Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa

Một phần của tài liệu quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 41 - 44)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2.3. Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa

Điểm nổi bật trong cơ chế bảo đảm các quyền chung của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chính là quy định về quyền bào chữa của những đối tượng này. Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của bị can thể hiện tại điểm e, khoản 2 Điều 49, của bị cáo là tại điểm e, khoản 2 Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Bên cạnh đó, Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự - bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quy định “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”. Thực tiễn cho thấy, việc bảo đảm quyền bào chữa không chỉ biểu hiện dân chủ, mà còn là điều kiện cần thiết để tiến hành các hoạt động tố tụng đạt kết quả cao. Do tầm quan trọng của nó mà quyền này được Hiến pháp quy định và là một nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự. Quyền bào chữa là một tổng thể các quyền và những biện pháp tố tụng cần thiết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tích cực tham gia tố tụng hình sự; có khả năng thực tế để bày tỏ thái độ của mình đối với việc buộc tội; đồng thời thể hiện khả năng nêu ra những tình tiết minh oan hoặc giảm nhẹ tội cho bị can, bị cáo.

Khái niệm quyền bào chữa phản ánh những quyền cụ thể mà Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định cho bị can, bị cáo được thực hiện để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trước việc các cơ quan và những người tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố họ với tư cách bị can, hoặc đã quyết định truy tố và đưa họ ra xét xử với tư cách bị cáo. Theo đó thì bị can, bị cáo có quyền dùng những lý lẽ và chứng cứ để gỡ tội và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tham gia tố tụng. Luật chỉ quy định cho bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa mà không quy định đây là nghĩa vụ của bị can, bị cáo do đó mà việc thực hiện tự bào chữa của bị can, bị cáo hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của bị can, bị cáo. Việc thể hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là sự thông qua các quyền như quyền trình bày lời khai, quyền đưa ra tài liệu đồ vật, yêu cầu…nhưng một khi bị can, bị cáo không muốn tự bào chữa cho bản thân và giữ im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng thì hành vi này cũng là hợp pháp. Bởi lẽ, khi đã quy định tự bào chữa là quyền thì không thể nào dùng sức ép để bị can, bị cáo tự mình bào chữa cho bản thân vì như thế là đang xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, việc tự bào chữa của họ phải xuất phát từ việc tự nguyện và mong muốn của bản thân. Họ muốn giữ im lặng không muốn

bào chữa cho mình thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn sẽ tiếp tục các biện pháp tố tụng khác nhằm chứng minh cho sự thật của vụ án.

Tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa là quyền của bị can và bị cáo, không phải là nghĩa vụ của họ. Đối với quyền nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo nhằm chống lại một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị cáo. Do đó, khi bị can, bị cáo không muốn tự mình bào chữa mà nhờ người khác bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phải tôn trọng và tạo điều kiện cho họ sử dụng quyền này. Vì tôn trọng quyền bào chữa của bị can, bị cáo không chỉ là đảm bảo quyền lợi cho bị can, bị cáo, thể hiện tính nhân đạo và dân chủ trong tố tụng hình sự mà còn đảm bảo cho việc xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ nhất. Bởi do bị can, bị cáo có thể là những người hiểu biết ít về kiến thức và lo ngại khả năng tự bào chữa cho bản thân còn nhiều hạn chế, nên phải nhờ đến sự giúp đỡ của người có chuyên môn nghiệp vụ như luật sư hay bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho mình. Ở một số nước trên thế giới, bị can, bị cáo được quyền im lặng để chờ luật sư tham gia bào chữa trong những buổi hỏi cung, do vậy mà việc bị can, bị cáo im lặng để chờ người bào chữa tiến hành bào chữa cho mình là hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình tố tụng hình sự tại Việt Nam. Bị can, bị cáo muốn im lặng để chờ sự có mặt của người bào chữa để thực hiện quyền nhờ người khác bào chữa là một quyền hợp pháp của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam.

Tóm lại, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo gắn liền với nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm cho bị can, bị cáo được thực hiện quyền này. Bào chữa là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can, bị cáo. Họ có thể bảo vệ mình một cách chủ động như đưa ra chứng cứ chứng minh, tham gia tranh tụng…Đồng thời, họ cũng có thể không sử dụng các quyền đó ví dụ như không muốn bào chữa; song trong trường hợp nào thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể coi đó là bằng chứng để buộc tội bị can, bị cáo nếu họ không sử dụng quyền bào chữa. Mặt khác thì bị can, bị cáo còn có thể nhờ người khác bào chữa cho mình (luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo)43, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm điều kiện cần thiết cho bị can, bị cáo được thực hiện quyền này một cách đầy đủ. Nhưng một khi bị can, bị cáo không muốn tự mình bào chữa và muốn im lặng để chờ người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần phải tôn trọng quyền này của bị can, bị cáo, bởi quyền của bị can, bị cáo chính là nghĩa vụ phải tôn trọng của cơ quan tiến hành tố tụng. Khi bị can, bị cáo đứng

43

trước cơ quan tiến hành tố tụng với vai trò là người bị buộc tội sẽ có nhiều áp lực về tâm lý hoặc kiến thức pháp luật trong tố tụng hình sự còn nhiều hạn chế thì với mong muốn có người bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp cho bản thân nên họ im lặng để chờ người bào chữa là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với tinh thần của luật đã đề ra. Vì vậy, người viết thấy rằng nếu bị can hay bị cáo muốn im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng để chờ người bào chữa là một yêu cầu chính đáng và phù hợp với luật định. Quyền im lặng trong trường hợp này của bị can, bị cáo là sự im lặng để chờ người bào chữa thay mình tiến hành bào chữa, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho bản thân.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO

3.1. Thực tiễn áp dụng quyền im lặng của bị can, bị cáo

Một phần của tài liệu quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)