3. Kết cấu của đề tài
2.3.2 Mọi chủ thể, mọi hoạt động phải tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp, pháp
bình đẳng trước pháp luật
Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì mọi chủ thể tham gia vào mối quan hệ xã hội như các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải tuyệt đối tuân thủ hiến pháp, pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Ở nước ta, đặc điểm này được đảm bảo bằng các quy định pháp luật nằm rãi rác trong các văn bản luật.
Đối với chủ thể là tổ chức như:
- Các tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.103
- Hiến pháp quy định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động”.104
- Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.105
Còn đối với chủ thể là cá nhân, Hiến pháp 2013 quy định: công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; 106 đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam cũng phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam;107 Đối với cán bộ, công chức, một trong các nguyên tắc thực thi công vụ của đội ngũ công bộc của dân là“Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”;108
Với viên chức, một trong các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức là
“Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp”109. Đối với Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.110 Đối với Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, trong hoạt động tố tụng hình sự, hành chính hay dân sự đều tuân theo nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Những quy định nêu trên cho thấy mọi hoạt động của mọi chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ xã hội đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Hiến pháp năm 2013, Luật tố tụng Hành chính năm 2010, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011, đều có có quy định: mọi
103 Hiến pháp 2013, điều 4, khoản 3.
104 Hiến pháp 2013, điều 9, khoản 3.
105 Hiến pháp 2013, điều 51, khoản 2.
106 Hiến pháp 2013, điều 46.
107 Hiến pháp 2013, điều 48.
108 Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 3, khoản 1.
109 Luật viên chức năm 2010, điều 5, khoản 1.
Trang 42
công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và vấn đề khác.
Thượng tôn pháp luật còn được thể hiện thông qua việc mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội phải hoạt động tuân theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Trong lĩnh vực dân sự có quy định, việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự phải tuân theo quy định của pháp luật về dân sự;111 Đối với hoạt động quản lý đất đai Hiến pháp năm 2013 quy định “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”;112 Trong hoạt động tố tụng hình sự và thi hành án hình sự, mọi hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng;113 Việc bắt và giam giữ người phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;114 Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định, nguyên tắc đầu tiên của hoạt động thi hành án hình sự là phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, đảm bảo lợi ích Nhà nước;115 Trong hoạt động tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự quy định, mọi hoạt động tố tụng dân sự của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;116 Trong hoạt động tố tụng hành chính, mọi hoạt động tố tụng hành chính của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.117
Thượng tôn pháp luật còn có nghĩa là mọi người dù là ai, mọi hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, nếu vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, không tồn tại vùng cấm trong việc xử lý. Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được phát hiện kiện thời và xử lý nghiêm minh, dù chủ thể vi phạm là bất kỳ ai đều bị pháp luật xử lý đích đáng. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”;118 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng quy định một trong những nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải khắc phục theo đúng quy định
111 Bộ luật dân sự năm 2005, điều 11.
112 Hiến pháp 2013, điều 54, khoản 1.
113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 3.
114 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 6, đoạn 2.
115 Luật thi hành án hình sự năm 2010, điều 4, khoản 1.
116 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011), điều 3.
117 Luật tố tụng hành chính năm 2010, điều 4.
Trang 43
của pháp luật”. Đồng thời khi phát hiện vi phạm, việc làm trái luật của bất kỳ ai, mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo. Hiến pháp năm 2013 có quy định, “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.120 Cụ thể, Bộ luật tố tụng hình sự quy định, “Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội..”;121 Bộ luật tố tụng dân sự quy định, “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật của người tiến hành tố tụng dân sự hoặc của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trong hoạt động tố tụng dân sự”;122 Luật tố tụng hành chính cũng có quy định, “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính hoặc của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trong hoạt động tố tụng hành chính”.123