5. Kết cấu của đề tài
2.1.2.1. Quyền con người
Tư tưởng về “quyền con người” -“rights of human person” xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, quyền con người xuất phát từ các quyền thiêng liêng, tự nhiên, vốn có của con người, không do chủ thể nào ban phát27. Quyền con người từ góc độ pháp lý là một phạm trù đa diện, song quyền con người có mối liên hệ gần gũi hơn cả với pháp luật. Điều này trước hết là bởi cho dù quyền con người có là bẩm sinh, vốn có (nguồn gốc tự nhiên) thì việc thực hiện các quyền vẫn cần có pháp luật. Hầu hết những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người không thể được bảo đảm đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật, mà thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền trở thành những quy tắ cư xử chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất cho tất cả mọi chủ thể trong xã hội, chứ không phải chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức, chính vì vậy quyền con người gắn liền với các quan hệ pháp luật28. Do đó, trong lịch sử lập pháp của Nhà nước ta, quyền con người luôn được cụ thể hóa bằng những quyền cơ bản của công dân. Vì vậy, những người làm luật luôn hoàn thiện chế định pháp luật về quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp và luôn gắn liền giữa quyền và nghĩa vụ của công dân.
Quyền con người được diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh xã hội, mục tiêu và định hướng của mỗi thể chế chính trị và quan điểm của từng giai cấp cầm quyền và hoàn cảnh nhu cầu của mỗi chủ thể. Hiến pháp Việt Nam đã chuyển chương quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương 5 của hiến pháp năm 1992 thành chương 2 của bản Hiến pháp 2013. Như vậy, lần đầu tiên Hiến pháp Việt Nam đã tách riêng quy định về quyền con người và quyền công
27
Nguyễn Quốc Huy, Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12(268) kỳ 2- tháng 06/2014. trang 10.
28
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009. trang 53.
dân, đặt quyền con người lên trước quyền công dân và đề cao giá trị của nhân quyền lên hàng đầu. Hiến pháp khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng29
; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác30. Từ những điều này
ta có thể thấy rằng trong sự vận hành của quyền lực nhà nước, và việc áp dụng pháp luật trong tố tụng hình sự là sự bảo đảm về con người cho mỗi công dân và quan trọng là quyền con người của người bị tình nghi là tội phạm mà cụ thể là bị can, bị cáo. Pháp luật bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo thông qua việc ngăn chặn sự vi phạm quyền con người thông qua những quy định cụ thể trong Hiến pháp như khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 “ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Đây là sự kế thừa các giá trị tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đây Hiến pháp 194631
, Hiến pháp 195932, Hiến pháp 198033 và Hiến pháp 199234. Quy định bảo đảm sự đúng đắn về quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền quan trọng nhất của con người được quy định trong Hiến pháp, góp phần bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân.
Bên cạnh đó, trong công tác đấu tranh ngăn ngừa và chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ của Nhà nước mà trực tiếp là các Cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ điều tra, truy tố và xét xử, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình các cơ quan này cần phải áp dụng các biện pháp hợp pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Bởi lẽ, dù ở bất kỳ cấp nào thì nếu xảy ra sai sót trong quá trình tố tụng thì cũng sẽ dẫn đến sự xâm phạm nhân quyền mà cụ thể là quyền con người và quyền bình đẳng. Đây là nhiệm vụ mà nhà nước ta giao cho Cơ quan tiến hành tố tụng, mọi biện pháp tiến hành tố tụng đều phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Để phòng ngừa những hành vi vi phạm quyền con người, thì tại Điều 71 Hiến pháp 1992 đã nêu rõ “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của công dân” và khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 có quy định “Mọi người có
29
Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp 2013. 30
Khoản 2, Điều 15, Hiến pháp 2013. 31Điều thứ 11, Hiến pháp 1946. 32Điều 27, Hiến pháp 1959. 33Điều 69, Hiến pháp 1980. 34Điều 71 Hiến pháp 1992.
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử
nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”, đến khoản 1
Điều 31 cũng nêu lên “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật”, như vậy Hiến pháp nước ta đã làm rõ những hành vi biểu hiện cụ thể để nhằm
nghiêm cấm và bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Việc quy định bảo đảm không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình trong lĩnh vực tố tụng có ý nghĩa lớn mang tính phòng ngừa của các nhà lập pháp nhằm làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự. Đồng thời trong Bộ luật hình sự năm 1999 tại Chương XXII về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp cũng quy định về Tội dùng nhục hình (Điều 298), Tội bức cung (Điều 299) nhằm mục đích bảo vệ nhân quyền cho người bị tình nghi có hành vi phạm tội mà cụ thể ở đây là bị can, bị cáo. Có thể nói, với những quy định về đảm bảo sự đúng đắn khi buộc tội, người bị buộc tội (ở đây là bị can, bị cáo) vẫn được coi là những con người bình thường, việc coi họ là người không có tội cho đến khi có bản án quyết định của Tòa án còn tạo điều kiện cho tòa án có được sự đánh giá công tâm, khách quan và Tòa án lúc này chỉ đóng vai trò như một trọng tài phán xét cho bên buộc tội và bên bị buộc tội.
Mặt khác thì, nhìn từ góc độ pháp luật thì những quy định của hiến pháp nước ta là nhằm mục đích bảo đảm quyền con người cho công dân nói chung và quyền cho bị can, bị cáo nói riêng cũng chính là sự bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp cho họ không bị xâm hại. Trong nhóm quyền đó bao gồm cả quyền trình bày lời khai trước cơ quan tiến hành tố tụng, việc không trình bày lời khai là hoàn toàn phù hợp với hiến pháp và pháp luật, mà quyền không trình bày lời khai cũng chính là quyền được giữ im lặng. Từ những phân tích trên người viết thấy rằng những quy định mới của Hiến pháp về xét xử đã đặt ra yêu cầu mới đối với cơ quan tiến hành tố tụng hình sự dưới góc độ bảo đảm quyền con người trong tố tụng. Việc tôn trọng quyền đối với người bị tình nghi là có hành vi phạm tội cũng chính là nghĩa vụ mà cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện. Cơ quan tiến hành hoạt động tố tụng phải dựa trên cơ sở tôn trọng quyền con người của bị can, bị cáo, mà cụ thể chính là tôn trọng quyền im lặng của bị can, bị cáo. Đây cũng chính là sự tôn trọng những quy định của hiến pháp và pháp luật đảm bảo theo tinh thần nhân đạo mà pháp luật đã đặt ra cho những cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo nhân quyền mà hiện nay đang được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm và thực hiện.