Các quy định thể hiện hình thức dân chủ trực tiếp

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 32 - 33)

3. Kết cấu của đề tài

2.1.1 Các quy định thể hiện hình thức dân chủ trực tiếp

Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp như nhân dân trực tiếp tham gia biểu quyết các vấn đề quan trọng của quốc gia khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý. Đây là một quyền hiến định của nhân dân “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.42, chế định trưng cầu dân ý được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 quy định Quốc hội có quyền “Quyết định việc trưng cầu ý dân”.43 Và quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ“Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội”.44

Ngoài chế định trưng cầu dân ý thì việc nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hình thức dân chủ trực tiếp còn được thể hiện trong chế định bầu cử. Hiến pháp 2013 quy định“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.45 Bầu cử là việc cử tri (nhân dân) trực tiếp bỏ phiếu bầu những người xứng đáng để đại diện cho nhân dân, để nhân dân giao quyền lực của mình. Những đại biểu dân cử này

39 Hiến pháp 2013, điều 6.

40 Hiến pháp 2013, điều 29.

41 Hiến pháp 2013, điều 6.

42Hiến pháp 2013, điều 29.

43 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), điều 14, khoản 2.

44 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001(sửa đổi, bổ sung năm 2007), điều 7, khoản 11.

Trang 26

sẽ tham gia vào bộ máy nhà nước, quản lý xã hội. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Tất cả công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ điều kiện theo quy đinh của pháp luật có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Khi tham gia bầu cử, cử tri trực tiếp sử dụng quyền lực của mình thông qua việc cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu thay, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Đồng thời nhân dân có quyền trực tiếp tham gia vào việc điều hành công việc của quốc gia khi người dân trở thành đại biểu dân cử, sau khi họ ứng cử và được bầu.

Ngoài ra, nhân dân có quyền biểu tình cũng là quy định thể hiện nhân dân trực tiếp sử dụng quyền lực của mình.

Hình thức dân chủ trực tiếp còn được thể hiện thông qua việc nhân dân là chủ thể có quyền bãi nhiệm những đại biểu dân cử, nếu những đại biểu dân cử đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân”.46 Quy định này được cụ thể hóa trong điều 56, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2007 và điều 46 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Đây là một trong những hình thức nhân dân trực tiếp sử dụng quyền lực của mình. Khi nhận thấy những đại biểu dân cử không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của mình, thì chính nhân dân sẽ là người có quyền thu hồi lại quyền lực đã giao cho những đại biểu dân cử đó.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)