1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

83 738 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 751,78 KB

Nội dung

Tồn tại một sốquan niệm cơ bản sau về nhà nước như: Nhà nước là Chúa trời; Vua chính là nhà nước nhànước là Trẫm; Nhà nước là tòa tháp trên đỉnh tháp là Vua, tiếp đến là các quan đại thầ

Trang 1

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

ThS Đinh Thanh Phương Sinh viên thực hiện:

MSSV: S120107 Lớp: Luật VB2 Đồng Tháp

Cần Thơ, tháng 11 năm 2014

Trang 2

Trang 3

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

1 Mục đích nghiên cứu ……….2

2 Phạm vi nghiên cứu ……… 2

3 Kết cấu của đề tài ……… 2

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ………… 3

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ……… 3

1.1.1 Lý luận chung về nhà nước pháp quyền ……….3

1.1.1.1 Khái niệm về nhà nước và nhà nước pháp quyền ……….3

1.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền ………5

1.1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển học thuyết nhà nước pháp quyền…… 8

1.1.2 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……… 11

1.1.2.1 Khái niệm ……… 11

1.1.2.2 Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……… 12

1.1.2.3 Đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam………14

1.2 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……….15

1.2.1 Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ……… 15

1.2.2 Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ……… 16

1.2.3 Thượng tôn pháp luật ……… 18

1.2.4 Quyền con người được tôn trọng……… 20

1.2.5 Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam ……… 21

1.2.6 Các cam kết quốc tế được nhà nước đảm bảo thực hiện ……… 22

Trang 5

HÀNH NHẰM ĐẢM BẢO CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP

QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……… 24

2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO YẾU TỐ TẤT CẢ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ NHÂN DÂN ……… 24

2.1.1 Các quy định thể hiện hình thức dân chủ trực tiếp ……….25

2.1.2 Các quy định thể hiện hình thức dân chủ đại diện ……… 26

2.2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO YẾU TỐ VỀ TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC ……… 28

2.2.1 Cơ chế phân công trong tổ chức quyền lực nhà nước ……….29

2.2.1.1 Thực hiện quyền lập Hiến, lập pháp ……… 29

2.2.1.2 Thực hiện quyền hành pháp ………29

2.2.1.3 Thực hiện quyền tư pháp……….30

2.2.2 Cơ chế phối hợp trong tổ chức quyền lực nhà nước ……… 30

2.2.2.1 Thực hiện quyền lập Hiến, lập pháp ……… 30

2.2.2.2 Thực hiện quyền hành pháp ………32

2.2.2.3 Thực hiện quyền tư pháp ……….34

2.2.3 Cơ chế kiểm soát trong tổ chức quyền lực nhà nước ……….35

2.2.3.1 Thực hiện quyền lập Hiến, lập pháp ……… 35

2.2.3.2 Thực hiện quyền hành pháp……….36

2.2.3.3 Thực hiện quyền tư pháp ……….39

2.3 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO YẾU TỐ THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT ……….40

2.3.1 Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật……… 40

2.3.2 Mọi chủ thể, mọi hoạt động phải tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và bình đẳng trước pháp luật ……… 41

2.4 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO YẾU QUYỀN CON NGƯỜI ĐƯỢC TÔN TRỌNG ……… 43

2.5 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO YẾU TỐ ĐẢM BẢO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ……… 47

2.6 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO YẾU TỐ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN ……… 48

Trang 6

THỐNG PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NHÀ NƯỚC

PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ……… 50

3.1 HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ TẤT CẢ CÁC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ NHÂN DÂN ……… 50

3.1.1 Hạn chế ……… ….50

3.1.1.1 Một số hạn chế của các quy định pháp luật quy định hình thức dân chủ trực tiếp ……….….50

3.1.1.2 Một số hạn chế của các quy định pháp luật quy định hình thức dân chủ đại diện ……… 55

3.1.2 Kiến nghị ……… 57

3.1.2.1 Xây dựng luật trưng cầu dân ý ……… ….57

3.1.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật về bầu cử ……… ….57

3.1.2.3 Sớm ban hành Luật biểu tình ……… 57

3.1.2.4 Hoàn thiện các quy định pháp luật về chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử……… … 57

3.1.2.5 Hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của các cơ quan dân cử ……… 58

3.2 HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC MỘT CÁCH HỢP LÝ ……… … 59

3.2.1 Hạn chế ……… ….59

3.2.1.1 Trong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước ….59

3.2.1.2 Một số hạn chế của các quy định pháp luật về cơ chế kiểm soát trong thực hiện quyền lực nhà nước ……… …… 60

3.2.2 Kiến nghị ……… … 62

3.2.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ……….……….62

3.2.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước……… ……… 62

3.3 HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT … 63

Trang 7

3.3.1.1 Những hạn chế trong hệ thống pháp luật nước ta ……… … 63

3.3.1.2 Những hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện và giáo dục pháp luật……….65

3.3.2 Kiến nghị ……… 66

3.3.2.1 Nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật ……… …66

3.3.2.2 Hoàn thiện các quy định về công tác thực thi, phổ biến và giáo dục pháp luật ……… … 67

3.4 HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ QUYỀN CON NGƯỜI ĐƯỢC TÔN TRỌNG……… …………67

3.4.1 Hạn chế ……… ….67

3.4.2 Kiến nghị ……… 68

3.5 HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ ĐẢM BẢO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ……… …69

3.5.1 Hạn chế ……… ….69

3.5.2 Kiến nghị ……… 69

3.6 HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ ĐƯỢC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN ……… 70

3.6.1 Hạn chế ……… …….70

3.6.2 Kiến nghị ……… 70

KẾT LUẬN ……… ……… 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì ta phải đảm bảo các yếu tốcấu thành nên nó Trong các yếu tố đó, có những yếu tố mang tính bản chất của nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung, có những yếu tố mang tính đặc trưng của nhà nước

ta, chế độ ta Dù là yếu tố mang tính bản chất hay tính đặc trưng thì việc đảm bảo các yếu tốnày sẽ góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu chính của việc xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta Mục tiêu đó là dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước tahướng đến xây dựng một nhà nước dân chủ, xã hội dân sự mà trong xã hội đó pháp luật làthượng tôn, quyền con người được tôn trọng và nhà nước luôn có mối quan hệ hòa bình hợptác hữu nghị với các nước trên thế giới

Hệ thống pháp luật nước ta có khá nhiều các quy định nhằm đảm bảo các yếu tố cấuthành một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Các quy định đó đã phần nào tạo điềukiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Nhưng cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, có những hạn chế mang tính khách quancũng có những hạn chế mang tính chủ quan Việc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và giảipháp để khắc phục những hạn chế đó là hết sức cần thiết Hoàn thiện hệ thống pháp đảm bảocác yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một nhu cầu cấpthiết

Hiến pháp 2013, mang những giá trị tiến bộ, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi và vững chắccho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta trong thời kỳmới Hiến pháp vừa được thông qua và đang ở giai đoạn luật hóa để triển khai thi hành, đâychính là thời điểm hợp lý nhất để hoàn thiện các quy định pháp luật về phương thức lãnh đạocủa Đảng, tổ chức bộ máy nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế thực hiệnquyền lực nhà nước, phát huy quyền con người…

Trang 9

Từ những nhận định trên cho thấy, hiện nay chính là thời điểm tốt nhất để hoàn thiện

hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam Vì lý do trên sinh viên thực hiện luận văn chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo các yếu tố cấu thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

làm đề tài nghiên cứu luận văn cử nhân luật

5 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu khi thực hiện luận văn này là góp phần làm rõ các vấn đề lýluận về nhà nước pháp quyền nói chung, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng.Nêu ra các quy định pháp luật hiện hành đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa ở nước ta Từ đó phân tích, nhận xét, nêu lên những hạn chế trong các quyđịnh pháp luật, sau đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định phápluật để đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của luậnvăn bao gồm ba chương

- Chương 1: nghiên cứu lý luận chung về nhà nước pháp quyền và các yếu tố cấu

thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Chương 2: phân tích những quy của pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo các yếu tố

cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta

- Chương 3: nêu những hạn chế và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ

thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nướcta

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ CÁC YẾU

TỐ CẤU THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trong chương này người viết sẽ trình bày cơ sở lý luận về phạm trù nhà nước pháp quyền và các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Người viết sẽ làm rõ những khái niệm cơ bản cũng như khái niệm có liên quan, những nét đặc trưng cơ bản của vấn đề mà mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài đang hướng tới, mang lại một cái nhìn khái quát về những kiến thức lý luận chung thuộc về phạm trù đang nghiên cứu trong đề tài.

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1.1 Lý luận chung về nhà nước pháp quyền

1.1.1.1 Khái niệm về nhà nước và nhà nước pháp quyền

 Khái niệm nhà nước

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, việc hình thành Nhà nước là một bướctiến vượt bậc Nhà nước được xem là một sản phẩm của quá trình phát triển xã hội “Nhànước là một hiện tượng phức tạp nên có nhiều quan niệm khác nhau về nhà nước, và do vậycũng có nhiều cách xác định nhà nước từ những phương diện khác nhau Tồn tại một sốquan niệm cơ bản sau về nhà nước như: Nhà nước là Chúa trời; Vua chính là nhà nước (nhànước là Trẫm); Nhà nước là tòa tháp (trên đỉnh tháp là Vua, tiếp đến là các quan đại thần…dưới chân tháp là dân); Nhà nước là gia đình mở rộng (cả xã hội là một gia đình và Vua là

“Cha” của cả xã hội; Nhà nước là trọng tài công minh đứng trên xã hội để bảo vệ lợi ích củatất cả mọi người trong xã hội; Nhà nước là đội quân vũ trang được tách khỏi xã hội để làmnghề cai trị (quản lý); Nhà nước là bộ máy cưỡng chế của giai cấp này đối với giai cấp khác;Nhà nước là tổ chức (bộ máy) có trách nhiệm duy trì sự thống trị của giai cấp này đối vớigiai cấp khác; Nhà nước là cơ quan quyền lực chính trị; Nhà nước là sản phẩm của sự pháttriển xã hội, “là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòađược”; v.v ”1 “Các quan điểm hiện đại đều cho rằng, nhà nước là một hình thức tổ chức củacon người khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định”.2 Nhà nước chỉ xuất hiện khi xãhội bắt đầu có sự phân chia giai cấp, có lợi ích đối lập nhau, nó buộc phải tổ chức thành nhànước Như vậy, nhà nước là một tổ chức của xã hội Để quản lý xã hội, đòi hỏi nhà nước

1 Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.23-24.

2 Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.24.

Trang 11

phải thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt Quyền lực công cộng ấy tách khỏi dân cư và domột bộ máy chuyên môn nắm giữ và thực hiện.

Nhà nước là một tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt của toàn xã hội, thay mặt cho xãhội quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, đảm bảo sự ổn định, trật tự xã hội, quyềnlợi của cả cộng đồng xã hội, nhưng mặt khác, nó còn là tổ chức quyền lực của giai cấp thốngtrị, ở một mức độ nhất định, nó bảo vệ lợi ích và thực hiện mục đích của giai cấp cầm quyền

Từ những phân tích nói trên, có thể đưa ra định nghĩa Nhà nước như sau: “Nhà nước là

tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt, có đủ bộ máy chuyên để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội, phục vụ lợi ích và thực hiện mục đích vừa của giai cấp thống trị vừa của cả xã hội” 3

 Khái niệm nhà nước pháp quyền

Ở nước ta, các nhà lý luận đã nêu ra nhiều quan niệm khác nhau về nhà nước phápquyền Giáo sư Nguyễn Duy Quý đã nêu ra nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyềnvới bốn tiêu chuẩn như sau: Thừa nhận và tôn trọng tính tối thượng của pháp luật; Cácquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân định rõ rệt nhằm kiểm soát và kiềm chế lẫnnhau; Nhà nước bảo đảm cho công dân sự an toàn pháp lý, được hưởng các quyền tự do cơbản và được bảo vệ các quyền đó; Thực hiện một các tận tâm các cam kết quốc tế Giáo sư,Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc cho rằng: Nhà nước pháp quyền trên bình diện học thuyết, quanniệm, tư tưởng thì phải được hiểu như là những đòi hỏi về dân chủ và về phương thức thựchiện quyền lực, trong đó vai trò của pháp luật được đề cao Nhà nước pháp quyền đòi hỏiphải có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật với hình thức pháp lý của tổ chứcquyền lực chính trị Đó là hai yếu tố không thể thiếu được khi nói đến nhà nước pháp quyền.Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Minh Tâm: Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước

mà là một mô hình nhà nước mà ở đó, bên cạnh những đặc điểm chung của nhà nước mà cònnhững đặc điểm riêng Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung lại cho rằng nhà nước phápquyền là một hình thức nhà nước vì nó có cách tổ chức, hoạt động đối nghịch với nhà nướcđộc tài, chuyên chế; đối nghịch với hình thức nhà nước được tổ chức theo phương pháp nhântrị và cũng đối nghịch với hình thức nhà nước được tổ chức theo pháp trị Ngoài ra còn nhiều

ý kiến của các nhà khoa học khác bàn về nhà nước pháp quyền.4

Từ những ý kiến trên về nhà nước pháp quyền cho thấy đây không phải là một kiểu nhànước, đó chỉ là những đòi hỏi, những giá trị phổ biến, là biểu hiện rõ rệt của một trình độ

3 Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr 24.

4 Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân- lý luận và thực tiễn, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 149-152.

Trang 12

phát triển dân chủ, một cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ Bêncạnh những nội dung có tính chất nguyên tắc được áp dụng chung cho các nước thì nhà nướcpháp quyền ở các nước khác nhau được xác lập không hoàn toàn giống nhau Song giữa cácnước ấy đều có mục đích chung đó là sự vươn tới tự do của loài người, phục vụ con người,

là sự cố gắng một cách có ý thức ngăn chặn một nhà nước bạo lực và buộc nhà nước phảitôn trọng luật pháp và các quyền của con người, phấn đấu vì hạnh phúc của con người.5

Từ những phân tích trên cho thấy, nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến đòi hỏi của

một nhà nước Đó là “một tổ chức công quyền được thành lập và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhằm đưa lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của

xã hội công dân, xã hội dân sự, thông qua hệ thống các thể chế và yêu cầu dân chủ như đề cao chủ quyền nhân dân; có cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước khoa học và hiệu quả; dân chủ hóa đời sống nhà nước và xã hội” 6

1.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền

Do có nhiều quan niệm khác nhau về nhà nước pháp quyền nên những đặc trưng của nócũng khác, tùy thuộc vào lập trường chính trị- pháp lý và quan điểm học thuật của các nhà tưtưởng, các nhà lý luận chính trị- pháp lý Các quan niệm có thể khác nhau nhưng về bản chất

có thể quy về một số đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền có tính chất tổng quát nhưsau:

Thứ nhất, nhà nước pháp quyền phải đề cao chủ quyền nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Đây là một đặc trưng nổi bật của bất kỳ quan niệm nào về nhà

nước pháp quyền Bởi lẽ nhà nước pháp quyền là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân, nhà nước phải tôn trọng các quyết định chính trị của nhân dân Trong nhà nướcpháp quyền, nhân dân lập ra nhà nước, làm chủ tất cả quyền lực nhà nước đồng thời phảikiểm soát được quyền lực nhà nước, thông qua các cơ chế về tổ chức, kiểm tra, giám sát việc

tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước Suy cho cùng, mục tiêu của nhà nước pháp quyền

là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân

Thứ hai, nhà nước pháp quyền phải đề cao hiến pháp và luật Hiến pháp là đạo luật cơ

bản của một quốc gia, trong bất kỳ một quốc gia nào, dù là chế độ chính trị nào thì tính tốithượng của hiến pháp luôn được đặt lên hàng đầu Chính vì thế đặc điểm này là không thểthiếu trong sự tồn tại và vận động của một nhà nước pháp quyền Vì đây cũng chính là đặcđiểm thể hiện quyền lực của nhân dân Quyền lực đó được thể hiện thông qua việc mọingười dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hiến pháp, việc xây dựng hiến pháp phải được

5 Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr 259 –260.

6 Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr 259.

Trang 13

toàn xã hội tham gia và hiến pháp phải được toàn xã hội thừa nhận Một mặt quyền lực đócòn được thể hiện bằng cách, thông qua hiến pháp người dân trao quyền của mình cho các

cơ quan nhà nước để quản lý xã hội, đồng thời thông qua hiến pháp người dân giới hạnquyền của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cá nhân và kiểm soát hoạt động của các

cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu trên

Tuy nhiên hiến pháp chỉ là một văn bản luật quy định những vấn đề cơ bản, chungchung điều chỉnh toàn xã hội Vì thế, hiến pháp phải được cụ thể hóa thành các văn bản luật

và dưới luật với điều kiện các văn bản này phải hướng về hiến pháp, tuân thủ tuyệt đối hiếnpháp cả về nội dung lẫn hình thức Từ đó có thể nói ý chí và nguyện vọng của nhân dân sẽđược thể hiện thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung, hiến pháp, luật vàcác văn bản dưới luật nói riêng

Thứ ba, nhà nước pháp quyền phải luôn tăng cường pháp chế Pháp luật và pháp chế

là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn, nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ gắn bókhông thể tách rời nhau Có pháp luật chưa hẳn đã có pháp chế, nhưng pháp chế không thểtồn tại nếu thiếu pháp luật nói chung, hay nói một cách cụ thể thì hệ thống pháp luật hoàn

chỉnh là điều kiện cần để có một nền pháp chế Ta có thể hiểu “Pháp chế là sự đòi hỏi các chủ thể pháp luật phải tôn trọng và triệt để thực hiện nghiêm các quy phạm pháp luật”.7

Điều kiện cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền là phải xây dựng được một nềnpháp chế thực thụ Nghĩa là trong nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động của nhà nước, cơquan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang và mọi công dân đềuphải dựa trên cơ sở pháp luật, luôn phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.8 Nhà nước là cơquan ban hành ra pháp luật nhưng không thể đặt mình cao hơn pháp luật, không thể tự mình

vi phạm pháp luật Mọi sự vi phạm pháp luật của Nhà nước, các cơ quan nhà nước và tất cảnhững cá nhân thực hiện công vụ đại diện nhà nước thực thi vai trò của nhà nước đều có thểgây tổn hại đến các quyền tự do, lợi ích của các tổ chức và công dân, những người chủ thật

sự của quyền lực Nhà nước

Còn đối với công dân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội… những chủ thể tham giavào quan hệ xã hội, chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật lại là người ủy quyền cho các

cơ quan nhà nước ban hành pháp luật xuất phát từ lợi ích của bản thân họ, cũng như lợi íchchung của toàn xã hội Thế nên pháp luật chính là ý chí, nguyện vọng chính đáng của họ chonên việc nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật cũng chính là bảo vệ lợi ích và nguyện vọngchính đáng cũng như quyền tự do dân chủ của chính họ Vì vậy, trong nhà nước pháp quyền,

7 Lê Văn Quang, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các định chế xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2006, tr 325.

8 Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr 263 –264.

Trang 14

mọi vi phạm pháp luật của bất kỳ chủ thể nào, ở bất kỳ cương vị nào, của cơ quan nhà nước,của tổ chức xã hội hay của cá nhân đều phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Thứ tư, nhà nước pháp quyền phải có cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước vừa khoa học, hiệu quả vừa hợp pháp Quyền lực nhà nước phải được tổ chức một cách hợp

lý có sự phân công và phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Việc tổ chứcquyền lực nhà nước phải thực hiện trên cơ sở pháp luật, đảm bảo tính minh bạch rõ ràng,hợp lý và thực sự hiệu quả Có đảm bảo các yếu tố đó trong việc tổ chức quyền lực nhà nướcthì quyền lực nhà nước (cũng chình là lợi ích và quyền lực của nhân dân, của toàn xã hội)mới được đảm bảo và dân chủ mới được phát huy triệt để)

Vì vậy, tính chất và cách thức phân công, kiểm soát quyền lực trong nhà nước rất đadạng, (tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội ở các nước khác nhau), nhưng cóđiểm chung là quyền lực nhà nước không tập trung vào một người, vào một cơ quan, màphải được phân công (phân chia) giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lậppháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Đồng thời, việc tổ chức và thực thi quyền lực phảiđược kiểm soát chặt chẽ với các cơ chế kiểm soát quyền lực cụ thể kể cả bên trong bộ máynhà nước và bên ngoài bộ máy nhà nước

Thứ năm, trong nhà nước pháp quyền, con người là giá trị cao quý nhất, do đó sự phát triển của cá nhân con người là mục tiêu cao quý nhất Giá trị con người luôn được pháp luật

thừa nhận và tôn trọng trong nhà nước pháp quyền Vì dù tồn tại trong kiểu nhà nước nào,chức năng và bản chất thực sự của nhà nước pháp quyền là đem lại tự do và hạnh phúc chocon người Trong nhà nước pháp quyền, con người được đặt vào vị trí trung tâm của mọichính sách xã hội do nhà nước đề ra Vì con người là mục tiêu mà nhà nước pháp quyềnhướng tới để phục vụ

Thứ sáu, nhà nước pháp quyền phải dân chủ hóa mọi mặt của đời sống nhà nước và xã hội Phát huy được tính dân chủ là mục tiêu chính yếu của việc xây dựng nhà nước pháp

quyền của tất cả các quốc gia Mọi mặt của đời sống nhà nước và xã hội phải được dân chủhóa Điều này chính là tiền đề để phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, vừa đảmbảo được yếu tố tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân vừa đảm bảo được yếu tố conngười là giá trị cao quý nhất

Thứ bảy, nhà nước pháp quyền phải nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết quốc tế mà nhà nước đã ký kết hoặc tham gia Đồng thời phải đặt hệ thống pháp luật của nước mình trong mối quan hệ phù hợp với pháp luật quốc tế Thượng tôn pháp luật cũng như pháp chế

là những đặc điểm không thể thiếu khi xây dựng nhà nước pháp quyền, để đảm bảo hiệnthực hóa những đặc điểm nêu trên trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền thì việc

Trang 15

hội nhập hệ thống pháp luật quốc gia vào hệ thống pháp luật quốc tế trở nên cấp thiết tronggiai đoạn toàn cầu hóa hiện nay Việc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế mà nhànước đã ký kết và tham gia cũng như việc xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp vớiluật quốc tế đã trở thành điều kiện quan trọng để đảm bảo các đặc điểm cơ bản của nhà nướcpháp quyền.

“Tóm lại, nhà nước pháp quyền là hiện tượng hình thành trong lịch sử lâu dài của loài người nó có những thành tố, yếu tố cho đến nay vẫn còn những giá trị nhân bản của nó trong đời sống xã hội Tuy nhiên, cần phải chú ý là mỗi các yếu tố trên sẽ có giá trị khác nhau ở các quốc gia khác nhau”.9

1.1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển học thuyết nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền lúc đầu chỉ là một ý tưởng, ý niệm thể hiện sự khao khát tự do vàbình đẳng của con người nhưng dần về sau, nó được hình thành và phát triển thành họcthuyết và được vận dụng, nghiên cứu để hoàn thiện hơn Cho nên việc tìm hiểu lịch sử hìnhthành tư tưởng về nhà nước pháp quyền là không thể thiếu khi chúng ta nghiên cứu về tưtưởng nhà nước pháp quyền, từ đó có đầy đủ những thông tin cần thiết về tính lịch sử, có cơ

sở lý luận về bản chất sâu xa và xu hướng vận động của nhà nước pháp quyền ở những giaiđoạn khác nhau trong lịch sử xã hội loài người

Những ý niệm đầu tiên về nhà nước pháp quyền xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu tiên củanền văn minh nhân loại Ngay từ thời cổ đại xa xưa, loài người đã bắt đầu tìm kiếm nhữnghình thức, cơ chế và điều kiện để có được một đời sống xã hội công bằng, tốt đẹp hơn Ýniệm đầu tiên chính là quan niệm ngây thơ của người xưa cho rằng lẽ phải, công bằng, phápluật do Thượng đế sinh ra, là những gì hợp với lẽ thường của Trời- Đất, chứ không phải sự

áp đặt của quyền lực.10 Qua quá trình phát triển của lịch sử xã hội, những ý niệm ban đầutrên đây đã được nhiều người quan tâm và nghiên cứu Các nhà tư tưởng đã đưa ra nhiều họcthuyết về nhà nước và pháp luật để quản lý, phục vụ lợi ích của xã hội, nhằm mang lại tự do,dân chủ cho người dân

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ đã hìnhthành ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng phương Tây cổ đạinhư: Xôlông (638- 559 tr CN) xác định sẽ “giải phóng tất cả mọi người bằng quyền lực củapháp luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp luật” Theo ông “chỉ pháp luật mới thiết lậpđược trật tự và tạo nên sự thống nhất”; Pitago (580 – 500 tr CN) đòi phải thực hiện mệnh

9 Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr 269.

10 Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr 18.

Trang 16

lệnh của nhà nước, tức là phải tuân thủ pháp luật Pháp luật phải được đặt cao hơn các phongtục, tập quán không thành văn; Hêracơlit (530-470 tr CN) quan niệm rằng, pháp luật làphương thức thực hiện cái phổ biến Do đó, “nhân dân phải đấu tranh bảo vệ pháp luật nhưbảo vệ chốn nương thân của mình”; Còn Hêrôđôt (480-425 tr CN) khẳng định, quyền lựctrong xã hội thuộc về dân, xã hội phải được quản lý theo nguyên tắc công bằng trước phápluật; Xôcơrat (469- 399 tr CN) cho rằng dân chủ không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật haypháp luật bất lực Giá trị cao nhất là công lý, nghĩa là con người ta sống tuân thủ pháp luậtcủa nhà nước; Platôn (427- 347 tr CN) xác định rằng, người cầm quyền phải gạt sang mộtbên ý chí cá nhân để tuân thủ và nhân danh ý chí của pháp luật; Arixtốt (384- 322 tr CN) đã

đi đến những kết luận mới về nhà nước, ông nêu lên tư tưởng xem xét nhà nước ở ba phươngdiện lập pháp, hành chính và xét xử, coi mức độ đem lại phúc lợi cho công dân trong xã hội

là tiêu chuẩn để đánh giá nhà nước Pháp luật là quy tắc khách quan, chính trực và vô tư Đốivới ông, trong pháp luật bọc lộ rõ bản chất của nhà nước; Pôlybi (201- 120 tr.CN) cho rằng

sự phân chia và giám sát quyền lực hợp lý, chặt chẽ là hai yếu tố cơ bản bảo đảm một nhànước vững mạnh và phát triển; Còn với Xixêrôn (106- 43 tr.CN) thì cho rằng, nhà nước là

“một cộng đồng pháp lý” Nhà nước là của chung nhân dân và là trật tự chung; nhân dânkhông phải là một tập hợp bất kỳ, mà là một tập hợp liên kết với nhau bằng sự thỏa thuận vềpháp luật.11

Những tư tưởng trên cho thấy từ thời cổ đại các nhà tư thưởng phương Tây đã khátkhao xây dựng hệ thống tư tưởng về một thiết chế quản lý xã hội đề cao pháp luật phát huydân chủ, đó được xem là mầm móng của tư tưởng về nhà nước pháp quyền được hình thành

và phát triển sau này

Ở phương Đông, một loại hình tư tưởng gần với tư tưởng nhà nước pháp quyền đượcxem là nổi bật nhất chính là tư tưởng nhà nước pháp trị được sản sinh ở Trung Hoa vào thời

kỳ cổ đại

Tư tưởng pháp trị do Quản Trọng (~ 683- 640 tr CN) – người nước Tề và Tử sản (~

522 tr CN)- người nước Trịnh khởi xướng Tư tưởng pháp trị sơ kỳ này chủ trương tôntrọng vua, vì vua là người đặt ra pháp luật Còn vua phải yêu dân thì mới được dân phụctùng Pháp luật trước khi ban hành phải được cân nhắc chu đáo để ít thay đổi; Thương Ửng(~ 347 tr CN)- tướng quốc nước Tần, người đề xướng chủ trương “biến pháp canh tân” đãphát triển chủ trương pháp trị lên mức cao hơn Theo ông, chủ trương trị nước phải có bayếu tố, quyền lực và lòng tin của dân; Hàn Phi người nước Hàn (280- 230 tr CN) là người

11 Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân- Lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 12- 16.

Trang 17

xác lập trường phái pháp gia ở Trung Quốc cổ đại, ông đặc biệt coi trọng pháp luật Hàn Phicho rằng trong việc trị nước thì pháp luật là cái quan trọng nhất “không có nước nào luônluôn mạnh, cũng không có nước nào luôn luôn yếu Hễ những người thi hành pháp luậtmạnh thì nước mạnh, còn hễ có người thi hành pháp luật yếu thì nước yếu” Mọi việc làmcủa vua đều phải dựa vào pháp luật Một khi pháp luật đã được ban hành thì việc thi hànhpháp luật phải như nhau đối với mọi người, có nghĩa là mọi người kể cả vua cũng bình đẳngtrước pháp luật Hàn Phi là người phát triển tư tưởng pháp trị lên đỉnh cao Có thể thấy họcthuyết pháp trị cổ đại Trung Hoa thể hiện rõ những tư tưởng chủ yếu sau: pháp luật là công

cụ của quyền lực chính trị; Pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội theo nguyên tắc thờibiến thì pháp phải biến; Pháp luật phải thi hành triệt để, nghiêm minh không có chổ choriêng tư cá nhân, pháp luật phải được thi hành một cách công bằng.12 Quan niệm của các nhà

tư tưởng Trung Hoa cổ đại có ảnh hưởng đến tư tưởng về nhà nước và pháp luật ở Việt Namthời phong kiến

Ở phương Tây, đêm dài trung cổ kéo dài hàng nghìn năm dưới ách thống trị của chế độchuyên chế vương quyền, thần quyền Nhà nước không hoặc ít biết đến pháp quyền Tuynhiên thời kỳ này có không ít nhà tư tưởng tiến bộ đã đấu tranh để bảo vệ và phát triển thêmnhững ý tưởng về nhà nước pháp quyền thời cổ đại Đó là các nhà thần học như: GÔguytxtanh (357- 430), Tômát Đacanh (1225- 1274), Giăng Bôđanh (1530- 1596)…13

Sau sự phục hưng ở phương Tây, trong những năm cuối cùng của thế kỷ XVII, một trật

tự xã hội mới đã thực sự bắt đầu Học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản đã từng bước hìnhthành Nhà nước tư sản cũng từng bước được thiết kế theo mô hình nhà nước pháp quyềndựa trên cơ sở thế giới quan của giai cấp tư sản đang lên- thế giới quan pháp lý Đó là sựphục hồi, kế thừa các giá trị tư tưởng có liên quan đến nhà nước pháp quyền thời cổ đại vàđưa các giá trị đó lên tầm cao hơn phù hợp với đòi hỏi mới của lịch sử.14 Trong giai đoạnnày nói đến tư tưởng về nhà nước pháp quyền không thể không nhắc đến những nhà tưtưởng đã có công phát triển học thuyết này như: B Xpinôda (1632- 1677); G Lốccơ (1632-1704); Tômát Hốpbơ (1588- 1679); Môngtexkiơ (1689- 1755); Gi Rútxô (1712- 1778); I.Cantơ (1724- 1804); Hêghen (1770- 1831); Phichtơ (1762- 1814)…

Cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, vấn đề nhà nước pháp quyền thu hút sự chú ý củanhiều nhà lý luận và nhà chính trị ở các nước phương Tây Đáng kể nhất là các tác giả người

12 Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân- Lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 28- 32.

13 Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005, tr 39.

14 Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân- Lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 16- 17.

Trang 18

Đức như G K Hécbơ, P Laban, H Êlinê và Lerinh v.v Từ sau chiến tranh thế giới lần thứhai (1945) cho đến những thập kỷ gần đây, vấn đề nhà nước pháp quyền lại được nghiên cứu

ở nhiều nước phương Tây.15

Riêng với lịch sử tư tưởng ở Việt Nam, “Tư tưởng về nhà nước pháp luật thời đại Hùng Vương, An Dương Vương tuy còn phôi thai nhưng đã hình thành đường nét và đặt nền móng những tư tưởng chính trị, pháp luật tiếp tục hình thành và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta” 16 Trong thời kỳ phong kiến ở nước ta, giaiđoạn thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII, đây là giai đoạn mà pháp luật được chú trọng và đề cao.Sau này, thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, nước ta xuất hiện những nhà tư tưởng theo chủ nghĩacanh tân ủng hộ quan điểm pháp trị và cũng phải nói đến sự xuất hiện của tư tưởng lập hiếntiến bộ của các nhà tư tưởng Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan ChuTrinh, Phan Bội Châu Tuy thuộc những trường phái khác nhau nhưng những nhà tư tưởngtrên cũng đã đặt nền móng cho tư tưởng pháp quyền hình thành và phát triển ở Việt Nam saunày

1.1.2 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

1.1.2.1 Khái niệm

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một hiện tượng chính trị pháp lý phức tạp,hay nói cách khác nó không phải là một kiểu nhà nước mà là cách thức tổ chức nhà nước vàphương thức quản lý xã hội của nhà nước đó

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền được hình thành và vận động qua một tiến trình lịch

sử lâu dài Học thuyết nhà nước pháp quyền không chỉ là sản phẩm của riêng xã hội tư sản

mà nó là giá trị thực thụ của nền văn minh nhân loại Học thuyết này cũng được các nước xãhội chủ nghĩa nghiên cứu và vận dụng vào từng hoàn cảnh vụ thể Tùy vào điều kiện lịch sử

xã hội, kinh tế chính trị khác nhau mà học thuyết về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩađược phát triển theo hướng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể Vì thế không thể đưa ra một kháiniệm cụ thể về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo những quan niện khác nhau thì có thể đưa

ra những khái niệm khác nhau, hiện nay ở nước ta chưa có một khái niệm chính thức về vấn

đề này Theo người viết, dù theo quan niệm nào đi nữa thì cái cốt lỗi của khái niệm về nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vẫn là: Nhà nước pháp quyền đề cao dân chủ, tôn trọngpháp luật, phân công thực hiện quyền lực nhà nước một cách hợp lý, đặc biệt trong nhà nước

15 Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân- Lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 26- 27.

16 Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân- Lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 34.

Trang 19

pháp quyền xã hội chủ nghĩa quyền con người được tôn trọng và các cam kết quốc tế đượcđảm bảo thực hiện.

1.1.2.2 Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Chức năng của nhà nước là những phương diện (mặt) hoạt động chủ yếu của nhà nướcnhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước Còn nhiệm vụ là những vấn đề,những mục tiêu mà nhà nước cần đạt được và bao giờ cũng có đích cuối cùng Chức năngcủa nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất của nhà nước, do các điều kiện kinh tế,chính trị, xã hội quyết định ở mỗi thời kỳ phát triển.17

Cũng như đã trình bày ở trên, chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacũng là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ củanhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với bản chất và điều kiện kinh tế, chính trị,

xã hội của từng thời kỳ Như vậy chức năng suy cho cùng là công cụ để thực hiện nhiệm vụ,

còn nhiệm vụ là cái đích đến của nhà nước khi thực hiện chức năng.“Để thực hiện được nhiệm vụ tổ chức và quản lý rộng lớn, toàn diện đó, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải thực hiện nhiều chức năng trong đối nội cũng như đối ngoại”.18 Các chức năng dù xuấtphát từ tính xã hội hay tính giai cấp thì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đềuhướng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam là đem lại nền tự do dân chủ cho nhân dân Các chức năng chính yếu của nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Thứ nhất, chức năng bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ đất nước Đây là

một chức năng chủ yếu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, có thực hiện tốt chức năng này thìnhà nước mới có thể thực hiện được các chức năng mang tính chất đối nội khác

Thứ hai, chức năng tổ chức quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chức năng này nằm trong hệ thống chức năng của nhà nước, nó là một chức năng thể

hiện rõ vai trò của nhà nước đối với đời sống kinh tế xã hội nói chung Nền kinh tế ViệtNam chính là nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên

có nhiều điểm đặc trưng khác biệt với các nền kinh tế thị trường thuần túy khác Vì thế đểthực hiện chức năng tổ chức quản lý nền kinh tế của Việt Nam thì nhà nước ta phải có nhữngphương cách đặc biệt so với các quốc gia khác Tuy nhiên, chức năng tổ chức quản lý nềnkinh tế của Việt Nam không tách rời nội hàm chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước nóichung

17 Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr 45.

18 Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân- Lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 178- 179.

Trang 20

Chức năng tổ chức quản lý nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩaViệt Nam không thể tách rời với các chức năng khác của nhà nước ta, vì về bản chất thì hoạtđộng kinh tế có mặt trong hầu hết các hoạt động mà Nhà nước pháp quyền có nhiệm vụ quản

lý, chúng ảnh hưởng qua lại với nhau

Những nội dung, phương thức thực hiện chức năng tổ chức quản lý nền kinh tế của Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thể hiện ở những phương diện như:

Nhà nước ban hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô; Nhà nước xây dựng kế hoạch để phát triển nền kinh tế quốc dân; Nhà nước sử dụng công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng; Nhà nước quản lý kinh tế vĩ mô bằng pháp luật; 19

Thứ ba, chức năng xã hội Chức năng xã hội của nhà nước là cách thức, phương hướng

mà nhà nước tác động vào các lĩnh vực của xã hội “Nó thể hiện tập trung thuộc tính xã hội của bản chất Nhà nước” 20 Mục đích của việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước lànhằm tác động vào xã hội, ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cảcác thành viên trong xã hội Nhằm thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo lợi ích cá nhân vàlợi ích xã hội được dung hòa

Nội dung cơ bản của chức năng xã hội của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thểhiện trên các lĩnh vực lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, xóa đóigiảm nghèo, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội

Thứ tư, chức năng bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Đây là một chức năng vô cùng quan trọng, “một trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ” 21 Có thực hiện tốt chức năng này, mới đảm bảo được vấn đề về quyền con người,quyền công dân, đây là một vấn đề đang được quốc tế quan tâm; đảm bảo thực hiện tốt cácchức năng khác; Tăng cường bảo vệ trật tự, an toàn xã hội; Bảo vệ được chính quyền, thànhquả cách mạng và đảm bảo điều kiện để công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực đờisống xã hội, trong đó có công cuộc đổi mới kinh tế giành được thắng lợi

“Việc thực hiện chức năng bảo vệ trật tự an toàn xã hội được thể hiện qua các mặt như xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ trật tự an toàn xã hội, tổ chức thực

19 Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân- Lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 185- 190.

20 Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân- Lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 198.

21 Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân- Lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 207.

Trang 21

hiện tốt những quy định nói trên, đồng thời xử lý kịp thời và nghiêm minh hành vi phạm pháp” 22

Thứ năm, chức năng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và hữu nghị với các dân tộc vì hòa bình, ổn định và phát triển Đây là một chức

năng không thể thiếu của mỗi nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế dang diễn ra sâurộng trên phạm vi toàn cầu Nhân loại đang đứng trước những vấn đề thách thức đòi hỏi toàncầu phải chung tay giải quyết Cho nên, đây là một chức năng của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa mang tính chất đối ngoại không thể thiếu

1.1.2.3 Đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước pháp quyền là một học thuyết về cách thức tổ chức và thực hiện quyền lựcnhà nước được hình thành và phát triển trong lịch sử văn minh nhân loại Tùy thuộc vào điềukiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở từng quốc gia khác nhau mà việc kế thừa và vậndụng nó sẽ mang những màu sắc đặc trưng của từng quốc gia, từng thời kỳ phát triển củalịch sử Từ thực tiễn đấu tranh xây dựng đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam, nước ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang

những đặc điểm cơ bản sau: Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Hai là,

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ

quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người; Ba là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo tính

tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội; Bốn là, Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thốngnhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập

pháp, hành pháp và tư pháp; Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

nhà nước chịu trách hiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và đảm bảo công dân

thực hiện các nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội; Sáu là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; Bảy là, Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữunghị hợp tác và phát triển với các nước láng giềng, các nước và các dân tộc khác trên thếgiới, tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phêchuẩn.23

22 Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân- Lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 208.

23 Nguyễn Văn Mạnh, Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam- Lý luận và thực tiễn, Nxb chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2010, tr 137-139.

Trang 22

1.2 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.2.1 Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Đây là một yếu tố cơ bản vì nó mang bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo yếu tố trên Xétcho cùng cái đích mà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới là xây dựng một nềndân chủ thực thụ

Cái gốc của nhà nước pháp quyền là xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảoquyền lực nhà nước của nhân dân, thể hiện quyền lực nhà nước một cách chính đáng nhất.Trong nhà nước đề cao dân chủ như nhà nước pháp quyền, thì đòi hỏi đầu tiên là phải tôntrọng quyết định chính trị và sự lựa chọn chính trị của nhân dân Việc sử dụng và thực thiquyền lực nhà nước phải phản ánh cho được sự tôn trọng đó Quyền lực nhà nước là sảnphẩm của ý chí nhân dân Vì vậy, yếu tố tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là dấuhiệu đặc trưng đầu tiên của nhà nước pháp quyền.24

“Theo tiếng Hy Lạp “Democratos” có nghĩa là quyền lực nhân dân (Demo- nhân dân; Cratos- sức mạnh, quyền lực), là khái niệm xuất hiện ngay từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại” 25

Khái niệm dân chủ xuất hiện từ thời kỳ cổ đại trong lịch sử xã hội loài người Khi bàn về

khái niệm dân chủ, các nhà khoa học đề xuất nhiều ý kiến: Ý kiến thứ nhất cho rằng, dân chủ

là sản phẩm của quan hệ giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền đối

với xã hội; Ý kiến thứ hai hiểu khái niệm dân chủ bao hàm ba nội dung cơ bản là nội dung chính trị, nội dung văn minh nhân đạo và nội dung xã hội của dân chủ; Ý kiến thứ ba cho

rằng dân chủ cần được xem xét theo nhiều khía cạnh, nhưng với nghĩa chung nhất, phổ biến

nhất, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân; Ý kiến thứ tư của một nhà khoa học tôn vinh

dân chủ là một công trình bi tráng trong hàng chục vạn năm của loài người Đó là khát vọng,

lý tưởng chung mà hàng triệu con tim và khối óc cùng hướng tới, đấu tranh không mệt mỏi

để giành lấy dù phải hi sinh xương máu Dân chủ là khát vọng mà chính chúng ta đang vươn

tới.; Ý kiến thứ năm cho rằng, dân chủ không phải là vấn đề chính trị hay xã hội, mà xét theo

bề sâu là một vấn đề văn hóa.v.v.26

Dân chủ là một vấn đề phức tạp được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau Cho nênkhi xem xét nghiên cứu về bản chất, nội dung của dân chủ ta phải có có cái nhìn từ nhiều

24 Đào Trí Úc, Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà

Nội, 2007, tr 233-234.

25 Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr 129

26 Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr 129- 130.

Trang 23

góc độ, khía cạnh khác nhau Dân chủ là: phương thức của phong trào chính trị xã hội củaquần chúng; là hình thức nhà nước, hình thức tổ chức nhà nước hình thức tổ chức và thựchiện quyền lực xã hội; là một hệ thống quyền hành, tự do và trách nhiệm của công dân đượcquy định bởi Hiến pháp và pháp luật là nguyên tắc tổ chức toàn thể xã hội với tư cách là chế

độ chính trị.27

Dù nghiên cứu vấn đề ở khía cạnh nào thì, theo người viết nhìn chung dân chủ là quyền

lực thuộc về nhân dân “Dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ” (theo chủ tịch Hồ Chí

Minh)

Khi nói đến chủ nghĩa xã hội, thì không thể không nhắc đến một nền dân chủ, trong đódân chủ không chỉ là công cụ, phương tiện để phát huy tính sáng tạo của quần chúng nhândân mà còn là bản chất của chủ nghĩa xã hội Xây dựng xã hội dân chủ- công bằng, bìnhđẳng, văn minh vừa là mục tiêu vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội Điều đó thể hiện khátkhao về một chế độ xã hội dân chủ được phát huy, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

“Muốn có nhà nước pháp quyền với đầy đủ ý nghĩa của nó thì phải xây dựng được nhà nước thật sự dân chủ” 28 Trong nhà nước dân chủ- nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩatất cả quyền lực nhà nước không đơn thuần là được ghi nhận đều thuộc về nhân dân mà điều

đó còn được đảm bảo thực hiện

1.2.2 Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Theo quan điểm của các học giả, của các nhà chính trị tư sản và của Hiến pháp đa sốcác nước tư sản, nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng trên nguyên tắc phân chiaquyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Sự phân chia quyền lực làphương tiện hữu hiệu để khắc phục sự chuyên quyền, độc đoán của chế độ phong kiếnchuyên chính đương thời Học thuyết tam quyền phân lập (phân chia quyền lực) với các đạidiện tiêu biểu của học thuyết này là Giôn Lốccơ (1632- 1704) nhà tư tưởng người Anh; S l.Mongotexkiơ (1689- 1755) là một nhà luật học người Pháp và người đặt nền móng cho sự rađời của học thuyết này là Arixtốt- ông tổ của nền khoa học cổ đại Ưu điểm của thuyết này

là ở chổ, cơ chế phân chia quyền lực đã có tác dụng nhất định trong việc ngăn chặn nguy cơtập trung quyền lực nhà nước trong tay một cá nhân, nhóm người, cơ quan, tổ chức chính trịhay tập đoàn cầm quyền nào đó như là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lạm quyền, tiếm

27 Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr 131.

28 Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr 135.

Trang 24

quyền; cơ chế này trong chừng mực nhất định cũng có tác dụng bảo vệ công dân khỏi nhữnghành vi tùy tiện, độc đoán và những quyết định mang tính chất quan liêu, hành chính, mệnhlệnh, gây phiền nhiễu từ phía các cơ quan và công chức trong bộ máy nhà nước Nhưng họcthuyết này cũng mắc phải những hạn chế mà các học giả tư sản cũng buộc phải thừa nhận:

G G Rútxô phủ nhận sự phân chia quyền lực về mặt chính trị- xã hội, và chỉ ra rằng quyềnlực phải bắt nguồn từ nhân dân; N M Korơcunốp quan niệm rằng nói đúng hơn không phải

là sự phân chia quyền lực à là sự phân công chức năng giữa các cơ quan quyền lực nhà nướcthống nhất; Còn Hêghen khẳng định rằng phân chia quyền lực chỉ nên dừng lại ở khái niệm,nếu sự phân chia quyền lực vượt giới hạn của khái niệm và trở thành hiện thực thì quyền lực

sẽ không thể nào còn thống nhất lại được nữa Các nhánh quyền lực tách rời nhau tới mứcphân liệt, kiềm chế- đối trọng, đối lập và chống lại nhau Lúc đó muốn quyền lực nhà nướcthống nhất lại phải dùng đến đại bác.29

Học thuyết tam quyền phân lập là sản phẩm của nền văn hóa phương Tây, nó được pháttriển hàng nghìn năm ở các nước tư sản phương Tây Việt Nam ta, với điều kiện, hoàn cảnh

cụ thể mang những nét đặc trưng khác biệt so với các quốc gia tư sản phương Tây Thế nênchúng ta không hoàn toàn phủ nhận hay tiếp thu một cách rập khuôn học thuyết này, mà phảibiết chọn lọc một cách hợp lý có sáng tạo để phù hợp với tình hình đất nước

Giữ vững bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam, vận dụng nhân tố hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực và đề ra nguyêntắc cơ bản tổ chức và hoạt động nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới: Quyền lực nhànước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trongviệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Khác với nguyên tắc “tam quyềnphân lập”, trong nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhà nước làthống nhất, không phân chia và thuộc về nhân dân.30

Quyền lực nhà nước là một dạng quyền lực xã hội mang tính ý chí gắn liền với chủquyền quốc gia Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất thể hiện ở chổ quyền lực nhànước xuất phát từ nhân dân, nhà nước nhận quyền từ nhân dân Không chỉ vậy mà bản thânnhà nước luôn là một chỉnh thể thống nhất hành động vì những mục tiêu mục đích nhất định

Về việc phân công thực hiện quyền lực nhà nước là giao cho một hoặc một nhóm các cơquan nhà nước thực hiện một quyền (lập pháp, hành pháp hay tư pháp) nào đó có tính chấtchuyên nghiệp Sự chuyên nghệp hóa trong việc thực hiện quyền lực nhà nước nhằm nâng

29 Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr 123- 127.

30 Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr 128- 129.

Trang 25

cao năng suất lao động trong hoạt động quản lý nhà nước, không chỉ vậy sự phân công phùhợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước còn tránh được sự

ôm đồm bao biện hoặc chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước, hạn chếđược sự độc đoán chuyên quyền, sự lạm dụng quyền lực trong bộ máy nhà nước Đồng thời,

sự phân công hợp lý công việc giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lựcnhà nước sẽ tạo ra sự chủ động, linh hoạt, năng động của mỗi cơ quan nhà nước cũng như cả

bộ máy nhà nước Trong việc thực hiện quyền lực nhà nước có sự phân công nhưng do xuấtphát từ tính chất thống nhất của quyền lực nhà nước đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước Sự phối hợp giữa các

cơ quan nhà nước như vậy có tác dụng giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng thực hiện nhiệm

vụ của cơ quan mình hay của cả bộ máy nhà nước nói chung, ngoài ra sự phối hợp còn cótác dụng giúp các cơ quan nhà nước chế ước kiểm soát lẫn nhau để tránh nguy cơ lạm dụngquyền lực đồng thời có tác dụng hạn chế hoặc tránh được sự xung đột quyền lực, mặt kháccòn tạo ra sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước hạn chế được sự saisót, khiếm khuyết trong hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước.31 Có phân công, có phối hợpthì việc kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước phải đảm bảo cơ chế kiểm soát quyền lực nhànước giữa các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo việc phân công và phối hợp được thực hiệnmột cách tốt nhất

Từ những phân tích trên cho thấy để đảm bảo các yếu tố xây dựng nhà nước pháp

quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay thì yếu tố “Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” là yếu tố hết sức quan trọng, cần được đảm bảo.

1.2.3 Thượng tôn pháp luật

Sự cần thiết của nguyên tắc thượng tôn pháp luật trong công cuộc xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các yếu tố: mối quan hệ giữa nhà nước vàpháp luật nói chung, vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vànền pháp chế xã hội chủ nghĩa Chỉ khi các yếu tố trên được đảm bảo thì nguyên tắc thượngtôn pháp luật mới có thể thực thi được như vậy sẽ đảm bảo được một trong những yếu tố cơbản cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, con người muốn tồn tại và phát triển thì phải tậphợp nhau lại thành một cộng đồng, theo thời gian cộng đồng đó dần dần phát triển các yếu tố

31 Nguyễn Minh Đoan, Quyền lực nhà nước là thống nhất và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong

việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, Số 02, 2007, tr 27, tr 29, tr 31.

Trang 26

để hình thành xã hội loài người Đến khi xã hội xuất hiện giai cấp và các mâu thuẫn xã hộingày trở nên gay gắt thì nhà nước xuất hiện như một tất yếu khách quan Khi đó pháp luậtcũng xuất hiện đồng thời và cùng tồn tại, nhà nước là một tổ chức còn pháp luật là hệ thốngcác quy tắc xử sự Nhà nước và pháp luật cùng đóng vai trò là kiến trúc thượng tầng, đềuphụ thuộc vào cơ sở hạ tầng là nền kinh tế xã hội Cho nên chúng có cùng bản chất, cùngmục đích là duy trì quản lý đời sống xã hội vì lợi ích của lực lượng cầm quyền và vì hạnhphúc của nhân dân, thế nên nhà nước nào thì pháp luật đó Từ đó có thể thấy nhà nước vàpháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau Mối quan hệ đó được thể hiện qua pháp luật

là công cụ quản lý xã hội quan trọng nhất của nhà nước Pháp luật cũng không thể tồn tạiđộc lập với nhà nước, vì nhà nước ban hành pháp luật Thông qua nhà nước, pháp luật thểhiện mình dưới dạng các quy tắc xử sự chung mang tính chất bắt buộc đối với toàn xã hội.Đồng thời, pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện

Như vậy, nhà nước và pháp luật luôn tác động, hỗ trợ cho nhau, tạo tiền đề cho sự tồntại và phát triển của nhau Không thể có nhà nước đứng trên pháp luật Việc nhận thức đúngđắn mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng nhànước pháp quyền Bởi, pháp luật vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan, là những quyphạm mang tính chất phổ biến trong xã hội.32

Xuyên suốt trong các quan niệm về học thuyết nhà nước pháp quyền nói chung và nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, pháp luật

có một vai trò vô cùng to lớn trong việc xây dựng nhà nước và quản lý xã hội Trong nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì dân chủ luôn được đề cao, đó cũng chính là mục tiêu

cơ bản mà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn hướng tới Pháp luật quy định cácquy tắc xử sự chung trong xã hội, thông qua pháp luật nhân dân thể hiện được ý chí nguyệnvọng của mình vì trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì nhân dân là chủ thể thựcchất ban hành pháp luật, vì nhân dân ủy quyền cho nhà nước ban hành pháp luật vì lợi íchcủa nhân dân Ngoài ra, pháp luật còn là phương tiện chủ yếu để nhân dân trao quyền củamình cho một lực lượng đại diện mình đó chính là nhà nước Thông qua, hiến pháp và cácvăn bản quy phạm pháp luật hay nói một cách chung nhất là thông qua pháp luật nhân dânxây dựng các cơ quan nhà nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt độngcủa các cơ quan đó Đồng thời cũng thông qua pháp luật, nhân dân kiểm soát được quyềnlực của mình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dùng pháp luật làm công cụ trực tiếp

để quản lý xã hội Đồng thời nhân dân cũng sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lý xã hộimột cách gián tiếp Thông qua pháp luật mà quyền con người, các quyền cơ bản của công

32 Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr 69-70.

Trang 27

dân được đảm bảo Pháp luật cũng chính là công cụ để tổ chức quyền lực nhà nước và điềuphối việc tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách hài hòa nhất.

Từ những nhận định trên, có thể thấy pháp luật đóng một vai trò vô cùng to lớn, là công

cụ đảm bảo các đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Như trên đã cho thấy, pháp luật có một vai trò vô cùng quan trọng, nên việc tuyệt đốitôn trọng và tuân thủ pháp luật, xem pháp luật là tối thượng chính là một yếu tố cơ bản trongviệc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việc xây dựng một nền pháp chế xãhội chủ là hết sức cần thiết trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Xuất phát từ vai trò của pháp luật đối với xã hội nên đòi hỏi mọi hoạt động của nhà nước,các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang vàmọi cá nhân phải tuyệt đối chấp hành sự điều chỉnh của pháp luật hay nói một cách cụ thể làphải tuyệt đối tuân thủ các quy định của hiến pháp và các văn bản pháp luật Vì các chủ thểtham gia vào các mối quan hệ xã hội tôn trọng pháp luật cũng chính là tôn trọng bản thân vàbảo vệ quyền và lợi ích của mình Còn đối với nhà nước, các cơ quan nhà nước, các cá nhânthi hành công vụ tôn trọng và chấp hành pháp luật vì các chủ thể này trực tiếp ban hành phápluật và được pháp luật điều chỉnh sự ra đời cũng như mọi hoạt động, chấp hành nghiêmchỉnh pháp luật là quyền và nghĩa vụ của tất cả các chủ thể trên

Để đảm bảo pháp luật được tôn trọng, pháp chế được thực hiện thì mọi vi phạm phápluật của bất kỳ chủ thể nào, ở bất kỳ cương vị nào, của tổ chức, cá nhân nào cũng đều bị xử

lý nghiêm minh theo pháp luật Có như vậy thì pháp luật mới được tôn trọng và đảm bảođược vai trò của nó

Từ những phân tích trên cho thấy để đảm bảo việc xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa thì yếu tố thượng tôn pháp luật là một trong những điều kiện cơ bản

1.2.4 Quyền con người được tôn trọng

Con người là giá trị cao nhất mà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn hướng tới

Từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đưa ra những quan niệm sơ khai về nhà nước và pháp luậtcũng thể hiện khát khao mang lại quyền tự do, hạnh phúc cho con người Đến những cuộccách mạng diễn ra trong lịch sử, cũng mang một lý tưởng cao đẹp là giải phóng con người,mang lại tự do và hạnh phúc cho con người

“Con người là thước đo của mọi giá trị, mọi chân lý, là cơ sở để đánh giá một nhà nước, một nền pháp chế Xã hội công dân và nhà nước pháp quyền bắt đầu từ công dân” 33

Công dân nói riêng hay con người nói chung là mục đích tồn tại của nhà nước và pháp luật,

33 Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr 113.

Trang 28

còn nhà nước và pháp luật là công cụ để con người thực hiện mục đích của mình Trong Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì con người với nhà nước- pháp luật có mối quan hệbiện chứng không thể tách rời Con người tạo ra nhà nước và pháp luật, nhà nước thông quapháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ con người với mục đích chung là phục vụ cho lợiích của con người Nhà nước thông qua pháp luật đòi hỏi con người phải có trách nhiệm vớinhà nước, con người cũng thông qua pháp luật buộc nhà nước phải tôn trọng và có tráchnhiệm với quyền và lợi ích của mình Một nhà nước để được xem là nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa thì nhà nước đó phải đảm bảo và phát huy tối đa quyền con người nói chung

và quyền công dân nói riêng, vì đó chính là giá trị cao nhất của nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa

Chức năng và mục đích của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đem lại tự dohạnh phúc cho con người, nên nhà nước không chỉ tuyên bố hệ thống các quyền tự do chocông dân mà còn phải tạo ra một môi trường đồng bộ, đảm bảo hệ thống các quyền đó đượcnghiêm chỉnh thực hiện và ngăn ngừa loại bỏ mọi sự xâm hại đến các quyền tự do đó Đồngthời không ngừng mở rộng, làm phong phú thêm các quyền tự do của công dân phù hợp vớimôi trường xã hội luôn vận động

Từ những phân tích trên, cho thấy yếu tố “quyền con người được tôn trọng” là một yếu

tố cơ bản cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

1.2.5 Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự đảm bảo chính trị vững chắc cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa ở nước ta là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều kiện hệ trọng bậc nhất và

là quan điểm cơ bản nhất trong hệ thống các quan điểm cơ bản nhất trong hệ thống các quanđiểm xây dựng nhà nước pháp quyền.34 Ở nước ta, sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệpxây dựng và bảo vệ nhà nước nói chung, với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa, của dân, do dân vì dân nói riêng là một yếu tố mang tính tất yếu và tính lịchsử

Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng vừa là một bộ phận hợp thành vừa là tổ chứclãnh đạo hệ thống chính trị Trong lịch sử nước ta, Đảng ta là một Đảng cách mạng gắn bómàu thịt với nhân dân trong quá trình đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, xây dựng nhànước xã hội chủ nghĩa Đảng ở trong lòng dân, từ nhân dân mà ra và hoạt động không mụcđích nào khác ngoài việc phục vụ lợi ích của nhân dân Từ trước tới nay, Đảng hoàn thànhđược sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình là nhờ sự ủng hộ của nhân dân, đi đúng đường lối

34 Nguyễn Văn Thảo, Xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr 481.

Trang 29

phục vụ nhân dân Nhà nước ta và nhân dân ta có được những thành tựu như ngày nay là do

sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.35

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò lãnhđạo của Đảng đối với chính quyền nhà nước là vấn đề có tính quy luật, xét cả từ phương

diện xã hội- chính trị và phương diện xã hội- dân sự, đồng thời là vấn đề thực tiễn Về phương diện xã hội- chính trị, theo V.I Lênin, giai cấp vô sản chỉ có thể thành công trong

cách mạng vô sản, trong xây dựng nhà nước kiểu mới của mình khi biết giữ vững và pháthuy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Giành chính quyền là là vấn đề cơ bản của cáchmạng xã hội chủ nghĩa, nhưng chỉ là bước đầu tiên Điều quan trọng hơn và có ý nghĩa quyếtđịnh thắng lợi cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa là xây dựng thành công xã hội chủnghĩa và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa Để có những thành công trong cáchmạng vô sản, đòi hỏi chính quyền nhà nước luôn giữ vững định hướng chính trị dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩađòi hỏi Đảng đề ra những đường lối đúng đắn để xây dựng thành công mục tiêu của Đảng,

nhà nước và toàn thể nhân dân Về phương diện xã hội dân sự, việc phát huy vai trò lãnh đạo

của Đảng đối với chính quyền nhà nước và các định chế xã hội cũng là vấn đề có tính quyluật nhằm định hướng cho nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa giải quyết càng tốt hơnnhu cầu đa dạng của đòi sống xã hội dân sự, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân

Về phương diện thực tiễn, công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ

nghĩa của nhân dân ta hiện nay đang đặt ra vấn đề nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt vaitrò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.36

1.2.6 Các cam kết quốc tế được nhà nước đảm bảo thực hiện

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, có rất nhiều vấn đề nổi lên đòi hỏi phải có sựchung tay giải quyết của toàn nhân loại Thế giới luôn vận động và pháp triển theo hướng đacực hóa Cho nên để thích ứng với tình hình trên các quốc gia trên thế giới đều phải mở rộngquan hệ hợp tác với thế giới bên ngoài để tồn tại và theo kịp sự phát triển nhanh chóng củatoàn thế giới Để có thể đứng vững trong mối quan hệ quốc tế ngày nay, tất cả các quốc giaphải thực hiện tận tâm các cam kết quốc tế để tạo thế và lực cho quốc gia mình được vươn

Trang 30

đảo xây dựng các yếu tố bên trong cấu thành nên nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, màphải quan tâm đến yếu tố củng cố và mở rộng mối quan hệ quốc tế không những với nhữngnước láng giềng hay các quốc gia có mối quan hệ truyền thống mà còn phải mở rộng quan

hệ với hầu hết các quốc gia Để tạo dựng mối quan hệ như thế, đòi hỏi nhà nước phải đảmbảo thực hiện và hết sức tôn trọng những cam kết quốc tế mà mình đã tham gia, tạo nên sựhòa nhập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế

Để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì mỗi nhà nước phảihết sức chú ý đến yếu tố “các cam kết quốc tế được nước đảm bảo thực hiện” Đảm bảođược yếu tố này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước có thể hoàn thành tốt các điều kiệnhướng tới xây dụng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trang 31

CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH NHẰM ĐẢM BẢO CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP

QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

“Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước

và nhân dân ta luôn phấn đấu thực hiện, khát vọng đó được ghi nhận ngay trong Hiến pháp

năm 1992 Điều 2, Hiến pháp 1992 quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…” Và gần đây nhất, khát vọng đó được khẳng định một lần nữa trong bản Hiến Pháp

2013 , bản Hiến pháp được đánh giá rất cao của nhân dân cả nước cũng như cộng đồng Quốc

tế Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân” 37 Trong chương này người viết sẽ nêu những quy định của hệthống pháp luật nhằm đảm bảo các yếu tố cấu thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Những quy định này ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong những văn bản luật vàdưới luật Trong phần này, do thời gian và khả năng của người viết có hạn, nên người viết

chỉ trình bày các quy định trong Hiến pháp và các văn bản luật.

2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO YẾU TỐ TẤT CẢ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ NHÂN DÂN

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần đảm bảo tất cả các yếu tốcấu thành nên nó Trong đó một yếu tố cốt lõi chính là phải đảm bảo “Tất cả quyền lực nhànước thuộc về Nhân dân” Đây chính là yếu tố mang tính bản chất và cũng là yếu tố mangtính mục tiêu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Yếu tố “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” trở thành một nguyên tắc hiến

định, việc tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta phải đáp ứng điều kiện “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” 38

Chủ quyền nhân dân được hiểu là trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, khi xâydựng nhà nước, nhân dân trở thành chủ thể duy nhất nắm giữ quyền lực nhà nước, để quản lý

xã hội Chính nhân dân xây dựng nhà nước thông qua việc xây dựng hiến pháp, điều này

được thể hiện ngay trong lời nói đầu của Hiến pháp 2013 “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi

37Hiến pháp 2013, điều 2, khoản 1.

38 Hiến pháp 2013, điều 2, khoản 2.

Trang 32

hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Trong Hiến pháp nhân dân quy định việc quyền lực của họ sẽ được ủy quyền cho chủ

thể nào theo phương thức nào, cũng trong hiến pháp nhân dân quy định cách thức hình thành

và sử dụng quyền lực của các chủ thể được nhân dân trao quyền Điều đó có nghĩa là nhândân đang sử dụng quyền lực của họ bằng cách tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của bộmáy nhà nước, đồng thời nhân dân giám sát tất cả các hoạt động của bộ máy nhà nước và hệthống chính trị Hiến pháp 2013 ghi nhận nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về

nhân dân” được thể hiện qua hai hình thức dân chủ “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện…” 39Dân chủ trực tiếp bằng nhiều hình thứckhác nhau như: nhân dân tham gia biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân “Công dân đủ

mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”; 40bầu cử;

biểu tình hay bãi nhiệm đại biểu dân cử… Và “…Dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” 41Đây là bước tiến của Hiếnpháp 2013 so với Hiến pháp 1992, trong bản Hiến pháp mới đã bổ sung đầy đủ các hình thứcNhân dân sử dụng quyền lực nhà nước, bao gồm dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện

2.1.1 Các quy định thể hiện hình thức dân chủ trực tiếp

Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp nhưnhân dân trực tiếp tham gia biểu quyết các vấn đề quan trọng của quốc gia khi nhà nước tiến

hành trưng cầu dân ý Đây là một quyền hiến định của nhân dân “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” 42, chế định trưngcầu dân ý được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 quy định Quốc hội có

quyền “Quyết định việc trưng cầu ý dân” 43 Và quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có

nhiệm vụ “Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội” 44

Ngoài chế định trưng cầu dân ý thì việc nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thôngqua hình thức dân chủ trực tiếp còn được thể hiện trong chế định bầu cử Hiến pháp 2013

quy định“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân Việc thực hiện các quyền này do luật định” 45 Bầu cử là việc cử tri (nhân dân) trực tiếp bỏ phiếu bầu những người xứng đáng

để đại diện cho nhân dân, để nhân dân giao quyền lực của mình Những đại biểu dân cử này

39 Hiến pháp 2013, điều 6.

40 Hiến pháp 2013, điều 29.

41 Hiến pháp 2013, điều 6.

42 Hiến pháp 2013, điều 29.

43 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), điều 14, khoản 2.

44 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001(sửa đổi, bổ sung năm 2007), điều 7, khoản 11.

45 Hiến pháp 2013, điều 27.

Trang 33

sẽ tham gia vào bộ máy nhà nước, quản lý xã hội Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểuHội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏphiếu kín Tất cả công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dântộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn

cư trú, đủ điều kiện theo quy đinh của pháp luật có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểuHội đồng nhân dân Khi tham gia bầu cử, cử tri trực tiếp sử dụng quyền lực của mình thôngqua việc cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu thay, trừ trường hợppháp luật cho phép Đồng thời nhân dân có quyền trực tiếp tham gia vào việc điều hành côngviệc của quốc gia khi người dân trở thành đại biểu dân cử, sau khi họ ứng cử và được bầu.Ngoài ra, nhân dân có quyền biểu tình cũng là quy định thể hiện nhân dân trực tiếp sửdụng quyền lực của mình

Hình thức dân chủ trực tiếp còn được thể hiện thông qua việc nhân dân là chủ thể cóquyền bãi nhiệm những đại biểu dân cử, nếu những đại biểu dân cử đó không còn xứng đángvới sự tín nhiệm của nhân dân Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy

định “Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân” 46 Quy địnhnày được cụ thể hóa trong điều 56, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm

2007 và điều 46 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 Đây làmột trong những hình thức nhân dân trực tiếp sử dụng quyền lực của mình Khi nhận thấynhững đại biểu dân cử không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của mình, thì chính nhân dân

sẽ là người có quyền thu hồi lại quyền lực đã giao cho những đại biểu dân cử đó

2.1.2 Các quy định thể hiện hình thức dân chủ đại diện

Một hình thức dân chủ nữa cũng thể hiện yếu tố tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân, đó là hình thức dân chủ đại diện thông qua tổ chức hoạt động và cơ chế giám sátcác chủ thể trong bộ máy nhà nước được nhân dân trực tiếp hay gián tiếp trao quyền Khi

được tín nhiệm giao đại diện sử dụng quyền lực nhà nước thì “Các cơ quan nhà nước, cán

bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền” 47

Quốc hội, Hội đồng nhân dân là những chủ thể được nhân dân trực tiếp bầu ra, là đạidiện của nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền

46 Hiến pháp 2013, điều 7, khoản 2.

47 Hiến pháp 2013, điều 8, khoản 2.

Trang 34

lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” 48 “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” 49

Thông qua hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, người dân sử dụng quyền lựccủa mình một cách gián tiếp Quốc hội được nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho nhândân, được giao cho quyền lực tối cao Chính vì thế, thông qua Hiến pháp, pháp luật cử tri ủyquyền cho Quốc hội thực hiện quyền lực tối cao của mình Trước hết, nhân dân giao choQuốc hội thay mình thực hiện các quyền tối quan trọng như quyền lập hiến, lập pháp, quyềnthay mình quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thay nhân dân giám sát hoạt

động của các cơ quan nhà nước “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” 50 Quốc hội có vị trí vô cùng quan trọng, là cơ quan đại diện nhân dân nắm giữ quyền

lực tối cao và giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước Nhưng suy cho cùng thì quyền lựccủa Quốc hội có nguồn gốc thật sự từ nhân dân Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhànước tại địa phương, thông qua hoạt động của Hội đồng nhân dân, người dân sử dụng quyền

làm chủ của mình, cụ thể: “Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân” 51

Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân gọi chung là đại biểu dân cử, là đại

diện của nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước”; 52 “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương;…” 53 Những đại biểu biểu dân cử là những người được nhân dân trực tiếp bầu ra, là

người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, cho nên “Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ

48 Hiến pháp 2013, điều 69, đoạn 1.

49 Hiến pháp 2013, điều 113, khoản 1.

50 Hiến pháp 2013, điều 69, đoạn 2.

51 Hiến pháp 2013, điều 113, khoản 2.

52 Hiến pháp 2013, điều 79, khoản 1.

53 Hiến pháp 2013, điều 115, khoản 1.

Trang 35

việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo” 54 Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dânthay mặt cử tri tham gia vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước, của địaphương Thông qua đại biểu Quốc hội, nhân dân thực hiện các quyền như: thảo luận, biểuquyết các vấn đề quan trọng của đất nước; chất vấn một số chủ thể trong bộ máy nhà nước;trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật; kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với

một số chức danh trong bộ máy nhà nước Về phía đại biểu Hội đồng nhân dân phải “liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri

về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm

vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước” 55

Để xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồngnhân dân phải chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội vàHội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, đồng thời phải bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

“Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” vừa là bản chất vừa là yếu tố mangtính mục tiêu trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Pháp luậtnước ta có đầy đủ những quy định hướng tới mục tiêu trên và ngày càng hoàn thiện hệ thốngpháp luật theo hướng quy định càng rõ ràng, đầy đủ để đảm bảo yếu tố cơ bản này

2.2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO YẾU TỐ VỀ TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Mục tiêu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta làhướng tới nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, xây dựng xã hội dân sự, công bằngdân chủ, văn minh Chính mục tiêu đó định hướng cho việc tổ chức quyền lực nhà nước,trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên

tắc thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Pháp luật hiện hành có các quy định

nhằm đảm bảo yếu tố quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất có sựphân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp

Quyền lực nhà nước là thống nhất thể hiện thông qua quy định “… tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp

54 Hiến pháp 2013, điều 79, khoản 2.

55 Hiến pháp 2013, điều 115, khoản 1.

Trang 36

nông dân và đội ngũ trí thức” 56 Để đảm bảo quyền lực nhà nước luôn thống nhất, pháp luậtcòn quy định Quốc hội ngoài chức năng lập pháp, còn quyết định các vấn đề trọng đại nhấtcủa đất nước; bầu, bãi nhiệm những người đứng đầu các cơ quan cao nhất của nhà nước;thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước Chính phủmặc dù là cơ quan hành chính cao nhất nhưng đồng thời là cơ quan chấp hành của Quốc hội.Quyền công bố luật thuộc Chủ tịch nước Viện kiểm sát được phân công thực hành quyềncông tố và kiểm sát hoạt động tư pháp Tòa án là cơ quan xét xử nhưng đối với các vụ án đặcbiệt quan trọng, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt để xét xử… Với việc

tổ chức bộ máy nhà nước như trên sẽ luôn bảo đảm sự thống nhất quyền lực vừa phát huyđược tính chủ động, sáng tạo của mỗi cơ quan nhà nước vừa chống được tình trạng tập trungquan liêu vừa tránh được tình trạng phân tán, cục bộ, phân quyền các cứ trong thực hiệnquyền lực nhà nước.57

2.2.1 Cơ chế phân công trong tổ chức quyền lực nhà nước

2.2.1.1 Thực hiện quyền lập Hiến, lập pháp

Đối với quyền lập hiến, lập pháp, Hiến pháp 2013 phân công Quốc hội là cơ quan thực

hiện quyền này “… Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, …”.58 Quyền lậphiến là quyền xây dựng, thông qua và sửa đổi hiến pháp Quyền lập pháp của Quốc hội ở đâyđược hiểu là quyền làm luật, sửa đổi luật và ban hành những văn bản luật áp dụng trong mọimặt đời sống xã hội Nói một cách chung nhất, quyền lập hiến, lập pháp ở đây là quyền làm

ra hiến pháp và luật

2.2.1.2 Thực hiện quyền hành pháp

Nhân dân thông qua hiến pháp phân công Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hànhpháp.59 Chính phủ là cơ quan tổ chức thi hành pháp luật; thống nhất quản lý về kinh tế, vănhóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đốingoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và thống nhất quản lý nền hànhchính quốc gia,… nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội

Quyền hành pháp của Chính phủ được thể hiện bằng hai quyền: Thứ nhất, quyền lập quy, đó là quyền ban hành ra các văn bản dưới luật để cụ thể hóa và hướng dẫn chi tiết các

văn bản luật do cơ quan lập pháp ban hành để đưa các quy định của luật đi vào áp dụng

trong mọi mặt đời sống xã hội Thứ hai, quyền hành chính, là quyền tổ chức quản lý tất cả

56 Hiến pháp 2013, điều 2, khoản 2.

57 Nguyễn Minh Đoan, Quyền lực nhà nước là thống nhất và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong

việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, Số 02, 2007, tr 28-29.

58 Hiến pháp 2013, điều 69.

59 Hiến pháp 2013, điều 94.

Trang 37

các mặt, các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước, bao gồm: quyền thực thi, áp dụng pháp luật và quyền tổ chức nhân sự trong các cơ quan hành chính.60

Chủ tịch nước người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước ta về đối nội và đối ngoại.Ngoài ra, Chủ tịch nước được phân công thực hiện việc công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.còn thực hiện một số công việc thuộc về chức năng hành pháp như: quyết định tặng thưởnghuân, huy chương, các giải thưởng nhà nước, các danh hiệu vinh dự; quyết định cho nhập,thôi, trở lại hay tước quốc tịch Việt Nam…

2.2.1.4 Thực hiện quyền tư pháp

Ở nước ta, pháp luật quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, đồng thời được giaonắm giữ quyền tư pháp.61 Hiến pháp còn quy định “Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa

án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân…” 62Quyền tư pháp là quyền đảm bảo pháp luật được thực thi, đồngthời xử lý các hành vi xâm phạm pháp luật của bất kỳ chủ thể nào

Viện kiểm sát nhân dân được phân công thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động

tư pháp.63

2.2.2 Cơ chế phối hợp trong tổ chức quyền lực nhà nước

2.2.2.1 Thực hiện quyền lập Hiến, lập pháp

Tuy thông qua hiến pháp nhân dân giao cho Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lậppháp nhưng các chủ thể khác trong bộ máy nhà nước vẫn được quy định chức năng phối hợpvới Quốc hội thực hiện quyền này

Về quyền lập hiến

Nhân dân thông qua hiến pháp giao cho Quốc hội quyền quyết định làm hiến pháp, sửađổi hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, đồngthời nhân dân quy định “quyền đề nghị làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp” thuộc về Chủ tịchnước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.64

Những quy định này cho thấy có sự phối hợp của các cơ quan khác trong việc thực hiệnquyền lập hiến

60 Huỳnh Duy, Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp- Thực tiễn

và kiến nghị, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2013, tr 8.

61 Hiến pháp 2013, điều 102, khoản 1.

62 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 1, đoạn 3.

63 Hiến pháp 2013, điểu 107, khoản 1.

64 Hiến pháp 2013, điều 122, khoản 1.

Trang 38

Về quyền lập pháp

Hiến pháp quy định Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, tức Quốc hội là chủ thể đạidiện nhân dân ban hành luật Trong cả quá trình xây dựng luật, không chỉ có sự tham gia củaQuốc hội mà các cơ quan mang chức năng hành pháp, tư pháp cũng có quyền tham gia vàoquá trình xây dựng pháp luật

Chính phủ- cơ quan hành pháp tham gia phối hợp thực hiện quyền lập pháp thông qua

các quy định sau:

- Chính phủ có quyền tham gia sáng kiến lập pháp bằng cách trình dự án luật trướcQuốc hội và dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.65

- Trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy

ban thường vụ Quốc hội Ở giai đoạn lập chương trình xây dựng luật và pháp lệnh, Chính

phủ có quyền lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộcphạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình Ủy ban thường vụ Quốc hội vàChính phủ cũng có quyền phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quankhác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.66 Ở giai đoạn soạn thảo, việc thành lập ban soạn thảo đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo

nghị quyết do Chính phủ trình thì Chính phủ giao cho một bộ hoặc cơ quan ngang bộ chủ trìsoạn thảo, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo sẽ thành lập Ban soạn thảo.67 đối với trườnghợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan, tổ chức khác trình thì cơ quan, tổchức đó có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo và chủ trì soạn thảo.68 Đối với dự án, dựthảo không do Chính phủ trình thì chậm nhất 40 ngày, trước ngày khai mạc phiên họp của

Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phảigửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ tham gia ý kiến.69 Trong quá trìnhsoạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phảilấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản 70

Chủ tịch nước tham gia phối hợp thực hiện quyền lập pháp thông qua các quy định sau:

- Chủ tịch nước có quyền tham gia sáng kiến lập pháp bằng cách trình dự án luật trướcQuốc hội và dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.71

65 Hiến pháp 2013, điều 84, khoản 1.

66 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 23, khoản 2.

67 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 30, khoản 2.

68 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 30, khoản 3.

69 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 34, khoản 2.

70 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 35, khoản 1.

71 Hiến pháp 2013, điều 84, khoản 1.

Trang 39

- Chủ tịch nước cũng tham gia vào quy trình lập pháp ở giai đoạn công bố luật Cụ thểChủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.72

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước tham

gia phối hợp thực hiện quyền lập pháp thông qua quy định các chủ thể này có quyền trình dự

án luật trước Quốc hội và dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.73

2.2.2.3 Thực hiện quyền hành pháp

Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp Nhưng không có nghĩa là chỉ Chínhphủ thực hiện quyền hành pháp, phải có sự phối hợp của các cơ quan khác thực hiện quyềnhành pháp Chảng hạn như sự phối hợp của Quốc hội, Chủ tich nước, Tòa án, Viện kiểmsát…

 Sự phối hợp của Quốc hội trong việc thực hiện quyền hành pháp

- Thứ nhất, thông qua mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong quyền quyết định

và hoạch định chính sách, “Theo đó, Quốc hội chỉ quyết định những chính sách dài hạn, mang tầm định hướng quốc gia; Chính phủ sẽ quyết định những chính sách ngắn hạn, mang tính chất điều hành, thể hiện sự phản ứng linh hoạt của Nhà nước với thực tiễn phát triển ở trong nước và quốc tế” 74

- Thứ hai, cơ chế phối hợp trong việc thực hiện quyền hành pháp còn được thể hiện thông qua quy định Quốc hội có quyền “Quy định tổ chức và hoạt động của… Chính phủ…” 75 Cụ thể, Quốc hội ban hành Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 để quy định về tổchức và hoạt động của Chính phủ

- Thứ ba, Quốc hội tham gia vào công tác tổ chức nhân sự của Tòa án, thông qua việc

Quốc hội là chủ thể bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn đề nghị bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác củaChính phủ.76

- Thứ tư, mối quan hệ phối hợp giữa Quốc hội và Chính phủ còn được thể hiện thông

qua quy định về việc Chính phủ là cơ quan trình để Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ

bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; Chính phủ còn trình để

72 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 57, khoản 1.

73 Hiến pháp 2013, điều 84, khoản 1.

74 Đinh Xuân Thảo, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp nước Cộng

hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, may-nha-nuoc-trong-hien-phap-nuoc-cong-hoa-xhcn-viet-nam/5172.html , [ngày truy cập 05-9-2014].

http://tapchiqptd.vn/vi/tuyen-truyen-ve-thuc-hien-hien-phap/nguyen-tac-to-chuc-bo-75 Hiến pháp 2013, điều 70, khoản 6.

76 Hiến pháp 2013, điều 70, khoản 7.

Trang 40

Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giớiđơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.77

 Sự phối hợp của Chủ tịch nước trong việc thực hiện quyền hành pháp

- Thứ nhất, đối với công tác tổ chức nhân sự trong cơ quan hành pháp Chủ tịch nước

đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghịquyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng

và thành viên khác của Chính phủ.78

- Thứ hai, đối với quản lý các mặt của đời sống xã hội của Chính phủ, Chủ tịch nước

tham gia phối hợp thực hiện quyền hành pháp thông qua việc có quyền: quyết định đặc xá;căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá; Quyết định tặng thưởnghuân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyếtđịnh cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân; giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và anninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc,

đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệmTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặccủa Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh;căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc độngviên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốchội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địaphương; Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của

Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặcmệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ;79

 Sự phối hợp của Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong việc thực hiệnquyền hành pháp

- Tòa án được phân công xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động,kinh tế, hành chính Thông qua hoạt động của mình Tòa án góp phần giáo dục công dântrung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc củacuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các quy phạm pháp luậtkhác;80

77 Hiến pháp 2013, điều 96, khoản 4.

78 Hiến pháp 2013, điều 88 khoản 2.

79 Hiến pháp 2013, điều 88.

80 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 1.

Ngày đăng: 01/10/2015, 23:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w