Các quy định thể hiện hình thức dân chủ đại diện

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 33 - 35)

3. Kết cấu của đề tài

2.1.2 Các quy định thể hiện hình thức dân chủ đại diện

Một hình thức dân chủ nữa cũng thể hiện yếu tố tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đó là hình thức dân chủ đại diện thông qua tổ chức hoạt động và cơ chế giám sát các chủ thể trong bộ máy nhà nước được nhân dân trực tiếp hay gián tiếp trao quyền. Khi được tín nhiệm giao đại diện sử dụng quyền lực nhà nước thì “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.47

Quốc hội, Hội đồng nhân dân là những chủ thể được nhân dân trực tiếp bầu ra, là đại diện của nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền

46 Hiến pháp 2013, điều 7, khoản 2.

Trang 27

lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. 49

Thông qua hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, người dân sử dụng quyền lực của mình một cách gián tiếp. Quốc hội được nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho nhân dân, được giao cho quyền lực tối cao. Chính vì thế, thông qua Hiến pháp, pháp luật cử tri ủy quyền cho Quốc hội thực hiện quyền lực tối cao của mình. Trước hết, nhân dân giao cho Quốc hội thay mình thực hiện các quyền tối quan trọng như quyền lập hiến, lập pháp, quyền thay mình quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thay nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”50.Quốc hội có vị trí vô cùng quan trọng, là cơ quan đại diện nhân dân nắm giữ quyền lực tối cao và giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước. Nhưng suy cho cùng thì quyền lực của Quốc hội có nguồn gốc thật sự từ nhân dân. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, thông qua hoạt động của Hội đồng nhân dân, người dân sử dụng quyền làm chủ của mình, cụ thể:“Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”.51

Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân gọi chung là đại biểu dân cử, là đại diện của nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước. “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước”;52 “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương;…”53 Những đại biểu biểu dân cử là những người được nhân dân trực tiếp bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, cho nên “Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ

48 Hiến pháp 2013, điều 69, đoạn 1.

49 Hiến pháp 2013, điều 113, khoản 1.

50 Hiến pháp 2013, điều 69, đoạn 2.

51 Hiến pháp 2013, điều 113, khoản 2.

52 Hiến pháp 2013, điều 79, khoản 1.

Trang 28

việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo”. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thay mặt cử tri tham gia vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước, của địa phương. Thông qua đại biểu Quốc hội, nhân dân thực hiện các quyền như: thảo luận, biểu quyết các vấn đề quan trọng của đất nước; chất vấn một số chủ thể trong bộ máy nhà nước; trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật; kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh trong bộ máy nhà nước. Về phía đại biểu Hội đồng nhân dân phải “liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước”.55

Để xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân phải chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, đồng thời phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân .

“Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” vừa là bản chất vừa là yếu tố mang tính mục tiêu trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Pháp luật nước ta có đầy đủ những quy định hướng tới mục tiêu trên và ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng quy định càng rõ ràng, đầy đủ để đảm bảo yếu tố cơ bản này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)