4 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Đồng thời, hành vi xâm phạm đến quan hệ xã hội của bị can, phải đảm bảo yếu tố cấu thành tội phạm như mặt khách quan, mặt chủ thể, mặt chủ quan và mặt khách thể của tội phạm2. Bên cạnh đó thì khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng mở đầu cho các hoạt động điều tra, chưa khởi tố vụ án thì không được tiến hành các hoạt động điều tra trừ một số trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 150, 151 và Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Giai đoạn khởi tố bị can có thể nói giống như giai đoạn đầu của quá trình tố tụng và là giai đoạn làm xuất hiện tư cách bị cáo trong tố tụng sau này. Để bảo đảm không có oan sai, không bỏ lọt tội phạm thì Điều 126 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ yêu cầu khởi tố bị can khi có đủ căn cứ để xác định một người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Cho nên, dù là Bộ luật tố tụng 1988 hay Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì khái niệm bị can cũng được hiểu là “ người đã bị khởi tố”. Nhưng để khởi tố một người nào đó thì quyết định đó cũng nằm trong khuôn khổ của pháp luật, một người chỉ có thể bị khởi tố với tư cách bị can trong vụ án hình sự khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Việc xác định một người có tư cách bị can từ khi nào là điều rất quan trọng. Bởi vì, khi một người bị xác định tư cách bị can đồng nghĩa với việc người đó sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của bị can. Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì “bị can là người bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can”. Khi một người đã bị khởi tố với tư cách bị can của vụ án thì quyền và nghĩa vụ của bị can có thể không được đảm bảo như: tự do dân chủ, bất khả xâm phạm, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…nhằm để bảo vệ quyền và nghĩa vụ cho bị can, bị cáo thì pháp luật về tố tụng hình sự có những quy định cụ thể cho bị can và bị cáo3. Bị can được sử dụng tất cả các quyền mà pháp luật đã quy định. Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện hành ta có thể thấy rằng bị can mang những đặc trưng như sau: Một là, bị can là đối tượng bị buộc tội trong vụ án. Trong một vụ án hình sự bị can là người bị tình nghi là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có dấu hiệu xâm phạm quan hệ xã hội do pháp luật hình sự bảo vệ, nói cách khác bị can có thể bị xem là tội phạm. Do đó mà, Cơ quan tiến hành tố tụng tức bên buộc tội phải tiến hành khởi tố nhằm bảo vệ trật tự xã hội và an toàn pháp luật, để thực hiện nhiệm vụ của tố tụng hình sự là “góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ 2 Xem thêm Phạm Văn Beo, Giáo trình luật Hình sự Việt Nam-phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội- 2009, trang 142. 3 Xem thêm Điều 49 và Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. GVHD: Trần Hồng Ca 5 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”4. Hai là, bị can là người bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can. Khi có đầy đủ căn cứ để xác định bị can đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và xác định được căn cứ khởi tố vụ án theo Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và những cơ quan thuộc Điều 111 sẽ tiến hành ra quyết định khởi tố vụ án, kể từ thời điểm này thì người bị khởi tố cũng chính là bị can của vụ án có nghĩa vụ phải tham gia vào quá trình tố tụng. Sau khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra đã tiến hành triệu tập bị can, hỏi cung bị can và thực hiện các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với bị can như: khám xét, thu giữ vật chứng, hoặc áp dụng những biện pháp ngăn chặn khi cần thiết. Bởi do nguyên nhân, khi phát hiện hành vi có yếu tố cấu thành tội phạm cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và ra quyết định khởi tố bị can nhằm mục đích chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Ba là, bị can sẽ tham gia vào các giai đoạn điều tra, truy tố và một phần trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Khi có quyết định khởi tố bị can thì tư cách chủ thể của bị can được xác lập, bị can sẽ có quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào giai đoạn điều tra của vụ án. Trong quá trình điều tra và truy tố thì bị can là đối tượng bị cơ quan tố tụng tiến hành xác minh làm rõ hành vi phạm tội của bị can, nhằm mục đích là tìm ra tội phạm trong vụ án và đồng thời cũng tránh buộc tội sai người, sai tội. Đồng thời, bị can cũng phải tham gia vào một phần của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, do trong giai đoạn này là giai đoạn chuyển tiếp giữa tư cách chủ thể của bị can thành tư cách bị cáo. Bốn là, tư cách tố tụng của bị can sẽ có thể bị chấm dứt khi Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát đình chỉ vụ án, Tòa án đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đối với bị can hoặc tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong giai đoạn điều tra tư cách bị can có thể chấm dứt khi Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra theo khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự “ Có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự; Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”. Khi Viện kiểm sát đình chỉ vụ án theo Điều 169, Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án theo Điều 180 hoặc khi Viện kiểm sát rút quyết định truy tố theo Điều 181 thì tư cách bị can trong quá trình 4 Điều 1 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 GVHD: Trần Hồng Ca 6 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam tham gia tố tụng chỉ là người bình thường không còn là bị can của vụ án. Bên cạnh đó thì, khi Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyết định sau đây đưa vụ án ra xét xử thì kể từ thời điểm này thì tư cách tố tụng của một người là bị can sẽ chuyển thành là bị cáo.  Đối với bị cáo: Khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời, khái niệm được quy định theo Điều 34: “Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”. Trong giai đoạn xét xử Tòa án chỉ đưa một người ra xét xử với tư cách bị cáo nếu Viện Kiểm sát đã truy tố người đó trước Tòa án, nếu Viện kiểm sát không truy tố thì Tòa án không được xét xử một người với tư cách bị cáo trừ những người mà Tòa án nhân dân xét xử về những việc hình sự nhẹ”5. Sau khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra, xét thấy có đủ căn cứ để khẳng định rằng bị can đã phạm tội thì đề nghị Viện kiểm sát truy tố ra trước Tòa án để xét xử. Kể từ thời điểm Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị can trở thành bị cáo. Bị cáo tham gia tố tụng kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đến nay, thuật ngữ “bị cáo” đã được ghi nhận lại trong khoản 1, Điều 50 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó “Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử ”. Bên cạnh đó thì, bị cáo tham gia tố tụng kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Bị cáo có một vị trí quan trọng trong quá trình truy tố và xét xử của Cơ quan tiến hành tố tụng, tuy họ là người “bị Tòa án đưa ra xét xử” nhưng vấn đề về quyền và nghĩa vụ của bị cáo vẫn được đảm bảo theo pháp luật về tố tụng hình sự. Và khái niệm bị cáo không đồng nghĩa với khái niệm chủ thể của tội phạm, mà bị cáo chỉ là những người bị buộc tội bởi cơ quan tiến hành tố tụng. Bị cáo cũng không phải là người có tội bởi vì họ chỉ trở thành người có tội nếu sau khi xét xử họ bị Tòa án ra bản án kết tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Cũng tương tự như bị can, bị cáo cũng có những quyền và nghĩa vụ được pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo. Nhằm để bảo đảm quyền con người cho bị cáo không bị xâm hại. Như vậy, bị cáo là người mang những đặc điểm pháp lý như sau: Một là, bị cáo là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước Tòa án. Kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị cáo trở thành người bị cơ quan tiến hành tố tụng buộc tội một cách chính thức và công khai, khi đó sự truy cứu trách nhiệm hình sự- nghĩa là hậu quả bất lợi mà bị cáo phải gánh chịu trước xã hội hay Nhà nước do đã 5 Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, Phương Hồng. Nguồn: http://hslaw.vn/diendan/default.aspx?g=posts&t=370. [ Ngày truy cập: 10 / 05/ 2014]. GVHD: Trần Hồng Ca 7 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam có hành vi vi phạm và khi đó bị cáo sẽ được xác định theo hai hướng là bị cáo là người có tội hoặc là không có tội. Không giống như bị can, bị cáo sẽ chịu sức ép về danh dự, uy tín và nhân phẩm do phải tham gia tố tụng một cách công khai trước Tòa án. Hai là, bị cáo chỉ được đưa ra xét xử khi Viện kiểm sát đã truy tố trước Tòa án. Như vậy, đến giai đoạn xét xử vụ án hình sự thì bị can sẽ bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử và trở thành bị cáo. Nhưng nếu Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra không truy tố bị can trước Tòa án khi không có đủ căn cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì tư cách bị can sẽ không trở thành bị cáo. Do đó, địa vị pháp lý của bị cáo chưa có do trong giai đoạn này tư cách người bị tình nghi có hành vi phạm tội này vẫn còn là bị can, và bị can chỉ là đối tượng bị điều tra và truy tố chứ không phải đối tượng bị đem ra xét xử như bị cáo. Ba là, tư cách bị cáo xuất hiện khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong giai đoạn khởi tố vụ án một khi đã có đầy đủ căn cứ để xác định hành vi phạm tội của bị can thì Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra sẽ đưa ra quyết định khởi tố và trong giai đoạn này tư cách bị can sẽ trở thành bị cáo khi Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi tố của Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ đưa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tư cách tố tụng bị cáo được hình thành kể từ khi Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa nhận hồ sơ vụ án và đưa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nhưng nếu Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì tư cách bị cáo sẽ không được xác lập. Bốn là, bị cáo tham gia tố tụng kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đưa vụ án ra xét xử là một trong những quyết định của thẩm phán sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án nhằm thay đổi địa vị pháp lý của người bị truy tố là bị can sang địa vị pháp lý của bị cáo để xét xử vụ án tại phiên tòa. Theo quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì tại khoản 2 Điều 176 về thời hạn chuẩn bị xét xử “Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày”, kể từ thời điểm này thì bị cáo chính thức tham gia vào quá trình xét xử trước tòa án. Đồng thời, theo Điều 187 thì sự có mặt tại phiên tòa là quyền và cũng là nghĩa vụ của bị cáo vì họ là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, Tòa án phải triệu tập bị cáo đến phiên tòa, bị cáo không thể vắng mặt nếu không có lý do chính đáng. Đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì tư cách bị cáo lúc này sẽ trở thành người có tội nếu chứng cứ chứng minh được bị cáo đã là người có tội, tư cách bị cáo là người bị tình nghi là người có hành vì phạm tội sẽ không còn, từ thời điểm này thì bị cáo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Còn khi chứng cứ chứng GVHD: Trần Hồng Ca 8 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam minh bị cáo là người không có tội thì bị cáo cũng đương nhiên mất tư cách là bị cáo mà trở thành công dân bình thường. Khái niệm bị can, bị cáo không đồng nghĩa với khái niệm người có tội bởi đây là vấn đề mang tính nguyên tắc. Bị can, bị cáo chỉ là những người bị tình nghi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm cần truy cứu trách nhiệm hình sự. Họ chỉ trở thành người có tội nếu sau khi xét xử họ bị Tòa án ra bản án kết tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Cho nên cần phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo không bị xâm phạm trong quá trình tố tụng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm thể hiện sự nhân đạo của nhà nước ta hiện nay dành cho những đối tượng bị xem là có hành vi phạm tội. Vì theo quy định tại Điều 72 Hiến pháp 1992 thì: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”, khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” và Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Do đó, dù một công dân đã bị khởi tố với tư cách bị can, bị cáo vẫn được suy đoán là vô tội, họ phải được tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trước pháp luật. Chúng ta không nên có định kiến về việc gọi bị can, bị cáo là người đã có tội mà cần phải đối xử với họ như những công dân bình thường khác, được bình đẳng trước pháp luật và có đầy đủ quyền và nghĩa vụ không bị hạn chế. 1.1.2. Khái niệm quyền im lặng Ở Mỹ, câu nói mà bất cứ cảnh sát viên nào cũng thuộc lòng có tên là lời cảnh báo Miranda (Miranda warning) tạm dịch là “Anh có quyền im lặng”. Nó được dùng để thông báo cho nghi phạm hình sự ngay lúc bị bắt giữ, hay khi đang ở tình trạng giam giữ, trước khi nghi phạm hình sự bị thẩm vấn hoặc lấy cung liên quan đến sự phạm tội, hay trong một tình trạng quyền tự do đi lại của nghi phạm bị cản trở dù người đó không bị bắt giữ. Khi một người bị cảnh sát bắt giữ, cảnh sát phải nói với họ rằng: "Họ có quyền giữ im lặng; Bất cứ điều gì họ nói cũng sẽ được dùng để chống lại họ trước tòa; Họ có quyền có luật sư; và nếu họ không thể thuê được luật sư họ sẽ được chỉ định một luật sư miễn phí”. Bất cứ lời thú tội nào có được bằng việc vi phạm các quy tắc Miranda đều phải bị bác bỏ, cũng như các bằng chứng khác đạt được do kết quả của lời thú tội sai quy tắc này6. Tu chính án thứ Năm bảo vệ cá nhân khỏi việc Alan B.Morrison, Fundamentals of American Law ( Những vấn đề cơ bản của Luật pháp Mỹ), Khoa học luật Trường Đại học New York, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2007, trang 156, 157. 6 GVHD: Trần Hồng Ca 9 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam bị bắt buộc làm chứng chống lại bản thân họ, chứ không phải chống lại người khác7, cho phép một cá nhân (nhưng không cho phép một tập đoàn) từ chối trả lời câu hỏi hoặc cung cấp cho chính phủ bất cứ thông tin nào đó mà có nguy cơ dẫn tới việc khởi tố hình sự. Theo luật của Hoa Kỳ thì vào những năm 1960 ở Mỹ xuất hiện một án lệ mang tên cảnh báo Miranda. Đó là một vụ án mà thủ phạm là Ernesto Miranda, sinh năm 1941 (13 tuổi đã bị bắt và sau đó liên tục phạm tội). Năm 1962, có một số vụ bắt cóc và cưỡng dâm các cô gái trẻ. Sau khi cảnh sát đưa đi nhận dạng tiếng nói của nạn nhân, Miranda thừa nhận mình là thủ phạm. Miranda viết bản tự thú và trên đầu mỗi tờ giấy đều có in sẵn những dòng chữ rằng người khai hoàn toàn tự nguyện, không bị đe dọa, lừa dối hay được hứa sẽ được giảm tội. Nhưng Miranda không được thông báo rằng mình có quyền mời luật sư được giảm tội. Tháng 6 năm 1963, Miranda phải ra tòa với tội danh cướp và cưỡng dâm. Luật sư Alvin Moore được chỉ định biện hộ đã phản đối tòa kết án dựa trên việc sử dụng lời khai của Miranda để chống anh ta. Giữa năm 1966, Chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Earl Warren ra phán quyết với nội dung: Một người bị bắt giữ trước khi bị thẩm vấn phải được thông báo một cách rõ ràng rằng họ có quyền giữ im lặng và bất kỳ điều gì người đó nói ra sẽ được sử dụng để chống lại người đó trước tòa án. Người đó phải được thông báo rõ ràng rằng anh ta có quyền tư vấn với luật sư và có quyền có luật sư bên cạnh mình trong khi thẩm vấn và rằng nếu người đó là người nghèo, anh ta sẽ được chỉ định một luật sư đại diện8. Phán quyết của toà án Tối cao Mỹ lật ngược bản bán của Tòa án tối cao bang Arizona, và cho rằng Miranda không phạm tội cưỡng dâm và phán quyết trở thành án lệ mang tính bắt buộc đối với các bang. Phán quyết cũng khẳng định rằng chỉ khi nghi phạm được thông báo một cách rõ ràng và dứt khoát về những quyền hiến định của họ trước khi thẩm vấn thì những lời khai của họ mới được chấp nhận. Phán quyết của Toà án tối cao lại dựa trên Tu chính án thứ Năm9 (nói về quyền im lặng) chứ không phải Tu chính án thứ Sáu10 (nói về quyền được có luật sư) như ban đầu. Từ đó, khái niệm quyền im lặng đã trở thành quyền được đặt lên hàng đầu trong pháp luật tố tụng nước ngoài khi cơ quan tiến hành Alan B.Morrison, Fundamentals of American Law ( Những vấn đề cơ bản của Luật pháp Mỹ), Khoa học luật Trường Đại học New York, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2007, trang 475. 8 Báo điện tử Người đưa tin, Nguồn gốc của lời cảnh báo Miranda: “Anh có quyền im lặng”, Quang Hòa. Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/nguon-goc-cua-loi-canh-bao-miranda-anh-co-quyen-im-langa83948.html. [Ngày truy cập: 02 /06 /2014 ] 7 9 10 Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, NXb Tri Thức năm 2009, trang 573. Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, NXb Tri Thức năm 2009, trang 573. GVHD: Trần Hồng Ca 10 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam tố tụng muốn tạm giữ hay bắt khẩn cấp bị can, bị cáo. Những lời cảnh báo Miranda tạm dịch là “Anh có quyền im lặng” thông báo cho một người bị tình nghi khi bị bắt hay bị hỏi cung rằng họ có những quyền như sau: Thứ nhất, họ có quyền im lặng và không bị yêu cầu phải đưa ra bất cứ lời khai nào hay trả lời bất cứ một câu hỏi nào. Bất cứ điều gì họ nói có thể được ghi lại và có thể được sử dụng để chống lại họ trong phiên toà hình sự. Thứ hai, họ có quyền trao đổi với luật sư có thể nhận sự giúp đỡ của luật sư hay có một luật sư bên cạnh trong bất cứ cuộc hỏi cung nào. Thứ ba, nếu họ không có khả năng thuê luật sư, sẽ có một luật sư chỉ định cho họ. Nếu họ muốn sự có mặt của luật sư bên cạnh mình, toà án sẽ cung cấp cho họ một luật sư miễn phí. Thứ tư, nếu họ muốn trả lời các câu hỏi ngay lúc đó mà không có sự hiện diện của luật sư, họ vẫn có quyền ngừng trả lời các câu hỏi bất cứ lúc nào. Do đó có thể thấy quyền im lặng là quyền mang những đặc điểm như: Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân và là quyền con người đã được công nhận trong luật quốc tế; Quyền im lặng là quyền mà nghi can dùng để bảo vệ mình chống lại sự buộc tội từ phía cơ quan tiến hành tố tụng; Chỉ khi nghi phạm được thông báo một cách rõ ràng về quyền được im lặng của họ trước khi thẩm vấn thì những lời khai của họ mới được chấp nhận; Nói tóm lại, quyền im lặng chính là quyền mà người bị buộc tội không phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào trước bên cáo buộc, quyền im lặng cũng chính là quyền không tự buộc tội mình của bị can, bị cáo. Quyền im lặng mang đặc điểm của quyền con người, quyền này thể hiện ý chí của người bị buộc tội có quyền bảo vệ bản thân khỏi bị hình phạt trước pháp luật, bảo vệ bản thân trước những cáo buộc của bên buộc tội. Nói cách khác thì, quyền im lặng cũng chính là ngay khi bị bắt giữ thì nghi phạm sẽ được giải thích quyền công dân của mình đó là quyền được giữ im lặng để chờ người bào chữa của mình, khi chưa có người bào chữa thì nghi phạm có quyền không trả lời các cơ quan điều tra bất kỳ câu hỏi gì, nhằm mục đích bảo đảm tối đa quyền con người. 1.1.3. Khái niệm quyền im lặng của bị can, bị cáo 1.1.3.1. Quyền im lặng trong pháp luật nước ngoài Quyền được im lặng khi bị bắt ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có từ lâu với mục đích đảm bảo tối đa quyền con người. Hiến pháp nhiều nước quy định khi bắt giữ một người phải được thông báo về quyền được im lặng và phải có luật sư chứng kiến hoặc phải giải thích quyền được mời luật sư. Trong khi đó, ở một số mô hình tố tụng khác, quyền im lặng có thể được diễn giải qua những cách thức thể hiện khác. Như trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị thì tại điểm g khoản 3 Điều GVHD: Trần Hồng Ca 11 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam 14 có quy định trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mỗi người đều có quyền đòi hỏi một cách bình đẳng đầy đủ những bảo đảm tối thiểu như “Không bị ép buộc phải chứng minh chống lại mình hoặc buộc tự thú là người có tội”11. Quyền im lặng là quyền pháp lý cơ bản của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Quyền này được ghi nhận rất sớm ở Anh vào thế kỷ 16. Nền tảng lý luận của quyền im lặng xuất phát từ quan điểm lịch sử về sự cân bằng giữa quyền lực nhà nước và quyền công dân. Theo đó, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bắt buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc không buộc phải nhận mình phạm tội. Nhà nước có nghĩa vụ phải tìm kiếm chứng cứ để chứng minh những cáo buộc của mình12. Chẳng hạn, theo luật của Australia: “Một người bị tình nghi không có nghĩa vụ phải nói với điều tra viên về hành vi phạm tội bị cáo buộc và mọi nỗ lực của điều tra viên nhằm ép người bị tình nghi nói ra sẽ dẫn đến việc bị xét lại về giá trị pháp lý khi sử dụng một cuộc thẩm vấn như vậy trong giai đoạn truy tố sau đó”, hay khoản 3, Điều 116 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức quy định: “Dự thẩm viên phải báo cho người bị điều tra biết, nếu không được sự đồng ý của người ấy thì không thể tiến hành hỏi cung họ nếu không có sự hiện diện của luật sư”. Ở Đức, quyền im lặng được đảm bảo rất rộng: Bị cáo có quyền không khai báo, không nhận tội từ khi bị tình nghi đến khi bị xét sử13. Vẫn còn nhiều quy định ở các nước khác như Điều 29 Bộ luật tố tụng hình sự Hà Lan, Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự Italia, Điều 198 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản14. Bên cạnh đó, hiến pháp Nhật Bản cũng qui định “không ai bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng và không có luật sư bênh vực”. Như vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định cụ thể về quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự. Quy định này xuất phát từ bản chất của việc truy tố tội phạm, trong đó nghĩa vụ của bên buộc tội phải chứng minh được tội phạm và bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh bất cứ điều gì. Quyền im lặng trong pháp luật nước ngoài giống như một nghĩa vụ bắt buộc mà bên buộc tội phải thông báo cho bên bị buộc tội biết về việc họ có quyền giữ im lặng. Một khi bên bị buộc tội không được Xem thêm Quyền con người các văn kiện quan trọng, Nxb.Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội 1998, trang 236. 12 Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc. (Ronald Banaszak, Fair Trial Rights of the Accused, Greenwood Press, 2002, trang 10). 11 13 Báo điện tử Thanh niên online, Quyền im lặng cần được thực hiện và quy định ngay trong Hiến pháp, Trần Hồng Phong. Nguồn: http:// /www.thanhnien.com2013/11/quyen-im-lang-can-uoc-thuchien-va-quy.html. [Ngày truy cập:12 /05/2014] Báo điện tử Lao Động, “Quyền im lặng” nhìn từ Australia, Phan Trung Hoài. Nguồn: http:// laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/quyen-im-lang-nhin-tu-australia-129402.bld. [Ngày truy cập: 23/08 / 2014] 14 GVHD: Trần Hồng Ca 12 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam thông báo đầy đủ về quyền này thì mọi lời khai của bên bị buộc tội coi như là không có giá trị pháp lý vì bên bị buộc tội đã bị xâm phạm về quyền theo tinh thần của pháp luật về đảm bảo đầy đủ nhân quyền cho công dân. 1.1.3.2. Quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam. Ở Việt Nam, quyền im lặng không được quy định trực tiếp và rõ ràng trong Bộ luật tố tụng hình sự. Nhưng trong Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Bên cạnh đó, Điều 49 và Điều 50 trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã quy định một số quyền của người bị can, bị cáo sau khi bị bắt tạm giữ, tạm giam, trong đó có quyền được biết lý do của việc bắt giữ, tội danh, cũng như được giải thích quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hình sự, quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Đặc biệt là tại điểm c, khoản 2 của Điều 49 trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã quy định bị can có quyền “ Trình bày lời khai”, trình bày lời khai là quyền chứ không phải nghĩa vụ nên có thể nói rằng bị can có quyền trình bày và có quyền không trình bày lời khai cũng đồng nghĩa với việc bị can vẫn có quyền giữ im lặng trong quá trình tố tụng. Bên cạnh đó, điểm g khoản 2 Điều 50 cũng quy định bị cáo có quyền “Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa”.Do đó, quyền của bị can, bị cáo khi tự mình bào chữa có thể được thực hiện hoặc không thực hiện nếu bị can, bị cáo không muốn thực hiện quyền này. Mặt khác, theo Điều 209 Bộ luật tố tụng hình sự “Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án”. Hiểu theo một nghĩa nào đó thì điều luật đã gián tiếp công nhận quyền được im lặng của bị cáo tại phiên tòa. Tuy không có quy định rõ ràng và cụ thể về việc bị can, bị cáo có quyền im lặng nhưng sự quy định trực tiếp về việc bị can, bị cao có quyền trình bày lời khai của mình thì cũng đã gián tiếp nói lên trình bày lời khai là “quyền” chứ không phải “nghĩa vụ” nên bị can, bị cáo có thể im lặng hoặc không im lặng mà tự mình bào chữa cho bản thân họ. Việc mới đây Việt Nam chính thức tham gia Công ước chống tra tấn và ngày 1211-2013 ứng cử và được bầu vào Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc được hiểu là Nhà nước Việt Nam chính thức công khai và cam kết nâng cao quyền con người, trong đó có quyền im lặng. Như vậy, việc thực hiện “quyền im lặng” cũng chính là thực hiện cam kết của mình15. Quyền im lặng theo pháp luật hình sự của thế giới đó là quyền Báo điện tử Thanh Niên online, Quyền im lặng cần được thực hiện và quy định ngay trong Hiến pháp, Trần Hồng Phong. Nguồn : http:// /www.thanhnien.com2013/11/quyen-im-lang-can-uoc-thuchien-va-quy.html. [Ngày truy cập:12 /05/2014]. 15 GVHD: Trần Hồng Ca 13 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam không tự tố giác được ghi nhân trong Công ước Quyền Dân sự của Liên Hợp Quốc. Quyền này thể hiện trong việc bị can, bị cáo có quyền không nói gì khi bị bắt. Quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam tuy vẫn là quyền được suy rộng ra từ các quyền khác vẫn chưa được pháp luật thừa nhận một cách chính thức với một khái niệm hoàn chỉnh cho riêng mình nhưng mọi hoạt động tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự điều mang hướng gợi mở cho quyền này. Nhìn chung thì từ Điều 10, Điều 49, Điều 50 và Điều 209 của Bộ luật tố tụng hiện hành và cả Điều 4 Hiến pháp năm 2013 cũng đang mang đến cho quyền im lặng một hướng hình thành mới, bởi lẽ trong những điều luật này đều gián tiếp quy định là bị can, bị cáo có quyền được giữ im lặng không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của cơ quan tiến hành tố tụng. 1.2. Vai trò của quyền im lặng trong tố tụng hình sự 1.2.1. Quyền im lặng đối với bị can, bị cáo Trong thực tiễn tố tụng cho thấy, nếu bị can, bị cáo khi bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam mà khai báo thành khẩn hành vi phạm tội của mình thì sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ. Ngược lại, nếu họ im lặng, không khai báo thì thường bị cáo buộc ngoan cố, chống đối pháp luật và bị đề nghị xử lý với chế tài nghiêm khắc hơn dù không có quy định “ngoan cố” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự16… Nhưng trên thực tế thì luật chỉ quy định sự khai báo của bị can, bị cáo chỉ là tình tiết giảm nhẹ và chỉ được xem là chứng cứ chứng minh cho vụ án đó như theo điểm b, khoản 2 của Điều 64 trong Bộ luât tố tụng hiện hành khi nó được xác minh làm rõ của Cơ quan điều tra. Đồng thời, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng. Để phá án và làm rõ tội phạm, Cơ quan điều tra phải dùng nhiều biện pháp chứ không chỉ phụ thuộc vào lời khai của bị can, bị cáo nên không thể nói nghi can im lặng ảnh hưởng đến công tác phá án. Những vụ án oan gần đây khiến dư luận nghi ngờ do bức cung, nhục hình nhắc nhiều đến quyền im lặng và quyền được có luật sư. Ví dụ như, vụ án Nguyễn Thanh Kiều bị 5 công an thành phố Tuy Hòa dùng nhục hình trong quá trình lấy lời khai dẫn đến tử vong do chấn thương sọ não, Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) được minh oan sau 10 năm ngồi tù cho hành vi chưa bao giờ gây ra, nếu có luật sư tham vấn trong quá trình bị hỏi cung thì hẳn ông đã không “nhận tội bừa” và nhiều vụ án oan, sai khác đã không xảy ra, và mới đây Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tiếp tục tuyên Lê Bá Mai án chung thân về tội Giết người và Hiếp dâm trẻ em vẫn đang gây tranh cãi. Báo điện tử Pháp luật và Xã hội Cho phép bị can, bị cáo được quyền im lặng - Tại sao không?, Phương Thảo. Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/20130410103521252p0c1002/cho-phep-bi-can-bi-caoduoc-quyen-im-lang-tai-sao-khong.htm. [ Ngày truy cập: 25 /08/2014] 16 GVHD: Trần Hồng Ca 14 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Vẫn còn nhiều vụ án oan sai khác xảy ra chỉ vì bị can, bị cáo không được quyền giữ im lặng. Quyền im lặng ở đây không phải là quyền không khai báo mà là quyền được không trình bày lời khai khi không có người bào chữa bên cạnh để hướng dẫn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân bị can, bị cáo khi họ không hiểu biết về kiến thức pháp luật. Bên cạnh đó, bị can được quyền không khai cho đến lúc có luật sư chứ không phải im lặng mãi. Quyền im lặng sẽ giúp cho bị can, bị cáo không phải trả lời theo những câu hỏi mở dạng như là “có” hoặc “không” của Cơ quan điều tra để tránh buộc tội cho bản thân mình. Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Trần Văn Độ thuộc Tòa án nhân dân tối cao đã nêu quan niệm “quyền im lặng” là quyền không khai báo khi không có sự tư vấn của luật sư để tránh “tự mình buộc tội mình”, gây thiệt hại cho bản thân. Do đó, nếu qui định trong phạm vi thực tế nhất định có thể đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo17. Bị can, bị cáo được quyền im lặng sẽ góp phần giảm được án oan. Đồng thời, giúp bị can, bị cáo không tự buộc tội mình và gây hậu quả bất lợi cho bản thân họ. Quyền im lặng hiện nay lại là một qui định thật sự tiến bộ, bảo đảm cho các quy định của pháp luật được thực thi nghiêm túc trong quá trình tố tụng hình sự. Nếu quyền im lặng được quy định cụ thể thì những bản án được kết tội sẽ thật sự nghiêm minh hơn, và án oan sẽ không còn tồn tại, mặt khác bị can, bị cáo sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đảm bảo sự công bằng của pháp luật, đảm bảo thực thi quyền có luật sư của bị can, bị cáo và bảo vệ nhân quyền của mỗi công dân. 1.2.2. Quyền im lặng đối với cơ quan tiến hành tố tụng Ở các nước trên thế giới, bước đầu tiên mà các điều tra viên cần phải làm trước quá trình lấy lời khai của bị can, bị cáo là thông báo cho họ biết về quyền được im lặng của người đó. Nếu bị can, bị cáo đồng ý thì việc lấy lời khai của cơ quan tiến hành tố tụng mới trở thành chứng cứ chứng minh cho vụ án và thể hiện sự công bằng đối với bị can, bị cáo. Việc thông báo về quyền im lặng cho bị can, bị cáo biết rõ đó là nghĩa vụ bắt buộc của cơ quan tiến hành tố tụng. Ở Việt Nam, chưa có quy định rõ ràng về quyền im lặng vì thế mà tình trạng ép cung dùng nhục hình hiện nay đang gây bức xúc trong dư luận. Rất nhiều vụ án oan sai do hồ sơ bị sai lệch ngay từ đầu, khi ra tòa, bị cáo phản cung, cho rằng họ đã bị bức cung, ép cung nên mới nhận tội. Lúc này, dư luận không tránh khỏi nghi ngờ Cơ quan Điều tra đã thiếu công tâm. Vì trong Công ty Luật hợp danh FDVN, Quyền im lặng chờ luật sư, Xuân Dung. Nguồn: http://www.fdvn.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=355:quyn-im-lng-ch-luts&catid=2:x-phuc-thm-v-tan-hoang-phat-khong-hy-an-la-sai&Itemid=18&lang=vi . [ Ngày truy cập:25/08/2014] 17 GVHD: Trần Hồng Ca 15 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam những lần lấy lời khai của bị can, bị cáo chỉ có Cơ quan điều tra mới là người biết rõ và cũng chỉ có hai bên giữa người bị can, bị cáo và Cơ quan điều tra nên cũng không tránh khỏi sự nghi ngờ về việc Cơ quan tiến hành tố tụng vừa “ thổi còi vừa đá bóng”. Vì thế, nếu được thực hiện quyền im lặng để chờ luật sư, người bào chữa chứng kiến, thì họ chính là “người làm chứng” cho các lời khai của bị can, bị cáo đã khai là khách quan, là nhân chứng khẳng định rằng có hay không bị can, bị cáo bị bức cung, ép cung, nhục hình… Rõ ràng, nếu có quyền im lặng, Cơ quan điều tra sẽ không bị mang tiếng “oan”, khó giải bày khi chỉ có hai bên là Điều tra viên làm việc với bị can, bị cáo. Ở một số trường hợp khác, trong quá trình khai nhận của bị can, bị cáo trong lúc hỏi cung không phải là sự thật. Bị can, bị cáo khai man nhằm che giấu tình tiết vụ án, đánh lạt hướng Cơ quan điều tra nhằm để bảo vệ bản thân khỏi tội, che giấu cho người thân, bạn bè phạm tội hoặc nhận tiền của tội phạm cho lời khai giả nhằm che giấu cho tội phạm . Ví dụ như, vụ án Đỗ Hùng Long nhận tội thay bạn là Nguyễn Đồng Hòa trong vụ gây tai nạn giao thông làm chết người diễn ra vào ngày 16/7/2003 tại Bà RịaVũng Tàu và Nguyễn Văn Hiện nhận tội thay con ông chủ là Hồ Sỹ Đức tại Bà RịaVũng Tàu làm sai lệch nội dung vụ án, kéo dài quá trình điều tra, xét xử18. Trong những trường hợp này, lời khai của bị can, bị cáo càng làm cho Cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy nên, lời khai của bị can, bị cáo không thể đem làm chứng cứ để buộc tội họ. Đồng thời, trong lúc lấy lời khai của bị can, bị cáo thì trạng thái tâm lý, hay tình trạng sức khỏe của bị can, bị cáo có thích hợp cho việc lấy lời khai hay không chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng biết và bị can, bị cáo biết nếu khi ra tòa bị can, bị cáo phản cung với lý do cho lời khai trong tình trạng sức khỏe không tốt thì cũng ảnh hưởng đến kết quả của bản án, phải yêu cầu điều tra hoặc lấy lời khai lại từ đầu làm mất nhiều thời gian và hao tổn kinh phí. Do đó, nếu bị cáo được quyền im lặng chờ luật sư hay người bào chữa thì họ sẽ là nhân chứng cho việc lấy lời khai đó, có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của bị can, bị cáo và là người đảm bảo cho sự khách quan cho Cơ quan tiến hành tố tụng. Khi chúng ta có quy định cụ thể về quyền im lặng thì điều này không chỉ đảm bảo khách quan, giảm vi phạm tố tụng, mà còn giúp cho quá trình tố tụng nhanh hơn, không phải điều tra lại nhiều lần khi phải xem xét xác minh lại lời khai của bị can, bị cáo là khách quan hay do bị ép cung, dùng nhục hình. Trên thực tế, để phá án và làm rõ tội phạm, Cơ quan điều tra phải dùng nhiều biện pháp chứ không chỉ phụ thuộc vào Báo điện tử An ninh-Pháp luật, Nguồn: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Nhung-vu-an-nhan-toithay-nguoi/55055977/218/.[ Ngày truy cập:30/08/2014] 18 GVHD: Trần Hồng Ca 16 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam lời khai, nên không lo ngại nếu cho bị can, bị cáo quyền im lặng sẽ làm ảnh hưởng đến công tác điều tra. 1.3. Mối quan hệ giữa quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự 1.3.1. Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội Thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng La tinh “praesumptino”, được hiểu là coi vấn đề, hiện tượng nào đó là đúng đắn cho đến khi chưa có lý do bác bỏ vấn đề, hiện tượng đó. Nguyên tắc suy đoán vô tội bắt nguồn từ luật La Mã cổ đại, cách đây trên 15 thế kỷ nhưng nó gần như đã bị vô hiệu trong các tòa án vô nhân đạo suốt thời Trung cổ và chỉ được phục hưng kể từ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu. Sự phục hồi nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự dẫn đến sự ra đời của một nguyên tắc khác chi phối toàn bộ pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của thế giới cho đến ngày nay, đó là quyền không tự tố giác (right against self-incrimination)19. Nguyên tắc này đã được ghi trong nhiều văn kiện quốc tế như Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948; Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Tại Điều 11 của Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc thì “ Bất cứ ai bị buộc tội cũng có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội đó được chứng minh theo pháp luật tại một phiên tòa công khai mà tại đó người bị buộc tội được đảm bảo quyền bào chữa” và khoản 2, Điều 14 trong Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự của Liên hợp quốc năm 1966 đều có quy định: “Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật.”. Pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận nguyên tắc trên, nguyên tắc suy đoán vô tội, như một trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự của quốc gia mình20. Đồng thời, trong mối quan hệ với pháp luật quốc tế quy định này cũng giống với quy định tại Điều 31 Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga năm 200121. Theo những nội dung này, một người dù đã bị kết án bởi Tòa án mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì người này không phải chịu hình phạt cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Báo mới online, Quyền im lặng sẽ giảm án oan, Trương Trọng Nghĩa. Nguồn: http://www.baomoi.com/Quyen-im-lang-se-giam-an-oan/58/12499962.epi. [ Ngày truy cập:10/04/2014] 20 Phạm Mạnh Hùng, Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam.Theo Tạp chí Kiểm soát số 15/2012. 19 Trang chuyên Luật hình sự và Tố tụng hình sự, Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về xét xử của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đinh Thế Hưng. Nguồn: 21 http://luathinhsu.wordpress.com/2011/12/14/su-the-hien-cua-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-trong-che-dinh-ve-xetxu-cua-luat-to-tung-hinh-su-viet-nam/#more-3572.[ Ngày truy cập:25/06/2014] GVHD: Trần Hồng Ca 17 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Ở nước ta hiện nay tuy thuật ngữ “ suy đoán vô tội” chưa được Hiến pháp và pháp luật Việt nam ghi nhận chính thức mà chỉ mới ghi nhận trong dự thảo bổ sung sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự. Nhưng nội dung của nó đã được đề cập đến cụ thể như khoản 1, Điều 31 của bản Hiến pháp năm 2013 nêu, “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, áp dụng suy đoán vô tội như sự thể hiện quan điểm của Nhà nước ta trong việc tôn trọng nhân phẩm và bảo vệ danh dự cho bị can, bị cáo. Tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội thể hiện ở các nội dung sau: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật22 ; Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội23. Nhìn chung thì dù ở mỗi quốc gia có những kỹ thuật lập pháp khác nhau, nhưng điều có chung quan điểm về nguyên tắc suy đoán vô tội nhằm mục đích bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của con người trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền bảo đảm dân chủ, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Yêu cầu của nguyên tắc “Suy đoán vô tội” là các chủ thể của cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của bị can, bị cáo và phải đối xử và tôn trọng họ như những người công dân bình thường. Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia trong quá trình tố tụng bao gồm Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của công dân đứng trên góc độ tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự đã thể hiện quyền được xét xử công bằng đối với bất kỳ người bị buộc tội nào. Quyền được xét xử công bằng là một tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế nhằm bảo vệ cá nhân không bị xâm phạm bởi bất kỳ chủ thề nào trước pháp luật. 1.3.2. Mối tương quan giữa quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội Quyền được suy đoán vô tội là quyền cơ bản của công dân. Trong hệ thống các nguyên tắc của tố tụng hình sự, nguyên tắc “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” có mối quan hệ chặt chẽ hơn cả với nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo (Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) và để đảm bảo quyền bào chữa thì cũng cần phải có quyền im lặng. Về mặt pháp lý, không ai bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cho nên nếu một người đã bị coi là có tội ngay từ khi bị khởi tố thì 22 23 Điều 9, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. Điều 10, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. GVHD: Trần Hồng Ca 18 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam quyền bào chữa, tranh tụng trước Tòa án để tìm ra sự thật của vụ án sẽ không thể thực hiện. Khi đó, xét xử chỉ là việc Tòa án đi tìm lời giải cho một bài toán có sẵn đáp số là bị cáo là người có tội và bắt giam họ giam vào tù. Đồng thời, sẽ làm ảnh hưởng đến quyền được chứng minh mình vô tội của bị can, bị cáo. Quyền chứng minh sự vô tội được ghi nhận tại Điều 9 Công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên khi đó, “Bị cáo được thông báo tức thời và thật chi tiết bằng ngôn ngữ mà anh ta hiểu được về bản chất và lý do buộc tội anh ta”, và cụ thể hóa nội dung này thì tại Điều 24 quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự thì “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch” và Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định “Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáo”. Như vậy, bị can, bị cáo mới thực sự biết mình bị khởi tố, điều tra về tội gì (trong giai đoạn điều tra) và thậm chí còn biết được mình phạm tội gì và để khi đó bị can, bị cáo có thể thực hiện quyền chứng minh sự vô tội của mình thông qua việc đưa ra các chứng cứ, chứng minh sự vô tội của mình. Việc chính thức luật hóa nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ tạo ra nhiều lợi thế cho một quy trình tố tụng tiến bộ, phù hợp với cải cách tư pháp mà dự thảo sữa đổi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2014 đã ghi nhận. Một trong những nội dung cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội là mọi nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ phải được giải thích có lợi cho bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, một nội dung khác của nguyên tắc suy đoán vô tội mà Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cụ thể hóa là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tố tụng. Điều này đã tạo nên mối liên kết cho quyền im lặng của bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng hình sự, quyền được im lặng và quyền được suy đoán vô tội có cùng chung một mục đích chính là thể hiện nhân quyền của bị can và bị cáo trước cơ quan tiến hành tố tụng. Theo Thạc sĩ Đinh Thế Hưng (Viện Nhà nước và Pháp luật) chỉ ra cái thiếu đầu tiên là luật không quy định quyền được im lặng của bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng. Điều này đã tạo khoảng trống pháp lý, tạo cơ hội cho một số cơ quan tố tụng vận dụng sai nguyên tắc suy đoán vô tội24. Bởi lẽ, hoạt động tố tụng hình sự bao gồm hai nhiệm vụ: Bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm và bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người. Suy đoán vô tội nhằm đem đến sự cân bằng trong hoạt động tố tụng hình sự Trang Luật Đại Việt, Cần ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội”, Đức Minh. Nguồn: http://www.luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/can-ghi-nhan-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi. [Ngày truy cập: 25/06/2014] 24 GVHD: Trần Hồng Ca 19 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam giữa một bên là nhà nước với bộ máy điều tra, truy tố xét xử được bảo vệ bằng quyền lực nhà nước với một bên bị can, bị cáo. Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền im lặng được thể hiện theo những khía cạnh của pháp luật như sau: Thứ nhất, suy đoán vô tội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự đáp ứng tinh thần của pháp luật hiện nay đảm bảo quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và việc đảm bảo quyền con người cũng bao hàm quyền được im lặng của bị can, bị cáo. Bởi do, ở các nước trên thế giới đã xem quyền im lặng trong quá trình tố tụng của bị can, bị cáo là quyền con người. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là một trong những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền con người. Do đó, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng chính là nguyên tắc giúp bảo đảm quyền im lặng được thực thi trong tố tụng hình sự. Trong quá trình tố tụng, những người tiến hành tố tụng sẽ có thể tiến hành những hoạt động tố tụng và ra những quyết định tố tụng đối với cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan, trong những hoạt động và quyết định đó ít nhiều sẽ mang tính bắt buộc cưỡng chế thi hành đối với bị can, bị cáo và có thể sẽ xâm hại đến quyền cơ bản của công dân. Sự xâm phạm đó có thể là sự xâm phạm về quyền trình bày lời khai của bị can, bị cáo. Nếu bị can, bị cáo không được suy đoán vô tội ngay từ đầu thì quyền và lợi ích của bị can, bị cáo có thể bị hạn chế, một khi quyền bị hạn chế thì quyền im lặng sẽ không thể thực hiện được Thứ hai, suy đoán vô tội có ý nghĩa định hướng trong hoạt động tố tụng, đem đến sự cân bằng trong quá trình tố tụng giữa một bên đại diện cho pháp luật là cơ quan tiến hành tố tụng và một bên là chủ thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội là bị can, bị cáo xâm phạm quan hệ xã hội được bộ luật hình sự bảo vệ. Về mặt pháp luật, bên buộc tội và bên bị buộc tội một khi đã ngang bằng với nhau thì quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ luôn được đảm bảo. Do chưa bị coi là người có tội nên các cơ quan tiến hành tố tụng không được đối xử với bị can, bị cáo như người có tội, kể cả trường hợp họ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đi nữa. Bị can, bị cáo cần phải được đối xử bình đẳng về quyền và nghĩa vụ cũng như những người tham gia tố tụng khác được cơ quan tiến hành tố tụng tìm chứng cứ chứng minh là người không có tội chứ không phải tìm mọi bằng chứng chỉ để buộc tội. Vì thế khi cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành hoạt động điều tra sẽ không còn dựa vào lời khai của bị can, bị cáo mà là dựa vào chứng cứ xác minh được để buộc tội bị can, bị cáo. Thực tiễn hiện nay cho thấy nhiều vụ án oan trong quá trình tố tụng hình sự là do lỗi một phần từ việc xem trọng lời khai của bị can, bị cáo hơn là chứng cứ chứng minh cho sự thật của vụ án. Do đó, khi suy đoán vô tội cho bị can, bị cáo là tạo điều kiện cho bị can, bị cáo không phải chứng minh mình vô tội, mà bản thân họ đang là người vô tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật GVHD: Trần Hồng Ca 20 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam vậy nên họ không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, không có nghĩa vụ khai báo tình tiết vụ án và đương nhiên họ được quyền im lặng Thứ ba, suy đoán vô tội giúp giảm bớt oan sai, bức cung dùng nhục hình trong quá trình lấy lời khai của Cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị can, bị cáo tạo điều kiện cho sự phát huy quyền im lặng. Suy đoán vô tội loại trừ định kiến kết tội một chiều trong quá trình tố tụng của chủ thể tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo không bị xem là có tội và có quyền im lặng hoặc trình bày lời khai, vì quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo chưa bị hạn chế do họ vẫn là người vô tội. Sự im lặng của bị can, bị cáo không bao hàm ám chỉ im lặng là đồng ý với mọi sự cáo buộc của cơ quan tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó thì khi bị can, bị cáo được suy đoán là người vô tội thì dù họ có trả lời hay không trả lời câu hỏi của Cơ quan tiến hành tố tụng thì nhiệm vụ của Điều tra viên vẫn phải đi tìm chứng cứ chứng minh cho sự thật của vụ án. Trong luật cũng có quy định về lời khai của bị can, bị cáo cũng cần được xem xét và đánh giá25, nói cách khác lời bị can, bị cáo nói ra không thể lấy làm chứng cứ trực tiếp mà không cần xem xét đánh giá và xác minh sự thật26. Do đó, khi đã xem bị can, bị cáo là người không có tội trước khi bản án có hiệu lực pháp luật thì cần phải xem xét yếu tố đảm bảo quyền cho họ đặc biệt là quyền trình bày lời khai và quyền trình bày ý kiến tranh luận tại Tòa. Vì khi đã quy định đây là quyền thì nó có thể thực hiện theo hai hướng là bị can, bị cáo tự nguyện khai báo tình tiết của vụ án hoặc im lặng không khai báo trước Cơ quan tiến hành tố tụng để nhờ người bào chữa. Nguyên tắc suy đoán vô tội có quan hệ chặt chẽ với quyền im lặng. Bởi vì nếu đã bị coi là có tội ngay từ khi chưa xét xử thì việc bảo đảm quyền của họ sẽ bị xâm phạm và việc thực hiện quyền im lặng của người bị buộc tội sẽ không thể thực hiện. Bị can, bị cáo sẽ bị bức cung hoặc cho lời khai giả do áp lực từ phía cơ quan tố tụng khi ban đầu họ đã bị nhận định có tội, việc lấy lời khai hay thẩm vấn bị can, bị cáo chỉ còn mang tính chất hình thức chứ không còn vì mục đích tìm ra sự thật của vụ án. Khi chúng ta có sự vi phạm trong nguyên tắc suy đoán vô tội thì cũng làm ảnh hưởng đến sự thật vụ án, ảnh hưởng đến quyền bào chữa của vụ án, và sự im lặng để chờ người bào chữa cũng bị xâm hại. Vì thế cho nên, nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc đầu tiên cho sự bảo vệ nhân quyền của bị can, bị cáo. Bị can, bị cáo sẽ không được quyền im lặng chờ người bào chữa nếu như ngay từ đầu cơ quan tố tụng định tội cho bị can, bị cáo. Nguyên tắc suy đoán vô tội còn khẳng định: Bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình sự vô tội của mình. Như vậy, đồng nghĩa với việc bị can, bị cáo không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của cơ quan quan tiến hành tố tụng. 25 Xem thêm Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. 26 Xem Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. GVHD: Trần Hồng Ca 21 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Như vậy, quyền im lặng không chỉ là quyền của người bị buộc tội mà còn là nghĩa vụ của bên buộc tội, thể hiện giá trị của văn minh nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người. Quyền im lặng khi bị bắt ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có từ lâu với mục đích đảm bảo tối đa quyền con người, thể hiện sự tôn trọng pháp luật. Ở nước ta pháp luật cũng thể hiện sự tiếp thu tinh thần tiến bộ đó bằng những nguyên tắc trong tố tụng. Một người luôn vô tội khi Nhà nước không chỉ ra được những bằng chứng chống lại điều này và chứng minh được họ có tội. Suy đoán vô tội là một nguyên tắc tiến bộ, nguyên tắc này bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật tố tụng hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự là khi cơ quan tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội thì phải suy đoán theo hướng ngược lại. Nguyên tắc này loại trừ định kiến người bị truy tố là nhất định có tội và đối xử như với người có tội, kết tội một chiều trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Do đó cần có quy định về quyền im lặng của bị can, bị cáo nhằm mục đích tôn trọng, đảm bảo quyền lợi của họ, họ có quyền không trả lời những câu hỏi gây bất lợi cho họ. Mọi người điều có quyền nói và có quyền im lặng không lý do gì Hiến pháp nước ta quy định tại Điều 25 Hiến Pháp 2013 quyền tự do ngôn luận là quyền con người mà quyền im lặng không phải là quyền con người, cho dù là người đó đã thực hiện hành vi phạm tội hay không. GVHD: Trần Hồng Ca 22 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam CHƢƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH GIÁN TIẾP VỀ QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1. Quyền im lặng trong Hiến pháp 2.1.1. Giới thiệu về quyền im lặng theo tinh thần của luật Hiến pháp Ngày nay, với sự phát triển của giá trị nhân đạo, cộng đồng quốc tế càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề nhân quyền. Tiếp thu tinh thần đó, Hiến pháp nước ta trải qua 5 lần sửa đổi và đến nay Hiến pháp 2013 đã có riêng một chương giành riêng khi nói về quyền con người, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Song song đó thì, Việt Nam cũng là một trong những nước sớm phê chuẩn Công ước quốc tế về nhân quyền, vì vậy mà trong bản hiến pháp mới- Hiến pháp 2013 mang nhiều đổi mới quan trọng so với những bản Hiến pháp trước đây. Trong đó có vấn đề quyền con người và quyền bình đẳng, đây là một điểm nhấn quan trọng khẳng định việc kế thừa, phát huy và khẳng định nhiều nội dung về nhân quyền từ các bản Hiến pháp trước đó. So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 có những phát triển quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời Hiến pháp sắp xếp lại các điều khoản theo đó nhóm quyền để đảm bảo tính thống nhất giữa quyền con người và quyền công dân. Hiến pháp mới khẳng định mạnh mẽ mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng, không phân biệt đối xử trước pháp luật. Từ góc độ của Hiến pháp thì mọi quy định của pháp luật đều nhằm mục đích bảo đảm quyền con người và quyền bình đẳng của công dân. Quyền con người ở đây sẽ được thể hiện rõ thông qua hoạt động tố tụng, họ có quyền đưa ra tài liệu chứng cứ, đưa ra yêu cầu và đặc biệt là về quyền trình bày lời khai của mình. Khi bị can, bị cáo bị buộc tội bởi cơ quan tiến hành tố tụng thì pháp luật sẽ đảm bảo cho họ những quyền cơ bản của công dân, trong những quyền đó có thể xét đến quyền được giữ im lặng thông qua quyền trình bày lời khai trước cơ quan tiến hành tố tụng . Theo như những nguyên tắc cơ bản trong Điều ước quốc tế về nhân quyền, quyền con người như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nguyên tắc suy đoán vô tội những nội dung này liên quan đến quyền con người đã được quy định tại chương 2 Hiến pháp 2013. Vấn đề quyền con người được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh trong pháp luật. Cụ thể, trong việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội đã khẳng định giá trị cơ bản của quyền công dân trước pháp luật, mọi công dân điều được xem là vô tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc khẳng định rằng mọi bị can, bị cáo khi bị bắt điều có quyền được suy đoán là vô tội, và khi đã xem bị can, bị cáo là người chưa có tội thì quyền công dân của bị can bị cáo sẽ không thể bị pháp luật hạn chế. Một khi bị can, bị cáo không bị hạn chế về quyền công dân thì họ có thể thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân mà điển hình là quyền im GVHD: Trần Hồng Ca 23 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam lặng trong quá trình lấy lời khai của cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền im lặng trong quá trình lấy lời khai của bị can, bị cáo là hoàn toàn hợp pháp, tuân thủ theo tinh thần của Hiến pháp và đảm bảo về nhân quyền không bị xâm phạm. Việc thực hiện “quyền im lặng” trong Hiến pháp hiện nay là hoàn toàn tiến bộ, phù hợp với tinh thần hiến pháp mới và cũng là thực hiện theo như Công ước chống tra tấn mà Việt Nam đã tham gia. Bên cạnh đó thì, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, bản chất của Nhà nước ta là nhà nước dân chủ. Vì vậy, việc tôn trọng và đảm bảo các quyền cơ bản của công dân mà đặc biệt là quyền con người và quyền bình đẳng là một trong những nhiệm vụ của pháp luật nói chung cũng như luật tố tụng hình sự nói riêng. 2.1.2. Một số quy định liên quan gián tiếp đến quyền im lặng 2.1.2.1. Quyền con người Tư tưởng về “quyền con người” -“rights of human person” xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, quyền con người xuất phát từ các quyền thiêng liêng, tự nhiên, vốn có của con người, không do chủ thể nào ban phát27. Quyền con người từ góc độ pháp lý là một phạm trù đa diện, song quyền con người có mối liên hệ gần gũi hơn cả với pháp luật. Điều này trước hết là bởi cho dù quyền con người có là bẩm sinh, vốn có (nguồn gốc tự nhiên) thì việc thực hiện các quyền vẫn cần có pháp luật. Hầu hết những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người không thể được bảo đảm đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật, mà thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền trở thành những quy tắ cư xử chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất cho tất cả mọi chủ thể trong xã hội, chứ không phải chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức, chính vì vậy quyền con người gắn liền với các quan hệ pháp luật28. Do đó, trong lịch sử lập pháp của Nhà nước ta, quyền con người luôn được cụ thể hóa bằng những quyền cơ bản của công dân. Vì vậy, những người làm luật luôn hoàn thiện chế định pháp luật về quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp và luôn gắn liền giữa quyền và nghĩa vụ của công dân. Quyền con người được diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh xã hội, mục tiêu và định hướng của mỗi thể chế chính trị và quan điểm của từng giai cấp cầm quyền và hoàn cảnh nhu cầu của mỗi chủ thể. Hiến pháp Việt Nam đã chuyển chương quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương 5 của hiến pháp năm 1992 thành chương 2 của bản Hiến pháp 2013. Như vậy, lần đầu tiên Hiến pháp Việt Nam đã tách riêng quy định về quyền con người và quyền công Nguyễn Quốc Huy, Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12(268) kỳ 2- tháng 06/2014. trang 10. 27 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009. trang 53. 28 GVHD: Trần Hồng Ca 24 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam dân, đặt quyền con người lên trước quyền công dân và đề cao giá trị của nhân quyền lên hàng đầu. Hiến pháp khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng29; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác30. Từ những điều này ta có thể thấy rằng trong sự vận hành của quyền lực nhà nước, và việc áp dụng pháp luật trong tố tụng hình sự là sự bảo đảm về con người cho mỗi công dân và quan trọng là quyền con người của người bị tình nghi là tội phạm mà cụ thể là bị can, bị cáo. Pháp luật bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo thông qua việc ngăn chặn sự vi phạm quyền con người thông qua những quy định cụ thể trong Hiến pháp như khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 “ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Đây là sự kế thừa các giá trị tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đây Hiến pháp 194631, Hiến pháp 195932, Hiến pháp 198033 và Hiến pháp 199234. Quy định bảo đảm sự đúng đắn về quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền quan trọng nhất của con người được quy định trong Hiến pháp, góp phần bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân. Bên cạnh đó, trong công tác đấu tranh ngăn ngừa và chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ của Nhà nước mà trực tiếp là các Cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ điều tra, truy tố và xét xử, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình các cơ quan này cần phải áp dụng các biện pháp hợp pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Bởi lẽ, dù ở bất kỳ cấp nào thì nếu xảy ra sai sót trong quá trình tố tụng thì cũng sẽ dẫn đến sự xâm phạm nhân quyền mà cụ thể là quyền con người và quyền bình đẳng. Đây là nhiệm vụ mà nhà nước ta giao cho Cơ quan tiến hành tố tụng, mọi biện pháp tiến hành tố tụng đều phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Để phòng ngừa những hành vi vi phạm quyền con người, thì tại Điều 71 Hiến pháp 1992 đã nêu rõ “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân” và khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 có quy định “Mọi người có 29 Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp 2013. 30 Khoản 2, Điều 15, Hiến pháp 2013. 31 Điều thứ 11, Hiến pháp 1946. 32 Điều 27, Hiến pháp 1959. 33 Điều 69, Hiến pháp 1980. 34 Điều 71 Hiến pháp 1992. GVHD: Trần Hồng Ca 25 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”, đến khoản 1 Điều 31 cũng nêu lên “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”, như vậy Hiến pháp nước ta đã làm rõ những hành vi biểu hiện cụ thể để nhằm nghiêm cấm và bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Việc quy định bảo đảm không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình trong lĩnh vực tố tụng có ý nghĩa lớn mang tính phòng ngừa của các nhà lập pháp nhằm làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự. Đồng thời trong Bộ luật hình sự năm 1999 tại Chương XXII về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp cũng quy định về Tội dùng nhục hình (Điều 298), Tội bức cung (Điều 299) nhằm mục đích bảo vệ nhân quyền cho người bị tình nghi có hành vi phạm tội mà cụ thể ở đây là bị can, bị cáo. Có thể nói, với những quy định về đảm bảo sự đúng đắn khi buộc tội, người bị buộc tội (ở đây là bị can, bị cáo) vẫn được coi là những con người bình thường, việc coi họ là người không có tội cho đến khi có bản án quyết định của Tòa án còn tạo điều kiện cho tòa án có được sự đánh giá công tâm, khách quan và Tòa án lúc này chỉ đóng vai trò như một trọng tài phán xét cho bên buộc tội và bên bị buộc tội. Mặt khác thì, nhìn từ góc độ pháp luật thì những quy định của hiến pháp nước ta là nhằm mục đích bảo đảm quyền con người cho công dân nói chung và quyền cho bị can, bị cáo nói riêng cũng chính là sự bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp cho họ không bị xâm hại. Trong nhóm quyền đó bao gồm cả quyền trình bày lời khai trước cơ quan tiến hành tố tụng, việc không trình bày lời khai là hoàn toàn phù hợp với hiến pháp và pháp luật, mà quyền không trình bày lời khai cũng chính là quyền được giữ im lặng. Từ những phân tích trên người viết thấy rằng những quy định mới của Hiến pháp về xét xử đã đặt ra yêu cầu mới đối với cơ quan tiến hành tố tụng hình sự dưới góc độ bảo đảm quyền con người trong tố tụng. Việc tôn trọng quyền đối với người bị tình nghi là có hành vi phạm tội cũng chính là nghĩa vụ mà cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện. Cơ quan tiến hành hoạt động tố tụng phải dựa trên cơ sở tôn trọng quyền con người của bị can, bị cáo, mà cụ thể chính là tôn trọng quyền im lặng của bị can, bị cáo. Đây cũng chính là sự tôn trọng những quy định của hiến pháp và pháp luật đảm bảo theo tinh thần nhân đạo mà pháp luật đã đặt ra cho những cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo nhân quyền mà hiện nay đang được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm và thực hiện. 2.1.2.2. Quyền bình đẳng Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, quyền GVHD: Trần Hồng Ca 26 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau35. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, được thể chế hóa trong nhiều văn kiện quốc tế và quốc gia. Điều 6 Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 tuyên bố: "Mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở mọi nơi". Điều 7 Tuyên ngôn tiếp tục khẳng định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất cứ sự phân biệt nào". Điều 26 Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966 của Liên Hợp quốc (trong đó Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982) cụ thể hóa hơn về cơ chế bảo vệ quyền bình đẳng trước pháp luật: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác”36. Quyền bình đẳng trước pháp luật phản ánh những nội dung căn bản, đó là: tất cả mọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật; đồng thời bên cạnh đó thì pháp luật là thước đo chuẩn mực của bình đẳng, là công cụ để bảo đảm sự bình đẳng giữa con người với con người. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng các chế tài theo quy định của pháp luật. Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội nhất là quyền bình đẳng trong lĩnh vực pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau. Khi chúng ta tham gia trong những mối quan hệ pháp luật hay quan hệ xã hội quyền con người luôn đứng trước nguy cơ bị xâm hại từ nhiều phía. Đó có thể là các cá nhân khác trong xã hội, cũng có thể từ phía công quyền. Khi những quyền đó bị xâm hại dưới góc độ bình đẳng trước Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng trước pháp luật., Đinh Thế Hưng. Nguồn: http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6261_67_0_Hien-phap-Viet-Nam-va-quyen-binhdang-truoc-phap-luat.html?TabId=&pos. [ Ngày truy cập 30/09/2014]. 36 Viện kiểm sát nhân dân Hải Phòng, Nguyên tắc” Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” theo quy định của Hiến pháp sửa đổi năm 2013, Nguyễn Hồng Ly. Nguồn: http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/1087/Nguyen-tac--Moi-nguoi-deu-binhdang-truoc-phap-luat--theo-quy-dinh-cua-Hien-phap-sua-doi-nam-2013.[ Ngày truy cập:30/09/2014]. 35 GVHD: Trần Hồng Ca 27 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam pháp luật, con người đều có quyền được pháp luật bảo vệ như nhau với các quyền pháp lý nhất định. Bảo vệ quyền bình đẳng cũng là cơ sở để bảo vệ các quyền khác của con người. Nội dung của quyền bình đẳng trong việc bảo vệ quyền này đòi hỏi mọi hành vi vi phạm đều phải bị xử lý như nhau trước pháp luật. Bên cạnh đó thì, Tòa án đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ quyền con người và quyền bình đẳng trước pháp luật. Tòa án được quyền nhân danh Nhà nước để ra phán quyết cuối cùng về một sự việc pháp lý nhất định, trong đó, có quyền kết luận người nào đó có tội hay vô tội, nên phán quyết của Tòa án là quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân. Vì vậy, bảo đảm tính công bằng, khách quan và vô tư trong hoạt động xét xử cũng chính là bảo vệ quyền con người. Về hoạt động xét xử của Tòa án, xét xử công bằng là tiền đề bảo vệ công lý và bảo vệ quyền con người theo đúng tinh thần của hiến pháp đã đặt ra và cũng như đã được ghi nhận trong khoản 1 Điều 14 Công ước về quyền dân sự chính trị: “Mọi người đều bình đẳng trước các tòa án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự. báo chí và công chúng có thể không được phép tham dự toàn bộ hoặc một phần của phiên tòa vì lý do đạo đức, trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hoặc vì lợi ích cuộc sống riêng tư của các bên tham gia tố tụng, hoặc trong chừng mực cần thiết, theo ý kiến của tòa án, trong những hoàn cảnh đặc biệt mà việc xét xử công khai có thể làm phương hại đến lợi ích của công lý. Tuy nhiên, mọi phán quyết trong vụ án hình sự hoặc vụ kiện dân sự phải được tuyên công khai, trừ trường hợp vì lợi ích của người chưa thành niên hay vụ việc liên quan đến những tranh chấp hôn nhân hoặc quyền giám hộ trẻ em”37. So với các quy định của các bản Hiến pháp trước đây thì quy định Hiến pháp năm 2013 về quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện đầy đủ, cụ thể hơn: Hiến pháp năm 2013 khẳng định bình đẳng trước pháp luật là quyền con người. Việc quy định theo hướng mở rộng đối tượng có quyền bình đẳng trước pháp luật như trên cho thấy Việt Nam ghi nhận quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với mọi người trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. Theo đó quyền bình đẳng trước pháp luật được cụ thể hóa trong các lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật. Về quan hệ pháp luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 37 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia- năm 2009, trang 211. GVHD: Trần Hồng Ca 28 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam xác định là một trong những nguyên tắc cơ bản đầu tiên, chi phối toàn bộ quá trình tố tụng hình sự, từ điều tra, truy tố đến xét xử vụ án hình sự. Đảm bảo quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật được quy định tại Điều 52 của Hiến pháp 1992 và Điều 16 của Hiến pháp 2013 và những quy định này đã được cụ thể bằng Điều 5 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật: “Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật”, xác định vị trí của mọi người như nhau trong lĩnh vực hoạt động nhà nước và xã hội cũng như tham gia các hoạt động tố tụng hình sự và không có sự phân biệt về đối xử. Trong tố tụng hình sự thì quyền đẳng này thể hiện qua việc: Bất cứ người nào phạm tội, dù họ là ai cũng bị xử lý theo luật hình sự, pháp luật không có quy định riêng cho từng công dân cụ thể, tài sản và địa vị xã hội không mang lại đặc quyền trước tòa án và pháp luật. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia tố tụng hình sự38. Đồng thời, tại Điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 khi nói về việc mọi công dân đều bình đẳng trước tòa án “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Toà án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án”, cũng đã nêu lên rõ quan điểm để cho một vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thì bên buộc tội, bên bị buộc tội, gỡ tội và những người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được giải quyết trong vụ án đều phải được bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ và bình đẳng trong việc đưa ra những yêu cầu trước tòa án. Nguyên tắc này thể hiện cụ thể nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa là mọi công dân bình đẳng trước pháp luật và cụ thể mọi công dân đều bảo đảm có quyền bình đẳng trước tòa án trong việc đưa ra chứng cứ để chứng minh sự thật khách quan của vụ án, Tòa án chỉ giữ vị trí là người trọng tài công minh, đúng pháp luật. Như vậy, quyền bình đẳng trước pháp luật đó là quyền không bị pháp luật phân biệt đối xử trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. Việc bảo đảm quyền bình đẳng theo tinh thần của Hiến pháp chính là sự bảo đảm về quyền và nghĩa vụ của công dân và đặc biệt là những chủ thể tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự, mọi chủ thể tham gia tố tụng đều có quyền và nghĩa vụ ngang bằng nhau, không có sự 38 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, năm 2007, trang 64 - 65. GVHD: Trần Hồng Ca 29 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam phân biệt giữa chủ thể này với chủ thể kia về quyền trước các cơ quan tiến hành tố tụng. Sự ngang bằng về quyền và nghĩa vụ này thể hiện thông qua hoạt động xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, tiến hành tố tụng trong khuôn khổ tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng đặc biệt là bị can, bị cáo họ là đối tượng bị tình nghi của vụ án. Bị can, bị cáo cần phải được đối xử công bằng trong hoạt động tố tụng, họ được hưởng những quyền mà pháp luật tố tụng hình sự quy định tai Điều 49 và Điều 50 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, không thể vì họ là đối tượng đang bị buộc tội mà xem nhẹ quyền và lợi ích của họ hơn các chủ thể tham gia tố tụng khác. Khi chúng ta tôn trọng quyền bình đẳng của bị can, bị cáo thì cũng chính là ta đang bảo vệ quyền con người cho bị can, bị cáo không bị xâm hại và đồng thời cũng chính là tạo điều kiện cho bị can, bị cáo được thực hiện quyền im lặng. Bởi lẽ, khi các chủ thể tham gia tố tụng được bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ thì tất cả các chủ thể này điều được tạo điều kiện cho mình thực hiện quyền của mình và được pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện đó không bị xâm phạm. Quyền không trình bày lời khai cũng vì thế mà không bị xâm hại, bị can bị cáo sẽ không bị buộc phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào của cơ quan tiến hành tố tụng. 2.2. Quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2.2.1. Giới thiệu về quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự Khi chúng ta nói đến cơ chế đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự tức là đề cập đến những trình tự, thủ tục pháp lý cụ thể cũng như trách nhiệm của các chủ thể có liên quan bảo đảm cho việc triển khai các quyền và nghĩa vụ pháp lý của bị can, bị cáo. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là xác định trách nhiệm cụ thể của từng chức danh tố tụng như Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Toà án từ Điều 34 đến Điều 41 trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Với những quy định này, thì bất kỳ sự không thực hiện, thực hiện không đúng hay không đầy đủ chức trách của những người tiến hành tố tụng sẽ là sự vi pháp luật mà cụ thể là vi phạm vào các quyền của người bị buộc tội là bị can, bị cáo. Tương ứng với mỗi quyền mà pháp luật quy định cho bị can, bị cáo là nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể tiến hành tố tụng. Người bị tạm giữ, bị can hay bị cáo chỉ là các tên gọi khác nhau của cùng một người khi ở các giai đoạn tố tụng khác nhau. Do vậy, ngoài những quyền chung của từng đối tượng thì họ có các quyền riêng khi ở các giai đoạn khác nhau. Chẳng hạn, liên quan đến những quyền riêng, quyền của bị can theo Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự thì quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì, hay quyền được trình bày lời khai. Việc pháp luật quy định bị can được biết mình bị GVHD: Trần Hồng Ca 30 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam khởi tố về tội gì là biểu hiện sự công minh của pháp luật. Quy định này buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải thận trọng và chỉ khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự 1999 bảo vệ mới được ra quyết định khởi tố bị can. Bên cạnh đó, thì quyền trình bày lời khai cũng là quyền mà bị can, bị cáo được thể hiện quan điểm của mình nhằm chống lại sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng bằng hình thức giữ im lặng mà người viết muốn hướng đến, khi pháp luật tố tụng hình sự đã quy định việc trình bày lời khai là quyền chứ không phải là nghĩa vụ thì việc khai hay không khai của bị can trước cơ quan tố tụng đó sẽ là bản thân bị can quyết định. Nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng lúc này cần phải làm chính là tôn trọng quyền của bị can, bởi lẽ bảo đảm quyền của bị can cũng là đang thực hiện đúng theo quy định của hiến pháp và pháp luật là tôn trọng và bảo vệ những quyền cơ bản của công dân. Đồng thời, trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng chưa có điều nào quy định hành vi không khai của bị can trước cơ quan tiến hành tố tụng là đang vi phạm pháp luật, việc khai báo thành khẩn trước cơ quan tiến hành tố tụng cũng chỉ là tình tiết giảm nhẹ trong luật hình sự hiện hành chứ nó cũng không phải là tình tiết tăng nặng khung hình phạt cho bị can hay bị cáo. Mặt dù, chưa có quy định cụ thể ghi nhận rằng bị can được quyền im lặng trong quá trình tố tụng nhưng việc bảo đảm quyền cho bị can về trình bày lời khai hay không trình bày thì đó cũng là đang nói một cách gián tiếp đến việc giữ im lặng không trình bày lời khai là quyền hợp pháp của bị can. Khi đã xem là quyền thì việc thực hiện nó hay thực hiện như thế nào đó đều nằm trong sự quyết định của chủ thể mà cụ thể ở đây là bị can. Đối với bị cáo, tuy không có quy định về quyền trình bày lời khai như của bị can nhưng sự im lặng của bị cáo trước Tòa án vẫn được chấp nhận ở cách này hay cách khác, ví dụ như tại khoản 4 Điều 209 Bộ luật tố tụng hình sự khi nói về việc bị cáo không trả lời câu hỏi “Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án”. Trong trường hợp này luật đã giả định rằng “nếu bị cáo không trả lời” thì chuyển sang “hỏi người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan”, đều này đã khẳng định việc bị cáo không muốn trả lời những câu hỏi của cơ quan tiến hành tố tụng thì bị cáo cũng không bị ép buộc phải trả lời, và cũng không bị chế tài trong trường hợp này. Vậy ta cũng có thể thấy rằng, luật đã và đang nhìn nhận một cách gián tiếp về quyền im lặng của bị cáo. Bị cáo không bị buộc phải trả lời câu hỏi mà Hội đồng xét xử yêu cầu trả lời. Pháp luật hiện nay cũng đang có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ những quyền này mà cụ thể là sự gián tiếp của quyền im lặng trong quá tình tố tụng, không bị xâm hại như tại Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về tôn trọng và GVHD: Trần Hồng Ca 31 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam bảo vệ các quyền cơ bản của công dân như sau: “Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.”. Nguyên tắc này có tính khái quát cao, các quyền cơ bản của công dân là các quyền đã được quy định trong Hiến pháp, nhiều thể hiện cụ thể của nguyên tắc này đã được quy định thành những nguyên tắc khác trong tố tụng hình sự như : Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân; Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân39. Nội dung của nguyên tắc tại Điều 4 này đã xác định trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, chỉ áp dụng các biện pháp tố tụng trong những trường hợp cần thiết và theo đúng quy định của pháp luật. Việc bảo đảm cho quyền được im lặng của bị can và bị cáo được thực hiện và trở thành những quy định mang tính trực tiếp là một việc vô cùng quan trọng đối với pháp luật nói chung và luật tố tụng hình sự nói riêng. Bởi lẽ khi những quy định về quyền im lặng này tuy không được quy định trực tiếp bằng một câu chữ cụ thể nhưng nó lại có thể đang được bị can, bị cáo thực hiện, và vì chưa có quy định cụ thể nên việc thực hiện quyền im lặng của bị can, bị cáo đã mang đến nhiều hệ lụy trong quá trình tố tụng. Do nhiều nguyên nhân như bị can, bị cáo không thể hiểu hết được vấn đề nên im lặng trong thời điểm nào, im lặng trong bao lâu hay im lặng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình như thế nào là đúng theo pháp luật. Đồng thời, nhằm đáp ứng theo phương hướng mà Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đưa ra là “Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Đồng thời, chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu nhằm: Bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử; bảo đảm xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, năm 2007, trang 62. 39 GVHD: Trần Hồng Ca 32 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam tội40. Do đó, trong mỗi khâu công tác đều phải coi việc bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người là điều kiện tiên quyết để đánh giá việc giải quyết các vụ việc đúng pháp luật. Bên cạnh thì đối với trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân trong việc triển khai thi hành quy định của Hiến pháp 2013 về nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, có nhiệm vụ "bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”41. Quyền con người mà cụ thể ở đây là quyền im lặng trong tố tụng hình sự tuy chưa phải là quyền được quy định một cách trực tiếp bằng câu chữ rõ ràng trong luật nhưng nó vẫn có thể được các chủ thể tham gia tố tụng sử dụng một cách gián tiếp nhằm mục đích bảo vệ bản thân trước cơ quan tiến hành tố tụng, và đồng thời quyền im lặng cũng đang được cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm không bị xâm hại bằng nguyên tắc tại Điều 4 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân cụ thể là quyền trình bày lời khai. Mặt dù, luật tố tụng hình sự tuy chưa quy định trực tiếp về quyền im lặng nhưng cơ bản thì quyền này đã được quy định gián tiếp qua các Điều 4, 10, 49, 50 và 209 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. 2.2.2. Một số quy định liên quan gián tiếp đến quyền im lặng 2.2.2.1. Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội của mình Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội của mình đây là một phần quan trọng của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Việc xác định sự thật của vụ án là một nguyên tắc rất quan trọng của tố tụng hình sự, bảo đảm việc xử lý vụ án được công minh, không để lọt tội phạm đồng thời không là oan người vô tội. Chúng ta xác định rằng tố tụng hình sự là hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Giải quyết vụ án hình sự là làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự và áp dụng các quy định của pháp luật vào việc xử lý vụ án. Để truy cứu trách nhiệm hình sự một người, Cơ quan tiến hành tố tụng phải có những chứng cứ chứng minh hành vi của người đó là tội phạm, nếu không đủ chứng cứ thì không thể buộc tội và truy cứu trách nhiệm hình sự người đó được. Không thể áp dụng đúng pháp luật để giải quyết vụ án nếu không làm rõ được sự thật của vụ án. Nguyên tắc này 40 Xem thêm Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính Trị quốc gia, năm 2009, trang 692. 41 Khoản 3, Điều 107, Hiến pháp 2013. GVHD: Trần Hồng Ca 33 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam quy định “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Không giống như trong tố tụng dân sự, để xác minh sự thật vụ án thì nghĩa vụ chứng minh và thu thập chứng cứ thuộc về các đương sự, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ thực hiện việc xác minh tính hợp pháp của chứng cứ, còn trong tố tụng hình sự quy định rằng để xác định sự thật của vụ án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp- là những biện pháp được Bộ luật tố tụng hình sự cho phép áp dụng như hỏi cung, lấy lời khai, tiến hành thực nghiệm…Vì vậy, muốn xác định sự thật của vụ án một cách khách quan và tiến hành điều tra, xét xử một cách vô tư, không định kiến là phải dựa vào các chứng cứ đã thu thập và đánh giá theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Đồng thời, để xác định sự thật của vụ án một cách đầy đủ thì cần phải làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án, mà chỉ có những cơ quan tiến hành tố tụng mới có đủ chuyên môn nghiệp vụ mới có thể xác định được. Vì các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm cho nên trách nhiệm chứng minh tội phạm một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền đưa ra chứng cứ chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình, nhưng không buộc phải đưa ra những chứng cứ chứng minh là mình vô tội. Trong trường hợp bị can, bị cáo không đưa ra hoặc đưa ra không được những chứng cứ chứng minh là mình vô tội thì cũng không thể vì thế mà có thể coi bị can, bị cáo là người có tội. Việc bị can, bị cáo từ chối không tham gia vào việc chứng minh mình vô tội không thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với việc xác định trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo. Trường hợp người bị buộc tội là bị can, bị cáo không đưa ra chứng cứ, không trả lời các câu hỏi của bên buộc tội là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thì không đồng nghĩa với việc người đó thừa nhận có phạm tội. Tham gia chứng minh không phạm tội là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can, bị cáo, nên sử dụng quyền này hay không là do bị can, bị cáo quyết định. Cho nên người bị buộc tội có thể từ chối khai báo, từ chối đưa ra chứng cứ chứng minh cho sự vô tội của mình. Bị can, bị cáo có thể khai báo hoặc không khai báo (quyền được im lặng) và cơ quan tố tụng muốn truy tố, buộc tội bị can, bị cáo thì phải đưa ra được các bằng chứng về hành vi phạm tội của họ. Chứng cứ để chứng minh tội phạm thì có nhiều loại: biên bản hiện trường, lời khai nhân chứng, kết luận giám định về vật chứng... nên lời khai nhận tội không phải là bằng chứng duy nhất để kết tội bị can, bị cáo. Bởi do, đôi khi có những bị can, bị cáo là những người có ít hiểu biết về kiến thức pháp luật và đang trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi vì phải một mình đối diện với cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời không có được những chuyên môn và nghiệp vụ như cơ quan tiến hành tố tụng để tìm chứng cứ chứng minh nhằm gỡ tội cho bản thân GVHD: Trần Hồng Ca 34 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam mình. Một khi bị can, bị cáo không muốn chứng minh hay chứng minh không được về sự vô tội của mình thì cơ quan tiến hành tố tụng phải đi tìm chứng cứ cho vụ án để xác minh bị can, bị cáo đó có phải là người có tội hay vô tội. Sự im lặng không muốn chứng minh mình vô tội của bị can, bị cáo ở đây là hoàn toàn hợp pháp và đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải tôn trọng, không được lấy việc bị can, bị cáo không chứng minh được là mình vô tội để là căn cứ kết tội họ. Khi không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình thì cũng đồng nghĩa với việc bị can, bị cáo không phải khai báo gì về tình tiết vụ án cho cơ quan tiến hành tố tụng. Sự thật khách quan của vụ án sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập bằng mọi biện pháp khác chứ không còn tập trung về lời khai nhận tội của bị can, bị cáo. Vì vậy người viết thấy rằng, trong nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, thì cơ quan tiến hành tố tụng mới là chủ thể có trách nhiệm chứng minh sự thật, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh cho sự thật của vụ án cũng chính là bị can, bị cáo không có nghĩa vụ khai báo tình tiết vụ án cho cơ quan tiến hành tố tụng để chứng minh mình vô tội, đồng nghĩa với việc bị can, bị cáo được quyền im lặng. 2.2.2.2. Quyền trình bày lời khai của bị can, bị cáo. Nhằm mục đích bảo đảm tính khách quan của quá trình điều tra, truy tố và xét xử, pháp luật quy định cho bị can được quyền trình bày lời khai. Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 so với bộ luật tố tụng hình sự 1988 về các quyền và nghĩa vụ của bị can trong tố tụng hình. Theo quy định này thì bị can có quyền trình bày lời khai về những vấn đề liên quan đến vụ án mà họ bị khởi tố. Đây là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can. Bị can được quyền trình bày về những tình tiết của vụ án. Lời nhận tội của bị can chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can làm chứng cứ duy nhất để kết tội42. Do vậy nhiều khi bị can đã sử dụng quyền này của mình để khai báo những tình tiết có lợi cho mình nhằm chứng minh mình vô tội hoặc là phạm tội ở mức nhẹ hơn tội đã bị khởi tố hay đưa ra những tình tiết, lý do để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Cũng có trường hợp bị can từ chối khai báo về hành vi của mình. Tuy nhiên, trong những trường hợp mà bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì bị can cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó. Ngược lại, nếu bị can có thái độ khai báo thành khẩn thì đó lại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999: “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”. Trong trường hợp nào thì cơ quan điều tra cũng 42 Quách Dương, Tìm hiểu quy định pháp luật về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, Nxb. Tư pháp, năm 2004, trang GVHD: Trần Hồng Ca 35 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam cần phải tôn trọng quyền được trình bày lời khai của bị can. Bởi vì qua lời khai của chính bị can ta mới có thể xác định sự thật một cách khách quan của vụ án. Đặc biệt những người tiến hành tố tụng không được phép dùng các biện pháp trái pháp luật để buộc bị can phải khai báo. Điều đó sẽ dẫn đến sai lầm trong kết quả điều tra vụ án và nghiêm trọng hơn là việc làm đó của người tiến hành tố tụng đã vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền của bị can. Pháp luật tố tụng hình sự quy định trình bày lời khai là quyền của bị can theo điểm c, khoản 2 Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và quyền này được bảo vệ bởi nguyên tắc tại Điều 4 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, “Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân” mọi sự xâm phạm quyền trình bày lời khai của bị can chính là sự xâm phạm đến pháp luật. Đối với bị cáo, thì quyền trình bày ý kiến và tranh luận tại phiên tòa của bị cáo thì điểm g, khoản 2 Điều 50 Bị cáo có quyền “Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa”: quyền này cho phép bị cáo đưa ra những ý kiến, lập luận của mình và đối đáp với những ý kiến không thống nhất của chủ thể khác. Theo quy định tại Điều 218 Bộ luật hình sự 2003 thì “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến”, bị cáo có quyền trình bày ý kiến của mình về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình. Kiểm sát viên sẽ đưa ra những lập luận đối đáp của mình đối với từng ý kiến. Bên cạnh đó, pháp luật quy định tại Chương 22 về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa thì khoản 4 của Điều 209 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định “Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án”, điều này một phần đã nói lên bị cáo có thể im lặng tại phiên tòa bị cáo không buộc phải trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử như một nghĩa vụ bắt buộc, mà im lặng ở đây được xem như quyền công dân. Sự im lặng trong quá trình xét hỏi tại Tòa của bị cáo không có một chế tài mang tính pháp lý nào quy định rằng khi họ im lặng là làm cho trách nhiệm hình sự của họ tăng nặng thêm. Lời khai của bị can, bị cáo là lời trình bày của người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những hành vi xâm hại quan hệ pháp luật hình sự. Bị can, bị cáo là người hiểu rõ nhất về những tình tiết của vụ án. Lời khai của họ có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật. Tuy nhiên, họ không có nghĩa vụ phải khai báo như người làm chứng. Do đó, chúng ta có thể thấy quyền trình bày lời khai của bị can hay quyền đưa ra ý kiến theo thủ tục xét hỏi tại phiên tòa của bị cáo là những quyền mà luật tố tụng hình sự đã quy định gián tiếp về sự im lặng của bị can, bị cáo chính là một quyền cơ bản của công dân. Bị can, bị cáo khi thể hiện sự im lặng của mình trước cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không bị bất cứ một chế tài mang tính pháp lý nào. Đồng GVHD: Trần Hồng Ca 36 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam thời, sự im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng của bị can, bị cáo cũng được bảo vệ thông qua hiến pháp và pháp luật về sự bảo vệ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong quá trình tố tụng. 2.2.2.3. Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Điểm nổi bật trong cơ chế bảo đảm các quyền chung của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chính là quy định về quyền bào chữa của những đối tượng này. Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của bị can thể hiện tại điểm e, khoản 2 Điều 49, của bị cáo là tại điểm e, khoản 2 Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Bên cạnh đó, Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự - bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quy định “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”. Thực tiễn cho thấy, việc bảo đảm quyền bào chữa không chỉ biểu hiện dân chủ, mà còn là điều kiện cần thiết để tiến hành các hoạt động tố tụng đạt kết quả cao. Do tầm quan trọng của nó mà quyền này được Hiến pháp quy định và là một nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự. Quyền bào chữa là một tổng thể các quyền và những biện pháp tố tụng cần thiết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tích cực tham gia tố tụng hình sự; có khả năng thực tế để bày tỏ thái độ của mình đối với việc buộc tội; đồng thời thể hiện khả năng nêu ra những tình tiết minh oan hoặc giảm nhẹ tội cho bị can, bị cáo. Khái niệm quyền bào chữa phản ánh những quyền cụ thể mà Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định cho bị can, bị cáo được thực hiện để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trước việc các cơ quan và những người tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố họ với tư cách bị can, hoặc đã quyết định truy tố và đưa họ ra xét xử với tư cách bị cáo. Theo đó thì bị can, bị cáo có quyền dùng những lý lẽ và chứng cứ để gỡ tội và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tham gia tố tụng. Luật chỉ quy định cho bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa mà không quy định đây là nghĩa vụ của bị can, bị cáo do đó mà việc thực hiện tự bào chữa của bị can, bị cáo hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của bị can, bị cáo. Việc thể hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là sự thông qua các quyền như quyền trình bày lời khai, quyền đưa ra tài liệu đồ vật, yêu cầu…nhưng một khi bị can, bị cáo không muốn tự bào chữa cho bản thân và giữ im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng thì hành vi này cũng là hợp pháp. Bởi lẽ, khi đã quy định tự bào chữa là quyền thì không thể nào dùng sức ép để bị can, bị cáo tự mình bào chữa cho bản thân vì như thế là đang xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, việc tự bào chữa của họ phải xuất phát từ việc tự nguyện và mong muốn của bản thân. Họ muốn giữ im lặng không muốn GVHD: Trần Hồng Ca 37 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam bào chữa cho mình thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn sẽ tiếp tục các biện pháp tố tụng khác nhằm chứng minh cho sự thật của vụ án. Tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa là quyền của bị can và bị cáo, không phải là nghĩa vụ của họ. Đối với quyền nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo nhằm chống lại một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị cáo. Do đó, khi bị can, bị cáo không muốn tự mình bào chữa mà nhờ người khác bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phải tôn trọng và tạo điều kiện cho họ sử dụng quyền này. Vì tôn trọng quyền bào chữa của bị can, bị cáo không chỉ là đảm bảo quyền lợi cho bị can, bị cáo, thể hiện tính nhân đạo và dân chủ trong tố tụng hình sự mà còn đảm bảo cho việc xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ nhất. Bởi do bị can, bị cáo có thể là những người hiểu biết ít về kiến thức và lo ngại khả năng tự bào chữa cho bản thân còn nhiều hạn chế, nên phải nhờ đến sự giúp đỡ của người có chuyên môn nghiệp vụ như luật sư hay bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho mình. Ở một số nước trên thế giới, bị can, bị cáo được quyền im lặng để chờ luật sư tham gia bào chữa trong những buổi hỏi cung, do vậy mà việc bị can, bị cáo im lặng để chờ người bào chữa tiến hành bào chữa cho mình là hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình tố tụng hình sự tại Việt Nam. Bị can, bị cáo muốn im lặng để chờ sự có mặt của người bào chữa để thực hiện quyền nhờ người khác bào chữa là một quyền hợp pháp của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam. Tóm lại, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo gắn liền với nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm cho bị can, bị cáo được thực hiện quyền này. Bào chữa là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can, bị cáo. Họ có thể bảo vệ mình một cách chủ động như đưa ra chứng cứ chứng minh, tham gia tranh tụng…Đồng thời, họ cũng có thể không sử dụng các quyền đó ví dụ như không muốn bào chữa; song trong trường hợp nào thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể coi đó là bằng chứng để buộc tội bị can, bị cáo nếu họ không sử dụng quyền bào chữa. Mặt khác thì bị can, bị cáo còn có thể nhờ người khác bào chữa cho mình (luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo)43, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm điều kiện cần thiết cho bị can, bị cáo được thực hiện quyền này một cách đầy đủ. Nhưng một khi bị can, bị cáo không muốn tự mình bào chữa và muốn im lặng để chờ người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần phải tôn trọng quyền này của bị can, bị cáo, bởi quyền của bị can, bị cáo chính là nghĩa vụ phải tôn trọng của cơ quan tiến hành tố tụng. Khi bị can, bị cáo đứng 43 Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. GVHD: Trần Hồng Ca 38 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam trước cơ quan tiến hành tố tụng với vai trò là người bị buộc tội sẽ có nhiều áp lực về tâm lý hoặc kiến thức pháp luật trong tố tụng hình sự còn nhiều hạn chế thì với mong muốn có người bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp cho bản thân nên họ im lặng để chờ người bào chữa là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với tinh thần của luật đã đề ra. Vì vậy, người viết thấy rằng nếu bị can hay bị cáo muốn im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng để chờ người bào chữa là một yêu cầu chính đáng và phù hợp với luật định. Quyền im lặng trong trường hợp này của bị can, bị cáo là sự im lặng để chờ người bào chữa thay mình tiến hành bào chữa, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho bản thân. GVHD: Trần Hồng Ca 39 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO 3.1. Thực tiễn áp dụng quyền im lặng của bị can, bị cáo 3.1.1. Một số vụ việc cụ thể về quyền im lặng của bị can, bị cáo Báo cáo giải trình của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết, trong 3 năm qua (1/2011 - 12/2013) có 23 cán bộ, chiến sỹ bị tước danh hiệu, bị khởi tố điều tra về hành vi dùng nhục hình. Năm 2011, tòa án thụ lý 1 vụ với 2 bị cáo, năm 2012 thụ lý 4 vụ 7 bị cáo, năm 2013 thụ lý 5 vụ 14 bị cáo. Không có trường hợp nào bị khởi tố về tội bức cung. Ngoài ra, có 183 trường hợp trong cơ quan cảnh sát điều tra các cấp bị xử lý kỷ luật tước danh hiệu công an nhân dân, điều chuyển công tác, giáng cấp do vi phạm quy trình công tác, nghiệp vụ. Điển hình việc xử lý kỷ luật Phó trưởng công an quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng, một số cán bộ liên quan trong vụ việc đối tượng Võ Văn Tâm bị chết tại trụ sở công an quận ngày 1/2/2013. Các vụ án nhục hình đã gây ảnh hưởng đến uy tín các cơ quan tiến hành tố tụng, gây bức xúc trong dư luận như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn44. Liên quan đến vụ án oan gây xôn xao dư luận của ông Nguyễn Thanh Chấn, ngày 9/5, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam đối với hai cán bộ trực tiếp thụ lý vụ án là Đặng Thế Vinh (Trưởng phòng 10, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang) và Trần Nhật Luật (Thượng tá, Phó trưởng Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Hai người này bị cáo buộc về hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ trong vụ án của ông Chấn xảy ra hơn 10 năm trước. Cả hai bị can trên cùng bị khởi tố về hành vi cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án theo Điều 300, Bộ luật Hình sự năm 1999. Trong vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, hành vi phạm tội của điều tra viên và kiểm sát viên đã xâm phạm hoạt động tư pháp của các cơ quan điều tra, kiểm sát gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đẩy một người vô tội đi tù oan sai 10 năm trời ròng rã, đẩy một gia đình rơi vào bi kịch nhà tan, cửa nát45. Trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn, bản thân ông Nguyễn Thanh Chấn không nhận tội, liên tục kêu oan mà có được những bản khai, bản cung, kết luận điều tra, cáo trạng truy tố trong đó có nội dung ông Chấn đã nhận tội thì Báo điện tử Tiền Phong, Cần xử lý nghiêm cán bộ bức cung, nhục hình, Nguyễn Tuấn. Nguồn: http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/can-xu-ly-nghiem-can-bo-buc-cung-nhuc-hinh-758542.tpo [Ngày truy cập: 15/10/2014] 45 Báo điện tử Đời sống và Pháp luật, Án oan Nguyễn Thanh Chấn: Cán bộ làm sai đối mặt 15 năm tù, Long Nguyễn, Cao Tuân. Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/nghi-an-dieu-tra/anoan-nguyen-thanh-chan-can-bo-lam-sai-doi-mat-15-nam-tu-a34951.html [Ngày truy cập: 20/10/2014] 44 GVHD: Trần Hồng Ca 40 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam có nghĩa phải có sự tác động nhất định về tâm lý hoặc dùng nhục hình buộc ông phải thực hiện việc nhận tội đó. Cơ quan điều tra cũng đã tiến hành làm rõ hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án dẫn đến việc ông Chấn bị oan. Kết quả điều tra đã chứng minh nguyên nhân dẫn đến việc ông Chấn bị kết tội oan là do trong quá trình điều tra vụ án trên, ông Trần Nhật Luật, nguyên Phó trưởng Công an huyện Việt Yên, người trực tiếp điều tra vụ án và ông Đặng Thế Vinh - Kiểm sát viên, trực tiếp thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra vụ án đã làm sai lệch hồ sơ vụ án. Trên cơ sở đó, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Nhật Luật và ông Đặng Thế Vinh để điều tra và xử lý theo pháp luật. Đến với vụ án tại tỉnh Cà Mau, đang học lớp 7, Tô Phương Trọng bị bắt vì hành vi hiếp dâm và gần 6 năm sau thì được tòa tuyên trắng án khi đã là một thanh niên 19 tuổi. Tô Phương Trọng (SN 1994, ngụ xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vừa được Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên không phạm tội hiếp dâm trẻ em sau gần 6 năm bị án oan. Theo hồ sơ vụ án, khoảng 18h ngày 5/11/2008, Tô Phương Trọng bị nghi hiếp dâm cháu Nguyễn Ngọc H. (5 tuổi). Năm ngày sau, Trọng bị bắt tạm giam suốt 3 năm 7 tháng để điều tra, xét xử. Thời điểm đó, Trọng mới 14 tuổi 3 tháng, học lớp 7 Trường Trung học cơ sở Hiệp Bình, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Ngày 18/6/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xử sơ thẩm, tuyên Trọng 6 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em. Sau đó, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm, hủy án sơ thẩm yêu cầu điều tra lại. Ngày 30/7/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử sơ thẩm lần 2, tuyên Trọng không phạm tội hiếp dâm trẻ em. Đến ngày 13/5/2014, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xử phúc thẩm, tuyên y án sơ thẩm. Suốt quá trình bị tạm giam, truy tố, xét xử, Trọng luôn kêu oan, không thừa nhận hành vi hiếp dâm trẻ em và khẳng định mình bị dụ cung, ép cung. Theo Trọng, 2 bản khai nhận tội và lời khai có hiếp dâm bé H. trước đây do cán bộ điều tra hướng dẫn và hứa nếu chịu nghe theo thì được cho về nhà. Trong khi đó, Trọng khẳng định mình chỉ rủ bé H ra sau bưu điện để bẻ trái cau. Việc phủ nhận tội của Trọng được Hội đồng xét xử đặc biệt quan tâm bởi hồ sơ vụ án thể hiện không có đại diện gia đình hoặc luật sư chứng kiến việc Trọng khai đã dụ bé H. vào bưu điện để cướp đôi bông tai bằng vàng, khi lại khai để hiếp dâm. Nhưng khi có mẹ ruột và luật sư bên cạnh (và tại tòa), Trọng lại khai chỉ rủ cháu H. đi hái cau. Tại thời điểm bị quy kết thực hiện hành vi phạm tội, Trọng chỉ mới hơn 14 tuổi nên theo luật, khi lấy lời khai và hỏi cung phải có đại diện gia đình bị can. Thế nhưng, 2 bản nhận tội do Trọng viết và ký GVHD: Trần Hồng Ca 41 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam tên không có người đại diện gia đình chứng kiến. Tại tòa, Trọng phủ nhận 2 tờ khai nhận tội này và cho rằng do cán bộ điều tra hướng dẫn46. Rồi lại đến vụ án Lê Bá Mai xảy ra từ năm 2004, ngày 12/12/2006, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ra kháng nghị giám đốc thẩm, đánh giá cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết tội Mai là "chưa có căn cứ vững chắc" và yêu cầu làm rõ một số vấn đề. Sau đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ra quyết định giám đốc thẩm, hủy cả hai bản án để điều tra lại vì "có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng và có nhiều mâu thuẫn cần được làm rõ". Được nói lời sau cùng, bị cáo Mai khẳng định: “Tất cả những lời khai trong quá trình điều tra là do bị cáo bị ép cung. Bị cáo bác bỏ toàn bộ những lời buộc tội và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội”47. Nếu trong lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm mới nhất (tháng 1 và tháng 8-2013), các cấp tòa mạnh dạn tuyên bố những lời cáo buộc đối với Lê Bá Mai về hành vi hiếp dâm trẻ em và giết người với thủ đoạn tàn độc là có căn cứ, từ đó quyết định dành cho bị cáo hình phạt cao nhất tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội, thì vụ án có lẽ đã khép. Những gì diễn ra trong quá trình tố tụng đối với “kỳ án vườn mít” được cho là không thỏa mãn yêu cầu. Chưa nói về tính đúng mực trong cách thức tác nghiệp của các vị trí ở các cơ quan chức năng và chất lượng của bằng chứng thu thập được, người ta không yên tâm, đúng hơn là không phục, về sự lựa chọn giải pháp của tòa án đối với bài toán đặt ra48. Đến nay vụ án đã trải qua 6 lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, trong đó 2 lần tuyên tử hình, 2 lần tuyên chung thân, 1 lần tuyên vô tội và trong lần xét xử gần nhất, ngày 30/8/2013, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 66/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước, phạt Lê Bá Mai chung thân về tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”49. Thêm vụ án gây chấn động tỉnh Sóc Trăng, trong vụ 7 thanh niên bị giam giữ 7 tháng, buộc phải nhận tội giết người, công an đã thừa nhận “có thiếu sót”. Ngày Báo điện tử Đời sống và Pháp luật, Cậu học trò lớp 7 mang án hiếp dâm oan gần 6 năm. http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/ho-so-vu-an/cau-hoc-tro-lop-7-mang-an-hiep-dam-oangan-6-nam-a39023.html [Ngày truy cập: 20/10/2014] 47 Theo Nguyễn Ngọc Điện, Án “vừa phải” cho người “dường như” có tội.. http://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/an-vua-phai-cho-nguoi-duong-nhu-co-toi-c51a617899.html. [Ngày truy cập: 15/10/2014] 48 Báo điện tử Tin tức 24h online, Án “vừa phải” cho người “dường như” có tội, Nguyễn Ngọc Điện. Nguồn: http://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/an-vua-phai-cho-nguoi-duong-nhu-co-toic51a617899.html. [Ngày truy cập: 15/10/2014] 46 Báo điện tử An ninh pháp luật, Kỳ án vườn mít: Lê Bá Mai sẽ vô tội hay bị kháng nghị tăng án tử hình?. Nguồn: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Ky-an-vuon-mit-Le-Ba-Mai-se-vo-toi-hay-bikhang-nghi-tang-an-tu-hinh/2131863083/302/ [ Ngày truy cập: 15/10/2014] 49 GVHD: Trần Hồng Ca 42 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam 26/5/2014 vừa qua, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng đã tống đạt quyết định, đình chỉ điều tra bị can cho 7 thanh niên nam nữ bị bắt giữ buộc phải nhận tội giết người. Sau khi bị giam giữ 7 tháng để điều tra, những “bị can” này đã được trả tự do khi hung thủ trực tiếp gây án bất ngờ lộ diện và đến cơ quan công an đầu thú. Tuy nhiên, cho đến nay phía công an chỉ thừa nhận “có thiếu sót” trong quá trình điều tra, chứ “không hề có tiêu cực hay bạo lực, đánh đập” buộc họ nhận tội. Theo báo Đời sống và Pháp luật đã có bài “Thêm một vụ Nguyễn Thanh Chấn thứ hai rúng động tỉnh Sóc Trăng” phản ánh bảy nghi can gồm: Trần Hol (SN 1986, ngụ ấp Lâm Dồ, xã Đại ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách (SN 1989), Thạch Mươl, Khâu Sóc, đều trú tại xã Đại Ân 2) và Nguyễn Thị Bé Diễm (28 tuổi, quê tỉnh Hậu Giang) bị cơ quan Cảnh sát điều tra bắt giữ gần một năm trước về tội giết người đã được tại ngoại. Trong khi vụ án cơ bản hoàn tất điều tra và chuẩn bị đón nhận tấm bằng khen xuất sắc phá án thì bất ngờ ngày 18/11/2013, hung thủ trực tiếp sát hại tài xế xe ôm Lý Văn D, vào đêm 5/07/2013 đã đến Công an xã Vĩnh Lộc A, (huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) xin đầu thú. Tại cơ quan điều tra, hung thủ khai tên là Lê Mỹ Duyên (SN 28/4/2000, trú tại 55/5/7A Cô Giang, phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đã cùng người tình đồng tính Nguyễn Thị Kim Xuyến (SN 11/1/1998, ngụ ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề) thống nhất lên kế hoạch giết ông D để cướp tài sản nhưng không thành. Gây án xong, cặp đồng tính này nhanh chóng rời khỏi hiện trường và trốn về ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 21/11/2013, Xuyến mới đến công an đầu thú về hành vi phạm tội cùng tham gia với Duyên. Tuy nhiên, mãi đến ngày 21/5/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng mới ra quyết định đình chỉ điều tra bị can với bảy người hàm oan nêu trên50. Trong vụ án 5 công an dùng nhục hình đánh nghi can chết được đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa (Phú Yên). Ngày 26/3/2014, Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án 5 công an đánh chết người bằng nhục hình xảy ra vào ngày 13/5/2012 tại Công an thành phố Tuy Hòa. Liên quan đến vụ án, nạn nhân được xác định là anh Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên). Năm bị cáo phải ra hầu tòa đều từng là những sỹ quan công an, gồm: Nguyễn Minh Quyền (thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội- PC45, Công an tỉnh Phú Yên), Nguyễn Tấn Quang (thiếu tá, Đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP. Tuy Báo điện tử Đời sống và Pháp luật, Viết tiếp “ vụ Nguyễn Thanh Chấn thứ hai rung động tỉnh Sóc Trăng”, Thanh Lâm. Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/nghi-an-dieu-tra/viet-tiepvu-nguyen-thanh-chan-thu-hai-rung-dong-tinh-soc-trang-a35436.html [Ngày truy cập: 16/10/2014] 50 GVHD: Trần Hồng Ca 43 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Hòa), Phạm Ngọc Mẫn (thượng úy), Đỗ Như Huy (trung úy), Nguyễn Thân Thảo Thành (thiếu úy, đều là cán bộ điều tra, trinh sát của Công an thành phố Tuy Hòa). Trong đó, bị cáo Thành bị bắt tạm giam từ ngày 15/1/2013 và bị viện kiểm sát nhân dân thành phố Tuy Hòa truy tố về tội dùng nhục hình theo quy định tại khoản 3 Điều 298 Bộ luật Hình sự 1999, có mức án từ 5 năm đến 12 năm tù; Bốn bị cáo còn lại bị truy tố tội dùng nhục hình theo quy định tại khoản 1 Điều 298 Bộ luật Hình sự có mức án từ sáu tháng đến ba năm tù. Trong quá trình lấy lời khai Ngô Thanh Kiều không nhận tội nên bị năm công an này liên tiếp dùng nhục hình bức cung buộc phải nhận tội, do thương tích quá nặng nên Ngô Thanh Kiều đã tử vong sau đó. Kết quả giám định pháp y của Trung tâm pháp y Phú Yên kết luận Kiều tử vong do chấn thương sọ não, chấn thương phần mềm trên cơ địa có viêm phổi51. Thực tế hiện nay cho thấy, quyền của nghi phạm cụ thể là quyền của bị can, bị cáo đang bị xâm phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng. Vẫn có những trường hợp bị can, bị cáo bị ép buộc phải khai báo hay bị mớm cung, bức cung nhằm buộc bị can phải thừa nhận đã thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội theo ý chủ quan của người tiến hành tố tụng. Bởi khi người bị tình nghi có hành vi phạm tội bị cơ quan điều tra hỏi cung thì họ đều buộc phải khai báo và bị buộc phải nhận tội oan, dù hành vi phạm tội đó họ có thực hiện hay không. Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng quyền được trình bày lời khai của bị can chưa thực sự được đảm bảo, khi bị can bị cáo không thể thực hiện trình bày lời khai như “quyền” mà trình bày lời khai là “nghĩa vụ”. Từ những vụ án trên ta có thể thấy, nếu ngay từ đầu luật quy định cụ thể người bị tình nghi có hành vi phạm tội được quyền im lặng thì sẽ không có chuyện họ bị ép cung, dùng nhục hình để nhận tội oan. Khi quy định cụ thể về quyền im lặng là quyền cơ bản của bị can, bị cáo thì họ sẽ có thể bảo vệ bản thân mình chống lại sự ép cung và mớm cung từ phía cơ quan tiến hành tố tụng. Vẫn còn rất nhiều trường hợp ép cung, mướm cung, dùng nhục hình đang tồn tại trên cả nước mà nguyên nhân là do từ phía cơ quan điều tra chưa nhận thức hết việc cần phải đảm bảo và tôn trọng quyền con người, trong đó bao gồm “quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” theo Điều 20 của Hiến pháp 2013 đã quy định. Báo điện tử Đời sống và Pháp luật, Xét xử 5 công an dùng nhục hình đánh chết nghi can, Minh Hiền. Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/an-ninh-hinh-su/xet-xu-5-cong-an-dungnhuc-hinh-danh-chet-nghi-can-a27034.html [ Ngày truy cập 22/10/2014] 51 GVHD: Trần Hồng Ca 44 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam 3.1.2. Đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng quyền im lặng để giải quyết vụ án hình sự Theo luật của các nước trên thế giới, quyền im lặng là quyền không khai báo khi không có luật sư tư vấn và chứng kiến của luật sư để tránh việc người bị bắt tự buộc tội mình, gây thiệt hại cho bản thân. Quyền này đã và đang được áp dụng tại rất nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây… Chính việc áp dụng và tôn trọng quyền im lặng của nghi phạm tại các nước này mà nhân quyền trong lĩnh vực tố tụng hình sự của họ được đánh giá cao. Có thể thấy quyền im lặng là một quyền mang tính nhân văn bảo đảm thực thi các quyền con người. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự nước ta hiện nay vẫn chưa có quy định chính thức về việc bị can và bị cáo được quyền im lặng. Do đó, để chống bức cung, nhục hình thì luật nên quy định cho bị can, bị cáo có quyền im lặng cho đến khi có người bào chữa. Tháng 9, tại phiên họp Thường vụ thứ 31, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: “Việc chống ép cung, bức cung, nhục hình, bỏ lọt tội phạm có thực sự hiệu quả khi bị can, bị cáo không có quyền im lặng”. Ông cho rằng nghi can cần có quyền im lặng cho đến khi có mặt luật sư bảo vệ quyền lợi cho họ. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành dù chưa ghi nhận trực tiếp quyền im lặng nhưng đã gián tiếp đề cập đến, thông qua các quy định như bị can, bị cáo có quyền được trả lời chứ không phải có nghĩa vụ trả lời. Người bị tạm giữ, tạm giam có quyền được thông tin cho cơ quan điều tra, cán bộ điều tra biết về những hành vi nhằm gỡ tội cho mình chứ không bị bắt buộc có nghĩa vụ trả lời. Như vậy ở góc độ nào đó quyền im lặng đã được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam “nhưng không quy định trực tiếp”. Bên cạnh đó, với những quy định như hiện nay mang tính gián tiếp khi nói đến quyền im lặng thì việc áp dụng quyền im lặng sẽ đem lại cho chúng ta những mặt thuận lợi và khó khăn nhất định. 3.1.2.1. Thuận lợi. Những thuận lợi cơ bản đối với việc áp dụng quyền im lặng trong pháp luật nước ta hiện nay như là: Một là, áp dụng quyền im lặng góp phần nâng cao nghiệp vụ điều tra trong quá trình tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ở một góc độ pháp luật tố tụng hình sự, quyền im lặng cũng có lợi cho cơ quan điều tra trong suốt quá trình tố tụng sau này. Khi áp dụng quyền im lặng, cơ quan điều tra sẽ phải nâng cao hơn nữa nghiệp vụ của mình bằng cách tăng cường kỹ thuật khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai từ nhân chứng, tìm kiếm các thông tin khác về nghi phạm để làm sao cáo buộc của cơ quan tố tụng chắc chắn hơn. Đây là điều sẽ làm cho hoạt động của cơ quan tố tụng tích cực hơn, áp dụng quyền im lặng của nghi can là để nâng cao nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử. Hiện nay cơ quan tố tụng coi trọng việc GVHD: Trần Hồng Ca 45 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam lấy lời khai của bị can, bị cáo hơn là việc thu thập, đánh giá chứng cứ khác nên dẫn đến nhiều trường hợp oan sai. Có nhiều vụ án công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tố tụng chỉ được tiến hành dựa vào lời khai của nghi can ở giai đoạn điều tra để đưa ra phán quyết. Mà nhiều khi lời khai của nghi can ở giai đoạn điều tra sai sự thật vì bị mớm cung, ép cung, dùng nhục hình. Nếu bị can được quyền giữ im lặng và không khai báo, thì số lượng buổi làm việc lấy lời khai sẽ giảm đi mà thay vào đó là tích cực thu thập chứng cứ chứng minh cho vụ án. Lâu nay cơ quan điều tra mất nhiều thời gian cho việc lấy lời khai. Nếu có quy định về quyền im lặng thì bản thân cơ quan điều tra sẽ phải đánh giá lại xem hoạt động lấy lời khai có phải là hoạt động điều tra trọng yếu giúp giải quyết án hay không. Hai là, áp dụng quyền im lặng tạo điều kiện cho sự đảm bảo cơ chế tranh tụng tại Tòa án giữa bên buộc tội và bên gỡ tội được thực hiện. Áp dụng quyền im lặng tạo điều kiện để thực thi quyền bào chữa. Áp dụng quyền im lặng của nghi can là để thực thi quyền được bào chữa của họ được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp quy định nghi can có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Đồng thời, còn nâng cao vị thế luật sư, việc ghi nhận quyền im lặng của nghi can là để nâng cao vị thế, vai trò của luật sư trong các vụ án hình sự. Hiện trong các vụ án hình sự, do nhiều nguyên nhân, vai trò của luật sư chưa được thể hiện một cách đầy đủ, rõ nét. Vì vậy, quyền im lặng sẽ cho phép thể hiện trên thực tế bị can, bị cáo có quyền chờ luật sư trước khi cơ quan điều tra tiến hành thẩm vấn. Theo quy định trong pháp luật Việt Nam, đặc biệt ở luật tố tụng hình sự tại khoản 2 Điều 72 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì: “không thể dùng lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội nếu nó không phù hợp với những chứng cứ khác trong hồ sơ”. Đồng thời cũng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, tự bản thân quyền hiến định đã cho phép người công dân hoặc người bị đặt trong vòng tố tụng có thể nhận sự trợ giúp về mặt pháp lý ngay từ đầu. Áp dụng quyền im lặng trong tố tụng hình sự góp phần vào mục tiêu thực hiện cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, cũng nhằm xây dựng đội ngũ luật sư giỏi, năng lực đạo đức tốt, hoàn thiện cơ chế để luật sư thực hiện tốt tranh tụng tại tòa khi chúng ta quy định mở rộng quyền cho luật sư theo hướng bị can, bị cáo được im lặng chờ sự có mặt của luật sư trong quá trình hỏi cung của bị can, tranh tụng của bị cáo tại Tòa ,góp phần vào việc ngăn chặn, phát hiện những sai phạm trong quá trình tố tụng. Khi có quy định cụ thể về quyền im lặng thì sẽ đảm bảo quyền xét xử công bằng minh bạch. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử theo hướng tranh tụng, nâng cao hơn nữa GVHD: Trần Hồng Ca 46 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam vai trò của luật sư theo tinh thần của Nghị quyết 49 về chiến lược cải cách tư pháp, đồng thời bảo đảm bình đẳng giữa vai trò của bên gỡ tội với bên buộc tội. Việc luật hóa quyền im lặng trong Bộ luật Tố tụng hình sự kết hợp với những quy định hiện hành về thời điểm người bào chữa tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho bị can, bị cáo là góp phần chống lại việc bức cung, nhục hình dẫn đến oan sai. Khi đưa những quy định về quyền im lặng vào trong Bộ luật tố tụng hình sự là nhằm mục đích đảm bảo và cũng chính là giải pháp để loại bỏ những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, tuy tố và xét xử. Ba là, áp dụng quyền im lặng là một xu hướng tiến bộ mà thế giới đang thực hiện. Ở hầu hết các nước trên thế giới đã và đang áp dụng quyền im lặng. Bên cạnh đó, đặc điểm, tính chất của tội phạm hình sự thì có thể trên thế giới này cũng tương tự nhau; chúng ta không thể tìm ra cái đặc thù riêng để từ chối áp dụng quyền im lặng. Các nước trên thế giới đã áp dụng quyền im lặng từ lâu và cho đến nay vẫn duy trì thì chắc chắn bản thân việc áp dụng quyền im lặng đã mang lại nhiều thành quả đáng ghi nhận mà chúng ta nên tiếp thu. Hầu hết các nước trên thế giới theo mô hình tố tụng tranh tụng và mô hình này nêu cao vai trò của người bào chữa trong tranh tụng, đồng thời khẳng vị trí của thẩm phán chỉ đóng vai trò là trọng tài giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Hiện nay nước ta đang thực hiện cải cách tư pháp và sửa đổi những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, do đó việc quy định thêm quyền im lặng cho bị can, bị cáo sẽ là một bước tiến bộ đáng kể trong công cuộc cải cách tư pháp như hiện nay.Trong một vụ án, bị can và bị cáo mới là đối tượng tình nghi chứ chưa có kết luận phạm tội. Họ im lặng chờ người bào chữa không có nghĩa là cản trở quá trình điều tra, bởi lẽ quá trình điều tra một vụ án không phải chỉ căn cứ vào lời khai nhận của nghi phạm mà còn phải căn cứ vào chứng cứ, chứng minh cho vụ án. Quyền im lặng được luật hóa là góp phần hoàn thiện về quyền cho bị can, bị cáo và cũng là thể hiện sự tiến bộ trong việc chuyển mô hình tố tụng thẩm vấn của nước ta như hiện nay sang mô hình tố tụng thẩm vấn kết hợp tranh tụng. Bốn là, đã có nhiều quy định gián tiếp về quyền im lặng trong Hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự. Hiện nay trong luật đã có một số quy định gián tiếp về quyền im lặng như Điều 20, Hiến pháp 2013, Điều 10, 49, 50, 72 và Điều 209 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, nên việc áp dụng quyền im lặng là hoàn toàn hợp pháp và hoàn toàn phù hợp với tinh thần nhân đạo mà hiến pháp mới đã đề ra với mục đích là bảo đảm quyền con người một cách toàn vẹn. Từ những quy định gián tiếp về quyền im lặng này, ta có thể thấy việc bị cáo im lặng trước những câu hỏi của cơ quan tiến hành tố tụng là việc làm hợp GVHD: Trần Hồng Ca 47 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam pháp cần được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, nên tiến đến luật hóa quyền này thành một quy định cụ thể trong luật tố tụng hình sự. Nhiều quy định gián tiếp về quyền im lặng là điều kiện thúc đẩy nhanh cho quá trình luật hóa quyền im lặng. Khi chúng ta áp dụng quyền im lặng trong quá trình điều tra vụ án hình sự sẽ giảm bớt được oan sai, chống bức cung, nhục hình, mớm cung và các sai phạm trong tố tụng hình sự của các chủ thể tiến hành tố tụng. Chính thức ghi nhận quyền im lặng của người bị buộc tội trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng như ghi nhận quyền từ chối cung cấp lời khai hoặc bị hỏi cung khi chưa có người bào chữa là phù hợp với công ước quốc tế. 3.1.2.2. Khó khăn. Hiện nay quyền im lặng là vấn đề quy định về nhân quyền rất rộng lớn mà thế giới đã áp dụng. Quyền im lặng của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà gọi tắc là nghi can không phải là một vấn đề xa lạ trên thế giới nhưng lại là một khái niệm mới trong pháp luật cũng như thực tiễn giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam. Nên hiện nay việc áp dụng quyền này trong pháp luật nước ta còn nhiều khó khăn nhất định mà nước ta vẫn chưa thể áp dụng được. Một là, áp dụng quyền im lặng có thể ảnh hưởng đến quá trình truy xét tội phạm của Cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt trong những vụ án có đồng phạm. Khi áp dụng quyền im lặng sẽ mất tính khẩn cấp trong công tác điều tra. Bởi nếu người bị bắt không muốn khai báo thì sẽ làm mất tính khẩn cấp trong công tác điều tra phá án nhanh. Trong giai đoạn điều tra để giải quyết vụ án hình sự, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay người bị bắt để thu giữ vật chứng cũng như để ngăn chặn hậu quả mà hành vi phạm tội của người bị bắt cùng đồng phạm đã thực hiện như việc giải cứu con tin, sơ tán người dân khỏi hiện trường vụ án, hay truy tìm dấu vết của hành vi phạm tội và ngăn chặn hành vi đó có thể tiếp tục xảy ra. Đồng thời, trong một án có đồng phạm thì quyền im lặng chỉ là quyền để người bị buộc tội bảo về quyền và lợi ích của mình không bị xâm phạm, chứ nó không nhằm bảo vệ lợi ích cho người khác, nếu bị can có hành vi không khai báo nhằm bảo vệ cho đồng phạm thì sẽ gây cản trở cho việc truy bắt đồng phạm của cơ quan tiến hành tố tụng. Vậy thì, quyền im lặng sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, do đó khi có quy định cụ thể về quyền im lặng thì chúng ta cũng phải song song thừ nhận sẽ phải đối mặt với tội phạm nguy hiểm, và đặt ra nhiều yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao hơn để cơ quan tiến hành tố tụng làm sao để vừa bảo đảm quyền cho người bị tình nghi có hành vi phạm tội, vừa phải đảm bảo quá trình điều tra vụ án được nhanh chống và chính xác. Hai là, rào cản về xung đột pháp luật giữa bên buộc tội và bên gỡ tội cụ thể là giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng. GVHD: Trần Hồng Ca 48 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Có thể xảy ra sự xung đột giữa vị trí và nhiệm vụ của Điều tra viên, Kiểm sát viên với người bào chữa. Do một bên từ manh mối ban đầu để thu thập chứng cứ xác định sự thật vụ án và một bên là tìm chứng cứ để gỡ tội cho bị ca, bị cao. Đồng thời, có thể sẽ xảy ra xung đột giữa hai bên gỡ tội và buộc tội trong quá trình hỏi cung, một bên với cương vị muốn điều tra nhanh và kết thúc sớm vụ án, một bên là muốn bảo vệ người bị buộc tội không để họ khai khai những lòi khai mang tính bất lợi để tự buộc tội mình. Bên cạnh đó, để bị can, bị cáo có quyền im lặng đến khi có sự tham gia của người bào chữa thì việc xem xét tính hợp pháp thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cũng gây chậm chễ và mất tính khẩn cấp trong việc người bào chữa sẽ tham gia kịp thời vào buổi hỏi cung của bị can. Ba là, những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ của chủ thể tiến hành tố tụng trong vụ án, có khả năng dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm. Trở ngại về Điều tra viên, trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra một nghịch lý là khi điều tra viên đối diện với bị can họ thường chủ động buộc bị can và yêu cầu bị can phải chứng minh mình vô tội, đây là sự đi ngược lại nguyên tắc “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng”. Vì vậy, một phần do định kiến nên quá trình điều tra vụ án, các Điều tra viên khi thẩm vấn bị can thường có niềm tin về việc đối diện họ là người phạm tội. Do đó điều họ muốn là tìm sự thừa nhận là tội phạm hơn là chứng cứ chứng minh, vì thế mà bị can sẽ không thể im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng mặt dù việc khai báo này có thể là hoàn toàn trái với ý muốn của họ. Vì vậy, đã xảy ra nhiều trường hợp bức cung, dùng nhục hình và mớm cung do các Điều tra viên muốn phá án nhanh để lập thành tích hay do chuyên môn nghiệp vụ của họ còn yếu kém nên việc tìm ra chứng cứ chứng minh cho vụ án chỉ chăm chăm dựa vào lời khai của bị can, bị cáo. Đối với vấn đề xác định tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì đánh giá ban đầu là do Cơ quan điều tra. Họ là người tiếp nhận thông tin, tin báo về tội phạm và trên cơ sở điều tra xác minh để đánh giá mức độ tội phạm. Người ngoài cuộc chưa thể đánh giá được, nếu Cơ quan điều tra nói vụ án mang tính chất rất nghiêm trọng người bào chữa không thể tham gia thì bị can, bị cáo sẽ không thể được quyền im lặng để chờ người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Bốn là, luật chưa có quy định cụ thể về quyền im lặng nên không có căn cứ để áp dụng quyền này. Bộ luật tố tụng hình sự nước ta hiện nay vẫn chưa có quy định về việc bị can, bị cáo được quyền im lặng, do đó không có căn cứ để áp dụng quyền này nhằm giúp bị can, bị cáo bảo vệ được quyền lợi của mình không bị xâm hại. Vì chỉ là những quy định mang tính gián tiếp được suy rộng ra từ luật như tại Điều 20, Hiến pháp 2013, GVHD: Trần Hồng Ca 49 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Điều 10, 49, 50, 72 và Điều 209 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 nên không có căn cứ cụ thể cho việc áp dụng quyền im lặng trong thực tế tố tụng. Bởi do, luật không quy định nên các chủ thể tiến hành tố tụng sẽ không có căn cứ để tôn trọng quyền im lặng, các chủ thể tiến hành tố tụng chỉ có thể tôn trọng quyền của bị can, bị cáo nếu như trong luật tố tụng hình sự sẽ quy định cụ thể rõ ràng rằng bị can, bị cáo được quyền im lặng cho đến khi có người bào chữa. Từ những hạn chế trên ta có thể thấy, tuy nước ta là một nước phát triển và đang hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp và cơ chế tranh tụng tại Tòa nhưng việc áp dụng quyền im lặng sẽ còn gặp nhiều khó khăn vướng mắt cần phải hoàn thiện. Nhìn chung thì quyền im lặng nếu muốn thực hiện được trong quá trình tố tụng của nước ta hiện nay thì, trước hết cần phải có một quy định cụ thể về quyền này, bên cạnh đó cần phải nâng cao đội ngũ cán bộ tư pháp của nước ta hiện nay về trình độ chuyên môn cũng như kỹ thuật. 3.2. Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện quyền im lặng 3.2.1. Chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp quyền im lặng 3.2.1.1. Bất cập Luật tố tụng hình sự nước ta chưa có một quy định nào mang tính trực tiếp cho phép bị can, bị cáo được im lặng trong giai đoạn tố tụng, có nhiều vụ án oan xảy ra như hiện nay là do bị bức cung, dùng nhục hình và mớm cung từ phái cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng gia tăng. Quyền im lặng là sự góp phần cho đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội của bị can, bị cáo được thực thi đầy đủ và theo đúng tinh thần nhân đạo của pháp luật trong việc đảm bảo quyền con người. Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có một quy định nào mang tính chất cụ thể để luật hóa quyền im lặng của bị can, bị cáo vào trong quá trình tố tụng. Mặt dù, việc luật hóa quyền im lặng để góp phần thực thi quyền được suy đoán vô tội, quyền tự bào chữa, quyền nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo đã được Hiến pháp 2013 ghi nhận. Do luật tố tụng hình sự hiện nay đã chưa quy định, ghi nhận chính thức quyền im lặng của bị can, bị cáo là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng án oan, sai trong hoạt động tố tụng nước ta nhiều như hiện nay, nhất là trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra xem trọng lời khai của bị can, bị cáo hơn là chứng cứ chứng minh. Những vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn là một trong những án oan điển hình do cán bộ điều tra không tuân thủ đúng quy trình tố tụng. Hiện nay, việc điều tra viên nóng vội muốn phá án nhanh, đã dùng nhục hình, tra tấn dẫn đến chết người bị bắt, gây tổn thất cho gia đình nạn nhân, việc bồi thường không thể bù đắp. Theo Luật sư Nguyễn Hữu Danh, Ủy viên Hội đồng tư vấn về Dân chủ-Pháp luật, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Để chống bức cung, nhục hình, thì bị can, bị cáo, người bị bắt giữ có quyền im lặng cho đến khi có luật sư. Ngày 23-9, GVHD: Trần Hồng Ca 50 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về những vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), sau khi nhắc lại đề nghị của Ủy ban Tư pháp trong phiên điều trần về chống bức cung, nhục hình gần đây, cũng như kiến nghị của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường về việc "bị can, bị cáo, người bị bắt giữ có quyền im lặng cho đến khi có luật sư”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: "Trường hợp không đảm bảo được 2 nguyên tắc cơ bản là quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa của bị can và nguyên tắc tranh tụng tại tòa, thì tòa có được phép mở phiên xét xử hay không”? Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Quyền im lặng của bị can, bị cáo là vấn đề lớn, thế giới đã áp dụng. Theo ông Bình, cơ quan điều tra hoàn toàn không muốn quy định quyền im lặng của bị can, bị cáo, trong khi phía luật sư thì rất muốn. "Phải làm sao để khi bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không phát biểu, không khai, cho đến khi có luật sư. Đây là một quyền rất lớn, nhưng hiện nay trong quá trình xây dựng dự thảo đang có sự tranh luận, ý kiến còn đang rất khác nhau cho nên chúng tôi không dám đưa quy định này vào”52. Vấn đề có nên hay không nên quy định quyền im lặng cho bị can, bị cáo là vấn đề đang được rất nhiều nhà làm luật quan tâm, bởi do nếu luật luật hóa quyền im lặng cho bị can, bị cáo thì góp phần đảm bảo nhân quyền cho người bị buộc tội nhưng bên cạnh đó lại làm tăng áp lực cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc muốn giải quyết nhanh chống vụ án. Pháp luật hình sự còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chưa luật hóa quyền im lặng của bị can, bị cáo. Bởi còn do việc “luật hóa quyền im lặng” cũng có ý kiến lo ngại khả năng bị can lợi dụng “quyền im lặng” để từ chối các chất vấn của Điều tra viên, sẽ làm thời gian phá án kéo dài53. Quyền im lặng của bị can, bị cáo là chế định pháp lý tiến bộ mà pháp luật hình sự nhiều nước trên thế giới thực thi. Thực thi quyền im lặng sẽ chống lại việc lạm quyền, hành xử không đúng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng54. Phải làm sao để bị can, bị cáo có quyền không phát biểu, không khai, cho đến khi có luật sư. Đây là một quyền rất lớn, nhưng hiện nay trong Báo điện tử Việt Nam net, Cần có” quyền im lặng”, Đặng Quang Thắng. Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=12426:cn-co-quyn-imlng-&catid=46:van-hoa-xa-hoi&Itemid=100[ Ngày truy cập: 13/10/2014] 53 Báo điện tử Pháp luật và Xã hội, Đặc trị “căn bệnh” oan sai, Sỹ Hào. Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/dac-tri-can-benh-oan-sai-78425[ Ngày truy cập: 07/10/2014] 52 Trang thông tin điện tử công an tỉnh Kon Tum, Quyền im lặng đang bị lặng im, Trọng Tăng. Nguồn: http://www.congankontum.gov.vn/tin-tong-hop/trong-tinh/52643-quyen-im-lang-dang-bi-langim.html.[ Ngày truy cập: 12/10/2014]. 54 GVHD: Trần Hồng Ca 51 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam quá trình xây dựng dự thảo, đang có sự xung đột, ý kiến còn đang rất khác nhau cho nên không dám đưa quy định này vào”55. Đồng thời, do khả năng trợ giúp pháp lý ở Việt Nam còn nhiều bất cập nên khi quy định trực tiếp quyền im lặng vào luật thì vẫn còn phải xém xét lại vấn đề người bào chữa có tham gia vào quá trình tố tụng được đầy đủ hay không: sự phân bổ luật sư cho các vùng miền còn khác nhau; số lượng luật sư và trợ giúp pháp lý so với bị can, bị cáo hàng năm còn chênh lệch. Như vì lý do gì đi nữa, việc luật hóa và đưa quyền im lặng là một sự tiến bộ mà pháp luật về tố tụng nên áp dụng. Bởi lẽ, nhiều vụ án oan như hiện nay vẫn còn đang gia tăng là do một phần bị can, bị cáo không được quyền im lặng để chống lại sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo bị ép cung, mớm cung, bị dùng nhục hình để lấy lời khai, lời khai đó là trái ý muốn của họ, đều này đã dẫn đến sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người của bị can, bị cáo. 3.2.1.2. Giải pháp. Thời gian gần đây, một số vụ án hình sự oan sai bị phát hiện khiến dư luận không khỏi giật mình. Do vậy, để giảm thiểu tình trạng này trong phiên họp ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các đại biểu đã đưa ra thảo luận vấn đề "quyền im lặng" cho bị can và người bị giam giữ và cần được luật hóa trong Bộ luật tố tụng hình sự. Mục đích xác định quyền im lặng là để đảm bảo hai yếu tố: Thứ nhất là giúp cho người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện quyền trợ giúp pháp lý, nếu như mình không tự bảo vệ được. Thứ hai là ở một góc độ nào đó thì cũng tránh được những hành vi bức cung, nhục hình56. Trước tiên phải khẳng định Hiến pháp 2013, Chương II về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Điều 31 đã khẳng định và ghi nhận "người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lưc pháp luật. Người bị bắt, tạm giữ tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa hoặc người khác bào chữa” và điều 10 Luật Tố tụng hình sự quy định "Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Như vậy, một người khi bị bắt tình nghi phạm tội họ vẫn còn đầy đủ các quyền mà pháp luật cho phép, cụ thể trong trường hợp này là: nhờ luật sư hoặc người Báo điện tử Thanh Niên online, Chưa dám quy định người bị bắt có quyền giữ im lặng , Bảo Cầm. Nguồn : http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140924/chua-dam-quy-dinh-nguoi-bi-bat-co-quyengiu-im-lang.aspx[ Ngày truy cập: 30/09/2014] 55 Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Nghi phạm thực ra đã có quyền im lặng một cách...gián tiếp, Ngọc Quang. Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nghi-pham-thuc-ra-da-co-quyen-im-lang-mot-cachgiantiep-post151117.gd. [Ngày truy cập: 17/10/2014] 56 GVHD: Trần Hồng Ca 52 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam khác bào chữa, họ không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, nên ngay cả khi họ im lặng thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể coi đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được (Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định đây là tình tiết tăng nặng). Vậy cho họ quyền im lặng là rất phù hợp với hiến định và xu thế tiến bộ mà pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận”57 . Theo pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới, “quyền im lặng” là quyền không khai báo khi không có sự tư vấn, chứng kiến của luật sư để tránh việc người bị bắt tự buộc tội mình, gây thiệt hại cho bản thân. Theo đó, khi bắt giữ một người nào đó phải có luật sư chứng kiến, hoặc phải giải thích cho người bị bắt về quyền được mời luật sư, quyền không khai báo. Quyền này đã và đang được áp dụng tại rất nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, các nước phương Tây. Chính việc tôn trọng “quyền im lặng” của nghi can nên tại các nước này ít xảy ra các trường hợp oan sai58. Có thể thấy, quyền im lặng là một quyền mang tính nhân văn, bảo đảm, thực thi các quyền con người. Việc ghi nhận quyền im lặng là biện pháp cơ bản để tránh oan sai, chống bức cung, nhục hình, mớm cung, các sai phạm trong tố tụng hình sự của các chủ thể tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự nước ta hiện nay vẫn chưa có quy định về việc người bị bắt giữ, bị can được quyền im lặng. Từ những thực tế đã nêu trên người viết thấy rằng, để nhằm tăng cường hơn nữa việc bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, cần bổ sung thêm quy định tại Điều 49 và Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành theo hướng thêm quyền im lặng cho bị can, bị cáo. Cụ thể là, tại điểm c, khoản 2 Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì luật chỉ mới quy định mang tính khái quát về quyền “trình bày lời khai” của bị can, mà chưa có quy định quyền này sẽ thực hiện như thế nào. Do đó, nhằm đáp ứng theo tinh thần mới của Hiến pháp 2013 và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, dự thảo sữa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định thay thế cho điểm c khoản 2 Điều 49 về quyền trình bày lời khai của bị can thành “Trình bày lời khai, hoặc không trình bày lời khai”, tại điểm c khoản 2 Điều 54 của Dự thảo sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Đồng thời trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung còn ghi nhận thêm quyền về quyền trình bày ý kiến tranh luận tại Tòa của bị cáo tại Điều 50 Bộ luật tố tụng hiện hành là: “ Trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi Báo điện tử Việt Nam net, Quyền im lặng là phù hợp, Đặng Quang Thắng. Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=12426:cn-co-quyn-imlng-&catid=46:van-hoa-xa-hoi&Itemid=100 [ Ngày truy cập: 16/10/2014] 58 Báo điện tử Đời sống và Pháp luật. Nên luật hóa quyền im lặng, Phan Tuấn. Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/luat-su/pho-chu-tich-hoi-luat-gia-tp-hcm-nen-luat-hoaquyen-im-lang-a53797.html. [Ngày truy cập: 18/10/2014] 57 GVHD: Trần Hồng Ca 53 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam những người tham gia phiên tòa nếu được Chủ tọa đồng ý, tranh luận, đối đáp tại phiên tòa hoặc từ chối trình bày ý kiến” tại điểm h, khoản 2 Điều 55 của Dự thảo sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự. Dự thảo sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự lần này nhằm đồng bộ với Hiến pháp năm 2013, này đáp ứng được yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự này đổi mới rõ nét mô hình tố tụng Việt Nam, từ tố tụng thẩm vấn sang thẩm vấn kết hợp với tranh tụng, nâng cao năng lực của bộ máy thực hiện chức năng công tố. Điểm đáng chú ý của dự thảo sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự là tập trung đề cao quyền con người và quyền dân chủ. Trong đó, nổi bật là việc đề cập tới quyền im lặng của bị can, bị cáo. Theo đó, bị cáo có quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến hoặc từ chối trình bày lời khai, đưa ra ý kiến; bị can có quyền đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra nhằm cụ thể hóa quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị buộc tội được nêu trong Hiến pháp 2013. Nên để góp phần hoàn thiện hơn nữa những quy định về quyền im lặng thì cần thiết quy định thêm tại điểm c, khoản 2 Điều 49 như sau: “Trình bày lời khai hoặc không trình bày lời khai”, và điểm g khoản 2 Điều 50 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau: “Trình bày ý kiến, đề nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa nếu được Chủ tọa đồng ý, tranh luận, đối đáp tại phiên tòa hoặc từ chối trình bày ý kiến”. Ngoài ra, cần phải tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân hiểu đúng bản chất quyền im lặng - một quyền đã được thừa nhận từ lâu trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta nhưng đến nay mới chính thức được ghi nhận cụ thể trong điều luật. Việc sửa đổi bổ sung thêm quyền của bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự khi quy định thêm cho bị can được quyền “không trình bày lời khai” và cho bị cáo được quyền “từ chối trình bày ý kiến”, đã góp phần cho việc quy định cụ thể bị can, bị cáo được quyền im lặng trong quá trình tố tụng. Khi quy định cụ thể bị can được quyền không trình bày lời khai và bị cáo được quyền từ chối trình bày ý kiến cũng giúp cụ thể hóa thêm nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng là phải tôn trọng quyền im lặng của bị can, bị cáo. Tóm lại, việc quy định quyền im lặng cho bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự là làm tăng giá trị quyền con người trong hiến pháp nói chung và trong luật tố tụng hình sự nói riêng, đồng thời còn tăng vai trò trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền cho bị can, bị cáo hạn chế tối đa trường hợp bức cung, dùng nhục hình dẫn đến oan sai. Quy định cụ thể quyền im lặng trong tố tụng hình sự là một quy định hoàn toàn tiến bộ và phụ hợp với tinh thần của hiến pháp mới như hiện nay. GVHD: Trần Hồng Ca 54 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam 3.2.2. Áp dụng nguyên tắc xác định sự thật của vụ án 3.2.2.1. Bất cập. Theo Hiến pháp hiện hành khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 khẳng định: "Người bị buộc tội được coi là có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Đồng thời, đoạn 2 Điều 10, Luật Tố tụng hình sự 2003 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 308 Luật hình sự 1999 lại quy định: “Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”. Với điều khoản này, rõ ràng người bị thẩm vấn bắt buộc phải khai báo (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22), phải cung cấp cho điều tra viên chứng cứ tự buộc tội chính mình nếu không muốn bị quy là phạm tội theo Điều 308 đã nêu. Một người vô tội bị bắt, nếu không muốn bị khép tội “từ chối khai báo” thì hoặc người đó phải tìm được “lý do chính đáng” hoặc người đó phải khai báo. Nếu không có gì để khai báo mà lại “không có lý do chính đáng” thì dù vô tội vẫn có thể trở thành có tội. Đây là một điểm bất cập từ quyền trình bày lời khai của người bị tình nghi có hành vi phạm tội của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự. Điều này rõ ràng không đúng với thông lệ quốc tế về tư pháp và cũng không phù hợp với bản chất của quyền con người. Khiếm khuyết là ở chỗ luật chưa định nghĩa thế nào là “lý do chính đáng” để có thể từ chối khai báo. Nghi phạm là một con người chưa bị kết án, nghĩa là chưa thành tội phạm (dù thực tế có là người phạm tội) vì vậy đương nhiên người đó có quyền bảo vệ bản thân tránh sự trừng phạt của pháp luật, chính vì thế Luật tố tụng hình sự 2003 mới quy định việc chứng minh một người là có tội hay không có tội thuộc về cơ quan tố tụng. Như vậy thì việc từ chối khai báo để không tự kết án bản thân luôn là “lý do chính đáng” của người bị tình nghi có hành vi phạm tội. Theo những quy định tại Điều 10 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Quy định của luật là vậy, nhưng trong thời gian gần đây có nhiều vụ việc liên quan đến vi phạm các quy định trong tiến hành tố tụng dẫn đến nhiều vụ án bị oan sai bởi chủ thể tiến hành tố tụng. Vấn đề được đặt ra ở đây là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng đã chưa thật sự đảm bảo công bằng, khách quan, quyền và lợi ích cho người tham gia tố tụng. Thực tiễn áp dụng GVHD: Trần Hồng Ca 55 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam pháp luật cho thấy, nhiều trường hợp do trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm hoặc do chạy theo thành tích, mà không ít Điều tra viên đã ép buộc người bị tình nghi là tội phạm phải khai theo những chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ nhằm phù hợp với tình tiết và diễn biến của vụ án, đã làm cho sự thật khách quan của vụ án bị sai lệch. Về mặt tâm lý của người tiến hành tố tụng, cụ thể là Điều tra viên, Kiểm sát viên là những người đầu tiên tiếp xúc với các chứng cứ trong vụ án hình sự. Điều tra viên thường có tâm lý khó xác định người phạm tội nên có thể bỏ qua các chứng cứ gỡ tội mà chỉ chú ý đến các chứng cứ buộc tội, vì nhiều lý do khác nhau. Do áp lực từ phía cơ quan điều tra, do nóng vội, nhận định sai về vụ án dẫn đến đánh giá chứng cứ sai59… Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra có trách nhiệm chứng minh bị can, bị cáo có phạm tội hay vô tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng hiện nay trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng đã không được đảm bảo. Điều tra viên và Kiểm sát viên thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến sai lệch hồ sơ vụ án dẫn đến oan sai ngày càng nhiều, vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc xác định sự thật vụ án. Cơ quan điều tra chỉ căn cứ vào lời khai duy nhất của bị can để buộc tội, nhiều trường hợp bức cung, dùng nhục hình và mớm cung xảy ra do Điều tra viên nôn nóng muốn kết thúc sớm vụ án mà bỏ qua vấn đề cần phải xác minh sự thật của vụ án. Cơ quan điều tra mà cụ thể là Điều tra viên thường mang định kiến buộc tội một chiều khi tiến hành điều tra họ thường cố gắng thu thập chứng cứ để thuyết phục lời buộc tội của mình đối với bị can nhằm hướng cho bị can phải nhận tội. Mặt khác, tuy pháp luật không quy định việc không khai báo hoặc khai báo không thành khẩn là tình tiết tăng nặng, nhưng nếu trong các bản kết luận điều tra, cáo trạng, bản án thấy các lời nhận xét như bị can, bị cáo thiếu thành khẩn khai báo, không hợp tác, quanh co chối tội, gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử... thì điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xem xét, và xác định khung hình phạt cho bị cáo có thể là theo hướng tăng nặng. Hiện nay Bộ luật tố tụng tuy không quy định “quyền im lặng” là một trong các quyền của bị can, bị cáo nhưng thực tế thì bị can, bị cáo vẫn có quyền này. Nhưng thực tiễn xét xử hiện nay các vụ án oan sai ngày càng nhiều, do nguyên nhân chủ yếu là các cơ quan tiến hành tố tụng xem trọng lời khai của bị can, bị cáo hơn là điều tra truy tìm chứng cứ chứng minh. Mặc dù đã thu thập được các chứng cứ khác để chứng minh tội phạm nhưng Cơ quan điều tra vẫn muốn chính miệng bị can phải thừa nhận tội. Vì thế mới xảy ra tình trạng ép cung, mớm cung bị can. Chính điều này là sự vi phạm nghiêm trọng của nguyên tắc xác định sự thật vụ án. Nếu đưa Lương Liễu, Nếu có căn cứ cần cho đối chất giữa điều tra viên và bị cáo ngay tại Tòa. Báo Đời sống và pháp luật, số 121, ngày 8/10/2014, trang 7. 59 GVHD: Trần Hồng Ca 56 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam vào luật quy định bị can, bị cáo có “quyền im lặng” thì có thể làm rõ hơn quyền này của bị can, bị cáo và nghĩa vụ chứng minh tội phạm của cơ quan tố tụng. Nguyên nhân dẫn đến bất cập trên có thể là do trong quá trình tố tụng, việc xét hỏi bị can, bị cáo còn mang tính áp đặt, không dựa vào những đặc điểm khách quan của vụ án về mặt chứng cứ. Có thể thấy gần đây nhiều bản án sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy án là do sự thiếu sót trong việc nhận định, xác minh và đánh giá chứng cứ. Sự hạn chế về năng lực, trình độ của Điều tra viên trong quá trình tiến hành tố tụng. Phương pháp điều tra chỉ chú trọng chủ yếu vào lời khai, lời nhận tội của bị can, bị cáo nên dẫn đến nhiều trường hợp bức cung, dùng nhục hình và mớm cung. Bên cạnh đó, là sự thiếu trách nhiệm hoặc cố ý vi phạm pháp luật của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ nhằm chạy theo thành tích cá nhân, tập thể hoặc vì động cơ vụ lợi cá nhân mà các chủ thể tiến hành tố tụng này xem nhẹ nguyên tắc xác định của sự thật vụ án dẫn đến tình trạng oan sai trong tố tụng diễn ra ngày càng nhiều. 3.2.2.2. Giải pháp. Để nâng cao hiệu quả của nguyên tắc xác định sự thật vụ án trong cơ chế tiến tới nhằm bảo đảm quyền của bị can, bị cáo mà cụ thể ở đây là quyền im lặng thì cần phải có một hệ thống pháp luật ổn định. Khi đã quy định “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”, thì chúng ta cần phải cho bị can, bị cáo được quyền im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi cho dù lời khai của bị can, bị cáo có phải là sự thật hay không thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng phải tiến hành xác minh, làm rõ những tình tiết của vụ. Quyền im lặng của bị can, bị cáo sẽ tạo thêm nghĩa vụ cho cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng quyền của bị can bị cáo trong việc xác định sự thật vụ án, nhưng bên cạnh đó cũng đem lại hiệu quả tích cực đòi hỏi ở Điều tra viên, Kiểm sát viên là những người phải có nâng lực thực sự và có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo cho sự thật khách quan của vụ án. Do đó, để đảm bảo cho nguyên tắc xác định sự thật vụ án vấn đề cần quan tâm đó là cần phải nâng cao và mở rộng đào tạo chuyên môn cho cán bộ tư pháp. Trình độ, năng lực kinh nghiệm đầy đủ, nhận thức khách quan ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của một vụ án. Vì họ là những người trực tiếp chứng minh sự thật của vụ án, nếu họ không nhìn nhận vụ án một cách toàn diện khách quan, thì thực trạng bức cung, dùng nhục hình vẫn xảy ra khi việc định kiến người bị tình nghi phạm tội là người có tội vẫn còn xuất hiện trong tư tưởng của những chủ thể này. Nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các cơ quan tiến hành tố tụng, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và chất lượng của đội ngũ kiểm sát viên trong các hoạt động tố tụng nhằm đảm bảo cho nguyên tắc xác định sự thật vụ án được áp dụng. Để góp phần đấu tranh phòng và chống các hành vi bức cung, dùng nhục hình, góp phần đảm bảo cho nguyên tắc xác định sự thật vụ án, và bảo đảm quyền lợi của bị can, bị cáo, nên quy GVHD: Trần Hồng Ca 57 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam định việc cho phép thiết bị công nghệ như camera để theo dõi những nơi lấy lời khai của bị can, bị cáo. Bị can, bị cáo không phải lo bị nhục hình, bức cung và những chủ thể tiến hành tố tụng cũng tránh được bị tố cáo và mang tiếng oan là bức cung, dùng nhục hình trong quá trình tố tụng. Nhằm giúp cho nguyên tắc xác định sự thật vụ án trở nên khách quan và toàn vẹn hơn chúng ta cần hoàn thiện nguyên tắc xác định sự thật vụ án hơn nữa, một mặt nhằm nâng cao hơn trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, mặt khác nhằm bảo đảm quyền lợi cho bị can, bị cáo. Dự thảo sửa đổi bổ sung Điều 10 của Bộ luật tố tụng hình sự có đề cập vấn đề đặt “tình tiết giảm nhẹ” lên trước “tình tiết tăng nặng” trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo nhằm góp phần thể hiện sự nhân đạo trong quá trình tố tụng, mọi sự cáo buộc đều cần phải đặt vấn đề bị can, bị cáo là người vô tội lên hàng đầu để tìm ra sự thật của vụ án chứ không thể như trước đây là tập trung vào việc tìm chứng cứ để buộc tội. Bên cạnh đó, dự thảo sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự còn thêm cụm từ “Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra” cũng phải có trách nhiệm trong hoạt động xác định sự thật của vụ án, do trước đây những cơ quan tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cũng có thẩm quyền điều tra vụ án, nhưng trách nhiệm chứng minh sự thật của họ chưa được đảm bảo bằng một quy định cụ thể như hiện nay. Đồng thời, điều này đã mở rộng thêm nghĩa vụ tôn trọng sự thật khách quan của vụ án mà từ trước đến nay luật chỉ quy định cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mới là chủ thể có trách nhiệm xác định sự thật của vụ án. Việc ghi nhận thêm cơ quan có nghĩa vụ chứng minh sự thật vụ án và việc xem trọng tình tiết giảm nhẹ trước khi xem xét tình tiết tăng nặng chính là góp phần nhằm đảm bảo cho sự thật khách quan được tôn trọng và bảo vệ. Đảm bảo sự nhân đạo của luật trong quá trình chứng minh vụ án không còn nghiêng về hướng buộc tội giúp cho bị can, bị cáo. Theo quy định này thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Đồng thời, với định hướng phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng như Nghị quyết 49 Bộ chính trị đã nêu thì nên bỏ trách nhiệm chứng minh tội phạm của Tòa án do trách nhiệm này thuộc chức năng của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Mặt khác, việc phải chứng minh tội phạm sẽ ảnh hưởng tới tính khách quan của Tòa án khi ra bản án và phán quyết của mình, đồng thời thiên chức “trọng tài anh minh”, “người cầm cân nẩy mực” của Tòa án dễ bị hiểu sai lệch60. Đồng thời, cũng cần xét đến vai trò của người bào chữa trong việc đưa ra chứng cứ chứng minh góp phần vào việc bảo đảm tính khách quan cho sự thật của vụ án. Nếu 60 Nguyễn Ngọc Chí, Các nguyên tắc cơ bản trong Luật Tố tụng Hình sự- những đề xuất sửa đổi, bổ sung, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế- luật 24(2008). trang 249. GVHD: Trần Hồng Ca 58 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam như trước kia luật chỉ quy định việc kiểm tra đánh giá chứng cứ là quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng thì hiện nay cần phải cho phép người bào chữa có quyền thu thập và đánh giá chứng cứ như cơ quan tiến hành tố tụng. Cần phải sửa đổi bổ sung thêm tại Điều 66 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành theo hướng: “Người bào chữa có quyền đánh giá chứng cứ do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thu thập”. Nhằm góp phần đảm bảo cho nguyên tắc xác định sự thật vụ án được khách quan cũng như việc đảm bảo chứng cứ của vụ án là xác thực để tránh trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng làm sai lệch hồ sơ của vụ án, và thu thập những chứng cứ không khách quan để buộc tội bị can, bị cáo dẫn đến tình trạng oan sai như hiện nay. 3.2.3. Người bào chữa tham gia vào buổi hỏi cung của vụ án 3.2.3.1. Bất cập Hiến pháp năm 2013 tại khoản 4 Điều 31 đã quy định “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” và tại Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có dẫn: “ Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”, bên cạnh thì bộ luật cũng quy định các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can tại Điều 49, cho bị cáo tại Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Sở dĩ có quy định như trên là vì thực hiện quyền bào chữa là để chống lại sự buộc tội hoặc giảm trách nhiệm hình sự, đồng thời quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng là điều kiện cần thiết giúp cơ quan tiến hành tố tụng xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Người bào chữa là người tham gia tố tụng không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án. Họ tham gia tố tụng là nhằm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội là người tham gia tố tụng. Từ “tham gia” nói lên tính chất, vai trò của người bào chữa. Người tham gia chỉ là người góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động chung nào đó, do những chủ thể khác chủ động và chính thức tiến hành. Hơn nữa, người bào chữa không phải là người được nhân danh quyền lực nhà nước và không được sử dụng quyền lực nhà nước như những người tiến hành tố tụng. Cơ sở cho sự hiện diện của họ trong tố tụng hình sự xuất phát từ hợp đồng bào chữa giữa họ với người bị buộc tội (hoặc với người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội) và phải được sự chấp thuận của cơ quan tiến hành tố tụng. Nhưng trên thực tế, người bào chữa thường khó khi tiếp xúc với bị can, bị cáo ngay từ khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam bởi do thủ tục hành chính rườm rà. Đồng thời, Điều 56, Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định, trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, GVHD: Trần Hồng Ca 59 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa, từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa, nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Luật quy định là vậy, nhưng thực tế rất hiếm trường hợp luật sư được tham gia ngay từ đầu vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình61. Từ hoạt động cấp giấy chứng nhận bào chữa của Cơ quan điều tra, cho đến việc liên hệ Điều tra viên để tham gia các buổi hỏi cung của bị can thường gặp nhiều khó khăn, và luật sư chỉ được tham gia vụ án khi đã có kết luận điều tra hoặc vụ án đã chuyển sang giai đoạn truy tố62. Người bào chữa không thể tham gia vào quá trình hỏi cung của vụ án, còn do các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm quyền có người bào chữa của bị can, bị cáo khi không thông báo cho họ biết họ có quyền này, vì không thể biết mình có quyền có người bào chữa nên họ đã không yêu cầu có luật sư cũng như người đại diện hợp pháp hay bào chữa viên nhân dân để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Song song đó thì, khi bị can, bị cáo đối mặt với cơ quan tiến hành tố tụng với những chứng cứ buộc tội họ thường có tâm lý lo sợ, không dám tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cũng có trường hợp bị can, bị cáo muốn tìm người bào chữa nhưng do chi phí thuê luật sư cao nên đã không quan tâm đến quyền nhờ người khác bào chữa nữa. Đây là những bất cập mà người bào chữa khó tham gia vào quá trình tố tụng của bị can, bị cáo. Hiến pháp quy định nghi can có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Tuy nhiên, trên thực tế thực thi quyền bào chữa không đơn giản. Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và các văn bản liên quan đã có nhiều quy định để tạo điều kiện cho nghi can tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa nhưng việc lấy lời khai nghi can của các cơ quan tố tụng trong rất nhiều trường hợp đã làm hạn chế quyền này. Đồng thời, việc người bào chữa đưa ra chứng cứ chứng minh cho sự vô tội của bị can, bị cáo cũng cần phải thông qua sự xem xét đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng có chấp nhận nó là chứng cứ hay không, đây chính là sự thiếu công bằng trong việc cung cấp chứng cứ giữa bên buộc tội và bên gỡ tội mà cụ thể là người bào chữa và cơ Phan Tuấn, Hiến định “quyền được suy đoán vô tội” thì cũng nên luật hóa “quyền im lặng”. Báo Đời sống và pháp luật, Số 119- Ngày 03/10/2014, trang 8. 61 Dự thảo luật Quốc hội Việt Nam, Nghi can cần có quyền im lặng chờ luật sư, Ngọc Lương, Thắng Quang.Nguồn:http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?Ite mID=1093.[Ngày truy cập: 02/08/2014]. 62 GVHD: Trần Hồng Ca 60 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam quan tiến hành tố tụng. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì luật sư được tham gia vụ án ngay từ giai đoạn bị tạm giữ, tạm giam... Tuy nhiên, thực tế quyền này của luật sư không được bảo đảm. Thông tư số 70/2011 của Bộ Công an quy định: Trong trường hợp bị can, bị cáo bị tạm giam thì phải trực tiếp bị can bị cáo viết giấy mời luật sư hoặc viết giấy nhờ người nhà mời luật sư thì luật sư mới được tham gia. Tuy nhiên, khi đó bị can đang rất hoang mang làm sao biết luật sư nào mà mời, có muốn mời cũng làm sao để chuyển giấy ra ngoài tới tay luật sư. Đồng thời, chỉ cần có thông tin là bị can, bị cáo không mời luật sư là cơ quan điều tra có quyền từ chối cấp giấy chứng nhận cho luật sư mà thông tin này lại rất khó kiểm chứng xem đúng đắn đến đâu, có phải là ý chí của bị can, bị cáo hay không63... 3.2.3.2. Giải pháp Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách tư pháp, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách đó là mở rộng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự, trong đó nhấn mạnh đến việc mở rộng hơn nữa quyền của người bào chữa và của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Mục tiêu của cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, cũng nhằm xây dựng đội ngũ luật sư giỏi năng lực, đạo đức tốt; hoàn thiện cơ chế để luật sư thực hiện tốt tranh tụng tại phiên tòa. Việc ghi nhận nguyên tắc tranh tụng sẽ là cơ sở pháp lý để các bên tiến hành các hoạt động trong tố tụng bình đẳng và tuân thủ pháp luật. Đồng thời, sự có mặt của người bào chữa trong trường hợp này là thực sự cần thiết không chỉ đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà còn đảm bảo tính tranh tụng trong quá trình chứng minh tội phạm. Nhưng hiện nay, do còn nhiều trở ngại về mặt pháp lý nên người bào chữa vẫn không thể tham gia vào những buổi hỏi cung của bị can, bị cáo để thực hiện việc bảo đảm quyền và lợi ích cho bị can, bị cáo không bị xâm hại. Để hạn chế tối đa những trở ngại, pháp luật nên có những quy định nhằm mở rộng quyền cho người bào chữa theo hướng: Sự có mặt của người bào chữa trong toàn bộ quá trình hỏi cung là bắt buộc, biên bản hỏi cung cũng bắt buộc phải có chữ ký của người bào chữa. Nếu thiếu chữ ký trong các biên bản hỏi cung thì biên bản đó sẽ không có hiệu lực. Bên cạnh đó, thì cũng cần quy định lại điểm b, khoản 2, Điều 58, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 theo hướng cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thông báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can. Người bào chữa có quyền “được thông báo” mà không chỉ là quyền “đề nghị thông báo” như quy định hiện Báo điện tử Thông tin và Truyền thông, Nếu luật ghi nhận "quyền im lặng", sẽ không có nhiều "ông Chấn", Hồng Chuyên. Nguồn: http://infonet.vn/neu-luat-ghi-nhan-quyen-im-lang-se-khong-co-nhieuong-chan-post146555.info [ Ngày truy cập: 12/10/2014] 63 GVHD: Trần Hồng Ca 61 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam hành. Vì vậy, Cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm thông báo cho người bào chữa thời gian và địa điểm hỏi cung bị can cho dù người bào chữa không có yêu cầu. Đồng thời, luật chưa quy định cụ thể Cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu chế tài như thế nào nếu không tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện quyền bào chữa. Do vậy, cần quy định chế tài đối các hành vi của Điều tra viên cũng như cơ quan điều tra khi gây cản trở đối với sự tham gia của người bào chữa trong quá trình hỏi cung. Bên cạnh đó, điểm b, khoản 2 Điều 58 của luật chỉ quy định quyền đề nghị của người bào chữa trong việc cơ quan điều tra báo trước về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can để có mặt. Còn Viện kiểm sát hỏi cung bị can thì luật không có quy định phải báo trước cũng như quyền của người bào chữa trong trường hợp này. Cần quy định cụ thể về trách nhiệm thông báo cho người bào chữa của cơ quan tiến hành tố tụng thành một điều luật cụ thể, phải thông báo cho người bào chữa biết về thời gian và địa điểm tiến hành tố tụng như: “Yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm thông báo cho người bào chữa biết về thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng đối với vụ án có liên quan đến việc bào chữa để họ tham gia theo quy định của luật”. Điều này sẽ góp phần cho người bào chữa được chủ động hơn trong việc tìm hiểu và nắm bắt thông tin những vấn đề liên quan đến vụ án một cách nhanh chống và thuận lợi hơn. Hiện nay, việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa đang là rào cản lớn đối với sự tham gia của bào chữa trong vụ án. Tại nhiều nước trên thế giới, luật sư chỉ cần xuất trình thẻ luật sư khi tham gia bào chữa mà không phải làm bất cứ một thủ tục hành chính nào trước cơ quan tiến hành tố tụng. Thẻ luật sư là căn cứ pháp lý để luật sư được quyền tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa. Đối chiếu với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa đã làm phức tạp hơn các thủ tục hành chính, đồng thời làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong hoạt động bào chữa của người bào chữa, thậm chí gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Pháp luật cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người bào chữa để họ tham gia vào vụ án bảo vệ cho bị can, bị cáo một cách hiệu quả. Thay vào đó, người bào chữa chỉ cần phải trình cho cơ quan tiến hành tố tụng những loại giấy tờ cần thiết liên quan đến việc bào chữa như: văn bản yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (trong trường hợp người bào chữa do cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định,); thẻ luật sư (nếu là luật sư); giấy giới thiệu của văn phòng luật sư hoặc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu là Bào chữa viên nhân dân); giấy xác nhận là đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo trong trường hợp là người đại diện . Đồng thời, hướng đến hình thức tranh tụng trong phiên tòa nhằm nâng cao hiệu quả để thực hiện người bào chữa sẽ tham gia vào quá trình tố tụng của vụ án một cách GVHD: Trần Hồng Ca 62 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam nhanh chống. Cụ thể hóa quy định tại Điều 31 và Điều 103 Hiến pháp 2013: “ Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng...”, “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”, dự thảo sửa đổi tại Điều 19 của Bộ luật tố tụng hiện hành với nội dung bổ sung như là “Hoạt động xét xử phải bảo đảm tranh tụng giữa Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự”, đây chính là bước hoàn thiện cho sự đảm bảo về cơ chế tranh tụng tại Tòa mà chiến lược cải cách tư pháp luôn muốn hướng đến. Do đó, việc giảm bớt thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa và quy định cụ thể trách nhiệm của Cơ quan tiến hành tố tụng đối với sự tham gia tranh tụng của người bào chữa là một yêu cầu cần thiết cho hoàn thiện quy định về quyền bào chữa cũng như luật hóa quyền im lặng. GVHD: Trần Hồng Ca 63 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam KẾT LUẬN Với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới và cũng như nước ta như hiện nay thì vấn đề quyền con người đang ngày được quan tâm, yêu cầu phải nhận thức và lý giải một cách đúng đắn và khoa học. Trong số những nhóm quyền đó, thì quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự là một trong những vấn đề phức tạp và vô cùng quan trọng. Quyền im lặng là quyền mà hầu hết các nước trên thế giới đã và đang công nhận, do đó việc luật hóa quyền im lặng thành quy định cụ thể là một việc làm hết sức cần thiết trong quá trình sửa đổi những quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo thì hoạt động tố tụng hình sự những năm gần đây còn nhiều hạn chế như: cơ quan tiến hành tố tụng có hành vi bức cung, dùng nhục hình, mớm cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến làm oan người vô tội…Nguyên nhân của những hạn chế trên một phần do lỗi của chủ thể tiến hành tố tụng về trình độ, năng lực, nhận thức và trách nhiệm chưa thật sự khách quan, còn nhiều định kiến về người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội, một phần khác là do sự hạn chế về kiến thức pháp luật của người bị can, bị cáo không thể biết hết về quyền lợi của mình khi tham gia tố tụng, bên cạnh đó là vấn đề quy định về quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự còn chưa hoàn chỉnh. Để góp phần đảm bảo cho việc thực hiện tốt quyền con người trong tố tụng hình sự, đã đến lúc chúng ta nên luật hóa quyền im lặng cho bị can, bị cáo. Hầu hết các vụ án bị oan sai đều xuất phát từ việc bị can, bị cáo bị mớm cung, bức cung, nhục hình, buộc phải khai theo kịch bản và ý muốn chủ quan của điều tra viên, kiểm sát viên. Do vậy, cần thiết phải quy định bị can, bị cáo có quyền im lặng, không phát biểu, không khai báo cho đến khi có người bào chữa tham dự ngay từ bản cung đầu tiên. Đây là một quyền quan trọng của con người nói chung, của bị can, bị cáo nói riêng mà luật pháp nhiều nước đã quy định từ lâu. Trong Hiến pháp 2013, quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa đã được khẳng định là một trong các quyền cơ bản của con người. Người viết cho rằng đã đến lúc cần phải luật hóa quyền im lặng của bị can, bị cáo trong các bộ luật liên quan. Và việc bị can, bị cáo có sử dụng quyền im lặng của mình hay không là quyền của họ, nhưng Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có nghĩa vụ thông báo cho nghi can các quyền của họ. Nhìn chung khi chúng ta quy định quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự sẽ góp phần giúp Cơ quan tiến hành tố tụng có tư tưởng lời khai không phải là chứng cứ duy nhất có thể kết tội bị can, bị cáo. Vụ án chỉ được giải quyết khi được xem xét một cách toàn diện, khách quan, thuyết phục và chỉ có thể ra kết tội một người bằng những chứng cứ buộc tội đầy đủ, xác thực, khách quan liên quan đến vụ án. Thứ nhất, quy định cụ thể quyền im lặng nhằm đảm bảo quyền lợi cho bị can, bị cáo khi họ GVHD: Trần Hồng Ca 64 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam phải đối mặt với lời buộc tội từ phía Cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền im lặng để cơ quan buộc tội phải tìm ra những bằng chứng thuyết phục cho lời buộc tội của mình. Thứ hai, quy định quyền im lặng sẽ làm tăng giá trị con người trong xã hội, làm tăng vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tiến hành tố tụng, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, dùng nhục hình dẫn đến oan sai. Quy định quyền im lặng của bị can trong quá trình điều tra cũng như của bị cáo ngay tại phiên tòa, một mặt hạn chế tình trạng mớm cung, bức cung, nhục hình; mặt khác vẫn cho phép tòa án xét xử cả trong trường hợp bị cáo ra tòa mà không trả lời bất cứ câu hỏi nào của hội đồng xét xử. Điều này giúp nâng cao hơn trách nhiệm chứng minh tội phạm của những người tiến hành tố tụng, đồng thời chắc chắn hạn chế được oan sai. Đồng thời, quyền im lặng là một trong những quyền để thực hiện quyền bào chữa, quyền im lặng là một bộ phận cấu thành của quyền bào chữa. Để bảo đảm quyền bào chữa phải có quyền im lặng. Quyền bào chữa chỉ đảm bảo được khi chúng ta củng cố các quyền cơ bản cho chủ thể bị buộc tội, mà cụ thể là của bị can, bị cáo. Vì vậy, phải luật hóa bằng cách quy định quyền im lặng trong quyền của bị can, bị cáo. Những người có tư cách tố tụng được gọi là bị can, bị cáo chưa phải là tội phạm bởi do chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật đối với họ. Song vì những lý do khách quan và chủ quan, hoạt động tiến hành tố tụng có thể đã xâm phạm đến các quyền và lợi ích của bị can, bị cáo. Để góp phần cho việc đảm bảo quyền và lợi ích cho bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng như hiện nay người viết đề nghị cần ghi nhận vào trong luật “Quyền im lặng” cho bị can, bị cáo. Với việc ghi nhận cụ thể quyền này vào trong luật, người viết tin rằng đây là biện pháp giúp cho bị can, bị cáo tránh được bức cung, nhục hình và mớm cung từ phía Cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời quyền im lặng giúp bị can, bị cáo không tự buộc tội mình. Đây cũng chính là góp phần đảm bảo theo tin thần của hiến pháp mới đề cao giá trị quyền con người, đặc biệt là quyền con người trong tố tụng hình sự như hiện nay. Tóm lại, người viết thấy rằng việc quy định quyền im lặng cho bị can, bị cáo là góp phần làm tăng giá trị quyền con người trong xã hội, làm tăng vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chủ thể tiến hành tố tụng, chống bức cung, dùng nhục hình, mớm cung dẫn đến oan sai. Đồng thời, thể hiện sự tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, hướng đến mục tiêu cải cách tư pháp đến năm 2020, đảm bảo cơ chế tranh tụng tại Tòa. GVHD: Trần Hồng Ca 65 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 1946. 2. Hiến pháp 1959. 3. Hiến pháp 1980. 4. Hiến pháp 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001). 5. Hiến pháp 2013. 6. Bộ luật tố tụng hình sự 1988. 7. Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009). 8. Bộ luật tố tụng hình sự 2003. 9. Luật Luật sư năm 2012 10. Thông tư số 70/2011/TT-BCA của Bộ Công an về việc đảm bảo quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 11. Nghị quyết 49/NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.  Danh mục Điều ước quốc tế 1. Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc. (Ronald Banaszak, Fair Trial Rights of the Accused, Greenwood Press, năm 2002. 2. Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948.  Danh mục sách, giáo trình, báo, tạp chí 1. Alan B.Morrison, Fundamentals of American Law ( Những vấn đề cơ bản của Luật pháp Mỹ), Khoa học luật Trường Đại học New York, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2007. 2. Phạm Văn Beo, Giáo trình luật Hình sự Việt Nam-phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội- 2009. 3. Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, NXb.Tri Thức2009. 4. Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật tố tụng hình sự- học phần 1, Nxb. Đại học Cần Thơ, năm 2010. 5. Nguyễn Ngọc Chí, Các nguyên tắc cơ bản trong Luật Tố tụng Hình sự- những đề xuất sửa đổi, bổ sung, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tếluật 24(2008). GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam 6. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia- năm 2009 7. Quách Dương, Tìm hiểu quy định pháp luật về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, Nxb. Tư pháp, năm 2004. 8. Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự, Nxb. Lao động- Xã hội, năm 2007. 9. Phạm Mạnh Hùng, Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam.Theo Tạp chí Kiểm soát số 15/2012. 10. Nguyễn Quốc Huy, Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12(268) kỳ 2- tháng 06/2014. 11. Lương Liễu, Nếu có căn cứ cần cho đối chất giữa điều tra viên và bị cáo ngay tại Tòa. Báo Đời sống và pháp luật, số 121, ngày 8/10/2014. 12. Quyền con người các văn kiện quan trọng, Nxb.Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội năm 1998. 13. Phan Tuấn, Hiến định “quyền được suy đoán vô tội” thì cũng nên luật hóa “quyền im lặng”. Báo Đời sống và pháp luật, Số 119- Ngày 03/10/2014. 14. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, năm 2007.  Danh mục các trang thông tin điện tử 1. Báo điện tử An ninh pháp luật, Những vụ án nhận tội thay người. Nguồn: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Nhung-vu-an-nhan-toi-thaynguoi/55055977/218/. [ Ngày truy cập:30/08/2014]. 2. Báo điện tử An ninh pháp luật, Kỳ án vườn mít: Lê Bá Mai sẽ vô tội hay bị kháng nghị tăng án tử hình? Nguồn: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Kyan-vuon-mit-Le-Ba-Mai-se-vo-toi-hay-bi-khang-nghi-tang-an-tuhinh/2131863083/302/. [Ngày truy cập: 15/10/2014]. 3. Báo điện tử Đời sống và Pháp luật, Viết tiếp “ vụ Nguyễn Thanh Chấn thứ hai rung động tỉnh Sóc Trăng”, Thanh Lâm. Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/nghi-an-dieu-tra/viet-tiep-vunguyen-thanh-chan-thu-hai-rung-dong-tinh-soc-trang-a35436.html [Ngày truy cập: 6/10/2014]. 4. Báo điện tử Đời sống và Pháp luật, Nên luật hóa quyền im lặng, Phan Tuấn. Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/luat-su/pho-chu-tich-hoiluat-gia-tp-hcm-nen-luat-hoa-quyen-im-lang-a53797.html. [Ngày 18/10/2014]. 5. Báo điện tử Đời sống và Pháp luật, Án oan Nguyễn Thanh Chấn: Cán bộ làm sai đối mặt 15 năm tù, Long Nguyễn, Cao Tuân. Nguồn: GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/nghi-an-dieu-tra/an-oan-nguyenthanh-chan-can-bo-lam-sai-doi-mat-15-nam-tu-a34951.html [Ngày truy cập: 20/10/2014]. 6. Báo điện tử Đời sống và pháp luật, Cậu học trò lớp 7 mang án hiếp dâm oan gần 6 năm. Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/ho-so-vuan/cau-hoc-tro-lop-7-mang-an-hiep-dam-oan-gan-6-nam-a39023.html [Ngày truy cập: 20/10/2014]. 7. Báo điện tử Đời sống và Pháp luật, Xét xử 5 công an dùng nhục hình đánh chết nghi can, Minh Hiền. Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/anninh-hinh-su/xet-xu-5-cong-an-dung-nhuc-hinh-danh-chet-nghi-cana27034.html[ Ngày truy cập 22/10/2014]. 8. Báo điện tử Lao Động, “Quyền im lặng” nhìn từ Australia, Phan Trung Hoài. Nguồn:http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/quyen-im-lang-nhin-tuaustralia-129402.bld. [Ngày truy cập: 23/08 / 2014]. 9. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Nghi phạm thực ra đã có quyền im lặng một cách...gián tiếp, Ngọc Quang. Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nghi-phamthuc-ra-da-co-quyen-im-lang-mot-cachgian-tiep-post151117.gd. [Ngày truy cập: 17/10/2014]. 10. Báo điện tử Người đưa tin, Nguồn gốc của lời cảnh báo Miranda: “Anh có quyền im lặng”,Quang Hòa. Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/nguon-goccua-loi-canh-bao-miranda-anh-co-quyen-im-lang-a83948.html. [Ngày truy cập: 02 /06 /2014 ]. 11. Báo mới online, Quyền im lặng sẽ giảm án oan, Trương Trọng Nghĩa. Nguồn: http://www.baomoi.com/Quyen-im-lang-se-giam-an-an/58/12499962.epi.[Ngày truy cập:10/04/2014]. 12. Báo điện tử Pháp luật và Xã hội, Cho phép bị can, bị cáo được quyền im lặng Tại sao không?, Phương Thảo. Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/20130410103521252p0c1002/cho-phep-bi-can-bi-caoduoc-quyen-im-lang-tai-sao-khong.htm.[Ngày truy cập: 25/08/2014]. 13. Báo điện tử Pháp luật và Xã hội,Đặc trị “căn bệnh” oan sai, Sỹ Hào. Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/dac-tri-can-benh-oan-sai-78425 [ Ngày truy cập: 07/10/2014]. 14. Báo điện tử Tiền Phong, Cần xử lý nghiêm cán bộ bức cung, nhục hình, Nguyễn Tuấn. Nguồn: http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/can-xu-ly-nghiemcan-bo-buc-cung-nhuc-hinh-758542.tpo [Ngày truy cập: 15/10/2014]. GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam 15. Báo điện tử Tin tức 24h online, Nguyễn Ngọc Điện, Án “vừa phải” cho người “dường như” có tội. Nguồn: http://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/an-vuaphai-cho-nguoi-duong-nhu-co-toi-c51a617899.html. [Ngày truy cập: 15/10/2014]. 16. Báo điện tử Thanh niên online, Quyền im lặng cần được thực hiện và quy định ngay trong Hiến pháp, Trần Hồng Phong. Nguồn: http://www.thanhnien.com/2013/11/quyen-im-lang-can-uoc-thuc-hien-vaquy.html. [Ngày truy cập:12 /05/2014]. 17. Báo điện tử Thanh Niên online, Chưa dám quy định người bị bắt có quyền giữ im lặng, Bảo Cầm. Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140924/chua-dam-quy-dinh-nguoi-bibat-co-quyen-giu-im-lang.aspx [ Ngày truy cập: 30/09/2014]. 18. Báo điện tử Thông tin và Truyền thông, Nếu luật ghi nhận "quyền im lặng", sẽ không có nhiều "ông Chấn", Hồng Chuyên. Nguồn: http://infonet.vn/neu-luatghi-nhan-quyen-im-lang-se-khong-co-nhieu-ong-chan-post146555.info. [ Ngày truy cập: 12/10/2014]. 19. Báo điện tử Việt Nam net, Quyền im lặng là phù hợp, Đặng Quang Thắng. Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1 2426:cn-co-quyn-im-lng-&catid=46:van-hoa-xa-hoi&Itemid=100. [Ngày truy cập:16/10/2014]. 20. Báo điện tử Việt Nam net, Cần có” quyền im lặng”, Đặng Quang Thắng. Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1 2426:cn-co-quyn-im-lng-&catid=46:van-hoa-xa-hoi&Itemid=100. [Ngày truy cập: 13/10/2014]. 21. Công ty Luật hợp danh FDVN, Quyền im lặng chờ luật sư, Xuân Dung. Nguồn: http://www.fdvn.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=355:quy n-im-lng-ch-lut-s&catid=2:x-phuc-thm-v-tan-hoang-phat-khong-hy-an-lasai&Itemid=18&lang=vi . [ Ngày truy cập:25/08/2014]. 22. Trang chuyên luật Hình sự và Tố tụng hình sự, Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về xét xử của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đinh Thế Hưng. Nguồn: http://luathinhsu.wordpress.com/2011/12/14/su-the-hiencua-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-trong-che-dinh-ve-xet-xu-cua-luat-to-tunghinh-su-viet-nam/#more-3572.[ Ngày truy cập:25/06/2014]. GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam 23. Trang Dự thảo luật Quốc hội Việt Nam, Nghi can cần có quyền im lặng chờ luật sư, Ngọc Lương, Thắng Quang. Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail. aspx?ItemID=1093. [Ngày truy cập: 02/08/2014]. 24. Trang thông tin điện tử công an tỉnh Kon Tum, Quyền im lặng đang bị lặng im, Trọng Tăng. Nguồn: http://www.congankontum.gov.vn/tin-tong-hop/trongtinh/52643-quyen-im-lang-dang-bi-lang-im.html. [Ngày truy cập: 12/10/2014]. 25. Trang Luật Đại Việt, Cần ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội” , Đức Minh. Nguồn: http://www.luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/can-ghi-nhan-nguyen-tac-suydoan-vo-toi. [Ngày truy cập: 25/6/2014] 26. Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội, Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng trước pháp luật, Đinh Thế Hưng. Nguồn: http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6261_67_0_Hien-phap-Viet-Nam-va-quyenbinh-dang-truoc-phap-luat.html?TabId=&pos. [Ngày truy cập 30/09/2014]. 27. Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, Phương Hồng. Nguồn: http://hslaw.vn/diendan/default.aspx?g=posts&t=370. [ Ngày truy cập: 10 / 05/ 2014]. 28. Viện kiểm sát nhân dân Hải Phòng, Nguyên tắc” Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” theo quy định của Hiến pháp sửa đổi năm 2013, Nguyễn Hồng Ly . Nguồn: http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/1087/Nguyen-tac-Moi-nguoi-deu-binh-dang-truoc-phap-luat--theo-quy-dinh-cua-Hien-phap-suadoi-nam-2013. [Ngày truy cập: 30/09/2014]. GVHD: Trần Hồng Ca SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như [...]... /www.thanhnien.com2013/11/quyen -im- lang-can-uoc-thuchien-va-quy.html [Ngày truy cập:12 /05/2014] 15 GVHD: Trần Hồng Ca 13 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam không tự tố giác được ghi nhân trong Công ước Quyền Dân sự của Liên Hợp Quốc Quyền này thể hiện trong việc bị can, bị cáo có quyền không nói gì khi bị bắt Quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam tuy vẫn là quyền. .. kết tội một chiều trong quá trình tố tụng của chủ thể tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo không bị xem là có tội và có quyền im lặng hoặc trình bày lời khai, vì quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo chưa bị hạn chế do họ vẫn là người vô tội Sự im lặng của bị can, bị cáo không bao hàm ám chỉ im lặng là đồng ý với mọi sự cáo buộc của cơ quan tiến hành tố tụng Bên cạnh đó thì khi bị can, bị cáo được suy đoán... định là bị can, bị cáo có quyền được giữ im lặng không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của cơ quan tiến hành tố tụng 1.2 Vai trò của quyền im lặng trong tố tụng hình sự 1.2.1 Quyền im lặng đối với bị can, bị cáo Trong thực tiễn tố tụng cho thấy, nếu bị can, bị cáo khi bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam mà khai báo thành khẩn hành vi phạm tội của mình thì sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ Ngược lại, nếu họ im lặng, ... mình sự vô tội của mình Như vậy, đồng nghĩa với việc bị can, bị cáo không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của cơ quan quan tiến hành tố tụng 25 Xem thêm Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 26 Xem Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 GVHD: Trần Hồng Ca 21 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Như vậy, quyền im lặng không chỉ là quyền của người bị. .. Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam CHƢƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH GIÁN TIẾP VỀ QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1 Quyền im lặng trong Hiến pháp 2.1.1 Giới thiệu về quyền im lặng theo tinh thần của luật Hiến pháp Ngày nay, với sự phát triển của giá trị nhân đạo, cộng đồng quốc tế càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề nhân quyền Tiếp thu tinh... bị can, bị cáo là người chưa có tội thì quyền công dân của bị can bị cáo sẽ không thể bị pháp luật hạn chế Một khi bị can, bị cáo không bị hạn chế về quyền công dân thì họ có thể thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân mà điển hình là quyền im GVHD: Trần Hồng Ca 23 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam lặng trong quá trình lấy lời khai của cơ quan... 1.1.3.2 Quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam Ở Việt Nam, quyền im lặng không được quy định trực tiếp và rõ ràng trong Bộ luật tố tụng hình sự Nhưng trong Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” Bên cạnh đó, Điều 49 và Điều 50 trong Bộ luật tố. .. tụng hình sự Việt Nam 2.2.1 Giới thiệu về quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự Khi chúng ta nói đến cơ chế đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự tức là đề cập đến những trình tự, thủ tục pháp lý cụ thể cũng như trách nhiệm của các chủ thể có liên quan bảo đảm cho việc triển khai các quyền và nghĩa vụ pháp lý của bị can, bị cáo Bộ luật tố tụng hình sự năm... hành tố tụng Sự ngang bằng về quyền và nghĩa vụ này thể hiện thông qua hoạt động xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, tiến hành tố tụng trong khuôn khổ tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng đặc biệt là bị can, bị cáo họ là đối tượng bị tình nghi của vụ án Bị can, bị cáo cần phải được đối xử công bằng trong hoạt động tố tụng, họ được hưởng những quyền mà pháp luật tố tụng hình sự. .. GVHD: Trần Hồng Ca 10 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam tố tụng muốn tạm giữ hay bắt khẩn cấp bị can, bị cáo Những lời cảnh báo Miranda tạm dịch là “Anh có quyền im lặng thông báo cho một người bị tình nghi khi bị bắt hay bị hỏi cung rằng họ có những quyền như sau: Thứ nhất, họ có quyền im lặng và không bị yêu cầu phải đưa ra bất cứ lời khai nào hay

Ngày đăng: 03/10/2015, 05:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan