Giới thiệu về quyền im lặng theo tinh thần của luật Hiến pháp

Một phần của tài liệu quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 28)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Giới thiệu về quyền im lặng theo tinh thần của luật Hiến pháp

Ngày nay, với sự phát triển của giá trị nhân đạo, cộng đồng quốc tế càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề nhân quyền. Tiếp thu tinh thần đó, Hiến pháp nước ta trải qua 5 lần sửa đổi và đến nay Hiến pháp 2013 đã có riêng một chương giành riêng khi nói về quyền con người, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Song song đó thì, Việt Nam cũng là một trong những nước sớm phê chuẩn Công ước quốc tế về nhân quyền, vì vậy mà trong bản hiến pháp mới- Hiến pháp 2013 mang nhiều đổi mới quan trọng so với những bản Hiến pháp trước đây. Trong đó có vấn đề quyền con người và quyền bình đẳng, đây là một điểm nhấn quan trọng khẳng định việc kế thừa, phát huy và khẳng định nhiều nội dung về nhân quyền từ các bản Hiến pháp trước đó. So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 có những phát triển quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời Hiến pháp sắp xếp lại các điều khoản theo đó nhóm quyền để đảm bảo tính thống nhất giữa quyền con người và quyền công dân. Hiến pháp mới khẳng định mạnh mẽ mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng, không phân biệt đối xử trước pháp luật. Từ góc độ của Hiến pháp thì mọi quy định của pháp luật đều nhằm mục đích bảo đảm quyền con người và quyền bình đẳng của công dân. Quyền con người ở đây sẽ được thể hiện rõ thông qua hoạt động tố tụng, họ có quyền đưa ra tài liệu chứng cứ, đưa ra yêu cầu và đặc biệt là về quyền trình bày lời khai của mình. Khi bị can, bị cáo bị buộc tội bởi cơ quan tiến hành tố tụng thì pháp luật sẽ đảm bảo cho họ những quyền cơ bản của công dân, trong những quyền đó có thể xét đến quyền được giữ im lặng thông qua quyền trình bày lời khai trước cơ quan tiến hành tố tụng .

Theo như những nguyên tắc cơ bản trong Điều ước quốc tế về nhân quyền, quyền con người như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nguyên tắc suy đoán vô tội những nội dung này liên quan đến quyền con người đã được quy định tại chương 2 Hiến pháp 2013. Vấn đề quyền con người được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh trong pháp luật. Cụ thể, trong việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội đã khẳng định giá trị cơ bản của quyền công dân trước pháp luật, mọi công dân điều được xem là vô tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc khẳng định rằng mọi bị can, bị cáo khi bị bắt điều có quyền được suy đoán là vô tội, và khi đã xem bị can, bị cáo là người chưa có tội thì quyền công dân của bị can bị cáo sẽ không thể bị pháp luật hạn chế. Một khi bị can, bị cáo không bị hạn chế về quyền công dân thì họ có thể thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân mà điển hình là quyền im

lặng trong quá trình lấy lời khai của cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền im lặng trong quá trình lấy lời khai của bị can, bị cáo là hoàn toàn hợp pháp, tuân thủ theo tinh thần của Hiến pháp và đảm bảo về nhân quyền không bị xâm phạm. Việc thực hiện “quyền

im lặng” trong Hiến pháp hiện nay là hoàn toàn tiến bộ, phù hợp với tinh thần hiến

pháp mới và cũng là thực hiện theo như Công ước chống tra tấn mà Việt Nam đã tham gia. Bên cạnh đó thì, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, bản chất của Nhà nước ta là nhà nước dân chủ. Vì vậy, việc tôn trọng và đảm bảo các quyền cơ bản của công dân mà đặc biệt là quyền con người và quyền bình đẳng là một trong những nhiệm vụ của pháp luật nói chung cũng như luật tố tụng hình sự nói riêng.

Một phần của tài liệu quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)