5. Kết cấu của đề tài
2.1.2.2. Quyền bình đẳng
Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, quyền
có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau35. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, được thể chế hóa trong nhiều văn kiện quốc tế và quốc gia. Điều 6 Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 tuyên
bố: "Mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở
mọi nơi". Điều 7 Tuyên ngôn tiếp tục khẳng định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất cứ sự phân
biệt nào". Điều 26 Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966 của Liên Hợp quốc
(trong đó Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982) cụ thể hóa hơn về cơ chế bảo vệ quyền bình đẳng trước pháp luật: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác”36.
Quyền bình đẳng trước pháp luật phản ánh những nội dung căn bản, đó là: tất cả mọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật; đồng thời bên cạnh đó thì pháp luật là thước đo chuẩn mực của bình đẳng, là công cụ để bảo đảm sự bình đẳng giữa con người với con người. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng các chế tài theo quy định của pháp luật. Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội nhất là quyền bình đẳng trong lĩnh vực pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau. Khi chúng ta tham gia trong những mối quan hệ pháp luật hay quan hệ xã hội quyền con người luôn đứng trước nguy cơ bị xâm hại từ nhiều phía. Đó có thể là các cá nhân khác trong xã hội, cũng có thể từ phía công quyền. Khi những quyền đó bị xâm hại dưới góc độ bình đẳng trước
35
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng trước pháp luật., Đinh Thế Hưng. Nguồn: http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6261_67_0_Hien-phap-Viet-Nam-va-quyen-binh- dang-truoc-phap-luat.html?TabId=&pos. [ Ngày truy cập 30/09/2014].
36
Viện kiểm sát nhân dân Hải Phòng, Nguyên tắc” Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” theo quy định của Hiến pháp sửa đổi năm 2013, Nguyễn Hồng Ly. Nguồn:
http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/1087/Nguyen-tac--Moi-nguoi-deu-binh- dang-truoc-phap-luat--theo-quy-dinh-cua-Hien-phap-sua-doi-nam-2013.[ Ngày truy cập:30/09/2014].
pháp luật, con người đều có quyền được pháp luật bảo vệ như nhau với các quyền pháp lý nhất định.
Bảo vệ quyền bình đẳng cũng là cơ sở để bảo vệ các quyền khác của con người. Nội dung của quyền bình đẳng trong việc bảo vệ quyền này đòi hỏi mọi hành vi vi phạm đều phải bị xử lý như nhau trước pháp luật. Bên cạnh đó thì, Tòa án đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ quyền con người và quyền bình đẳng trước pháp luật. Tòa án được quyền nhân danh Nhà nước để ra phán quyết cuối cùng về một sự việc pháp lý nhất định, trong đó, có quyền kết luận người nào đó có tội hay vô tội, nên phán quyết của Tòa án là quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân.
Vì vậy, bảo đảm tính công bằng, khách quan và vô tư trong hoạt động xét xử cũng chính là bảo vệ quyền con người. Về hoạt động xét xử của Tòa án, xét xử công bằng là tiền đề bảo vệ công lý và bảo vệ quyền con người theo đúng tinh thần của hiến pháp đã đặt ra và cũng như đã được ghi nhận trong khoản 1 Điều 14 Công ước về quyền dân sự chính trị: “Mọi người đều bình đẳng trước các tòa án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự. báo chí và công chúng có thể không được phép tham dự toàn bộ hoặc một phần của phiên tòa vì lý do đạo đức, trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hoặc vì lợi ích cuộc sống riêng tư của các bên tham gia tố tụng, hoặc trong chừng mực cần thiết, theo ý kiến của tòa án, trong những hoàn cảnh đặc biệt mà việc xét xử công khai có thể làm phương hại đến lợi ích của công lý. Tuy nhiên, mọi phán quyết trong vụ án hình sự hoặc vụ kiện dân sự phải được tuyên công khai, trừ trường hợp vì lợi ích của người chưa thành niên hay vụ việc
liên quan đến những tranh chấp hôn nhân hoặc quyền giám hộ trẻ em”37
.
So với các quy định của các bản Hiến pháp trước đây thì quy định Hiến pháp năm 2013 về quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện đầy đủ, cụ thể hơn: Hiến pháp năm 2013 khẳng định bình đẳng trước pháp luật là quyền con người. Việc quy định theo hướng mở rộng đối tượng có quyền bình đẳng trước pháp luật như trên cho thấy Việt Nam ghi nhận quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với mọi người trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. Theo đó quyền bình đẳng trước pháp luật được cụ thể hóa trong các lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật. Về quan hệ pháp luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
37
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia- năm 2009, trang 211.
xác định là một trong những nguyên tắc cơ bản đầu tiên, chi phối toàn bộ quá trình tố tụng hình sự, từ điều tra, truy tố đến xét xử vụ án hình sự. Đảm bảo quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật được quy định tại Điều 52 của Hiến pháp 1992 và Điều 16 của Hiến pháp 2013 và những quy định này đã được cụ thể bằng Điều 5 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật: “Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã
hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật”, xác định vị
trí của mọi người như nhau trong lĩnh vực hoạt động nhà nước và xã hội cũng như tham gia các hoạt động tố tụng hình sự và không có sự phân biệt về đối xử.
Trong tố tụng hình sự thì quyền đẳng này thể hiện qua việc: Bất cứ người nào phạm tội, dù họ là ai cũng bị xử lý theo luật hình sự, pháp luật không có quy định riêng cho từng công dân cụ thể, tài sản và địa vị xã hội không mang lại đặc quyền trước tòa án và pháp luật. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia tố tụng hình sự38. Đồng thời, tại Điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 khi nói về việc mọi công dân đều bình đẳng trước tòa án “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Toà án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án”, cũng đã nêu lên rõ quan điểm để cho một vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thì bên buộc tội, bên bị buộc tội, gỡ tội và những người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được giải quyết trong vụ án đều phải được bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ và bình đẳng trong việc đưa ra những yêu cầu trước tòa án. Nguyên tắc này thể hiện cụ thể nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa là mọi công dân bình đẳng trước pháp luật và cụ thể mọi công dân đều bảo đảm có quyền bình đẳng trước tòa án trong việc đưa ra chứng cứ để chứng minh sự thật khách quan của vụ án, Tòa án chỉ giữ vị trí là người trọng tài công minh, đúng pháp luật.
Như vậy, quyền bình đẳng trước pháp luật đó là quyền không bị pháp luật phân biệt đối xử trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. Việc bảo đảm quyền bình đẳng theo tinh thần của Hiến pháp chính là sự bảo đảm về quyền và nghĩa vụ của công dân và đặc biệt là những chủ thể tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự, mọi chủ thể tham gia tố tụng đều có quyền và nghĩa vụ ngang bằng nhau, không có sự
38Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, năm 2007, trang 64 - 65.
phân biệt giữa chủ thể này với chủ thể kia về quyền trước các cơ quan tiến hành tố tụng. Sự ngang bằng về quyền và nghĩa vụ này thể hiện thông qua hoạt động xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, tiến hành tố tụng trong khuôn khổ tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng đặc biệt là bị can, bị cáo họ là đối tượng bị tình nghi của vụ án.
Bị can, bị cáo cần phải được đối xử công bằng trong hoạt động tố tụng, họ được hưởng những quyền mà pháp luật tố tụng hình sự quy định tai Điều 49 và Điều 50 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, không thể vì họ là đối tượng đang bị buộc tội mà xem nhẹ quyền và lợi ích của họ hơn các chủ thể tham gia tố tụng khác. Khi chúng ta tôn trọng quyền bình đẳng của bị can, bị cáo thì cũng chính là ta đang bảo vệ quyền con người cho bị can, bị cáo không bị xâm hại và đồng thời cũng chính là tạo điều kiện cho bị can, bị cáo được thực hiện quyền im lặng. Bởi lẽ, khi các chủ thể tham gia tố tụng được bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ thì tất cả các chủ thể này điều được tạo điều kiện cho mình thực hiện quyền của mình và được pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện đó không bị xâm phạm. Quyền không trình bày lời khai cũng vì thế mà không bị xâm hại, bị can bị cáo sẽ không bị buộc phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào của cơ quan tiến hành tố tụng.