Quyền trình bày lời khai của bị can, bị cáo

Một phần của tài liệu quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2.2. Quyền trình bày lời khai của bị can, bị cáo

Nhằm mục đích bảo đảm tính khách quan của quá trình điều tra, truy tố và xét xử, pháp luật quy định cho bị can được quyền trình bày lời khai. Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 so với bộ luật tố tụng hình sự 1988 về các quyền và nghĩa vụ của bị can trong tố tụng hình. Theo quy định này thì bị can có quyền trình bày lời khai về những vấn đề liên quan đến vụ án mà họ bị khởi tố. Đây là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can. Bị can được quyền trình bày về những tình tiết của vụ án. Lời nhận tội của bị can chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can làm chứng cứ duy nhất để kết tội42. Do vậy nhiều khi bị can đã sử dụng quyền này của mình để khai báo những tình tiết có lợi cho mình nhằm chứng minh mình vô tội hoặc là phạm tội ở mức nhẹ hơn tội đã bị khởi tố hay đưa ra những tình tiết, lý do để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình.

Cũng có trường hợp bị can từ chối khai báo về hành vi của mình. Tuy nhiên, trong những trường hợp mà bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì bị can cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó. Ngược lại, nếu bị can có thái độ khai báo thành khẩn thì đó lại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999: “Người phạm tội

thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”. Trong trường hợp nào thì cơ quan điều tra cũng

42Quách Dương, Tìm hiểu quy định pháp luật về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, Nxb. Tư pháp, năm 2004, trang

cần phải tôn trọng quyền được trình bày lời khai của bị can. Bởi vì qua lời khai của chính bị can ta mới có thể xác định sự thật một cách khách quan của vụ án. Đặc biệt những người tiến hành tố tụng không được phép dùng các biện pháp trái pháp luật để buộc bị can phải khai báo. Điều đó sẽ dẫn đến sai lầm trong kết quả điều tra vụ án và nghiêm trọng hơn là việc làm đó của người tiến hành tố tụng đã vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền của bị can. Pháp luật tố tụng hình sự quy định trình bày lời khai là quyền của bị can theo điểm c, khoản 2 Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và quyền này được bảo vệ bởi nguyên tắc tại Điều 4 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003,

Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân” mọi sự xâm phạm quyền trình

bày lời khai của bị can chính là sự xâm phạm đến pháp luật.

Đối với bị cáo, thì quyền trình bày ý kiến và tranh luận tại phiên tòa của bị cáo thì điểm g, khoản 2 Điều 50 Bị cáo có quyền “Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa”: quyền này cho phép bị cáo đưa ra những ý kiến, lập luận của mình và đối đáp với những ý kiến không thống nhất của chủ thể khác. Theo quy định tại Điều 218 Bộ luật hình sự 2003 thì “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm

sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến”, bị cáo có quyền

trình bày ý kiến của mình về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình. Kiểm sát viên sẽ đưa ra những lập luận đối đáp của mình đối với từng ý kiến.

Bên cạnh đó, pháp luật quy định tại Chương 22 về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa thì khoản 4 của Điều 209 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định “Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có

liên quan đến vụ án”, điều này một phần đã nói lên bị cáo có thể im lặng tại phiên tòa

bị cáo không buộc phải trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử như một nghĩa vụ bắt buộc, mà im lặng ở đây được xem như quyền công dân. Sự im lặng trong quá trình xét hỏi tại Tòa của bị cáo không có một chế tài mang tính pháp lý nào quy định rằng khi họ im lặng là làm cho trách nhiệm hình sự của họ tăng nặng thêm.

Lời khai của bị can, bị cáo là lời trình bày của người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những hành vi xâm hại quan hệ pháp luật hình sự. Bị can, bị cáo là người hiểu rõ nhất về những tình tiết của vụ án. Lời khai của họ có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật. Tuy nhiên, họ không có nghĩa vụ phải khai báo như người làm chứng. Do đó, chúng ta có thể thấy quyền trình bày lời khai của bị can hay quyền đưa ra ý kiến theo thủ tục xét hỏi tại phiên tòa của bị cáo là những quyền mà luật tố tụng hình sự đã quy định gián tiếp về sự im lặng của bị can, bị cáo chính là một quyền cơ bản của công dân. Bị can, bị cáo khi thể hiện sự im lặng của mình trước cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không bị bất cứ một chế tài mang tính pháp lý nào. Đồng

thời, sự im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng của bị can, bị cáo cũng được bảo vệ thông qua hiến pháp và pháp luật về sự bảo vệ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong quá trình tố tụng.

Một phần của tài liệu quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)