Hoàn thiện các quy định về công tác thực thi, phổ biến và giáo dục

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 74 - 83)

3. Kết cấu của đề tài

3.3.2.2 Hoàn thiện các quy định về công tác thực thi, phổ biến và giáo dục

Theo dõi và đánh giá thực hiện luật: Mỗi văn bản pháp luật khi được ban hành đều đã có mục tiêu ban hành nên phải xác định rõ cơ chế giám sát việc thực hiện mục tiêu. Ngoài giám sát của Quốc hội, cần một cơ quan độc lập với cơ quan thực hiện luật thực hiện theo dõi, tổng kết, đánh giá hiệu quả tác động xã hội của văn bản.

Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm công vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của các tổ chức đoàn thể xã hội để các chủ thể pháp luật nắm được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Phát huy khả năng tập hợp, vận động nhân dân chấp hành pháp luật của Ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn của các tổ chức đoàn thể nhân dân, lồng ghép với sinh hoạt cộng đồng, với các cuộc vận động do Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp phát động, gắn công tác pháp luật với việc phát triển kinh tế, thực hiện các phong trào thi đua, bảo đảm công bằng xã hội.

3.4 HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNHPHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ QUYỀN CON NGƯỜI ĐƯỢC TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ QUYỀN CON NGƯỜI ĐƯỢC TÔN TRỌNG

3.4.1 Hạn chế

Trong nhà nước pháp quyền yếu tố quyền con người luôn được tôn trọng. Thông qua hệ thống các quy định của pháp luật của nước ta, quyền con người luôn được đảm bảo. Tuy nhiên các quy định của pháp luật về quyền con người hay việc đảm bảo quyền con người trong mọi hoạt động của các chủ thể trong xã hội cũng không tránh khỏi một số hạn chế.

Thứ nhất, một số quy định về quyền con người hay việc đảm bảo quyền con người của hệ thống pháp luật nước ta còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực tế. Một số quy định về quyền con người chỉ là quy định nằm trên giấy, vì rất khó có cơ chế để thực hiện.Và việc đảm bảo thực hiện các quy định này chưa được pháp luật ghi nhận.

Thứ hai, vấn đề giới hạn quyền con người tuy đã có những điểm tiến bộ đáng chú ý nhưng vẫn còn thể hiện lối tư duy cũ là nhà nước đứng trên nhân dân, ban phát và kiểm soát quyền của nhân dân. Quyền con người bị hạn chế bởi các quy định pháp luật thể hiện trong các văn bản luật hay thể hiện ngay cả trong văn bản dưới luật do các cơ quan nhà nước ban hành. Điều này cho thấy các quyền hiến định của con người lại bị hạn chế bởi các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn hiến pháp. Tình trạng này có vẻ bất hợp lý. Chính vì hiến pháp giao cho các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyền hạn chế các quyền hiến định của con người thông qua việc ban hành các văn bản quy định các trường hợp cụ thể mà trong các quy định về quyền con người của hiến pháp giới hạn bằng các cụm từ “theo quy định của pháp luật” hay từ “luật định”.

Trang 68

Thứ ba, pháp luật vẫn chưa xem các quyền như: quyền tự do tư tưởng, quyền thành lập gia nhập công đoàn, quyền đình công,… là quyền hiến định. Vì Hiến pháp 2013 không nhắc tới các quyền này. Các quyền về học tập, quyền được chăm sóc sức khỏe, các quyền về hôn nhân gia đình… nhìn chung lại chưa có quy định pháp luật đảm bảo thực hiện.

Thứ tư,trong hệ thống pháp luật nước ta còn khá nhiều quy định trực tiếp hay gián tiếp xâm phạm đến quyền hiến định của con người.

3.4.2 Kiến nghị

Để khắc phục các hạn chế nêu nêu, nên nhanh chóng luật hóa các quyền hiến định của con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Một số kiến nghị đảm bảo quyền con người:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền con người, quyền công dân. Trước tiên, cần tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm các quyền con người về dân sự, chính trị; các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như quyền trẻ em, quyền phụ nữ; quyền của công dân cao tuổi… Để làm được điều đó, cần có sự nghiên cứu và tổng kết toàn diện và sâu sắc hệ thống pháp luật hiện hành, có sự phân tích, so sánh đối chiếu với các quy định quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Tiến tới mỗi quyền trong Hiến pháp cần được quy định trong một đạo luật cụ thể, chẳng hạn như quyền được thông tin (cần có Luật về thông tin); quyền tự do lập hội, hội họp (cần phải sửa đổi luật hiện hành); các quyền tham gia công việc nhà nước như quy định về trưng cầu dân ý (cần có Luật trưng cầu dân ý); các quy định về dân chủ ở cơ sở (cần nâng cấp Quy chế dân chủ ở cơ sở lên thành Luật về dân chủ ở cơ sở…). Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng cần gấp rút được nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; trên cơ sở đó chế định quyền sở hữu cá nhân cần phải được quy định cụ thể hơn. Vì đây là quyền giữ vị trí chi phối các quyền khác. Không chỉ bảo vệ quyền lợi của người dân nói chung mà xuất phát từ đặc thù về thể chất, tâm lý, quyền lợi của trẻ em, phụ nữ, công dân cao tuổi cũng như những người bị khuyết tật… phải được coi là đối tượng ưu tiên trong việc bảo vệ, yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của nhóm đối tượng này là: không được có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào trong các quy định của pháp luật; quyền lợi của họ phải được bảo đảm trên thực tế.

Thứ hai, xây dựng chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát bảo đảm nhân dân tham gia thực sự công việc nhà nước. Trước mắt và trong thời gian tới đối với cán bộ, công chức nhà nước trong mối quan hệ với nhân dân (quan hệ cá nhân và Nhà nước) đòi hỏi xây dựng chế độ trách nhiệm bảo đảm mỗi cán

Trang 69

bộ, công chức nhà nước có thể phát huy hết năng lực cá nhân; đồng thời, xác định cụ thể trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình thực thi công vụ, giảm thiểu nguy cơ có thể xâm phạm quyền của công dân.

Thứ ba, tăng cường bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, đó là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và cả quá trình giam giữ, cải tạo phạm nhân, bảo đảm rằng mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, và suốt quá trình tiến hành tố tụng không được làm oan người vô tội. Người phạm tội phải bị đưa ra xét xử, chịu hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội. Những mục đích của hình phạt lại không phải chỉ là trừng trị mà giáo dục, cải tạo, răn đe và phòng ngừa tội phạm là mục đích ưu tiên hàng đầu. Đây là yêu cầu rất cơ bản để bảo đảm quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

3.5 HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNHPHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ ĐẢM BẢO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ ĐẢM BẢO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

3.5.1 Hạn chế

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị lãnh đạo nhà nước và xã hội, song Đảng không phải là cơ quan quyền lực nhà nước. Đảng không đứng trên cùng một mặt bằng quyền lực nhà nước với các cơ quan nhà nước, mà đứng ở tầm cao của Đảng lãnh đạo, và lãnh đạo cả nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền là không thể thiếu, vai trò này đã được hệ thống pháp luật ghi nhận trong đạo luật cao nhất đó là hiến pháp. Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận nguyên tắc trên. Hiến pháp quy định, Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Nhưng trong hệ thống pháp luật nước ta thiếu trầm trọng các quy định về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đối với xã hội. Nhưng cũng chính hiến pháp lại có quy định các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Vậy hoạt động như thế nào để đảm bảo quy định của hiến pháp, pháp luật là một vấn đề cần bàn vì chưa có văn bản luật hay dưới luật nào quy định về khuôn khổ lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, cũng như thiếu các quy định pháp về tổ chức và hoạt động của Đảng và Đảng viên.

3.5.2 Kiến nghị

Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, nước ta cần xây dựng luật về tổ chức và hoạt động của Đảng để quy định “các tổ chức của

Trang 70

Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật” thực sự đi vào cuộc sống.

3.6 HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNHPHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ ĐƯỢC ĐẢM BẢO PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ ĐƯỢC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN

3.6.1 Hạn chế

Cam kết quốc tế được đảm bảo thực hiện là một yếu tố cơ bản cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong quy định pháp luật ở nước ta, còn thiếu các quy định cụ thể, rõ ràng về giá trị pháp lý của các cam kết quốc tế mà nhà nước ta đã tham gia ký kết. Giá trị pháp lý của điều ước quốc tế chưa được ghi nhận chính thức trong Hiến pháp hay một văn bản luật nào. Nó chỉ được quy định rãi rác trong các văn bản quy phạm pháp luật một cách chung chung. Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật đều thống nhất là áp dụng điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên khi quy định của điều ước quốc tế và nội luật có sự khác biệt. Nhưng đây chưa phải là quy định xác định vị trí chính thức của điều ước quốc tế được ghi nhận trong hệ thống pháp luật nước ta.

Trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, ghi nhận một trong những nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là “không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”,154 nhưng không quy định gì về nhu cầu phải nội luật hóa các cam kết quốc tế mà nhà nước ta là thành viên. Đây là một thiếu sót dẫn đến tình trạng chậm đưa các quy định của pháp luật quốc tế mà ta đã cam kết thực hiện vào hệ thống pháp luật quốc gia, từ đó gây lúng túng trong việc áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ có liên quan đến sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.

Do điều ước quốc tế chưa được xác định rõ vị trí pháp lý bằng quy định pháp luật quốc gia, cho nên các Tòa án ở nước ta chưa thể viện dẫn các quy định của điều ước quốc tế vào các bản án hay quyết định, hiện nay chỉ sử dụng pháp luật quốc gia để viện dẫn tuy điều ước quốc tế có quy định vấn đề liên quan.

3.6.2 Kiến nghị

Sớm có các quy định chính thức, rõ ràng về việc xác định vị trí pháp lý của điều ước quốc tế trong văn bản quy phạm pháp luật.

Quy định rõ quy trình nội luật hóa điều ước quốc tế mà nhà nước đã gia nhập, để đảm bảo nguyên tắc các cam kết quốc tế được đảm bảo thực hiện.

Trang 71

Phải hoàn thiện cơ chế quản lý việc thực hiện điều ước, quản lý nguồn tài chính, kể cả những đóng góp, tài trợ quốc tế cho việc thực hiện điều ước quốc tế cũng phải được vạch ra một cách cụ thể.

Phải xây dựng quy định pháp luật xác định cơ quan có trách nhiệm thực hiện điều ước quốc tế.

Trang 72

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu nội dung đề tài, người viết rút ra một số kết luận cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước thể hiện một cách đầy đủ nhất về một nền dân chủ thực thụ. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước tiến bộ, đem lại cho nhân dân quyền làm chủ, trong xã hội đó pháp luật là thượng tôn, quyền con người luôn được coi trọng. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hình thành ở nước ta rất sớm, và phát triển đến ngày nay.

Thứ hai, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta được cấu thành từ những yếu tố: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Pháp luật là thượng tôn; Quyền con người được tôn trọng; Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và các cam kết quốc tế được nhà nước đảm bảo thực hiện.

Thứ ba, các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được nhà nước ta đảm bảo bằng các quy định pháp luật hiện hành. Điểm tiến bộ của hệ thống pháp luật nước ta là có khá nhiều các quy định đảm bảo các yếu tố trên, nhưng vẫn chưa thật sự đầy đủ và bản thân các quy định đó còn bộc lộ sự hạn chế nhất định.

Cuối cùng, việc bổ sung đầy đủ và khắc phục những hạn chế của hệ thống các quy định pháp luật về việc đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một điều kiện cơ bản để nước ta xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đúng như định hướng chính trị mà Đảng và Nhà nước ta đề ra./.

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

Hiến pháp 2013

Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) Luật tổ chức Chính phủ năm 2001

Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007) Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, (sửa đổi, bổ sung năm 2011) Bộ luật dân sự năm 2005

Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 Luật cán bộ, công chức năm 2008

Luật lý lịch tư pháp 2009 Luật thanh tra năm 2010

Luật thi hành án hình sự năm 2010 Luật tố tụng hành chính năm 2010 Luật viên chức năm 2010

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính

trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý và phát triển nhà ở và công sở

Danh mục sách, báo, tạp chí

Đào Trí Úc,Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007

Đinh Xuân Thảo, Tạp chí Quốc phòng toàn dân,Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,http://tapchiqptd.vn/vi/tuyen-

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)