5. Kết cấu của đề tài
2.2.2.1. Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội của mình
Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội của mình đây là một phần quan trọng của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Việc xác định sự thật của vụ án là một nguyên tắc rất quan trọng của tố tụng hình sự, bảo đảm việc xử lý vụ án được công minh, không để lọt tội phạm đồng thời không là oan người vô tội. Chúng ta xác định rằng tố tụng hình sự là hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Giải quyết vụ án hình sự là làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự và áp dụng các quy định của pháp luật vào việc xử lý vụ án. Để truy cứu trách nhiệm hình sự một người, Cơ quan tiến hành tố tụng phải có những chứng cứ chứng minh hành vi của người đó là tội phạm, nếu không đủ chứng cứ thì không thể buộc tội và truy cứu trách nhiệm hình sự người đó được. Không thể áp dụng đúng pháp luật để giải quyết vụ án nếu không làm rõ được sự thật của vụ án. Nguyên tắc này
40Xem thêm Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính Trị quốc gia, năm 2009, trang 692.
quy định “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.
Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Không giống như trong tố tụng dân sự, để xác minh sự thật vụ án thì nghĩa vụ chứng minh và thu thập chứng cứ thuộc về các đương sự, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ thực hiện việc xác minh tính hợp pháp của chứng cứ, còn trong tố tụng hình sự quy định rằng để xác định sự thật của vụ án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp- là những biện pháp được Bộ luật tố tụng hình sự cho phép áp dụng như hỏi cung, lấy lời khai, tiến hành thực nghiệm…Vì vậy, muốn xác định sự thật của vụ án một cách khách quan và tiến hành điều tra, xét xử một cách vô tư, không định kiến là phải dựa vào các chứng cứ đã thu thập và đánh giá theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Đồng thời, để xác định sự thật của vụ án một cách đầy đủ thì cần phải làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án, mà chỉ có những cơ quan tiến hành tố tụng mới có đủ chuyên môn nghiệp vụ mới có thể xác định được. Vì các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm cho nên trách nhiệm chứng minh tội phạm một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền đưa ra chứng cứ chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình, nhưng không buộc phải đưa ra những chứng cứ chứng minh là mình vô tội. Trong trường hợp bị can, bị cáo không đưa ra hoặc đưa ra không được những chứng cứ chứng minh là mình vô tội thì cũng không thể vì thế mà có thể coi bị can, bị cáo là người có tội.
Việc bị can, bị cáo từ chối không tham gia vào việc chứng minh mình vô tội không thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với việc xác định trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo. Trường hợp người bị buộc tội là bị can, bị cáo không đưa ra chứng cứ, không trả lời các câu hỏi của bên buộc tội là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thì không đồng nghĩa với việc người đó thừa nhận có phạm tội. Tham gia chứng minh không phạm tội là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can, bị cáo, nên sử dụng quyền này hay không là do bị can, bị cáo quyết định. Cho nên người bị buộc tội có thể từ chối khai báo, từ chối đưa ra chứng cứ chứng minh cho sự vô tội của mình. Bị can, bị cáo có thể khai báo hoặc không khai báo (quyền được im lặng) và cơ quan tố tụng muốn truy tố, buộc tội bị can, bị cáo thì phải đưa ra được các bằng chứng về hành vi phạm tội của họ. Chứng cứ để chứng minh tội phạm thì có nhiều loại: biên bản hiện trường, lời khai nhân chứng, kết luận giám định về vật chứng... nên lời khai nhận tội không phải là bằng chứng duy nhất để kết tội bị can, bị cáo.
Bởi do, đôi khi có những bị can, bị cáo là những người có ít hiểu biết về kiến thức pháp luật và đang trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi vì phải một mình đối diện với cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời không có được những chuyên môn và nghiệp vụ như cơ quan tiến hành tố tụng để tìm chứng cứ chứng minh nhằm gỡ tội cho bản thân
mình. Một khi bị can, bị cáo không muốn chứng minh hay chứng minh không được về sự vô tội của mình thì cơ quan tiến hành tố tụng phải đi tìm chứng cứ cho vụ án để xác minh bị can, bị cáo đó có phải là người có tội hay vô tội. Sự im lặng không muốn chứng minh mình vô tội của bị can, bị cáo ở đây là hoàn toàn hợp pháp và đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải tôn trọng, không được lấy việc bị can, bị cáo không chứng minh được là mình vô tội để là căn cứ kết tội họ. Khi không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình thì cũng đồng nghĩa với việc bị can, bị cáo không phải khai báo gì về tình tiết vụ án cho cơ quan tiến hành tố tụng. Sự thật khách quan của vụ án sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập bằng mọi biện pháp khác chứ không còn tập trung về lời khai nhận tội của bị can, bị cáo. Vì vậy người viết thấy rằng, trong nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, thì cơ quan tiến hành tố tụng mới là chủ thể có trách nhiệm chứng minh sự thật, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh cho sự thật của vụ án cũng chính là bị can, bị cáo không có nghĩa vụ khai báo tình tiết vụ án cho cơ quan tiến hành tố tụng để chứng minh mình vô tội, đồng nghĩa với việc bị can, bị cáo được quyền im lặng.