1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn quận 10 – thành phố hồ chí minh (tóm tắt)

26 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 428,93 KB

Nội dung

Về cơ bản các quy định về quyền kháng cáo trong pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành đã đáp ứng được yêu cầu.. Cùng với việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo tinh t

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TRUNG TÍNH

QUYỀN KHÁNG CÁO CỦA BỊ CÁO THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: GS TS Võ Khánh Vinh

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội lúc … giờ … ngày …

tháng … năm ……

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tàỉ

Quyền kháng cáo là một quyền cơ bản của người tham gia tố tụng, đây là cách thức để người tham gia tố tụng có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình trước những phán quyết không hợp pháp, không có căn cứ của Tòa án cấp sơ thẩm Về cơ bản các quy định về quyền kháng cáo trong pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành đã đáp ứng được yêu cầu Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, nhiều quy định về quyền kháng cáo đã bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế cũng như những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bị cáo Do đó, việc hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự về quyền kháng cáo, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền kháng cáo đối với bị cáo là một nhu cầu tất yếu khách quan

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã được xây dựng với nhiều thay đổi quan trọng Cùng với việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quvền, việc nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành các quy định về quyền kháng cáo, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự và nâng cao hiệu quả thực hiện quyền này là hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn

Xuất phát từ những nhu cầu đó, để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về quyền kháng cáo của bị cáo trong Tố tụng hình sự Việt Nam,

tác giả chọn đề tài “Quyền kháng cáo của bị cáo trong Tố tụng hình

sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh” để làm

Trang 4

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN KHÁNG CÁO CỦA

BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quyền kháng cáo trong Tố tụng hình sự

1.1.1 Khái niệm quyền kháng cáo trong Tố tụng hình sự

“Quyền kháng cáo phúc thẩm hình sự là quyền của một số người tham gia tố tụng mà pháp luật ghi nhận trong thời hạn bằng thủ tục luật định được yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ

án xét lại quyết định mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa phát sinh hiệu lực pháp luật”

1.1.2 Đặc điểm của quyền kháng cáo của bị cáo

Thứ nhất, quyền kháng cáo là quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, là phương tiện để bị cáo tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Quyền kháng cáo đối với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật chính là khả năng mà pháp luật cho phép

bị cáo được quyền bày tỏ sự không đồng ý với phán quyết cùa Tòa

án cấp sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án, quyết định

Thứ hai, quyền kháng cáo là quyền gắn liền với một xã hội mang tính dân chủ Quy định quyền kháng cáo và đảm bảo thực hiện

quyền này đã tạo cơ hội cho bị cáo được nói lên được tiếng nói của mình, thể hiện thái độ bất đồng với những phán quyết của Tòa án sơ thẩm, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ

Thứ ba, quyền kháng cáo là quyền mang tính quốc tế Sự ra

đời của quyền kháng cáo của bị cáo trong Tố tụng hình sự như một

Trang 5

tất yếu khách quan xuất phát từ bản chất dân chủ, tiến bộ của hệ thống tư pháp hiện đại Chính vì vậy, không chỉ được ghi nhận trong pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam, quyền kháng cáo còn được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế, cũng như trong quy định pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới

Thứ tư, quyền kháng cáo có mối liên hệ với quyền được xét xử công bằng Thực hiện quyền kháng cáo là cơ hội để bị cáo yêu cầu

Tòa án cấp trên xét xử lại bản án, quyết định mà họ cho rằng là bất lợi đối với họ Việc xem xét nội dung kháng cáo chưa chắc sẽ được giải quyết bằng một kết quả có lợi hơn so với phán quyết ban đầu nhưng thông qua thủ tục phúc thẩm, tính chính xác của các phán quyết sẽ cao hơn, đó chính là sự đảm bảo quyền được xét xử công bằng

Thứ năm, quyền kháng cáo có mối liên hệ với quyền bào chữa

Quyền kháng cáo là một biểu hiện của việc thực hiện quyền bào chữa, bởi khi bị cáo thực hiện quyền kháng cáo thì bị cáo đã chống lại sự buộc tội của Tòa án cấp sơ thẩm nhằm làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ bằng cách yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại

vụ án

1.1.3 Ý nghĩa quyền kháng cáo của bị cáo trong TTHS

Thứ nhất, quyền kháng cáo là phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo Thực hiện quyền kháng cáo tức là bị cáo

thể hiện một sự bất đồng với những phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại những vụ án đó nhằm đảm bảo tính chính xác trong việc xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích của họ

Thứ hai, quyền kháng cáo là biểu hiện của việc giám sát hoạt

Trang 6

của quá trình giải quyết vụ án Việc giám sát, kiểm sát hoạt động xét

xử là một nhu cầu tất yếu Thông qua việc giám sát đó, nếu phát hiện

có sai phạm trong việc xử lý vụ án thì bị cáo có quyền kháng cáo, yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét lại để đảm bảo tính chính xác trong các phán quyết

Thứ ba, quyền kháng cáo là điều kiện để phát sinh thủ tục phúc thẩm; là cách thức để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử Xét

xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án chưa

có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo hoặc kháng nghị Việc quy định, thực hiện quyền kháng cáo là một trong những căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng làm phát sinh thủ tục phúc thẩm

Thứ tư, quyền kháng cáo tạo điều kiện cho Tòa án có thể tự kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình; phát hiện, khắc phục những sai lầm thiếu sót đồng thời có những hướng khắc phục kịp thời Khi

bị cáo thực hiện quyền kháng cáo cũng chính là cơ hội để Tòa án tự kiểm tra lại hoạt động xét xử của mình Tòa án cấp trên không chỉ khắc phục những sai sót của Tòa án cấp dưới mà còn hướng dẫn, chỉ đạo cho Tòa án cấp dưới áp dụng đúng đắn và thống nhất pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử

Thứ năm, quy định và thực hiện quyền kháng cáo giúp tạo niềm tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước và pháp luật Mỗi bản án, quyết định

đều có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của cá nhân,

tổ chức có liên quan Qua việc thực hiện quyền kháng cáo, Tòa án cấp trên xem xét lại, đảm bảo một cách tối đa nhất tính chính xác của những bản án, quyết định Tạo niềm tin tuyệt đối cho nhân dân vào kết quả của hoạt động xét xử

1.2 Chủ thể có quyền kháng cáo và chủ thể có trách nhiệm đảm bảo thực hiện quyền kháng cáo

Trang 7

1.2.1 Chủ thể có quyền kháng cáo

Bị cáo; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người

có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo, vì đây là những chủ thể có quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án, họ có khả năng bị ảnh hưởng bởi bản án, quyết định của Tòa án Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu quyền kháng cáo của bị cáo trong Tố tụng hình sự, là người bị Toà án cấp sơ thẩm phán quyết là có tội và phải chịu hình phạt theo bản án sơ thẩm

1.2.2 Chủ thể có trách nhiệm đảm bảo thực hiện quyền kháng cáo

Khác với các quyền khác, quyền kháng cáo chỉ phát sinh khi phiên tòa sơ thẩm đã kết thúc và bản án, quyết định của Tòa án cấp

sơ thẩm chưa phát sinh hiệu lực pháp luật Ở giai đoạn này, chủ thể

có trách nhiệm đảm bảo cho việc thực hiện quyền kháng cáo là Tòa

án và cơ quan công an mà cụ thể là Nhà tạm giam trong trường hợp

bị cáo đang bị tạm giam hoặc bị bắt tạm giam sau khi Tòa tuyên án

Trang 8

Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN KHÁNG CÁO CỦA BỊ CÁO 2.1 Quy định của pháp luật về chủ thể và phạm vi kháng cáo

Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định chủ thể và phạm vi kháng cáo của bị cáo như sau : “Bị cáo, bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm… người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội”

+ Đối với bị cáo :

Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định bị cáo có thể kháng cáo một phần hoặc toàn bộ nội dung bản án, quyết định Trong trường hợp bị cáo được Toà án tuyên bố là không có tội cũng có quyền kháng cáo phần lý do của bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không

có tội

Cách quy định này có hạn chế : Bị cáo có thể kháng cáo đối với toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án là không phù hợp về mặt

lý luận và thực tiễn bởi vì không phải lúc nào toàn bộ nội dung bản

án, quyết định của Tòa án sơ thẩm cũng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo, nhất là trong vụ án có nhiều đồng phạm, hoặc vụ án ghép của nhiều vụ án

+ Người đại diện hợp pháp của bị cáo

Nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, thì bị cáo vẫn có thể tự mình thực hiện quyền kháng cáo hoặc thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của bị cáo Quyền kháng cáo của bị cáo và người đại diện hợp

Trang 9

pháp là độc lập, không làm mất đi quyền kháng cáo của bị cáo Phạm

vi kháng cáo của người đại diện được xác định tương tự bị cáo

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (chưa có hiệu lực thi hành) quy định về người kháng cáo và phạm vi kháng cáo tại điều 331 : “Bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm” Quy định của bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đối với quyền kháng cáo của bị cáo không có thay đổi so với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003

2.2 Quy định của pháp luật về thời hạn kháng cáo

2.2.1 Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm

Điều 234 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định : “Thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án Đổi với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết”

Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hạn kháng cáo không được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 nhưng được hướng dẫn tại tiểu mục 4.1, mục 4, phần I, Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP Theo đó, thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng

cáo là ngày tiếp theo của ngày xác định “Ngày xác định là ngày Tòa

án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tòa hoặc là ngày bản án, quyết định được giao hoặc niêm yết trong trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa”

“Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó Trong trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ

Trang 10

bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thời hạn kháng cáo kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó”

"Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn kháng cáo”

Trường hợp người kháng cáo nộp đơn trực tiếp cho Tòa án hoặc đến Tòa án trình bày trực tiếp, tiểu mục 4.2, mục 4, phần I Nghị

quyết số 05/2005/NQ-HĐTP quy định: "Trong trường hợp người kháng cáo đến nộp đơn kháng cáo tại Toà án hoặc trong trường hợp

họ đến Toà án cấp sơ thẩm trình bày trực tiếp về việc kháng cáo, thì ngày kháng cáo là ngày Toà án nhận đơn hoặc là ngày Toà án lập biên bản về việc kháng cáo"

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (chưa có hiệu lực thi hành) quy định về thời hạn kháng cáo tại điều 333 Bộ luật mới có bổ sung

về thời hạn kháng cáo đối với quyết định là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định Đồng thời, các hướng dẫn về thời hạn kháng cáo, cách xác định ngày kháng cáo tại tiểu mục 4.1, mục 4, phần I, và tiểu mục 4.2, mục 4, phần I - Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP như phân tích ở trên đã được pháp điển hoá, bổ sung vào điều luật mới, đây là sự tiến bộ trong xây dựng luật, đảm bảo sự thống nhất cũng như đảm bảo quyền lợi của bị cáo

2.2.2 Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm

Thời hạn kháng cáo đổi với các quyết định sơ thẩm được quy

định tại Khoản 2 Điều 239 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là 7 ngày

Thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo được xác định tương tự như kháng cáo đối với bản án

Trang 11

Quy định về thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vẫn là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định, tương tự như Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

Mặt hạn chế :

Thứ nhất, thời hạn kháng cáo sẽ được xác định như thế nào đối

với trường hợp bị cáo tham gia phiên tòa nhưng lại bỏ về hoặc bỏ trốn trong thời gian Hội đồng xét xử nghị án 15 ngày kể từ ngày tuyên án hay là 15 ngày tính từ ngày bản án được giao hoặc niêm yết Vấn đề này hiện nay còn nhiều quan điểm, có quan điểm, chưa được pháp luật ghi nhận một cách cụ thể

Thứ hai, cách quy định tại “15 ngày kể từ ngày tuyên án…."

Người đọc dễ nhầm tưởng là ngày Tòa tuyên án sẽ là thời điểm bắt đầu của thời hạn kháng cáo Bên cạnh đó, pháp luật Tố tụng hình sự chỉ quy định hưởng xử lý khi ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ; còn trường hợp nếu ngày bắt đầu của thời hạn này rơi vào ngày lễ, ngày nghỉ thì vẫn chưa có hướng dẫn

Thẩm quyền xét kháng cáo quá hạn thuộc về Tòa án cấp phúc

Trang 12

gồm ba thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn Hội đồng xét xử

có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn”

Hạn chế :

Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP đã phần nào làm rõ thế nào là

lý do chính đáng Nhưng vẫn chưa rõ ràng, còn nhiều cách hiểu khác

nhau Cũng chưa có quy định thời hạn mà chủ thể có quyền kháng cáo phải thực hiện hoạt động này sau khi chấm dứt lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan

Bộ luật Tố tụng hình 2003 sự quy định thành lập “Hội đồng xét xử” để xét lý do kháng cáo quá hạn là chưa phù hợp Tiểu mục 5.3 mục 5 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP quy định

“Phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn không bắt buộc phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp”

Các hạn chế nên trên đã được khắc phục tại Bộ luật Tố tụng

hình sự 2015 Khoản 1 Điều 335 quy định : “Việc kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan ”, đã phần nào làm rõ được cụm từ “lý do chính đáng”

của luật cũ Ngoài ra, bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Toà

phúc thẩm sẽ thành lập “Hội đồng xét kháng cáo quá hạn” và phiên

họp xét kháng cáo quá hạn phải có Viện kiểm sát tham gia Những thay đổi này đã khắc phục được hạn chế của điều luật cũ, đảm bảo quyền lợi của bị cáo Tuy nhiên, pháp luật Tố tụng hình sự chưa quy định về hậu quả pháp lý của bản án, quyết định trong giai đoạn Toà cấp trên xét kháng cáo quá hạn

2.3 Quy định của pháp luật về thủ tục thực hiện quyền kháng cáo

Hình thức và thủ tục kháng cáo được quy định tại Khoản 1

Điều 233 Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể như sau : “Người kháng

Trang 13

cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm về việc kháng cáo Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo

đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này ”

Bên cạnh việc kháng cáo bằng đơn, người kháng cáo có thể chọn hình thức kháng cáo bàng cách trình bày trực tiếp với Tòa án Tòa án cấp sơ thẩm phải tiếp nhận và lập biên bản về việc kháng cáo, ghi rõ những thông tin cần thiết cũng như những yêu cầu của người kháng cáo Việc nhận và xử lý kháng cáo được hướng dẫn tại tiểu mục 3.1, mục 3, phần I Nghị quyết 05/2005/NQ- HĐTP như sau:

- Đối với việc nhận và xử lý đơn kháng cáo

Tòa án cấp sơ thẩm thì sau khi nhận được đơn kháng cáo phải vào sổ nhận đơn và kiểm tra người làm đơn kháng cáo có thuộc chủ thể có quyền kháng cáo và nội dung kháng cáo có thuộc giới hạn của việc kháng cáo hay không? Đồng thời kiểm tra kháng cáo có được làm trong thời hạn quy định tại Điều 234 của Bộ luật Tố tụng hình sự

và được hướng dẫn tại mục 4 Phần I của Nghị quyết số HĐTP hay không Trong trường hợp kháng cáo đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định thì tiến hành thông báo về việc kháng cáo theo quy định

05/2005/NQ-Trong trường hợp đơn kháng cáo là của người không có quyền kháng cáo hoặc nội dung kháng cáo không thuộc giới hạn của việc kháng cáo thì trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Toà án cấp sơ thẩm trả lại đơn cho người làm đơn và ghi chú vào sổ nhận đơn về việc trả lại đơn Trong trường hợp đơn kháng cáo

Ngày đăng: 30/05/2017, 11:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w