Quyền con người được tôn trọng

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 27)

3. Kết cấu của đề tài

1.2.4 Quyền con người được tôn trọng

Con người là giá trị cao nhất mà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn hướng tới. Từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đưa ra những quan niệm sơ khai về nhà nước và pháp luật cũng thể hiện khát khao mang lại quyền tự do, hạnh phúc cho con người. Đến những cuộc cách mạng diễn ra trong lịch sử, cũng mang một lý tưởng cao đẹp là giải phóng con người, mang lại tự do và hạnh phúc cho con người.

“Con người là thước đo của mọi giá trị, mọi chân lý, là cơ sở để đánh giá một nhà nước, một nền pháp chế. Xã hội công dân và nhà nước pháp quyền bắt đầu từ công dân”.33

Công dân nói riêng hay con người nói chung là mục đích tồn tại của nhà nước và pháp luật,

33 Trần Hậu Thành,Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr. 113.

Trang 21

còn nhà nước và pháp luật là công cụ để con người thực hiện mục đích của mình. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì con người với nhà nước- pháp luật có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Con người tạo ra nhà nước và pháp luật, nhà nước thông qua pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ con người với mục đích chung là phục vụ cho lợi ích của con người. Nhà nước thông qua pháp luật đòi hỏi con người phải có trách nhiệm với nhà nước, con người cũng thông qua pháp luật buộc nhà nước phải tôn trọng và có trách nhiệm với quyền và lợi ích của mình. Một nhà nước để được xem là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì nhà nước đó phải đảm bảo và phát huy tối đa quyền con người nói chung và quyền công dân nói riêng, vì đó chính là giá trị cao nhất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Chức năng và mục đích của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đem lại tự do hạnh phúc cho con người, nên nhà nước không chỉ tuyên bố hệ thống các quyền tự do cho công dân mà còn phải tạo ra một môi trường đồng bộ, đảm bảo hệ thống các quyền đó được nghiêm chỉnh thực hiện và ngăn ngừa loại bỏ mọi sự xâm hại đến các quyền tự do đó. Đồng thời không ngừng mở rộng, làm phong phú thêm các quyền tự do của công dân phù hợp với môi trường xã hội luôn vận động.

Từ những phân tích trên, cho thấy yếu tố “quyền con người được tôn trọng” là một yếu tố cơ bản cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

1.2.5 Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự đảm bảo chính trị vững chắc cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều kiện hệ trọng bậc nhất và là quan điểm cơ bản nhất trong hệ thống các quan điểm cơ bản nhất trong hệ thống các quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền.34 Ở nước ta, sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nhà nước nói chung, với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân vì dân nói riêng là một yếu tố mang tính tất yếu và tính lịch sử.

Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng vừa là một bộ phận hợp thành vừa là tổ chức lãnh đạo hệ thống chính trị. Trong lịch sử nước ta, Đảng ta là một Đảng cách mạng gắn bó màu thịt với nhân dân trong quá trình đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đảng ở trong lòng dân, từ nhân dân mà ra và hoạt động không mục đích nào khác ngoài việc phục vụ lợi ích của nhân dân. Từ trước tới nay, Đảng hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình là nhờ sự ủng hộ của nhân dân, đi đúng đường lối

Trang 22

phục vụ nhân dân. Nhà nước ta và nhân dân ta có được những thành tựu như ngày nay là do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.35

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền nhà nước là vấn đề có tính quy luật, xét cả từ phương diện xã hội- chính trị và phương diện xã hội- dân sự, đồng thời là vấn đề thực tiễn. Về phương diện xã hội- chính trị, theo V.I Lênin, giai cấp vô sản chỉ có thể thành công trong cách mạng vô sản, trong xây dựng nhà nước kiểu mới của mình khi biết giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Giành chính quyền là là vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng chỉ là bước đầu tiên. Điều quan trọng hơn và có ý nghĩa quyết định thắng lợi cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa là xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để có những thành công trong cách mạng vô sản, đòi hỏi chính quyền nhà nước luôn giữ vững định hướng chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Đảng đề ra những đường lối đúng đắn để xây dựng thành công mục tiêu của Đảng, nhà nước và toàn thể nhân dân. Về phương diện xã hội dân sự,việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền nhà nước và các định chế xã hội cũng là vấn đề có tính quy luật nhằm định hướng cho nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa giải quyết càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của đòi sống xã hội dân sự, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Về phương diện thực tiễn, công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta hiện nay đang đặt ra vấn đề nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.36

1.2.6 Các cam kết quốc tế được nhà nước đảm bảo thực hiện

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, có rất nhiều vấn đề nổi lên đòi hỏi phải có sự chung tay giải quyết của toàn nhân loại. Thế giới luôn vận động và pháp triển theo hướng đa cực hóa. Cho nên để thích ứng với tình hình trên các quốc gia trên thế giới đều phải mở rộng quan hệ hợp tác với thế giới bên ngoài để tồn tại và theo kịp sự phát triển nhanh chóng của toàn thế giới. Để có thể đứng vững trong mối quan hệ quốc tế ngày nay, tất cả các quốc gia phải thực hiện tận tâm các cam kết quốc tế để tạo thế và lực cho quốc gia mình được vươn xa và phát triển bền vững.

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng vậy, để thực hiện được mục tiêu của mình thì bản thân nhà nước không chỉ chú ý đến những nguồn lực nội tại, không chỉ đảm

35 Đào Trí Úc,Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr. 311.

36 Lê Văn Quang,Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các định chế xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 229-237.

Trang 23

đảo xây dựng các yếu tố bên trong cấu thành nên nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà phải quan tâm đến yếu tố củng cố và mở rộng mối quan hệ quốc tế không những với những nước láng giềng hay các quốc gia có mối quan hệ truyền thống mà còn phải mở rộng quan hệ với hầu hết các quốc gia. Để tạo dựng mối quan hệ như thế, đòi hỏi nhà nước phải đảm bảo thực hiện và hết sức tôn trọng những cam kết quốc tế mà mình đã tham gia, tạo nên sự hòa nhập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

Để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì mỗi nhà nước phải hết sức chú ý đến yếu tố “các cam kết quốc tế được nước đảm bảo thực hiện”. Đảm bảo được yếu tố này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước có thể hoàn thành tốt các điều kiện hướng tới xây dụng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trang 24

CHƯƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH NHẰM ĐẢM BẢO CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP

QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

“Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn phấn đấu thực hiện, khát vọng đó được ghi nhận ngay trong Hiến pháp năm 1992. Điều 2, Hiến pháp 1992 quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…”. Và gần đây nhất, khát vọng đó được khẳng định một lần nữa trong bản Hiến Pháp 2013 , bản Hiến pháp được đánh giá rất cao của nhân dân cả nước cũng như cộng đồng Quốc tế. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”.37 Trong chương này người viết sẽ nêu những quy định của hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo các yếu tố cấu thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Những quy định này ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong những văn bản luật và dưới luật. Trong phần này, do thời gian và khả năng của người viết có hạn, nên người viết chỉ trình bày các quy định trong Hiến pháp và các văn bản luật.

2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO YẾU TỐ TẤT CẢQUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ NHÂN DÂN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ NHÂN DÂN

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần đảm bảo tất cả các yếu tố cấu thành nên nó. Trong đó một yếu tố cốt lõi chính là phải đảm bảo “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Đây chính là yếu tố mang tính bản chất và cũng là yếu tố mang tính mục tiêu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Yếu tố “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” trở thành một nguyên tắc hiến định, việc tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta phải đáp ứng điều kiện “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.38

Chủ quyền nhân dân được hiểu là trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, khi xây dựng nhà nước, nhân dân trở thành chủ thể duy nhất nắm giữ quyền lực nhà nước, để quản lý xã hội. Chính nhân dân xây dựng nhà nước thông qua việc xây dựng hiến pháp, điều này được thể hiện ngay trong lời nói đầu của Hiến pháp 2013 “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi 37Hiến pháp 2013, điều 2, khoản 1.

Trang 25

hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.Trong Hiến pháp nhân dân quy định việc quyền lực của họ sẽ được ủy quyền cho chủ thể nào theo phương thức nào, cũng trong hiến pháp nhân dân quy định cách thức hình thành và sử dụng quyền lực của các chủ thể được nhân dân trao quyền. Điều đó có nghĩa là nhân dân đang sử dụng quyền lực của họ bằng cách tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời nhân dân giám sát tất cả các hoạt động của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. Hiến pháp 2013 ghi nhận nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” được thể hiện qua hai hình thức dân chủ “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện…”.39Dân chủ trực tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau như: nhân dân tham gia biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân “Công dân đủ

mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”;40bầu cử; biểu tình hay bãi nhiệm đại biểu dân cử… Và “…Dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.41Đây là bước tiến của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992, trong bản Hiến pháp mới đã bổ sung đầy đủ các hình thức Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước, bao gồm dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

2.1.1 Các quy định thể hiện hình thức dân chủ trực tiếp

Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp như nhân dân trực tiếp tham gia biểu quyết các vấn đề quan trọng của quốc gia khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý. Đây là một quyền hiến định của nhân dân “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.42, chế định trưng cầu dân ý được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 quy định Quốc hội có quyền “Quyết định việc trưng cầu ý dân”.43 Và quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ“Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội”.44

Ngoài chế định trưng cầu dân ý thì việc nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hình thức dân chủ trực tiếp còn được thể hiện trong chế định bầu cử. Hiến pháp 2013 quy định“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.45 Bầu cử là việc cử tri (nhân dân) trực tiếp bỏ phiếu bầu những người xứng đáng để đại diện cho nhân dân, để nhân dân giao quyền lực của mình. Những đại biểu dân cử này

39 Hiến pháp 2013, điều 6.

40 Hiến pháp 2013, điều 29.

41 Hiến pháp 2013, điều 6.

42Hiến pháp 2013, điều 29.

43 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), điều 14, khoản 2.

44 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001(sửa đổi, bổ sung năm 2007), điều 7, khoản 11.

Trang 26

sẽ tham gia vào bộ máy nhà nước, quản lý xã hội. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Tất cả công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ điều kiện theo quy đinh của pháp luật có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Khi tham gia bầu cử, cử tri trực tiếp sử dụng quyền lực của mình thông qua việc cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu thay, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Đồng thời nhân dân có quyền trực tiếp tham gia vào việc điều hành công việc của quốc gia khi người dân trở thành đại biểu dân cử, sau khi họ ứng cử và được bầu.

Ngoài ra, nhân dân có quyền biểu tình cũng là quy định thể hiện nhân dân trực tiếp sử dụng quyền lực của mình.

Hình thức dân chủ trực tiếp còn được thể hiện thông qua việc nhân dân là chủ thể có quyền bãi nhiệm những đại biểu dân cử, nếu những đại biểu dân cử đó không còn xứng đáng

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)