5. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng quyền im lặng để
giải quyết vụ án hình sự
Theo luật của các nước trên thế giới, quyền im lặng là quyền không khai báo khi không có luật sư tư vấn và chứng kiến của luật sư để tránh việc người bị bắt tự buộc tội mình, gây thiệt hại cho bản thân. Quyền này đã và đang được áp dụng tại rất nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây… Chính việc áp dụng và tôn trọng quyền im lặng của nghi phạm tại các nước này mà nhân quyền trong lĩnh vực tố tụng hình sự của họ được đánh giá cao. Có thể thấy quyền im lặng là một quyền mang tính nhân văn bảo đảm thực thi các quyền con người. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự nước ta hiện nay vẫn chưa có quy định chính thức về việc bị can và bị cáo được quyền im lặng. Do đó, để chống bức cung, nhục hình thì luật nên quy định cho bị can, bị cáo có quyền im lặng cho đến khi có người bào chữa.
Tháng 9, tại phiên họp Thường vụ thứ 31, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: “Việc chống ép cung, bức cung, nhục hình, bỏ lọt tội phạm có thực sự hiệu quả khi bị can, bị cáo không có quyền im lặng”. Ông cho rằng nghi can cần có quyền im lặng cho đến khi có mặt luật sư bảo vệ quyền lợi cho họ. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành dù chưa ghi nhận trực tiếp quyền im lặng nhưng đã gián tiếp đề cập đến, thông qua các quy định như bị can, bị cáo có quyền được trả lời chứ không phải có nghĩa vụ trả lời. Người bị tạm giữ, tạm giam có quyền được thông tin cho cơ quan điều tra, cán bộ điều tra biết về những hành vi nhằm gỡ tội cho mình chứ không bị bắt buộc có nghĩa vụ trả lời. Như vậy ở góc độ nào đó quyền im lặng đã được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam “nhưng không quy định trực tiếp”. Bên cạnh đó, với những quy định như hiện nay mang tính gián tiếp khi nói đến quyền im lặng thì việc áp dụng quyền im lặng sẽ đem lại cho chúng ta những mặt thuận lợi và khó khăn nhất định.