Giới thiệu về quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1.Giới thiệu về quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự

Khi chúng ta nói đến cơ chế đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự tức là đề cập đến những trình tự, thủ tục pháp lý cụ thể cũng như trách nhiệm của các chủ thể có liên quan bảo đảm cho việc triển khai các quyền và nghĩa vụ pháp lý của bị can, bị cáo. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là xác định trách nhiệm cụ thể của từng chức danh tố tụng như Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Toà án từ Điều 34 đến Điều 41 trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Với những quy định này, thì bất kỳ sự không thực hiện, thực hiện không đúng hay không đầy đủ chức trách của những người tiến hành tố tụng sẽ là sự vi pháp luật mà cụ thể là vi phạm vào các quyền của người bị buộc tội là bị can, bị cáo.

Tương ứng với mỗi quyền mà pháp luật quy định cho bị can, bị cáo là nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể tiến hành tố tụng. Người bị tạm giữ, bị can hay bị cáo chỉ là các tên gọi khác nhau của cùng một người khi ở các giai đoạn tố tụng khác nhau. Do vậy, ngoài những quyền chung của từng đối tượng thì họ có các quyền riêng khi ở các giai đoạn khác nhau. Chẳng hạn, liên quan đến những quyền riêng, quyền của bị can theo Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự thì quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì, hay quyền được trình bày lời khai. Việc pháp luật quy định bị can được biết mình bị

khởi tố về tội gì là biểu hiện sự công minh của pháp luật. Quy định này buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải thận trọng và chỉ khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự 1999 bảo vệ mới được ra quyết định khởi tố bị can. Bên cạnh đó, thì quyền trình bày lời khai cũng là quyền mà bị can, bị cáo được thể hiện quan điểm của mình nhằm chống lại sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng bằng hình thức giữ im lặng mà người viết muốn hướng đến, khi pháp luật tố tụng hình sự đã quy định việc trình bày lời khai là quyền chứ không phải là nghĩa vụ thì việc khai hay không khai của bị can trước cơ quan tố tụng đó sẽ là bản thân bị can quyết định. Nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng lúc này cần phải làm chính là tôn trọng quyền của bị can, bởi lẽ bảo đảm quyền của bị can cũng là đang thực hiện đúng theo quy định của hiến pháp và pháp luật là tôn trọng và bảo vệ những quyền cơ bản của công dân. Đồng thời, trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng chưa có điều nào quy định hành vi không khai của bị can trước cơ quan tiến hành tố tụng là đang vi phạm pháp luật, việc khai báo thành khẩn trước cơ quan tiến hành tố tụng cũng chỉ là tình tiết giảm nhẹ trong luật hình sự hiện hành chứ nó cũng không phải là tình tiết tăng nặng khung hình phạt cho bị can hay bị cáo.

Mặt dù, chưa có quy định cụ thể ghi nhận rằng bị can được quyền im lặng trong quá trình tố tụng nhưng việc bảo đảm quyền cho bị can về trình bày lời khai hay không trình bày thì đó cũng là đang nói một cách gián tiếp đến việc giữ im lặng không trình bày lời khai là quyền hợp pháp của bị can. Khi đã xem là quyền thì việc thực hiện nó hay thực hiện như thế nào đó đều nằm trong sự quyết định của chủ thể mà cụ thể ở đây là bị can. Đối với bị cáo, tuy không có quy định về quyền trình bày lời khai như của bị can nhưng sự im lặng của bị cáo trước Tòa án vẫn được chấp nhận ở cách này hay cách khác, ví dụ như tại khoản 4 Điều 209 Bộ luật tố tụng hình sự khi nói về việc bị cáo không trả lời câu hỏi “Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án”. Trong trường hợp này luật đã giả định rằng “nếu bị cáo không trả lời” thì chuyển sang “hỏi

người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan”, đều này đã khẳng định việc bị

cáo không muốn trả lời những câu hỏi của cơ quan tiến hành tố tụng thì bị cáo cũng không bị ép buộc phải trả lời, và cũng không bị chế tài trong trường hợp này. Vậy ta cũng có thể thấy rằng, luật đã và đang nhìn nhận một cách gián tiếp về quyền im lặng của bị cáo. Bị cáo không bị buộc phải trả lời câu hỏi mà Hội đồng xét xử yêu cầu trả lời.

Pháp luật hiện nay cũng đang có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ những quyền này mà cụ thể là sự gián tiếp của quyền im lặng trong quá tình tố tụng, không bị xâm hại như tại Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về tôn trọng và

bảo vệ các quyền cơ bản của công dân như sau: “Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi

phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.”. Nguyên tắc này có tính khái quát cao,

các quyền cơ bản của công dân là các quyền đã được quy định trong Hiến pháp, nhiều thể hiện cụ thể của nguyên tắc này đã được quy định thành những nguyên tắc khác trong tố tụng hình sự như : Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân; Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân39. Nội dung của nguyên tắc tại Điều 4 này đã xác định trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, chỉ áp dụng các biện pháp tố tụng trong những trường hợp cần thiết và theo đúng quy định của pháp luật. Việc bảo đảm cho quyền được im lặng của bị can và bị cáo được thực hiện và trở thành những quy định mang tính trực tiếp là một việc vô cùng quan trọng đối với pháp luật nói chung và luật tố tụng hình sự nói riêng. Bởi lẽ khi những quy định về quyền im lặng này tuy không được quy định trực tiếp bằng một câu chữ cụ thể nhưng nó lại có thể đang được bị can, bị cáo thực hiện, và vì chưa có quy định cụ thể nên việc thực hiện quyền im lặng của bị can, bị cáo đã mang đến nhiều hệ lụy trong quá trình tố tụng. Do nhiều nguyên nhân như bị can, bị cáo không thể hiểu hết được vấn đề nên im lặng trong thời điểm nào, im lặng trong bao lâu hay im lặng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình như thế nào là đúng theo pháp luật.

Đồng thời, nhằm đáp ứng theo phương hướng mà Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đưa ra là “Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ

quyền con người”. Đồng thời, chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu

nhằm: Bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử; bảo đảm xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô

39Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, năm 2007, trang 62.

tội40. Do đó, trong mỗi khâu công tác đều phải coi việc bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người là điều kiện tiên quyết để đánh giá việc giải quyết các vụ việc đúng pháp luật. Bên cạnh thì đối với trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân trong việc triển khai thi hành quy định của Hiến pháp 2013 về nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, có nhiệm vụ "bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”41.

Quyền con người mà cụ thể ở đây là quyền im lặng trong tố tụng hình sự tuy chưa phải là quyền được quy định một cách trực tiếp bằng câu chữ rõ ràng trong luật nhưng nó vẫn có thể được các chủ thể tham gia tố tụng sử dụng một cách gián tiếp nhằm mục đích bảo vệ bản thân trước cơ quan tiến hành tố tụng, và đồng thời quyền im lặng cũng đang được cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm không bị xâm hại bằng nguyên tắc tại Điều 4 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân cụ thể là quyền trình bày lời khai. Mặt dù, luật tố tụng hình sự tuy chưa quy định trực tiếp về quyền im lặng nhưng cơ bản thì quyền này đã được quy định gián tiếp qua các Điều 4, 10, 49, 50 và 209 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.

2.2.2. Một số quy định liên quan gián tiếp đến quyền im lặng

Một phần của tài liệu quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 37)